Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 14 trang )

chơi. Đặc biệt hơn là phụ huynh đã nhận thức
được ý nghĩa của việc phát triển thể chất cho trẻ thông qua một số việc làm đơn
giản tại nhà, phụ huynh không làm thay trẻ mà để cho trẻ tự làm một số công
việc cụ thể như: Giúp mẹ tưới cây, nhổ cỏ trong vườn, tập gấp quần áo của trẻ,
sắp xếp những đồ dùng đồ chơi của trẻ ngăn nắp, gọn gàng... bằng những việc
làm cụ thể như thể, qua đó phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc phát
triển thể chất cho trẻ như thế nào và có biện pháp kích thích sự phát triển thể
chất cho trẻ tại gia đình.

GV: Phạm Thị Nhung

12


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

Có thể nói công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh là một việc làm
rất quan trọng trong việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ tại gia đình và nhà
trường.
4. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN:
* Hiệu quả:
Sáng kiến đã được áp dụng trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ tại
trường, tại lớp mẫu giáo lớn 2- Thôn An Hòa - Trường mầm non Thành. Sau khi
áp dụng sáng kiến vào lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ. Tôi nhận thấy được
rằng: Trẻ hứng thú hơn trong các giờ học, thích được vận động, tự tin, nhanh
nhẹn, hoạt bát và có tinh thần hợp tác cùng bạn bè, thực hiện được các kỹ năng,
kỹ xão vận động một cách thành thạo. Thể lực của trẻ ngày càng được nâng lên
rõ rệt, trẻ khỏe mạnh và tăng cân đều. Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động.
* Kết quả cụ thể:
Nội dung


Trước khi thực hiện

Sau khi thực hiện

Trẻ mạnh dạn, hoạt bát và
tích cực hoạt động

54,5%

95,5% (Tăng 41%)

Vận động tinh

45,5%

91,0% (Tăng 45,5%)

Vận động thô

54,5%

95,5% (Tăng 41%)

Cân nặng bình thường

86,4%

95,5% ( Tăng 9,1%)

Chiều cao bình thường


86,4%

95,5% ( Tăng 9,1%)

III. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
* Kết luận:
Căn cứ trên kết quả đạt được, tôi rút ra một số kết luận như sau:
Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ trong trường mầm non là một nội dung
quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Ở lứa tuổi này quá trình tăng
trưởng của trẻ diễn ra rất nhanh chóng, việc giáo dục phát triển thể chất không
chỉ tạo cơ hội cho trẻ vận động một cách tích cực mà qua hoạt động này trẻ còn
học được tính kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ cùng các bạn và quan trọng hơn nữa
là giúp trẻ: Học qua chơi, chơi mà học. Trẻ được phát triển về thể chất qua sự
phát triển cử động các nhóm cơ: Hô hấp, tay-vai, lưng-bụng, chân, phát triển các
vận động thô, vận động tinh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Việc giáo
dục phát triển thể chất cho trẻ góp phần giáo dục: Đức – trí - thể - mĩ cho trẻ
GV: Phạm Thị Nhung

13


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

ngay từ bậc học mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai
đoạn hiện nay.
Phụ huynh có sự thay đổi suy nghĩ về vấn đề giáo dục phát triển thể chất cho
trẻ tại trường mầm non và rất hoan nghênh.
* Kiến nghị:
Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục thể chất cho trẻ thì cần có sự

quan tâm hơn nữa của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương:
- Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương cần quan tâm đầu tư thêm về cơ
sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học, đồ chơi nhằm phục vụ cho quá trình
giảng dạy của giáo viên và các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ.
- Đảng và nhà nước cần có chính sách, chế độ đãi ngộ đặc thù đối với giáo
viên mầm non theo quy định của nhà nước. Biên chế cho giáo viên mầm non
góp phần làm cho cuộc sống của giáo viên mầm non được đảm bảo hơn, các cô
có thời gian chuyên tâm vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hơn.
- Tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội tham gia học tập, bồi dưỡng kiến
thức, năng lực chuyên môn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
- Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và chính quyền địa
phương về công tác giáo dục mầm non:
+ Không ngừng đầu tư thêm cơ sở vật chất và tuyên truyền nâng cao nhận
thức của các bậc phụ huynh và toàn xã hội về giáo dục thể chất nói riêng và của
giáo dục mầm non nói chung đối với sự phát triển của trẻ.
+ Bồi dưỡng kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh để
trẻ được chăm sóc giáo dục trong điều kiện tốt nhất.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm về “ Một số biện pháp phát triển thể chất
cho trẻ 5-6 tuổi” mà tôi đã nghiên cứu viết và hoàn thành bài viết của mình. Rất
mong sự quan tâm, nhận xét ý kiến của các cấp lãnh đạo. Tôi xin chân thành
cám ơn.
Nhận xét của BGH
Hiệu trưởng

Xuân Hải, ngày 30 tháng 04 năm 2017
Người viết

Phạm Thị Nhung

GV: Phạm Thị Nhung


14



×