Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

nghiên cứu các sản phẩm – dịch vụ của Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Danko (Báo cáo thực tập tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.38 KB, 27 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, có tiềm năng lớn ở Việt Nam, bởi thế du
lịch còn được gọi là “con gà đẻ trứng vàng”, hay “ngành xuất khẩu tại chỗ”. Trong thực
tế đã cho thấy, ngành du lịch Việt Nam đang ngày càng khẳng định vững chắc vị trí quan
trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân, và là phương thức hiệu quả để phân phối lại
thu nhập giữa các quốc gia và đIều chỉnh cán cân thương mại quốc tế. Để có được vai trò
này là nhờ sự đóng góp không nhỏ của hàng trăm , hàng ngàn các doanh nghiệp trong
lĩnh vực du lịch trên khắp cả nước. Một trong những loại hình doanh nghiệp không thể
thiếu trong sự phát triển của ngành du lịch , đó là công ty lữ hành. Tuy nhiên, trên thực tế
và lý thuyết tại các doanh nghiệp lữ hành này vẫn còn những bất cập về sản phẩm dịch vụ
du lịch.
Tận dụng cơ hội thực tập trong môn học này, tôi dù là sinh viên chuyên ngành
khách sạn nhưng cũng tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực lữ hành. Bởi vậy, tôi đã chọn Công ty
Cổ phần Đầu tư và Du lịch Danko là đơn vị thực tập với vị trí thực tập là nhân viên điều
hành tour. Nằm trong hệ thống các công ty lữ hành , gần 3 năm qua Công ty Cổ phần Đầu
tư và Du lịch Danko đã không ngừng phát triển khẳng định mình trên thị trường du lịch
trong nước và quốc tế .Với những chương trình du lịch độc đáo phong phú cả về chất
lượng lẫn loại hình du lịch, công ty đã để lại nhiều ấn tượng tốt với khách du lịch, số
lượng khách tới công ty ngày càng cao.
Vì vậy, dựa trên cơ sở những kiến thức đã được học tại trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, tôi có được những nhìn nhận, phân tích tìm hiểu về các sản phẩm
dịch vụ du lịch của công ty thực tập để nhận xét, đánh giá về sự khác biệt giữa lý thuyết
và thực tiễn áp dụng tại các tổ chức, doanh nghiệp trên cơ sở nền tảng lý luận và điều
kiện thực tế.
Thời gian thực tập của tôi kéo dài hơn 2 tháng từ ngày 06/03/2017 đến 09/05/2017
ở vị trí nhân viên điều hành, thuộc bộ phận điều hành, tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Du
lịch Danko tôi đã thu thập tìm hiểu và học hỏi được nhiều điều. Từ đó, tôi lựa chọn đề tài
nghiên cứu là “nghiên cứu các sản phẩm – dịch vụ của Công ty Cổ phần Đầu tư và Du
lịch Danko”.
Bố cục của đề tài này gồm có 3 chương:
+ Chương 1: Giới thiệu về Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Danko và bộ phận


điều hành.
1


+ Chương 2: Thực trạng các sản phẩm – dịch vụ du lịch của Danko Travel.
+ Chương 3: Nhận định, bài học kinh nghiệm và đề xuất.

2


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & DU LỊCH
DANKO VÀ BỘ PHẬN ĐIỀU HÀNH.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Được thành lập vào ngày 04/09/ 2015, Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Danko
(Danko Travel) hoạt động trong các lĩnh vực Đầu tư, Du lịch nước ngoài, Du lịch nội địa,
Du lịch MICE (Meeting, Incentive, Conference and Event), Dịch vụ BTS (Business
Travel Service), Tổ chức Teambuilding, Dịch vụ đặt vé máy bay quốc tế & quốc nội.
Hướng dẫn Visa, đưa đón khách sân bay, Dịch vụ cho thuê xe. Từ khi thành lập cho đến
nay công ty đã trải qua nhiều biến động kinh tế trong nước cũng như sự ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực. Đến nay, công ty là một trong những đơn vị
hoạt động có uy tín về hoạt động kinh doanh lữ hành trong nước và quốc tế. Ngoài ra
công ty còn cung cấp các dịch vụ thương mại khác như: Tổ chức hội nghị, hội thảo, sự
kiện; Dịch vụ cấp Visa, hộ chiếu; Dịch vụ đặt phòng khách sạn; Dịch vụ vé máy bay, tàu
hoả, tàu cao tốc; Dịch vụ cho thuê xe từ 4 chỗ đến 45 chỗ…
Tên doanh nghiệp : Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch DanKo.
Tên công ty viết tắt bằng tiếng nước ngoài: DANKO TRAVEL & INVESTMENT
JOINT STOCK COMPANY
Tên gọi tắt: Danko Travel.

Logo:

Mã số doanh nghiệp: 0106990445
Người đại diện: ông Nguyễn Tiến Thiều.
Vốn điều lệ: 98.000.000.000 đồng
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đ

3


Trụ sở chính: số 22 lô A, tổ 54, Phố Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu
Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại : 04 7305 3767
Fax : 04 7302 3767
Email :
Website : />Holine : 0936 176 671.
1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận.
1.2.1 Cơ cấu tổ chức.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Danko cũng như các doanh nghiệp khác cần
phải đảm bảo tính linh hoạt cao và yêu cầu hoạt động có hiệu quả, vì vậy phải tổ chức bộ
máy hoạt động với quy mô hợp lý nhất, tối ưu nhất, mọi sai lầm khó khăn trong kinh
doanh phải được khắc phục kịp thời.
Đồng thời, xác định các bộ phận trong công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
với những nhiệm vụ riêng biệt và chuyên môn riêng. Phương pháp quản lý của công ty
Danko Travel được áp dụng theo phương pháp trực tiếp. Giám đốc quản lý toàn bộ hoạt
động của công ty có kế hoạch điều chỉnh kịp thời và các bộ phận chức năng chịu sự chỉ
đạo trực tiếp từ giám đốc. Mối quan hệ quản lý này có ưu điểm là gọn nhẹ về tổ chức
thông tin được đảm bảo thông suốt, đường đi của thông tin là đường ngắn do đó sai lệch
về thông tin không lớn phù hợp với chế độ một thủ trưởng lãnh đạo. Nhiệm vụ được quy
định theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý. Cơ cấu này đảm bảo nguồn lực để

giải quyết các vấn đề trọng tâm. Bộ máy tổ chức được thể hiện qua sơ đồ sau:

4


Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Danko
TỔNG GIÁM ĐỐC

P. GIÁM
ĐỐC

GIÁM ĐỐC

MARKETTING

ĐIỀU HÀNH

KINH DOANH

HDV

TÀI CHÍNH
– KẾ TOÁN

(Nguồn: Phòng hành chính)
Cơ cấu tổ chức của công ty Danko Travel như sau:

