Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và chất lượng thể chế bằng chứng thực nghiệm tại các nước thuộc khu vực châu á thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ QUỲNH LIÊN

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ
CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC
THUỘC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ QUỲNH LIÊN

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ
CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC
THUỘC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS. TRẦN NGỌC THƠ



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2016


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn là công trình xuất phát từ nhu cầu học tập và nghiên cứu của tác
giả. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này dựa trên các nghiên cứu và
tài liệu được trích dẫn hoàn toàn cụ thể và minh bạch. Những số liệu trong các bảng
biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ
các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Tác giả cam kết không sao chép nội dung của các nghiên cứu khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quỳnh Liên


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................3
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..........................................................................3
1.6 Bố cục của bài luận văn ................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

TRƯỚC ĐÂY .............................................................................................................6
2.1 Cơ sở lý thuyết về FDI và môi trường thể chế .............................................6
2.1.1 Các khái niệm về FDI ......................................................................... 6
2.1.2 Các khái niệm về môi trường thể chế ................................................. 7
2.1.3 Các học thuyết về FDI trên phương diện các quốc gia tiếp nhận. ...... 9


2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm ....................................................12
2.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về FDI và thể chế ............................... 12
2.2.2 Bảng tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm ....................................... 21
2.3 Đóng góp mở rộng đề tài ............................................................................24
Chương 3 – PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................25
3.2 Mô hình nghiên cứu....................................................................................25
3.3 Mô tả biến trong nghiên cứu ......................................................................26
3.3.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI:...................................................... 26
3.3.2 Độ biến động của FDI (VFDI) .......................................................... 26
3.3.3 Quản trị (Governance) ...................................................................... 26
3.3.4 Thương mại (Trade) .......................................................................... 27
3.3.5 Đầu tư trong nước (Domestic investment) ....................................... 27
3.3.6 Tăng trưởng GDP bình quân đầu người – GDPPCG (%): ............... 28
3.3.7 Lạm phát (Inflation, %) .................................................................... 28
Kỳ vọng giả thuyết nghiên cứu ........................................................................29


Giả thuyết H1: Chất lượng thể chế tăng lên làm tăng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài..................................................................................................29





Giả thuyết H2: Chất lượng thể chế tăng lên làm giảm biến động vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài. ..................................................................................29

3.3 Dữ liệu nghiên cứu .....................................................................................29
3.4 Các phương pháp kiểm định hồi quy .........................................................30
3.4.1 Hiện tượng đa cộng tuyến ................................................................. 30
3.4.2. Hiện tượng phương sai thay đổi....................................................... 31
3.4.3 Hiện tượng tự tương quan ................................................................. 31
3.4.4 Hiện tượng nội sinh........................................................................... 32
3.4.5 Phương pháp hồi quy GMM ............................................................ 32
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................37
4.1 Phân tích thông kê mô tả các biến trong mô hình ......................................38
4.2 Biến Governance và phương pháp phân tích thành phần chính (Principal
Components Analysis - PCA) ....................................................................39
4.2.1 Ma trận tương quan giữa các chỉ số cấu thành biến Governance ..... 39
4.2.2 Biến Governance và phương pháp phân tích thành phần chính
(Principal Components Analysis - PCA) ......................................... 40
4.3 Kiểm định đa cộng tuyến và tương quan....................................................42
4.4 Phân tích kết quả hồi quy GMM ................................................................46
4.4.1 Phân tích kết quả hồi quy GMM cho mô hình FDI (không chứa biến
Inflation) .......................................................................................... 46


4.4.2 Phân tích kết quả hồi quy GMM cho mô hình VFDI (không chứa
biến Inflation) .................................................................................. 50
4.4.3 Phân tích kết quả hồi quy GMM khi đưa thêm biến Inflation vào mô
hình FDI và mô hình VFDI ............................................................. 52
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................56



DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Thuật ngữ

Giải thích

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

IDP

Investment Development Path Các bước phát triển của đầu tư

LDC

Least developed countries

Các nước kém phát triển nhất thế
giới


MENA

Middle East North Africa

Middle East North Africa

OECD

Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Cooperation and

Kinh tế

Development;
SNA

System of National Accounts

Hệ thống tài khoản quốc gia

TPP

Trans-Pacific Strategic

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình


Economic Partnership

Dương

Agreement
UNCTAD

VFDI

WB

United Nations Conference

Hội nghị Liên hiệp Quốc về

on Trade and Development

Thương mại và Phát triển

Volatility of Foreign Direct

Sự biến động đầu tư trực tiếp nước

Investment

ngoài

World Bank

Ngân hàng thế giới



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm ...............................................21
Bảng 3.1: Bảng mô tả và dấu kỳ vọng của các biến .................................................29
Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình ...........................................38
Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các chỉ số cấu thành của biến Governance ......39
Bảng 4.3: Ma trận phân tích thành phần chính của biến Governance ......................41
Bảng 4.4: Kết quả ma trận tự tương quan .................................................................42
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai mô
hình FDI ....................................................................................................................43
Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai mô
hình VFDI .................................................................................................................44
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi mô hình ........................................45
Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra tự tương quan mô hình FDI và VFDI ...........................46
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình FDI ...................................................................48
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình VFD ...............................................................50
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình FDI (có chứa biến Iflation) ............................53
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình VFDI (có chứa biến Iflation) .........................54


