Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Xác định lượng các bon tích lũy trên mặt đất của trạng thái rừng IIB và IIIA1 tại xã nghinh tường thuộc khu bảo tồn thiên nhiên thần sa phượng hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG VĂN DŨNG
Tên đề tài:
XÁC ĐỊNH LƢỢNG CÁC BON TÍCH LŨY TRÊN MẶT ĐẤT CỦA
TRẠNG THÁI RỪNG IIB VÀ IIIA1 TẠI XÃ NGHINH TƢỜNG
THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA
PHƢỢNG HOÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG VĂN DŨNG
Tên đề tài:
XÁC ĐỊNH LƢỢNG CÁC BON TÍCH LŨY TRÊN MẶT ĐẤT CỦA
TRẠNG THÁI RỪNG IIB VÀ IIIA1 TẠI XÃ NGHINH TƢỜNG
THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA
PHƢỢNG HOÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành: Lâm nghiệp
Khoa

: Lâm nghiệp

Lớp

: 44 - LN

Khóa học

: 2012 - 2016

GV hƣớng dẫn : TS. Lê Sỹ Hồng


Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không sao chép. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Thái Nguyên, tháng năm 2016
Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn

Ngƣời viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả trƣớc
Hội đồng khoa học

Dƣơng Văn Dũng

TS. Lê Sỹ Hồng

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót
sau khi hội đồng chấm yêu cầu.
(ký, ghi rõ họ tên)



ii

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của ngƣời khác.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trƣờng đến nay, em đã nhận
đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở khoa Lâm
nghiệp – trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã cùng với tri thức và tâm
huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt
thời gian học tập tại trƣờng, và quá trình thực tập, viết khóa luận tốt nghiệp
vừa qua.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy,
cô của khoa Lâm nghiệp trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều
kiện cho em để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này. Và em
cũng xin chân thành cảm ơn thầy Lê Sỹ Hồng đã nhiệt tình hƣớng dẫn hƣớng
dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập cũng nhƣ trong quá trình làm bài báo cáo thực
tập khó tránh khỏi sai sót rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình
độ lý luận cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không
thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp Thầy,
Cô để em học thêm đƣợc nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt trong quá
trình làm việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên ngày 02 tháng 6 năm 2016
Sinh viên
Dƣơng Văn Dũng


iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CDM: Cơ chế phát triển sạch
AR CDM: Trồng rừng, tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch.
OTC: Ô tiêu chuẩn
PFES: Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
KNK: Khí nhà kính.
REDD: Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng
UNFCCC: Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu
UBND: Ủy ban nhân dân
CO2: Cacbon dioxit
IIB: Trạng thái rừng phục hồi
IIIA1: Trạng thái rừng nghèo


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Diện tích các trạng thái rừng tự nhiên ................................................................. 22
Bảng 4.2. Đặc điểm cấu trúc của các trạng thái rừng tự nhiên............................................. 23
Bảng 4.3.Đánh giá chỉ số quan quan trọng OTC1 trạng thái rừng IIB................................. 25
(Nà Hấu)............................................................................................................................... 25
Bảng 4.4.Đánh giá chỉ số quan trọng OTC2 trang thái IIB ................................................. 26
(Thƣợng Lƣơng)................................................................................................................... 26
Bảng 4.5. Đánh giá chỉ số quan trọng OTC3 trang thái IIB (Nà Hấu) ................................. 27
Bảng 4.7. Đánh giá chỉ số quan trọng OTC5 trạng thái IIIA1 (Hạ Lƣơng) ......................... 29
Bảng 4.8. Đánh giá chỉ số quan trọng OTC6 trạng thái IIIA1 ............................................. 30
(Thƣợng Lƣơng)................................................................................................................... 30
Bảng 4.9 : Sinh khôi trên mặt đất của trạng thái rừng tự nhiên IIB ..................................... 31

Bảng 4.10. Sinh khối trên mặt đất của trạng thái rừng tự nhiên IIIA1 ................................. 32
Bảng 4.11. Lƣợng các bon tích lũy trên mặt đất trạng thái rừng IIB ................................... 33
Bảng 4.12. Lƣợng các bon tích lũy trên mặt đất trạng thái rừng IIIA1 ................................ 37
Bảng 4.13.Tổng trữ lƣợng các bon tích lũy.......................................................................... 42


