Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại một số viện nghiên cứu trực thuộc viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.29 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO THỊ TRÀ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI MỘT SỐ VIỆN NGHIÊN CỨU TRỰC THUỘC
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số

: 60.34.04.10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, 201x


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Lê
Phản biện 1: PGS.TS. PHÍ MẠNH HỒNG
Phản biện 2: TS. TRẦN MINH YẾN

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại:
Học viện Khoa học Xã hội... giờ..….ngày.…..tháng…..năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế
xã hội và là khâu quan trọng mang tính tổng hợp.
Trong những năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ đã đạt
được những thành tựu đáng khích lệ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế,
yếu kém mà một trong những nguyên nhân chính là do cơ chế quản
lý tài chính còn nhiều bất cập.
Xuất phát từ thực tiễn, trong thời gian tới để đảm bảo hoàn thành
các nhiệm vụ chính trị được giao, vừa đảm bảo nâng cao đời sống
cho cán bộ, viên chức và người lao động đồng thời tăng nguồn thu
khác, Viện Hàn lâm KHXH cần thiết phải hoàn thiện công tác quản
lý tài chính. Vì vậy tôi đã chọn đề tài "Hoàn thiện công tác quản lý
tài chính tại một số Viện nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam" làm nội dung nghiên cứu cho luận văn
cao học của mình, với mong muốn đánh giá được thực trạng quản lý
tài chính ở một số Viện nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH
Việt Nam, chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn
chế trong công tác quản lý và sử dụng tài chính. Từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực
tài chính cho các đơn vị nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
- Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước “Hoàn thiện cơ chế, chính
sách tài chính nhằm huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các
nguồn lực tài chính trong ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu
(BĐKH) tại Việt Nam” do PGS.TS Hoàng Văn Hoan làm chủ nhiệm.
- Đề tài “Tổ chức công tác kế toán thu chi với việc tăng cường
tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc Bộ Y tế khu vực Hà

1


Nội”- Luận văn thạc sĩ của Tô Thị Kim Thanh.
- Đề tài “Hoàn thiện quản lý tài chính tại Viện Khoa học công
nghệ Mỏ-Vinacomin” - Luận văn thạc sĩ của Trần Thúy Hiền.
- Đề tài“Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập tại
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương”- Luận văn thạc
sĩ của Nguyễn Đức Thiện.
- Đề tài “Hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học công
lập tự chủ tài chính trên địa bàn TP.HCM”- Luận văn thạc sĩ của
Nguyễn Tấn Lượng.
- Đề tài: “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Viện Khoa học
Thủy lợi”- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Mỹ Ngọc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở phân tích, đánh
giá thực trạng quản lý tài chính qua các nội dung quản lý tài chính tại
một số Viện nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam,
từ đó chỉ ra được những thành tích đạt được, hạn chế và nguyên nhân
của những hạn chế nêu trên trong công tác quản lý tài chính. Luận
văn đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công
tác quản lý tài chính tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam nói chung và
các viện nghiên cứu nói riêng.
- Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện được mục đích nêu trên
luận văn có nhiệm vụ sau:
+ Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận của quản lý tài chính tại
các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại một số
Viện nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.


2


+ Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác
quản lý tài chính tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm
KHXH Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng và đánh giá công
tác quản lý tài chính tại một số Viện nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn
lâm KHXH Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý tài chính tại 06 Viện
nghiên cứu thuộc khối KHXH nhân văn (bao gồm: Viện Ngôn ngữ
học, Viện Khảo cổ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt
Nam, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Dân tộc học, Viện Nghiên
cứu Tôn giáo) trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam thực hiện
cơ chế tài chính theo quy định của Nghị định 115/2005/NĐ-CP (nay
được thay thế bởi Nghị định 54/2016/NĐ-CP) từ năm 2013 – 2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận, sử dụng các
phương pháp chung trong nghiên cứu khoa học và các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như phân tích tổng hợp, thống kê mô tả, so sánh và
tổng kết thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở
lý luận về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp khoa học và công
nghệ công lập. Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản lý tài
chính, đánh giá được những ưu điểm cũng như những hạn chế và
nguyên nhân của hạn chế đó, từ đó đưa ra được những giải pháp hữu
ích, phù hợp với các hoạt động đặc thù nhằm hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả của công tác quan lý tài chính và sử dụng các nguồn lực tài