TÓM TẮT
Dựa trên phân tích dữ liệu bảng của 21 quốc gia thuộc khu vực Châu Á
Thái Bình Dương trong giai đoạn 1996-2014, luận văn này xem xét các tác động
của chất lượng thể chế đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và mức biến động của
FDI. Nghiên cứu đã đưa ra được các bằng chứng thực nghiệm cho thấy chất lượng
thể chế có tác động cùng chiều và có có ý nghĩa đối với FDI. Trong trường hợp các
yếu tố khác là không đổi, chất lượng thể chế có tác động ngược chiều và đáng kể
đến sự biến động FDI mà sự biến động của FDI cũng chính là nguyên nhân gây ra
những tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế (Lensink và Morrisey, 2006). Như vậy,

có một sự liên hệ giữa chất lượng thể chế và sự tăng trưởng kinh tế, do đó, những
chính sách cải cách kinh tế thông thường như việc thu hút FDI bằng cách tạo ra một
môi trường kinh tế vĩ mô tốt sẽ không hiệu quả nếu không có sự chú trọng đến chất
lượng thể chế.


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Đặt vấn đề
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn có vai trò rất quan trọng
không những góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà còn là cầu nối quan trọng giữa các
nền kinh tế trên thế giới, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch, dịch
vụ… Do đó, FDI đang ngày một tăng lên về quy mô, hình thức và lĩnh vực đầu tư…
Nhưng FDI không phải được phân bổ một cách tự nhiên và đồng đều ở tất cả các
quốc gia. Vì vậy, việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI luôn là một trong
những mục tiêu hàng đầu của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang có nhu cầu
tiếp cận nguồn vốn tài chính, công nghệ tiên tiến và việc làm.
Một số nghiên cứu cho thấy, các dòng vốn xuyên quốc gia đã tăng trưởng ở
mức khoảng 6%/năm kể từ năm 1980, nhanh hơn so với tốc độ gia tăng của GDP và
thương mại của thế giới (Ju và Wei, 2007). Tuy nhiên sự tăng trưởng của FDI thì
không đồng đều giữa các quốc gia. Phần lớn luồng vốn FDI được chuyển giao giữa
các nước phát triển mặc dù các nước đang phát triển có nguồn lao động rẻ hơn. Bên
cạnh đó, các nước chậm phát triển chỉ thu hút khoảng 2% tổng số vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Trong số các nước đang phát triển, dòng vốn đầu tư phần lớn tập
trung vào các nước có nền kinh tế năng động, theo Wolf (2008).
Rất nhiều nghiên cứu đã tập trung phân tích các yếu tố tác động đến việc
thu hút FDI. Đặc biệt, một số nghiện cứu gần đây đã nêu bật tầm quan trọng của
môi trường thể chế trong việc mang lại được những lợi ích tối đa từ FDI (OECD,

2002).Nhiềunghiên cứu tập trung vào yếu tố quản trị và phát triển kinh tế trong hai
thập kỷ qua (Acemoglu và Johnson, 2005; IMF, 2003). Nhìn chung, các nghiên cứu
đều cho rằng dòng chảy FDI đi vào các nước có môi trường thể chế tốt nhiều hơn,
trong khi các quốc gia với hệ thống quản trị kém có thể cản trở FDI. Các tác giả cho


2

rằng những quốc gia có môi trường thể yếu kém thường có các khoản thuế, đây
chính là một khoản chi phí đối với FDI nên cũng có thể làm gia tăng sự bất ổn của
tất cả các loại hình đầu tư. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chưa nêu rõ được
tác động của môi trường thể chế lên sự biến động của dòng vốn FDI. Lensink và
Morrissey (2006) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa biến động của FDI và tăng trưởng
kinh tế nhưng nghiên cứu này đã không tập trung vào bất kỳ yếu tố thể chế nào hay
hay bất kỳ yếu tố nào khác tác động đến sự biến đổi của FDI.
Nhận thấy tầm quan trọng của FDI trong việc tăng trưởng kinh tế và vai trò
của thể chế trong việc thu hút nguồn vốn FDI, trên cơ sở ứng dụng thành tựu của
các nghiên cứu trước đây, đặc biệt là nghiên cứu của Bonnie G. Buchanan và cộng
sự (2012), trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung vào nghiên cứu sự tác động
của môi trường thể chế đối với FDIvà độ biến động của FDI, đồng thời đưa ra
những đánh giá sơ khởi về biến động FDI và tăng trưởng kinh tế. Bài nghiên cứu
đóng góp bằng nghiên cứu khoa học thực nghiệm tại 21 nước khu vực Châu Á Thái
Bình Dương trong đó có Việt Nam.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu đánh giá sự tác động củamôi trường thể chế đối với giá trị
và sự biến động của FDI tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, dựa trên nghiên cứu
thực nghiệm, đề tài này nhằm giải quyết các vần đề sau:
Thứ nhất:Chất lượng thể chế có tác động như thế nào đến dòng vốn FDI?
Thứ hai:Chất lượng thể chế có tác động như thế nào đến sự biến động FDI?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về nghiên cứu thực nghiệm, để xem xét những tác động của môi trường thể
chế đối vớiFDI và sự biến động của FDI, tác giả đã thu thập và phân tích dữ liệu ở


