Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi” tại nhóm lớp tôi chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.13 KB, 25 trang )

TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát
triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm. Đối với trẻ, âm nhạc là thế
giới kỳ diệu đầy cảm xúc, trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi nằm trong
nôi, trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ, trong sáng nên tiếp xúc với âm
nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng
chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lí, năng lực
hoạt động và sự hiểu biết của trẻ, tuy nhiên qua điều tra thực trạng trẻ tôi thấy
nhiều bài hát trẻ hát chưa đúng giai điệu,vận động múa còn hời hợt, cứng nhắc
chưa biết kết hợp dáng, không tự nhiên,vận động theo tiết tấu chưa chính xác.
Trẻ không tích cực tham gia vào các hoạt động. Chính vì vậy mà tôi đã tìm tòi
“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo
4-5 tuổi” tại nhóm lớp tôi chủ nhiệm.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
*Điều kiện:
- Phòng học đủ diện tích quy định, thiết bị dậy học đầy đủ đồ dùng đồ
chơi đẹp phong phú, hấp dẫn.
- Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phát triển trong quá trình hoạt động âm nhạc tích
cực, trẻ có nề nếp học tập vui chơi tốt.
*Thời gian:
Tháng 9- 2014 đến tháng 2-2015.
Đối tượng áp dụng sáng kiến:
Khi áp dụng biện pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi.
3. Nội dung sáng kiến
Trong sáng kiến của mình tôi nêu được thực trạng âm nhạc của trẻ và tôi
tìm hiểu cơ sở lí luận, những đặc điểm âm nhạc của trẻ 4-5 tuổi về một số biện
pháp sau.

1



* Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến:
- Các biện pháp tôi đưa ra đều đảm bảo tính mới, tính sáng tạo lần đầu
được áp dụng.
* Khả năng áp dụng sáng kiến: Những biện pháp tôi đưa ra có khả
năng áp dụng ở tất cả các nhóm 4-5 tuổi. Tuy nhiên tùy vào điều kiện thực tế
của nhóm lớp của nhà trường mà mức độ áp dụng có thể khác nhau.
- Cách thức áp dụng mỗi biện pháp tôi đều trình bày cụ thể các thực hiện
như (biện pháp1): Lập kế hoạch để lên chương trình chọn những bài hát, trò
chơi phù hợp với chủ đề, (Biện pháp 2): Nâng cao chất lương, làm đồ dùng đồ
chơi, tạo môi trường phong phú.(Biện pháp 3) Nâng cao chất lượng giáo dục
âm nhạc trên tiết học(hoạt động học). (Biện pháp 4) Giáo dục cho trẻ ngoài tiết
học . (Biện pháp 5) Công tác tuyên truyền với phụ huynh.
* Lợi ích của sáng kiến khi áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp

nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi” trong
trường mầm non. Sẽ mang lại lợi ích sau : Âm nhạc, giúp trẻ hiểu được
những kĩ năng cơ bản của một số động tác múa, biểu diễn, nội dung bài hát.
- Giúp giáo viên nắm vững phương pháp khả năng sáng tạo khi tổ chức
các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ.
- Giúp cho phụ huynh tầm quan trọng của môn âm nhạc đối với việc
nâng cao chất lượng giáo dục, cho trẻ.:
4. Khẳng định giá trị kết quả của sáng kiến:
Khi áp dụng sáng kiến “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo
dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi” . trong trường mầm non. Sẽ đem lại cho trẻ tác
phong nhanh nhẹn, hát chính xác giai điệu của bài hát, múa.
Gíáo viên nắm vững biện pháp giáo dục âm nhạc phù hợp với trẻ. Chủ
động trong việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm phát triển
âm nhạc cho trẻ.
Phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của âm nhạc lên chủ động

dành thời gian quan tâm trẻ hát, múa biểu diễn, vận động và chú ý sửa sai cho
trẻ giúp trẻ hát đúng nhạc.
2


5. Đề xuất và kiến nghị:
- Đối với nhà trường cần có kế hoạch mua sắm bổ xung đồ dùng đồ chơi
trang thiết bị dạy học trong lớp tạo điều kiện cho giáo viên học tập bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyện môn.
- Đối với phòng giáo dục ,có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng về nội dung
của môn âm nhạc cho giáo viên.

3


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN:
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu hiện tình cảm cao, vì nó
tác động tới người nghe bằng những âm thanh và lời ca, âm nhạc còn là một
món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với mỗi chúng ta, nó còn là tiếng
cười giúp cho cuộc sống thêm sôi động, nhộn nhịp hơn. Hoạt động Âm nhạc
còn giúp trẻ linh hoạt, mạnh dạn thông minh, khi vận động theo nhạc sẽ thúc
đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các
động tác. Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng thẩm mỹ ngoài
ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc
trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc : Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận
được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có
trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt đến với những hiện tượng
sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi
mang âm hưởng hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi…Bài hát

có tính chất êm dịu đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng…
Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và
cảm xúc cho trẻ.
Có thể nói: “ không gì có thể đánh thức tâm hồn con người bằng âm
nhạc”. Trong chương trình giáo dục Mầm non môn giáo dục âm nhạc là một
môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là
nguồn cảm hứng mạnh mẽ để tự cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện
hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường Mầm non.
Được tiếp xúc với âm nhạc và các bài hát giúp trẻ phát hiện và cảm nhận
được vẻ đẹp của thiên nhiên, sự đáng yêu của các con vật, tình yêu quê hương
đất nước, từ đó giáo dục cho trẻ đạo đức làm người.Tính tích cực và sự tập
chung chú ý trong giờ học hát giữ vai trò quan trọng trong việc củng cố và phát
triển trí nhớ. Nghe hát hoặc vận động theo nhạc giúp trẻ tập phối hợp các động
tác đi, chạy nhảy chính xác, tác phong nhanh nhẹn, đồng thời thúc đẩy sự phát
triển của các cơ quan trong cơ thể. Như Đại văn hào M.Go-rơ-ki đã nói “ Âm
4