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Vị trí địa lí xa Nghinh Tƣờng huyện Võ Nhai .................................. 7
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí các ô đo đếm................................................................ 14
Hình 4.1. Tỷ lệ các bon tích lũy OTC1 ........................................................... 33
Hình 4.2. Tỷ lệ các bon tích lũy OTC2 ........................................................... 33
Hình 4.3. Tỷ lệ các bon tích lũy OTC3 ........................................................... 34
Hình 4.4. Tỷ lệ các bon tích lũy trạng thái rừng IIB(tấn/ha) .......................... 35
Hình 4.5. Tỷ lệ lƣợng các bon tích lũy OTC4 ................................................ 36
Hình 4.6. Tỷ lệ lƣợng các bon tích lũy OTC5 ................................................ 37
Hình 4.7. Tỷ lệ lƣợng các bon OTC6.............................................................. 38
Hình 4.8. Tỷ lệ các bon tích lũy trạng thái rừng IIIA1(tấn/ha)....................... 38
Hình 4.9. Tổng Lƣợng các bon tích lũy .......................................................... 39


vi

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................... 2

Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học .......................................................................................... 3
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ............................................... 3
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới ........................................................ 3
2.2.2. Tình Hình Nghiên cứu trong nƣớc .......................................................... 5
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ............................................................ 7
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 7
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 9
2.3.3. Đánh giá chung ..................................................................................... 11
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn đề tài................................................. 13
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .............................................................. 13
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 13
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................... 13
3.4.1. Phƣơng pháp kế thừa............................................................................. 13
3.4.2. Phƣơng pháp điều tra ô tiêu chuẩn ........................................................ 14
3.4.3. Phƣơng pháp phân tích cảnh quan ........................................................ 21
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 22
4.1. Diện tích, cấu trúc, chỉ số quan trọng hai trạng thái rừng tự nhiên IIB và
IIIA1 ............................................................................................................ 22
4.1.1. Diện tích các trạng thái rừng tự nhiên................................................... 22


vii

4.1.2. Đánh giá cấu trúc các trạng thái rừng tự nhiên ..................................... 23
4.1.3. Đánh giá chỉ số quan trọng ................................................................... 24
4.2. Sinh khối trên mặt đất của hai trạng thái rừng tự nhiên IIB và IIA 1 ..... 31
4.2.1. Sinh khối trên mặt đất của trạng thái rừng tự nhiên IIB ...................... 31
4.2.2 . Sinh khối trên mặt đất của trạng thái rừng tự nhiên IIIA1.................. 31

4.3. Lƣợng các bon tích lũy trên mặt đất của hai trạng thái rừng tự nhiên IIB
và IIIA1 ........................................................................................................... 32
4.3.1. Lƣợng các bon tích lũy trên mặt đất trạng thái rừng IIB ..................... 33
4.3.2. Lƣợng các bon tích lũy trên mặt đất trạng thái rừng IIIA1 .................. 36
4.3.3.Lƣợng các bon tích lũy trên mặt đất của hai trạng thái rừng IIB
và IIIA1 ........................................................................................................... 40
4.4. Tổng lƣợng các bon tích lũy trên mặt đất của toàn bộ diện tích hai trạng
thái rừng IIB và IIIA1 ..................................................................................... 41
4.5. Các nguy cơ đe dọa suy giảm trữ lƣợng các bon .................................... 42
4.5.1. Nguyên nhân do con ngƣời ................................................................... 42
4.5.2. Các nguyên nhân khác .......................................................................... 42
4.6. Đề xuất biện pháp quản lí ....................................................................... 42
PHẦN 5. KẾT LUẬN,TỒN TẠI ,KIẾN NGHỊ ............................................ 44
5.1. Kết luận ................................................................................................... 44
5.1.1.Trạng thái rừng IIB ................................................................................ 44
5.1.2. Trạng thái rừng IIIA1 ............................................................................ 45
5.1.3. Kết luận chung ...................................................................................... 45
5.2. Tồn tại ..................................................................................................... 45
5.3. Kiến nghị ................................................................................................. 46


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay sự nóng lên của khi hậu trái đất đã trở lên rõ ràng với những
bằng chứng nhƣ nhiệt độ không khí, nhiệt độ nƣớc biển tăng lên, băng và
tuyết tan nhanh ở nhiều khu vực dẫn đến sự dâng lên của mực nƣớc biển trung
bình. Nguyên nhân gây lên hiện tƣợng nóng lên toàn cầu là do sự tăng lên của