3

21 quốc gia chọn lọc ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm: Australia,
Brunei Darussalam, Cambodia, China, Fiji, Hong Kong SAR, Indonesia, Japan,
Korea Rep, Macao SAR, Malaysia, Mongolia, New Zealand, Papua New Guinea,
Philippines, Singapore, Solomon Islands, Thailand, Tonga, Vanuatu và Vietnam.Do
hạn chế về dữ liệu và nền kinh tế thế giới liên tục biến động nên tác giả chọn
khoảng thời gian nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1996 đến 2014.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Về cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu trước, đề tài này tham khảo
và tổng hợp một cách có hệ thống các lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm
của nhiều tác giả trên thế giới.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là hồi quy dữ liệu bảng với mô hình
hồi quy đơn giản OLS và GMM và tiến hành so sánh kết quả hồi quy và mức độ
phù hợp của từng phương pháp sau đó lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với mô
hình nghiên cứu và đánh giá kết quả hồi quy của mô hình.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Bài nghiên cứu tổng hợp lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây
về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường thể chế.
Bàinghiên cứuchothấy tác động củamôi trường thể chế đối với đầu tư trực
tiếp nước ngoài FDI và độ biến động của FDI. Qua đó cũng cho thấy vai trò của
chất lượng thể chế đối với tăng trưởng kinh tế.Đồng thời cho biết các yếu tố quan
trọng tác động đến sự biến đổi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Dựa trên bằng
chứng nghiên cứu khoa học thực nghiệm tại 21 quốc gia thuộc khu vực Châu Á
Thái Bình Dương, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các
chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế và khả năng thu hút vốn đầu tư trực



4

tiếp nước ngoài FDInhằmhạn chế biến động FDI vàgiảm thiểu rủi ro do đầu tư trực
tiếp nước ngoài mang lại.
1.6 Bố cục của bài luận văn
Nội dung chính của luận văn gồm 5 chương, được trình bày cụ thể theo
trình tự sau:
Chương 1:Giới thiệu đề tài.
Trong chương này, tác giả sẽ làm rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, các vấn đề cần nghiên cứu đồng thời giới thiệu tổng quan về phương
pháp nghiên cứu và ý nghĩa khi thực hiện đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây
Trong chương này, tác giả sẽ tổng hợp cơ sở lý luận khoa học, những
nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về tác động của môi trường thể chế đến đầu tư
trực tiếp nước ngoài FDI và các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến FDI và đưa
ra nhận xét tổng quan đối với các nghiên cứu trên
Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Nội dung chính của chương này tác giả sẽ trình bày thực trạng của vấn đề
nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, giải thích các biến độc lập và biến phụ thuộc trong
mô hình, trình bàyphương pháp nghiên cứu cụ thể và nguồn dữ liệu để thực hiện bài
nghiên cứu.
Chương 4:Kết quả nghiên cứu
Trong chương này, tác giả trình bày kết quả thống kê mô tả các biến trong
mô hình, tiến hành kiểm định đa cộng tuyến với tiêu chuẩn tương quan cặp tuyến


5


tính, kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình, kiểm định phương sai thay đổi phần
dư và hiện tượng tự tương quan.
Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm bằng phương pháp hồi GMM, so
sánh kết quả hồi quy và mức độ phù hợp với các kết quả hồi quy khác như (OLS,
REM, FEM, FGLS), kết luận cụ thể về tác động của môi trường thể chế đối với FDI
và độ biến động của FDI.
Chương 5: Kết luận.
Ở chương này, tác giả tổng kết lại các vấn đề nghiên cứu, kết luận lại kết
quả thực nghiệm từ mô hình nghiên cứu, nêu lên những hạn chế của đề tài và hướng
mở rộng đề tài.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY
2.1 Cơ sở lý thuyết về FDI và môi trường thể chế
2.1.1 Các khái niệm về FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hiện tượng kinh tế mang tính quy luật và
không ngừng biến đổi cả về phạm vi và quy mô. Theo quỹ tiền tệ thế giới - IMF
(International Moneytary Fund) năm 1997 đã định nghĩa: “FDI là hình thức đầu tư
ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó, người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay
toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp ở một quốc gia khác. Quyền sở hữu
này tối thiểu phải bằng 10% tổng số cổ phần doanh nghiệp.
Tổ chức Thương mại Thếgiới (WTO) định nghĩa rằng, đầu tư trực tiếp nước
ngoài xảy ra khi nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một
nước khác (nước nhận đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản
lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường
hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh
doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty

mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD, 1996) cho rằng đầu tư
trực tiếp nước ngoài phản ánh mục tiêu có được một lợi ích lâu dài của một thực thể
thường trú trong một nền kinh tế (chủ đầu tư trực tiếp) với một cư dân thực thể
trong một nền kinh tế khác
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987đưa ra khái niệm: “Đầu tư
trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt
Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam


7

chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên
doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Như vậy có thể hiểu rằng, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một hình thức
đầu tư dài hạn của cá nhân hay tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập
cơ sở sản xuất, kinh doanh và sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
2.1.2Các khái niệm về môi trường thể chế
Thể chế là một khái niệm phức tạp và được xem xét dưới những góc độ
khác nhau. Định nghĩa kinh điển nhất được đưa ra bởi nhà kinh tế học người Đức Adolph Wagner cho rằng: "Thể chế là các khế ước, các hợp đồng và luật lệ thành
văn đang cai quản đời sống và con người". Douglass C. North, người được giải
Nobel với công trình nghiên cứu “Kinh tế và Thể chế” năm 1993, cho rằng “Thể
chế là những giới hạn được vạch ra trong phạm vi khả năng và hiểu biết của con
người hình thành nên mối quan hệ qua lại của con người”. Đầu thế kỷ XX, ở
phương Tây xuất hiện một khuynh hướng chính trị mới - khuynh hướng chủ nghĩa
thể chế đã đưa ra quan niệm thể chế là bất kỳ liên hiệp bền vững nào của con người
nhằm đạt được mục đích nhất định nào đó. Easterly James P. Walsh (2005) cho
rằng thể chế là phản ánh "thỏa thuận sâu xa của xã hội như quyền sở hữu, luật pháp,
truyền thống pháp lý, sự tin tưởng giữa các cá nhân, trách nhiệm của các Chính phủ
dân chủ và nhân quyền"

Theo cách hiểu của Ngân hàng thế giới thì thể chế bao hàm ba nội dung
quan trọng nhất, đó là luật chơi, cơ chế thực thi và tổ chức. Vậy nên thể chế là tập
hợp các quy tắc điều chỉnh xã hội và là kết quả của những thỏa thuận xã hội. Thể
chế mang tính bản chất và là một đối tượng có tính sở hữu rõ ràng; nó thể hiện một
cách sâu sắc khuynh hướng chính trị mà đảng cầm quyền đã lựa chọn. Thảo luận
chính sách gần đây của FETP (Fullbright Economics Teaching Program)“Khơi
thông những nút thắt thể chế để phục hồi tăng trưởng”, bài thảo luận chính sách tại


8

Chương trình Lãnh đạo Quản lý Cao cấp (VELP) tại trường Quản lý Nhà nước
Harvard Kennedy tháng 8/2013) cho rằng thể chế yếu kém chính là nguyên nhân
sâu xa đã dẫn tới những bất ổn của nền kinh tế và nguy cơ suy thoái kinh tế hiện
nay. Các nguy cơ về kinh tế, chính trị và xã hội ngày nay đều có thể lý giải được bởi
những cuộc cải cách thể chế bị trì hoãn hoặc chưa được tiến hành triệt để trong quá
khứ. Để phục hồi tăng trưởng, cần tận dụng những cơ hội cải cách thể chế trong các
năm tới để tiếp tục trao quyền kinh tế và chính trị mạnh mẽ hơn cho người dân.
Ngoài ra, thể chế còn được xem là một hệ thống những quy luật được thiết
lập ra nhằm xây dựng nên các mối tương tác trong xã hội. Dựa trên đặc điểm, tính
chất, thể chế được phân biệt thành hai loại: thể chế chính thức và thể chế phi chính
thức. Thể chế chính thức là những điều luật, những quy định mang tính công khai,
hệ thống hóa, chúng được xây dựng và chấp nhận như những chuẩn tắc. Mặt khác
thể chế phi chính thức được xã hội hình thành không bằng văn bản mà từ những
thói quen, từ nền văn hóa và chia sẻ rộng rãi (Helmke và Levitsky, 2004). Bên cạnh
đó Cousins lại cho rằng: thểchếchính thức được bảo đảm bởi pháp luật, tức là thực
thi các quy định bởi nhà nước, trong khi các thểchếphi chính thức được duy trì theo
thỏa thuận (How Do Rights Become Real? Formal and Informal Institutions in
South Africa’s Land Reform, 1997)
Mặt khác, thểchếphi chính thức là hệthống các quan niệm chung bền vững