Tổng Giám đốc: 1 người

Giám đốc: 1 người


Phó giám đốc : 1 người

Bộ phận điều hành: 3 người

Phòng kinh doanh: 2 người

Phòng Maketting : 2 người

Hướng dẫn viên: 4 hướng dẫn viên chính và 4 cộng tác viên

Bộ phận tài chính - kế toán: 2 người
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận.
Từ sơ đồ cơ cấu tổ chức trên, ta có thể thấy công ty gồm có các bộ phận và phòng
ban cụ thể như sau:
+ Tổng Giám đốc: Là ông Nguyễn Tiến Thiều, là người đưa ra có nhiệm vụ tổ
chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty
theo những chiến lược và kế hoạch đã được cổ đông thông qua.
+ Giám đốc : Hiện nay Giám đốc công ty là bà Nguyễn Thị Hà - người trực tiếp
quản lý và lãnh đạo công ty. Để có được thành công của toàn công ty thì người đứng đầu
phải chỉ đạo sát sao, sắp xếp nhân viên hợp lý theo chuyên môn của mỗi người. Giám đốc
cũng đặt ra nội quy để mọi người trong công ty thực hiện tạo nề nếp làm việc trong công
5


việc, bên cạnh đó chính sách lương thưởng hợp lý nên mọi người đều rất tích cực với
công việc được giao. Ngoài ra giám đốc cũng là người đề ra các chương trình và chiến
lược kinh doanh.
+ Phó Giám đốc : là ông Nguyễn Ngọc Anh là người nên kế hoạch triển khai công
việc tới các bộ phận đồng thời giám sát và báo cáo việc thực hiện các chiến lược làm việc

của các phòng đến giám đốc.
+ Phòng điều hành: bà Bùi Thị Hà kiêm chức Giám đốc điều hành với nhiều năm
kinh nghiệm trên lĩnh vực lữ hành, bất động sản,.. Đây là phòng ban rất quan trọng trong
toàn công ty, đây là bộ phận xây dựng công việc cũng như điều hành mọi công việc trong
một hành trình tour. Tiến hành các công việc để đảm bảo thực hiện các sản phẩm của
công ty.Triển khai toàn bộ công việc điều hành các chương trình. Lập kế hoạch triển khai
các công việc liên quan đến thực hiện chương trình du lịch như đăng ký chỗ trong khách
sạn, visa, vận chuyển….đảm bảo các yêu cầu về thời gian và chất lượng.Theo dõi quá
trình thực hiện các chương trình du lịch, phối hợp với bộ phận.
+ Phòng kinh doanh: Đây là phòng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của công ty. Phòng kinh doanh có chức năng nghiên cứu thị trường, hoạch định ra
các chiến lược kinh doanh, lập chiến lược và truyền bá thu hút khách du lịch đến với
công ty.
+ Bộ phận Marketting: có chức năng tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên
cứu thị truờng du lịch, tiến hành các hoạt động xúc tiến thu hút khách hàng đến với doanh
nghiệp. Và phối hợp với phòng điều hành xây dựng các chương trình du lịch từ nội dung
đến mức giá phù hợp với nhu cầu khách hàng, chủ động đưa ra những ý đồ về sản phẩm
lữ hành mới của doanh nghiệp.• Kí kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với các hãng du lịch,
tổ chức, cá nhân để khai thác nguồn khách…
+ Kế toán: thực hiện các hoạt động thanh toán với các nhà cung cấp du lịch.Nhanh
chóng xử lý các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện các chương trình
du lịch. Có chức năng thống kê, hoạch định tài chính của công ty và viết báo cáo thu
nhập doanh nghiệp cho công ty hằng tháng. Theo dõi và báo cáo tình hình sử dụng vốn,
tài sản của công ty. Đồng thời, quyết toán lương cho nhân viên, cộng tác viên.
+ Bộ phận hướng dẫn viên : Công ty có 4 hướng dẫn viên và 4 công tác viên độ
tuổi từ 24 tuổi - 35 tuổi. Về ngoại ngữ, công ty có các cộng tác viên thân thiết biết các thứ
tiếng phổ biến như: Anh, Trung, Nhật…Thời điểm hiện nay công ty vẫn còn thiếu hướng
dẫn viên nên vẫn đang có kế hoạch tuyển dụng thêm hướng dẫn viên. Cùng với đó tìm
kiếm và bổ sung nhân sự mới có trình độ cao.
1.3

Các sản phẩm và dịch vụ chính.

6


Chủ yếu là các tour du lịch trong nước như biển đảo, city tour, thăm quan các địa
danh nổi tiếng. cùng với đó là các dịch vụ đi kèm như khách sạn, nhà hàng, xe,.. do khách
yêu cầu không quá cao nên các dịch vụ cũng ở mức bình thường như khách sạn 2 – 3 sao.
1.4 Hoạt động kinh doanh.
1.4.1 Thực trạng nguồn khách.
Tuy mới thành lập được khoảng 3 năm nhưng công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch
Danko đã tổ chức thành công nhiều chương trình du lịch và có xu hướng ngày càng mở
rộng phạm vi khách hàng.
Với khách nội địa: Đối tượng khách của công ty chủ yếu là các công ty tại Hưng
Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội,…Lượng khách hàng này phần lớn đều do ban lãnh
đạo mang về với khách hàng chủ yếu là học sinh, nhà giáo, khối hành chính.
Với khách quốc tế: Lượng khách này có được là do công ty đầu tư vào các trang
mạng xã hội, website,…Hoặc do lượng khách Việt đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng
cao.
1.4.2 Tình hình kinh doanh và kết quả.
Kể từ khi thành lập đến nay, Danko Travel đã đạt được những thành công bước
đầu góp phần đưa công ty có chỗ đứng vững chắc trong các đơn vị lữ hành nội địa.
Tuy số lượng khách của công ty còn hạn chế trong một vài tỉnh, nhưng với mục
tiêu “sự hài lòng của du khách là đích đến của chúng tôi”, Danko Travel luôn tìm đến
những chương trình du lịch mới lạ, độc đáo để cuốn hút du khách và tạo ra sự khác biệt
trong kinh doanh lữ hành.
Công ty luôn thực hiện nghiêm túc các quy chế phân phối tiền lương, khen
thưởng, quy chế khoán.Bên cạnh đó đầu tư phát triển nguồn lực cũng là một trong những
chính sách quan trọng của công ty.Với rất nhiều cách thức, công ty đã tuyển dụng những
nhân viên có năng lực, chuyên môn cao từ nhiều nơi khác nhau.Song song với nó là việc

củng cố đoàn kết nội bộ, mở rộng hợp tác, tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp và các
công ty lữ hành trong và ngoài nước. Đây cũng là tiền đề để công ty phát triển và mở
rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình.

