Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

sáng kiến kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.37 KB, 48 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thò Thu Thuỷ Trường
THPT Đồng Xoài
"Tạo vật tốt đẹp nhất ở trên thế gian này là
con người được hấp thụ một nền giáo dục tốt
đẹp"(pictét)
ĐỀ TÀI:
MỘT VÀI NGHỆ THUẬT QUẢN LÝ
LỚP CHỦ NHIỆM CÓ HIỆU QUẢ
"Kinh nghiệm là một ông thầy tốt nhất
trong những ông thầy, chỉ có điều là học
phí đã phải trả quá nặng"(CácLil).
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thò Thu Thuỷ Trường
THPT Đồng Xoài
MỘT SỐ QUY ƯỚC VỀ VIẾT TẮT TRONG SÁNG
KIẾN NÀY
- GVCN : Giáo viên chủ nhiệm
- HS : học sinh
- XHCN : Xã hội chủ nghóa
- ĐHBK : Đại học bách khoa
- GV : Giáo viên
- GVBM : Giáo viên bộ môn
- BCS : Ban cán sự
- PHT : Phó học tập
- BCH: Ban chấp hành
- SLL : Sổ liên lạc
- KT : Kiểm tra
- ĐTDĐ : Điện thoại di động
- X-S-Đ : xanh - sạch - đẹp
- CP, KP : Có phép, không phép
- HK : Hạnh kiểm


Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thò Thu Thuỷ Trường
THPT Đồng Xoài
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thò Thu Thuỷ Trường
THPT Đồng Xoài
I. L Ý DO CHỌN ĐỀ TÀI:
E.Laboulaye từng nói: "Mọi người sinh ra trên đời đều có quyền tuyệt đối
được giáo dục. Không giáo dục một đứa trẻ là nhốt nó vào cảnh ngu đần, khốn
nạn". Thiết nghó, một đứa trẻ sinh ra vốn đã được quyền sống, quyền làm người
và tất sẽ được quyền giáo dục thành người.
Như ta biết, một dân tộc muốn tiến bộ thì phải cần dân trí và dân tâm. Dân trí
là để phát triển và mở mang đất nước; Dân tâm là để hướng về chân, thiện, mỹ.
Muốn khai mang và phát triển đất nước cũng như bảo vệ trường tồn những giá trò
văn hóa truyền thống của dân tộc thì ắt phải có giáo dục. Thế nhưng, giáo dục
như thế nào để con người không rơi vào cảnh thiếu ý thức về nhân phẩm, mất
tính nhân văn, suy đồi về đạo đức ? Đó là cả một vấn đề lớn của toàn xã hội nói
chung và của ngành giáo dục nói riêng. Bởi một con vật sinh ra đã có tất cả
những gì thuộc về nó, còn con người thì như chủ tòch Hồ Chí Minh đã từng
nói:"Hiền dữ do đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên".
"Lý tưởng của giáo dục là phải dạy con người không chạy theo tình trạng hiện
thời của nhân loại mà theo lý tưởng đẹp đẽ về tương lai, nghóa là lý tưởng của
nhân loại và đònh mệnh hoàn bò"(Kant). Vậy, để hướng đến việc giáo dục toàn
diện cho học sinh, chúng ta -những chủ nhân "trồng người" phải đào luyện cho trẻ
cả về đạo đức(tâm hồn), trí tuệ, thể dục và mỹ dục. Trí là học để biết; đức là học
để thực hiện sự sống, thanh lọc tâm hồn; mỹ là học để biết trân trọng những giá
trò văn hóa truyền thống của dân tộc, làm đẹp quê hương, làm giàu cho đất nước;
thể là học để rèn luyện thân thể khỏe mạnh, cho tinh thần tráng kiệt, cho trí óc
minh mẫn. Cái biết ở nhà trường là hành trang bước vào đời, là nhòp cầu đưa vào

ngưỡng cửa cuộc đời muôn mặt. Thế nhưng, từ học đường ra xã hội không chỉ có
Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thò Thu Thuỷ Trường
THPT Đồng Xoài
bằng cấp, danh vọng, đòa vò mà cần phải có đức hạnh thì giá trò con người mới
được nâng cao toàn diện. Có như vậy, xã hội mới mong được tốt đẹp.
Tiếc thay, thực tế tỉ lệ nghòch với lý tưởng giáo dục mà xã hội đặt ra. Khi
nền kinh tế chuyển biến, nâng đời sống vật chất và tinh thần của người dân lên
thì hiện tượng học sinh vi phạm nội quy trường lớp, thậm chí vi phạm pháp luật
ngày một tăng lên. Lớp học có lúc không còn là nơi để các em hàng ngày rèn
luyện bản thân mà là một khối hỗn hợp, một nơi tụ tập để học đòi, ăn chơi, lêu
lỏng...Tính trung thực, ý thức vẹ sinh cá nhân, ý thức bảo vệ môi trường sạch đẹp,
ý thức rèn luyện nói lời hay làm việc tốt, tuân thủ nề nếp, kỷ luật kỷ cương, xây
dựng tình thương và trách nhiệm ở các em dường như ngày một xa vời. Những
tiếng thở dài ngao ngán, những cái lắc đầu chán chường, những khuôn mặt buồn
rầu giận dữ, những bước đi nặng nề của thầy cô giáo từ trong lớp học bước ra đã
nói lên điều này.
Nguyên nhân nào đã gây nên tình trạng như thế ?
-N hìn từ phía gia đình : Vì nhu cầu vật chất, vì hoàn cảnh xã hội đặt căn bản
tiền tài trên lợi danh. Tất cả điều lệ thuộc vào đồng tiền. Vì vậy, có không ít
người đã dùng mọi cách, mọi phương tiện để đạt được mục đích. Trong đó có
người làm ngày làm đêm vất vả để tạo ra đồng tiền, có ngưòi phạm pháp để mưu
cầu trục lợi cho bản thân và gia đình. Chính vì vấn đề mưu sinh quá nặng trong
bối cảnh kinh tế thò trường như hiện nay mà đa số cha mẹ, gia tộc ít quan tâm, gần
gũi, chia sẻ, động viên và dạy dỗ con cái nên người.
- V ề phía xã hội : Thời buổi công nghệ, máy móc thay thế sức người cũng như
óc sáng tạo của con người ngày càng tinh vi hơn. Thay vì những buổi rong chơi
nơi nơi đầu làng cuối xóm để nghe, để thấy những phong tục tập quán, những trò
chơi dân gian thì các em chỉ quây quần bên máy vi tính, Internet, ti vi, game,đời
sống bò thu hẹp trong bốn bức tường, cộng với nếp sống tự do Tây Tàu thâm nhập,