nhạc có tác động một cách kỳ diệu đến tận đáy lòng, nó khám phá ra phẩm
chất cao quý của con người” .
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy tại lớp, tôi thấy phần đông trẻ lớp tôi
hát không đúng nhạc, vận động múa còn hời hợt, cứng nhắc, không tự tin khi
thể hiện những bài hát, đặc biệt vận động theo tiết tấu chưa chính xác.
Xuất phát từ những điểm yếu trên của học sinh lớp tôi và sự hiểu biết
tầm quan trọng của bộ môn giáo dục âm nhạc trong công tác giáo dục trẻ mầm
non, nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục
âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi” trong trường mầm non làm đề tài nghiên
cứu.
* Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu:
+ Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu và áp dụng với lớp mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường
Mầm non.
+ Đối tượng nghiên cứu: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng
giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”.
*Mục đích nghiên cứu
Đối với trẻ:
Giúp trẻ tiếp thu bài tốt, hát đúng giai điệu bài hát và có thể biểu diễn
được những bài đã học.
Đối với giáo viên:
Giúp giáo viên nắm vững phương pháp khả năng linh hoạt, sáng tạo khi
tổ chức các hoạt động phát triển âm nhạc cho trẻ.
Đối với phụ huynh: Nhằm giúp các bậc phụ huynh nhận thức được tầm
quan trọng của môn học, thống nhất phương pháp dạy trẻ và ủng hộ những
nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục.
* Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài trên tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
5


Tôi đi sâu nghiên cứu tài liệu sách vở có nội dung về môn giáo dục âm
nhạc, tham khảo một số Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Điều tra khảo sát kinh nghiệm trong tập san:
Áp dụng những biện pháp thực tế nhóm lớp, sau đó đánh giá kinh
nghiệm.
- Phương pháp so sánh đối chứng:
So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài.
- Phương pháp khái quát hoá
Từ những kết quả thu được, khái quát thành những bài học kinh nghiệm

cho bản thân.
2.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được tầm quan trọng của môn âm nhạc, đối
với trẻ hay nói cách khác là chuẩn bị những kĩ năng nghe hát, hiểu nội dung bài
hát, biết thể hiện các động tác phù hợp với giai điệu của bài hát, bài múa. Giáo
dục âm nhạc cho trẻ là rất quan trọng khi trẻ hát, múa xong một bài dài hay
ngắn, nhiều trẻ đã hiểu và biết một số giai điệu âm thanh của bài hát có liên
quan đến chương trinh mẫu giáo. Chính vì vậy mỗi giáo viên cần phải nắm
vững kiến thức về môn âm nhạc để giáo dục trẻ phù hợp với từng cá nhân,
ngoài ra phải biết tích hợp lồng ghép môn âm nhạc vào các tiết học khác,trong
hoạt động mọi lúc mọi nơi và hợp lý để trẻ cảm nhận được môn âm nhạc
Ở tuổi mẫu giáo, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ phát triển khá nhanh, tâm hồn
trẻ nhạy cảm, dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, vì vậy trẻ dễ nhận ra những
vẻ đẹp và biết cảm thụ cái đẹp, thích học múa hát và học rất nhanh bằng cách
bắt chước. Trẻ đến với nghệ thuật một cách tự nhiên và tác động của nghệ thuật
đối với tuổi thơ rất mạnh mẽ. Nhiều công trình khoa học đã khẳng định rằng:
"năng khiếu âm nhạc được nảy sinh từ tuổi ấu thơ".
Sự phát triển mạnh những xúc cảm thẩm mĩ kết hợp với trí nhớ máy móc
vốn có ở trẻ khiến cho lứa tuổi này rất nhạy cảm với văn học nghệ thuật.
Những nét tâm lý đặc trưng của tuổi mẫu giáo là tiền đề cho việc tiếp thu, giáo
dục âm nhạc. Âm nhạc đã đem lại cho trẻ một thế giới âm thanh nhiều màu sắc,
6


gợi cho trẻ sự thú vị, hấp dẫn và sự hài hoà tinh tế, tạo điều kiện cho trẻ thể
hiện chính bản thân mình.
Tuy nhiên muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc, giáo viên phải có
khả năng, kiến thức âm nhạc, biết biểu diễn vì hiệu quả giáo dục ảnh hưởng
trực tiếp tới trẻ. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần phải biết đặc điểm tâm sinh lí
lứa tuổi của trẻ trong mối quan hệ với âm nhạc để có phương pháp dạy thích

hợp. Đặc biệt giáo viên cần phải biết truyền đạt, biết thể hiện thật hấp dẫn và
phù hợp với trẻ.
Dựa vào những cơ sở lý luận trên và tình hình thực tế tôi nhận thấy số trẻ
hát đúng giai điệu và lời bài hát còn chiếm tỉ lệ thấp. Vì vậy tôi đã tìm hiểu thực
trạng và áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho
trẻ.
3. Thực trạng của vấn đề:
Điều tra thực trạng là việc làm không thể thiếu và nó giúp cho ta thấy
được những ưu và hạn chế của đối tượng khi áp dụng đề tài từ đó giúp ta tìm ra
và áp dụng những biện pháp tốt nhất và cho ra kết quả cao nhất.
3.1 Thuận lợi:
- Đối với giáo viên:
Bản thân giáo viên có trình độ năng lực chuyên môn vững vàng. Bên
cạnh đó củng được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo phòng, địa phương, nhà
trường hàng năm có tổ chức buổi học hè, chuyên đề, thao giảng, hội giảng, hội
thi các cấp Thị Xã bồi dưỡng cho giáo viên. Nên chúng tôi đã được học tập và
áp dụng vào giờ dậy của mình trên tiết học đối với trẻ ở lớp.
- Đối với trẻ:
Trẻ được phân theo từng độ tuổi, trẻ tiếp thu đồng đều, giúp trẻ linh hoạt,
mạnh dạn thông minh, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể,
sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác.
- Đối với phụ huynh:
Phụ huynh đã quan tâm đến việc làm của con trong bậc học Mầm non,
thường xuyên trao đổi, ủng hộ một số kinh phí, đồ dùng, đồ chơi.
7


Bên cạnh những thuận lợi trên cũng còn rất nhiều khó khăn.
3.2 Khó khăn:
Về cơ sở vật chất:

Tôi thấy phòng học lớp tôi còn chật hẹp, không đủ chỗ cho cả lớp hoạt
động, đồ dùng âm nhạc còn hạn chế góc tuyên truyền còn ít, đồ dùng còn ít chỉ
có một số đồ dùng mua sẵn như xắc xô, trống, kèn…do vậy rất khó khăn cho
việc tổ chức các hoạt động âm nhạc.
Đối với giáo viên:
Giọng hát chưa thể hiện đúng giai điệu của bài hát. Đôi khi hát còn
nhanh, giờ dậy chưa sáng tạo và vận dụng các môn học khác vào tiết dậy còn
hạn chế.
Đối với trẻ:
Một số trẻ chưa qua 3-4 tuổi khi tiếp xúc môn âm nhạc, trẻ hát chua
chính xác, chưa đúng nhạc, vận động các bài hát chưa thể hiện các động tác vận
động.
Đối với phụ huynh:
Một số phụ huynh chưa nhiệt tình, chưa có sự kết hợp với giáo viên
trong việc chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là việc ủng hộ đồ dùng, đồ chơi,
nguyên vật liệu mà giáo viên phát động.
3.3 Về chất lượng trẻ học môn giáo dục âm nhạc:
Qua khảo sát thực tế trên trẻ tôi thấy lớp tôi chưa tập trung chú ý, nhiều
bài hát trẻ hát chưa đúng giai điệu, Vận động múa hát còn hời hợt cứng nhắc
chưa biết kết hợp dáng, không tự nhiên, vận động theo tiết tấu chưa chính xác.
Trẻ không tích cực tham gia vào các hoạt động.
Kết quả khảo sát trên trẻ đầu năm học tháng 9/2014 như sau:
Thời gian
Tháng
9/2014

Lớp

4-5 tuổi


Tổng
số trẻ
30

Kết quả điều tra
Tốt

%

Khá

%

ĐYC

%

CĐYC

%

3

10

10

33

14


47

3

10

8


Kết quả trên là điều làm tôi thấy rất nhiều tỉ lệ khá giỏi đạt thấp, trong
đó vẫn còn trẻ yếu kém để giúp trẻ phất triển nâng cao chất lượng giáo dục âm
nhạc một cách tốt nhất. Dưới đây là một số bện pháp tôi đã áp dụng 2014-2015
cụ thể như sau:
4. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
4.1 Biện pháp 1: Lập kế hoạch để lên chương trình chọn những bài
hát, trò chơi phù hợp với chủ đề, phù hợp với lứa tuổi.
Muốn thực hiện tốt bộ môn giáo dục âm nhạc một cách có khoa học và
có hiệu quả, bản thân tôi đã tham khảo ý kiến của chuyên môn để lập ra kế
hoạch cho lớp mình, tôi lên chương trình, chọn những bài hát, trò chơi phù hợp
với chủ đề, phù hợp với lứa tuổi như sau:
STT

1

Chủ Đề

Trường mầm non

Nội dung

NDC: Dậy hát: bài Trường chúng cháu là
trường mầm non.
NDKH:Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học.
Trò chơi:Đoán tên bài hát.
NDC:Dậy vận động bài:Tập đếm.

2

Bản thân

NDKH:Nghe tay ngoan.
TC:bịt mắt bắt dê.
NDC:Dậy hát:bài Cả nhà thương nhau

3

Gia đình

NDKH: Nghe khúc hát du của người mẹ
trẻ.
TC: Thi xem ai nhanh.
NDC: Dậy vận động: bài Cháu thương chú

4

Một số nghế

bộ đội.
NDKH: Nghe màu áo chú bộ đội
TC: Đoán tên bài hát

NDC: Dậy hát: bài Gà trống mèo con và

5

6

Thế giới động vật

Thế giới thực vật

cún con.
NDKH: Nge chú voi con ở bản đôn
TC: Mèo và chim sẻ.
NDC:Dậy vận động: bài mùa xuân đến rồi.
9


NDKH: Nghe bài mùa xuân.
TC: Nghe hát tìm đồ vật.
NDC:Dậy hát: Em đi chơi thuyền
7

8

9

Phương tiện giao thông

Nước và một số hiện
tượng tự nhiên.

Quê hương, Đất nước,
Bác Hồ.

NDKH:Nghe bài lý chiều chiều
TC: ô cửa bí mật
NDC: Dậy vận động: bài nắng sớm
NDKH: Nghe bài Bèo dạt mây trôi.
TC: Tai ai tinh.
NDC:Dậy hát: Em yêu thủ đô
NDKH: Nghe bài em đi trong tươi xanh.
TC: Thi xem ai nhanh.

Ví dụ: Chủ đề: Thế giới thực vật:
Chủ đề nhánh: Tết nguyên đán:
Tôi chọn bài hát: DVĐ: Dạy hát: “ Mùa xuân đến rồi”
NDKH: Nghe hát: “ Mùa xuân”
Trò chơi: Thi xem ai nhanh hơn.
4.2. Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng làm đồ dùng đồ chơi tạo môi
trường phong phú cho trẻ hoạt động.
Trong trường mầm non có rất nhiều loại đồ dùng đồ chơi để phục vụ các
môn học và các hoạt động. Đồ dùng đồ chơi là nhu cầu không thể thiếu đối với
cuộc sống trẻ thơ. Đối với môn giáo dục âm nhạc có nhiều đồ dùng, dụng cụ
âm nhạc, những đồ dùng ấy phát ra những âm thanh sôi động giúp cho bài hát
hay hơn, thu hút được sự hứng thú của trẻ vào tiết học. Để đạt được kết quả cao
tôi đã chuẩn bị một số đồ dùng, dụng cụ tự tạo từ nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ
tìm từ những phế liệu thải để làm đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho môn giáo dục
âm nhạc.

*Sân khấu để biểu diễn:
Tôi đã kết hợp với phụ huynh làm nghề mộc, lấy gỗ vụn làm thành sân

khấu.
10


* Nguyên liệu để làm.
Gỗ vụn, sốp, sơn, kéo, đinh, búa.. các loại.
*Cách làm:
Tôi kết hợp phụ huynh làm mộc, bào nhẵn các loại gỗ vụn, sau dùng sơn
để sơn các loại gỗ, để gỗ cho khô sơn, dùng đinh búa đóng các thanh gỗ thành
khung sân khấu, dùng kéo cắt xốp, đề can thành những bông hoa, chữ, để trang
trí sân khấu thêm sinh động.
*Cách sử dụng:
Vào những buổi sinh hoạt văn nghệ, hát, múa,biểu diễn tôi dùng sân
khấu để giới thiệu, gây sự chú ý vào bài cho trẻ và làm cho tiết học thêm sinh
động, hấp dẫn….
*Trống cơm:
*Nguyên liệu để làm:
Vỏ chai dầu rửa bát, hộp vỏ đựng rượu, giấy màu đề can óng ánh các
loại, kéo…
*Cách làm:
Rửa sạch trai dầu rửa bát rồi phơi khô sau đó lấy giấy ,àu bọc kín hai
đầu, dùng kéo cắt đề can óng ánh thành đường diềm , bông hoa dán và trang trí
cho đẹp.
*Cách sử dụng:
Khi Cô tổ chức biểu diễn bài hát có liên quan đến dụng cụ như: trống
cơm thì Cô sẽ cho trẻ dùng dụng cụ đó kết hợp với lời bài hát và động tác nhún
theo nhịp để biểu diễn cho thêm sinh động,hấp dẫn.
*Phách dừa
*Nguyên liệu để làm:
Vỏ dừa, giấy mầu các loại kéo, sơn các loại, cưa…

