Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

THỰC HÀNH CÔNG tác xã hội với cá NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.37 KB, 25 trang )

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
NỘI DUNG ................................................................................................................... 3
PHẦN 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................ 3
1.Đặt vấn đề ............................................................................................................... 3
2.Mục tiêu .................................................................................................................. 3
3.Phương pháp và kỹ thuật thu thập thông dữ liệu ..................................................... 4
4.Lý thuyết áp dụng ................................................................................................... 4
PHẦN2- BÁO CÁO THỰC HÀNH............................................................................ 7
A.GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ XÃ HỘI ......................................................................... 7
1.Lịch sử hình thành................................................................................................... 7
2.Chức năng ............................................................................................................... 7
3.Cơ cấu tổ chức ........................................................................................................ 8
4 Hệ thống quản lý ca .............................................................................................. 10
5.Các hoạt động chăm sóc và trợ giúp của cơ sở...................................................... 10
6.Các nguồn kinh phí và mạng lưới hỗ trợ ............................................................... 10
B.TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HÔI CÁ NHÂN ....................... 11
1.Bối cảnh chọn thân chủ ........................................................................................ 11
2.Hồ sơ xã hội của thân chủ ..................................................................................... 11
3.Vấn đề của thân chủ. ............................................................................................. 16
4.Tiến trình làm việc với thân chủ ........................................................................... 16
PHẦN 3 :KẾT LUẬN- KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 20
LỜI KẾT .................................................................................................................... 21
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO:........................................................................................ 24


THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
VỚI CÁ NHÂN


LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay khi nói đến ngành nghề, chúng ta luôn liên tưởng và nói đến các
ngành cao quý như: công an, giáo viên, bác sĩ, y sĩ,… Ngày nay ở Việt Nam đang có
một ngành nghề cũng đang được phát triển và được đào tạo ở các trường Đại Học
.Nghành công tác xã hội hiện nay ở trên thế giới đang được phát triển mạnh mẽ và rất
phổ biến,nó được phát phát triển rất lâu từ xa xưa.Công tác xã hội là một nghề chuyên
hỗ trợ,giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội
(người nghèo,người khuyết tật,trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,phụ nữ,ngừơi già…).Sứ
mạng của ngành công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu những rào cản
trong xã hội,sự bất công và sự bất bình đẳng.Thực chất của nghề công tác xã hội là
cung cấp dịch vụ cho người dân,nhân viên xã hội là người phục vụ chứ không phải là
người chủ. Vậy CTXH là gì? CTXH chính là sự “trợ giúp” giúp con người phục hồi
các chức năng, khơi dậy các khả năng tiềm ẩn bản thân của họ để họ tự giải quyết vấn
đề mà họ gặp phải. Không chỉ trợ giúp, CTXH còn là một ngành khoa học, vận dụng
các lý thuyết khoa học về hành vi con người và hệ thống xã hội nhằm xây dựng và
thúc đẩy sự thay đổi liên quan đến vị trí, địa vị, vai trò của các cá nhân, nhóm, cộng
đồng người yếu thế tiến tới bình đẳng và tiến bộ xã hội.
Trong ngành công tác xã hội còn có các nhóm nhỏ của ngành.Công tác xã hội cá
nhân cũng được xem là một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng trong công tác xã
hội.Vậy công tác xã hội cá nhân là gì? Công tác xã hội cá nhân là một hoạt động dịch
vụ xã hội trực tiếp hướng dẫn các thân chủ do các nhân viên cộng đồng thực hiện,các
nhân viên này phải có các kĩ năng trong việc giải quyết các vấn đề về nguồn lực, các
vấn đề về xã hội và xúc cảm.Đây là 1 hoạt động mang tính chuyên ngành để qua đó
các nhu cầu của thân chủ được đánh giá trong các bối cảnh xã hội và quan hệ xã hội
của cá nhân đó.Nhân viên xã hội cá nhân hướng đến nâng cao sức mạnh của thân chủ
nhằm giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả trong môi trường sống của thân chủ.Các
dịch vụ thông qua nhân viên công tác xã hội bao trùm nhiều vấn đề từ việc trợ giúp về
về vật chất cho đến các vấn đề tham vấn phức tạp.Công tác xã hội với cá nhân trong
lịch sử được đề cập đến như là “làm việc với trường hợp cụ thể” .Nó bao gồm kiến
thức công tác xã hội,các giá trị và các kỹ năng trong các mối quan hệ trực diện để giúp

đỡ giải quyết hoặc giảm thiểu những khó khăn “phát sinh do sự mất cân bằng giữa con
người và môi trường của họ”.Qúa trình hỗ trợ này gồm có việc giúp đỡ con người với
những vấn đề thực tế cụ thể,với những thiếu hụt và áp lực của môi trường,và với
những sự khó khăn trong tương tác với người khác và trong chính bản thân họ.

1


LỜI CẢM ƠN
Gần hai năm học trôi qua em đã học hỏi được rất nhiều điều trong chuyên ngành
học của mình,ngoài ra còn được học hỏi thêm rất nhiều điều trong cuộc sống.Đợt thực
tập tại trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng này là cơ hội cũng như thách thức để em nổ
lực rèn luyện và cũng cố kiến thức của bản thân mình.Qua đó tìm tòi và học hỏi kiến
thức mới ngoài sách vở,góp phần nâng cao nhận thức của mình về những con người
có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống,đặc biệt là tham gia vào tiến trình giải quyết
vấn đề,lập nên kế hoạch giải quyết cho thân chủ của mình vì em tiếp thu được trong
quá trình thực tập sẽ là hành trang giúp em nắm vững được kiến thức chuyên môn và
công việc sau này.Và em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến qúy thầy
cô giáo trong khoa Tâm Lý-Giaó Dục đã dành hết những kiến thức và sự hiểu biết của
mình để truyền tải và giảng dạy cho chúng em trong đợt thực tập tại trung tâm một
tháng này. Em đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích cho bản thân, tập vận dụng được
một số kiến thức,lý thuyết mà mình đã học đưa và thực tiễn.Em xin chân thành cảm ơn
cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Hằng Phương đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng em
được đi thực tập, cảm ơn thầy giáo Bùi Đình Tuân đã hỗ trợ,hướng dẫn và giúp đỡ cho
chúng em trong suốt quá trình thực tập ở trung tâm.Đặc biệt cho phép em được gởi lời
cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến ban lãnh đạo trung tâm đã cho phép và tạo điều
kiện cho sinh viên chúng em được đến đây thực tập.Cảm ơn các cô,các chị là cán bộ
của trung tâm cũng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn cho chúng em suốt trong quá
trình thực tập.Em cũng không quên gửi lời cảm ơn đến các cụ,các bác và các em nhỏ
trong trung tâm cũng đã vui vẻ và tạo điều kiện để chúng em có thể tham gia thực hiện

tốt khóa thực tập của mình.Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn hết toàn thể quý
thầy cô,ban lãnh đạo trung tâm và tất cả các cụ,các, bác đã hỗ trợ giúp đỡ sinh viên
chúng em trong thời gian thực tập tại trung tâm bảo trợ xã hội.
Do còn hạn chế về kiến thức và kĩ năng nên bài thực tế còn nhiều thiếu sót,rất
mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để các bài báo cáo sau được hoàn thiện
hơn.Em xin chân thành cảm ơn.!

2


NỘI DUNG
PHẦN 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Đặt vấn đề
-Để thực hiện được quá trình thực tập trong vòng một tháng,cô giáo đã cho lớp
tham khảo 3 địa điểm như: Trường Thanh Tâm,Trường Nguyễn Đình Chiểu,trung tâm
bảo trợ xã hội Đà Nẵng.
-Theo sự thúc đẩy của suy nghĩ và niềm hân hoan mà em muốn dành cho những
con người có số phận không may mắn,nên em đã lựa chon cho mình dịa điểm thực tập
là trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng.
-Trong cuộc sống xô bồ và đầy tấp nập như thế này, con người chúng ta ai cũng
cho mình kém cỏi và đáng tội nghiệp.Nhưng mà thực ra chúng ta may mắn hơn rất
nhiều người,bởi ta có gia đình,bạn bè…những người thân và được đến trường.Nơi đây
có biết bao người rất cần sự yêu thương,giúp đỡ và lắng nghe họ
tâm sự.Cũng như ông ta thường nói “Thương người như thể thương thân,lá lành đùm
lá rách..”
-Xuất phát từ tình yêu thương và sự tò mò cuộc sống của những số phận bất
hạnh,em đã lựa chọn trung tâm bảo trợ là nơi thực tập đầu tiên.