các em sớm tiếp xúc với các hình ảnh mang tính chất khiêu dâm từ sách báo,
phim ảnh, lời quảng cáo láo khoét, các kiểu quần áo hở hang, nếp sống chạy theo
khoa bảng,v.v...Biết bao nhiêu bất công và bất lương trong cuộc sống thường nhật
Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thò Thu Thuỷ Trường
THPT Đồng Xoài
xảy ra. Bao nhiêu đó thôi cũng đủ cho các em thấy rằng mình như đang đứng
trước ngã năm ngã bảy đường, nếu như không có người hướng đạo tốt chỉ đường
cho các em đi thì sẽ vấp ngã ngay trên đường đời tấp nập xô bồ trong cuộc sống
hiện tại và tương lai. Bởi vì, mỗi ngã rẽ là một bước ngoặt quyết đònh cho cuộc
đời. Và giáo viên chủ nhiệm chính là người hướng đường, hướng đạo cho các em
đi đúng lối để rèn luyện các em thành tài-thành người hữu dụng cho gia đình và
xã hội.
- V ề phía nhà trường : Nhìn chung giáo viên đứng lớp chỉ chú trọng đầu tư
công sức cũng như thời gian cho việc truyền đạt kiến thức. Giáo viên chỉ băn
khoăn lo lắng làm sao để "rót" cho hết một khối lượng kiến thức khổng lồ với với
thời gian có hạn ? Làm sao để học sinh vừa nắm được bài vừa không trễ chương
trình ? Giáo viên chưa thật sự chú trọng đến việc "dạy người". Giáo viên chủ
nhiệm, bên cạnh một số ít người có lòng nhiệt huyết, yêu nghề, yêu người, coi
việc dạy chữ như dạy người thì đa số giáo viên hoặc vì gánh nặng gia đình, hoặc
vì sự tha hóa của cuộc sống, hoặc vì bất lực trước tình trạng đạo đức xuống cấp
của học sinh, hoặc thờ ơ, hoặc rất nhiệt tình nhưng không có nghệ thuật ứng xử,
không có biện pháp giáo dục thích hợp, không có kỹ thuật quản lý lớp chủ nhiệm
có hiệu quả cho nên dẫn đến tình trạng lớp học trì trệ, lộn xộn, vô tổ chức, vô kỷ
luật, vắng học, bỏ học nhiều, nói tục, chửi thề, lừa thầy dối bạn v.v...dường như
đã trở thành thói quen tật xấu in hằn trong nếp sống và nếp nghó của các em.
Tôi không chắc khẳng đònh từ phía nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng như
trên. Nhưng là một giáo viên trong nghề có tâm huyết, có lòng yêu nghề, yêu
người, tôi đây không khỏi chạnh lòng nhức nhối về thực trạng trên. Thế nhưng, tôi
vẫn tin rằng về bản chất con người, dù học sinh có hư hỏng, có bò tiêm nhiễm tật

xấu đến đâu nhưng trong sâu thẳm tâm hồn còn non nớt ấy các em vẫn tìm ẩn
những ước mơ, những nguyện vọng thầm kín đầy nhân bản và hồn nhiên. Các em
cần sự đồng cảm, sự yêu thương, sự uốn nắn, sự dạy dỗ từ cha mẹ, thầy cô, đặc
biệt là vai trò của giáo viên chủ nhiệm là hết sức quan trọng và cần thiết. Họ thực
sự là cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành đơn vò tập thể XHCN mang tính
chất giáo dục toàn diện, phát huy những khả năng tiềm ẩn của học sinh.
Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thò Thu Thuỷ Trường
THPT Đồng Xoài
Kính thưa quý vò đồng nghiệp !
Giáo dục nhân cách cho học sinh là một vấn đề rất được quan tâm của nền
giáo dục nước nhà. Là một giáo viên chủ nhiệm tốt, không chỉ là mong muốn của
riêng tôi mà là mong muốn của tất cả giáo viên dạy ở trường phổ thông. Trong
cuộc mưu sinh, con người phải vật lộn với cuộc sống vì gánh nặng gia đình có bao
nhiêu người đi dạy kiếm tiền nhưng cũng có biết bao nhiêu người đi dạy vì tình
yêu nghề nghiệp. Họ phấn đấu dạy thật tốt, hướng dẫn học sinh học thật giỏi.
Điều nàykhông chỉ học sinh mà chính họ cũng tìm thấy niềm vui và hạnh phúc
lớn lao khi học sinh mình thành đạt.
Xuất phát từ những mong muốn trên, trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm tòi,
học hỏi ở những bậc vó nhân, thiện nhân, học ở đồng nghiệp, ở học sinh thân yêu
sau mỗi tiết dạy, học ở mọi lúc mọi nơi để tích lũy cho mình vốn sống thật phong
phú, phương pháp giáo dục và quản lý lớp có hiệu qủa. p dụng vào thực tiễn
chủ nhiệm, tôi đã đạt được nhiều kết quả cao như mong muốn. Từ đó rút ra thành
sáng kiến kinh nghiệm. Hy vọng rằng qua "
MỘT VÀI NGHỆ THUẬT QUẢN
LÝ LỚP CHỦ NHIỆM CÓ HIỆU QUẢ"
này sẽ giúp cho đồng nghiệp có
thêm tư liệu tham khảo, đồng thời giúp ích phần nào cho mục tiêu nâng cao chất
lượng giáo và quản lý học sinh của trường ta nói riêng và của ngành giáo dục nói
chung.

Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm mang tính chủ quan của bản thân người viết
nên những phiếm khuyết chắc chắn là điều không tránh khỏi. Mong rắng sẽ nhận
được sự đóng góp ý kiến cũng như lời phê bình chân tình từ phía đồng nghiệp, ban
chỉ đạo chuyên môn để đề tài này ngày một hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm
ơn!
II G IỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Xây dựng một lớp học tiên tiến vững mạnh trên tinh thần đoàn kết yêu
thương giúp đỡ nhau trong học tập hẵn là mơ ước của tất cả những ai làm công tác
chủ nhiệm. Thiết nghó, xây dựng một lớp học có nề nếp tổ chức cao cũng giống
như gieo trồng một mầm xanh, Ta không phải một sớm một chiều là mong hưởng
Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thò Thu Thuỷ Trường
THPT Đồng Xoài
được những hoa thơm trái ngotï. Trái lại phải trải qua quá trình dày công chăm
bón, tỉa xới cũng như cách thức vun trồng. Có hạnh phúc nào bằng khi thấy học
trò của mình trưởng thành khôn lớn? Thế nhưng giáo dục một học sinh nên người
cũng như xây dựng một lớp học vững mạnh không phải là chuyện đơn giản nhưng
cũng không quá khó đối vơí chúng ta. Chỉ cần có phương pháp giáo giục thích
hợp, chỉ cần có nghệ thuật giáo dục trong ứng xử với học sinh và chỉ cần có kỹ
thuật giáo dục và quản lí lớp có hiệu quả, thì ta sẽ làm được điều này.
Như vậy, để quản lý lớp chủ nhiệm có hiệu quả ta cần kết hợp rất nhiều
nghệ thuật, nhiều phương pháp khác nhau. Ở đây, vì tính chất công việc, vì thời
gian có hạn, nên tôi chỉ đề cập đến "
M
ỘT VÀI NGHỆ THUẬT QUẢN LÝ LỚP
CHỦ NHIỆM CÓ HIỆU QU" trong số rất nhiều nghệ thuật quản lý lớp có hiệu
quả. Hy vọng quý đồng nghiệp hết sức cảm thông và chấp nhận cho tôi cũng như
tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt đề tài này. Xin chân thành cảm ơn !

B. PHẦN NỘI DUNG

Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thò Thu Thuỷ Trường
THPT Đồng Xoài
I/ GIÁO VIÊÂÂN CHỦ NHIỆM
Giáo viên : Người giảng dạy ở bậc phổ thông.
Chủ nhiệm: Người đứng đầu và chòu trách nhiệm chính trong một cơ quan,
một tổ chức (Từ điển Tiếng Việt ).
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Gữi gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học
sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh; đối xử công bằng với học sinh; bảo vệ các
quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ các bạn đồng
nghiệp.
Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ
chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp.
Cộng tác chặt chẽ với phụ huynh học sinh; chủ động phối hợp với các
giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội
Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thò Thu Thuỷ Trường
THPT Đồng Xoài
có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh (Chương IV Điều
Lệ Trường Trung Học-theo quyết đònh số:23/2000-BGD&ĐT).
Như vậy,GVCN là người không chỉ giảng dạy truyền đạt kiến thức văn hóa
cho HS mà còn chòu trách nhiệm chính trong quá trình tổ chức lớp học, trong quá
trình hình thành phát triển toàn diện nhân cách của HS. Hiểu được điều này, mỗi
chúng ta phải nỗ lực hết mình vì HS thân yêu, vì sự nghiệp "trồng người" thì mới
đem lại những kết quả cao trong việc quản lý và dạy dỗ HS lớp chủ nhiệm. Thế
thì dạy điều gì ? Và dạy như thế nào?
1. Dạy trò nên người trước hết bằng tấm giương sinh
động ,trong sáng của chính người thầy :
Thế nhưng "Nên người "có nghóa là như thế nào? Là biết tự kiếm sống bằng

lao động của chính mình, không ỷ lại, không trông chờ vào kết quả của người
khác, có khả năng phán đóan suy luận cao trong cuộc sống, biết trọng nghóa khinh
tài, biết phân biệt đúng sai, chính tà, biết tôn trọng kỷ cương phép nước, lệ làng,
gia đạo, gia phong, làm đẹp quê hương, làm giàu đất nước v.v...
Giáo dục một học sinh nên người, đó không chỉ là mong muốn mà là trách
nhiệm của không chỉ riêng giáo viên nào đang đứng trên bục giảng. Thế nhưng
giáo dục như thế nào? Đó là một câu hỏi khó không phải một sớm một chiềâu ta sẽ
tìm được lời giải đáp ngay.
Thầy giáo trước hết phải mẫu mực về nhân cách, mẫu mực về hành vi ngôn
ngữ ,thái độ chân tình, thiện cảm đối với học sinh, hết lòng vì học sinh mà nâng
cao chất lượng giáo dục. Có như vậy, thầy mới đạt được uy tín cao trong nghề
nghiệp. Uy tín là phương tiện tinh thần giúp cho thầy hành nghề đạt kết quả cao.
Tôi còn nhớ như in cái lần Duy Trường (học sinh cũ của tôi chủ nhiệm cách
đây 4 năm) sắp bỏ học vì hoàn cảnh gia đình: Nhà có 3 anh em, Duy Trường là
con đầu trong gia đình, chaDuy Trường là một người tàn tật, đã không làm ra tiền
mà còn rượu che,ø bài bạc suốt ngày rồi đánh đập vợ con, bạo hành trong gia
đình. Mọi việc trong nhà đều do một tay người đàn bà gầy gò bất hạnh lo cả. Nay
mẹ ngã bệnh, Duy Trường phần vì mặc cảm gia đình, phần phải ở nhà đi chợ lo
cho mẹ và nuôi em. Nhận được thông tin này từ một cán bộ lớp tôi đến thăm mẹ
Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thò Thu Thuỷ Trường
THPT Đồng Xoài
Duy Trường và động viên em đi học tiếp. Tôi nói :"Cô rất cảm kích tấm lòng hiếu
nghóa của em, trong hoàn cảnh này đúng là em không thể làm gì khác được ngoài
nghỉ học, nhưng em cứ yên tâm cô và các bạn trong lớp sẽ giúp em vượt qua
những khó khăn này". Không chỉ động viên bằng tinh thần mà tập thể đã góp tiền
rồi thay phiên nhau chăm sóc mẹ bạn ấy, chép bài, giúp bạn đuổi kòp chương
trình. Nhờ vậy ma ølực học của Duy Trường đã khá nay lại khá hơn. Hiện nay em
đang là sinh viên của trường ĐHBK nhưng thỉnh thoảng em về vẫn thường ghé
thăm tôi với nụ cười luôn nở trên khuôn mặt hiền hòa mà khắc khổ kia.

