Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm học và phân bố tự nhiên cây xoan đào (pygeum arboreum endl) tại xã phú xuyên huyện đại từ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------o0o----------

NGUYỄN VĂN TUẤN
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ PHÂN BỐ TỰ NHIÊN
CÂY XOAN ĐÀO (Pygeum arboreum Endl) TẠI XÃ PHÚ XUYÊN
HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------o0o----------

NGUYỄN VĂN TUẤN
Tên đề tài:


“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ PHÂN BỐ TỰ NHIÊN
CÂY XOAN ĐÀO (Pygeum arboreum Endl) TẠI XÃ PHÚ XUYÊN
HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá học
Giáo viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: K43: LN
: Lâm nghiệp
: 2012 - 2016
: TS. NGUYỄN CÔNG HOAN

Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
Em. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kí nghiên
cứu khoa học nào.

Thái Nguyên, tháng 05 năm 2016
Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn

TS. Nguyễn Công Hoan

Ngƣời viết cam đoan

Nguyễn Văn Tuấn

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót
sau khi hội đồng chấm yêu cầu.
(ký, ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến
ban giám hiệu nhà trường cùng quý thầy cô đang công tác, giảng dậy tại Khoa
Lâm Nghiệp trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên đã cho em cơ hội, tạo điều
kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp cùng những
nhiệm vụ nhà trường đề ra trong suốt thời gian theo học tại mái trường ĐH
Nông Lâm Thái Nguyên.
Đặc biệt em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy TS.
Đỗ Hoàng Chung và TS. Nguyễn Công Hoan dù trong thời gian vừa qua
thầy rất bận với những công việc của trường giao phó nhưng thầy vẫn luôn
dành thời gian chỉ bảo, hướng dẫn, tận tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành
bài khóa luận tốt nghiệp một cách xuất sắc nhất.
Tiếp theo em xin phép được gửi lời cảm ơn đến đội ngũ các bác, các

anh đang công tác tại UBND xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, Trạm kiểm lâm
Phú Xuyên và các bác người dân quanh khu vực em làm nghiên cứu đã tận
tình chỉ bảo, tạo những điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành bài khóa
luận tốt nghiệp.
Do là lần đầu làm một bài khóa luận tốt nghiệp nên vẫn còn nhiều thiếu
sót em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các
bạn sinh viên để bài khóa luận của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn..!
Thái Nguyên, Ngày 08 Tháng 06 năm 2016
Sinh Viên

NGUYỄN VĂN TUẤN


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Phú Xuyên năm 2012 ...................... 15
Bảng 3.1. Ký hiệu độ nhiều (độ dầy rậm) thảm tươi ...................................... 28
Bảng 4.1. Các pha vật hậu của loài Xoan đào tại Phú Xuyên. ....................... 36
Bảng 4.2. Đặc điểm đất tại nơi Xoan đào phân bố ......................................... 39
Bảng 4.3. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ......................................................... 40
Bảng 4.4. Chiều cao của Lâm phần và Xoan đào tại khu vực nghiên cứu ..... 43
Bảng 4.5. Mật độ tầng cây cao và mật độ Xoan đào ...................................... 45
Bảng 4.6. Đánh giá chỉ số da dạng sinh học theo độ cao ................................ 46
Bảng 4.7. Cấu trúc tổ thành, mật độ tầng cây tái sinh .................................... 47
Bảng 4.8. Mật độ cây tái sinh Xoan đào trong các trạng thái ......................... 48
Bảng 4.9. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao của Lâm phần và
Xoan đào ....................................................................................... 49
Bảng 4.10. Số lượng và tỷ lệ cây tái sinh theo nguồn gốc .............................. 50

Bảng 4.11. Nguồn gốc chất lượng và tỉ lệ cây tái sinh triển vọng .................. 52
Bảng 4.12. Chất lượng cây tái sinh toàn Lâm phần và Xoan đào ................... 53
Bảng 4.13. Phân bố tần suất cây tái sinh của Xoan đào tại 3 vị trí: ................ 54


