Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy tại xã tả phìn huyện sìn hồ tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.67 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHÚNG ÁI LIÊN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG
PHỤC HỒI SAU NƢƠNG RẪY TẠI XÃ TẢ PHÌN
HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: 2012 – 2016
: Th.S nguyễn Văn Mạn

Thái Nguyên, năm 2016


i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHÚNG ÁI LIÊN



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG
PHỤC HỒI SAU NƢƠNG RẪY TẠI XÃ TẢ PHÌN
HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khoá học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: 44 - LN
: 2012 – 2016
: Th.S nguyễn Văn Mạn

Thái Nguyên, năm 2016


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, khách quan, chƣa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2016
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả

Ngƣời viết cam đoan

trƣớc Hội đồng khoa học

Th.S Nguyễn Văn Mạn

Chúng Ái Liên

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu.
(Ký, họ và tên)


iii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là nội dung rất quan trọng đối với mỗi sinh viên
trƣớc lúc ra trƣờng. Giai đoạn này vừa giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống
lại những kiến thức lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
cũng nhƣ vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất.
Để đạt đƣợc mục tiêu đó, đƣợc sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm
Nghiệp trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt
nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau
nương rẫy tại xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu”. Để hoàn thành
khóa luận này tôi đã nhận sự giúp đỡ tận tình của cán bộ địa phƣơng, ngƣời
dân nơi tôi thực tập và đặc biết là sự hƣỡng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo

hƣỡng dẫn Th.S Nguyễn Văn Mạn đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa
Lâm Nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi vƣợt qua những khó khăn bỡ ngỡ
ban đầu của quá trình hoàn thành khóa luận này.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành tốt
bản khóa luận, nhƣng do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy
bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong đƣợc
sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn bè đồng
nghiệp để khóa luận tốt nghiệp của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2016
Sinh viên

Chúng Ái Liên


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 - Ký hiệu độ nhiều của thực bì theo Drude ..................................... 31
Bảng 4.1. Cấu trúc tổ thành ............................................................................. 38
Bảng 4.2. Mật độ ............................................................................................. 39
4.1.2. Phân bố số cây theo đƣờng kính (N/D1.3) ............................................. 39
Bảng 4.3. Bảng chỉnh lý số cây theo đƣờng kính: .......................................... 40
Bảng 4.4. Bảng chỉnh lý số cây theo chiều cao: ............................................. 42
Bảng 4.5: Tổ thành cây tái sinh....................................................................... 43
Bảng 4.6. Mật độ cây tái sinh, cây triển vọng................................................. 44
Bảng 4.7. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ......................................... 47
Bảng 4.8. Ảnh hƣởng của độ tàn che đến tái sinh tự nhiên ............................ 50
Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của cây bụi thảm tƣơi đến tái sinh tự nhiên ................ 51
Bảng 4.1. Cấu trúc và tổ thành mật độ OTC 01 .............................................. 62

Bảng 4.2. Cấu trúc và tổ thành mật độ OTC 02 .............................................. 63
Bảng 4.3. Cấu trúc và tổ thành mật độ OTC 03 .............................................. 64
Bảng 4.4. Cấu trúc tổ thành và mật độ ............................................................ 65
Bảng 4.5: Tổ thành cây tái sinh....................................................................... 66
Bảng 4.6. Mật độ cây tái sinh, cây triển vọng................................................. 66


v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Phân bố số cây theo đƣờng kính (N/D1.3) .......................................... 40
Hình 4.2. Phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn) .............................................. 42
Hình 4.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ............................................ 48


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
VR: Vải rừng
GM: Giooir mỡ
DC: Dẻ cau
ĐR: Đào rừng
RH: Re hƣơng
KV: Kháo vàng
XĐ: Xoan đào
SĐ: Sến đất
ST: Sơn ta
SS: Sau sau
KS: Kháo suối
RX: Re xanh
VT: Vối thuốc
ĐN: Đỏ ngọn



vii
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1
1. 2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .................................................................. 3
1.3. Ỹ nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................ 3
Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 4
2.1. Trên thế giới ............................................................................................... 4
2.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ................................................................... 4
2.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng .................................................................... 7
2.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 11
2.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ................................................................. 11
2.2.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng .................................................................. 13
2.2.3. Một số nghiên cứu về phục hồi rừng sau nƣơng rẫy ở Việt Nam ......... 17
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ,
tỉnh Lai Châu ................................................................................................... 24
2.3.1. Vị trí địa lý, địa hình ............................................................................. 24
2.3.2. Khí tƣợng thuỷ văn ............................................................................... 24
2.3.3. Thảm thực vật rừng ............................................................................... 25
2.3.4. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 25
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 27
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 27
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 27
3.3.1. Phƣơng pháp luận .................................................................................. 27
3.3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 29

3.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 32


viii
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 38
4.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao ............................................................... 38
4.1.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ .................................................................. 38
4.1.3. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che tầng cây gỗ ......................................... 41
4.1.4. Phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn) ................................................. 41
4.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên ....................................................................... 43
4.2.1. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh ................................................................ 43
4.2.2. Đặc điểm cấu trúc mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng .................... 44
4.2.3. Chất lƣợng và nguồn gốc cây tái sinh ................................................... 45
4.2.4. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ................................................ 46
4.2.5. Phân bố cây tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang ................................... 48
4.2.6. Đặc điểm của điều kiện hoàn cảnh đến tái sinh rừng ........................... 49
4.3. Đặc điểm của đất rừng ............................................................................. 53
4.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng phục hồi
sau nƣơng rẫy ................................................................................................. 53
PHẦN 5. KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..................................... 56
5.1. Kết luận .................................................................................................... 56
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 58
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 59