Rồi học sinh Võ Thi Liên năm tôi chủ nhiệm lớp 10A8(2003-2004) Liên có
một hoàn cảnh rất đáng thương : Gia đình em ở tận ngoài Bắc. Em được sinh ra
trong một gia đình đông con nhưng cuộc sống nhà nông hết sức khó khăn, cả mười
miệng ăn mà chỉ trông chờ vào dăm ba sào ruộng, cơm không đủ ăn lấy đâu lo
cho con cái học hành. Hiểu được điều đó,Liên học hành rất chăm chỉ, và có tinh
thần vượt khó rất cao. Chín năm liền em điều đạt danh hiệu tiên tiến .Thế nhưng,
vì không có tiền cho con ăn học nên bố mẹ Liên đònh cho em nghỉ học. Với bản
tính ham học và sự chòu đựng rất cao, em nài nỉ ba mẹ cho em vào ở với chú giữ
em, làm công việc nhàø phụ chú thiếm để xin chú thiếm cho đi học tiếp. Dù biết
rằng thiếm rất khó tính nhưng vì thương cháu nên chú không có cách nào khác.
Và Liên đã vào Bình Phước ở với chú thiếm, buổi đi học, buổi phụ chú thiếm
trông coi cửa hàng và giữ em. Dù rất nặng nhọc nhưng được đến trường là một
niềm vui lớn đối với em .Ở lớp em là một học sinh năng nỗ,nhanh nhẹn nên đã
được tập thể tín nhiệm bầu chọn làm bí thư của chi đoàn 10A
8
. Tuy nhiên, công
việc này kéo dài không được bao lâu thì một hôm em đến gặp tôi ngặn ngào trong
nước mắt :"Thưa cô, cô tha lỗi cho em, em không thể đáp lại lòng tin của cô và
tập thể. Bởi vì em... em...chắc em nghỉ học thôi cô ạ!".Nói vừa dứt lời đã thấy em
chạy tít ngoài cổng. Lúc này, vì quá cảm động nên tôi không hỏi em được câu gì.
Đêm đó tôi thấy thời gian trôi qua thật chập chạp, nằm trằn trọc mãi mà sao trời
vẫn chưa sáng. Cuối cùng việc gì đến sẽ đến. Sáng hôm sau tìm đến nhà chú, Gặp
Liên tôi không cầm được nước mắt khi nghe em kể về cuộc sống của em: Nhà
chú có hai em nhỏ, Liên vừa kèm cặp chỉ bài cho em lớn, vừa trông coi em
nhỏ.Thiếm rất khó tính, mỗi lần về nhà chưa kòp nấu cơm, hay nhà cửa bề bộn là
khó có thể ở được yên với thiếm rồi. Trong mắt của thiếm thì Liên chỉ là một đứa
Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thò Thu Thuỷ Trường
THPT Đồng Xoài
ở đợ không công, Làm chỉ đủ nuôi thân lấy đâu tiền học phí mà tiếp tục đi học

bây giờ. Chú thì hay vắng nhà, tiền bạc thiếm điều giữ cả nên mỗi lần cần đến
tiền để đóng học phí hay mua sách vở là Liên rất khổ sở. Liên còn nói:"Từ lúc
vào đây, em chưa có bữa cơm nào cho tử tế và ngon lành ". Thật đáng thương biết
dường nào! Mới chừng này tuổi mà em đã khổ sở thế. Biết được điều này, tôi
luôn động viên em cố giắng lên em ạ ! "Sau cơn mưa trời lại sáng", rồi tất cả sẽ
qua thôi. Cô và tập thể sẽ tìm mọi cách để giúp đỡ em. Lúc này giá gì điều ước
có thể thành hiện thực thì tôi sẽ ước có thật nhiều tiền để giúp đỡ em bởi vì cuộc
sống tha phương của tôi lúc ấy lương không đủ sống, hàng ngày tôi phải đi dạy
bằng xe đạp thì lấy tiền đâu mà giúp đỡ cho em bây giờ. Dù vậy nhưng tôi vẫn
tìm mọi cách để giúp đỡ em tiếp tục theo học. Tôi phát động phong trào nuôi heo
đất trong lớp để ủng hộ và giúp đỡ bạn vượt qua khó khăn. Kêu gọi sự giúp đỡ
của các phụ huynh có điều kiện khá giả cùng chia sẻ với nỗi khó khăn và hoàn
cảnh của em. Bởi vì tôi biết :"Người có lòng nhân không thể chòu đựng nỗi khi
nhìn nỗi đau của người khác"(Men XiT) Và" Không có một tấm lòng giàu thì
giàu có chỉ là một tên ăn mày đê tiện"(moxon). Như vậy, trong mọi hoàn cảnh
thì cái đẹp của lòng nhân ái, của sự quan tâm, của những trái tim biết đập vì nhau
có thể cứu vớt một con người, một số phận bất hạnh vượt lên trên hòan cảnh để
đi đến bến bờ của ước mơ.
Trong truyền thống giao tiếp của dân tộc ta có biết bao tấm gương sáng
nhắc con người đồng cảm, yêu thương, nhạy cảm với nhau trong tiếp xúc -đã trở
thành lẽ sống của dân tộc ta.
Khép lại chuyện của Liên tôi lại nhớ đến một tình huống khác cũng mang
tính giáo dục cao bằng phương pháp nêu gương mà tôi đã áp dụng thành công.
Năm đó(2004-2005) tôi chủ nhiệm lớp 10A2 nay là 12A2. Nhìn chung các em đã
quá quen thuộc với cách quản lý chủ nhiệm của tôi bằng phương pháp nêu gương.
Tôi rất ít sử dụng ngôn ngữ để giáo dục và điều tối kỵ nhất là dùng những lời lẽ
để miệt thò học sinh, chửi rủa HS dốt như thế này lười như thế kia( bởi có dốt, có
lười thì mới cần sự giáo dục, sự dạy dỗ của thầy cô ) mà chỉ áp dụng quan hệ "phi
ngôn ngữ "để giáo dục HS. Bởi HS không chỉ nhận thức tri thức khoa học mà còn
học hỏi những phong cách ứng xử, tiếp xúc với mọi người, cách ăn nói dòu dàng,