3


chính tại của các Viện nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH
Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại đơn vị khoa
học sự nghiệp công lập.
Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại một số Viện
Nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại một số
Viện Nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP
1.1. Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính tại đơn vị sự
nghiệp khoa học và công nghệ công lập
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại đơn vị sự
nghiệp KH&CN công lập
a) Khái niệm: Theo giáo trình Quản lý Tài chính công của Nhà
xuất bản Tài chính “Các đơn vị sự nghiệp công lập là các đơn vị thực
hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy
trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. Hoạt

động của các đơn vị này không nhằm mục đích lợi nhuận mà chủ yếu
mang tính chất phục vụ. Các đơn vị này chủ yếu hoạt động trong lĩnh
vực kinh tế - văn hóa – xã hội” [9, tr25].
Đơn vị sự nghiệp công lập được xác định dựa trên những tiêu
chuẩn sau:
- Có văn bản quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan
có thẩm quyền ở Trung ương hoặc địa phương.
- Được nhà nước cấp kinh phí và tài sản để hoạt động thực hiện
nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và được phép thực hiện một số
khoản thu phí, lệ phí theo chế độ Nhà nước quy định.
- Có tổ chức bộ máy biên chế và bộ máy quản lý kế toán theo
chế độ nhà nước quy định.
- Có mở tài khoản tại kho bạc nhà nước để kiểm soát các khoản thu,
chi tài chính.
b) Đặc điểm
Một là, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập không nhằm
mục đích lợi nhuận trực tiếp.
5


Hai là, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập là cung cấp những
sản phẩm mang lại lợi ích chung, lâu dài và bền vững cho xã hội.
Ba là, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị
chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước.
c) Phân loại
Các tiêu chí phân loại bao gồm
- Căn cứ theo tính chất xã hội hay kinh tế kỹ thuật của dịch vụ Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động
- Theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006
của Chính phủ
- Theo quy định tại Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày

05/09/2005 của Chính phủ
- Theo quy định tại Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/06/2006
của Chính phủ
1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về quản lý tài chính
a) Khái niệm quản lý tài chính
Theo giáo trình Kinh tế chính trị học của Trường Đại học Kinh
tế quốc dân: “Tài chính là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền
với kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường. Đó là một hệ thống các
quan hệ kinh tế nhất định biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, phát sinh
trong quá trình hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm
phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân”[17, tr412].
Quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp KH&CN công lập
có một số đặc điểm tiêu biểu như sau:
- Mục tiêu quản lý
- Đối tượng quản lý
- Về chủ thể quản lý
6


- Về cơ chế quản lý
b)Yêu cầu của quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp KH&CN
công lập
- Thống nhất và tuân thủ nghiêm ngặt chế độ, chính sách Nhà
nước hiện hành.
- Bảo đảm tính tiết kiệm, hiệu quả.
- Quản lý chặt chẽ theo từng nguồn kinh phí và chi tiết theo từng
nội dung chi.
- Bảo đảm công khai, minh bạch
- Phân cấp quản lý hợp lý

- Đảm bảo nuôi dưỡng và khai thác hiệu quả các nguồn thu:
1.1.3. Nội dung QLTC tại đơn vị sự nghiệp KH&CN công lập
a) Quản lý thu tài chính tại đơn vị sự nghiệp
Quản lý nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp bao hàm việc quy
định nguồn thu, hình thức và công cụ quản lý nguồn thu của đơn vị
như tổ chức khai thác nguồn thu, mức thu, hình thức kiểm tra, kiểm
soát, kèm theo đó là các quy định, chế độ về quản lý nguồn thu của
đơn vị
- Tổ chức khai thác nguồn thu
- Quy định mức thu và kiểm tra, kiểm soát thu
b) Quản lý chi tài chính tại đơn vị sự nghiệp
- Các khoản chi của đơn vị sự nghiệp
+ Chi hoạt động thường xuyên:
+ Chi hoạt động không thường xuyên
+ Chi khác khách
- Quy định mức chi và kiểm soát chi
Việc quy định mức chi cần gắn với mục tiêu cuối cùng là hiệu
quả chi. Trong thực tiễn, để quản lý chi, các ĐVSN quy định mức chi
7


bằng cách thiết lập các định mức chi.Các định mức chi phải có tính
thực tiễn tức là phải phản ánh mức độ phù hợp của các định mức với
nhu cầu kinh phí cho hoạt động.Trong hoạt động chi tài chính các
đơn vị sự nghiệp cũng cần lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các hoạt động
hoặc nhóm mục chi sao cho với tổng số chi có hạn nhưng khối lượng
công việc vẫn hoàn thành và đạt chất lượng cao. Xây dựng quy trình
cấp phát các khoản chi chặt chẽ, hợp lý nhằm hạn chế tối đa những
tiêu cực nảy sinh trong quá trình cấp phát.
c) Quản lý trích lập và sử dụng các quỹ