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên quý giá có thể tái tạo, rừng không những là cơ sở
của sự phát triển kinh tế mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng.
Song nó là một hệ sinh thái phức tạp bao gồm nhiều thành phần với các quy
luật sắp xếp khác nhau trong không gian và thời gian. Sự cân bằng và ổn định
của rừng đƣợc duy trì bởi nhiều yếu tố mà con ngƣời hiểu biết còn rất hạn
chế. Rừng tự nhiên nƣớc ta hiện nay hầu hết là rừng thứ sinh ở mức độ thoái
hóa khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do con ngƣời khai thác lạm dụng, đốt
nƣơng làm rãy. Độ che phủ đã giảm từ 43% năm 1943 xuống còn 28,4% năm
1990, làm tăng các ảnh hƣởng bất lợi của môi trƣờng sống đối với con ngƣời
nhƣ bão, lũ. Hạn hán, ô nhiễm không khí... Theo báo cáo của Cục kiểm lâm,
Bộ NNPTNT, tính đến 31/12/2011, nƣớc ta có khoảng 13,5 triệu ha rừng,
trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha, rừng trồng là 3,2 triệu ha với độ che
phủ rừng toàn quốc là 39,7%.
Rừng phục hồi sau nƣơng rãy ở các giai đoạn đầu thƣờng có cấu trúc
đơn giản hơn, với chủ yếu là những cây ƣa sáng mọc nhanh, chịu chua, chịu
hạn, tỷ lệ cây có giá trị kinh tế thấp, khả năng phục hồi tái sinh chậm. Sự cạnh
tranh khốc liệt về ánh sáng và không gian dinh dƣỡng dẫn đến chất lƣợng
hình thái thấp, nhiều cây sâu bệnh. Lƣợng tăng trƣởng trong thời gian đầu rất
cao nhƣng giảm dần ở các gian đoạn về sau. Do cấu trúc tổ thành và khả năng
tăng trƣởng của rừng thay đổi theo giai đoạn phát triển nên sức sản xuất của
nó không có tình bền vững cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm, hạn
chế khả năng cung cấp ổn định sản phẩm theo yêu cầu của thị trƣờng. Do đó
rừng tự nhiên phục hồi chỉ rất hạn chế, thậm chí hoàn toàn không phù hợp cho
sản xuất lâm nghiệp theo quan điểm bền vững, nếu không có sự tác động có
định hƣớng của con ngƣời.


2


Lai Châu có 362.039 ha rừng tự nhiên, trong đó rừng phục hồi sau
nƣơng rẫy chiếm khoảng 35%. Huyện Sìn Hồ có 52.535,19 ha, trong đó rừng
phục hồi sau nƣơng rãy là 14.230 ha. Xã Tả Phìn có 983,2 ha rừng tự nhiên,
trong đó rừng phục hồi sau nƣơng rãy là 623 ha. Nhìn chung rừng tự nhiên
vẫn ở tình trạng suy thoái, còn xa mức ổn định và chƣa đạt hiệu quả bảo vệ
môi trƣờng. Trong thời gian qua, việc khai thác sử dụng quá mức, công tác
quản lý bảo vệ rừng còn có hiệu quả chƣa cao làm cho rừng giảm sút nhanh
chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Những tác động này đã làm ảnh hƣởng
lớn đến khả năng tồn tại của rừng, làm xáo trộn các quy luật cấu trúc và tái
sinh tự nhiên của rừng, diễn thế rừng đi theo chiều hƣớng tiêu cực, đất đai bị
thoái hóa, rừng có sức sản xuất thấp và kém ổn định, việc khôi phục rừng
không dễ dàng và nhanh chóng đƣợc.
Thực trạng suy giảm nhanh chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng rừng tự
nhiên đặt ra cho các nhà làm công tác lâm nghiệp một nhiệm vụ cấp bách là
khôi phục và phát triển rừng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về gỗ, củi và
bảo vệ môi trƣờng sống của con ngƣời. Trong quản lý rừng, tác động lâm sinh
là biện pháp kỹ thuật theo chốt để cải thiện và làm cho rừng có cấu trúc phù
hợp nhất với mục đích kinh doanh rừng. Thực tiến đã chứng minh rằng các
giải pháp nhằm phục hồi rừng, quản lý rừng bền vững chỉ có thể giải quyết
thỏa đáng một khi sự hiểu biết đầy đủ về bản chất quy luật sống của hệ sinh
thái rừng. Do đó nghiên cứu cấu trúc rừng đƣơck xem là cơ sở quan trọng
nhất, giúp các nhà lâm nghiệp có thể chủ động trong việc xác lập các kế
hoạch và biện pháp kỹ thuật tác động chính xác vào rừng, góp phần quản lý
và kinh doanh rừng bền vững.
Ở nƣớc ta, các công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng chủ yếu tập trung
vào đối tƣợng là rừng trồng, rừng tự nhiên tái sinh trong điều kiện thuận lợi,
các công trình nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh của thảm thƣc vật rừng trong
điều kiện rừng tự nhiên bị phát trắng do canh tác nƣơng rẫy còn ít. Hơn nữa