2.Mục tiêu
 Về mặt kiến kiến thức

-Áp dụng những kiến thức liên quan đến hành vi và môi trường xã hội cũng như
các phương pháp,cách tiếp cận CTXH trong việc giúp đỡ cá nhân và các đối tượng xã
hội có vấn đề về tâm lý và xã hội.
-Thực hành các nguyên tắc,quy chuẩn đạo đức và các giá trị trong CTXH khi
làm việc với cá nhân.
-Gíup cho các cá nhân ngăn ngừa hoặc cải thiện những vấn đề khó khăn của
họ.Những khó khăn này có thể do họ không thể tự thích nghi được với những thay đổi
trong môi trường sống của họ hoặc quan hệ của họ với môi trường xung quanh.Do vậy
việc ngăn ngừa hoặc cải thiện những vấn đề khóa khăn có nghĩa là nhân viên xã hội
phải xem xét kĩ đến các nguyên nhân chính gây ra những khó khăn đó,các nguyên
nhân liên quan mà có thể gây ra những mâu thuẫn hoặc phá vỡ những mối quan hệ xã
hội đang lành mạnh để có hướng giải quyết phù hợp.
-Gíup cho các cá nhân xác định và giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ của
họ hoặc giúp tối thiểu các tác động tiêu cực đến cuộc sống hoặc những mối quan hệ xã
hội của họ với môi trường xung quanh bằng cách tự điều chỉnh những suy nghĩ của
bản thân họ và những hành vi ứng xử của họ sao cho thích nghi với môi trường.
-Gíup cho các cá nhân trở nên mạnh mẽ hơn,thông qua việc hỗ trợ họ xác định
và phát huy được những tiềm năng của cá nhân và tận dụng được những nguồn lực hỗ
trợ từ các nhóm phù hợp và từ cộng đồng để phát triển cuộc sống của họ và giải quyết
những khó khăn của họ một cách bền vững.
Về mặt kĩ năng:
-Kỹ năng thiết lập quan hệ
-Kỹ năng phỏng vấn/vấn đàm
-Kỹ năng lắng nghe,thấu cảm
-Kỹ năng thu thập dữ liệu
-Kỹ năng đánh giá điểm mạnh của thân chủ
-Kỹ năng tham gia cùng thân chủ trong quá trinh nhận diện vấn đề
-Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
3



-Kỹ năng kết nối và huy động nguồn lực trong việc giải quyết vấn đề
-Kỹ năng nối kết và huy động nguồn lực trong việc giải quyết vấn đề.
-Kỹ năng can thiệp,giám sát và đánh giá hiệu quả khi làm việc cá nhân và gia
đình.
-Kỹ năng kết thúc mối quan hệ giúp đỡ
Về mặt thái độ
-Thái độ tích cực và động lực hướng đến học tập nhằm phát triển nghề nghiệp bản thân
-Phát triển tinh thần,phục vụ cộng đồng và tinh thần dấn thân của một tác viên xã hội
công bằng và phát triển.
-Tôn trọng các nguyên tắc,giá trị,văn hóa và quy chuẩn đạo đức trong công tác xã hội.
-Chấp hành nghiêm túc các qui định thực hành,có ti h thần trách nhiệm,tác phong
chuyên nghiệp,làm việc có kỷ luật,kế hoạch và hiệu quả.

3.Phương pháp và kỹ thuật thu thập thông dữ liệu
*Phương pháp
- Tìm hiểu vấn đề (thông tin các nguyên nhân hoặc sự kiện liên quan đến vấn
đề),phân tích vấn đề và để(sắp xếp các thông tin tìm hiểu được,đánh giá/chuẩn đoán
mức độ nguy hại của vấn đề,..)và đưa ra các biện pháp thực hiện việc chữa trị/xử lý
vấn đề(phân tích,chọn lựa các giải pháp khả thi,lập kế hoạch và thực hiện các giải
pháp được chọn,tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ.
-Từng bước đưa ra cho mình một số mốc thời gian kế hoạch cụ thể,để giúp đỡ và
hỗ trợ tâm lí,tinh thần cho thân chủ.
-Tạo tinh thần vui vẻ,mang đến cho thân chủ trạng thái lạc quan,phân tích mức độ
vấn đề cho thân chủ thấy được điều đó.Lựa chọn cách hỗ trợ,giúp đỡ phù hợp nhất,mà
thân chủ có thể cảm thấy tin tưởng và hài lòng.

3.1. Phương pháp quan sát:
Nhân viên xã hội sử dụng phương pháp quan sát nhằm tìm hiểu đời sống thực
của thân chủ tại môi trường học. Quan sát kinh hoạt, hành vi của thân chủ trong học

tập, trong quá trình sinh hoạt, giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh.

3.2. Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn sâu nhằm tìm kiếm thông tin sâu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm lý, tính cách,
sở thích và nhu cầu của thân chủ.
Phỏng vấn sâu những người liên quan và thường xuyên tiếp xúc với thân chủ như gia
đình, bạn bè, thầy cô…để có thêm thông tin cần thiết.

3.3. Phương pháp phân tích tài liệu:
Phân tích các hồ sơ,thông tin chia sẻ của thân chủ tại trung tâm nhằm biết thêm thông
tin gia đình, cảm nhận của hàng xóm,nhân viên quản lí tại trung tâm về thân chủ.

3.4. Vãng gia:
Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên con người tiếp xúc, là cái nôi hình thành nhân
cách mỗi người. Vì vậy, khi vãng gia cùng với kĩ năng quan sát, đặt câu hỏi, lắng nghe
tích cực, nhân viên xã hội tìm hiểu môi trường sống, các vấn đề tác động đến thân chủ.
Với phương pháp vãng gia, nhân viên xã hội có thể khai thác thông tin, có cái nhìn
tổng quát về gia đình để hiểu hơn về thân chủ.

4.Lý thuyết áp dụng

4


• Lý thuyết hệ thống sinh thái: Theo lý thuyết này mỗi cá nhân đều có một môi
trường sống và hoàn cảnh sống, họ chịu tác động của các yếu tố trong môi trường sống
cà họ cũng ảnh hưởng ngược lại môi trường sống quanh họ.
Những kiến thức cơ bản cho thực hành công tác xã hội:
Mục tiêu của công tác xã hội là nhằm cải thiện những cơ sở, thể chế xã hội và giúp
thân chủ vượt qua những khó khăn, thách thức để tồn tại trong môi trường sống của họ

một cách bình thường. Để làm được điều đó, ngoài mục tiêu và giá trị, người nhân
viên xã hội cần một khối lượng kiến thức tương tối để thực hiện công việc của mình.

Quan niệm về sức mạnh thân chủ:
Phương pháp đánh giá sức mạnh thân chủ:
a.
Nhận thức:
Thân chủ nhìn thế giới xung quanh như hầu hết những người khác nhìn
trong bối cảnh văn hóa của chính thân chủ.
Có được sự hiểu biết đúng sai về góc độ văn hóa và đạo đức của họ.
Hiểu được các hành vi của họ ảnh hưởng đến người khác như thế nào và
ngược lại.
Có những cách suy nghĩ khác nhau về các sự việc hay không.
Cân nhắc và xem xét những cách giải quyết vấn đề.
b.
Cảm xúc:
Nếu được khuyến khích có thể tác động tới những cảm giác hay không?
Biểu lộ tình yêu và mối quan hệ thân mật với người khác.
Bộc lộ mức độ kiểm soát bản thân.
Có những xác định cho cuộc sống.
Có sự sắp xếp những cảm xúc.
Cảm xúc có thích hợp với các tình huống.