nồng độ các khí CO2 ,CH4 ,N2O ,HFCs,PFCS (KNK) trong đó CO2 đƣợc coi
là nguyên nhân chính,nguồn phát thải KNK chủ yếu từ các hoạt động của con
ngƣời (sản xuất công nghiệp, hóa chất, sử dụng phân bón, cháy rừng ,khai
thác khoáng sản…)
Nhằm hạn chế sự gia tăng KNK và sự ấm lên của trái đất. Công ƣớc
của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu đã đƣợc soạn thảo và thông qua tại
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trƣờng và Phát triển năm 1992, và có hiệu
lực từ 3/1994. Tính đến tháng 4/2004 đã có 188 quốc gia phê chuẩn công ƣớc
này, để thực hiện công ƣớc này, Nghị định thƣ Kyoto đã đƣợc soạn thảo và
thông qua năm 1997, Nghị định này là cơ sở pháp lý cho việc thực hiên cắt
giảm KNK thông qua các cơ chế khác nhau, trong đó có cơ chế phát triển
sạch (CDM – Clean Development Mechanism).Một trong nhƣng hoạt động
của cơ chế này là trồng rừng và tái trồng rừng. Yêu cầu nghiêm ngặt trong các
dự án trồng rừng theo CDM là phải xác định đƣợc đƣờng các bon cơ sở (trữ
lƣợng các bon trƣớc khi trồng rừng) nhằm đƣa ra các cơ sở khoa học để
chứng minh đƣợc “lƣợng tăng thêm” trữ lƣợng các bon từ các dự án trồng
rừng AR CDM. Do vậy việc nghiên cứu trữ lƣợng các bon, xác đinh đƣờng
các bon cơ sở là cơ sở khoa học trong việc thiết kế, triển khai các dự án AR
CDM ở Việt Nam.


2

Xuất phát từ những vấn đề đó, cùng với sự nhất trí của trƣờng Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, tôi đã thực hiện
khóa luận: “Xác định lượng các bon tích lũy trên mặt đất của trạng thái
rừng IIB và IIIA1 tại Xã Nghinh Tường thuộc khu Bảo tồn thiên Nhiên
Thần Sa-Phượng Hoàng”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định đƣợc tổng trữ lƣợng các bon tích lũy trên mặt đất trong trạng

thái rừng tự nhiên IIB và IIIA1.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
-Xác định sinh khối của trạng thái rừng tự nhiên IIB và IIIA1.
-Xác định đƣợc trữ lƣợng các bon tích lũy trên mặt đất tại hai trạng thái
rừng tự nhiên IIB và IIA1 tại Xã Nghinh Tƣờng.
-Tính toán đƣợc tổng lƣợng các bon tích lũy trong hai trạng thái rừng tự
nhiên IIB và IIIA1 trên địa bàn xã Nghinh Tƣờng.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
-Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Qua quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài sẽ củng cố cho sinh viên
những kiến thức đã học trên lớp, áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn,
giúp sinh viên làm quen dần với công việc sau khi tốt nghiệp.Sau khi hoàn
thành đề tài sinh viên có thể học đƣợc các phƣơng pháp, kĩ năng trong việc
lập kế hoạch, viết báo cáo, phân tích vấn đề, số liệu.
-Ý nghĩa trong sản xuất thực tiễn.
Nghiên cứu đề tài sẽ đánh giá đƣợc vai trò của rừng nói chung, và
trạng thái IIB, IIIA1 nói riêng trong việc hấp thụ CO2 nhằm góp phần nâng cao ý
thức của ngƣời dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng và môi trƣờng sinh thái.
Nghiên cứu đề tài giúp xác định lƣợng các bon tích lũy, làm cơ sở cho
việc thu phí và chi trả dịch vụ môi trƣờng.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Thực vật hấp thụ CO2 trong quá trình quang hợp và chuyển thành
những hợp chất hữu cơ (đƣờng, lipit, protein).Trong sinh vật sản xuất (thực
vât) các hợp chất này là thức ăn cho sinh vật tiêu thụ. Cuối cùng xác bã thực

vật, sản phẩm bài tiết sinh vật, phân hủy, chúng ta thấy trong môi trƣờng
cacbon là chất vô cơ ( khí ). Nhƣng đƣợc quần xã sinh vật sử dụng thành chất
hữu cơ một phần làm thức ăn cho sinh vật tiêu thụ, phần lớn đƣợc tích lũy ở
dạng sinh khối thực (trong các bộ phận của cây: thân, cành, lá).
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới
Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ phá rừng và suy thoái rừng
(REDD) ở các nƣớc đang phát triển là sáng kiến toàn cầu đã đƣợc Hội nghị
các nƣớc thành viên lần thứ 13 (COP13) của Công ƣớc khung Liên Hiệp
Quốc về biến đổi khi hậu (UNFCCC) và Nghị định thƣ Kyoto thông qua tai
Ba-Li (indonesia) năm 2007. Hàng năm, lƣợng khí thải từ phá rừng và suy
thoái rừng ở các nƣớc đang phát triển chiếm khoảng 20% so với tổng lƣợng
phát thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu, vì thế sáng kiến REDD đƣợc
hình thành ý tƣởng giản đơn ban đầu là chi trả tiền cho các nƣớc đang phát
triển làm giảm thải khí CO2 từ nghành Lâm Nghiệp.Một vấn đề đặt ra là phải
lƣợng hóa đƣợc các bon cơ sở hiện đang đƣợc lƣu trữ trong các cánh rừng.
Nghiên cứu sự biến động các bon sau khi khai thác rừng một số nhà
khoa học đã cho rằng:
Lƣợng sinh khối và các bon của của rừng nhiệt đới Châu Á bị giảm
khoảng 22- 67% sau khai thác.Tại Philippines, ngay sau khi khai thác lƣợng
các bon bị mất là 50% so với rừng thành thục trƣớc khai thác ở Indonesia là