3

cấu trúc rừng còn liên quan đến hiện trạng sử dụng đất, điều kiện tự nhiên,
nguồn tài nguyên rừng. Vì vậy các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi
rừng trên đất bỏ hóa sau nƣơng rãy còn thiếu cơ sở khoa học. Đặc biệt ở xã Tả
Phìn, một trong những khu vực miền núi trƣớc đây có nhiều nƣơng rãy song
chƣa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống về cấu trúc rừng phục hồi
sau nƣơng rãy tại đây.
Xuất phát từ những vấn đề của thực tiễn, tôi thực hiện chuyên đề
“Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy tại xã
Tả Phìn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu”
1. 2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và đặc điểm tái sinh của rừng phục hồi
tự nhiên sau rƣơng rẫy
- Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho khoanh nuôi phục hồi
rừng có hiệu quả tại khu vực nghiên cứu.
1.3. Ỹ nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Việc nghiên cứu đề tài giúp sinh viên thu thập đƣợc kinh nghiệm và
kiến thức thực tế, củng cố và hoàn thiện kiến thức đã học và thực hiện một đề
tài tốt nghiệp.
Làm tiền đề cho sinh viên sau khi ra trƣờng có kiến thức vững vàng để
bƣớc vào cuộc sống sau này.
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
Từ việc Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nƣơng
rẫy tại xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu ta có thể áp dụng trong công tác
sản xuất, chăm sóc và nuôi dƣỡng.


4


Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới
2.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là một khái niệm dùng để chỉ quy luật sắp xếp tổ hợp các
thành phần cấu tạo nên quần xã thực vật rừng theo không gian và thời gian
(Phùng Ngọc Lan, 1986). Nghiên cứu cấu trúc rừng đã đƣợc các nhà lâm
nghiệp trên thế giới nghiên cứu bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau để đáp
ứng cho một mục tiêu nào đó. Tuy nhiên, đúc kết lại có hai hƣớng chính để
mô tả cấu trúc rừng đó là theo định tính và định lƣợng.
2.1.1. 1. Nghiên cứu cấu trúc rừng theo định tính
Theo Nguyễn Văn Trƣơng (1983) thì từ P. W Richards, Thái Văn
Trừng đến M.Forster, B.Rollet việc nghiên cứu cấu trúc đứng rừng tự nhiên
nhiệt đới vẫn dừng lại ở dạng vẽ phẩu đồ đứng. Qua phƣơng pháp đó, các tác
giả đã cố gắng đem lại cho ngƣời đọc một hình tƣợng đặc sắc của cấu trúc
đứng. Phƣơng pháp này tỏ ra hiệu quả, sử dụng rộng dãi cho đến nay. Nhƣng
phƣơng pháp này chƣa làm sáng tỏ tính quy luật của nó. Cũng cùng quan
điểm này Richards (1968) cho rằng “quần xã thực vật gồm những loài cây có
hình dạng khác nhau, dạng sống khác nhau nhƣng tạo ra một hoàn cảnh sinh
thái nhất định và có một cấu trúc bên ngoài và đƣợc sắp xếp một cách tự
nhiên và hợp lý trong không gian”. Theo ông cách sắp xếp đƣợc xem xét theo
hƣớng thẳng đứng và hƣớng nằm ngang. Từ cách sắp xếp này có thể phân biệt
các quần xã thực vật khác và có thể mô tả bằng các biểu đồ. Phƣơng pháp này
có thể nhận diện nhanh một kiểu rừng qua các biểu đồ mặt cắt. Trên cơ sở
này, các nhà lâm sinh có thể lựa chọn các biện pháp kỹ thuật để điều chỉnh
mật độ cây rừng nhằm đƣa rừng phát triển ổn định.
Theo G. Baur (1961), rừng mƣa là một quần xã kín tán, bao gồm những
cây gỗ về căn bản là ƣa ẩm, thƣờng xanh, có lá rộng, với hai tầng cây gỗ và



5

cây bụi hoặc nhiều hơn nữa, cùng các tầng phiến có dạng sống khác nhau-cây
bò leo và thực vật phụ sinh (theo giáo trình giảng dạy rừng nhiệt nhiệt đới
Nguyễn Văn Thêm, 2009). Điều này nói lên rừng mƣa nhiệt đới có những đặc
trƣng nhất định về loài cây gỗ chịu ẩm, nhiều tầng tán và các dạng sống khác
rất phức tạp trong một kiểu rừng. Phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực
vật, nhất là hệ thực vật của các vùng ôn đới, ngƣời ta vẫn dùng hệ thống của
Raunkiaer (1934) để sắp xếp các loài của hệ thực vật nghiên cứu vào một
trong các dạng sống đó. Cơ sở phân chia dạng sống của ông là sự khác nhau
về khả năng thích nghi của thực vật qua thời gian bất lợi trong năm. Từ tổ hợp
các dấu hiệu thích nghi, Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu là vị trí của chồi
nằm ở đâu trên mặt đất trong suốt thời gian bất lợi trong năm.
Raunkiaer đã chia 5 nhóm dạng sống cơ bản:
1. Phanerophytes (Ph): nhóm cây có chồi trên mặt đất
2. Chamaetophytes (Ch): nhóm cây có chồi sát mặt đất
3. Hemicryptophytes (He): nhóm cây có chồi nửa ẩn
4. Cryptophytes (Cr): nhóm cây có chồi ẩn
5. Therophytes (Th): nhóm cây sống 1 năm
(Trích dẫn theo Hoàng Thị Thanh Thủy, 2009).
Với kiểu phân chia dạng sống này có ý nghĩa quan trọng trong việc
phân biệt đƣợc các kiểu thảm thực vật ở vùng ôn đới, đó là kết quả tác động
tổng hợp của các yếu tố môi trƣờng tạo nên. Tuy nhiên đối với rừng nhiệt đới
rất khó áp dụng. Theo Assmann (1968) định nghĩa “một rừng cây là tổng thể
các cây rừng sinh trƣởng và phát triển trên một diện tích tạo thành một hoàn
cảnh nhất định và có một cấu trúc bên ngoài cũng nhƣ bên trong, khác biệt
với diện tích rừng khác (dẫn theo Trần Mạnh cƣờng, 2004). Với cách nhìn
nhận này thì một kiểu rừng phải có đầy đủ số lƣợng cây rừng nhất định để tạo
ra tầng tán, diện mạo nhằm phân biệt với một rừng cây khác.Khi đƣa ra hệ