cách đối xử nhân ái, bao dung, hành vi mẫu mực của thầy cô. Lần đó tôi dặn học
Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thò Thu Thuỷ Trường
THPT Đồng Xoài
sinh đi học bù vì trễ chương trình vào chiều thứ năm(cả trường đều nghỉ ). Không
nói ra nhưng tôi vẫn đọc được trong ý nghó của các em nữ đang hoang mang
không biết ăn bận như thế nào? Quần tây áo trắng hay quần áo dài? Nhưng không
em nào dám hỏi cả. Chiều hôm đó tôi lên trường với bộ trang phục áo dài rất lòch
sự. Lúc đầu tôi không hiểu sao khi tôi vừa đến cổng trường thì học sinh lại nhốn
nháo lên :Em thì ra ngoài gọi điện, em thì mượn xe máy của bạn chạy về nhà, còn
một số em thì vào lớp với trang phục rất gọn gàng ,chỉnh tề. Hỏi ra mới biết
những học sinh kia không mặc áo dài vì nghó rằng đây là một buổi học bù nên cô
không "chiếu cố". Không ngờ cô ăn mặc lòch sự như vậy thì không cớ gì chúng ta
lại khác đi. Chỉ cần một hành vi mẫu mực như thế nó đáng giá gấp nhiều lần lý
thuyết suông kia .
Thầy giáo luôn sống thanh bạch, mẫu mực khuyên bảo ân tình,suốt đời làm
việc nhân đức thì mới khai trí, khai tâm, rèn đức cho lớp trẻ sau này.Bởi "Con trẻ
cần gương tốt hơn là chỉ trích ".
Thí dụ :Với một cử chỉ nhặt từng viên phấn rơi trên bục giảng khi ta viết bò
gãy cũng đủ thay cho lời giáo dục nặng nề rằng "các em nên giữ gìn môi trường
cho sạch sẽ; với cách viết cẩn thận, nắn nót dậm tô từng nét chữ trên bảng...cũng
đủ cho các em hiểu rằng viết cẩu thả là một thói quen xấu cần được khắc phục,
sửa chữa và cẩn thận hơn; với sự thăm hỏi ân cần, sự quan tâm động viên giúp đỡ
vật chất lẫn tinh thần những học sinh khó khăn trong lớp của thầy cô có giá trò
gấp vạn lần lời giáo huấn HS rằng:"Thương người như thể thương thân", "Lá lành
đùm la ùrách" hay "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung
một giàn "... Như vậy, tính giáo dục bằng tấm gương của người thầy đã được nâng
cao.
Không chỉ giáo dục HS bằng chính tấm gương của mình mà thông qua các
buổi sinh hoạt ta có thể kể cho học sinh nghe về những tấm gương đạo đức hoặc

những tấm gương tự sửa mình của các bậc hiền nhân, danh nhân .Bởi vì :"Không
biết đến cuộc đời của các danh nhân lừng lẫy xưa kia, là tiếp tục sống trong trạng
thái nhi đồng trọn kiếp"(PLUTÁC).ø Đây cũng là một nghệ thuật giáo dục đạo đức
nhân cách học sinh, nâng tâm hồân các em lên tầm cao mới.
Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thò Thu Thuỷ Trường
THPT Đồng Xoài
Ví dụ tấm gương về "Thầy Mạnh Tử bỏ học giữa chừng chạy về nhà. Mạnh
mẫu đang dệt vải bèn cắt ra làm đôi. Mạnh Tử hỏi :"Tại sao mẹ làm thế ?"Mạnh
Mẫu trả lời :"Khúc vải này bò cắt làm đôi đã trở thành vô dụng .Con đi học lại bỏ
nửa chừng ,chạy về nhà chơi thì có khác gì khúc vải này đâu". Thầy Mạnh Tử
hiểu, học hành siêng năng.
Tấm gương về binh tướng dưới quyền Trần Hưng Đạo biết sửa mình, bỏ thú
chọi gà, cờ bạc...để siêng năng luyện tập binh thư, đoàn kết. Giỏi võ nghệ ,mạnh
tinh thần nên thắng giặc Nguyên.
Tấm gương về việc tự kiểm điểm như Trình Tử ngày trước dùng hai cái lọ để
bỏ vào hạt đậu trắng (điều thiện ),đậu đen (điều sai )để tự sửa mình "(Nghò luận
xã hội -Bùi thức Phước ).
Tấm gương về Nguyễn Quán Nho."Nhân dân vẫn truyền tụng câu chuyện:
Buổi đầu nguyễn Quán Nho được bổ làm quan tri nhậm vùng Ninh Bình. Tuy
đường xá không lấy gì làm xa, nhưng vì quá lo lắng đến việc công, nên ông
không có thì giờ về thăm mẹ. Kòp khi ngày tết đến,ông vội vàng dùng số tiền
lương dành dụm được, may một chiếc áo lụa thật tốt, nhờ người mang về quê biếu
mẹ. Mấy hôm sau người đưa áo trở ra, mang cho ông một "gói quà"mẹ gởi, kèm
theo lời nhắn nhủ sau: "Con mới ra làm quan chưa đầy năm mà đẫ có áo lụa quý
gởi mẹ. Nếu làm quan đến chục năm thì chắc còn nhiều thứ quý nữa gửi về ? Mẹ
ở nhà tự làm lấy đủ sống, cần gì đến thứ của vơ vét ? Con đã học sách thánh hiền,
mà sao không hiểu lời dạy :"Bổng lộc của quan là máu, mỡ của dân" hay sao?
.Đến khi bóc "gói quà" mẹ gửi, Nguyễn Quán Nho sững cả người, vì chỉ thấy có
mỗi nắm tro gởi trả, để nhắc nhở con mình làm quan phải gữi được phẩm chất