Thuyết hành vi:

Hành vi của con người liên quan đến các yếu tố như cảm xúc, suy nghĩ, lời nói
và các hành động, trong khi những cảm xúc và suy nghĩ thường không thể nhìn
thấy rõ ràng thì hành vi con người lại có thể dể dàng nhìn thấy được.
4.1. Thuyết nhu cầu con người của Maslow:
- Maslow đưa ra thuyết nhu cầu, ông cho rằng mỗi nhu cầu của con người trong hệ

thống thứ bậc phải được thỏa mãn trong mối tương quan với môi trường để con người
có thể phát triển khả năng cao nhất của mình.
- Thuyết nhu cầu nêu lên 5 bậc thanh. Ông nhận định trước khi đáp ứng nhu cầu cao
hơn, tinh vi hơn thì phải thỏa mãn nhu cầu ở mức sơ cấp. Dưới đây là 5 bậc thang thể
hiện thuyết nhu cầu của ông:
Nhu cầu thể chất – nhu cầu cơ bản cho sự tồn tại cá nhân bao gồm các nhu cầu cơ bản
của con người như ăn, ở, nghỉ ngơi…

Nhu cầu an toàn: Cá nhân cần có cảm giác yên tâm khi được an toàn thân thể,
được đảm bảo việc làm, được hưởng các dịch vụ y tế, xã hội và tài sản cá nhân được
bảo vệ.

Nhu cầu được yêu thương: Cá nhân không thể tồn tại khi thiếu các mối quan hệ
gia đình, bạn bè, cộng đồng và đồng nghiệp..

Nhu cầu được tôn trọng: Khi một người được khích lệ, tin tưởng họ sẵn sàng
đương đầu với công việc và làm việc hiệu quả hơn.
5



Nhu cầu hoàn thiện – cơ hội thể hiện bản thân: Bậc cuối cùng và cao nhất trong
hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow, nó có tác động lớn nhất tới sự hoàn thiện nhân
cách.
Học thuyết Maslow giúp nhân viên xã hội nhận định được đâu là nhu cầu cần
thiết nhất, quan trọng nhất đối với thân chủ để từ đó có thể lập kế hoạch can thiệp,
giúp đỡ. Con người ai cũng có nhu cầu, để đáp ứng nhu cầu họ sẽ tự điều chỉnh hành
vi của họ. Sự không đáp ứng một thang nhu cầu nào đó cũng có ảnh hưởng đến sự mất
cân bằng trong quá trình phát triển, hoàn thiện nhân cách.
4.2. Thuyết tiếp cận dựa trên thuyết sinh thái:

Trong tiến trình trợ giúp công tác xã hội, bất cứ việc can thiệp hay giúp đỡ một cá
nhân của một tổ chức nào đó đều có liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đó.
Vì vậy, để tìm hiểu hành vi và sự phát triển của cá nhân, không thể chỉ đổ lỗi cho cá
nhân mà còn cần xem xét sự tác động từ phía môi trường theo 3 cấp độ:
Cấp độ vi mô như gia đình; gia đình là nơi cá nhân được sinh ra và lớn lên, nó
có tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách mỗi người.
Cấp độ trung mô gồm bạn bè, lớp học, họ hàng,hàng xóm, cơ quan…
Cấp độ vĩ mô như y tế, trường học, văn hoá,tôn giáo, các đặc điểm của cộng
đồng dân tộc, các chính sách xã hôi, pháp luật…
4.3. Tiếp cận dựa trên thuyết hệ thống:
Con người không tồn tại độc lập mà gắn liền với những hệ thống riêng của từng cá
nhân. Hành vi của con người không phải bộc lộ mà nằm trong mối quan hệ qua lại
giữa những hệ thống khác trong xã hội. Con người là một bộ phận của xã hội, chịu sự
tác động của các hệ thống xã hội, sự thay đổi ở bất kì mắc xích nào trong hệ thống xã
hội cũng tạo ra những ảnh hưởng đến hệ thống con người trong đó, cụ thể là hệ thống
các thuộc thể xã hội đó.
Công tác xã hội với cá nhân sử dụng thuyết hệ thống như một công cụ trợ giúp nhân
viên xã hội sắp xếp, tổ chức những lượng lớn thông tin thu thập được để xác định mức
độ nghiêm trọng của vấn đề và tìm cách can thiệp. Việc tổ chức thông tin thành hệ
thống sẽ giúp nhân viên xã hội đánh giá vấn đề rõ hơn.

6


PHẦN2- BÁO CÁO THỰC HÀNH
A.GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ XÃ HỘI
1.Lịch sử hình thành
-Trung tâm bảo trợ xã hội được thành lập ngày 31-8-1996 do ông Nguyễn Đức Liên
làm giám đốc (Tính đến ngày 20-05-2014) , hiện nay là cô Hương là giám đốc trung
tâm.Số người được đưa vào trung tâm là 4545 người,trong đó có 130 người đã mất

(chủ yếu là người già yếu).Hiện nay tại trung tâm còn 140 người đang được nuôi
dưỡng chăm sóc.Mỗi người một hoàn cảnh dù thiếu thốn tinh thần nhưng hơi ấm tình
thương vẫn được nhen nhóm,thắp sáng lên bằng chính sự thông cảm,chia sẽ của những
người đồng cảnh ngộ và của đội ngũ cán bộ nhân viên trong trung tâm.
Lúc đầu trung tâm được thành lập ở Kì Sơn,sau đó dời ra chỗ Đà Sơn đã được 17
năm.Trong những năm vừa qua có trên 50000 ngừơi ra vào trung tâm,trong đó có
những người trọn bề gia thất,có những người còn đang được nuôi dưỡng và chăm sóc
tại trung tâm, có một số người để lại cuộc sống cho con cháu để theo ông bà.
Trong những năm 2015 tiếp nhận trên 200 người, năm 2016 trên 150 người,trung tâm
đã kết hợp với trại nuôi dưỡng cùng với một số nhà tham vấn,tư vấn hỗ trợ tinh thần và
sức khỏe.
-Tính đến thời điểm hiện nay có 170 người,trong đó các cụ già và các cụ khuyết tật có
khoảng 70-80 cụ tương đương với 50%.Có một số cụ vẫn cò khả năng lao động nhẹ, đi
lại bình thường thì có 1/2 cụ, còn lại 51 cụ phải nằm một chỗ- cần có người chăm
sóc.Trẻ em không khuyết tật còn 2 trẻ,2 trẻ sơ sinh,8 trường hợp trẻ em bị bại não,tâm
thần 3 em,còn lại là biếng ăn, có một cháu bình thường hiện đang đi học ghề.Hiện vẫn
còn 26-30 người đang chờ xử lý.Đa phần là những người neo đơn,không có kinh tế,bị
khuyết tật trên 70%.Nhà nước đảm bảo bộ mặc sinh hoạt chủ yếu dưới mức trung
bình.

2.Chức năng
2.1 Chức năng của đơn vị
-Quản lý,nuôi dưỡng,giáo dục,chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng xã hội
bao gồm:người cao tuổi,trẻ em mồ côi,bỏ rơi,người khuyết tật không nơi nương tựa và
tiếp nhận,phân loại quản lý,xử lý người lang thang xin ăn trên địa bàn thành phố do
các cơ quan chức năng tập trung chuyển giao.
-Trung tâm tiếp nhận những đối tượng lang thang xin ăn,những người có những hình
thức chèo chéo khách du lịch để kiếm tiền,cướp giật,trẻ em bị bỏ rơi…
-Tiếp nhận những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn,khuyết tật,người già neo
đơn..Nhằm giúp họ có cuộc sống ổn định hơn.

-Chăm sóc khẩn cấp,chức năng này mới được hình thành sau khi nghiên cứu về công
tác xã hội.