1.5 Phương hướng và kế hoạch phát triển.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã thực hiện chiến lược sự dẫn đầu
về giá cả và sự khác biệt về chương trình du lịch nhằm thu hút ấn tượng ban đầu của
khách hàng. Chiến lược trong giai đoạn sắp tới của Danko Travel sẽ phát triển thành một
7


công ty du lịch với quy mô lớn mạnh, mở được một loạt các chi nhánh trên cả nước, mở
rộng đào tạo nhân sự, cung ứng chuỗi giá trị sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, mang
tính khác biệt, gia tăng năng lực cạnh tranh và chi phối thị trường trong nước.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thì khách du lịch càng ngày càng tăng nhanh, do
đó có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong nước với nhau và với công ty nước
ngoài. Vì vậy, để duy trì và phát triển thì các công ty cần phải có những chiến lược đúng
đắn để tìm hiểu, khai thác thị trường.
Danko Travel đã phân khúc thị trường và xác định rõ khách hàng của mình là
trung cấp và đang hướng tới cao cấp. Danko Travel còn quan tâm xúc tiến, quảng bá tiếp
thị với khách du lịch: tham gia các hội chợ, hội nghị, tăng cường hợp tác các hãng hàng
không, các tập đoàn, công ty du lịch nước ngoài nhằm quảng bá thương hiệu Danko
Travel, đồng thời qua đó giới thiệu sản phẩm mới và các dịch vụ du lịch mà công ty cung
cấp.
1.6 Bộ phận điều hành.
1.6.1 Vị trí, vai trò,chức năng, nhiệm vụ.
Phòng điều hành là trung tâm đầu não của một công ty lữ hành, nó quyết định rất
lớn đến thành công hay thất bại của cả công ty. Xác định vị thế và vai trò quan trọng nên
công ty du lịch quốc tế cũng coi đây là điểm quan trọng nhất trong toàn công ty. Công ty
đầu tư trang bị cũng như nhân tài để phát huy hết tác dụng của một phòng điều hành. Đó

cũng là bước đi đứng đắn để đem lại thành công cho toàn công ty.
Điều đầu tiên phải nói tới phòng điều hành là nơi cho ra các sản phẩm tour có chất
lượng và độc đáo từ sản phẩm tour là yếu tố thành công của toàn công ty. Đồng thời là
nơi thiết lập những mối quan hệ giữa các đối tác công ty, như lên lịch hành trình chuyến
đi lên kế hoạch cho các phòng như kinh doanh, hướng dẫn các thủ tục cần thiết của nhân
viên các phòng ban khác, làm các hợp đồng thuê xe, điều xe, đặt phòng nghỉ, đặt ăn, liên
hệ với các điểm mà đoàn khách của công ty như vé, hướng dẫn điểm, tàu thuyền. Bộ
phận điều hành là phần tạo nên ấn tượng đối với khách hàng nếu phòng điều hành làm tốt
công việc này khách hàng sẽ thấy được họ thực sự được quan tâm một cách đầy đủ nhất.
Hầu hết phòng điều hành là nơi chuẩn bị những công đoạn cuối cùng cho một hành trình
tour cũng như kết thúc tour từ những công việc nhỏ nhất cũng cần phải lưu tâm tới. Để
đánh giá hết chức năng và nhiệm vụ của phòng điều hành thì ngay ở cái tên của nó cũng
nói lên tất cả.

8


Khi phân tích chức năng và nhiệm vụ của phòng điều hành điều đầu tiên ta thấy
đây là nơi tạo ra sản phẩm tour để phù hợp với nhu cầu khách hàng đồng thời sản phẩm
tour đó liên tục được làm mới để có sức thu hút đối với khách hàng. Đó là một đặc thù
riêng mà sản phẩm tour du lịch hoàn toàn khác với các loại hàng hóa khác. Nó chỉ có giá
trị và được kiểm định rõ nhất khi khách hàng mua sản phẩm tour và qua đó khách là là
người đánh giá. Đi đôi với nó là việc thực hiện tour. Vì vậy đòi hỏi người làm công việc
này cần có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tốt và đồng thời phải có 1 kinh nghiệm nhất
định.
Điều thứ 2 đó là làm sao bao quát toàn bộ công tác chuẩn bị cho một hành trình
tour. Đây là công đoạn sản phẩm được bán chính, vì vậy mọi công tác chuẩn bị chu đáo
là rất quan trọng. Ví dụ: ăn nghỉ cho khách, địa điểm khách sẽ tham quan, xe cộ, thuyền
cho khách, và cuối cùng là hướng dẫn viên tuyến điểm. Đây là những công việc mà
phòng điều hành cần phải chuẩn bị trước cho mỗi chuyến đi.

Điều thứ 3 sau khi kết thúc tour phòng điều hành là nơi đánh giá kiểm chứng
những thành quả mà sản phẩm mình làm ra có tốt không. Đó là những công việc rất cần
để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình xây dựng sản phẩm và thực hiện
sản phẩm của mình. Trên cơ sở đó sẽ phát huy được mặt tốt và khắc phục những cái chưa
hợp lý để sản phẩm ngày càng tốt hơn. Có như vậy khách hàng sẽ luôn tin tưởng và tạo ra
được thành công.
Một điều nữa mà phòng điều hành phải thực hiện đó là cập nhật một cách đầy đủ
những kênh thông tin và những biến động xã hội, biến động thời tiết và những yếu tố
khách quan khác có thể tác động đến hành trình tour của khách. Từ công đoạn xây dựng
bao quát đó thì phòng điều hành là nơi định giá sản phẩm tour để bán cho khách hàng để
làm sao giá sản phẩm tour để bán cho khách hàng để làm sao giá mà mình bán vừa có sức
cạnh tranh lại vừa mang lại lợi nhuận cho công ty.
1.6.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự.
Phòng điều hành của Danko Travel hiện nay gồm có Giám đốc điều hành là bà Bùi
Thị Hà và 3 nhân viên chính thức gồm chị Nguyễn Hồng Hoa, Nguyễn Thị Thương, Hà
Thị Thu với nhiệm vụ của mỗi người khác nhau tạo nên một bộ phậm hòa chỉnh
Với nhiều năm kinh nghiệm bà Bùi Thị Hà tiến hành các công việc để đảm bảo
thực hiện các sản phẩm của công ty. Triển khai toàn bộ công việc điều hành các chương
trình. Lập kế hoạch triển khai các công việc liên quan đến thực hiện chương trình du lịch
như đăng ký chỗ trong khách sạn, visa, vận chuyển….đảm bảo các yêu cầu về thời gian
và chất lượng. Theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch, phối hợp với bộ
9


phận. Bà luôn là người kiểm duyệt cuối cùng chương trình du lịch trước khi báo cáo cho
khách hàng.
Về công việc và nhiệm vụ của mỗi nhân viên trong bộ phận như sau: chị Thu phụ
trách về khách sạn, xe, hướng dẫn viên và các dịch vụ đi kèm trong các chương trình, chị
Hồng Hoa lên chương trình và tính giá tour cụ thể, còn chị Thương là người trực tiếp liên
lạc đàm phám, tư vấn cho khách. Công việc này là công việc thường ngày nên có thể