thanh liêm(Chuyện thi cử và lập nghiệp của học trò xưa-NXB Giáo Dục). Qua
câu chuyện này, GV có thể giáo dục cho học sinh về sự thanh liêm chính trực của
con người trong mọi hoàn cảnh "Thể xác cần sạch sẽ cũng như linh hồn cần
thanh khiết"(ÊPICTÉT).
Tấm gương về Nguyễn Đăng Đạo 16 tuổi thi đỗ tam trường(tú tài). Đến khi 19
tuổi, thi đỗ đầu Hương cống(Cử nhân), đựoc triều đình cho vào học trường Quốc
tử giám. Tuy nhà ở xa trường, nhưng Đăng Đạo rất chuyên cần và chòu khó. Sáng
nào ông cũng dậy sớm , tự nấu lấy ăn, rồi đi học, không buổi nào vắng mặt hoặc
Trang 14
Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thò Thu Thuỷ Trường
THPT Đồng Xoài
chậm trễ. Bấy giờ có người bạn cùng học là Vũ Thanh, vốn cũng nổi tiếng học
giỏi,đỗ đầu kỳ thi Hương trước Đăng Đạo ít năm. Nhận thấy Đăng Đạo là người
có học lực phi thường, Vũ Thanh đã mang trầu cau đến tận nhà ông, xin được
nhận làm học trò. Đăng Đạo khiêm tốn chối từ mãi không được, bèn phải nhận
lời kèm cặp Vũ thanh. Sau này, khi đỗ thám hoa,vũ Thanh vẫn thường nhắc: "Tôi
học hành thành tài là nhờ gặp được thầy giỏi",và trong số người giỏi đó có người
bạn Nguyễn Đăng Đạo. Vậy là ngay từ khi còn ngồi trên ghé nhà trường, Đăng
Đạo đã học giỏi thật sự, vượt trên trình độ của bạn hữu cùng lớp, nên ông vừa là
học trò, vừa làm thầy giáo giúp bạn bè học tập"(Chuyện thi cử và lập nghiệp của
học trò xưa -NXB Giáo Dục).Qua câu chuyện, giáo viên giáo dục cho học sinh ý
chí tự học tự rèn, tinh thần học hỏi để vượt lên chính mình. Làm cho học sinh thấy
được rằng: "Ở đời có một cái thú hay hơn cả
khoái lạc vật chất, hơn cả phú quý, hơn cả khang kiện của cơ thể, ấy là sự ham
học"(A. TTERI).
Tấm gương về Vũ Duy Thanh người Ninh Bình. Bố mất sớm, Vũ Duy Thanh
ở với mẹ và người anh trai là Vũ Duy Đề. Mẹ ông cam chòu phận góa,để chăm lo
nuôi dạy cho hai con thành đạt. Bà luôn khuyên bảo các con cần trau dồi đức
hạnh bởi tuổi trẻ bồng bột, nhẹ dạ, dễ bò kẻ khác rủ r, chơi bời, hư hỏng. Chuyện
kể, một lần bà cho anh em Duy Thanh mấy quan tiền đi Nam Đònh để mua sách

học. Trên chuyến đò dọc, thấy mấy người khách buôn chơi sóc đóa vui,nên hai
ông ngồi xem, rồi dần dần bò cuốn hút vào cuộc. Do không hiểu mánh khóe cờ
bạc, nên chẳng mấy chốc hai người đã thua cháy túi. Số tiền mẹ cho thế là hết
nhẵn, buộc hai anh em phải quay về thú tội với mẹvà hứa không bao giờ dám
chơi cờ bạc nữa. Bà mẹ không hề đánh mắng, còn ôn tồn phân tích cho hai con
hiểu hết lẻ phải, trái, sai đúng. Bà nói:"Các con bảo đánh bạc vì thú vui, nhưng
thực lòng là muốn có được nhiều tiền bạc, mà không cần làm lụng phải không?
".Thấy các con mình lặng thinh, như công nhận lời mẹ là đúng, bà nói tiếp:"Trên
đời này ai muốn có nhiều tiền điều phải cật lực làm việc. Kẻ nào "Ngồi mát ăn
bát vàng " thì chỉ có lừa lọc lấy của người khác. Thứ tiền bạc không do mình làm
ra chẳng bao giờ giữ được lâu cả, có khi lại làm hại cả đời mình nữa. Các con chỉ
có một con đường chính đáng là cố giắng học tập đỗ đạt, đễ rồi đem tài sức ra thi
thố với đời, vừa nuôi sống mình và vợ con, vừa làm rạng danh cho ông cha tiên
Trang 15
Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thò Thu Thuỷ Trường
THPT Đồng Xoài
tổ!".Hai anh em Duy Thanh nghe mẹ ân cần khuyên nhủ, đã thấm thía nhận thấy
lỗi lầm của mình và hứa không bao giờ học hành chểnh mảng, đua đòi ăn chơi
nữa(Chuyện thi cử và lập nghiệp-NXB Giáo Dục). Qua câu chuyện này, học sinh
có thể nâng cao hơn tầm hiểu biết hơn về các thú vui có thể làm hư hỏng một con
người. Đồng thời giáo dục cho học sinh biết làm chủ chính mình để vượt qua
những cám dỗ của cuộc đời. "Vì đời là một câu chuyện nên điều cần thiết không
phải là nó dài hay nó ngắn mà là hay hay dở"(XêNêCa)
Như vậy từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, từ việc ăn, ngủ, vui chơi, rèn luyện
học tập cho đến những việc tiếp xúc ngoài xã hội ta đều phải giáo dục từng li
từng tí cho học sinh, để các em nhận ra chân lý hướng tới việc rèn luyện hoàn
thiện nhân cách ngày một cao hơn.
Hãy thắp lên sự hy vọng, một niềm tin vào một nền giáo dục mới và tình
yêu non trẻ của con thơ. Trọng thầy mơí được làm thầy, bạn sẽ nhận được sự tôn
kính nếu chính mình là tấm giương đáng được tôn kính nhất của học sinh .