2.2.Nhiệm vụ của đơn vị
-Tiếp nhận đối tượng,giải quyết hồ sơ cho gia đình bảo lãnh và cho đối tượng hòa
nhập cộng đồng theo quy định.
-Quản lý,chăm sóc nuôi dưỡng,giáo dục dạy nghề và phục hồi chức năng cho đối
tượng như người tam thần,trẻ em khuyết tật,trẻ em,người lang thang xin ăn
-Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc đối tượng.
-Đối tượng được nuôi dưỡng và chăm sóc chu đáo,nhất là người già,trẻ em khuyết
tật,người bị bại liệt,ốm đau,đảm bảo chế độ theo quy định

7


-Việc tập phục hồi chức năng được duy trì thường xuyên,thực hiện tốt công tác vệ
sinh phòng dịch,vệ sinh môi trường.
- Tăng cường quản lý đối tượng,an ninh được đảm bảo,gia cố phòng ở hàng rào bảo vệ
chống đối tượng chuồn trốn.
-Công tác giáo dục đối tượng ổn định,nè nếp,hướng dẫn cho đối tượng lao động tham
gia sản xuất góp phần cải thiện đời sống.Hỗ thêm các bữa ăn cho đối tượng.

2.3 Các đối tượng được trợ giúp
-Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa,không có nguồn thu nhập để tự lo cuộc
sống.
-Trẻ em mồ côi,bỏ rơi
-Người tàn tật,khuyết tật không có khả năng lao động,không có người thân để nương
tựa.
-Người lang thang xin ăn đi trên địa bàn thành phố,trẻ em sống lang thang kiếm sống
nơi công cộng,không nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú.

-Người bán hàng rong.

3.Cơ cấu tổ chức
3.1 Sơ đồ tổ chức
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

BAN GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM

PHÒNG TỔNG
HỢP –HÀNH
CHÍNH-KẾ
TOÁN

PHÒNG QUẢN
LÝ-TƯ VẤN

PHÒNG Y TẾPHỤC HỒI
CHỨC NĂNG

3.2 Cơ cấu tổ chức
-Ban giám đốc:01 Gíam đốc và 03 phó giám đốc
-Các phòng chuyên môn,nghiệp vụ: gồm 03 phòng
+ Phòng tổng hợp-Hành chính-Kế toán:có nhiệm vụ đảm bảo chế độ,quản lý hồ sơ
giấy tờ,phối hợp với các cơ quan chức năng.
+Phòng Quản lý-Tư vấn:tiếp nhận và xử lý các đối tượng lang thang xin ăn không
hạn chế số lượng.
+Phòng Y tế-Phục hồi chức năng:chăm sóc sức khỏe cho tất cả các đối tượng trong
trung tâm
-Từ những chức năng trên trung tâm mới định ra cơ cấu tổ chức.Khi mới thành lập
trung tâm có 9 cán bộ viên chức qua quá trình phát triển sau Nghị định 68 của chính

phủ đến nay có 30 người chia làm 3 bộ phận.

8


Những người trong trung tâm được phân ở theo nhóm tuổi,theo tình trạng sức
khỏe.Hầu hết nhân viên làm việc trong trung tâm đều làm việc theo kinh nghiệm,với
tình yêu thương,sự đồng cảm với những số phận không may mắn cùng với lòng yêu
nghề đã giúp họ hoàn thành tốt công việc của mình.Không ngừng học hỏi và nâng cao
kinh nghiệm,trình độ bản thân,đáp ứng những nhu cầu mà đặc thù ghề nghiệp yêu cầu.

3.3 Nhiệm vụ các phòng chuyên môn
3.3.1 Phòng Tổng hợp –Hành chính –Kế toán
- Tham mưu cho Ban giám đốc điều hành các hoạt động của đơn vị về tổ chức cán
bộ,thi đua khen thưởng,tổng hợp,thống kê báo cáo định kỳ,đột xuất về tình hình hoạt
động,thực hiện nhiệm vụ đơn vị và công tác quản trị hành chính văn phòng.
-Công tác văn thư lưu trữ
-Lập và quản lý hồ sơ
-Thực hiện nhiệm vụ kế toán,tham mưu,lập kế hoạch,quản lý,sử dụng nguồn kinh phí
đúng quy định,theo dõi tài sản công,quản lý nguồn tài trợ từ thiện và tham mưu cho
ban giám đốc sử dụng đúng quy định.
-Phối hợp với các phòng trong công tác tổ chức mai táng đối tượng qua đời,sắp xếp
bếp ăn tập thể,đón tiếp các đoàn từ thiện đến thăm tặng quà.

3.3.2 Phòng quản lý- Tư vấn.
-Tham mưu cho ban giám đốc về công tác quản lý,chăm sóc đối tượng
-Thực hiện công tác tuyên truyền các chính sách của Đảng,pháp luật nhà nước,nội
quy,quy chế đơn vị cho đối tượng.
-Bố trí, sắp xếp nơi ở cho đối tượng phù hợp, hợp lý theo lứa tuổi,giới tính,sức
khỏe,đảm bảo vệ sinh phòng ở trật tự ngăn nắp, môi trường xung quanh sạch sẽ,duy trì

trật tự tại bếp ăn tập thể.
-Nhân viên,quản lý,cấp phát trang cấp cá nhân, môi trường xung quanh sạch sẽ,duy trì
trật tự tại nhà bếp ăn tập thể.
-Nhận quản lý,cấp phát trang cấp cá nhân,hướng dẫn các đoàn từ thiện phát quà cho
các đối tượng không đi lại được.
-Tổ chức công tác quản lý,giữ gìn an ninh,trật tự,không để đối tượng bỏ trốn,xử lý đối
tượng vi phạm các quy định của trung tâm,phát hiện kịp thời đối tượng ốm đau
chuyển phòng y tế-phục hồi chức năng điêu trị.
-Tổ chức hướng dẫn cho đối tượng lao động sản xuất,chăn nuôi phù hợp theo từng
lứa tuổi,sức khỏe để cải thiện đời sống.
-Quản lý,hướng dẫn trẻ em học tập văn hóa,sinh hoạt vui chơi giải trí phù hợp theo
lứa tuổi,định hướng học nghề,tạo việc làm cho đối tượng.
-Tổ chức mai táng đối tượng chết,tu tảo phần mộ đối tượng-Phối hợp với phòng y tếphục hồi chức năng,chăm sóc sức khỏe phục hồi chức năng,cử người nuôi bệnh tại
bệnh viện,vệ sinh môi trường,vệ sinh phòng dịch.

3.3.3 Phòng y tế và phục hồi chức năng
-Tham mưu cho ban giám đốc về kế hoạch chăm sóc sức khỏe,điều trị,phục hồi chức
năng,lập dự trù mua,quản lý,sử dụng thuốc điều trị,trang thiết bị y tế,công tác vệ sinh
môi trường,phòng chống dịch bệnh,vệ sinh an toàn thực phẩm.
-Tổ chức khám,điều trị bệnh cho đối tượng ốm đau,chuyển viện những trường hợp
vượt khả năng,hướng dẫn tập phục hồi chức năng cho đối tượng khuyết tật.
-Phối hợp với phòng quản lý-Tư vấn cử người nuôi viện,sắp xếp,cách ly nơi ăn,ở đối
tượng bị bênh truyền nhiễm.
-Phối hợp với phòng Tổng hợp-Hành chính-Kế toán kiểm tra vệ sinh an toàn thực
phẩm, bếp ăn tập thể,chế độ dinh dưỡng cho trẻ khuyết tật và người bệnh ăn kiêng.
9


-Phối hợp với các phòng kiểm tra sức khỏe ban đầu khi tiếp nhận đối tượng,phối hợp
tổ chức đối tượng qua đời.