và sựhiểu biết mang tính tập thểnhưng không được hệthống hóa thành nhữngquy tắc
và chuẩn mực, từ đó tạo nên sựgắn kết và phối hợp giữa các cá nhân trong một xã
hội và phản ánh cấu trúc thực sựcủa xã hội đó (Scott, 2005). Những giá trịchung và
những chuẩn mực không được hệthống như nền văn hoá, phong tục, tập quán...
chính là những yếu tốquan trọng của thểchếphi chính thức. Các cá nhân trong xã hội
tuân theo các quy tắc và chuẩn mực này, và theo thời gian chúng được công nhận
rộng rãi dần dần được chấp nhận và hệ thống hóa như những thểchếchính thức. Do
đó, DiMaggio (1988) lập luận, thểchếchính thức phản ánh động lực và những hành


9

động của các thành viên trong xã hội, vì vậy, đểhiểu biết được thểchếchính thức đòi
hỏi phải có sựu hiểu biết logic dựa trên nền tảng từcác thểchếphi chính thức (North,
1990).
Ngoài ra, thể chế chính thức còn được phân biệt thành ba loại đó là thể chế
điều tiết, thể chế chính trị và thể chế kinh tế.
Theo Dekia Rodrigo và cộng sự, thể chế điều tiết là các quy tắc và tiêu
chuẩn nhằm hạn chế các rủi ro trong hoạt động của các tổ chức, là nền tảng đảm bảo
việc thực hiện và sử dụng các công cụ quản lý phù hợp.
Theo Powell (1990) thể chế chính trị xây dựng những quy tắc và tiêu chuẩn
mà thông qua đó góp phần ổn định môi trường thể chế. Thể chế chính trị giúp cho
Chính phủ xác định được tiến trình quản lý nhà nước trong việc phân chia quyền lực
và cách thức thể hiện một cách hiệu quả những quyền lực trên.
Thể chế kinh tế được hiểu là những quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ kinh tế và các hành vi sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Thể chế
kinh tế là những quy tắc, luật lệ được gắn kết với các chế tài xử lý vi phạm, cơ chế
vận hành nền kinh tế cũng như các tổ chức kinh tế
Như vậy, có thể hiểu thể chế là những quy tắc, những quy luật được hình
thành và được chấp nhận như những quy tắc chung trong việc điều chỉnh xã hội.

Môi trường thể chế thể hiện sâu sắc khuynh hướng chính trị, cơ chế vận hành cũng
nhưcác chính sách xây dựng quốc gia đó.
2.1.3 Các học thuyết về FDI trên phương diện các quốc gia tiếp nhận.
Bài nghiên cứu tổng hợp các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
đến các nước nhận đầu tư, từ đó góp phần làm rõ các nhân tố kiểm soát trong phân
tích mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và chất lượng thể chế.


10

Lý thuyết lợi nhuận cận biên được đề xuất bởi Mac. Dougall vào năm 1960.
Đây làmột mô hình lý thuyết phát triển từ những lý thuyết chuẩn của Hescher Ohlin
- Samuaelson về sự vận động vốn. Ông cho rằng luồng vốn đầu tư sẽ chuyển từ
nước lãi suất thấp sang nước có lãi suất cao cho đến khi đạt được trạng thái cân
bằng (lãi suất hai nước bằng nhau). Sau đầu tư, cả hai nước trên đều thu được lợi
nhuận và làm cho sản lượng chung của thế giới tăng lên so với trước khi đầu tư.Lý
thuyết này phù hợp và được các nhà kinh tế học thừa nhận trong giai đoạn những
năm 1950. Nhưng sau đó, tình hình kinh tế bất ổn, tỷ suất đầu tư của Mỹ giảm đi
đến mức thấp hơn tỷ suất trong nước, nhưng FDI của Mỹ ra nước ngoài vẫn tăng
liên tục. Mô hình trên không giải thích được hiện tượng vì sao một số nước đồng
thời có dòng vốn chảy vào, có dòng vốn chảy ra; không đưa ra được sự giải thích
đầy đủ về FDI. Do vậy, lý thuyết này chỉ được xem như là bước khởi đầu hữu hiệu
để nghiên cứu FDI.
Stephen 1976 là người đầu tiên đưa ra những lý giải về đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong các ngành công nghiệp truyền thống gọi là lý thuyết tổ chức công
nghiệp. Lý thuyết này cho rằng sự phát triển và thành công của hình thức đầu tư liên
kết theo chiều dọc phụ thuộc vào 3 yếu tố:Thứ nhất:Quá trình liên kết theo chiều
dọc các giai đoạn khác nhau của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giảm bớt chi
phí sản xuất;Thứ hai:Việc sản xuất và khai thác kỹ thuật mới; Thứ ba: cơ hội mở
rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài có thể tiến hành được do những tiến bộ trong