- Việc trích lập quỹ: Đối với các đơn vị đang thực hiện cơ chế tài
chính theo quy định của Nghị định 115/2005/NĐ-CP, hàng năm sau
khi trang trải tất cả các khoản chi phí hợp lý, thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ đối với Nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi
còn lại (nếu có), tổ chức khoa học và công nghệ được trích lập các
quỹ theo quy định của pháp luật. Riêng
- Việc sử dụng các quỹ: do Thủ trưởng tổ chức khoa học và công
nghệ quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
1.2. Các công cụ quản lý tài chính
1.2.1. Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước
Bao gồm các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý tài chính
của các đơn vị sự nghiệp. Các văn bản pháp luật quy định các điều
kiện, chuẩn mực pháp lý cho các hoạt động tài chính tại các đơn vị.
1.2.2. Công tác kế hoạch
Công cụ này đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý tài chính,
giúp cho các khoản thu tài chính của ĐVSN được đảm bảo. Căn cứ
vào quy mô hoạt động, cơ sở vật chất, hoạt động sự nghiệp và hoạt
động khác trong năm báo cáo để có cơ sở dự kiến năm kế hoạch cho
từng đơn vị.
8


1.2.3. Quy chế chi tiêu nội bộ
Công cụ này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý tài
chính, đảm bảo các khoản thu chi tài chính của ĐVSN được thực
hiện theo quy định.
1.2.4. Hạch toán, kế toán, kiểm toán
Hạch toán kế toán là một phần không thể thiếu của quản lý tài
chính. Để ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu sử
dụng thông tin của các nhà quản lý, đòi hỏi công tác ghi chép, tính

toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản,
quá trình và kết quả hoạt động sử dụng kinh phí của đơn vị phải kịp
thời, chính xác.
1.2.5. Hệ thống thanh tra, kiểm tra
Công cụ này cho phép chủ động ngăn ngừa các hiện tượng tiêu
cực về tài chính trong hoạt động thu chi tài chính của các ĐVSN.
Phát hiện ngăn chặn những hành vi sai trái, tiêu cực trong QLTC.
1.2.6.Tổ chức bộ máy quản lý tài chính
Bộ máy QLTC của một đơn vị là tập hợp những người làm công
tác tài chính, kế toán tại đơn vị cùng với các phương tiện trang bị
dùng để ghi chép, tính toán xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến
công tác tài chính tại đơn vị từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến
khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin kinh tế về các hoạt động
của đơn vị.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý tài chính tại đơn vị
khoa học sự nghiệp công lập
1.3.1. Khung pháp lý về quản lý tài chính
Khung pháp lý về quản lý tài chính của Nhà nước là toàn bộ các
chính sách, chế độ tài chính thống nhất trong các cơ quan Nhà nước
mà các đơn vị sự nghiệp công lập phải tuân thủ. Khung pháp lý về
9


QLTC của Nhà nước, các công cụ về định mức chi tiêu, danh mục
được phép chi tiêu, quy trình xét duyệt và cấp ngân sách, phân cấp
quản lý chi tài chính công … có vai trò quan trọng.
1.3.2. Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp
a) Đặc điểm của ngành
- Đặc điểm hoạt động của ngành là một trong những nhân tố ảnh
hưởng lớn đến công tác quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp.

- Nhìn chung, do chịu tác động của những cơ quan quản lý ngành
nên cơ chế quản lý theo ngành các đơn vị sự nghiệp thường chặt chẽ
hơn quy định chung của Nhà nước.
- Đối với ngành KHXH: Nhà nước chưa thực sự coi trọng vai trò
của khoa học xã hội trong đời sống, trong hoạch định chiến lược phát
triển bền vững đất nước; chưa đầu tư nguồn lực tài chính xứng tầm
cho nghiên cứu khoa học xã hội.
b) Quy mô, tầm quan trọng của đơn vị sự nghiệp
- Quy mô, tính phức tạp và tầm quan trọng của từng đơn vị sự
nghiệp cũng ảnh hưởng đến quản lý tài chính nội bộ đơn vị.
- Thường các đơn vị sự nghiệp có tầm quan trọng thì Nhà nước
sẽ ưu tiên hơn trong cấp phát vốn đầu tư và cấp kinh phí thường
xuyên, ngay cả trong các thời kỳ khó khăn.
- Đối với các đơn vị KHXH: Nguồn tài chính dành cho nghiên
cứu ngành khoa học xã hội và nhân văn còn thấp, vụn vặt.
1.3.3. Năng lực QLTC nội tại của đơn vị sự nghiệp
- Trình độ cán bộ quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp
- Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị sự nghiệp