4 Hệ thống quản lý ca
-Mỗi buổi sáng bộ phận nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân đều đi
khám,đo huyết áp,mạch máu và phát thuốc bện nhân uống thuốc đều đặn,đúng giờ.Bộ
phận nhân viên nhà bếp chuẩn bị bữa ăn sáng,các cụ các cô,bác được ăn uống đúng
giờ, thay đổi chế độ ăn uống hợp lý.
-Từ 7h sáng đến 9h sáng các bác khỏe hơn,có khả năng lao động được nhân viên quản
lý từng khu hướng dẫn lao động nhẹ như:làm cỏ,cắt tỉa hoa lá,làm khoai,trồng rau.Đa
phần những người có khả năng vận động tay chân,có thể ngồi lâu được thì đi lột
hành,tỏi.
-Ở đây mọi người được ăn uống trưa,tối cũng đúng giờ.Nhân viên được phân công
làm vệ sinh phòng ở cho các cô,bác và các cụ ở đây.Một số nhân viên có nhiệm vụ tắm
rửa,vệ sinh cá nhân cho những bệnh nhân không có khả năng đi lại,tự vệ sinh.
-Các mẹ chăm sóc trẻ ở khu nhà trẻ có nhiêm vụ chăm sóc sức khỏe,cho trẻ ăn,vệ sinh
cá nhân cho trẻ.Họ là những người mẹ của những đứa trẻ có số phận đau
thương,không có gia đình,họ đem lòng thương và sự nhiệt tình chăm sóc cho các cháu.

5.Các hoạt động chăm sóc và trợ giúp của cơ sở
Khi vào trung tâm các đối tượng trên đều được mua bảo hiểm ytế,được chăm sóc
sức khỏe.. trung tâm có từng hoạt động riêng cho từng đối tượng.
-Đối với người già và người khuyết tật họ được chăm sóc đầy đủ,ăn uống và được
chia sẽ vơi những người đồng cảnh ngộ,xóa đi phần nào những nỗi khổ khi không có
con cháu,người thân bên cạnh để chăm sóc
-Đối với những người mắc bệnh tam thần qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày
trung tâm phân biệt mức độ nặng nhẹ,từ đó có biện pháp trị liệu.Những người bị tâm
thần ở mức độ nặng nhẹ khác nhau, trung tâm sử dụng lao động trị liệu để điều trị và
tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với những người bình thường để họ có khả năng học tập
và thích ứng với sinh hoạt bình thường và dần dần hồi phục.Những người mắc tâm
thần nặng thì được trung tâm chuyển giao đến trại tâm thần để được chữa bệnh.
-Đối với trẻ em thì cũng được trung tâm chăm sóc,giáo dục,những em bình thường thì

được cho học tập để các em có thể hòa nhập với cộng đồng,tự nuôi sống bản thân.
-Đối với những người tàn tật,khuyết tật thì trước đây có khu vực luyện tập và có một
nhân viên phục hồi chức năng nhưng đã chuyển đi.Một tuần 3 lần nhân viên phục hồi
chức năng xuống tập.
Hiện nay trung tâm đang được xây dựng nâng cấp hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất
của trung tâm để đáp ứng nhu cầu sinh hoạtvà chăm sóc sức khỏe cho các đói tượng.

6.Các nguồn kinh phí và mạng lưới hỗ trợ
Trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng thuộc sở lao động thương binh xã hội,chủ yếu sử
dụng ngân sách nhà nước,với nguồn kinh phí này,trung tâm giải quyết các vấn đề của
các đối tượng cho đến lúc qua đời(lo ma chay,chôn cất)
Ngoài ra còn có các nguồn kinh phí khác(chủ yếu là lương thực,thực phẩm,đồ dùng)
từ cộng đồng,các đơn vị,các nhà hảo tâm,đặc biệt là các chùa trên địa bàn thành phố.
Trung tâm chỉ có nhiệm vụ tiếp nhận,chăm sóc,tìm hiểu,tư vấn chứ không bỏ kinh
phí.

10


B.TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HÔI CÁ NHÂN
1.Bối cảnh chọn thân chủ
-Ngày đầu tiên 20/5/2017 được thầy giáo Bùi Đình Tuân đưa đến trung tâm xin thực
tập.
-Sáng ngày 24/5/2017 em đã đến trung tâm cùng với một số người bạn trong nhóm
thực tập tại trung tâm. Qúa trình để sinh viên chúng em tìm được cho mình một người
thân chủ để có thể làm việc cùng với họ trong vòng 1 tháng là vô cùng rất khó
khăn.Lúc đầu, khi em đi vào khu người già để tìm cho mình một người thân chủ,nhưng
thật vất khi gặp một cụ bà bị lãng trí và có vấn đề về thần kinh.Ngồi trò chuyện với cụ
khoảng một tiếng đồng hồ em mới nhận ra cụ có vấn đề về trí nhớ…. Em không biết
nên xử lý thế nào nên đã xin phép sang bên kia có việc.

-Trải qua hơn vài tiếng đồng hồ đi tới đi lui để chọn và tìm cho mình một thân
chủ,cuối cùng em cũng bắt chuyện và tìm được cho mình một thân chủ ở khu người bị
bại liệt,khó vận động.Lúc đầu bác lại là người bắt chuyện với em trước,bác hỏi em là
ai?vào đây tìm người thân hay thế nào ?Rồi sau đó em đã xin phép bác cho ngồi bên
cạnh ở chiếc ghế đá ở phía trước khu phòng bác ở.Vậy là em trả lời những câu hỏi của
bác,sau đó hai bác cháu trò chuyện và quen biết nhau.Thế là em đã chọn bác làm thân
chủ của mình với sự cho phép và đồng ý vui vẻ của bác.

2.Hồ sơ xã hội của thân chủ
*Thông tin cá nhân của thân chủ
Họ và tên: Hồ Minh
Phái tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: Ngày 18 tháng 4 năm 1959
Nơi sinh: Đà Nẵng
Hiện cư ngụ tại:Trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng.
*Các thông tin khác về thân chủ như:
●Qúa trình sinh sống và lớn lên:bác sinh ra và lớn lên tại Hoàng Diệu –Đà
Nẵng.Đến tuổi thanh niên bác đi bộ vào tháng 9 năm 1991,bác không xin được việc
làm nên đã tự ý cải và đánh lại công an,bác bị bắt giam một thời gian,sau khi ở trại
giam về bác đã về quê đi làm nông.
●Bác đi bộ đội 3 năm không quá 6 tháng,đó là những năm tháng ác liệt nhất.Đi bộ
đội ở Phú Ninh năm 1976, Bác là lính 92-lính Campuchia lúc ấy chết nhiều lắm,bác ở
đại đội 8.Bác cưới vợ khi còn đang đi nghĩa vụ.Thời gian bác đi trại giam mẹ đã bán 5
phân vàng tương đương với 250.000 đồng để chạy xin cho bác.Ngày xưa khi có vợ,hai
vợ chồng bác vào Quảng Ngãi quê của vợ để làm ruộng nuôi sống ,nhưng làm vất vả
bao nhiêu Bác cũng không đủ tiền nuôi sống vợ và các con.Khi có hai đứa con,vợ
chồng bác lại càng vất vả hơn nhiều,gửi hai đứa nhỏ cho dì của nó chăm,bác đi làm
thuê cho người ta sáng đi,tối trời mới về nhà.Cuộc sống làm nông tuy có nhiều vất vả
và rất cực khổ, nhưng vợ chồng bác vẫn yêu thương nhau nồng ấm và sống với nhau
rất hạnh phúc.Sau một thời gian vợ chồng bon chen,bương chải với công việc ở

quê.Vợ chồng bác phải cùng nhau đi vào Gia Lai để hái cà phê cho người ta.Hai đứa
con thì gửi bên ngoại chăm non.
● “Cuộc sống ngày xưa vất vả lắm,cho nên việc học cũng không có được chú trọng
và quan tâm nhiều,chỉ cần biết được đọc chữa và viết là được rồi”.
●Tình trạng nghề nghiệp:không việc làm
11