4

38-75%.Phƣơng thức khai thác cũng ảnh hƣởng rõ rệt đến lƣợng các bon tích
lũy.Bằng việc áp dụng phƣơng thức khai thác giảm thiểu (RIL) tác động ở
Sabah (Malaysia) sau khai thác một năm, lƣợng sinh khối đã đạt 44 - 67% so
với trƣớc khai thác.Lƣợng carbon trong lâm phần sau khai thác theo RIL cao
hơn lâm phần khai thác theo phƣơng thức thông thƣờng đến 88 tấn/ha (dẫn

theo Phạm Xuân Hoàn (2005) [3].
Các bể chứa cacbon chính trong các hệ sinh thái rừng nhiệt đới là sinh
khối sống của cây cối, thực vật dƣới tán và khối lƣợng vật liệu chết,

vật rơi

rụng, mảnh vụn gỗ và các chất hữu cơ trong đất.Các bon đƣợc lƣu trữ trong
sinh khối sống trên mặt đất của cây thƣơng là các bể chứa lớn nhất và bị ảnh
hƣởng trực tiếp nhất bởi nạn phá rừng và suy thoái [11].
Rừng cô lập lƣu trữ các bon nhiều hơn bất cứ trạng thái nào trên trái đất
khác, và là “phanh” tự nhiên quan trọng đối với biến đổi khí hậu.Khi rừng bị
chặt phá hoặc suy thoái, lƣu trữ các bon của chúng đƣợc giải phóng vào khí
quyển (CO2).Nạn phá rừng nhiệt đới ƣớc tính đã phát thải 1-2 tỷ tấn CO2 mỗi
năm trong những năm 1990 [7], [8], [10].
Ƣớc tính phát thải khí CO2 từ nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng
chiếm hơn 20% phát thải toàn cầu (IPCC, 2007).UNFCCC đang thảo luận về
các sáng kiến nhằm kiểm soát vấn đề này, một trong những giải pháp đó là
giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng ở các nƣớc đang
phát triển (REDD).Khi sáng kiến này đƣợc áp dụng, sẽ đòi hỏi một hệ thống
giám sát cacbon rừng ở mọi quy mô.Điều này đã thu hút sự quan tâm nghiên
cứu về các phƣơng pháp đo đếm và giám sát cacbon rừng của các nhà khoa học.
Nghiên cứu của N.Joyotee Smith và Sara J.Scherr (2002).Đánh giá trữ
lƣợng carbon tích lũy trong các kiểu rừng nhiệt đới và trong các loại hình sử
dụng đất ở Brazil, Indonesia và Cameroon.Kết quả nghiên cứu cho thấy lƣợng


5

carbon lƣu trữ trong thực vật giảm dần từ kiểu rừng nguyên sinh đến rừng
phục hồi sau nƣơng rẫy và giảm mạnh đối với các loại đất nông nghiệp [9].