ngành giao thông và thông tin liên lạc.Chiến lược liên kết chiều dọc của các công ty
đa quốc gia chính là đặt các công đoạn sản xuất ở những vị trí khác nhau trên phạm
vi toàn cầu, nhằm tận dụng lợi thế so sánh ở các nền kinh tế khác nhau, do đó có thể
hạ thấp giá thành sản phẩm thông qua sản xuất hàng loạt và chuyên môn hoá, giúp
tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Giả thuyết của tổ chức công nghiệp chưa phải là giả thuyết hoàn chỉnh về
FDI. Nó không trả lời được câu hỏi: vì sao công ty lại sử dụng hình thức FDI chứ


11

không phải là hình thức sản xuất trong nước rồi xuất khẩu sản phẩm hoặc hình thức
cấp giấy phép hoặc bán những kỹ năng đặc biệt của nó cho các công ty nước sở tại.
So với lý thuyết về tổ chức công nghiệp, cách tiếp cận mang tính nội bộ
doanh nghiệp giải thích sự tồn tại của FDI như là kết quả của các công ty thay thế
các giao dịch thị trường bằng các giao dịch trong nội bộ công ty để tránh sự không
hoàn hảo của các thị trường.
Năm 1988 Dunning đã đề xuất lý thuyết chiết trung vể FDI bằng mô hình
OLI. một công ty dự định tham gia vào các hoạt động FDI cần có 3 lợi thế: (1) Lợi
thế về sở hữu (Ownership advantages - viết tắt là lợi thế O - bao gồm lợi thế về tài
sản, lợi thế về tối thiểu hoá chi phí giao dịch); (2) Lợi thế về khu vực (Locational
advantages - viết tắt là lợi thế L - bao gồm: tài nguyên của đất nước, qui mô và sự
tăng trưởng của thị trường, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, chính sách của Chính
phủ);(3) Lợi thế về nội hoá (Internalisation advantages - viết tắt là lợi thế I - bao
gồm: giảm chi phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp đồng; tránh được sự thiếu
thông tin dẫn đến chi phí cao cho các công ty; tránh được chi phí thực hiện các bản
quyền phát minh, sáng chế).
Theo lý thuyết chiết trung thì cả 3 điều kiện kể trên đều phải được thoả mãn
trước khi có FDI. Lý thuyết cho rằng: những nhân tố “đẩy” bắt nguồn từ lợi thế O
và I, còn lợi thế L tạo ra nhân tố “kéo” đối với FDI. Những lợi thế này không cố

định mà biến đổi theo thời gian, không gian và sự phát triển nên luồng vào FDI ở
từng nước, từng khu vực, từng thời kỳ khác nhau. Sự khác nhau này còn bắt nguồn
từ việc các nước này đang ở bước nào của quá trình phát triển và được Dunning
phát hiện vào năm 1979.
Nhìn chung, các lý thuyết trên hầu hết đều tập trung vào việc lý giải việc
dịch chuyển luồng vốn FDI giữa các quốc gia. Trong đó, Vernon cho rằng việc di
chuyển nguồn vốn FDI giữa các quốc gia phụ thuộc vào lãi suất thị trường, nguồn


12

vốn sẽ dịch chuyển từ nơi có lãi suất cao đến nơi có lãi suất thấp và sẽ ngưng khi
đạt được trạng thái cân bằng, các nhà kinh tế học còn cho rằng FDI là hình thức vận
chuyển dòng vốn an toàn hơn, tránh được rủi phát sinh trong điều kiện thị trường tài
chính tồn tại quá nhiều bất ổn… Một số các lý thuyết đầu tiên về FDI vẫn chưa giải
thích được vì sao các quốc gia thực hiện FDI mà không sản xuất trong nước rồi xuất
khẩu sản phẩm hoặc cấp giấy phép hay bán những kỹ năng đặc biệt cho các công ty
nước sở tại mà, hay chưa lý giải được hiện tượng FDI diễn ra giữa các nước có lợi
thế tương đối gần như giống nhau, vì sao FDI lại diễn ra từ khu vực kinh tế này
sang khu vực kinh tế khác. Hầu hết mô hình này lờ đi vai trò của nhân tố cơ cấu
kinh tế và thể chế.
2.2Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm
2.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về FDI và thể chế
Tác giả tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ của
FDI và môi trường thể chế nhằm có cái nhìn nhìn tổng quát hơn về vấn đề cần
nghiên cứu. Từ đó, giúp tác giả có thể đưa ra được những kỳ vọng dấu của các biến
trong mô hình.
Bonnie G. Buchanan và cộng sự (2012) đãnghiên cứu về đầu tư trực tiếp
nước ngoài và chất lượng thể chếdựa rên dữ liệu bảng của 164 quốc gia trong
giaiđoạn 1996-2006.Trong nghiên cứu này, chất lượng thể chế được đại diện bởi chỉ