thống phân cấp cây rừng Kraft (1884), đã chia cây rừng trong một lâm phần


6

thành 5 cấp sinh trƣởng hoặc cấp “ƣu thế” và cấp “chèn ép”. Các chỉ tiêu
Kraft sử dụng là: Vị trí tán cây trong tán rừng (chiều cao), độ lớn và hình
dạng tán lá, khả năng ra hoa, tình trạng sinh lực…Mỗi chỉ tiêu có một hệ
thống tiêu chuẩn để nhận biết và đánh giá (Stephen và ctv, 1986). Phƣơng
pháp này phản ánh đƣợc tình hình phân hóa cây rừng rõ ràng trong các lớp
không gian, chiều cao của các cấp so với chiều cao trung bình. Nhƣng giải
pháp này chỉ áp dụng cho rừng trồng đồng tuổi có sự cạnh tranh về không
gian dinh dƣỡng ở cùng loài cây, cùng tuổi. Rừng tự nhiên có cấu trúc phức
tạp có nhiều thế hệ tuổi khác nhau nên khó áp dụng. Nhƣ vậy, các nhà lâm
học nêu trên khi mô tả, nhận xét, đánh giá cấu trúc rừng đều mang tính định
tính để nhận biết về kiểu rừng. Từ đó, khuyến cáo các nhà lâm học điều có
biện pháp tác động thích hợp để nâng cao năng xuất rừng.
2.1.1.2. Nghiên cứu cấu trúc rừng theo định lượng
Với sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin, tin học học đóng
vai trò quan trọng và hỗ trợ nhiều cho các nhà nghiên cứu trong thống kê toán
học và mô hình hóa cấu rừng; xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố điều tra
rừng. Các công trình nghiên cứu nhiều nhất là nghiên cứu cấu trúc về không
gian và thời gian của rừng.
Nghiên cứu quy luật phân bố:
Theo Meryer đã xây dựng rừng chuẩn với phƣơng trình hồi quy để tính
toán cho chu kỳ khai thác ổn định số cây và cấp đƣờng kính; Richards trong
quyển “Rừng mƣa nhiệt đới” cũng đề cập đến phân bố số cây theo cấp kính,
ông cho đó là một phân bố đặc trƣng của rừng tự nhiên hỗn loại. Trong quyển
“hệ sinh thái rừng nhiệt đới” mà FAO xuất bản gần đây tác giả cũng xét phân
bố số cây theo các cấp đƣờng kính. Theo quan điểm của Richards, Wenk đã

nghiên cứu thân cây theo kích cỡ và đồng hóa với một số dạng phân bố lý
thuyết để sử dụng trong tính toán quy hoạch rừng, Rollet đã dành một chƣơng
quan trọng để xác lập phƣơng trình hồi quy số cây- đƣờng kính (Nguyễn Văn


7

Trƣơng, 1983). Các tác giả này đã xây dựng đƣợc các phƣơng trình hồi quy
cho các kiểu rừng khác nhau (số cây theo đƣờng kính). Từ các nhân tố điều
tra có thể suy ra đƣợc các biến khác thông qua tƣơng quan hồi quy. Đây là cơ
sở quan trọng để ứng dụng trong điều chế rừng góp phần tìm ra một số kết
luận bổ ích cho công tác lâm sinh hƣớng vào mục tiêu xây dựng và nâng cao
vốn rừng về lƣợng và chất.
Theo Prodan (1952) nghiên cứu quy luật phân bố rừng, chủ yếu theo
đƣờng kính D1,3 có liên hệ với giai đoạn phát dục và các biện pháp kinh
doanh. Theo tác giả, sự phân bố số cây theo đƣờng kính có giá trị đặc trƣng
nhất cho rừng, đặc biệt là rừng hỗn loại, nó phản ảnh các đặc điểm lâm sinh
của rừng (dẫn theo Trần Mạnh Cƣờng, 2007). Phân bố cây rừng tƣ nhiên mà
ông xác định đã đƣợc kiểm chứng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Đó là phân bố
số cây theo đƣờng kính của rừng tự nhiên có một đỉnh lệch trái. Số cây tập
trung nhiều ở cấp đƣơng kính nhỏ do có nhiều loài cây khác nhau và nhiều thế
hệ cùng tồn tại trong kiểu rừng. Nếu xét về một loài cây, do đặc tính sinh thái
nên lớp cây kế cận (cây nhỏ) bao giờ cũng nhiều hơn các lớp cây lớn do quy
luật cạnh tranh không gian dinh dƣỡng và đào thải tự nhiên; những nơi thuận
lợi trong rừng cây mới vƣơn lên để tồn tại và phát triển. Còn phân bố số cây
theo cấp chiều cao, rừng tự nhiên thƣờng có quy luật nhiều đỉnh do có nhiều
thế hệ cùng tồn tại và đặc tính di truyền của một số loài cây rừng chỉ lớn đến
một kích cỡ nhất định nào đó sẽ không lớn nữa. Đồng thời, việc phân bố
nhiều đỉnh cũng là kết quả của việc khai thác chọn không đúng quy tắc để lại.
2.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng

Tái sinh rừng là một quá trính sinh học mang tính đặc thù và diễn ra
liên tục của hệ sinh thái rừng. Sự xuất hiện của cây con của các loài cây đang
phát triển dƣới tán rừng, lỗ trống trong rừng sau khai thác chọn, sau phát
nƣơng làm rẫy. Vai trò quan trọng của lớp tái sinh này là nguồn thay thế lớp
cây đã già cỗi, là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng.