được các luân phiên đổi để tất cả các nhân viên trong bộ phận đều làm tốt các nhiệm vụ.
Cùng với đó là có nhiều công việc cần sự phối hợp chung của cả bộ phận, và với các bộ
phận khác.
1.6.3 Nhân định và phân tích.
Hiện nay, tôi đang thực tập tại bộ phận điều hành tại Danko Travel, với sự chỉ dẫn
trực tiếp của giám đốc điều hành là chị Bùi Thị Hà, và các nhân viên bộ phận với sức trẻ
và sự nhiệt huyết. Bộ phận điều hành của Danko Travel với đội ngũ nhân viên rất trẻ,
năng động và nhiều ý tưởng táo bạo hứa hẹn những bước tiến mới cho công ty.
Mặc dù là một bộ phận cấu thành tổng thể của một công ty lữ hành nhưng phòng
điều hành làm tốt sẽ thúc đẩy công việc của các phòng khác phát triển cũng như sự đóng
góp lớn và sự thành công của công ty.
1.6.5 Quy trình của phòng điều hành
Công ty làm việc từ 8h00 đến 17h30 từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần nên khách hàng
luôn được tư vấn và tiếp nhận hồ sơ cá nhân, hồ sơ đoàn rất nhanh. Khi có một hồ sơ
đoàn phòng điều hành sẽ thực hiện các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đoàn.
Đầu tiên phải tiếp nhận từ sales chương trình, bảng tính giá, hợp đồng/ phiếu đăng
kí, danh sách đoàn, hộ chiếu/chứng minh thư nhân dân.
Đối với khách nước ngoài, cần kiểm tra kĩ hồ sơ xin visa, nếu có sai sót hoặc thiếu
phải báo ngay để bộ phận sale bổ sung.
Bước 2: Check và giữ dịch vụ.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, thì pải nhanh chóng kiểm tra đối tác dể tìm xem các dịch
vụ, mức giá dịch vụ như thế nào để có thể lên dự toán.
Bước 3: Lên dự toán (theo form mẫu)
Đây là bước liệt kê, tính toán các dịch vụ, dự xuất hoặc đặt cọc cho đối tác, hoặc
mua vé máy bay…
Bước 4: Đặt dịch vụ đoàn (vé máy bay, khách sạn, nhà hàng, xe, hướng dẫn viên,
bảo hiểm,…)
10



Gửi booking cho đối tác đặt dịch vụ. Lưu ý nếu khách hủy thì ta cần báo đối tác
ngay để tránh bị đối tác phạt.
Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ đoàn.
Hồ sơ đoàn bao gồm:
+ Hồ sơ cho hướng dẫn viên: danh sách đoàn, thông báo đoàn, phiếu phát sinh
dịch vụ, phiếu nhận xét, báo cáo kết thúc đòa và chương trình tour. Ngoài ra, còn giao
cho hướng dẫn viên mũ du lịch cho khách, cờ, áo, visa, hộ chiếu của khách (nếu có).
+ Thông báo đoàn phải gửi sale 7 ngày trước khi khởi hành.
Bước 6: Giám sát điều hành tour
Trong quá trình tour đang diễn ra, bộ phận điều hành phải có trách nhiệm giám sát
tour, giải quyết ngay những vấn đề phát sinh.
Bước 7: Điều chỉnh phát sinh tăng/giảm nếu có.
Trong mỗi tour khó tránh khỏi lỗi phát sinh do nhu cầu của khách tăng cao. Vì
vậy, bộ phận điều hành phải nhanh nhạy trong các tính huống.
Bước 8: Quyết toán
Nhân viên điều hành tour quyết toán với hướng dẫn viên, với các đối tác và quyết
toán với đoàn.

11


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC SẢN PHẨM - DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ DU LỊCH DANKO.
2.1 Lý luận chung về sản phẩm - dịch vụ.
Để hiểu rõ về sản phẩm – dịch vụ du lịch của Danko Travel trước tiên ta phải hiểu
thế nào là sản phẩm dịch vụ du lịch. Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch năm 2005 định
nghĩa, sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách
du lịch trong chuyến đi du lịch. Từ đó ta thấy khi một cá nhân muốn đi du lịch họ phải
biết các dịch vụ hàng hoá, điểm du lịch mà họ sẽ lựa chọn có chất lượng như thế nào ?

Họ phải qua các phương tiện vận chuyển để đến với điểm du lịch. Ngoài các nhu cầu
thiết yếu được phục vụ như ăn, ở còn có rất nhiều các nhu cầu bổ sung khác nảy sinh
trong quá trình du lịch nhưng họ khó có thể biết vì sự phân tán nhỏ lẻ các dịch vụ và cách
biệt của cầu so với cung.
Đồng thời, ta khó có thể có một nhà cung cấp sản phẩm nào có thể có đủ mọi loại
hàng hoá dịch vụ phục vụ cho họ. Đó là chưa xét đến sự phát sinh rất phức tạp trong các
chương trình du lịch quốc tế khi sự khác nhau về vị trí địa lý và việc vượt qua biên giới
cần những thủ tục hành chính mang tính pháp lý mà chúng không thuộc thẩm quyền của
một hãng du lịch nào. Vậy cần có một tổ chức đứng ra ghép nối các cung riêng lẻ từ các
thủ tục: Visa hộ chiếu, phương tiện vận chuyển (máy bay, ô tô...). Các nhà cung cấp dịch
vụ phục vụ các nhu cầu chung như khách sạn, nhà hàng và các điểm tham quan du lịch...
Công ty lữ hành ra đời để làm toàn bộ việc ghép nối phức tạp trên một cách có hiệu quả
nhất.
Trên cơ sở đó,các công ty du lịch lữ hành kinh doanh lựa chọn chủ yếu bằng các
hoạt động trung gian ghép nối cung cầu du lịch, các dịch vụ tổng hợp phục vụ khách du
lịch và kinh doanh các chương trình du lịch trọn gói. Như vậy ta có thể phân loại các sản
phẩm của công ty lữ hành bao gồm các loại cơ bản là các chương trình du lịch trọn gói và
các dịch vụ trung gian.
2.1.1 Sản phẩm du lịch trọn gói
Chương trình du lịch trọn gói là các nguyên mẫu để căn cứ vào đó người ta tổ
chức nên các chương trình du lịch với mức giá đã được xác định trước. Nội dung của
chương trình bao gồm các hoạt động như vận chuyển, lưu trú, tham quan, giải trí, mua
sắm... Trong những điều kiện nhất định như giá các sản phẩm dịch vụ trong chương trình
không thay đổi, lịch trình chuyến đi không thay đổi, không có các thay đổi khác về điều

12


kiện giao thông đi lại thì một chương trình du lịch định sẵn có thể làm nguyên mẫu cho
rất nhiều chuyến du lịch.