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Hình thái thân cây Xoan đào tại Phú Xuyên ................................... 33
Hình 4.2: Hình thái lá cây Xoan đào tại xã Phú Xuyên .................................. 34
Hình 4.3: Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao của Lâm phần và
Xoan đào .......................................................................................... 50
Hình 4.4: Tỷ lệ cây tái sinh theo nguồn gốc ................................................... 51
Hình 4.5: Chất lượng và tỉ lệ cây tái sinh triển vọng Lâm phần và Xoan đào ...... 52
Hình 4.6: Chất lượng cây tái sinh toàn Lâm phần và Xoan đào ..................... 53


v

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

TT

Nghĩa đầy đủ

Viết tắt

1

D1.3


Đường kính ngang ngực

2

TT

Thứ tự

3

Ha

Hecta

4

Hvn

Chiều cao vút ngọn

5

N

Số cây

6

ODB


Ô dạng bản

7

OTC

Ô tiêu chuẩn

8

T

Tốt

9

TB

Trung bình

10

X

Xấu

11

UBND


Uỷ ban nhân dân

12

GTVT

Giao thông vận tải


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT......................................... v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất....................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
2.1. Trên Thế giới .............................................................................................. 5
2.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ................................................................... 5
2.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng .................................................................... 6

2.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 7
2.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ................................................................... 7
2.2.2. Những nghiên cứu về tái sinh rừng ......................................................... 9
2.3. Những nghiên cứu về cây Xoan đào ........................................................ 11
2.3.1. Trên thế giới .......................................................................................... 11
2.3.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 12
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 13
2.4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên............................................................. 13
2.4.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính ........................................................ 13


vii

2.4.1.2. Diện tích tự nhiên ............................................................................... 14
2.4.1.3. Đặc điểm địa hình, khí hậu ................................................................ 14
2.4.2. Tài nguyên ............................................................................................. 14
2.4.2.1. Đất đai ................................................................................................ 14
2.4.2.2. Tài nguyên Rừng ................................................................................ 16
2.4.2.3. Tài nguyên nước................................................................................. 16
2.4.2.4. Đánh giá chung .................................................................................. 16
2.4.3. Dân cư nguồn lực lao động ................................................................... 16
2.4.4. Đánh giá tiềm năng của xã .................................................................... 18
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây xoan đào trong tự nhiên................. 21
3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố loài cây xoan đào tại Khu
vực phân bố ..................................................................................................... 21
3.3.3. Đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây cao có cây xoan đào phân bố ..... 21

3.3.4. Đặc điểm cấu trúc tầng tái sinh ............................................................. 22
3.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh ...................................................... 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.4.1. Phương pháp luận.................................................................................. 22
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 22
3.4.2.1. Tính kế thừa ....................................................................................... 22
3.4.2.2. Thu thập số liệu .................................................................................. 23
3.4.3. Xử lý số liệu .......................................................................................... 24
3.4.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng.............................. 24
3.4.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng ............................... 28
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 31


viii

4.1. Phân loại trạng thái rừng có cây Xoan đào phân bố tại xã Phú Xuyên ... 31
4.1.1. Đặc điểm hình thái, thân, cành, lá cây Xoan Đào ................................. 32
4.1.1.1. Đặc điểm hình thái thân, cành cây Xoan Đào .................................... 32
4.1.1.2. Đặc điểm hình thái lá cây Xoan đào: ................................................. 33
4.1.2. Đặc điểm hình thái hoa, quả cây Xoan đào .......................................... 34
4.1.3. Đặc điểm vật hậu cây Xoan đào............................................................ 35
4.2. Đặc điểm sinh thái và phân bố cây Xoan đào tại xã Phú Xuyên ............. 37
4.2.1. Điều kiện khí hậu nơi Xoan Đào phân bố ............................................. 37
4.2.2. Đặc điểm đất nơi Xoan Đào phân bố .................................................... 38
4.3. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao ............................................................... 39
4.3.1. Cấu trúc tổ thành rừng........................................................................... 39
4.3.2. Cấu trúc tầng thứ ................................................................................... 43
4.3.3. Cấu trúc mật độ toàn rừng và mật độ Xoan đào ................................... 45
4.3.4. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học.......................................................... 46
4.4. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh ...................................... 46

4.4.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh ........................................................ 46
4.4.2. Mật độ cây tái sinh của loài Xoan đào .................................................. 48
4.4.3. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao ........................................... 49
4.4.4. Số lượng cây tái sinh theo nguồn gốc ................................................... 50
4.4.5. Phân bố tần suất cây tái sinh của Xoan đào .......................................... 53
Phần 5: KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................... 55
5.1. Kết luận .................................................................................................... 55
5.2. Tồn Tại ..................................................................................................... 57
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiếng Việt
2. Tiếng nước ngoài
PHỤ LỤC