8

Theo quan điểm của các nhà lâm học thì hiệu quả tái sinh rừng là xác
định đƣợc mật độ tái sinh, chất lƣợng cây tái sinh (cây triển vọng), tổ thành
loài và phân bố của cây tái sinh…Sự tƣơng đồng hay khác biệt trong tổ thành
của loài cây tái sinh với tổ thành loài cây gỗ đã đƣợc các nhà khoa học quan
tâm (Richards (1933, 1939); Baur (1964). Do tính phức tạp của tổ thành loài
cây, nên khi khảo sát ngƣời ta chỉ đo đếm, nghiên cứu các loài có giá trị thực
tiễn và có ý nghĩa nhất định (QPN 6-84).
Trong cuốn “Rừng mƣa nhiệt đới”, P.W. Richards nêu lên ý kiến của
nhiều tác giả cho rằng theo diễn thế tự nhiên thì sau khi cây tầng trên đỗ diễn
thế xấu đi và sau đó có thể diễn thế lại đi lên vì cây gỗ tốt bao giờ cũng mọc
sau cây tiên phong ƣa sáng (Nguyễn Văn Trƣơng, 1983). Điều này chúng ta
đã từng thấy khi khai thác tạo ra những lỗ trống thì cây tiên phong bao giờ
cũng mọc lại rất nhanh chỉ trong vòng 1- 2 năm đầu. Điều quan trọng mà
chúng ta quan tâm là lớp tái sinh kế cận có đủ mật độ để diễn thế rừng đi lên
hay không. Đây là công việc chúng ta phải nghiên cứu, đánh giá. Theo
Ashton (1983), cây dầu rái (Dipterocarpus alatus) mọc cụm ở ven sông, chỉ tái
sinh sau những trận lụt lớn. Nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng, kiểu cách tái
sinh phổ biến của cây gỗ rừng mƣa là tái sinh theo vệt hay theo lỗ trống (dẫn
theo Lâm Xuân Xanh, 1986), Van Steenis (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm
tái sinh phổ biến của rừng mƣa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các
loài cây chịu bóng và tái sinh theo vệt của các loài cây ƣa sáng (dẫn theo Thái

Văn Trừng, 1978). Theo Mar’tin và ctv (2005) cho rằng sự tái sinh lớn lên
cây rừng có liên quan chặt chẽ đến sức sản xuất của đất. Đặc biệt là những nơi
nhạy cảm: dải ven sông, đƣờng xá, rìa rừng và đỉnh núi. Tóm lại, cây rừng
thƣờng tái sinh khi gặp điều kiện thuận lợi của các yếu tố môi trƣờng, hạt có
khả năng nảy mần khi đủ điều kiện ánh sáng, hạt tiếp đất… Nắm bắt, hiểu rõ
đƣợc những quy luật tái sinh là để xây dựng các biện pháp lâm sinh nhằm
quản lý tài nguyên rừng bền vững.


9

Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới đƣợc thảo luận nhiều nhất là hiệu quả
các cách thức xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích
ở các kiểu rừng. Từ đó các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều
phƣơng thức chặt tái sinh. Công trình của Bernard (1954, 1959); Wyatt Smith
(1961, 1963) với phƣơng thức rừng đều tuổi ở Mã Lai; Nicholson (1958) ở
Bắc Borneo; Donis và Maudoux (1951, 1954) với công thức đồng nhất hóa
tầng trên ở Zaia; Taylor (1954), Jones (1960) với phƣơng thức chặt dần nâng
cao vòm lá ở Andaman. Nội dung chi tiết các bƣớc và hiệu quả của từng
phƣơng thức đối với tái sinh đã đƣợc Baur (1964) tổng kết trong tác phẩm
“Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mƣa”
Nghiên cứu tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi, A.Obrevin (1938) nhận
thấy cây con của các loài cây ƣu thế trong rừng mƣa là rất hiếm. A.Obrevin
khai quát hóa các hiện tƣợng tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi để đúc kết lên
lý luận bức khảm tái sinh, nhƣng phần lý giải các hiện tƣợng đó còn bị hạn
chế. Vì vậy lý luận của ông còn ít sức thuyết phục, chƣa giúp ích cho thực
tiễn sản xuất các biện pháp điều khiển tái sinh rừng theo những mục tiêu kinh
doanh đã đề ra.
Tuy nhiên những kết quả quan sát của Davit và P.W Risa (1933), Bơt
(1946), Sun (1960), Role (1969) ở rừng nhiệt đới Nam Mỹ lại khác hẳn với

nhận định của A.Obrevin. Đó là hiện tƣợng tái sinh tại chỗ và liên tục của các
loài cây và tổ thành cây có khả năng giữ nguyên không đổi trong một thời
gian dài.
Với phƣơng pháp điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng
cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927) với diện tích ô
đo đếm thông thƣờng từ 1 – 4 m2. Diện tích ô đo đếm nhỏ nên thuận lợi trong
điều tra nhƣng số lƣợng ô phải đủ lớn mới phản ảnh trung thực tình hình tái
sinh rừng. Để giảm sai số trong khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1950)
đã đề nghị một phƣơng pháp “điều tra chẩn đoán” mà theo đó kích thƣớc ô đô