10


Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ VIỆN
NGHIÊN CỨU TRỰC THUỘC VIỆN HÀN LÂM KHXH VN
2.1. Khái quát về bộ máy tổ chức của Viện Hàn lâm KHXH VN
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Viện Hàn lâm KHXH VN
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - tên giao dịch quốc tế
là Vietnam Academy of Social Sciences (VASS).
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc

Chính phủ, có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa
học xã hội; cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước
trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa;
2.1.2. Cơ cấu tổ chức Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
* Lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam:
- GS.TS Nguyễn Quang Thuấn: Chủ tịch Viện Hàn lâm
- PGS.TS Bùi Nhật Quang: Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm
- GS.TS Phạm Văn Đức: Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm
- PGS.TS Đặng Nguyên Anh: Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm
* Ban chức năng
- Ban Tổ chức cán bộ

- Ban Kế hoạch - Tài chính

- Ban Quản lý khoa học

- Ban Hợp tác quốc tế

- Văn phòng

- Ban Thi đua Khen thưởng

* Khối các Viện nghiên cứu Nhân văn
- Viện Sử học

- Viện Văn học

- Viện Ngôn ngữ học


- Viện NC Hán Nôm

- Viện Dân tộc học

- Viện Khảo cổ học
11


- Viện Nghiên cứu Văn hoá

- Viện Nghiên cứu Tôn giáo

- Viện Gia đình và Giới

- Viện Từ điển học & BKT VN

* Đối với các Viện Nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm
KHXH Việt Nam cơ cấu tổ chức như sau:
- Lãnh đạo Viện: 01 Viện trưởng chịu trách nhiệm điều hành
chung hoạt động toàn Viện; 02 Phó Viện trưởng được phân công cụ
thể phụ trách các lĩnh vực như: Khoa học, Tạp chí, Tổ chức cán bộ,
Tài chính, Hành chính, PCCC và một số lĩnh vực công tác khác.
- Các phòng chức năng: Phòng Tổ chức – Hành chính; Phòng
Quản lý Khoa học và HTQT; Phòng Thư viện
- Các phòng chuyên môn: theo chức năng nhiệm vụ của viện.
2.1.3. Bộ máy quản lý tài chính của một số Viện Nghiên cứu
trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
Công tác tài chính kế toán của đơn vị chịu sự kiểm tra, giám sát,
kiểm toán của các cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính, Ban Kế

hoạch Tài chính Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và các tổ chức đoàn
thể trong đơn vị (Chi bộ, Công đoàn, Thanh tra).
2.2. Thực trạng QLTC tại một số Viện nghiên cứu trực
thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
2.2.1. Thực trạng công tác tài chính kế toán tại các đơn vị trực
thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
- Việc xây dựng dự toán ngân sách hàng năm và xây dựng dự
toán, quyết toán kinh phí các đề tài, nhiệm vụ khoa học còn nhiều
lúng túng, bất cập.
- Xét về mặt quản lý, theo TTLT 55, dự toán kinh phí quản lý
chung nhiệm vụ KH&CN bằng 5% tổng dự toán, tương đương với 20
triệu đồng trong 2 năm, trong khi đó theo TTLT 44 là 15 triệu
đồng/năm (30 triệu/2 năm).
12


- Cho đến nay khung pháp lý quy định định mức chi cho các
hoạt động đặc thù chưa được đổi mới, có những văn bản quy định
định mức chi từ năm 1998, 2007 đến nay vẫn còn được áp dụng, điều
này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý tài chính.
- Tuy được giao quyền tự chủ về tài chính, nhưng nhiều đơn vị
vẫn chưa chủ động trong việc sử dụng ngân sách, trích lập, sử dụng
các quỹ và chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức trong đơn vị
mình. Nhiều đơn vị chưa nhận thức được việc tự kiểm tra tài chính,
công khai tài chính và kiểm kê quỹ theo quy định là một công việc
thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ
làm công tác tài chính kế toán còn nhiều hạn chế, còn buông bỏng
chưa được chú trọng.
- Một số đơn vị không cập nhật kịp thời các văn bản quy phạm

pháp quy mới để chỉnh sửa, bổ sung vào Quy chế chi tiêu nội bộ của
đơn vị cho phù hợp.
2.2.2. Thực trạng quản lý nguồn thu
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp nguồn thu tại 6 Viện Nghiên cứu
Năm 2013
Đơn vị