1

Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây rừng nguồn tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho chúng
ta tuy vậy tài nguyên rừng không phải là vô tận. Cây rừng được coi là lá phổi
xanh của trái đất, chúng cung cấp oxy điều hòa khí hậu đem lại nguồn sống
cho con người và nhiều loài sinh vật sống trên hành tinh chúng ta. Ngoài ra
cây rừng còn hấp thụ một lượng lớn khí CO2 ngoài khí quyển và khí thải được
thải ra từ các nhà máy, các khu công nghiệp giúp giảm phần lớn các tác nhân
gây hiệu ứng nhà kính.
Hiện nay, dân số ngày càng tăng cao ở những nước phát triển và đang phát
triển khiến lượng oxi càng ngày bị mất đi do nhu cầu hô hấp của con người, lượng

khí CO2 được thải ra ngoài không khí với số lượng ngày càng tăng đưa ra những
thách thức lớn cho chúng ta về việc bảo vệ và phát triển rừng để cải thiện tình trạng
không khí. Ngoài ra cây rừng còn là nơi sinh sống của rất nhiều loài động vật hoang
dã, quý hiếm. Nhưng hiện nay nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm đó đang có
nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao. Phần nhiều do diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp,
con người tàn phá khiến môi trường sống của các loài động, thực vật mất đi dẫn tới
nguy cơ tuyệt chủng cao. Do đó rừng không chỉ quan trọng với con người mà với
động vật cây rừng cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng.
Theo số liệu thống kê, từ năm 1945 tổng diện tích rừng tự nhiên của
nước ta là 14 triệu ha, tương đương với độ che phủ là 43%, đến năm 1990
tổng diện tích rừng nước ta chỉ còn là 9,175 triệu ha, tương đương với độ che
phủ là 27,2%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất rừng là do chiến tranh, khai
thác bừa bãi, đốt nương làm rẫy. Từ khi Chính phủ có chỉ thị 286/TTg (năm
1996) cấm khai thác rừng tự nhiên, tốc độ phục hồi rừng đã trở nên khả quan


2

hơn. Năm 2003 tổng diện tích rừng nước đã là 12 triệu ha, tương đương với
và độ che phủ là 36,1%, trong đó rừng tự nhiên chiếm 10 triệu ha và rừng
trồng chiếm 2 triệu ha. Vì vậy để cải thiện thêm tài nguyên rừng ngay lúc
chúng ta phải chung tay, chung sức để bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên
vô giá này.
Nằm ở phía Tây bắc của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên xã Phú
Xuyên không có nhiều khu công nghiệp trọng điểm nhưng lại có có nguồn tài
nguyên phong phú đặc biệt là: Lâm sản ngoài gỗ… Những năm gần đây xã
Phú Xuyên đã được Đảng bộ và tỉnh Thái Nguyên quan tâm tới công tác
trồng, bảo vệ và phát triển rừng nên diện tích rừng của xã Phú Xuyên đã được
tăng lên đáng kể trong đó có rừng phục hồi sau khai thác. Để đánh giá được
giá trị thực của rừng phục hồi sau khai thác kiệt tại xã Phú Xuyên cần có một

đề tài nghiên cứu để nắm được hiện trạng rừng. Kết quả nghiên cứu đề tài
mang tính xác định được đặc điểm lâm học và phân bố tự nhiên cây Xoan đào
(Pygeum arboreum Endl) để từ đó đưa ra những biện pháp lâm sinh để phát
triển cây xoan đào tại xã Phú Xuyên.
Do vậy, để nắm bắt được hiện trạng thực tế về đặc điểm lâm và phân bố
tự nhiên cây xoan đào tại xã Phú Xuyên và được sự đồng ý của trường Đại
Học Nông Lâm em đã nghiên cứu đề tài về: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học và
phân bố tự nhiên cây xoan đào (Pygeum arboreum Endl) tại xã Phú Xuyên,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất
một số giải pháp nhằm phục hồi rừng một cách hiệu quả phục vụ cho công tác
nghiên cứu khoa học, bảo tồn tài nguyên, đa dạng sinh học và phát triển sản
xuất lâm nghiệp ở địa bàn nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Dựa vào kết quả nghiên cứu đánh giá được đặc điểm lâm học và phân
bố tự nhiên của cây xoan đào và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm đẩy


3

nhanh quá trình nghiên cứu phát triển cây xoan đào ở Xã Phú Xuyên, Huyện
Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên.
Áp dụng kiến thức đã được học trên nhà trường vào thực tiễn nghiên
cứu, có kinh nghiệm trong công việc tương lai.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra và phân tích được một số đặc điểm lâm học và phân bố tự
nhiên,cấu trúc tổ thành, mật độ của cây xoan đào tại xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển cây xoan đào ở khu
vực xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa của đề tài