*Cách làm:

11


Rửa sạch vỏ dừa, lấy cưa để cưa thành những mảnh tròn nhỏ vừa tay trẻ cầm,
sau mài cho nhẵn, dùng sơn mầu để sơn lên các mảnh dừa, khi khô dùng kéo
cắt hoa trang trí, buộc nơ tạo thành phách dừa rất xinh sắn.
*Cách sử dụng:
Khi tiến hành: Dậy vận động bài: " Trường chúng cháu là trường mầm
non" cô hỏi trẻ có nhiều cách vận động, vỗ tay… còn dụng cụ gì để vận động:
Trẻ kể, sau đó cô lấy phách dừa ra giới thiệu, cho trẻ vận động gõ hai phách
vào nhau, tạo ra tiếng kêu trong trẻo rõ ràng.
*Đàn:
Đối với đàn tơ rưng tôi dùng các ống tre, nứa ghép lại với nhau đặt trên
giàn khi đánh vào sẽ phát ra những giai điệu âm hưởng của Tây nguyên rất hấp
dẫn.
*Mũ múa:
Lấy bìa cát tông, mảnh bìa cứng..., vẽ hình các bông hoa, các con vật và
làm các loại mũ theo chủ đề.
VD1: Với chủ đề: Thế giới thực vật tôi làm mũ các loại cây, loại hoa như
hoa cúc, hoa hồng, hoa đào.... các loại quả như : quả cam, quả chuối, quả nho..
VD2: Với chủ đề động vật tôi làm mũ các con vật như : mũ thỏ trắng, thỏ
nâu, gà con, mèo con…
Cắt bằng bìa cát tông dán 2 mặt kẻ khung trang trí, một mặt dán các chữ
số, 2 mặt dán hình ảnh các đội chơi theo từng chủ đề.
Míc: Tôi lấy ống nhựa cắt thành từng đoạn khoảng 20 cm, lấy giấy mầu bưng
kín 1 đầu, lấy xốp cắt thành hình quả trứng gắn vào đầu còn lại sau đó dán đề
can trang trí để làm míc cho “ca sĩ” biểu diễn.
Ngoài ra còn nhiều đồ dùng, dụng cụ khác như : Phách tre, nơ đeo tay…

cho trẻ .
4.3.Biện pháp 3: Một số nội dung nâng cao chất lượng giáo dục âm
nhạc cho trẻ trên tiết học (Hoạt động học)
4.3.1. Xác định nội dung trọng tâm:
12


Để trẻ tiếp thu bài tốt và phát huy được hết khả năng của trẻ thì việc xác
định nội dung trọng tâm là vô cùng quan trọng, cô lựa chọn hoạt động để tiến
hành giờ học và tuỳ vào nội dung trọng tâm của hoạt động để lựa chọn 2-3 nội
dung kết hợp cho nhẹ nhàng mà vẫn gây hứng thú cho trẻ.
- Nếu bài hát đa số trẻ chưa biết: Cô tiến hành hoạt động dạy hát là trọng
tâm.
VD: Hoạt động dạy hát: "Trường chúng cháu là trường mầm non"
NDKH: Nghe hát: "Cô giáo"
Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất
- Nếu bài hát đa số trẻ đã biết: Cô tiến hành dạy vận động theo nhạc là
nội dung trọng tâm.
VD: Dạy vận động theo nhạc: Vỗ tay theo nhịp nhún bước theo nhịp bài
hát: Lớn lên cháu lái máy cày”.
NDKH: Nghe hát – nghe nhạc : Đi cấy
Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng hát ở đâu.
- Nếu bài hát trẻ đã hát và vận động theo nhịp tốt thì chọn: Hoạt động
nghe nhạc, nghe hát là trọng tâm.
VD: Hoạt động nghe nhạc, nghe hát: "Ru con "
NDKH: Hát kết hợp vận động múa bài hát: Bố là tất cả
Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán tên bài hát.
- Hoạt động sinh hoạt văn nghệ: Sau mỗi chủ đề cô tiến hành 1 hoặc 2
lần nhằm giúp trẻ diễn đạt những bài hát, điệu múa, trò chơi âm nhạc…Cô giáo
nên chọn những bài có trong chủ đề để trẻ biểu diễn.

4.3.2.Gây hứng thú giới thiệu bài
Để tạo cho trẻ sự tự tin thoải mái, hứng thú khi vào bài tôi dựa vào nội
dung bài hát và tính chất, sắc thái âm nhạc để trò chuyện với trẻ, kết hợp sử
dụng các loại rối , tranh ảnh, đồ dùng trực quan, thơ hợp lý để dẫn dắt vào bài.
Làm như vậy sẽ tạo sự hấp dẫn cho trẻ, có tác dụng giúp trẻ nhanh chóng làm
quen với bài hát.

13


VD1: Dạy trẻ hát bài:"Cá vàng bơi" nhạc và lời Nguyễn Hà Hải cô cho
trẻ xem trên màn hình những con vật sống dưới nước, để trẻ kể tên các con vật
đó, cho trẻ xem hình ảnh con tôm, con cua, con cá giới thiệu tên bài hát.
VD2: Dạy trẻ hát bài: “Chú bộ đội đi xa” Nhạc và lời Hoàng Vân, tôi
mặc quần áo bộ đội, đội mũ ngôi sao vàng rất xinh xắn, trò chuyện cùng các
cháu: “Chào các cháu, chú bộ đội ở rất xa, về phép đến thăm các con, thấy các
cháu học rất ngoan nên ghé thăm các cháu, bạn nào cũng học giỏi vậy mơ ước
lớn lên các cháu sẽ làm gì? Chú chúc các cháu chăm ngoan để thực hiện ước
mơ của mình nhé. “Tạm biệt các cháu, chú đi đây”. Cô giáo hỏi ai thích làm
chú bộ đội? Các con thấy hình ảnh chú bộ đội như thế nào?.
Trẻ đồng thanh nói: “ mũ cài ngôi sao…” Như vậy tôi vào bài rất nhẹ nhàng
tạo cho trẻ sự thoải mái tự tin và hứng thú.
4.3.3. Nội dung 1: Dạy hát:
Để tiến hành dạy hát có hiệu quả với một bài hát mới trẻ chưa biết hát,
tôi có thể dạy trẻ theo cách dạy như đã hướng dẫn trong chuyên đề giáo dục âm
nhạc được vận dụng phù hợp với điều kiện và khả năng nhận thức của trẻ. Trẻ
học hát thông qua bắt chước giáo viên, do đó giáo viên vừa hát vừa bắt nhịp
bằng tay để giữ tấc độ đều cho các cháu hát. Giáo viên cần lưu ý đến những bài
có nhịp lấy đà, đảo phách để phân biệt cho đúng tránh ngược phách.
Khi phối hợp hát cùng nhạc đệm cô vừa bắt nhịp vừa lắng nghe nhạc