10

đếm có thể thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh ở các trạng
thái rừng khác nhau.
Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới
đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Richards, P.W (1952), Bernard
Rollet (1974), tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố cây tái sinh tự
nhiên đã nhận xét: trong các ô có kích thƣớc nhỏ (1 x 1m, 1 x 1,5m) cây tái
sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số ít có dạng phân bố Poisson. Ở
Châu Phi trên cơ sở các số liệu thu thập Tayloer (1954), Barnard (1955) xác
định số lƣợng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải bổ
sung bằng trồng rừng nhân tạo. Ngƣợc lại, các tác giả nghiên cứu về tái sinh
tự nhiên rừng nhiệt đới Chân Á nhƣ: Budowski (1956), Atinot (1965) lại nhận
định dƣới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lƣợng cây tái sinh có giá trị
kinh tế. Do vậy, các biện pháp lâm sinh đề ra cần thiết để bảo vệ và phát triển
cây tái sinh có sẵn dƣới tán rừng (dẫn theo Nguyễn Duy Chuyên, 1995).
Đối với rừng nhiệt đới thì các nhân tố sinh thái nhƣ nhân tố ánh sáng
(thông qua độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi,
thảm tƣơi là những nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình tái sinh rừng,

cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Buar
G.N. (1962) cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hƣởng đến phát trieernr của
cây con, còn đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm, ảnh hƣởng này
thƣờng không rõ ràng và thảm cỏ, cây bụi kém phát triển nhƣng chúng vẫn có
ảnh hƣởng đến cây tái sinh. Nhìn chung ở rừng nhiệt đới, tổ thành và mật độ
cây tái sinh thƣờng khá lớn. Nhƣng số lƣợng loài cây có giá trị kinh tế thƣờng
không nhiều và đƣợc chú ý hơn, còn các loài cây có giá trị kinh tế thấp
thƣờng ít đƣợc nghiên cứu. đặc biệt là đối với tái sinh ở trạng thái phục hồi
rừng sau nƣơng rãy.


11

2.2. Ở Việt Nam
2.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Rừng hỗn loại lá rộng ở nƣớc ta vốn là nơi sinh sản ra nhiều thứ gỗ,
lâm sản, đặc sản nổi tiếng quý giá, đặc hữu của thiên nhiên Việt Nam. Nguồn
tài nguyên ấy có giá trị lớn lao về môi sinh, góp phần làm nên sự giàu đẹp của
đất nƣớc. Do đó, ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu đặc điểm cấu trúc về rừng đã
đƣợc các tác giả quan tâm từ đầu thế kỷ 20.
2.2.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng theo định tính
Về nghiên cứu định lƣợng cấu trúc rừng thì việc mô hình hóa cấu trúc
đƣờng kính D1.3 đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu và biểu diễn chúng
theo các dạng hàm phân bố xác suất khác nhau, nội bật l à các công trình của
các tác giả sau; Đồng Sĩ Hiền (1974) dùng hàm Meyer và hệ đƣờng cong
Poisson để nắm phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đƣờng kính cho rừng tự
nhiên làm cơ sở cho việc lập biểu độ thon cây đứng ở Việt Nam. Nguyễn Hải
Tuất (1982,1986) đã sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố khoảng cách để
biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh và áp dụng quá trình Poisson và nghiên cứu
cấu trúc quần thể rừng, Trần Văn Con (1991) đã áp dụng hàm Weibull để mô

phỏng các quy luật phân bố đƣờng kính, chiều cao tại khu vực Kon Hà Nừng,
Tây Nguyên, Bùi Văn Chúc (1996) đã nghiên cứu cấu trúc rừng phòng hộ đầu
nguồn Lâm trƣờng Sông Đà ở các trạng thái IIa, IIIa1 và rừng trồng làm cơ sở
cho việc lựa chọn loài cây,…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng gần đây thƣờng
thiên về việc mô hình hóa các quy luật kết cấu lâm phần và việc đề xuất các
biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng ít đề cấp đến yếu tố sinh thái nên chƣa
thực sự đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định, lâu dài. Muốn đề xuất
đƣợc các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác, đòi hỏi phải nghiên cứu cấu
trúc rừng một cách đầy đủ và phải đứng trên quan điểm tổng hợp về sinh học,
lâm học và sản lƣợng.


12

2.2.1.2. Nghiên cứu cấu trúc rừng theo phương pháp định lượng
Trong vòng vài chục năm qua, nghiên cứu về cấu trúc rừng là một trong
n hững nội dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp.
Thái Văn Trừng (1978), Trần Ngũ Phƣơng (1970) cũng đã nghiên cứu cấu
trúc sinh thái để làm căn cứ phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam.
Trần Ngũ Phƣơng (1970) đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của ccs
thảm thực vật rừng miền Bắc Việ Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về
tình hình rừng miền Bắc Việt Nam từ 1961 đến 1965. Nhân tố cấu trúc đầu
tiên đƣợc nghiên cứu là tổ thành và thông qua đó một số quy luật phát triển
của các hệ sinh thái rừng đƣợc phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Khi nghiên cứu kiểu rừng kín thƣờng xanh, mƣa ẩm nhiệt đới ở nƣớc ta
Thái Văn Trừng (1963, 1970,1978) đã đƣa ra mô hình cấu trúc tầng nhƣ:
Tầng vƣợt tán (A1), Tầng ƣu thế sinh thái (A2), Tầng dƣới tán (A3), Tầng cây
bụi (B) và tầng Cỏ Quyết (c). Thái Văn Trừng đã tận dụng và cải tiến, bổ
sung phƣơng pháp biểu đồ cắt đứng của Davit-Risa để nghiên cứu cấu trúc