1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp cho sinh viên củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học và vận dụng
vào thực tế sản xuất. Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong
nghiên cứu đề tài cụ thể. Học tập, hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật
được áp dụng trong thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu.
Tạo nền tảng kiến thức, kinh nghiệm cho sinh viên trong công việc
tương lai. Giúp sinh viên nắm được cấu trúc và phương pháp của một đề tài
nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu loài Xoan Đào (Pygeum arboreum Endl), làm cơ sở đề
xuất hướng bảo tồn và phát triển loài tại xã Phú Xuyên.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất
Việc nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khả năng sinh
trưởng và phát triển của cây xoan đào và có cơ sở đề ra những biện pháp lâm
sinh như khoanh nuôi phát triển cây xoan đào, làm giàu rừng để có thể tận
dụng được những khu rừng sinh trưởng phát triển tự nhiên mang lại hiệu quả


4

hơn cho cuộc sống của người dân cũng như việc cải tạo môi trường, tăng mức
độ đa dạng sinh học.
Việc nghiên cứu khoa học của sinh viên còn giúp các cán bộ địa
phương nắm bắt được hiện trạng rừng nới công tác một cách khách quan để
có biện pháp và hướng đi trong việc phục hồi và làm giàu rừng.


5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Trên Thế giới
2.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật
trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có
thể cùng sinh sống hoà thuận trong một khoảng không gian nhất định trong
một giai đoạn phát triển của rừng. Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là sự thể
hiện các mối quan hệ đấu tranh sinh tồn và thích ứng lẫn nhau giữa các thành
phần trong hệ sinh thái với nhau và với môi trường sinh thái. Cấu trúc rừng
bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi.
Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được
Richards, P. W. (1952), Baur, G. N. (1964), Odum, E. P. (1971)… tiến hành.
Những nghiên cứu này đã nêu lên quan điểm, các khái niệm và mô tả định
tính về tổ thành, dạng sống và tầng phiến của rừng.
Baur, G. N. (1964) [21] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái nói
chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng nói riêng, trong đó đi
sâu nghiên cứu cấu trúc rừng, các kiểu sử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho
rừng mưa tự nhiên. Từ đó tác giả đưa ra các nguyên lý tác động sử lý lâm sinh
cải thiện rừng.
Khác với xu hướng phân loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo chủ yếu
mô tả rừng ở trạng thái tĩnh. Trên cơ sở nghiên cứu rừng ở trạng thái động,
Melekhov đã nhấn mạnh sự biến đổi của rừng theo thời gian, đặc biệt là sự
biến đổi của tổ thành loài cây trong Lâm phần qua các giai đoạn khác nhau
trong quá trình phát sinh phát triển của rừng.


6

Việc định lượng các đặc điểm cấu trúc rừng đã được tác giả trên thế
giới sử dụng trong quá trình nghiên cứu các hệ sinh thái rừng tự nhiên, kể cả
các hệ sinh thái rừng tự nhiên vùng nhiệt đới (Weidelt 1968, Brun 1969, H.

Lamprecht 1969).
Phương pháp phân tích lâm sinh đã được Lamprecht, H. (1969) [23] mô
tả chi tiết. Các tác giả nghiên cứu rừng tự nhiên vùng nhiệt đới sau đó đã vận
dụng phương pháp này và mở rộng thêm những chỉ tiêu định lượng mới cho
phân tích cấu trúc rừng tự nhiên như Kammesheidt (1994) [22].
Tóm lại, trên thế giới các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc
rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú đa dạng, có nhiều
công trình nghiên cứu công phu đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng.
2.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng tự nhiên vô cùng phức tạp và còn ít
được quan tâm nghiên cứu. Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên
của rừng mưa chỉ tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều
kiện rừng ít nhiều đã bị biến đổi Van Steenis, J. (1965) [24] đã nghiên cứu hai
đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục
của các loài cây chịu bóng và tái sinh vệt của các loài cây ưu sáng.
Tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy được một số tác giả
nghiên cứu. Saldarriaga (1991) nghiên cứu tại rừng nhiệt đới ở Colombia và
Venezuela nhận xét: Sau khi bỏ hoá, số lượng loài thực vật tăng dần từ ban
đầu đến rừng thành thục. Thành phần của các loài cây trưởng thành phụ thuộc
vào tỷ lệ các loài nguyên thuỷ mà nó được sống sót từ thời gian đầu của quá
trình tái sinh, thời gian phục hồi khác nhau phụ thuộc vào mức độ, tần số canh
tác của khu vực đó (dẫn theo Phạm Hồng Ban, 2000) [1].
Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy


7

từ 1 - 20 năm ở vùng Tây Bắc Ấn Độ, Ramakrishnan (1981-1992) đã cho biết
chỉ số đa dạng loài rất thấp. Chỉ số loài ưu thế đạt đỉnh cao nhất ở pha đầu của
quá trình diễn thế và giảm dần theo thời gian bỏ hoá. Long Chun và cộng sự

(1993) đã nghiên cứu đa dạng thực vật ở hệ sinh thái nương rẫy tại
Xishuangbanna tỉnh Vân Nam, Trung Quốc nhận xét: tại Baka khi nương rẫy
bỏ hoá được 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 loài thực vật, bỏ hoá 19 năm thì có
60 họ, 134 chi, 167 loài. (dẫn theo Phạm Hồng Ban, 2000) [1].
Tóm lại, kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng
trên thế giới cho chúng ta những hiểu biết các phương pháp nghiên cứu, quy
luật tái sinh tự nhiên ở một số nơi. Đặc biệt, sự vận dụng các hiểu biết về quy
luật tái sinh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm quản lý
tài nguyên rừng một cách bền vững.
2.2. Ở Việt Nam
2.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Đã có nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả tập trung vào các đặc
điểm cấu trúc của các kiểu rừng tự nhiên, rừng trồng nhằm phục vụ cho việc
kinh doanh rừng lâu dài và ổn định, nhiều tác giả đã đi sâu vào mô phỏng các
cấu trúc rừng từ đơn giản đến phức tạp bằng các mô hình.
Trần Ngũ Phương (1970) [11], [12] đã đề cập tới một hệ thống phân
loại, trong đó rất chú ý tới việc nghiên cứu quy luật diễn thế rừng.
Thái Văn Trừng (1978) [18], [19] khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường
xanh mưa ẩm nhiệt đới nước ta đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng vượt tán, tầng
ưu thế sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết.
Nguyễn Anh Dũng (2000) [7] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm
cấu trúc tầng cây gỗ cho hai trạng thái rừng là IIA và IIIA1 ở lâm trường Sông
Đà - Hoà Bình.


8

Bùi Thế Đồi (2001) [8] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm
cấu trúc quần xã thực vật rừng trên núi đá vôi tại ba địa phương ở miền
Bắc Việt Nam.

Về nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng thì việc mô hình hoá cấu trúc
đường kính (D1.3) được nhiều người quan tâm nghiên cứu và biểu diễn chúng
theo các dạng hàm phân bố xác suất khác nhau, nổi bật là các công trình của
các tác giả như: Đồng Sĩ Hiền (1974) [9] dùng hàm Meyer và hệ đường cong
Poisson để nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đường kính cho rừng tự
nhiên làm cơ sở cho việc lập biểu độ thon cây đứng ở Việt Nam.
Trần Văn Con (1991) [4] đã áp dụng hàm Weibull để mô phỏng cấu
trúc đường kính cho rừng khộp ở Đăklăk.
Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [16], thống kê thành phần loài của
Vườn Quốc Gia Tam Đảo có khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 loài
cây có ích ở Tam Đảo thuộc 478 chi, 213 họ thuộc 3 ngành Dương xỉ, ngành
Hạt trần và ngành Hạt kín. Các loài này được xếp thành 8 nhóm có giá trị
khác nhau. Trong các loài trên có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần
được bảo tồn như: Hoàng thảo tam đảo (Dendrobium daoensis), Trà hoa dài
(Camellia longicaudata), Trà hoa vàng tam đảo (Camellia petelotii), Hoa tiên
(Asarum petelotii), Trọng lâu kim tiền (Paris delavayi).
Đặng Kim Vui (2002) [20], nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục
hồi sau nương rẫy để làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng
ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã kết luận đối với giai đoạn phục hồi từ
1 - 2 tuổi (hiện trạng là thảm cây bụi) thành phần thực vật 72 loài thuộc 36 họ
và họ Hoà thảo (Poaceae) có số lượng lớn nhất 10 loài, sau đó đến họ Thầu
dầu (Euphorbiaceae) 6 loài, họ Trinh nữ (Misaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae)
mỗi họ có 4 loài. Bốn họ có 3 loài là họ Long não (Lauraceae), họ Cam