●Tình trạng sức khỏe thể chất:Hiện tại bác đang bị tai biến khó đi lại.Ngày xưa vì
cuộc sống lao động vất vả,vợ chồng cũng thường hay có lục đục nhưng gia đình bác
sống hạnh phúc lắm.Một thời gian khi biết vợ có người tình bác đã uống rượu và trở
thành thói quen nên đã uống rất nhiều,vì uống quá mức dẫn đến nước ứ trong thận,sau
một thời gian thì chuyển sang bị tai biến,bác bị liệt hoàn toàn bên phải.Bị bệnh 3 năm
nằm ở bệnh viện đa khoa Đà Nẵng,khi bệnh viện thấy sức khỏe cũng có sự phục hồi
nhưng không có người thân chăm sóc và gia đình .Nên đã nhờ sự can thiệp của một số
bộ phận công an,cán bộ và sự xác nhận của chính quyền địa phương nơi bác đã sinh ra
và lớn lên, cuối cùng được trung tâm đưa vào đây nuôi dưỡng ,bác ở đây đã được 3
năm rồi.
●Các vấn đề khác:bác thích ca nhạc,lúc trẻ rất thích chơi đàn ghi ta nhưng giờ bị tai
biến,tay không thể điều khiển đàn được,ăn những món ăn cây nhà lá vườn,bác có
giọng hát cũng không kém gì,có thói quen uống trà và nghe nhạc trữ tình buồn,bác tin
phật giáo với quan niệm của ông bà ngày xưa và với bác chỉ cần có phật ở trong tâm là
được rồi.
*Thông tin về môi trường thân chủ
●Bác còn mẹ già năm nay cụ 85 tuổi, cụ là Hòang Thị Hoa cụ bị tai biến nặng từ
ngày có cơn bão chinchu.Giờ tuổi cũng đã lớn vấn đề sức khỏe bị yếu nên cụ cũng
không còn nhớ đến bác là con trai của cụ nữa.Ngày bác vào đây bác cứ ngỡ mẹ mình
đã mất,nào ngờ ở đây được hơn 3 tháng thì em dâu vô thăm mẹ rồi tình cờ gặp bác,lúc
đó bác mới biết mẹ mình đã vào đây được trung tâm chăm sóc bấy lâu.Bác vô cùng
vui mừng,nhưng buồn thay mẹ không còn nhận ra bác là ai nữa.Cụ ở đây cũng được

10 năm rồi.Vợ Bác đã có gia đình mới,chuyển ra Bắc để sống một mái ấm riêng cho
mình.Bác có hai đứa con,một con trai đầu giờ đã có gia đình và sinh được hai
cháu.Đứa con gái thì nó học đến lớp 9 thì không muốn đi học nữa nên đã nghỉ học,đi
cùng với hai người cậu vào Sài Gòn để may xuất khẩu lao động tháng cũng được 6
triệu.Nghe nói đâu đó cũng có bạn trai,nhưng không biết bác có đại đến được ngày vui
của con gái mình không nữa.Hai đứa con từ khi mẹ nó có gia đình mới,hai đứa tự đi
làm nuôi sống bản thân,nó không chịu sống với mẹ.Vì buồn vợ và hòan cảnh gia đình
nên bác dẫn ra con đường thế này.
●Môi trường của thân chủ ngày trước cùng với gia đình rất hạnh phúc ,vui vẻ và
cuộc sống với những người xung quanh nơi ở rất hòa đồng.Với cuộc sống hiện tại thì
Bác không làm gì cả chỉ ngồi nói chuyện và dành thời gian tập thể dục,tự vận
động.Được các nhân viên y tá ở đây chăm sóc sức khỏe mỗi ngày và nhận được sự
quan tâm chu đáo và nhiệt tình từ ban quản lý trung tâm.Nhận được sự quan tâm của
cộng đồng xã hội rất nhiều,đặc biệt là đực sự quan tâm giúp đỡ của các nhà hỏa
tâm,những nhà từ thiện từ mọi miền trên đất nước.Được nhận tình yêu thương,sự chia
sẽ và giúp đỡ của các cháu trung học phổ thông,các cháu sinh viên ở các trường.

12


●Sơ đồ phả hệ:

tc
c

Qui ước:
Nam

Nữ
Mối quan hệ mật thiết

Mâu thuẫn
: đã mất
*Thân chủ và mẹ có mối quan hệ gần gũi và mật thiết với nhau,hai đứa con thì thân
thiết với nhau.
* Thân chủ và vợ có sự mâu thuẫn.
●Sơ đồ sinh thái:
*Bảng phân tích điểm mạnh,điểm yếu của thân chủ và hệ sinh thái
Thân chủ và hệ
sinh thái
Thân chủ
( bác Hồ Minh)

Gia đình

Điểm mạnh

Tiêu cực/Hạn chế

-Vui vẻ-dễ tiếp xúc
-Có lòng thương người,còn minh
mẫn

-Có vợ và có hai con
-Còn mẹ già

13

-Không có người thân
-Không thể đi lại
được,bị bại liệt.

-Hay suy nghĩ,mang
trong mình tâm trạng
buồn phiền
-Vợ theo người đàn
ông khác
-Hai đứa con không
vào thăm và cũng


Chính quyền địa
phương

-Quan tâm tạo điều kiện làm thủ
tục cho đi trung tâm bảo trợ xã hội
-Trợ cấp khó khăn và được hưởng
theo chính sách và quy định

Nhà hảo tâm

-Quan tâm,thường đến thăm
hỏi,trao tặng quà,cho cơm cháo.
-Nhận được sự quan tâm của sinh
viên,nhà từ thiện thỉnh thoảng qua
thăm hỏi,trợ giúp

Môi trường
xung quanh

14


không có liên lạc
-Mẹ già 85 tuổi cũng
được chăm sóc tại
trung tâm,bị tai biến
nặng.
-Thiếu sự theo dõi
thường xuyên của cán
bộ.

-Không chuyên trách
-Không có điều kiện để
chăm sóc,giúp đỡ và
can thiệp sâu vấn đề.


*Sơ đồ sinh thái
XÃ HỘI

Bạn


CỘNG
ĐỒNG
Trung
tâm
BTXH

GIA ĐÌNH

Vợ


Mẹ

Y
tế

Bác Minh,nam
h
58 tuổi
Chính
sách
XH

2 con

Tôn
giáo

Chú thích:
:quan tâm
:bình thường
:thờ ơ
:ít quan tâm

15

Nhân
viên
TTBT
XH



3.Vấn đề của thân chủ.
-Hiện nay thân chủ đang là một bệnh nhân bị tai biến ở phần bên phải và chân khó có
thể đi lại một cách dễ dàng được.Thân chủ luôn mang trong mình một tâm trạng đau
buồn và lúc nào cũng có những suy nghĩ tiêu cực.
-Khi tâm sự,bác lúc nào cũng bảo “số phận mình bấp bênh và cuộc đời đầy tăm tối và
sự đau thương luôn dồn dập đến với mình”,lúc đầu tiếp xúc nói chuyện với bác,hiếm
khi em nhận thấy được nụ cười vui vẻ và nhiệt tình từ bác.Nhưng sau một thời gian
tiếp xúc và nói chuyện em cũng một phần hiểu được tâm trạng và hoàn cảnh mà bác
gặp phải,dù hiểu được nhưng với vị trí là một cô sinh viên thực tập em cũng không
biết có thể giúp đỡ bác bằng cách nào,ngoài việc đưa ra cho bác những lời an ủi và
động viên khích lệ tinh thần.
-Bác gặp vấn đề về sức khỏe,tinh thần thì lo âu.Bác hi vọng và mong muốn được một
lần đứa con trai và đứa con gái của mình đến thăm.Bởi vì từ ngày vào đây, ở bác chỉ
được gặp đứa con gái chỉ có một lần vào tết năm đầu tiên bác vào đây.Bác chưa được
nhìn thấy mặt của hai đứa cháu nội của mình,bác buồn và tủi thân lắm.
4.Tiến trình làm việc với thân chủ
◄Giai đoạn 1:Tiếp cận thân chủ và nhận diện vấn đề của thân chủ
○Khó khăn khi tiếp cận thân chủ:
-Không biết bắt đầu từ đâu để thân chủ có thể cảm thấy vui vẻ và thoải mái và
vui vẻ để có thể trò chuyện cùng em.
-Lúc đầu khó tiếp xúc nói chuyện để tìm hiểu về những khó khăn mà thân chủ
đang gặp phải,vấn đề mà thân chủ cần được nhận sự quan tâm,giúp đỡ.
○Thuận lợi khi tiếp cận thân chủ:
-Thân chủ dễ tính là người hiền lành,vui vẻ.Bác vốn là một người nông dân nên
rất thương người.
-Sau hai buổi gặp gỡ,vui vẻ trò chuyện.Bác cũng tự động hỏi chuyện của em về
gia đình,học vấn cũng như quá trình học tập.Có vẻ bác thích cách trò chuyện,thích
được tâm sự và muốn có người sẵn sàng lắng nghe nỗi lòng của mình.