Nguồn
thu

Năm 2014

Năm 2015

Số tiền

TT

Số tiền

TT

Số tiền

TT

(tr.đ)

(%)


(tr.đ)

(%)

(tr.đ)

(%)

6.972,5

97,98

7.105,7

98,32

7.357,9

98,58

Viện Ngôn

NSNN

ngữ học

Thu khác

143,5


2,02

121,2

1,68

106,1

1,42

NSNN

7.231

99.79

7.718

99.37

7.647

99.74

15

0.21

49


0.63

20

0.26

8.954,4

96,20

9.101,7

98,81

10.883,8

97,05

354,1

3,80

109,2

1,19

330,6

2,95


Viện

Từ

điển học

Thu khác

Viện Khảo

NSNN

cổ

Thu khác

13


Viện

NC

NSNN

Hán Nôm

Thu khác

Viện Dân


NSNN

tộc

Thu khác

Viện

NC

Tôn Giáo

NSNN
Thu khác

8.707,0

98,94

8.703,6

99,41

8.436,5

99,12

92,9


1,06

51,9

0,59

75,3

0,88

6.556,8

98,99

6.373,7

98,62

6.352,9

98,03

67,2

1,01

89,5

1,38


127,3

1,97

5.439,8

97,38

6.526,3

98,73

7.729,4

98,13

146,1

2,62

83,7

1,27

147,1

1,87

(Nguồn: BCTC các Viện năm 2013-2015)
Do đó nguồn thu chiếm tỷ lệ cao nhất là ngân NSNN chiếm

khoảng 97-98% tổng nguồn thu, nguồn này chủ yếu từ loại 370
khoản 372. Nguồn thu khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 2-3% chủ
yếu từ việc bán tạp chí chuyên ngành và đề tài hợp tác với các đối tác
bên ngoài.
a) Nguồn thu Ngân sách Nhà nước
NSNN cấp cho các Viện dựa trên cơ sở nhiệm vụ được giao,
nhiệm vụ được cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời dựa vào số
lượng biên chế, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền quyết định.
Nguồn Ngân sách nhà nước cấp cho Viện bao gồm:
- Kinh phí chi thường xuyên: Để chi trả cho con người, chi hoạt
động bộ máy, chi sửa chữa nhỏ, chi phí chuyên môn khác.
- Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ:
Để chi trả thực hiện đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở,
hoạt động khoa học chung.
- Kinh phí không thường xuyên: sử dụng để mua sắm tài sản,
sửa chữa lớn.
b) Quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và nguồn thu khác

Đặc điểm chung ở các Viện là nguồn thu này chiếm tỷ trọng rất
nhỏ trong tổng nguồn thu, còn rải rác ở rất ít các Viện (Viện Văn
14


học…). Đặc biệt nguồn thu này tăng giảm không đều qua các năm.
Các đơn vị xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng và khai thác các
nguồn thu:
- Nguồn thu các dự án, đề tài/nhiệm vụ bên ngoài Viện Hàn lâm.
- Các đơn vị cũng có thể khai thác kinh phí tiết kiệm được khi
thực hiện đề tài/dự án.

- Nguồn thu khác: Thu thanh lý tài sản, thu lãi tiền gửi ngân
hàng (tùy tính chất nguồn thu, đơn vị quyết định xử lý số thu lãi tiền
gửi ngân hàng theo chế độ hiện hành).
2.2.3. Thực trạng quản lý các khoản chi
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp nguồn chi tại 6 Viện Nghiên cứu
Đơn vị

Nguồn
chi

Viện

NSNN

Ngôn ngữ

Chi khác

Viện

NSNN

Từ

điển học

Chi khác

Viện Khảo


NSNN

cổ học

Chi khác

Viện

NC

NSNN

Hán Nôm

Chi khác

Viện Dân

NSNN

tộc

Chi khác

Viện

NC

Tôn Giáo


NSNN
Chi khác

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Số tiền

TT

Số tiền

TT

Số tiền

TT

(tr.đ)

(%)