rừng Việt Nam, trong đó tầng cây bụi và thảm tƣơi đƣợc vẽ phóng đại với tỷ
lệ nhỏ hơn và có ghi ký hiệu thành phần loài cây của quần thể đối với những
đặc trƣng sinh thái và vật hậu cùng biểu đồ khí hậu, vị trí địa lý, địa hình. Bên
cạnh đó tác giả này còn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chi kiểu thảm thực vật
rừng Việt Nam, đó là dạng sống ƣu thế của những thực vật trong tầng cây lập
quần, độ tàn che của tầng ƣu thế sinh thái, hình thái sinh thái của nó và trạng
mùa của tán lá. Với những quan điểm trên Thái Văn Trừng đã phân chia
thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu. Nhƣ vậy, các nhân tố cấu trúc
rừng đƣợc vận dụng triệt để trong phân loại rừng theo quan điểm sinh thái
phát triển quần thể.
Nguyễn Văn Trƣơng (1983) khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài đã
xem xét sự phân tán theo hƣớng định lƣợng, phân tầng theo cấp chiều cao một
cách cơ giới. Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc, Vũ Đình


13

Phƣơng (1987) đã nhận định, việc xác định tầng thứ của rừng lá rộng thƣờng
xanh là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, nhƣng chỉ trong trƣờng hợp rừng có sự
phân tầng rõ rệt có nghĩa là khi rừng đã phát triển ổn định mới sử dụng
phƣơng pháp định lƣợng để xác định giới hạn các tầng cây.
Đào Công Khanh (1996) đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu
trúc rừng lá rộng thƣờng xanh ở Hƣơng Sơn – Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất một
số biện pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dƣỡng rừng. Nguyễn Anh
Dũng (2000) đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ
cho 2 trạng thái rừng là IIA và IIIA1 ở lâm trƣờng Sông Đà – Hòa Bình. Bùi
Thế Đồi (2001) đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc quần xã
thực vật rừng trên núi đá vôi tại ba địa phƣơng tại miền Bắc Việt Nam.
Vũ Đình Phƣơng, Đào Công Khanh thử nghiệm phƣơng pháp nghiên
cứu một số quy luật cấu trúc, sinh trƣởng phục vụ điều chế rừng lá rộng, hỗn

loài thƣờng xanh ở Kon Hà Nừng – Gia Lai cho rằng đa số loài cây có cấu
trúc đƣờng kính và chiều cao giống với cấu trúc tƣơng ứng của lâm phần,
đồng thời cấu trúc của loài cũng có những biến động.
2.2.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Rừng Việt Nam bị tác động rất khác nhau về cƣờng độ nhƣ: Khai thác
lấy gỗ trái phép, khai thác chọn không đúng quy trình, phát rừng làm
rẫy…nên khả năng tái sinh bị xáo trộn lớn. Theo Thái Văn Trừng (1978) khi
nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam đã kết luận ánh sáng là nhân tố
sinh thái khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực
vật rừng. Nếu các điều kiện khác của môi trƣờng nhƣ đất rừng, nhiệt độ, ẩm
độ dƣới tán rừng thay đổi thì tổ hợp của các cây tái sinh không có biến đổi lớn
và cũng không diễn thế một cách tuần hoàn trong không gian và theo thời
gian mà diễn thế theo phƣơng thức tái sinh có quy luật nhân quả giữa thực vật
và môi trƣờng. Do đó, có thể nói rằng tái sinh rừng phụ thuộc nhiều vào nhân
tố sinh thái là ánh sáng chiếu xuống tán rừng. Các nhân tố nhiệt độ, ẩm độ


14

không ảnh hƣởng nhiều nhƣng nó cũng là nguyên nhân để cây tái sinh phát
triển: Nơi ẩm, đất tốt thì cây tái sinh phát triển tốt. Đề tài nguyên cứu tái sinh
lỗ trống trạng thái IIIa1- của Vƣờn Quốc gia Ba Vì (2009), thì đặc điểm lớp
cây tái sinh tại lỗ trống biến động theo kích thƣớc lỗ trống: Kích thƣớc lỗ
trống lớn thì số loài cây tái sinh tăng. Nhiệt độ có quan hệ với số loài cây tái
sinh tại lỗ trống, khi chiều cao lớp cây tái sinh tăng khi độ ẩm tăng. Độ che
phủ và chiều cao cây bụi thảm tƣơi tăng thì chiều cao cây tái sinh giảm. Vì
vậy, ánh sáng, ẩm độ nhiệt độ ảnh hƣởng đến mật độ tái sinh và khả năng phát
triển của cây tái sinh. Những nghiên cứu đầy đủ về tái sinh tự nhiên cho từng
đối tƣợng rừng cụ thể là hết sức quan trọng để đề xuất biện pháp kỹ thuật kịp
thời, đúng đắn nhằm duy trì phát triển rừng cho tƣơng lai.

Lƣơng Thị Thanh Huyền (2009) khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và
tái sinh tự nhiên trong một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại vùng đầu
nguồn Hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái xác định mật độ cây tái sinh ở thảm thực vật
phục hồi sau nƣơng rẫy đều chủ yếu tập trung nhiều (2135-2985 cây/ha) ở cấp
chiều cao I (0-20 cm) và giảm dần ở các cấp chiều cao cao hơn. Mật độ cây
tái sinh thấp nhất (612-875 cây/ha) ở cấp chiều cao V (101 – 130 cm). Phân
bố số cây tái sinh trong rừng tự nhiên tuân theo quy luật phân bố ngẫu nhiên
và giảm dần khi chiều cao tăng lên.
Rừng nhiệt đới Việt Nam mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt
đới nói chung, nhƣng do phần lớn là rừng thứ sinh bị tác động của con ngƣời
nên những quy luật tái sinh đã bị xáo trộn nhiều. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu về tái sinh rừng nhƣng tổng kết thành quy luật tái sinh cho từng
loại thì còn rất ít. Một số kết quả nghiên cứu về tái sinh thƣờng đƣợc đề cập
trong các công trình nghiên cứu về thảm thực vật, trong các báo cáo khoa học
và một phần công bố trên các tạp chí.
Trong thời gian từ năm 1962 – 1969 Viện Điều Tra – Quy Hoạch Rừng
đã điều tra tái sinh theo các “loại hình thực vật ƣu thế” rừng thứ sinh ở Yên