9

(Rutaceae), họ Khúc khắc (Smilacaceae) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Ngoài ra, cấu trúc trạng thái thảm thực vật cây bụi này có số cá thể trong ô
tiêu chuẩn cao nhất nhưng lại có cấu trúc hình thái đơn giản, độ che phủ thấp

nhất 75-80%, chủ yếu tập trung vào các loài cây bụi.
Như vậy, có nhiều tác giả trong nước cũng như nước ngoài đều cho
rằng việc phân chia loại hình rừng ở Việt Nam là rất cần thiết đối với nghiên
cứu cũng như trong sản xuất. Nhưng tùy từng mục tiêu đề ra mà xây dựng các
phương pháp phân chia khác nhau nhưng đều nhằm mục đích làm rõ thêm
các đặc điểm của đối tượng cần quan tâm.
2.2.2. Những nghiên cứu về tái sinh rừng
Vấn đề tái sinh đã được Viện điều tra quy hoạch rừng tiến hành nghiên
cứu từ những năm 60 (thế kỷ XX) tại địa bàn một số tỉnh Quảng Ninh, Yên
Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh (Hương Sơn, Hương Khê), Quảng Bình.... các kết quả
nghiên cứu bước đầu đã được Nguyễn Vạn Thường (1991) [17] tổng kết và
kết luận về tình hình tái sinh tự nhiên của một số khu rừng miền Bắc Việt
Nam, hiện tượng tái sinh dưới tán rừng của các loài cây gỗ đã tiếp diễn liên
tục, không mang tính chất chu kỳ. Sự phân bố số cây tái sinh không đồng đều,
số cây mạ có h<20cm chiếm ưu thế rõ rệt so với lớp cây ở các cấp kích thước
khác. Những loài cây gỗ mềm, ưa sáng, mọc nhanh có khuynh hướng phát
triển mạnh và chiếm ưu thế trong lớp cây tái sinh. Những loài cây gỗ cứng
sinh trưởng chậm chiếm tỷ lệ thấp và phân bố tản mạn, thậm chí còn vắng
bóng trong thế hệ sau trong rừng tự nhiên.
Phùng Ngọc Lan (1984) [11],[12] khi bàn về vấn đề đảm bảo tái sinh
trong khai thác rừng đã nêu kết quả tra dặm hạt Lim xanh dưới tán rừng ở lâm
trường Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ngay từ giai đoạn nảy mầm, bọ xít là nhân tố
gây ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ nảy mầm.


10

Trong một công trình nghiên cứu về cấu trúc, tăng trưởng trữ lượng và
tái sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài ở ba vùng kinh tế (Sông
Hiếu, Yên Bái và Lạng Sơn). Nguyễn Duy Chuyên (1988) [5],[6] đã khái quát

đặc điểm phân bố của nhiều loài cây có giá trị kinh doanh và biểu diễn bằng
các hàm lý thuyết. Từ đó làm cơ sở định hướng các giải pháp lâm sinh cho
các vùng sản xuất nguyên liệu.
Vũ Tiến Hinh (1991) [10] khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại
Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận thấy rằng, hệ
số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên quan
chặt chẽ với nhau. Các loài có hệ số tổ thành ở tầng cây cao càng lớn thì hệ số
tổ thành ở tầng tái sinh cũng vậy.
Để đánh giá vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên ở các vùng
miền Bắc, Trần Xuân Thiệp (1995) [15] nghiên cứu tập trung vào sự biến
đổi về lượng, chất lượng của tái sinh tự nhiên và rừng phục hồi. Qua đó,
tác giả kết luận: rừng phục hồi vùng Đông Bắc chiếm trên 30% diện tích
rừng hiện có, lớn nhất so với các vùng khác. Khả năng phục hồi hình
thành các rừng vườn, trang trại rừng đang phát triển ở các tỉnh trong
vùng. Rừng Tây Bắc phần lớn diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy, diễn
thế rừng ở nhiều vùng xuất hiện nhóm cây ưa sáng chịu hạn hoặc rụng lá,
kích thước nhỏ và nhỡ là chủ yếu và nhóm cây lá kim rất khó tái sinh
phục hồi trở lại do thiếu lớp cây mẹ.
Thái Văn Trừng (2000) [18],[19] khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng
Việt Nam, đã kết luận: ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều khiển
quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực vật rừng. Nếu các điều kiện khác
của môi trường như: đất rừng, nhiệt độ, độ ẩm dưới tán rừng chưa thay đổi thì
tổ hợp các loài cây tái sinh không có những biến đổi lớn và cũng không diễn