○Vấn đề mà thân chủ đang gặp phải: với cuộc sống hiện tại của thân chủ mà em
lựa chọn để làm việc trong một tháng đang gặp một số vấn đề khác nhau.Bác có mong
muốn được có người giúp đỡ về các vấn đề mà mình đang gặp phải. Thân chủ bị tai
biến tính đến thời điểm hôm nay cũng được gần 5 năm rồi,không thể tự vận động di
chuyển bằng chân.Thứ hai là mong ước được gặp lại hai đứa con,hi vọng con mình
nghĩ đến tình cha con mà một lần về thăm.
○Thân chủ không thể đi lại bằng đôi chân của mình.Vấn đề ngày càng từng bước
có sự tiến triển và phục hồi tốt hơn.Thân chủ hầu như cảm thấy bất lực và lo sợ một
ngày nào đó mình phải sống cái cảnh con người thực vật.Bác đã quyết tâm cố gắng tập
luyện,uống thuốc đúng giờ để duy trì cuộc sống này tốt đẹp hơn.
○Nguyên nhân:Thân chủ uống rượu quá nhiều làm ứ nước trong thận dẫn đến bị
tai biến.Gia đình thì con cái còn trong độ tuổi đi học,vợ thì bỏ chồng,con theo người
đàn ông khác.Đang bị đau ốm mà vợ không quan tâm,không người chăm sóc động
viên và khích lệ,dẫn đến việc suy nghĩ nhiều,bệnh nặng nhiều hơn.
○Hậu quả:cuộc sống khó khăn,vất vả.Thiếu tình thương,không người thân bên
cạnh chỉ vì gia cảnh nên phải chấp nhận.Không thể lao động dù đó là công việc đơn
giản nhất,về việc vệ sinh cá nhân cũng chậm và không linh hoạt.Giờ chỉ biết nghe
nhạc mỗi ngày để bớt giải sầu và cảm nhận cuộc sống ồn ào,xô ồ của xã hội.

16


◄Giai đoạn 2:Đánh giá và lập kế hoạch giúp đỡ
♣Cây vấn đề của thân chủ:

Hậu quả

Mất khả
năng vận
động


Vấn Đề

Buồn
chán,ít
tiếp xúc

Có nhiều
suy nghĩ
tiêu cực

Bị tai biến khó vận động

-Cuộc sống gia đình tan vỡ(Vợ có người tình)
-Uống rượu vì sự buồn phiền

Nguyên
nhân

♣Kế hoạch gúp đỡ thân chủ
Mục tiêu

Hoạt động

Tạo tinh thần
thoải mái vui
vẻ cho thân
chủ

-Trò chuyện,tâm sự

cho thân chủ nghe
-Lắng nghe thân chủ
tâm sự và động viên
khích lệ tinh thần
Tổ chức giao lưu văn
nghệ

Gíup thân chủ
mở rộng giao
tiếp
Hỗ trợ thân
chủ vận động

Gíup đỡ thân
chủ phục hồi
khả năng di
chuyển

-Dắt thân chủ đi vòng
một đoạn
-Ngồi nói chuyện và
khuyến khích thân
chủ tập di chuyển
-Xoa bóp, hướng dẫn
một số động tác thể
dục cơ bản hỗ trợ cho
người tai biến
-Rèn luyện thường

Thời gian dự kiến

hoàn thành
-2 ngày

Người tổ chức
chịu trách nhiệm
Kiêm chung

-2 lần trong tháng

Các bạn trong
nhóm thực tập và
ban lãnh đạo
trung tâm
Kiêm chung

- 1 tuần

-4-5 tháng

17

Kiêm chung và
nhờ một số bạn
sinh viên hỗ trợ


xuyên và mỗi ngày ít
nhất 2 lần
- Xoa bóp tạo sự lưu
thông máu,giúp thân

chủ giảm bớt sự đau
nhức và cảm thấy mệt
mỏi.
◄Giai đoạn 3:Thực hiện kế hoạch giúp đỡ(quá trình can thiệp)
-Lúc đầu khi đã nhìn nhận ra được vấn đề mà thân chủ đang gặp phải,em đã tìm hiểu
về một số nguyên nhân,lập ra một số kế hoạch mà mình dự tính sẽ thực hiện để giúp
đỡ thân chủ.
-Được sự thống nhất và cho phép của thân chủ,em đã giúp đỡ thân chủ vận động
nhẹ,đơn giản.
-Mỗi buổi sáng,lúc em đến trung tâm và gặp thân chủ thì giúp thân chủ tập thể
dục,hướng dẫn bác một số động tác đơn giản để tập,giúp cho máu có thể lưu thông đều
trên cơ thể.Đặc biệt là cảm thấy đỡ mỏi phần tay và đau nhức đôi chân.
-Dìu thân chủ đi dạo ra ghế đá ngồi mát,trò chuyện và kể chuyện cho bác nghe để
tâm lí bác luôn được vui vẻ và bớt căng thẳng,hạn chế suy nghỉ tiêu cực.
- Nhờ sự can thiệp,hỗ trợ,giúp đỡ của các bạn sinh viên cùng đi thực tập.
◄Giai đoạn 4 lượng giá và kết thúc:
*Lượng giá
-Về mặt công tác
+Sau nhiều buổi hoạt động em đã thấy bước đầu thu được những kết quả như đã
mong muốn.
+Kết quả đạt được thể hiện ở việc gặp gỡ và tiếp xúc với các đối tượng ở trung
tâm,chọ được cho mình một thân chủ để làm việc,giúp đỡ trong suốt thời gian 1 tháng
thực tập.
+Tuy nhiên chỉ trong vòng thời gian một tháng nên quá trình làm việc chưa thật sự
đạt đến việc có hiệu quả.
-Về mặt tiến trình
+Việc sinh hoạt cá nhân giúp em có sự thay đổi rõ rệt về tất cả mọi mặt, mạnh dạn
hơn trong quá trình giao tiếp.Biết sẵn sàng lắng nghe khi người khác chia sẽ,đưa ra
được những lời an ủi,động viên và khích lệ tinh thần cho thân chủ.
+Áp dụng được một số kỹ năng đặt câu hỏi,kỹ năng trong giao tiếp với người khác.

-Đánh giá những rủi ro.
+Đôi lúc ít chú ý đến cảm xác của thân chủ,đặt câu hỏi nhiều khiến thân chủ không
chuyên sâu trả lời vấn đề.
+Để bản thân nhấn chiềm vào trong câu chuyện mà thân chủ chia sẽ,bị những hoàn
cảnh ,câu chuyện của thân chủ lấn áp đi cảm xúc của cá nhân.
+Thân chủ cảm thấy hài lòng và vui vẻ…
*Kết thúc
-Thông báo cho các thành viên thực hành cá nhân trong nhóm thời gian kết thúc một
cách nhẹ nhàng và vui vẻ.
-Những ngày cuối cùng các thành viên nên dành thời gian nói chuyện,tâm sự với thân
chủ nhiều hơn…..
-Lên kế hoạch chương trình cho từng cá nhân tham gia buổi kết thúc thực tập.
18


-Để đem lại niềm vui và thể hiện sự biết ơn đến các cụ bác và các em nhỏ ở trung
tâm, tổ chức giao lưu văn nghệ.