Tuy nhiên, trong thực tế, tính ổn định và tính nguyên mẫu của một chương trình
du lịch chỉ mang tính tương đối, nó chỉ là nguyên mẫu cho một thời gian nhất định. Khi
xảy ra các thay đổi dù do chủ quan hay khách quan đem lại, người ta phải tính toán sắp
xếp lại chương trình du lịch cho phù hợp hơn. Những thay đổi kịp thời này có ý nghĩa rất
quan trọng vì nếu không thực hiện các thay đổi kịp thời, các chuyến du lịch có thể không
thực hiện được và đôi khi công ty sẽ phải mất những khoản chi phí phụ thêm hoặc cp
phạt cho công ty gửi khách du lịch, đồng thời ảnh hưởng tới uy tín của công ty.
Phân loại các chương trình du lịch trọn gói. Căn cứ vào những tiêu thức khác
nhau, người ta có thể phân loại các chương trình du lịch trọn gói thành nhiều loại khác
nhau. Dưới đây là một số cách phân loại có ý nghĩa hơn cả với hoạt động kinh doanh du
lịch lữ hành.
+ Chương trình du lịch chủ động:
Du lịch chủ động là hình thức du lịch mà ở đó công ty lữ hành chủ động hoàn toàn
trong việc tổ chức và thực hiện chương trình. Chương trình du lịch chủ động được thực
hiện theo các bước: nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch ấn định
ngày thực hiện, quảng cáo và bán chương trình Chương trình này thường thích hợp với
các công ty có thị trường khách tương đối ổn định. Tuy nhiên trên thực tế cách xây dựng
chương trình kiểu này không có hiệu quả và không một công ty nào dám đảm bảo một số
lượng khách đủ đem lại mức lợi nhuận cho họ sau khi quảng cáo.
+ Chương trình du lịch bị động:
Du lịch bị động là hình thức du lịch được thực hiện bằng cách gửi công dân của
nước mình ra nước ngoài du lịch. Hay nói cách khác là được thực hiện theo yêu cầu của
khách. Các công ty lữ hành thực hiện các chương trình du lịch kiểu này đảm bảo độ an
toàn cao, ít mạo hiểm nhưng có một nhược điểm lớn là kinh doanh theo kiểu ngồi chờ
khách, ngoài ra còn gây bất tiện cho khách vì họ phải chờ đợi mới có được câu trả lời
chính xác về giá cả, lịch trình chi tiết và đôi khi câu trả lời không có tính thuyết phục. Để
khắc phục nhược điểm của hai loại chương trình du lịch trên người ta xây dựng chương
trình du lịch kết hợp.
+ Chương trình du lịch kết hợp:


13


Công ty lữ hành nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch nhưng
không ấn định ngày thực hiện khách thỏa thuận về thực hiện. Loại chương trình này đã
kế thừa được những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của hai loại chương trình
du lịch nói trên. Nhưng theo cách xây dựng này thì công ty lữ hành phải xây dựng một
lượng các chương trình du lịch thật đa dạng để khách du lịch có thể tìm ngay cho mình
một chương trình du lịch phù hợp.
Về căn cứ vào mức giá.
+ Chương trình du lịch có giá toàn phần:
Bao gồm hầu hết các dịch vụ hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện. Đây là
hình thức chủ yếu của các chương trình du lịch do các công ty lữ hành du lịch tổ chức.
+ Các chương trình du lịch mức giá tuỳ trọn: là các chương trình du lịch mà khách
có thể chọn lấy một mức bất kỳ trong số các mức giá được đưa ra sao cho phù hợp với sở
thích và khả năng thanh toán của họ.
Trên thực tế chương trình du lịch kiểu này chỉ được áp dụng với một loại dịch vụ
hàng hoá nào đó vì nếu thực hiện cho tất cả các hàng hoá dịch vụ thì mức rủi ro của nó là
khá lớn. Tuy nhiên với các công ty lữ hành đủ lớn họ vẫn có thể áp dụng cách này và kết
hợp thực hiện chúng với các chương trình du lịch cùng loại của hãng lữ hành khác (qua
quan hệ gửi khách).
2.1.2 Dịch vụ trung gian
Đối với các công ty lữ hành, tỷ trọng về loại dịch vụ này chiếm phần không lớn
nhưng nó lại tương đối quan trọng đối với nhiều đại lý, văn phòng du lịch. Các dịch vụ du
lịch mà công ty có thể làm trung gian môi giới rất đa dạng, phổ biến nhất là các dịch vụ
bán vé máy bay, cho thuê xe ô tô, đặt phòng... Lợi nhuận từ các dịch vụ môi giới này là
chênh lệch giá hay hoa hồng mà các nhà cung cấp dành cho họ nhờ mối quan hệ thường
xuyên hoặc những thoả thuận trước của họ với nàh cung cấp. Ngoài ra, hoa hồng có được
còn do sự hiểu biết về chuyên ngành, về thị trường du lịch cũng như các mối quan hệ
rộng rãi được thiết lập qua những khoảng thời gian nhất định của mình. Muốn bán được

các sản phẩm này đòi hỏi công ty không những có mối quan hệ chắc chắn với nhà cung
cấp mà còn cần tới sự nhạy bén và năng động để có thể tìm ra một trong số nhiều nhà
cung cấp những địa chỉ tin cậy và mức giá hợp lý. Ngoài ra, quan hệ rộng rãi cũng cho
công ty những cơ hội để lựa chọn những mức giá đầu vào hợp lý nhằm nâng cao lợi
nhuận.
14


2.2 Thực trạng sản phẩm dịch vụ du lịch
2.2.1 Thực trạng sản phẩm du lịch.
Các sản phầm của công ty hiện nay chủ yếu như sau:
Tour du lịch trong nước nổi bật










Tour Hạ Long – Cát Bà ( 2N1Đ)
Tour Đà Nẵng- Hội An – Biển Bên Miền Di Sản (3N4Đ)
Tour Huế- Bà Nà – Sơn Trà – Hội An (4N5Đ)
Tour Nha Trang – Đà Lạt (4N5Đ)
Tour SaPa – Cát Cát – Hàm Rồng (3N2Đ)
Tour Mộc Châu – Mai Châu – Sơn La (3N4Đ)
Tour Tràng An – Bái Đính – Cúc Phương (2N1Đ)
Tour khám phá đảo Lý Sơn – Đà Nẵng (4N5Đ)

Tour khám phá đảo ngọc – Phú Quốc (3N2Đ)

Tour du lịch ngoài nước nổi bật

Tour Singapore – Malaysia (5N4Đ)

Tour Lào – Vientian – Luang phrabang (5N4Đ)

Tour Campuchia – phnom penh –Siem Reap (4N3Đ)

Tour Xứ sở hoa anh đào – Nhật Bản (5N4Đ)

Tour Hàn Quốc – Xứ sở kim chi(5N4Đ)

Tour Nga – Moscow- Saint. Petersburg( 6N5Đ)

Tour Hà Nội – Pháp – Bỉ - Đức – Ý (11N10Đ)

Tour Phần Lan – Thụy Điện – Nauy – Đan Mạch (13N12Đ)

Tour Thái Lan – Bangkok – Pattaya (5N4Đ)

Tour du Lịch châu âu – Pháp (6N5Đ)
2.2.2 Thực trang dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch :








Tổ chức du lịch kết hợp sự kiện
Tổ chức GaLa Dinner
Tổ chức hội nghị , hội thảo
Tổ chức tembuilding
Đặt phòng khách sạn
Vé máy bay
15




Visa , Hộ chiếu

Dịch vụ cho thuê xe:




Đi lễ hội ; du xuân
Đi cưới hỏi , sự kiện
Thuê xe đi du lịch

2.3 Nội dung thực tập.
2.3.1 Nhận diện chương trình du lịch
Ngày đầu tiên đi làm tôi được làm quen với website, trang facebook, email và các
sổ sách của công ty. Khi vào website của công ty, tôi thấy rằng các tour Đông Bắc, Tây
Bắc đều có sự sai sót về hình ảnh.
Ví dụ như hình ảnh đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai) được sử dụng vào tour Điện Biên,

trong khi hình ảnh cần dùng là đèo Pha Đin. Hay hình ảnh Ô Quy Hồ còn bị nhầm với
đèo Khau Phạ (Yên Bái). Còn có tour đưa hình ảnh núi Lảo Thẩn (Lào Cai) vào chương
trình tour Tà Xùa (Sơn La),…(hình ảnh phụ lục) Bản thân tôi thấy rằng, hình ảnh các
chương trình tour có sự nhầm lẫn ấy sẽ có thể ảnh hưởng tới sự tin tưởng của khách hàng
với công ty. Nếu khách lựa chọn tour lễ hội hoa ban trắng Điện Biên chẳng hạn, khi đi tới
đèo Pha Đin, quý khách không thấy cảnh giống như trên web của công ty, sau đó phát
hiện do công ty ùung sai hình ảnh thì sự lòng tin của khách cũng bị giảm đi.
Khi nhận thấy sự sai sót trên web của công ty, tôi có nói với chị Hà giám đốc điều
hành và chị bên bộ phận Marketting để sửa lại. Điều này giúp tôi tạo ấn tượng ban đầu tốt
trong công ty.
2.3.2 Xin và tổng hợp hợp đồng dịch vụ.
Trong tuần đầu tiên, tôi được chị Thương phòng điều hành dạy cách gửi email xin
hợp đồng khách sạn xin báo giá xe, giá thực đơn nhà hàng,...và tổng hợp vào một tệp.
Thực sự, gần bốn năm học đại học rất ít khi tôi sử dụng tới email vậy nên kĩ năng gửi
mail của tôi còn rất non nớt.
Tôi biết gửi mail cho công ty cần trang trọng lịch sự, thể hiện sự chuyên nghiệp,
đồng thời có chúc và chữ kí của công ty. Đồng thời, trong trường hợp xin hợp đồng cần
gửi cả giấy phép đăng kí kinh doanh để đối tác có thể tin tưởng gửi giá dịch vụ cho quý
công ty luôn.
Có lẽ tôi may mắn khi được anh chị bên quý công ty Danko Travel nhận vào thực
tập tại bộ phận điều hành, trong khi ngành tôi học tại trường là ngành quản trị kinh doanh
khách sạn. Tại công ty, tôi chịu trách nhiệm hầu hết các dịch vụ lên quan đến xin hợp
đồng khách sạn, kiểm tra tình trạng phòng, gọi điện trao đổi với đối tác. Cụ thể như khi
16


đã xin được hợp đồng khách sạn mà hợp đồng chưa rõ ràng về kích cỡ phòng, kích cỡ
giường, các bữa ăn chính phụ, phòng nội bộ, hay thương thảo về giá cả phòng sao cho
thấp nhất, đồng thời đáp ứng yêu câu của khách hàng. Từ đó, tôi có thêm nhiều kiến thức
về ngành khách sạn mà tôi theo học như cách tránh bị đối tác ép giá phòn, các cân đối số

phòng với số khách, cách gửi mail, và cách giao dịch thuận tiên an toàn nhất với đối tác.
2.3.3 Gọi điện khảo giá dịch vụ
Tuần tiếp theo tôi được dạy kĩ năng gọi và tiếp điện thoại như khảo giá xe, kiểm
tra tình trạng phòng khách sạn, hỏi giá vé các dịch vụ, ... Công việc gọi và tiếp điện thoại
tuy không khó khăn nặng nhọc nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo mềm dẻo trong khi giao
tiếp. Khi làm việc thực tế, tôi mới thực sự hiểu hết được tầm quan trọng của việc gọi và
tiếp điện thoại. Ban đầu là việc xưng hô,tôi không thể xưng tên cá nhân được vì người
nghe điện thoại là người đại diện cho cả trung tâm, cả công ty lớn.Thứ hai, người tiếp
điện thoại phải nhớ rõ từng vị trí, họ tên, chức vụ của các cán bộ nhân viên trong công ty
đồng thời phải nhớ rõ các số máy lẻ để chuyển máy khi cần. Ngoài ra, người nghe điện
thoại cần nắm được phạm vi có thể giải quyết của từng cá nhân để nhanh chóng chuyển
máy cho đối tượng phù hợp nhất
2.3.4 Tập huấn đặt vé máy bay
Tuần kế tiếp, tôi được Giám đốc cho đi học về đặt vé máy bay tại Phòng vé Minh
Khoa – số 113 Khu B22, ngõ 97, Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội. Tại phòng vé, tôi
được chị Thu Huyền dạy về cách săn vé máy bay giá rẻ nhanh nhất, cách đặt vé cho đoàn
nhanh và tránh nhầm lẫn, và các thay đổi về tên, hành lý, giải quyết sự cố khi khách yêu
cầu.
Tại buổi tập huấn lần đầu tiên tôi biết tới ứng dụng Auto Flight Booking một công
cụ đặt vé máy bay có nhiều tính ưu việt như khi săn vé giá rẻ ta chỉ cần nhập sẵn thông
tin của khách hàng vào ứng dụng, rồi tạo tệp trên thanh công cụ. Đến khi booking ta chỉ
cần click chuột vào tệp đó mọi thông tin của khách sẽ tự động được nhập vào. Ứng dụng
này giúp cho người đặt vé tránh được tình trạng nhập sai thông tin, và tiết kiệm được thời
gian soạn thông tin, để việc săn được vé rẻ trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt hơn, đối với
khách đoàn ta có thể nhập sẵn thông tin cả đoàn sẵn đến khi đặt vé cũng tránh được
những lỗi như trên. Ngoài ra ứng dụng này còn có thông báo cho khách nhưng ngày bay
rẻ nhất khi khách check vé trên các website hãng hàng không như vietjetair,
vietnamairline,..
Cũng trong buổi học này, tôi học được cách book vé cho đoàn siêu nhanh. Bởi
bình thường muốn đặt vé lấy code giữ chỗ thường ta phải ngồi tích chọn “Không cảm

ơn” đối với bảo hiểm và bữa ăn. Một thao tác đơn giản là thay từ “Adone” thành từ