2. .Giáo viên chủ nhiệm phải đảm bảo sự công bằng
trong giảng dạy và trong quản lý .
Trong xã hội chúng ta ngày càng cần thiết giải quyết vấn đề bất bình đẳng
càng sớm càng tốt. Đặc biệt trong ngành giáo dục nếu đối xử không công bằng thì
phản tác dụng.Tức có thể xảy ra sự chia bè rẽ phái trong lớp. Việc cô giáo yêu
bạn này không thích bạn kia là điều khó có thể tránh khỏi trong một lớp học.
Nhưng cách cư xử như thế nào để trở thành một GVCN tốt đã khó mà đòi hỏi
người thầy phải có phương pháp và nghệ thuật ứng xử công bằng, phù hợp với
từng HS, từng lứa tuổi lại càng khó hơn. Học sinh thời nay dám nghó dám làm-đôi
lúc có chút thái quá, có chút hiểu nhầm từ phía HS là có thể xảy ra việc bất đồng
giữa trò với trò, giữa trò với thầy. Tuy nhiên không phải không có những giải
pháp nào ứng phó những trường hợp bất đồng đó nếu như giáo viên dân chủ và
công tâm thực sự.
Ví dụ tình huống của một giáo viên ứng xử hay: Khi trả bài kiểm tra 1 tiết,em
Đ. (10E) ngồi bàn cuối lớp, đập tay mạnh lên bàn và nói lớn "Thầy không công
bằng". GV bình tónh gọi em lên và hỏi :"Sao không công bằng em nói thầy nghe
Trang 16
Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thò Thu Thuỷ Trường
THPT Đồng Xoài
coi ". Em Đ. nói :"Bài của em và bạn H làm đúng như nhau mà bài em chỉ có 6
điểm, trong khi bài bạn lại 7 điểm?". GV bảo:"Hai em đưa bài thầy coi xem ". Cả
Đ và H đều đưa bài cho thầy giáo xem. Thầy giáo đọc kỹ hai bài kiểm tra, phát
hiện bài của emĐ. thiếu đi một chữ cơ bản của nội dung bài. Thầy giáo đem 2 bài
chỉ cho em Đ -lúc này em bắt đầu tái mặt -em xin lỗi thầy. Thầy nói:"Muốn nói
điều gì phải suy nghó cho kỹ, thầy tha lỗi cho em ". Từ đó về sau em học bình
thường,(Sự giao tiếp sư phạm -NXB Giáo Dục 1995).
Sau đây là một vài mẹo vặt giúp bạn ứng xử công bằng trong giáo dục :
2.1. Hãy kiểm tra xem bạn có đối xử với tất cả học sinh như nhau không?
Hãy đảm bảo rằng bạn không phân biệt nguồn gốc xã hội của học sinh khi đặt
câu hỏi hoặc yêu cầu học sinh nhận xét.

2.2. Hãy chia nhóm làm việc cho cả nam và nữ vì học sinh ở độ tuổi này có
nhu cầu bình đẳng hóa, có tư tưởng, có trí tuệ như nhau nên phải đối xử như nhau.
2.3. Hãy đảm bảo rằng bạn không phân công nhiệm vụ theo dân tộ, giới
tính, sức khỏe, thành phần gia đình. Cũng tránh xu hướng chỉ phân công những
học sinh nam di chuyển đồ đạc còn học sinh nữ thì quét sàn, lau ghế ...
2.4. Hãy khen thưởng và kỷ luật như nhau, không thiên vò học sinh có
thành tích mà chê bai những học sinh thường xuyên vi phạm vì như thế học sinh
này sẽ tự ti về bản thân, cũng không nể phục bạn, đó chưa kể gây sự bất hòa
trong lớp. Bạn nên biết học sinh nào cũng thích được khen, nhất là những học sinh
hay mắc lỗi. Các em sẽ háo hức mong tới giờ của giáo viên chủ nhiêm để được
khen vì hôm nay vưà được điểm tốt hoặc vừa gở điểm"trứng ngỗng". Ta tưởng
tượng nếu ta bỏ qua những lời khen đáng có này thì điều gì sẽ xảy ra với học sinh
này? Thất vọng, buồn chán vì mình đã hết sức cố giắng nhưng không ai ghi nhận
thành tích này.
2.5. Hãy thu thập thông tin từ phía học sinh để thăm dò thái độ của học
sinh bò đối xử không công bằng trong lónh vực nào. GVCN là người gần gũi, quan
tâm có thể giúp đỡ học sinh tháo gỡ những uất ức, uẩn khúc trong lòng cũng như
khuynh hướng lệch lạc. Giúp các em có thái độ đúng thể hiện giá trò công bằng.
Nếu như có sự hiểu lầm nào đó từ phía HS thì GV phải là người bên cạnh nhắc
nhở, dạy bảo đúng với nghóa của người GVCN, có cái tâm như người mẹ thứ hai ở
Trang 17
Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thò Thu Thuỷ Trường
THPT Đồng Xoài
trường để các em có một kết quả tốt nhất, những kỷ niệm đẹp nhất làm hành
trang bước vào đời .
Thí dụ GVCN vừa thu nhận nguồn tin từ trong lớp là: Dạo này bạn Duy rất
trầm cảm, lại học sút nhiều môn, đặc biệt môn Văn. Một số bạn cho biết bạn bất
bình về cách cho điểm và đánh giá của thầy giáo môn Văn. Tại sao bài làm của
Duy và của Mạnh có sườn ý giống nhau nhưng điểm số lại khác nhau, ph chăng
thầy thiên vò bạn Mạnh chỉ vì ba của bạn ấy là công an? hay là nhà của bạn ấy