11

thế một cách tuần hoàn trong không gian và theo thời gian mà diễn thế theo
những phương thức tái sinh có qui luật nhân quả giữa sinh vật và môi trường.
Trần Ngũ Phương (2000) [13], [14] khi nghiên cứu các quy luật phát

triển rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ
sinh của rừng tự nhiên như sau: “Trường hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi
tầng trên già cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế; trường hợp
nếu chỉ có một tầng thì trong khi nó già cỗi một lớp cây con tái sinh xuất hiện
và sẽ thay thế nó sau khi nó tiêu vong hoặc cũng có thể một thảm thực vật
trung gian xuất hiện thay thế, nhưng về sau dưới lớp thảm thực vật trung gian
này sẽ xuất hiện một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tương lai và sẽ thay
thế thảm thực vật trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ được phục hồi”.
2.3. Những nghiên cứu về cây Xoan đào
2.3.1. Trên thế giới
a, Phân loại và thực vật học
Xoan đào có tên khoa học là (Pygeum arboreum Endl) tên đồng nghĩa
(Prunus arborea), tên khác theo tiếng Thái Lan - Lào May Mactec, thuộc họ
Rosaceae. Trên thế giới Xoan đào phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới (Việt
Nam, Lào, Campuchia, Ấn độ, Pakistan, Chine, Myanmar, Thailand...).
Xoan đào là cây gỗ lớn trong điều kiện tự nhiên cây có thể cao tới 40m
đường kính 75cm ( />Thân cây hình trụ, thẳng, vỏ mỏng, nhẵn màu xám bạc, bên ngoài vỏ màu xanh lá
cây, dác gỗ màu trắng. Cành non được bao phủ bởi lông mịn dày đặc màu nâu, lá
đơn nguyên hình trứng hoặc elip rộng 2-7cm, dài khoảng 15cm, 2 mặt lá đều có
lông. Hoa chùm màu vàng trắng mọc ở nách lá hình chuông chia làm nhiều thùy.
Quả hạch, hình cầu, có lông, đường kính khoảng 0,5cm màu xanh lá cây sau đó
màu đỏ hoặc đen ( />

12

b, Đặc điểm sinh thái
Xoan đào là loài cây mọc phân tán (ít khi mọc thành cụm) trong các
rừng nguyên sinh và thứ sinh. Là loài cây ưa sáng khi trưởng thành, sinh
trưởng tương đối nhanh, dễ gây trồng, có thể trồng thuần loài hoặc hỗn giao
với nhiều loài cây khác. Ở giai đoạn cây tái sinh thường chịu bóng, sinh

trưởng mạnh khi vượt qua tầng cây bụi thảm tươi trong các loại rừng thứ sinh.
Xoan đào có biên độ sinh thái rộng và gây trồng trên nhiều loại đất,
nhiều loại lập địa khác nhau. Song những nơi còn tính chất đất rừng cây sinh
trưởng và tái sinh mạnh hơn ( />c, Giá trị sử dụng
Gỗ Xoan đào được xếp ở nhóm VI, gỗ bền đẹp có đặc tính cơ lý rất tốt,
trọng lượng gỗ trung bình, bề mặt gỗ có màu đỏ nhạt dễ gia công dùng để đóng đồ
nội thất và cao cấp trong gia đình ( />2.3.2. Ở Việt Nam
* Phân loại, tên gọi, mô tả hình thái
- Tên thường gọi: Xoan đào hay Mạy thoong (theo dân tộc Tày).
- Tên khoa học là Pygeum arboreum Endl.
- Họ thực vật: Hoa hồng (Rosaceae).
a. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn cao 20-25m, thân thẳng tròn,đường kính 40-60cm. Vỏ nhẵn
màu tro bạc, cành non phủ đầy lông mịn màu rỉ sắt, có nhiều bì khổng tròn,
màu nâu nhạt. Toàn thân có mùi hôi bọ xít.
Lá đơn nguyên, phiến lá dày, hơi nhọn. Hoa chùm mọc ở nách lá, màu
trắng vàng, đài hình chuông chia làm nhiều thùy. Cánh hóa nhỏ, phủ nhiều lông.
Xoan đào ra hoa tháng 8-9 quả chín tháng 11-12, khi chín chuyển từ
màu xanh sang màu nâu nhạt. Quả hạch, hình thận, đường kính 2cm. Hạt có
màu nâu nhạt, có nhiều dầu thơm.


13

b. Giá trị sử dụng
Xoan đào có gỗ giác màu hồng nhạt hơi vàng, lõi màu đỏ nâu nhạt. Vòng
năm có thể thấy trên mặt cắt ngang, gỗ có màu sẫm, tia nhỏ mật độ cao, mạch to
trung bình. Nhu mô quanh mạch hẹp. Gỗ bền, tỷ trọng: 0,518, lực kéo ngang thớ
26 kg/cm2. Nén dọc thớ 368 kg/cm2, oằn 0,865 kg/cm2, dùng xây dựng đóng đồ
gia đình. Gỗ Xoan đào xếp nhóm VI, dùng trong xây dựng, đóng đồ, công vụ