15

Bái (1965), Hà Tĩnh (1966), Quảng Bình (1969), Lạng Sơn (1969). Đáng chú
ý là kết quả điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng Sông Hiếu (1962-1964) bằng
phƣơng pháp đo đếm điển hình. Từ kết quả điều tra tái sinh, dựa vào mật độ
cây tái sinh, Vũ Đình Huề (1969) đã phân chia khả năng tái sinh rừng thành 5
cấp: rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu. Nhìn chung nghiên cứu này mới
chỉ chú trọng đến số lƣợng mà chƣa đề cập đến chất lƣợng cây tái sinh. Cũng
từ kết quả điều tra trên, Vũ Đình Huề (1975) đã tổng kết và rút ra tổng kết tái
sinh rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam mang những đặc điểm của tái sinh
rừng nhiệt đới. Dƣới tán rừng nguyên sinh, tổ thành loài cây tái sinh tƣơng tự

nhƣ tầng cây gỗ; dƣới tán rừng thứ sinh tồn tại nhiều loài cây gỗ mềm kém
giá trị và hiện tƣợng tái sinh theo đám đƣợc thể hiện rõ nét tạo nên sự phân bố
số cây không đồng đều trên mặt đất rừng. Với những kết quả đó, tác giả đã
xây dựng biểu đánh giá tái sinh áp dụng cho các đối tƣợng rừng lá rộng miền
Bắc nƣớc ta.
Nguyễn Vạn Thƣờng (1991) đã tổng kết và đƣa ra kết luận về tình hình
tái sinh tự nhiên của một số khu rừng miền Bắc Việt Nam nhƣ sau: Hiện
tƣợng tái sinh dƣới tán rừng của những loài cây gỗ đã tiếp diễn liên tục không
mang tính chu kỳ. Sự phân bố cây tái sinh rất không đồng đều, số cây mạ
chiếm ƣu thế rõ rệt so với các cấp tuổi khác.
Thái Văn Trừng (1963, 1970,1978) khi nghiên cứu về thảm thực vật
rừng Việt Nam đã kết luận: Ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều
khiển quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực vật rừng. Nếu có các điều
kiện khác của môi trƣờng nhƣ đất rừng, nhiệt độ, độ ẩm dƣới tán rừng chƣa
thay đổi thì tổ hợp các loài cây tái sinh không có những biến đổi lớn và cũng
không diễn thế một cách tuần hoàn trong không gian và theo thời gian mà
diễn thế theo những phƣơng thức tái sinh có quy luật nhân quả giữa sinh vật
và môi trƣờng.


16

Nhiều nghiên cứu tái sinh khác nhằm khoanh nuôi phục hồi rừng của các
tác giả Vũ Đình Huề (1975), Ngô Văn Trai (1995) đã nghiên cứu quá trình tái
sinh tự nhiên thảm thực vật rừng thông qua việc nghiên cứu số lƣợng cây tái sinh.
Vũ Tiến Hinh (1991) nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh của rừng tự
nhiên ở Hữu Lũng – Lạng Sơn và vùng Ba Chẽ - Quảng Ninh đã nhận xét hệ
số tổ thành tính theo phần trăm số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên
hệ chặt chẽ. Đa phần các loài có hệ số tổ thành tầng cây cao càng lớn thì hệ số
tổ thành tầng tái sinh cũng vậy.

Hiện tƣợng tái sinh lỗ trống ở rừng thứ sinh Hƣơng Sơn – Hà Tĩnh đã
đƣợc Phạm Đình Tân (1987) làm sáng tỏ. Theo tác giả, số lƣợng cây tái sinh
xuất hiện khá nhiều dƣới các lỗ trống khác nhau. Lỗ trống càng lớn, cây tái
sinh càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán từ đó tác giả đề xuất phƣơng
thức khai thác chọn, tái sinh tự nhiên cho đối tƣợng rừng khu vực này.
Khi nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng
thƣờng xanh hỗn loài vùng Quỳ Châu – Nghệ An, Nguyễn Duy Chuyên
(1995) đã nghiên cứu phân bố cây tái sinh theo chiều cao, phân bố tổ thành
cây tái sinh, số lƣợng cây tái sinh. Trên cơ sở phân tích toán học về phân bố
cây tái sinh, số lƣợng cây tái sinh trên cơ sở phân tích toán học về phân bố
cây tái sinh cho toàn lâm phần. Tác giả cho rằng loại rừng trung bình (IIIA2)
cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố Poisson ở các loại rừng khác cây tái
sinh có phân bố cụm.
Đánh giá vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên ở các vùng miền Bắc,
Trần Xuân Thiệp nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi về lƣợng, chất lƣợng
của tái sinh rừng tự nhiên và rừng phục hồi. Qua đó tác giả kết luận; rừng
phục hồi vùng Đông Bắc chiếm trên 30% diện tích rừng hiện có, lớn nhất so
với các vùng khác. Khả năng phục hồi hình thành các rừng vƣờn, trang trại
rừng đang phát triển ở các tỉnh trong vùng. Rừng Tây Bắc phần lớn diện tích
rừng phục hồi sau nƣơng rẫy, diễn thế rừng ở nhiều vùng xuất hiện nhóm cây


×