17


“payments” là xong. Cùng với đó tôi còn được học về cách đặt vé, giữ chỗ, đổi thông tin,
thêm khách của các hãng hàng không phổ biến.
Trong buổi học này, tôi được giao lưu với các anh chị phòng vé và các bạn cộng
tác viên. Như một buổi chia sẻ nho nhỏ để mọi người kể về các sự cố khi đặt vé cho
khách và hướng giải quyết nhanh nhất có thể.
2.3.5 Lên chương trình và tính giá
Có lẽ đây là bài học hóc búa nhất của tôi trong cả quá trình thực tập. Bởi chỉ cần
đặt sai dịch vụ, báo nhầm giá, hay không hỏi kĩ về dịch vụ là tôi có thể mất đi khách
hàng, thạm chí ảnh hưởng tới cả uy tín của công ty.
Đầu tiên tôi được chị Hoa đưa cho một chương trình Sầm Sơn 2 ngày 1 đêm đơn
giản. Sau đó tôi lần lượt trả lời các câu hỏi của chị đưa ra: Trong một tour có những mục
gì cần tính giá? Với số khách 25 người thì đi xe bao nhiêu chỗ? … Sau đó tôi được chị
dạy và chỉ cho những thiếu sót và đưa ra các bài tập lên chương trình và tính giá tour.
Về lên chương trình: tôi tham khảo của các đối tác, cùng với đó là yêu cầu của
khách hàng và điểm xuất phát đón trả khách để lên chương trình sao cho phù hợp nhất.
Về tính giá tour:
Các yếu tố cấu thành giá thành. Giá thành của một chương trình bao gồm toàn bộ
những chi phí thực sự mà công ty lữ hành phải chi trả để tiến hành thực hiện các chương
trình du lịch.
+ Xác định giá bán của một tour du lich/1 du khách.
Trước hết cần nhận thấy rằng giá thành của một chương trình du lịch dù là xác
định cho một khách du lịch cũng phụ thuộc vào số lượng khách du lịch trong đoàn. Vì
vậy, người ta nhóm toàn bộ những chi phí vào hai loại cơ bản:
- Chi phí biến đổi (tính cho một khách du lịch): Là các chi phí gắn trực tiếp với sự
tiêu dùng riêng biệt và có thể tính riêng cho từng khách gồm: chi phí khách sạn, chi phí

ăn uống, vé thăm quan, vé tàu xe…
- Chi phí cố định (tính cho cả đoàn khách): Là tổng chi phí của các dịch vụ mà
mọi thành viên trong đoàn du lịch dùng chung, không bóc tách cho từng khách riêng lẻ
như: chi phí hướng dẫn viên du lịch, chi phí thuê phương tiện vận chuyển, các chi phí
thuê ngoài khác…
Trên cơ sở đó có thể tính giá thành cho một khách du lịch theo công thức sau:

18


Giá thành Tour du
lịch/1 du khách

Chi phí biến đổi tính cho
một khách du lịch

=

+

Tổng chi phí cố định của
Tour/Số lượng du khách

Và:
Tổng toàn bộ chi phí của
Tour

=

Giá thành Tour du lịch/1 du

khách

Số lượng khách du
lịch

x

+ Xác định của một chương trình du lịch cho một chuyến:
Giá bán chương trình tour du lịch của một chuyến đi được cấu thành bởi các yếu
tố thành phần như: giá thành, chi phí khác, chi phí bán hàng, lợi nhuận và thuế giá trị gia
tăng…Giá bán được thể hiện bằng công thức sau:
Công thức tính giá bán tổng quát của một chương trình du lịch cho một chuyến

Giá bán
Tour du
lịch/1 du
khách

Giá thành
Tour du
=
lịch/1 du
khách

Chi phí khác
(khấu hao
+
TSCĐ, xây dựng
chương trình…)


Chi
phí
+
bán
hàng

+

Lợi
nhuận

+

Thuế
VAT

Công thức tính giá bán theo lợi nhuận mục tiêu:
Giá bán Tour du lich/1
du khách

=

Giá thành Tour du lịch/ 1
Lợi nhuận mục tiêu/Số
+
du khách
lượng du khách

Công thức tính số khách tham gia Tour du lịch để hòa vốn:
Số khách cần thiết tham gia

Tour để đạt điểm hòa vốn

= Chi phí cố
định của Tour

/ (Giá bàn Tour cho một du khách - Chi
phí biến đổi của Tour cho 1 du khách)

Công thức tính số khách cần thiết để đạt lợi nhuận mục tiêu:
19


Số khách cần thiết tham
gia Tour để đạt LN mục
tiêu

= (Chi phí cố định
của Tour + LN mục
tiêu)

/ (Giá bán Tour cho 1 du khách Chi phí biến đổi của Tour cho 1 du
khách)

(Nguồn: phòng điều hành)
Từ đôi tôi biết tính tổng số tiễn dịch vụ chia cho số khách để ra giá net. Từ đó
cộng thêm phần trăm của Danko Travel và tiền tri ân trưởng đoàn để ra được giá tour báo
khách. Tuy ban đầu làm tôi thường bị nhầm lẫn giá nét với giá công bố cho khách nhưng
với sự hướng dẫn của chị Hoa sau một vài lần làm bài tôi đã quen hơn và không bị nhầm
lẫn nữa.
2.4 Điểm khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Danko Travel là một công ty còn non trẻ thành
lập được gần 3 năm, sự chuyên môn hóa vẫn còn chưa rõ rệt: như phòng điều hành đôi
khi phải đảm nhận nhiệm vụ của cả phòng sale, hay phòng nhân sự. Điều này làm ảnh
hưởng tới hiệu quả công việc, cũng như kết quả công việc.
Qua thực tế thực tập tôi nhận thấy trên thực tế được học tại trường theo chuyên
ngành tôi học lá khách sạn thì khi làm tại vị trí nhân viên điều hành đã giúp tôi biết
những điều cần lưu ý của một phòng khách sạn: phòng hạng nào? Mấy giường? giường
bao nhiêu mét? Phụ thu bao nhiêu? Có được thêm phòng nội bộ không?...Trong khi học
tại trường tôi chỉ được học sơ qua về khách sạn và không nhớ được do không có thực tiễn
so sánh. Về phía lữ hành cũng vậy, tôi học được cách xử lý tình huống, tránh những lỗi
khi làm việc.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Danko Travel so với các đơn vị lữ hành khác
một công ty còn non trẻ thành lập được gần 3 năm, sự chuyên môn hóa vẫn còn chưa rõ
rệt: như phòng điều hành đôi khi phải đảm nhận nhiệm vụ của cả phòng sale, hay phòng
nhân sự. Điều này làm ảnh hưởng tới hiệu quả công việc, cũng như kết quả công việc.