giàu có đủ điều kiện thường tới lui thăm thầy mà mình thì không?...Đằng nào
thầycũng không công bằng.Trong trường hợp này GVCN phải tìm hiểu ngọn
nguồn, thu thập bài làm của học sinh, trao đổi lòch sự với GVBM hoăc gặp riêng
học sinhgiải thích cho các em hiểu rằng :Đặc thù của môn văn ngoài ý tứ ra còn
cần chất văn. Người ta thường nói "Văn hay chữ đẹp". Một bài văn hay là bài văn
vừa đủ ý vừa có chất văn vừa trình bày rõ ràng, mạch lạc, khoa hocï, ngôn ngữ
trong sáng chuẩn mực....Và nói rõ cho học sinh biết không có thầy cô nào là ghét
bỏ hay thiên vò cả. Lúc nào thầy cô cũng muốn giúp đỡ các em học thật tốt. Có
thể bài này em điểm kém nhưng bài sau điểm sẽ cao hơn nếu biết nhận ra những
hạn chế và khắc phục. Không nên bi lụy, không nên suy nghó sai lệch méo mó về
thầy cô của mình. Qua lần tâm sự này học sinh như tìm được sự động viên, sự chia
sẻ từ phía thầy cô, đặc biệt được giải tỏa những uẩn khúc trong lòng, lấy lại cân
bằng trong học tập và trong cuộc sống.
Giáo viên chủ nhiệm hãy nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề công
bằng .

II. NHỮNG NGHỆ THUẬT QUẢN LÝ
LỚP CHỦ NHIỆM CÓ HIỆU QUẢ :
Nghệ thuật: Là hình thái đặc thù của ý thức xã hội và của các hoạt động
con người, một phương thức quan trọng để con người chiếm lónh các giá trò tinh
thần của hiện thực, nhằm mục đích tạo thành và phát triển các năng lực chiếm
lónh, cải tạo bản thân và thế giới xung quanh theo quy luật của cái đẹp. Nghệ
Trang 18
Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thò Thu Thuỷ Trường
THPT Đồng Xoài
thuật giúp cho con người hướng tới đối tượng trong tính toàn vẹn, sinh động(Từ
điển thuật ngữ văn học-NXB Giáo Dục 1992).
Quản lý: Là trông nom, coi sóc việc gì(Từ điển Tiếng Việt-Nhà xuất bản
Trẻ).
Giáo dục và quản lý học sinh cấp III không giống như học sinh mầm non

và tiểu học. Ta không thể bắt trẻ phải ăn những thứ mà nó không muốn, không
thể bắt trẻ uống những thứ mà nó không ưa. Không thể bắt trẻ phải nghe, tiếp
nhận những điều trái với luân thường đạo lý. Nó có thể kháng cự lại bằng mọi
cách. Bởi vì, học sinh ở lứa tuổi này đang trong giai đoạn hoàn thiện nhân cách.
Nhưng chúng chưa đủ trưởng thành để làm chu ûnhững hành vi của mình. Chưa có
những phương thức tiếp cận tri thức tối ưu, những cách thức chiếm lónh các giá trò
tinh thần hữu hiệu để tự hoàn thiện mình. Vì vậy nên giáo viên chủ nhiệm không
chỉ là người trông nom, chăm sóc mà còn có những phương thức hướng dẫn học
sinh tự lónh hội tri thức, tự điều chỉnh những hành vi đạo đức xấu ảnh hưởng đến
việc hình thành nhân cách con người. Điều quan trọng không phải làhình thức tiến
hành công việc như thế nào mà là làm thế nào để phát triển và cải tạo công việc
"dạy người" theo quy luật của cái đẹp và các chuẩn mực mà xã hội đặt ra để hoàn
thiện con người. y chính là nghệ thuật quản lý và giáo dục học sinh có hiệu quả.
Sau đây tôi xin trình bày một vài nghệ thuật quản lý lớp chủ nhiệm có hiệu quả.
1. NGHỆ THUẬT TRONG LẦN ĐẦU TIẾP XÚC VỚI LỚP

Những ấn tượng ban đầu là rất quan trọng và bạn sẽ không có cơ hội thứ hai
để lặp lại.Vì vậy hãy cố giắng tỏ ra thân thiện và lưu lại hình ảnh đẹp trong mắt
học trò. Nói như thế không có nghóa ta quá dễ dãi để học sinh muốn làm gì thì
làm mà ta thật nghiêm khắc nói rõ với học sinh cách làm việc của mìn, mục đích
cụ thể...khuyến khích các em nói về những mong muốn của bản thân mình. Như
vậy sẽ giúp công việc của ta thuận tiên hơn sau này.
1.1. Không được quên giới thiệu bản thân :Tên tuổi ,quê quán ,sở thích ,cách
làm việc...
. 1.2. Nói rõ những gì bạn muốn ở học sinh: Những gì các em có thể hoặc không
thể làm được trong lớp. Những gì nên và không nên làm khi ra khỏi lớp và về
Trang 19

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×