số quản trị được phát triển bởi các Chỉ số Quản trị Toàn cầu (WGI) với sáu yếu tố
đo lườngchất lượng quản trị.Bao gồm (1) Cam kết và trách nhiệm, (2) Chính trị ổn
định và không có bạo lực, (3) Hiệu quả của Chính phủ, (4) chất lượng pháp lý, (5)
chuẩn tắc pháp luật, và (6) Kiểm soát tham nhũng (Kaufmann, Kraay, và Mastruzzi,
2007). Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng thể chế có tác động cùng chiều và
đáng kể đến FDI. Trong trường hợpcác yếu tố khác không đổi, chất lượng thể chế
có ảnh hưởng ngược chiều và đáng kể đến sự biến động FDI, điều này có thể ảnh


13

hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế theo như nghiên cứu của Lensink và Morrisey
(2006). Như vậy, hàm ý của bài nghiên cứu này cho rằng, chất lượng thể chế quyết
định sự biến động FDI, chính biến động này có thể sẽlàm giảm tốc độ tăng trưởng
kinh tế. Do đó, các chính sách cải cách của một quốc gia nhằm thu hút FDI sẽ
không hiệu quả nếu không chú trọng về cải cách chất lượng thể chế. Ngoài ra, kết
quả hồi quy của bài nghiên cứu còn cho thấy thương mại, đầu tư trong nước, GDP
bình quân đầu người có tác động đến FDI và độ biến động của FDI. Tăng trưởng
cung tiền cũng có tác động tích cực, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê.
Khác với cách tiếp cận trên, James P. Walsh và Jiangyan Yu (2010) nghiên
cứu các yếu tố quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng ngành.Dòng vốn
FDI được phân chia thành ba nhóm ngành chính: nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ. Nghiên cứu trên mẫu gồm 27 nước phát triển và nhóm các nước mới nổitrong
khoảng thời gian từ 1985 –2008 sử dụng mô hình GMM cho chúng ta nhiều kết quả
khác nhau giữa các nhóm mẫu thuộc các lĩnh vực khác nhau và giữa các nền kinh tế
khác nhau. Các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến FDI dịch vụ mạnh mẽ hơn so với
FDI sản xuất. Thị trường lao động linh hoạt, độ sâu tài chính, cơ sở hạ tầng tốt và hệ
thống tư pháp độc lập có khả năng thu hút FDI hơn. Các tác động của các nhân tố
đến FDI khá khác nhau cho các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi. Một hệ thống tỷ giá
ổn định và lạm phát trung bình thấp hơn thu hút FDI nhiều hơn vào các nền kinh tế

tiên tiến, nhưng ít hơn đối vớithị trường các nước mới nổi. Có thể nói, chính sách
tốt về quản lý kinh tế vĩ mô (lạm phát thấp, tăng trưởng mạnh và độ mở thương
mại) sẽ thu hút FDI nhiều hơn, đặc biệt làFDI dịch vụ. Vai trò của chất lượng thể
chế cũng rất quan trọng. Độc lập tư pháp,thị trường lao động và các biện pháp để
tăng độ sâu tài chính có thể thu hút nhiều FDI hơn vào các thị trường mới nổi,
nhưng tác động yếu hơn đối với các nền kinh tế tiên tiến. Một hệ thống tư pháp độc
lập và cơ sở hạ tầng tốt hơn thu hút nhiều FDI dịch vụ cho cả nền kinh tế tiên tiến
và mới nổi.


14

Campos và Kinoshita (2003) sử dụng mô hình system GMM với dữ liệu
bảng của 25 nền kinh tế chuyển đổi từ1990 –1998. Bài nghiên cứu đã kết luận rằng
có 3 nhóm các yếu tố quyết định vị trí dòng vốn FDI. Đó là lợi thế quốc gia, cụ thể
bao gồm: chi phí lao động thấp, thị trường trong nước lớn, tay nghề lao động cao,
cơ sở hạ tầng tốt…Nhóm thứ hai là chất lượng thể chế, chính sách kinh tế vĩ mô và
các chính sách khác. Nhóm cuối cùng là sự luân chuyển liên tục của FDI còn
chịuảnh hưởng bởi các tổ chức kinh tế. Phát hiện quan trọng nhất quyết định vị trí
FDI chính là chất lượng thể chế và tổ chức kinh tế. Chúng có giá trị và quan trọng
hơn các chỉ số kinh tế khác. Bên cạnh đó, FDI của khu vực được thu hút bởi tài
nguyên thiên nhiên và chi phí lao động thấp. Bộ máy hành chính chất lượng kém sẽ
là lực cản các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài thích các
nước chuyển đổi cởi mở về thương mại và có ít hạn chế về FDI.
Bên cạnh đó, Globerman và Shapiro (2002) đã xem xét các yếu tố quyết
định dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI đi vào và đi ra dựa trên dữ liệu của 20 nền
kinh tế mới nổi và chuyển đổi ở châu Âu (ETEE) trong giai đoạn 1995 - 2001.
Nghiên cứu này đã so sánh các yếu tố quyết định của FDI trong ETEEs bằng
phương pháp ước lượng ngẫu nhiên GLS với sự thay thế nhiều nhóm mẫu phụ bao
gồm các nước đang phát triển và phát triển khác… Nghiên cứu này đặc biệt chú