đệm để điều khiển trẻ hát đúng, khớp nhạc. Nếu trẻ chưa rõ lời bài hát cô đọc
lại lời một cách chậm rãi, diễn cảm hoặc đọc lại lời trên nền nhạc bài hát. Với
bài hát dài, bài có 2 lời ca, cô có thể chia đoạn dạy trẻ từng câu liên tiếp.
VD: Bài “Thương con mèo”- Nhạc và lời Huy Du
Cần thay đổi các hình thức hát, tổ, nhóm luân phiên nối tiếp để trẻ có dịp nghỉ
ngơi, theo dõi hoặc hoà nhập đúng lúc với các bạn, chú ý thay đổi tư thế đứng
hay ngồi cho trẻ đỡ mỏi, đỡ chán và kết hợp với vận động nhẹ nhàng.
VD: Khi hát bài: Cùng múa vui, nhạc và lời Lưu Hữu Phước. Câu hát "
nắm tay nhau, bắt tay nhau" lần đầu hát "nắm" trước, "bắt" sau; lần hai hát
"bắt" trước, "nắm "sau, hai từ này ở cùng một độ cao nên trẻ dễ lẫn.
14


Ngoài việc chú ý đến nhịp phách trong khi dạy hát tôi còn tạo ra tình huống cho
trẻ vừa hát vừa dùng đồ vật cầm trên tay đung đưa theo nhịp bài hát, và có thể
cho từng cặp trẻ giao lưu với nhau.
VD: Khi hát bài: “Chiếc đèn ông sao”- Sáng tác Phạm Tuyên, cho trẻ
cầm chiếc đèn ông sao đưa lên đưa xuống, hát bài: cho 2 trẻ đứng đối diện đập
chéo tay nhau theo phách.
Trong quá trình dạy hát cô giáo cần lưu ý nếu trẻ còn hát sai âm điệu
(luyến chưa đúng) thì cô hát mẫu riêng chỗ cần sửa và cho trẻ nghe trên đàn
nhiều lần đặc biệt cần chú ý đến từng cá nhân trẻ.
Điều quan trọng khi dạy trẻ hát mà trẻ hát chưa đúng nhạc, chưa thể hiện
đúng phong cách, cô không nên nói với trẻ: " Các con hãy hát hay hơn nữa
nào" vì câu nói này trẻ khó hình dung phải thể hiện như thế nào, mà tôi sẽ hát
lại 2-3 lần hát chậm để trẻ ghi nhớ.
-> Với hình thức tổ chức như trên trẻ lớp tôi hát đúng giai điệu bài hát,
tiếp thu bài rất nhanh.
4.3.4.Nội dung 2: Dạy vận động theo nhạc:
Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu, sự khéo léo,

khả năng phản ứng nhanh. Ngoài ra còn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ,
trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. Các động tác múa giúp trẻ hiểu
biết về kỹ năng, từ đó biết so sánh, lựa chọn vẻ đẹp của múa.
Dạy vận động theo nhạc bao gồm nhiều hình thức nhảy múa hoặc gõ đệm theo
nhịp theo tiết tấu, theo phách.
Phần làm mẫu là biện pháp quan trọng nhằm mục đích cho trẻ tri giác
toàn vẹn. Nếu là hát kết hợp vận động vỗ tay, theo tiết tấu thì tôi sử dụng các
nhạc cụ: Xắc xô, phách tre, phách dừa, mõ…tôi làm mẫu chậm tiếng gõ, cách
gõ, cho trẻ tập chậm rồi mới nhanh dần theo tốc độ bình thường. Tuy nhiên
trong tiết học cũng không nhất thiết phải sử dụng nhạc cụ từ đầu đến cuối tiết
học mà có thể thay đổi hình thức vận động bằng lắc mông hoặc dậm chân…
VD: Bài “ Em đi chơi thuyền”- Nhạc và lời Trần Kiết Tường

15


Tôi cho cả lớp lắc mông theo tiết tấu chậm, các tổ gõ phách dừa, xắc xô, các
nhóm dậm chân theo tiết tấu chậm…trẻ lớp tôi rất thích.
Ngoài ra khi dạy vận động để phát huy tính sáng tạo của trẻ tôi thường
cho trẻ vận động theo ý tưởng của trẻ.
VD: Bài “Múa cho mẹ xem”- Nhạc và lời Xuân Giao. Tôi cho trẻ vận động
theo ý tưởng của trẻ ( 1-2 trẻ) và cho cả lớp vận động theo trẻ đó.
Sau đó tôi dẫn dắt bằng lời giới thiệu vận động của mình.
Nếu trẻ vận động sai cô có thể sửa chữa dần dần những chi tiết không
chính xác bằng cách tách ra để tập riêng. Tuy vậy, không phải bài nào trẻ cũng
thuộc ngay ở trên tiết học do đó cô cần luyện cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
-> Với hình thức tổ chức dạy vận động như trên tôi thấy trẻ lớp tôi rất tự
tin, thoải mái khi hoạt động âm nhạc và đặc biệt trẻ tiếp thu bài rất tốt.
4.3.5. Nội dung 3: Cho trẻ nghe nhạc - nghe hát:
Nghe nhạc – nghe hát là một sự tác động sâu sắc đối với tâm hồn con