Nghiên cứu của A.baccini và cộng sự (2008) về “Lập bản đồ cacbon
rừng nhiệt đới: quy mô từ địa phƣơng tới quốc gia” đã sử dụng phƣơng pháp
điều tra thực địa kết hợp với giải đoán ảnh viễn thám để điều tra diện tích
rừng, xây dựng bản đồ trữ lƣợng sinh khối và trữ lƣợng cacbon rừng, kết quả
cho thấy khối lƣợng sinh khối dao động từ 50 t/ha (tƣơng đƣơng 25tC/ha) tới
360 t/ha [6].
Các nghiên cứu có thể dựa theo phƣơng pháp điều tra rừng truyền
thống để tính sinh khối rừng và trữ lƣợng cacbon rừng, thƣờng đƣợc thực hiện
ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Tanzania, Ấn Độ, Nepan… hoặc kết hợp với
các phƣơng pháp điều tra hiện đại nhƣ sử dụng ảnh vệ tinh Landsatr, Spot
3, Spot 5 để điều tra.
2.2.2. Tình Hình Nghiên cứu trong nước
Hệ sinh thái trên cạn đóng một vai trò quan trọng trong chu trình các
bon toàn cầu. Rừng nhiệt đới ở Việt Nam liên tục thay đổi do hệ quả của việc
khai thác rừng và chuyển đổi sang loại hình sử dụng đất khác.Bởi kết quả của
những thay đổi này những nghiên cứu về tích lũy các bon của các hệ sinh thái
rừng ở Việt Nam đã đƣợc tiến hành trong vài năm qua.
Những nghiên tổng hợp về giá trị tích lũy các bon của rừng tự nhiên
trên phạm vi toàn quốc với các trạng thái (1) rừng giàu, (2) rừng trung bình,
(3) rừng nghèo, (4) rừng phục hồi lần lƣợt nằm trong khoảng : (1) 123.77206.23(tấn C/ha), (2)100.10-155.49 (tấn C/ha), (3) 84.61-123.88 (tấn C/ha),
(4) 66-106.2 (tấn C/ha) [4].
Những nghiên cứu xác đinh lƣợng các bon tích lũy trong các trạng thái
cỏ và cây bụi tại Thừa Thiên Huế, giá trị lần lƣợt đạt mức 7.60-25.9 (tấn
C/ha); 14.97(tấn C/ha) [5].


6

Ở các phƣơng thức nông lâm kết hợp tại vùng đêm Vƣờn quốc gia Tam
Đảo, khả năng tích lũy các bon tại các phƣơng thức Vải+Bạch Đàn; Vải+Keo;

Vải+Thông lần lƣợt đạt 16.07 (tấn C/ha), 21.84 (tấn C/ha), 20.81 (tấn C/ha) [2].
Đánh giá nhanh lƣợng các bon tích lũy trên mặt đất của một sô trạng
thái thảm thực vật tại Thái Nguyên, kết quả cho thấy: trạng thái thảm cỏ,
trảng cây bụi và cây bui xen cây gỗ tái sinh lƣợng các bon tích lũy đạt 1.7813.67(tân C/ha), rừng trồng đạt 13.52-53.25 (tấn C/ha), rừng phục hồi tự
nhiên đạt 19.08 -35.27 (tấn C/ha) [1].
Việc nghiên cứu khả năng hấp thụ cacbon rừng tại Việt Nam là một
lĩnh vực mới nhƣng đã thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà khoa học trong
và ngoài nƣớc. Đây là cơ sở cho việc thực hiện PFES tại Việt Nam.


7

2.3.

Tổng quan về khu vực nghiên cứu

2.3.1. Điều kiện tự nhiên

Hình2.1. Vị trí địa lí xa Nghinh Tường huyện Võ Nhai
Qua hình 2.1 có thể nhận thấy đƣợc vị trí địa lí xã Nghinh Tƣờng.
Nghinh Tƣờng là xã vùng cao thuộc huyện Võ Nhai, cách trục đƣờng
Quốc lộ Quốc lộ 1B 30 Km và cách trung tâm huyện Võ Nhai 60 Km về phía Đông.
-Phía Đông giáp xã Tân Tri, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
-Phía Tây giáp xã Sảng Mộc, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên


8

-Phía Nam giáp xã Vũ Chấn, xã Phú Thƣợng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên.

-Phía Bắc giáp xã Tân Hòa, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn và xã Liêm
Thủy, huyện Na Rì ,tỉnh Bắc Kạn.
Xã có diện tích tự nhiên là 84,296km2, dân số 3.082 nhân khẩu, mật độ
nhân khẩu là27,351 ngƣời/km2 đƣợc chia thành 12 xóm.Là vị trí cửa ngõ giao
thông của 6 xã phía Bắc, có vai trò khá quan trọng để góp phần thúc đẩy của
xã cũng nhƣ các xã trong khu vực.
2.3.1.1. Địa hình
Nghinh Tƣờng một xã vùng cao huyện Võ Nhai, địa hình tƣơng đối đa
dạng và núi đá vôi chạy dọc theo chiều dài của xã. Địa hình bị chia cắt bởi hệ
thống khe suối quanh co uốn khúc bắt nguồn từ phái Bắc chảy về.
2.3.1.2. Khí hậu
Nghinh Tƣờng nằm trong tiểu vùng I thuộc vùng núi huyện Võ Nhai
mang đặc điểm vùng núi Bắc Bộ, chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Nhiệt độ trung bình về mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
khoản 20⁰C, khoảng thời điểm lạnh nhất là tháng 1,2 có nhiệt độ khoảng 8⁰ 13⁰C, đặc biệt có thời điểm rét đậm, rét hại nhiệt độ có thể giảm xuống đến
3⁰C. Từ tháng 4 đến tháng 10 có nhiệt độ trung bình khoảng 20⁰C, tháng 6,7
nhiệt độ trung bình là 28 - 29⁰C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm ở mức
1555mm, phân bố đồng đều đƣợc chia thành 2 mùa:
+ Mùa mƣa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 88,5% tổng lƣợng
mƣa cả năm.
+ Mùa mƣa ít: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ chiếm 11,5% tổng
lƣợng mƣa cả năm.
Chế độ gió: Chịu ảnh hƣởng chính của 2 loại gió mùa Đông Bắc vào
mùa Đông và gió Nam vào các mùa còn lại.