20


CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT.
3.1. Nhận định và đánh giá:
Trong thời gian thực tập hơn một tháng tại bộ phận điều hành của Công ty Cổ
phần Đầu tư và Du lịch Danko cá nhân tôi có một số nhận xét về bộ phận và đơn vị thực
tập như sau:
- Về bộ phận thực tập:
Bộ phần điều hành tại công ty Danko Travel là bộ phận có chị Bùi Hà người lãnh
đạo có kinh nghiệm lâu năm nhất, nhiệt huyết nhất, cùng với đó là chị Thương cũng khá
giàu kinh nghiệm nên tôi có được điều kiện học tập và người chỉ dẫn tốt.
Ngay từ khi nhận được thông báo về việc cá nhân sinh viên sẽ chủ động liên hệ
đơn vị thực tập thì tôi đã cố gắng tìm kiếm và liên hệ nơi thực tập. Vậy nên trong buổi

gặp mặt đầu tiên với giáo viên hướng dẫn, tôi nhận thức được rằng sự chủ động là điều
rất cần thiết. Ngày đầu tiên tôi cầm hồ sơ đến xin thực tập, tôi được chị Bùi Hà giảm đốc
phòng điều hành chỉ dẫn các phần còn thiếu trong hồ sơ và làm quen với mọi người trong
công ty. Tại công ty, tôi học được kĩ năng tin học văn phòng như sử dụng word, excel,
scan, soạn thảo, in ấn hợp đồng và một số tài liệu khác.
Hiện nay bộ phận điều hành của Danko Travel đang thiếu người trầm trọng, do chị
Thương – nhân viên chính của bộ phận chuẩn bị nghỉ sinh. Đây cũng là cơ hội tốt để cho
tôi có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên bộ phận, nhưng cũng là thách thức với công ty,
bởi công ty có đăng tin tuyển dụng nhân sự trong 6 tháng gần đây nhưng vẫn chưa tìm
được người phù hợp với vị trí. Vậy nên công ty cần liên hệ với các trang tuyển dụng để
tuyển thêm nhân viên phục vụ cho mùa du lịch đang đến gần.
- Về đơn vị thực tập:
Thời gian đầu thực tập , do mới bước vào công ty sinh viên hầu như rất lạ lẫm
chưa hiểu và biết việc cần phải làm. Lúc này, các anh chị trong công ty đã chỉ bảo dạy dỗ
tôi tận tình, chu đáo. Đặc biệt, công ty còn cử tôi đi học lớp tập huấn đặt vé máy bay, cho
tôi đi cùng khi bên công ty kí kết hợp đồng với đối tác. Hơn thế nữa, do tôi còn là sinh
viên nên quãng thời gian vừa học tại trường, vừa thực tập, và nhiều việc cá nhân khác
khiến tôi không tới thực tập được thường xuyên, thì quý công ty Danko Travel đã tạo
điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành tốt việc học ở trường.

21


Tuy nhiên, về phía công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế về giờ giấc của công ty,
trong thời gian thực tập dù ở xa, đi lại bằng xe bus nhưng tôi luôn có mặt tại công ty
trước 7 giờ 50 phút, nhưng mọi người trong công ty luôn đến trễ. Cùng với đó là văn
phòng làm việc tuy gồm ba tầng khá rộng rãi, nhưng rất ít khi được dọn dẹp, chỉ đến khi
tôi đi làm ban thờ và văn phòng mới được sạch sẽ hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ
tới văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời, công ty Danko Travel tạo điều kiện giúp đỡ sinh
viên thực tập thực tế hơn nữa, giao cho sinh viên nhiều việc có liên quan cụ thể đến

ngành nghề hơn. Cụ thể như trong thời gian thực tập tôi rất ít khi được tiếp xúc với khách
hàng, cũng một phần do tôi còn non kinh nghiệm.
3.2 Bài học kinh nghiệm và đề xuất
Bước vào học kì II năm học 2017 -2018, cũng là học kì cuối của tôi bận rộn hơn
với việc thực tập tốt nghiệp này. Tuy nhiên, sau khi trải qua ba đợt thực tập gồm: thực tập
tổng hợp với chuyến đi đầy học hỏi và trải nghiệm; thực tập chuyên ngành tại Khách sạn
Marriott Hà Nội với những thực hành chuyên môn thực tiễn; Và đợt thực tập cuối với sự
trải nghiệm mới về một lĩnh vực không đúng chuyên ngành của tôi, nhưng thực sự rất thú
vị.
Cùng với đó tôi thấy sinh viên trường mình, đặc biệt sinh viên khoa du lịch học có
xuất phát điểm rất tốt nhưng khi đi thực tập, đi làm đều không nổi bật hơn so với các bạn
sinh viên trường nghề. Sự thực thì các bạn sinh viên thường đi sâu vào nghiên cứu, học
hỏi trên lí thuyết mà thiếu hẳn về lĩnh vực chuyên môn.
Từ đó tôi nhận thấy, khoa và nhà trường nên tổ chức thực tập từ năm thứ hai đại
học bởi việc thực tập giúp cho sinh viên trở nên năng động hơn, có những trải nghiệm
thực tiễn nhất, và có cơ hội tìm kiếm, định hướng nghề nghiệp tốt hơn. Đến bây giờ nghĩ
lại, tôi thấy có những cơ hội chính mình đã để nó trôi đi.
Điều quan trọng nữa, là đối với bài báo cáo thực tập này, cũng như các bài trước
đó việc hoàn thành bài báo cáo không chỉ cần sự cố gắng nỗ lực của bản thân mà còn là
công lao chỉ bảo giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên
hướng dẫn môn thực tập tốt nghiệp này là thầy Trịnh Lê Anh, cùng các thầy cô trong
khoa đã dành thời gian hỗ trợ, giúp đỡ chúng em hoàn thành bài các bài báo cáo trong
suốt 4 năm vừa qua.

22


KẾT LUẬN
Thời gian thực tập hơn một tháng không phải là một quãng thời gian quá dài,
nhưng nó là quá đủ cho một sinh viên năm thứ cuối như chúng tôi trải nghiệm thật với

công việc và thử sức mình ở nhiều vị trí. Đây cũng là cơ hội để mỗi cá nhân tự đánh giá
mình và lựa chọn cho mình một việc làm thích hợp nhất, qua đó vận dụng được hết
những kiến thức tích lũy được đồng thời phát huy hết khả năng, sở trường của mình.
Ngành du lịch nước ta những năm gần đây đang phát triển sôi nổi, với sự phát
triển của các sản phẩm dịch vụ du lịch. Tôi mong rằng sẽ có nhiều giải pháp bám sát thực
tiễn hơn nữa để Việt Nam sẽ là điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với du khách quốc tế.
Mặc dù đã tham khảo nhiều sách báo và ý kiến của thầy cô, bạn bè song bài viết
của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy
cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Du lịch học đã giúp em có
những kiếm thức trong suốt bốn năm học tại trường và đặc biệt là thầy hướng dẫn Trịnh
Lê Anh đã tạo điều kiện cho chúng em thực hiện tốt bài báo cáo này.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Lao
động, 2006.
2. Tài liệu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Danko.

24


PHỤ LỤC
1.

Giấp phép đăng kí kinh doanh.

25



×