người, là cơ sở để trẻ học hát, vận động, chơi theo nhạc.
Chuẩn bị cho trẻ nghe hát, tôi dẫn dắt trẻ nghe nhạc bằng cách dùng lời lẽ hấp
dẫn sinh động để giới thiệu qua hình tượng âm nhạc, tên tác phẩm, tác giả. Dựa
vào lời ca khơi gợi sự tưởng tượng của trẻ. Phần giới thiệu cần ngắn gọn, lựa
chọn sắc thái lời nói để thu hút trẻ, gợi nhu cầu muốn nghe ở trẻ, làm cho trẻ
chuyển từ trạng thái của một dạng hoạt động trước đó sang hoạt động nghe hát.
Nếu hoạt động trước đó là trầm lắng thì lời nói để thu hút trẻ phải vang rõ, sôi
nổi. Nếu hoạt động trước là sôi nổi thì lời nói phải âu yếm nhẹ nhàng.
Có thể cho trẻ nghe qua phương tiện hoặc nghe trực tiếp. Trẻ được nghe
cô đàn hát trực tiếp sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ nhất, lôi cuốn nhất. Vì vậy đòi
hỏi giáo viên cần phải hát thật chính xác,tự nhiên, diễn cảm thể hiện đúng
phong cách tác phẩm. Do đó khi đã hát đúng nhạc tôi chú ý đến việc thể hiện
tình cảm qua giọng hát kết hợp với nét mặt cử chỉ, điệu bộ sao cho phù hợp với
bài hát.
VD: Bài hát “Ru con”- Dân ca Nam Bộ

16


Khi hát cho trẻ nghe tôi hát với tốc độ hơi chậm, nhẹ nhàng ,tình cảm
thiết tha, còn với bài “ Con chim vành khuyên”- tác giả Hoàng Vân, thì tôi hát
với tốc độ hơi nhanh vui tươi nhí nhảnh, hồn nhiên vừa hát tôi vừa cúi xuống
âu yếm tình cảm với trẻ tạo sự gần gũi quấn quýt trẻ rất hứng thú khi nghe bài
hát này.
Như vậy bằng hoạt động trực tiếp sáng tạo tôi biểu diễn sống động nội
dung bài hát, trẻ lớp tôi rất phấn khởi thích thú hưởng ứng cùng cô.
4.3.6. Nội dung 4: Tổ chức trò chơi âm nhạc:
Đối với trẻ Mầm non học mà chơi, chơi mà học, do vậy trong hoạt động
âm nhạc cũng không thể thiếu trò chơi.Trò chơi âm nhạc là trò chơi được tiến
hành bằng các yếu tố âm nhạc, vì vậy ngoài các quy định chung của trò chơi cô

cần lưu ý cho trẻ thực hiện hình thức chơi có tác dụng phát triển năng khiếu, cô
hướng dẫn trẻ luật chơi và làm mẫu thật rõ ràng để trẻ nhận biết cách chơi.Trò
chơi âm nhạc được thực hiện trong giờ học tạo cho hoạt động nghệ thuật của
trẻ thêm sinh động, vì vậy mà cô cần xen kẽ tính chất trò chơi để hướng dẫn trẻ
chơi hứng thú có tác dụng giáo dục âm nhạc.
VD: Trò chơi: “Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ” cô chia trẻ làm ba tổ.
cô giới thiệu luật chơi và cách chơi cho trẻ biết,sau mở nhạc cho trẻ nghe âm
thanh về chiếc đàn ghi ta, trống, kèn…trẻ sẽ chú ý lắng nghe trong thời gian cô
quy định trẻ phải nói được tên nhạc cụ.Như vậy sẽ phát triển ở trẻ sự hiểu biết
và sự chú ý lắng nghe.
VD: Trò chơi “Bắt chước tiếng kêu âm thanh trong thiên nhiên” tôi tổ
chức như sau:
Cô trò chuyện cùng trẻ về âm thanh trong thiên nhiên mà trẻ nghe thấy,
tiếng gió thổi, tiếng nước chảy, tiếng lá cây, âm thanh của các con vật… trẻ có
thể kể khi nói về một âm thanh nào đó, cô có thể chỉ định một cháu đứng lên
diễn tả âm thanh và mô phỏng bằng động tác. Đặc biệt tôi luôn chú ý nếu giờ
học hát thì tôi thường tổ chức trò chơi trẻ được đi lại, chạy nhảy .

17


VD: Trò chơi: “Ai nhanh nhất” cô tổ chức chơi theo nhóm theo hiệu
lệnh của cô, số vòng ít hơn số trẻ. Cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh trẻ
chạy thật nhanh vào vòng cô quy định.
Nếu là giờ vận động thì tôi chọn trò chơi nhẹ nhàng.
4.4 Biện pháp4: Giáo dục âm nhạc cho trẻ ngoài tiết học.
4.4.1 Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ vào các ngày lễ,
ngày hội.
Hoạt động âm nhạc trong các ngày lễ, hội ở trường Mầm non sẽ tạo điều
kiện hình thành ở trẻ phẩm chất đạo đức, trí tuệ và kỹ năng nghệ thuật. Hơn

nữa ngày lễ hội là cơ hội cho giáo viên và trẻ trong toàn trường giao lưu hiểu
biết nhau hơn, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ được nâng cao khả năng hoạt động,
cảm thụ nghệ thuật.
Chương trình văn nghệ trong ngày hội, ngày lễ bao gồm múa hát đọc
thơ, kể chuyện , múa rối, trò chơi biểu diễn xen kẽ nhau. Cô giáo cần sưu tầm,
tập thêm cho trẻ những bài hát điệu múa ngoài chương trình.
VD: Cô có Ngày tết trung thu thể chọn bài hát “ Rước đèn dưới ánh
trăng” Sáng tác Phạm Tuyên, bài “Đêm trung thu” Sáng tác Phùng Như
Thạch....
Mỗi ngày lễ hội được tổ chức với các ý nghĩa khác nhau sẽ tạo những ấn tượng
khó quên đối với trẻ.
4.4.2. Tổ chức giáo dục âm nhạc vào các thời điểm trong ngày
Tuổi mẫu giáo là lứa tuổi “học mà chơi - chơi mà học”, do đó phải sử
dụng nhiều biện pháp, thủ thuật trong giờ học để gây hứng thú và sự tập trung
vốn rất ngắn của trẻ. Cũng vì thế giờ học mang tính tổng hợp như giờ Tạo
hình có thể kết hợp nghe nhạc, giờ âm nhạc kết hợp kể truyện, xem tranh đọc
thơ…Với các môn học như : toán, văn học... Khi giới thiệu bài tôi có thể cho
trẻ hát những bài hát có nội dung phù hợp với tiết dạy, phù hợp với chủ đề đang
học để ổn định tổ chức cũng như gây hứng thú cho trẻ.
VD: Như bài thơ: Hạt gạo làng ta sáng tác Trần Đăng Khoa, sau khi trẻ đọc
thuộc thơ, ngắt giọng theo vần điệu thơ bốn chữ, kết hợp cho trẻ nghe bài hát
18