9

2.3.1.3. Thủy văn
- Về thủy văn sông ngòi: Địa bàn xã bị chia cắt bởi hệ thống các khe

suối quanh co, uốn khúc đƣợc bắt nguồn từ các dãy núi và từ thƣợng nguồn
phái bắc về, có đặc điểm là cặn về mùa Đông và nhiều nƣớc vào mùa Hè,
nhƣng do địa hình đồi núi dốc nên dễ xảy ra lũ quét nhanh với cƣờng độ
mạnh, lại thiếu nƣớc tƣới vào mùa khô.
2.3.1.4. Địa chất thổ nhưỡng
Địa hình của xã tƣơng đối phức tạp chủ yếu là đồi núi với độ dốc lớn và
núi đá vôi.
Diện tích đất canh tác chiếm tỷ lệ không nhiều so với tổng diện tích đất
tự nhiên, chủ yếu nằm rải rác trong các thung lũng hẹp là yếu tố ảnh hƣởng
không tốt tới hoạt động sản xuất, sinh hoạt cung nhƣ hoat động giao thông,
thƣơng mại và dịch vụ... Do đó trong những năm gần đây chính quyền xã đã
chú trọng việc sử dụng đất hợp lý để khắc phục những khó khăn đó.
2.3.1.5. Rừng và thực vật
Là một xã có cấu trúc địa hình là đồi núi cộng với khí hậu nhiệt đới gió
mùa, độ ẩm cao. Lƣợng mƣa nhiều nên thuận lợi cho việc phát triển nông lâm
nghiệp. Hiện nay trên địa bàn xã có 8233 ha là đất rừng chiếm 93% tổng diện
tích đất tự nhiên với độ che phủ là 94%.
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.2.1. Về kinh tế
Là một xã miền núi ,kinh tế trƣớc đây chủ yếu phụ thuộc vào nông
nghiệp, các nghành tiểu thủ công ngiệp, và hầu nhƣ chƣa có sản xuất hàng
hóa, chủ yêu phát triển theo hƣớng tự cung tự cấp. Đƣợc sự quan tâm của
Đảng và nhà nƣớc đầu tƣ các chƣơng trình, dự án đã dần đƣa nền kinh tế của
xã ngày càng phát triển, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện.


10

Là xã vùng cao của Huyện, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, trình
độ dân trí không đồng đều, việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn

nhiều hạn chế dẫn đến việc sử dụng đất chƣa đem lại hiệu quả cao.
Cơ cấu kinh tế hiện nay đang chuyển dịch dần về phát triển công nghiệp và
dịch vụ.
2.3.2.2. Về giao thông
Là xã nằm ở phía Bắc của huyện, nhƣng do địa bàn co nhiều đồi núi
cho lên vấn đề giao thông, đi lại còn nhiều khó khăn. Đƣợc sự đầu tƣ của
UBND huyện và các cấp các nghành đến nay xã đã có 12/12 xóm có đƣờng ô
tô đến trung tâm xóm.
2.3.3.3. Hệ thống Thủy lợi
Do đặc thù địa hình đồi núi, diện tích canh tác đất nông nghiệp không
tâp trung lên việc đầu tƣ và khai thác các công trình thủy lợi còn nhiều khó
khăn. Hiện tại nguồn nƣớc đƣợc dùng để phục vụ sản xuất của xã chủ yếu từ
các nguồn:
- Hệ thống thủy lợi do nhà nƣớc đầu tƣ : 1700m kênh mƣơng, ống dẫn nƣớc
- Hệ thống thủy lợi do nhân dân tự làm: bao gồm các đập nhỏ do dân tự
xây dựng mang tính thủ công, tính bền vững thấp.
- Còn lại là số diện tích canh tác không chủ động đƣợc nguồn nƣớc
tƣới mà phụ thuộc vào tự nhiên hoặc phải dùng đến các loại máy bơm công
xuất nhỏ lên gặp nhiều khó khăn trong sản xuất.
2.3.3.4. Về y tế và giáo dục
Mặc dù điều kiện cơ sở vạt chất còn nhiều khó khăn. Nhƣng công tác
giáo dục luôn luôn đƣợc quan tâm và từng bƣớc nâng cao về chất lƣợng giảng
dạy và học tập. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trƣờng đạt 100%; tỷ lệ học
sinh cuối cấp bậc Tiểu học và Trung học cơ sở hàng năm đều đạt 100%. Tỷ lệ