(tr.đ)

(%)

(tr.đ)


(%)

6.972,5

97,98

7.033,0

98,31

7.408,4

99,11

143,5

2,02

121,2

1,69

66,5

0.89

7.231,0

98,48


7.718,0

97,41

7.647,0

97,66

15

1.52

49

2.59

20

2.34

8.271,7

96,54

8.479,5

99,03

10.358,1


99,18

297,0

3,47

83,4

0,97

85,5

0,82

8.707,1

99,40

8.552,1

99,61

8.430,7

99,58

52,7

0,60


33,8

0,39

36,4

0,43

6.500,6

99,66

6.463,2

99,17

6.352,9

99,54

22,1

0,34

53,7

0,82

29,2


0,46

5.178,1

97,25

6.021,5

99,17

6.852,8

99,34

146,1

2,74

50,3

0,83

45,7

0,66

(Nguồn: BCTC các Viện năm 2013-2015)
15



Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng chi của các Viện bao gồm
chi từ nguồn NSNN và chi khác và có xu hướng tăng lên qua các
năm. Trong đó chủ yếu tăng lên từ nguồn ngân sách nhà nước cấp.
Chi từ nguồn thu khác có xu hướng giảm dần.
a) Quản lý chi từ nguồn NSNN
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp cơ cấu chi tại 6 Viện từ năm 2013-2015
Đơn vị

Nội dung
chi

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Số tiền

TT

Số tiền

TT

Số tiền

TT


(tr.đ)

(%)

(tr.đ)

(%)

(tr.đ)

(%)

3.252,2

46,64

3.663,6

52,09

3.767,9

50,86

Viện

Con người

Ngôn ngữ


QLHC

644,7

9,25

711,6

10,12

840,5

11,35

học

NCKH

2.332

33,45

2.174

30,91

2.274

30,69


606

8,69

419

5,96

416

5,62

Không TX

137,6

1,97

64,8

0,92

110

1,48

3.977

55,00


4.339

56,22

4.489

57,27

CM khác
Viện

Từ

Con người

điển

học

QLHC

770

10,65

746

9,67

829


10,84

Bách

NCKH

1.950

26,97

2.100

27,21

1.850

25,63

&

khoa thư

CM khác

424

5,86

332


4,30

300

3,92

VN

Không TX

110

1,52

201

2,60

179

2,34

Viện

Con người

4.153,0

46,42


4.565,3

53,26

4.652,9

44,92

QLHC

801,0

8,95

700,8

8,18

1.577,6

15,23

NCKH

3.401,6

38,02

2.675,9


31,22

3.504,2

33,83

526,5

5,88

537,4

6,27

600,5

5,80

Không TX

64,9

0,73

93,0

1,08

22,9


0,22

Viện NC

Con người

4.496,1

51,64

4.447,0

52,00

4.016,9

46,98

Hán Nôm

QLHC

971,4

11,16

975,5

11,41


1.406,5

16,45

NCKH

2.481,7

28,50

2.623,0

30,67

2.543,2

29,75

Khảo

cổ

học

CM khác

16



CM khác

673,8

7,74

419,0

4,90

464,1

5,43

Không TX

84,0

0,96

87,6

1,02

119,1

1,39

Viện Dân


Con người

3.257,4

50,11

3495,2

54,08

3.625,8

57,07

tộc học

QLHC

1.474,0

22,67

1274,1

19,71

1.146,6

18,05


NCKH

1.483,3

22,82

1495,8

23,14

1.345,0

21,17

197,4

3,04

133,3

2,06

145,4

2,29

Không TX

88,6


1,36

64,8

1,00

90,1

1,42

Viện NC

Con người

2.750,1

53,11

2.806,7

46,61

2.960,8

43,21

Tôn giáo

QLHC


760,9

14,70

939,4

15,60

1.239,0

18,08

NCKH

1.052,6

20,33

1.629,7

27,06

2.042,0

29,80

565,5

10,92


584,5

9,71

518,0

7,56

49,0

0,95

61,2

1,02

93,0

1,36

CM khác

CM khác
Không TX

(Nguồn: BCTC 6 Viện Nghiên cứu năm 2013-2015).
- Chi cho con người: đây là khoản chi chiếm tỷ lệ lớn nhất trong
tổng NSNN cấp (khoảng từ 30-50%), tỷ lệ này tùy thuộc vào cơ cấu
tổ chức của Viện và có xu hướng tăng lên do Nhà nước điều chỉnh
tăng mức lương nhằm cải thiện cuộc sống của cán bộ viên chức.