Hạt gạo làng ta do Trần Viết Bính phổ nhạc. Giai điệu trữ tình của bài hát nâng
ý thơ lên tầm cao của sự cảm thụ nghệ thuật.
*Cho trẻ nghe nhạc, nghe hát vào các giờ đón trẻ:
Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, lúc
này âm nhạc góp phần tác động rất lớn.
VD: Ca khúc “Bài ca đi học”- Sáng tác Phan trần Bảng, “ Bài: Cháu đi

mẫu giáo” Sáng tác Phạm Tuyên đã gây ấn tượng, kỷ niệm quen thuộc bên
cạnh cảnh đẹp thiên nhiên như:
“Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh
Đàn bướm phơi phới bay trên cành hoa rung rinh...”
Vào các giờ ngủ trưa tôi có thể hát ru cho trẻ các bài hát như “ Ru con”- Dân ca
Nam Bộ, “Lời ru trên nương” nhạc Trần Hoàn, thơ Nguyễn Khoa Điềm, “Ru
con mùa đông”…
Đến giờ trả trẻ tôi cho trẻ nghe các bài như : “Đi học về” sáng tác Hoàng
Long.
Trong các hoạt động chiều tôi có thể cho trẻ ôn lại các bài hát, vận động
cũ hoặc làm quen các bài hát, vận động, các trò chơi mới. Tích hợp nồng ghép
âm nhạc vào các hoạt động và các môn học khác. Tuy nhiên sự tích hợp ấy phải
nhẹ nhàng và phù hợp
VD: Khám phá khoa học “ Tìm hiểu về chú bộ đội” sau khi trò chuyện
về chú bộ đội tôi hỏi trẻ: Ai ước mong sau này làm chú bộ đội, lúc đó tôi bật
nhạc cho trẻ hát và vận động bài hát “Làm chú bộ độ, chú bộ đội”…
4.5. Biện pháp 5: Công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh:
Phối hợp với các phụ huynh là những yếu tố quan trọng cần thiết tạo cho
sự thành công của việc dạy trẻ làm quen với âm nhạc ngay từ đầu năm học tôi
đã kết hợp với phụ huynh ủng hộ những quyển sách về âm nhạc đẻ tạo góc thư
viện có nhiều loại khác nhau. Ngoài ra tôi đã trao đổi với phụ huynh những bài
hát mới, kết hợp với các động tác mới dạy, để về nhà phụ huynh dạy trẻ hát
múa và khuyến khích trẻ hát vá múa lại cho ông bà nghe.

19


Ví dụ: Hôm nay tôi dạy bài hát múa “Múa cho mẹ xem” tôi đã phô tô bài
hát, điệu múa cho mỗi phụ huynh một bài để phụ huynh về nhà phụ huynh dạy
trẻ. Tôi thấy hôm sau giờ hoạt động chiều tôi hỏi lại trẻ các điệu múa, để trẻ

nhớ lại những nội dung của điệu múa mà cô dạy hôm trước .
5. Kết quả đạt được:
5.1. Cơ sở vật chất:
Nhận thức được vị trí, ý nghĩa tầm quan trọng của cơ sở vật chất đối với
môn giáo dục âm nhạc tôi tích cực sưu tầm, tôi tận dụng những nguyên vật liệu
sẵn có ở địa phương. Đồng thời tuyên truyền phát động phụ huynh ủng hộ các
nguyên vật liệu làm đồ dùng cho môn hoc và tôi đã làm được các sản phẩm
sau:
Đồ dùng dạy học: Gùi, nón quai thao, phách dừa, đàn ghi ta, đàn tơ rưng,
mũ múa, trống cơm, trang phục, phách tre.
Tôi tạo được môi trường âm nhạc cho trẻ: Các hình ảnh biểu diễn, bé
chơi nhạc ngộ nghĩnh.
5.2. Đối với bản thân:
Được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường, bạn bè đồng nghiệp
cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân tôi đã dần tiến bộ. Tiết dạy giáo dục
âm nhạc sáng tạo hơn, hát đúng nhạc, tiết dạy hấp dẫn trẻ, trẻ tiếp thu bài thoải
mái, hứng thú và nắm chắc kiến thức vững vàng hơn và nồng ghép tích hợp các
môn học, phát huy tính tích cực của trẻ.
5.3 Đối với phụ huynh
Bằng những biện pháp vận động tuyên truyền qua các hội thi, các ngày
hội, ngày lễ, và kết quả thực tế trên trẻ, phụ huynh lớp tôi đã hiểu được ý nghĩa
và tầm quan trọng của môn giáo dục âm nhạc đối với trẻ Mầm non, thường
xuyên phối kết hợp cùng với nhà trường, ủng hộ về kinh phí, nguyên vật liệu để
làm đồ dùng đồ chơi, phấn khởi quan tâm đến việc học tập của các cháu, luôn
kết hợp với tôi trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

20


t c kt qu trờn ph huynh lp tụi rt phn khi, quan tõm n con

em mỡnh hn, thng xuyờn kt hp cựng nh trng to mi iu kin h tr
luụn giỳp tụi thc hin tt cỏc nhim v giỏo dc.
5.4. Kờt qua tr:
Do s chun b tt v c s vt cht, dựng trc quan kt hp vi
phng phỏp linh hot ca cụ. Tr rt hng hỏi, hng thỳ hot ng, mnh dn
hn, luụn tớch cc sỏng to, tip thu bi tt v nh lõu.
Kt qu t c sau khi thc hiờn cac biờn phap:
Thi gian