19


PHẦN 3 :KẾT LUẬN- KHUYẾN NGHỊ
Sinh viên chúng em đã hoàn thành song đợt thực tập theo kế hoạch đã đề ra và thược
một số kết quả cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong thực hành công tác xã hội cá
nhân.
Bên cạnh đó sự nổ lực và cố gắng của tất cả các thành viên trong quá trình thực hành
công tác xã hội thì sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo hướng dẫn đợt thực
tập,đã giúp cho chúng em hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra một cách nhanh
chóng,tuy nhiên vẫn còn có một số thiếu sót và những hạn chế gặp phải.Căn cứ vào
tình hình thực tập và những vấn đề nảy sinh ra trong quá trình thực tập em xin đưa ý

kiến và một số kiến nghị của bản thân đối với giáo viên hướng dẫn và ban chủ nhiệm
khoa về đợt thực tập lần này,để các đợt thực tập tiếp theo được nhanh chóng tiến hành
và đạt được một số kết quả nhanh chóng.
1.1Những ý kiến đóng góp
Đợt thực tập này vô cùng bổ ích.Qua đợt thực tập này em tiếp xúc được rất nhiều
với những con người có hoàn cảnh khác nhau,những con người có số phận thiệt
thòi bất hạnh.Em cũng như 17 bạn sinh viên trong nhóm thực tập được tham
quan và tự do giúp đỡ hỗ trợ, tìm cho mình một thân chủ.
Có thể nói trong chuyến thực tập này bản thân em đã học hỏi được rất nhiều điều
bổ ích cho việc học,các kiến thức được học trên lớp đều được đưa vào vận dụng
thực tiễn.Tuy nhiên em thấy rằng thời gian thực tập ở trung tâm cũng không
nhiều, khiến cho cá nhân chưa có nhiều thời gian giúp đỡ,hỗ trợ thân chủ khi đã
nhận diện ra được vấn đề mà họ cần.
Thực hành công tác xã hội cá nhân,không chỉ giúp các cá nhân nhận diện ra
được vấn đề hay tầm quan trọng của việc thực hành với một cá nhân,giúp họ
nhận diện ra vấn đề,tìm hiểu và tiếp xúc tạo nên sự gần gũi thân thiết với một
người lạ.Áp dụng những kiến thức đã học vào quá trình giao tiếp và ứng xử trong
mọi tình huống cần sự giúp đỡ.
1.2 Đề nghị
-Đối với giáo viên hướng dẫn:
Vì đây là lần đầu tiên sinh viên đi thực tập,chưa có nhiều kinh nghiệm.Vì vậy
mong muốn thầy cô hướng dẫn cụ thể hơn nữa,định hướng rõ hơn cho sinh viên
trước khi đi thực tập để chuyến thực tập được đạt kết quả nhiều hơn.
-Đối với giáo viên bộ môn:
Thực hành công tác xã hội với cá nhân là một hoạt động rất cần thiết cho mỗi cá
nhân sinh viên… Tạo cho mỗi cá nhân sự tự tin,nhiệt huyết và lòng yêu nghề
nhiều hơn….Để sinh viên được thể hiện khả năng của mình nhiều hơn thì giáo
viên phải tạo điều kiện để thời gian thực tập kéo dài hơn.

20



LỜI KẾT
Một tháng thực hành, một tháng với những cung bậc cảm xúc khác nhau, vui
có, buồn có. Sau thời gian thực hành tại trung tâm bảo trợ xã hội, tuy thời gian không
dài nhưng đủ để em nhận ra nhiều điều. Em đã thấy được tầm quan trọng của việc đi
thực hành và rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân. Để trở thành một nhân
viên xã hội chuyên nghiệp cần có kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng và quan trọng hơn là
nhiệt huyết, lòng yêu nghề.
Hơn nữa, qua quá trình thực hành ở trung tâm, em đã được tiếp xúc, làm việc
với nhiều cụ già và các bác kém may mắn,một số trẻ bị khuyết tật trí tuệ và khính giác.
Các em bị khiếm khuyết nhưng thấy được các em vẫn luôn vui vẻ, hồn nhiên đúng với
lứa tuổi của các em, các em vẫn lôn đặt niềm tin vào cuộc sống. Càng tiếp xúc nhiều
với các đối tượng em càng nung nấu niềm tin, lòng nhiệt huyết với nghề.
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Đình Tuân ,cô Nguyễn Thị
Hằng Phương, Lê Thị Lâm, các thầy cô giáo trong khoa và tất cả cán bộ, nhân viên
trung tâm bảo trợ xã hội đã giúp em hoàn thành tốt phần thực hành của mình!

21


PHỤ LỤC
Một tháng thực hành là một tháng mà em tiếp xúc với những con người có những số
phận kém may mắn trong cuộc sống.Dù họ có đau đớn về thể xác,cuộc sống của họ
không được may mắn như bao con người khác.Nhưng ở đây,dường như họ muốn lãng
quên cái gì đó ở thế giới mà họ đã từng sống và từng tồn tại.Họ đang nổ lực,cố gắng
chống chọi với những cơn đau vật vả khi trống gió trở trời.
Bác Hồ Minh,năm nay 58 tuổi,hiện đang được nuôi dưỡng và chăm sóc tại trung tâm
bảo trợ xã hội Đà Nẵng.Bác vào đây đã được 4 năm rồi,bác xuất phát từ một nông dân
nghèo.Quê gốc bác ở Hoàng Diệu Đà Nẵng.Ngày xưa gia đình bác sống rất hạnh

phúc,tuy cuộc sống nghèo nàn ,nhưng ấm áp tình vợ chồng.Vì cuộc sống quá vất
vả,phải nuôi,chăm lo cho hai đứa con,vợ bác đã quen với một người đàn ông khác ở
miền bắc.Khi biết chuyện,bác vô cùng đau lòng và khốn khổ,vì đau buồn,chán nản,nên
bác đã uống rượu suốt ngày.Thế rồi bác bị cơn đau nặng ập đến,Bác sĩ bảo rằng bác bị
ứ nước trong thận,do sử dụng quá nhiều chất kích thích.Khi thời gian điều trị ở bệnh
viện đã hết,nhưng bác không có người thân đưa về,chăm sóc.Cán bộ y tế của bệnh
viện đã liên hệ với văn phòng trung tâm bảo trợ nhờ sự giúp đỡ giúp đỡ và hộ trợ.Rồi
sau khi có sự xác nhận của chính quyền địa phương nơi bác ở,họ đã đưa bác vào trung
tâm chăm sóc.Vợ thì có gia đình mới,hai người con thì lập nghiệp ở Sài Gòn,con trai
có vợ và sinh hai cháu,con gái thì đang có người yêu và cũng sắp xây dựng gai
đình.Theo lời bác nói: Bác rất nhớ hai đứa con,bác hi vọng hai đứa đến thăm một
lần,khi bác gần đất xa trời.Bác giờ không làm được gì,mẹ của bác năm nay 85 tuổi bà
cũng được đưa vào đây chăm sóc sức khỏe đã được hơn 10 năm rồi.
Lần đầu gặp bác em đã rất mến bác vì cách nói chuyện và dễ tiếp xúc của bác.Trải
qua thời gian một tháng tiếp xúc với Bác.,em cảm nhận được bác có được rất nhiều sự
thay đổi.Bác trở nên vui vẻ,hòa đồng với tất cả mọi người xung quanh hơn.Đặc biệt
bác không còn suy nghĩ những điều tiêu cực,hay là suy nghĩ vu vơ nữa.Mặc khác bác
lại đưa cho em những lời khuyên vô cùng ấm áp tình người,bác cho em biết trên đời
này điều đáng quý nhất là gì và nên học hỏi điều gì. Không phải trên đời này cái gì
cũng đáng được tin cậy và nghe theo..Đây là những gì em đã nhận thấy được ở thân
chủ sau một thời gian tiếp xúc và tìm hiểu.

22


Hình: kết thúc khóa thực tập tại trung tâm bảo trợ xã hội

23



TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Tài liệu do trung tâm cung cấp.
2.Trang facebook Trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng
3.Net123.doc

24


×