trọng đến các biện pháp về quản trị và sự thay đổi thể chế. Kết quả cho thấy rằng
quản trị là một yếu tố quan trọng quyết định luồng vốn vào và ra của một quốc gia.
Daneile và Marani (2006)đã phân tích các yếu tố nền tảng của đầu tư trực
tiếp nước ngoài FDI hướng tới các nước khu vực Trung Đông – Bắc Phi
(MENA)trong giai đoạn 1980 - 2004. Nghiên cứu nhấn mạnh ba yếu tố chính mang
lại hiệu suất FDI kém đó là: (1) Quy mô nhỏ của thị trường địa phương và sự thiếu
hội nhập kinh tế thực sự; (2) Những thay đổi trong kịch bản của cạnh tranh quốc tế;
(3) Cải cách kinh tế và kinh doanh trong MENA chậm và không đủ.Nghiên cứu
cũng đề cập một số các chỉ tiêu đo lường chất lượng thể chế, cụ thể là:Thứ nhất là


15

chỉ số Tự do Kinh tế.Chỉ số này được cung cấp bởi Heritage Foundation cho 161
quốc gia.Thứ hai, chỉ số Fraser.Bao gồm các lĩnh vực: Quy mô Chính phủ; Cấu trúc
pháp lý và bảo đảm quyền sở hữu;Đồng tiền mạnh hơn; Tự do thương mại quốc tế;
Quy chế tín dụng, lao động và kinh doanh. Thứ ba là các chỉ số Quản trị được phát
triển bởi Kaufmann, Kraay e Mastruzzi (2005).Sáuyếu tố của chỉ số quản trị, đó là:
1) Cam kết và thực thi: đo lường bằng các quyền chính trị và dân sự; 2) Sự bất ổn
chính trị và bạo lực: đo lường các mối đe dọa bởi bạo lực, hoặc những thay đổi
trong Chính phủ; 3) Hiệu quả của Chính phủ: đo bằng quan liêu và chất lượng cung
cấp dịch vụ công cộng; 4) Gánh nặng pháp lý - đo tỷ lệ các chính sách thị trường
không thuận lợi; 5) Quy tắc pháp luật:đo bằng chất lượng thực thi các cam kết, cảnh
sát và tòa án, cũng như khả năng của tội phạm và bạo lực; 6) Kiểm soát tham
nhũng: đo bằngkhả năng thực hiện quyền lực công để mưu lợi cá nhân, bao gồm cả
tham nhũng nhỏ và lớn trên toàn bộ máy nhà nước. Áp dụng chỉ số quản trị của
Kaufmann, Kraay và Mastruzzi (2005), bằng phương pháp phân tích hồi quy, bằng
chứng thực nghiệm cho thấy chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh hiện tại
đangtạo ranhiều bất lợi đối với MENA. Điều này đòi hỏi các nước MENA phải cải
cách thể chế nhằm nâng cao tính hấp dẫn về FDI.Môi trường thể chế tốt có thể

khuyến khích đầu tư tư nhân, nâng cao hiệu quả tổng thể và đóng góp vào sự phát
triển kinh tế.Qua đó thấy được mối quan hệ của thể chế và khả năng thu hút vốn đầu
tư FDI
Asiedu (2006) sử dụng dữ liệu bảng cho 22 nước châu Phi trong giai đoạn
1984-2000 để xem xét các nhân tố như: nguồn tài nguyên thiên nhiên, quy mô thị
trường, các chính sách của Chính phủ, bất ổn chính trị và chất lượng thể chếđã tác
động như thế nào đến đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Bài nghiên cứu này cũng
cũng phân tích tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên và chính sách của Chính
phủ, quy mô thị trường và các thể chế của nước chủ nhà trong định hướng các dòng
vốn FDI.Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn tài nguyên thiên nhiên và thị trường
lớn chính là nhân tố thúc đẩy FDI.Bên cạnh đó, lạm phát thấp, cơ sở hạ tầng tốt,


×