Lp

Tng

Kt qu iu tra

s tr

Tt

Thỏng 2/2015 4-5 tui 30

14

%

47

Khỏ
13


%

YC

%

CYC

%

43

3

10

0

0

YC

%

CYC

%

So sanh ụi chng
Thi gian


Lp

Tng
s tr

Kt qu iu tra
Tt %
Khỏ %

Thỏng 9/2014 4-5 tui

30

3

10

10

33

14

47

3

10


Thỏng 2/2015 4-5 tui

30

14

47

13

43

3

10

0

0



Qua bng ta nhận thấy kết quả trên trẻ tăng lên trong một năm học so với
đầu năm tỷ lệ tốt tăng 37% , khá tăng 10%, đạt yêu cầu giảm 37% và không có
trẻ cha đạt yêu cầu. Điều đó khẳng định kinh nghiệm của tôi áp dụng hoàn toàn
hợp lý và đạt kết quả cao.
*T nhng kt qu t c trờn, tụi ó rỳt ra c mt s bi hc kinh
nghim sau:
- Cụ giỏo phi thc s l tm gng sỏng, mu mc, nhit tỡnh cú tm
lũng yờu ngh mn tr, am hiu tõm sinh lý tr. Mun vy cụ giỏo phi khụng

ngng nõng cao kin thc, t hc hi tu dng, rốn luyn bn thõn, tớch cc
sỏng to, ci tin phng phỏp ging dy sao cho t kt qu tt.
- Khi t chc cho tr hc, giỏo viờn cn phi bit linh hot v phi chỳ ý
ti tng cỏ nhõn tr.
-Trong tit hc cú th tr khụng thuc c ngay do ú cụ cn dy tr
mi lỳc, mi ni.
21


- Giáo viên cần làm tốt công tác tuyên truyền với các cấp lãnh đạo và
phụ huynh hỗ trợ kinh phí tạo môi trường giáo dục âm nhạc cho trẻ, ngoài tiết
học tích cực làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ môn học.
6. ĐIỀU KIỆN ĐỂ NHÂN RỘNG SÁNG KIẾN:
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi đã áp dụng vào thực tế giảng dạy
tại nhóm lớp 4-5 tuổi do tôi chủ nhiệm.chính vì thế mà sáng kiến kinh nghiệm
của tôi có thể áp dụng cho tất cả các nhóm lớp 4-5 tuổi trong trường Mầm non.
Tôi mong rằng những biện pháp này không chỉ áp dụng phù hợp với lớp
tôi mà còn với các lớp khác trong khối, các trường bạn với mong muốn nâng
cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi. Vậy muốn áp dụng sáng kiến
của tôi đối với trường, với trẻ của các trường bạn, để đảm bảo cho việc nâng
cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi đạt kết quả cao thì các điều
kiện để đảm bảo sáng kiến được áp dụng một cách hiệu quả nhất thì cần phải
có:
Để sáng kiến được áp dụng rộng rãi, tôi cần những điều kiện sau:
- Về nhân lực: Đảm bảo số trẻ và số cô trên một nhóm lớp.
+ Giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực chuyên môn
nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm và có năng khiếu về âm nhạc.
+ Trẻ được học liên tục qua các độ tuổi, có trình độ tiếp thu tương đối
đồng đều.
- Cơ sở vật chất: Có đầy đủ các trang thiết bị dạy và học cần thiết cho cô

và trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối, mang tính kỹ thuật và tính thẩm mỹ cao.
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường và sự phối
hợp chặt chẽ của các bậc phụ huynh.

22


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy việc nâng
cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng và cần
thiết trong trường Mầm non, nó góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.
Là một giáo viên mầm non, người dẫn dắt đào tạo thế hệ trẻ của
đất nước thành những con người có ích cho xã hội. Tôi ý thức được điều đó và
tôi luôn tâm nguyện sẽ cố gắng rèn luyện, học tập trau dồi kiến thức, đạo đức
tâm hồn, luôn tìm tòi những biện pháp, hình thức đổi mới để vận dụng việc dạy
trẻ đạt được kết quả cao. Những điều đó hoàn toàn phù hợp với mục đích
nghiên cứu mà tôi đã đề ra.
Bằng thực tế tôi nhận thấy rằng việc sử dụng những biện pháp trên
tuy chưa được lâu, song đã có kết quả rõ rệt. Dù là ai hay bất cứ trường mầm
non nào nếu áp dụng những biện pháp trên của tôi vào thực tế, tôi xin chắc
chắn sẽ thành công bởi kinh nghiệm này từ lí thuyết đến thực tế tôi đã làm và
mạnh dạn đưa ra trước hội đồng và đồng nghiệp xem xét.
2.Khuyến nghị:
Khi nghiên cứu thực hiện đề tài và giảng dạy tôi còn gặp một số
khó khăn .Vì vậy tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau.
- Đối với nhà trường cần có kế hoạch mua sắm bổ sung đồ dùng
đồ chơi trang thiết bị dạy học trong lớp, tạo điều kiện cho giáo viên được học
tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyện môn .

- Đối với phòng giáo dục, có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng về
nội dung của phát triển thẩm mỹ cho giáo viên.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
+ Tài liệu bồi dưỡng hè.
+ Sách phương pháp giáo dục âm nhạc NXB Phạm Thị Hoà.
+ Sách Trẻ mầm non ca hát( tuyển tập bài hát nhà trẻ mẫu giáo) Vụ GDMNNXBÂm nhạc 2002.
+ Sách chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện 4-5
tuổi.NXB Giáo dục 1996.
+ Sách Tuyển tập trò chơi bài hát, thơ truyện mẫu giáo 4-5 tuổi theo các chủ
đề.
+ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Mầm non theo dự án: “ Tăng cường khả năng
sẵn sàng đi học cho trẻ Mầm non”

24


MỤC LỤC
STT

1

NỘI DUNG
Thông tin chung về sáng kiến.
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Hoàn cảnh nảy sinh.


2

Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiên.

1

3

Nội dung sáng kiến.

1

4

Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến.

2

5

Đề xuất, khuyến nghị.

3

1

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Hoàn cảnh nảy sinh.

4-5


2

Cơ sở lý luận.

5-6

3

Thực trạng của vấn đề.

7

3.1

Thuận lợi.

7

3.2

Khó khăn.

8

3.3

Về chất lượng trẻ học môn giáo dục âm nhạc.

8


Các giải pháp, biện pháp thực hiện

9

4.1

Biện pháp 1: Lập kế hoạc để lên chương trình

9

4.2

Biện pháp 2: Làm đồ dùng, đồ chơi tạo môi trường
phong phú cho trẻ hoạt động.

10-12

4.3

Biện pháp 3: Một số nội dung nâng cao chất lượng
giáo dục âm nhạc cho trẻ trên tiết học ( Hoạt động
học).

12-18

4.4

Biện pháp 4: Giáo dục cho trẻ ngoai tiết học, ngày lễ


19

4.5

Biện pháp 5: Công tác tuyên truyền phối hợp với
phụ huynh

20

4

TRANG

1

5

Kết quả đạt được.

6

Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.

23

1

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận.


24

2

Khuyến nghị.

24

3

Tài liệu tham khảo.

24

21-22

25


×