Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

Mối Liên Quan Giữa Viêm Nha Chu Và Đái Tháo Đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 34 trang )

MỐI LIÊN QUAN GIỮA
VIÊM NHA CHU VÀ ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG

BCV: BS.

NGUYỄN THỊ KIỀU GIANG
Khoa Khám Bệnh


NỘI DUNG
1. Cấu tạo răng và mô quanh răng.
2. Viêm nha chu (VNC): khái niệm, nguyên nhân, triệu
chứng, tiến triển.
3. Mối liên quan giữa đái tháo đường (ĐTĐ) và VNC.
4. Một số ca lâm sàng.
5. Những dụng cụ VSRM bổ túc.


1. CẤU TẠO RĂNG VÀ MÔ
QUANH RĂNG
Bộ răng sữa

Bộ răng vĩnh viễn


CẤU TẠO RĂNG
• Men răng
• Ngà răng
• Tủy răng



CẤU TẠO VÙNG QUANH RĂNG

Mô nha chu là tập hợp các mô giữ và
nâng đỡ răng gồm:





Nướu răng
Xương ổ răng
Dây chằng nha chu
Xê măng


2. VIÊM NHA CHU (VNC)
2.1 Khái niệm: VNC là

bệnh viêm nhiễm mô

nâng đỡ răng do vi khuẩn đặc hiệu gây ra
phá hủy dây chằng NC, xương ổ răng cùng
với sự thành lập túi NC, trụt nướu hay cả hai.


2. VIÊM NHA CHU (VNC)
2.2 Nguyên nhân
- Tại chỗ: vi khuẩn ở mảng bám răng và cao răng
- Toàn thân: sự thay đổi nội tiết trong thời kỳ dậy thì, lúc

mang thai, bệnh ĐTĐ, tim mạch, thiếu vitamin C…


2. VIÊM NHA CHU (VNC)
2.3 Triệu chứng của viêm nướu
Nướu viêm đỏ, dễ chảy máu khi thăm khám, nhiều mảng
bám, vôi răng, miệng BN rất hôi.


2. VIÊM NHA CHU (VNC)
2.4 Triệu chứng của VNC
• Ngoài triệu chứng của viêm nướu còn có thêm các triệu
chứng: có túi nha chu sâu 1.5-3mm hoặc hơn, răng lung
lay.
• Chụp phim X-quang thấy tiêu xương ổ răng


2. VIÊM NHA CHU (VNC)
2.5 Tiến triển: VNC nếu không điều trị sẽ dẫn đến
biến chứng mất răng hàng loạt.


3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐTĐ VÀ VNC
• Từ năm 2006 bệnh ĐTĐ đã được công nhận là 1 đại dịch
toàn cầu do mức lan rộng trong cộng đồng và mức trầm
trọng của các biến chứng.
• Ở VN, bệnh ĐTĐ đang trên đà phát triển nhanh, tỉ lệ mắc
bệnh trong cả nước là trên 5% và có thể lên đến 7 – 10% ở
các thành phố lớn và khu công nghiệp (Viện ĐTĐ quốc
gia 2008).



• Tại Việt Nam, VNC luôn là bệnh răng miệng phổ biến và
là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng ở người trưởng
thành (Viện RHM TW 2001).
• Mối liên quan 2 chiều giữa VNC và ĐTĐ đã được biết đến
từ lâu, bệnh ĐTĐ là yếu tố nguy cơ của VNC và VNC
được coi là biến chứng thứ 6 của ĐTĐ.


3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐTĐ VÀ VNC

• Theo Hiệp Hội Hoa Kỳ về bệnh ĐTĐ: bệnh ĐTĐ là một
trong số các yếu tố nguy cơ của VNC (Oliver và Tervonen
1993).
• BN ĐTĐ càng trẻ thì càng có nhiều nguy cơ VNC (Nelson
và cs.,1990).
• BN ĐTĐ dễ bị bệnh VNC sớm trong cuộc đời của họ hơn
là những người không bị bệnh ĐTĐ (Emrich và cs.,1991).


