Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BAO CAO KINH NGHIE anh)2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94 KB, 3 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________________________

Bàn Tân Định, ngày 26 tháng 03 năm 2016

BÁO CÁO
GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC
____________

- Họ và tên: Bùi Thế Anh
- Chức danh: Giáo Viên
- Đơn vị công tác: Trường THPT Bàn Tân Định.
1. Tên kinh nghiệm
Một số giải pháp trong dạy Thể Dục Nhịp Điệu ở học sinh khối 10.
2. Căn cứ
Thực hiện theo thông tư số 04/93/GD – ĐT/TDTT ngày 17/04/1993
của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và Tổng cục TDTT về việc đẩy mạnh và nâng cao
chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên: Đầu tư nâng cao sức khoẻ
của con người là vấn đề trọng tâm của mọi học thuyết tiên tiến, là cốt lõi của
mọi mô hình phát triển các quốc gia, các chế độ chính sách và xã hội.
3. Thực trạng tình hình
3.1. Ưu điểm
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu trong việc giảng
dạy môn Thể Dục cho hoc sinh các khối học.
- Trường có trang bị đồ dùng dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
giảng dạy.
3.2. Hạn chế
- Học sinh (HS) chưa làm quen với việc học môn Thể Dục Nhịp Điệu ở
cấp dưới nên hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức mới.
- Học sinh chưa thật sự hứng thú học môn Thể Dục Nhịp Điệu ở trường


THPT Bàn Tân Định, trong đó có HS khối 10.
4. Các nội dung chính của giải pháp
- Từ những thực trạng nêu trên, là một giáo viên giảng dạy môn thể dục
khối 10, tôi tìm ra phương pháp sau
4.1. phân tích cho học sinh biết mục đích yêu cầu và lợi ích như thế
nào của môn Thể Dục Nhịp Điệu
lợi ích : Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, tốt cho giấc ngủ, não
nhạy bén, khả năng sáng tạo, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa bệnh, có nhiều năng
lượng sống hơn, tin thần vui vẽ hơn, giãm strees.
-1-


Mục đích:
- Tập luyện Thể Dục Nhịp Điệu để rèn luyện sức khỏe nó hổ trợ trực tiếp
cho việc tiếp thu những kiến thức học tập của học sinh, rèn luyện tính kiên
nhẫn , tính tự tin.
- Có lực lượng tham gia vào các giải phong trào.
Yêu cầu:
- Tập luyện một cách nghiêm túc theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tập luyện vừa sức từ thấp lên cao, từ dễ đến khó.
- Có ý thức tự tập luyện, làm việc độc lập tại nhà để tự nâng cao thành tích.
- Tập luyện đúng và đủ các bài tập do giáo viên hướng dẫn đưa ra.
- Giờ giấc tập luyện phải đúng giờ.
4.2 Phân theo từng nhóm đối tượng học sinh để hướng dẫn
- Do một số học sinh chưa từng biết Thể Dục Nhịp Điệu là gì nên ta phân
nhóm học sinh nào đã biết Thể Dục Nhịp Điệu, học sinh nào chưa từng biết để
việc hướng dẫn cho những em đã biết hoặc chưa biết không nhàm chán.
4.3 Sử dụng đồ dùng dạy học
- Khi dạy nên sử dụng đồ dùng dạy học (ghép nhạc vào tập ) giúp các em
dễ học, dễ hiểu và hứng thú khi học tập hơn. Đồng thời, góp phần nâng cao khả

năng tập trung chú ý cho học sinh .
4.4 Nội dung tập luyện
Tùy theo trình độ học sinh, giáo viên có thể lượt bớt hoặc điều chỉnh
những động tác khó để tạo thành một bài tập từ 12 đến 16 động tác chung cho
cả nam và nữ. Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật động tác giáo viên thực hiện
theo trình tự sau:
- Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu hoàn chỉnh động tác. Sau đó vừa
làm mẫu vừa phân tích kỹ thuật động tác. Khi làm mẫu động tác giáo viên cần
thực hiện đúng, đẹp, chính xác và thuần thục để cuốn hút học sinh tập luyện.
- Khi dạy động tác lẻ, giáo viên cần chia nhỏ từng chi tiết động tác để
dạy. Khi từ hai động tác trở lên có thể thực hiện dạy theo quy trình sau : Dạy
động thứ nhất, sau đó dạy động tác thứ hai rồi liên kết hai động tác lại với
nhau ; dạy động tác 3, liên kết động tác 2 và 3 rồi lại liên kết ba động tác với
nhau. Cứ như thế, dạy xong động tác mới thì liên kết với động tác trước, sau đó
mới liên kết các động tác đã học, cứ thế kết thúc bài tập.
- Khi ôn tập cả nguyên bài : Giáo viên cần nhắc lại thứ tự của động tác
rồi cho học sinh tập theo nhịp hô chậm. Giữa các lần tập giáo viên nhắc nhở
nhấn mạnh những gì học sinh còn yếu.
- Với học sinh nam giáo viên có thể giảm nhẹ yêu cầu về các động tác :
đẩy hông, nhún chân, di chuyển, … Để lôi cuốn và tiếp thu bài nhanh, giáo viên
cần tổ chức cho học sinh tập dưới nhiều hình thức khác nhau như : tập theo
-2-


nhóm, thi đua theo từng nhóm có thưởng phạt, trò chơi, thay đổi nhạc và có
nhận xét kết quả. Nên chọn hoặc bồi dưỡng một số học sinh tiếp thu tốt để
đứng trước đội hình để tập luyện hoặc chia ra các nhóm để sửa sai hoặc giúp đỡ
những bạn chưa thuộc bài.
- Sau mỗi giờ học giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh trao đổi ý kiến
nhằm rút kinh nghiệm hoặc điều chỉnh trong quá trình giảng dạy.

- Cách sử dụng và ghép nhạc : Khi sử dụng nhạc vào bài tập thể dục gây
sự hứng thú phấn khởi cho học sinh, làm cho học sinh thấy có sự mới lạ trong
giờ học thể dục. Giáo viên chỉ ghép nhạc khi học sinh đã thực hiện động tác
tương đối thuần thục, Chỉ dẫn cho học sinh cách nghe nhạc và phân nhịp từng
động tác.
5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng
- Nhờ áp dụng giải pháp trên, kết quả môn Thể Dục Nhịp Điệu của khối
10 năm học 2015 – 2016 đạt chất lượng cao hơn năm học trước, cụ thể như sau:
Kết quả so sánh
Số
Đạt
Chưa dạt
Năm học
HS
102
53%
90
47%
192
2014 - 2015
149
134
90%
15
10%
2015 - 2016
- Nhờ áp dụng giải pháp trên đã có nguồn học sinh để tập luyện thi Bước
Nhảy Tuổi Trẻ do huyện đoàn tổ chức đạt 2 giải khuyến khích .
- Giải pháp này không chỉ áp dụng dạy Thể Dục Nhịp Điệu lớp 10 nói
chung, mà có thể áp dụng ở các khối khác như khối 11,12 ở trường THPT Bàn

Tân Định
6. Kiến nghị
- Đề nghị nhà trường mua thêm 3 máy nghe nhạc để tạo điều kiện thuận
lợi cho việc dạy học Thể Dục Nhịp Điệu.
Người báo cáo

Bùi Thế Anh

-3-



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×