- Chi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: là khoản chi chiếm
tỷ lệ lớn thứ hai trong tổng NSNN được cấp khoảng 30-40%. Hiện
nay việc quản lý chi trong nghiên cứu khoa học còn gặp phải một số
vướng mắc gây ảnh hưởng tới công tác quản lý tài chính:
+ Tại một số Viện nghiên cứu đặc thù, việc xây dựng định mức
chi gặp nhiều khó khăn bất cập do khung pháp lý tài chính quy định
mức chi tiêu chưa có hoặc có nhưng ban hành từ những năm 1998,
2007 cho đến nay vẫn được áp dụng.
+ Hiện nay các đơn vị áp dụng các quy định này vẫn còn nhiều
lúng túng trong việc lượng công lao động bằng ngày công lao động
17


cụ thể, hạch toán kế toán phần tiền công chi trả cho cán bộ.
- Chi quản lý hành chính: là khoản chi chiếm tỷ lệ trung bình
trong tổng ngân sách cấp khoảng 10-20%.
- Chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm: đây là khoản chi chiếm tỷ
lệ thấp nhất trong tổng NSNN được cấp khoảng 5-8%.
- Chi không thường xuyên: khoản chi này thường chiếm tỷ lệ rất
nhỏ khoảng 2-3%.
b) Quản lý chi khác
Khoản chi này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi của Viện, dưới
2% tổng chi, giảm dần qua các năm, chủ yếu chi từ nguồn thu bán tạp
chí sau khi trích 40% tiền thu bán tạp chí bổ sung nguồn cải cách tiền
lương và chi thực hiện các đề tài hợp tác với đối tác bên ngoài.
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại một số Viện
Nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trong thời gian qua
đã ban hành các quy định về quản lý tài chính, phân bổ ngân sách,

xây dựng dự toán đề tài, nhiệm vụ KH&CN, định mức, cơ chế khoán
chi sử dụng kinh phí NSNN.
Thứ hai, năm 2016 Viện Hàn lâm đã tiến hành thay đổi phần
mềm kế toán mới cho toàn bộ hệ thống các đơn vị thuộc và trực
thuộc Viện Hàn lâm.
Thứ ba, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã ban hành Quy chế
QLTC tại Viện Hàn lâm theo quyết định số 2633QĐ/KHXH ngày
22/12/2016.
Thứ tư, từ năm 2015 Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã kiện
toàn lại công tác đào tạo, tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ làm công
tác tài chính kế toán. .
18


2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế
Một là, các định mức chi quá chi tiết và cứng nhắc, chậm thay
đổi (có những quy định từ năm 1998), chưa tính đến tính các hoạt
động đặc thù.
Hai là, quy chế chi tiêu nội bộ nhiều đơn vị được xây dựng từ
nhiều năm trước, đến nay chưa được bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp
với các quy định mới của Nhà nước và của Viện Hàn lâm (ví dụ:
Viện Ngôn ngữ học, Viện Dân tộc học…)
Ba là, năng lực quản lý và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
cán bộ làm công tác tài chính kế toán còn nhiều hạn chế.
Bốn là, hiệu quả sử dụng nguồn NSNN cho nghiên cứu khoa học
xã hội chưa cao, việc thanh quyết toán còn mang tính hình thức chưa
gắn với tình hình thực tế.
Năm là, nguồn thu của các Viện nghiên cứu chưa đa dạng, chủ
yếu vẫn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào NSNN để thực hiện các đề

tài nghiên cứu khoa học, chưa ý thức để nâng cao thu nhập và khuyến
khích cán bộ làm việc một cách có hiệu quả.
Sáu là, công tác tự kiểm tra tài chính chưa thực hiện liên tục,
thường xuyên, còn hạn chế trong việc ngăn chặn sai sót và gian lận
tài chính tại đơn vị.
b) Nguyên nhân hạn chế
Thứ nhất, các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thực sự quan tâm
sâu sát tới công tác nghiên cứu khoa học đặc biệt trong lĩnh vực Khoa
học xã hội.
Thứ hai, Lãnh đạo các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành thuộc
lĩnh vực khoa học xã hội còn chưa thực sự sát sao, còn buông lỏng
trong công tác QLTC. Bên cạnh đó kế toán các đơn vị chưa thực sự
19


tận tâm với nghề, làm việc còn mang tính hình thức, đối phó, không
thường xuyên trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo
đúng yêu cầu.
Thứ ba, việc lập kế hoạch quản lý chi cho từng khâu của đề tài
nghiên cứu gặp nhiều khó khăn. Do đặc thù của ngành nghiên cứu
khoa học xã hội, sản phẩm của các đơn vị nghiên cứu là những đề tài
nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực xã hội, nhân văn nên tính ứng
dụng còn mơ hồ, chưa được chú trọng.
Thứ tư, các đơn vị chưa nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của
các tổ chức đoàn thể để có sự phối hợp chặt chẽ nhằm phát hiện
những sai sót, gian lận trong QLTC tại đơn vị.