3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐTĐ VÀ VNC
• Tỉ lệ toàn bộ VNC ở người bị ĐTĐ cao hơn người không
bị ĐTĐ (Miller và cs., 1992, Seppala và Ainamo,1994,
Tervonen và Oliver, 1993).
• BN ĐTĐ có nguy cơ bị VNC từ 2 đến 5 lần nhiều hơn so
với người không bị ĐTĐ (Soskolne. 1998). Bệnh VNC dễ
xảy ra và nặng hơn ở người bệnh ĐTĐ và ngược lại tình
trạng đường huyết khó kiểm soát hơn khi bệnh VNC tiến
triển.



Sự ảnh hưởng của ĐTĐ trên mô NC

Ở mô NC của BN ĐTĐ tạp khuẩn gây bệnh không thay đổi
nhưng có sự biến đổi liên quan đến đáp ứng ký chủ làm
tăng suy thoái và chậm lành thương của mô NC


Sự ảnh hưởng của ĐTĐ trên mô NC

1/ Sự biến đổi mạch máu: dày màng nền mạch máu làm
giảm vi tuần hoàn
Các thành mạch tiếp xúc lâu ngày với máu chứa
lượng đường cao =>giảm đường kính mạch máu.
Sự rối loạn này làm cản trở sự phân tán oxygene
và các yếu tố miễn dịch đến mô (Zachariasen, 1991).


Sự ảnh hưởng của ĐTĐ trên mô NC

2/ Suy giảm chức năng bạch cầu đa nhân trung tính và đại
thực bào, tăng hóa chất trung gian và cytokine viêm.


Cơ chế giải thích

Ở BN ĐTĐ có sự giảm chức năng hóa ứng động và thực
bào của bạch cầu đa nhân trung tính, đơn cầu và đại
thực bào.

Mặt khác, có sự gia tăng phóng thích các hóa chất trung
gian viêm như prostanoids (PGE2) và cytokines viêm
( TNF – α. IL – 1, IL – 6) trong dịch khe nướu.


Sự ảnh hưởng của ĐTĐ trên mô NC
3/ Tăng phá hủy collagene, tiêu xương và giảm khả năng
lành thương.
Mất cân bằng giữa tiêu xương và tạo xương ở bệnh nhân
ĐTĐ, khi có viêm nhiễm mô NC, sự mất cân bằng giữa
tiêu xương và tạo xương dẫn đến sự phá hủy xương trầm
trọng hơn.


Điều này được giải thích do:

• Số lượng tế bào viền xương và tế bào dây chằng NC giảm
do chết trong quá trình hóa của tế bào ( apoptosis).
• Nguyên bào xương giảm tăng sinh và biệt hóa, hủy cốt
bào tăng hoạt động hủy xương.
• Rối loạn điều hòa của TNF – α giữ vai trò quan trọng
trong cơ chế này.


4. MỘT SỐ CA LÂM SÀNG
Hình 1: BN 55 tuổi, nữ, gần đây đã chẩn đoán
bệnh ĐTĐ loại 2. Các mô nướu bở, phù nề và dễ bị chảy
máu



Hình 2: BN nam, 54 tuổi bị bệnh ĐTĐ, sự mất xương ổ
răng sâu rộng liên quan đến hầu hết các răng. Sự tiêu
xương diễn ra ngày càng nhanh ngay cả khi BN đã được
ĐT nha chu


Hình 3: BN nam, 56 tuổi bệnh ĐTĐ type 2.
Áp xe nha chu hình thành R32 (*)


HÌNH 4: BN nữ, 53 tuổi, bệnh ĐTĐ type 2. Các
răng cửa hàm trên và dưới lung lay, R di chuyển.
BN được nhổ răng và trồng lại R giả.


5. NHỮNG DỤNG CỤ VSRM BỔ
TÚC





Chỉ nha khoa, cây giữ chỉ
Nước súc miệng
Tăm nước
Bàn chải kẽ răng


×