nông nghiệp. Hạt ép dầu ăn hoặc để đốt, tỷ lệ dầu trong hạt 40-45%. Hạt giã
nhỏ sao với rượu đắp vào chỗ gãy xương làm vết thương chóng lành
Tóm lại: Qua những nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam cho thấy,
Xoan đào là loài cây bản địa đa tác dụng, sinh trưởng nhanh có khả năng
trồng thành rừng sản xuất gỗ lớn. Đây là nhân tố quan trọng quyết định sự
thành công của việc phát triển loài cây này, góp phần thực hiện mục tiêu phát
triển rừng và quản lý rừng bền vững. Những công trình nghiên cứu về Xoan
đào ở Việt Nam và thế giới còn tản mạn, mới chỉ thực hiện một số nội dung
đơn lẻ trên phạm vi hẹp. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm phân bố, cấu trúc,
sinh thái và tái sinh của Xoan đào trong rừng phục hồi tự nhiên tại xã Phú
Xuyên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên là rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học
nhằm bổ sung cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn loài trong tương lai.
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.4.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính
Khu vực Phú Xuyên là một xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Xã nằm ở phía tây của huyện và có tuyến quốc lộ 37 cũng đường sắt Quan
Triều - Núi Hồng chạy qua địa bàn. Phú Xuyên tiếp giáp với hai xã Na Mao
và Phú Thịnh ở phía đông bắc, giáp xã Bản Ngoại một đoạn nhỏ phía đông,
giáp với xã La Bằng ở phía đông, đông nam và nam, giáp với xã Yên Lãng ở


14

phía tây bắc và tây. Qua dãy núi Tam Đảo, Phú Xuyên giáp với xã Kháng
Nhật của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Xã Phú Xuyên cách trung
tâm huyện 10km:
2.4.1.2. Diện tích tự nhiên
- Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2.320,06 ha, trong đó: Đất
nông nghiệp: 2.095,33 ha: Đất phi nông nghiệp: 216,25 ha ; Đất chưa sử

dụng: 1,84 ha.
2.4.1.3. Đặc điểm địa hình, khí hậu
- Đặc điểm địa hình: Xã có 1 hồ Vai Bành chứa nước cung cấp nước
cho sản xuất nông nghiệp và có các sồi nhỏ chia cắt địa hình của xã, còn lại là
các ao, hồ, suối nhỏ. Mùa khô lượng nước ở các con suối và các ao hồ ít, mùa
mưa lượng nước dồn về nhiều dễ gây ra lũ ống, lũ quét tại các vùng ven và
đầu nguồn các con suối.
- Đặc điểm khí hậu: Mang tính chất đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa
Có 4 mùa rõ rệt là: Xuân, Hạ, Thu, Đông diễn ra trong 12 tháng của năm, nhưng
nổi rõ hơn là 2 đặc trưng của thời tiết mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu
nóng ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió đông bắc
chiếm ưu thế, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C.
2.4.2. Tài nguyên
2.4.2.1. Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2.320,06 ha, trong đó: Đất nông
nghiệp: 2.095,33 ha; Đất phi nông nghiệp: 216,25 ha ; Đất chưa sử dụng: 1,84 ha.


15

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Phú Xuyên năm 2012
TT

Chỉ tiêu



Tổng diện tích tự nhiên

Diện tích


Cơ cấu

(ha)

(%)

2.320,06

100,00

Đất nông nghiệp

NNP

2.133,26

91,95

1.1

Đất lúa nước

DLN

339,64

14,64

1.2


Đất trồng cây hàng năm còn lại

HNK

0

0

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

501,17

21,60

1.4

Đất rừng phòng hộ

RPH

0,00

0,00

1.5


Đất rừng đặc dụng

RDD

1.018,50

43,90

1.6

Đất rừng sản xuất

RSX

264,75

11,41

1.7

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

9,20

0,40

1.8


Đất nông nghiệp khác

NKH

0

0

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

184,96

1

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan
công trình sự nghiệp

7,97

CTS

0,81


0,03

2.2

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

SKC

0,13

0,01

2.3

Đất cho hoạt động khoáng sản

SKS

0

0

2.4

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

0,22


0,01

2.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

2,29

0,10

2.6

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

23,65

1,02

2.7

Đất sông, suối

SON

23,65


1,02

2.8

Đất phát triển hạ tầng

DHT

74,16

3,20

2.9

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

0

0

3

Đất chƣa sử dụng

CSD

1,84


0,8

4

Đất khu dân cƣ nông thôn

DNT

83,64

3,61

Đất ở nông thôn

ONT

83,64

3,61

4.1

(Nguồn: UBND xã Phú Xuyên)


×