20



Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI MỘT
SỐ VIỆN NGHIÊN CỨU TRỰC THUỘC VIỆN HÀN LÂM
KHXH VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển và nhiệm vụ hoàn thiện công tác QLTC

3.1.1. Định hướng phát triển tại một số Viện nghiên cứu trực
thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
- Kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực chuyên môn của
mỗi đơn vị.
- Quản lý về tổ chức, bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức
theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc trong đơn vị..
- Đối với công tác tài chính: Xác định các nguồn thu chủ yếu,
tìm biện pháp khuyến khích tăng nguồn thu khác, giảm chi, tự chủ
các nguồn tài chính.
3.1.2. Nhiệm vụ hoàn thiện công tác QLTC của một số Viện
nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
Thứ nhất, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị
Thứ hai, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài chính
Thứ ba, đảm bảo nguồn tiền lương tăng thêm cho cán bộ, viên
chức, người lao động
Thứ tư, chủ động tạo ra nguồn thu, sử dụng nguồn tài chính một
cách hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế những khoản chi ngoài dự kiến.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại một số Viện
nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
Thứ nhất, xây dựng định mức chi phù hợp với đặc thù khoa học
xã hội.
Thứ hai, các nhà nghiên cứu phối hợp với nhà quản lý và hội
đồng khoa học, hội đồng thẩm định để có cơ sở định lượng ngày
21



công lao động đảm bảo đo lường một cách chính xác, thống nhất
thành quả của nghiên cứu khoa học.
Thứ ba, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của
lãnh đạo và cán bộ làm công tác tài chính.
Thứ tư, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các khoản chi
Thứ năm, giải pháp quản lý, nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu.
Thứ sáu, tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai tài chính
3.3. Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp hoàn thiện
QLTC tại một số Viện nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm
KHXH Việt Nam
3.3.1. Đối với Viện nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm
KHXH Việt Nam
Thứ nhất, Lãnh đạo và kế toán các đơn vị phải tự ý thức trách
nhiệm và vai trò của mình trong công tác QLTC tại đơn vị mình.
Thứ hai, tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng
cao vai trò giám sát của các tổ chức, đoàn thể quần chúng, ban thanh
tra nhân dân trong việc tự kiểm tra tài chính, công khai minh bạch tài
chính nhằm tránh các biểu hiện tiêu cực.
Thứ ba, tăng cường quản lý các khoản chi, xây dựng định mức,
kế hoạch và kiểm soát chi phù hợp với đặc thù của đơn vị.
Thứ tư, tích cực tìm kiếm và hợp tác với các cơ quan, các doanh
nghiệp nhằm tăng nguồn thu và ứng dụng các sản phẩm nghiên cứu
cho xã hội.
3.3.2. Đối với Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
Thứ nhất, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam nên phối hợp với các
đơn vị và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan để đề xuất xây
dựng khung pháp lý về tài chính phù hợp với tình hình thực tế đối với
các hoạt động đặc thù.

22


Thứ hai, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam nên xây dựng chế tài
thưởng, phạt trong QLTC, có các hình thức xử lý sai phạm tài chính
trong phạm vi Viện Hàn lâm.
Thứ ba, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ,
phổ biến và hướng dẫn các văn bản, chế độ mới về công tác QLTC
cho Lãnh đạo và kế toán các đơn vị để lãnh đạo và kế toán các đơn vị
được cập nhật kịp thời.
3.3.3. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Thứ nhất, một hệ thống pháp luật hoàn thiện và các văn bản
pháp quy đồng bộ phù hợp với từng hoạt động đặc thù sẽ tạo môi
trường pháp lý thuận lợi cho các đơn vị trong công tác QLTC.
Thứ hai, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích phát triển khoa
học công nghệ quốc gia, đặc biệt chú trọng nhiều hơn nữa cho nghiên
cứu khoa học xã hội.

23


×