11

học sinh khá, giỏi ở các cấp học ngày càng tăng. Công tác khuyến học đƣợc
chú trọng và phát huy hiệu quả tích cực.

Toàn xã có một trạm y tế xã. Hiện tại cơ sở vật chất của trạm Y tế xã
vẫn còn nhiều thiếu thốn, nhƣng nhờ có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
huyện, các ban nghành cùng với sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ lên
chất lƣợng khám chữa bệnh ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao. Bình quân
mỗi năm Trạm Y tế xã khám và điều trị cho khoảng 5000-6000 lƣợt ngƣời.
2.3.3.5. An ninh quốc phòng
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn đƣợc
đảm bảo. Lực lƣợng Công an xã, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, chủ động,
tích cực trong công tác. Lực lƣợng Dân quân, và dự bị động viên hàng năm
đều đƣợc huấn luyện đảm bảo chất lƣợng sẵn sàng nhiệm vụ khi đƣợc yêu
cầu. Công tác khám nghĩa vụ hàng năm đầu đặt chỉ tiêu cấp trên giao.
2.3.3. Đánh giá chung
*Thuận lợi:
Nghinh Tƣờng luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, các cấp các ngành từ trung
ƣơng đến địa phƣơng quan tâm chú ý công tác xóa đói giảm nghèo nhƣ: Đầu
tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo một cách
đồng bộ, đa dạng và có chất lƣợng do đó tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều đƣợc
giảm và mang tính bền vững. Ngoài ra Nghinh Tƣờng còn có một số mặt
thuận lợi về điều kiện tự nhiên giúp ngƣời dân có thể phát triển về khinh tế
Nông – Lâm nghiệp, từng bƣớc phát triển dịch vụ và ngành nghề để nâng cao
đời sống kinh tế xã hội góp phần nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo.
*Khó khăn
Nghinh Tƣờng là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn, thành phần các
dân tộc đa dạng, trình độ dân tri trong xã nhìn chung còn thấp và không đồng
đều, vì vậy con gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao tốc độ phát triển kinh


12

tế và hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, viêc thực hiện các chính sách xóa

đói giảm nghèo, việc thực hiên chính sách xóa đói giảm nghèo cần phải đƣợc
thực hiện đồng bộ chính xác hơn nữa để tăng cƣờng hiểu quả của việc đầu tƣ
các dự án, chính sách xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho nhân dân.
Các loại hình dịch vụ thƣơng mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn
mang tính nhỏ lẻ, kém phát triển, do đó phần nào làm ảnh hƣởng tới nguồn
thu ngân sách trên địa bàn.


13

Phần 3
ĐỐI TƢỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu: trạng thái rừng tự nhiên IIB và IIIA1 tại xã
Nghinh Tƣờng thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phƣợng Hoàng
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
Giới hạn đề tài: xác định khả năng tích lũy các bon phần trên mặt đất
của hai trạng thái rừng tự nhiên IIB và IIIA1.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
Địa điểm: xã Nghinh Tƣờng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Thời gian: 2 tháng (từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2016)
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định diện tích các trạng thái rừng tự nhiên, đánh giá cấu trúc, chỉ
số quan trọng hai trạng thái rừng tự nhiên IIB và IIIA1 tại xã Nghinh Tƣờng,
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định sinh khối phần trên mặt đất của của hai trạng thái rừng tự
nhiên IIB và IIIA1.
- Xác định lƣợng các bon tích lũy trên mặt đất của hai trạng thái rừng tự
nhiên IIB và IIIA1.
- Xác định tổng lƣợng các bon tích lũy trên toàn bộ diện tích hai trạng

thái rừng tự nhiên IIB và IIIA1.
- Tìm hiểu các nguy cơ đe dọa suy giảm trữ lƣợng các bon.
- Đề xuất các biện pháp quản lí.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa
Chuyên đề có kế thừa một số tài liệu:


14

- Tƣ liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, đất đai, địa hình tài
nguyên rừng của UBND xã Nghinh Tƣờng.
- Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến chuyên đề
3.4.2. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn
Phƣơng pháp thực hiện dựa trên bản đồ quy hoạch trạng thái 3 loại
rừng, để xác định vị trí ô mẫu dựa trên số liệu điều tra tại địa phƣơng tiến
hành xác định ô tiêu chuẩn.
3.4.2.1. Số lượng và vị trí các ô mẫu
Trên thực địa và điều kiện thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, nên số lƣợng
vị trí các ô tiêu chuẩn có hạn chế. Trên cơ sở đảm bảo về tổng quan trạng thái
nghiên cứu. Số lƣợng các ô mẫu nghiên cứu dựa theo phần trăm diện tích
nhƣng với điều kiện còn nhiều hạn chế, và thời gian thực hiện không cho
phép nên số lƣợng ô mẫu đƣợc giới hạn là 6 OTC. Vị trí các ô mẫu đƣợc xác
định theo trạng thái rừng và trên các vị trí chấn sƣờn đỉnh khác nhau.
3.4.2.2. Hình dạng kích thước ô mẫu
Ô đo đếm đƣợc thiết lập theo cách tiếp cận hệ thống đo đếm „‟ lồng
nhau‟‟ , diện tích ô tiêu chuẩn là 2000 m2, ô tiêu chuẩn đƣợc thiết lập dạng ô
tiêu chuẩn vệ tinh với 4 ô thứ cấp ( 20x25m) theo Zoehrer (1980) có cải tiền
(Hình 3.1)


20m

25m


15

Ô chính

Ô thay thế
Hình 3.1. Bố trí ô tiêu chuẩn vệ tinh
Trong ô thứ cấp đầu tiên thiết lập ô cấp 1 với diện tích 10x20m 200m2
để đo đếm cây gỗ, cây bụi và thảm mục đƣợc đo đếm tại các ô dạng bản nhỏ
hơn ( Hình 3.2)

Hình 3.2 Sơ đồ bố trí các ô đo đếm
Ô thứ cấp đƣợc đặt theo các hƣớng Đông, Tây, Nam, Bắc. Trong
trƣờng hợp đặt các ô chính này gặp địa hình không thuận lợi ( khe suối vách
đá), có thể thấy bằng các ô theo các hƣơng phụ (Ví dụ: có thể thay thế hƣớng
nam bằng Đông Nam và Tây Nam nếu gặp địa hình xấu).
3.4.2.3. Các bể chứa cacbon trên mặt đất cần đo đếm
- Các bể chứa các bon cần đo đếm bao gồm: Trong cây gỗ, trong cây
bụi- thảm tƣơi- lâm sản ngoài gỗ, trong thảm mục.


16

Phần trên mặt đát bao gồm:
Cây gỗ sống trên mặt đất: Nhân tố đo đếm là đƣờng kính ngang ngực
(Dbh) loài hoặc có thể thêm chiều cao đƣợc đo đếm đê ƣớc tính sinh khối của cây

gỗ trên mặt đất và cacbon trong cây thông qua các phƣơng trình tƣơng quan.
Cây bụi thảm tƣơi thực vật phi gỗ: Nhân tố đo đếm là khối lƣợng sinh
khối tƣơi và đƣợc lấy mẫu đem về phòng thí nghiệm phân tích tỉ lệ % khối
lƣợng khô.
Thảm mục: Nhân tố đo đếm là khối lƣợng thảm mục và đƣợc lấy mẫu
về phòng thí nghiệm phân tích tỷ lệ % khối lƣợng khô.
3.4.2.4. Đo đếm tại các ô tiêu chuẩn
a. Đo đếm trữ lƣợng tầng cây gỗ trong ô tiêu chuẩn
Mật độ: Mật độ cho biết số lƣợng cá thể trung bình của loài nghiên cứu
trên mỗi ô tiêu chuẩn đƣợc tính theo công thức sau đây:
N = x 10000 (Cây/ha) (3.1)
Trong đó:
- n : Tổng số cá thể của loài trong các OTC
- S : Tổng diện các OTC (ha)
Diện tích tiết diện thân: Là đặc điểm quan trọng để xác định ƣu thế loài,
nó cho biết diện tích mặt đất thực tế mà các cá thế chiếm để sinh trƣởng, phát
triển trên một hiện tƣợng cụ thể (Honson và Chủchbill 1961, Rátogi, 1999
Sharma 2003).
Trong đó:

2

Với Di là đƣờng kính 1.3m của cây thứ i; S là số loài trong quần hợp
Xác định trữ lƣợng theo công thức sau:
M=

(3.3)



×