Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Lựa chọn một mặt hàng Xuất khẩu của Việt Nam và đánh giá tình hình xuất khẩu mặt hàng đó sang một thị trường tiêu biểu trong thời gian qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.39 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Theo Thống kê Hải Quan 2016 về Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của
Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2016 thì :
Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu trong năm 2016 đạt gần 126,85 tỷ
USD, chiếm 71,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, lớn nhất là nhóm
hàng điện thoại các loại và linh kiện (gần 34,32 tỷ USD); tiếp theo là hàng dệt may (hơn
23,84 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (gần 18,96 tỷ USD),...
Điện thoại và linh kiện: Kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện trong tháng
12/2016 đạt gần 2,69 tỷ USD, giảm 17,9% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch
nhập khẩu nhóm hàng này năm 2016 đạt gần 34,32 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ
năm trước.
Các thị trường nhập khẩu điện thoại từ Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu gồm: thị
trường EU (28 nước) với kim ngạch đạt gần 11,24 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ
năm trước; Hoa Kỳ đạt kim ngạch hơn 4,3 tỷ USD, tăng 55,5%; Tiểu Vương Quốc Ả Rập
Thống Nhất đạt kim ngạch 3,83 tỷ USD, giảm 14,5%; thị trường ASEAN đạt gần 2,27 tỷ
USD, tăng 6,2%; ...
(Nguồn: Tổng cục Hải quan – ngày 17/01/2016)
Như vậy có thể thấy rằng tình hình sản xuất và xuất khẩu nhóm hàng Điện thoại và
linh kiện ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam góp phần không nhỏ vào kim ngạch
xuất khẩu và phát triển kinh tế.
Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, nhóm chúng tôi đã đi thảo luận đề tài “Lựa
chọn một mặt hàng Xuất khẩu của Việt Nam và đánh giá tình hình xuất khẩu mặt
hàng đó sang một thị trường tiêu biểu trong thời gian qua.” để có thể hiểu sâu sắc về
thực trạng phát triển sản xuất và xuất khẩu nhóm hàng Điện thoại và linh kiện đồng thời
đưa ra được 1 số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này tại Việt
Nam.


PHẦN NỘI DUNG
I, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU ĐIỆN THOẠI VÀ LINH KIỆN
1. Đặc điểm, những nơi ở Việt Nam sản xuất mặt hàng điện thoại và linh kiện


 Công ty TNHH Nokia Việt Nam trụ tại KCN VSIP Bắc Ninh. Với công nghệ về

chuyển giao dây chuyền công nghệ sản xuất thiết bị điện thoại di động của Microsoft
thì có khoảng 39 dây chuyền để sản xuất điện thoại di động thông minh. Ban đầu,
Nokia Việt Nam chỉ định làm các dòng điện thoại cơ bản nhưng sau đó, định hướng
này đã thay đổi khi nhu cầu sử dụng các dòng điện thoại thông minh của người Việt
ngày càng tăng… Các sản phẩm chính được sản xuất tại đây sẽ là dòng điện thoai cao
cấp nhất Lumia 630 và Lumia 530.
 LG Electronics Việt Nam với thị phần các sản phẩm điện tử dân dụng, thiết bị gia

dụng luôn nằm trong nhóm dẫn đầu. Đặc biệt, Nhà máy LG Hải Phòng đóng vai trò
then chốt trong chiến lược phát triển của LG, chuyên sản xuất, lắp ráp các sản phẩm
như TV, điện thoại di động, máy giặt, điều hòa, máy hút bụi, các thiết bị kỹ thuật số
cho ô tô... cung cấp các sản phẩm công nghệ cao trong cả bốn mảng thiết bị nghe
nhìn, thiết bị di động, thiết bị gia dụng và điện lạnh cho thị trường toàn cầu.
 Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Yên Phong-Bắc Ninh. Đây là nhà
máy sản xuất ĐTDĐ có quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam và cũng là nhà máy sản
xuất ĐTDĐ lớn thứ 2 trên thế giới của Samsung (chỉ sau nhà máy sản xuất điện thoại
di động tại Hàn Quốc) với nhiệm vụ cung ứng các sản phẩm ĐTDĐ cho thị trường
toàn cầu của Samsung. Từ tháng 7/2009 đến tháng 9/2010, năng lực sản xuất của SEV
đã tăng hơn 6 lần từ 1 triệu sản phẩm/tháng lên hơn 6 triệu sản phẩm/tháng. Theo kế
hoạch đến năm 2012, SEV sẽ cung ứng đến 100 triệu sản phẩm/năm cho các kênh
phân phối của Samsung, trở thành một trong những nhà máy sản xuất ĐTDĐ hàng
đầu thế giới của tập đoàn Samsung.Dây chuyền sản xuất ĐTDĐ tại SEV đầu tư và thử
nghiệm với những công nghệ mới nhất, có tính linh hoạt cao, có thể dễ dàng thay đổi
theo sản phẩm; từ máy tính bảng có thể chuyển sang sản xuất smartphone và ngược
lại rất nhanh. Nhờ đặc tính này, năng suất sản xuất sẽ cao hơn và nhà máy có thể
nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các công đoạn từ việc gắn các chip lên



bản mạch chính đến cài đặt phần mềm, kiểm tra chức năng… đều được thực hiện theo
một quy trình nghiêm ngặt, tự động hóa rất cao với những hệ thống tự động hiện đại
phối hợp theo dây chuyền, được điều khiển từ hệ thống máy tính chủ. Kết thúc quá
trình là khâu kiểm nghiệm chất lượng, thành phẩm được lựa chọn ngẫu nhiên để kiểm
tra mức độ chịu nhiệt, chịu shock điện cao thế, độ va đập cơ học… để đảm bảo sản
phẩm đến tay người tiêu dùng phải là những sản phẩm tốt nhất.
 Công ty TNHH đầu nối điện tử Kyocera Việt Nam tỉnh Hưng Yên, việc đầu tư của

Kyocera sẽ tạo ra khả năng cung cấp ngay tại Việt Nam các linh kiện điện tử cho
ngành công nghiệp lắp ráp, cũng như các loại vật tư, phụ liệu phục vụ cho ngành sản
xuất linh kiện điện tử.
 Một hãng điện tử khác cũng nổi tiếng là Wintek của Đài Loan, chuyên sản xuất các
sản phẩm màn hình cảm ứng tỉnh Bắc Giang rằng. Từ vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, hãng
Wintek sẽ có tổng vốn lên khoảng 2,4 tỷ USD, dự kiến sử dụng 51.000 lao động và
các sản phẩm của nhà máy cũng sẽ được đa dạng hơn, từ màn hình hiển thị tinh thể
lỏng (LCD), đến tấm cảm ứng (TP), rồi mô-đun hiển thị tinh thể lỏng (LCM)…
 Trong khi đó, ở Nghệ An, vào dịp cuối tháng 4, Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam

Nghệ An đã cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án Nhà máy Sản xuất linh kiện, thiết bị
viễn thông Hitech BSE Việt Nam của Tập đoàn BSE (Hàn Quốc). Vốn đầu tư không
lớn như hai dự án kể trên, chỉ khoảng 30 triệu USD và có thể sản xuất 250 triệu sản
phẩm/năm.
2. Tiêu chuẩn chất lượng, tình hình xuất khẩu chung của mặt hàng điện thoại và

linh kiện
 Tiêu chuẩn chất lượng hàng điện thoại và linh kiện

Đối với mỗi thị trường, tiêu chuẩn chất lượng được quy định khác nhau. VD: Thị
trường Châu Âu. Tương tự như linh kiện kim loại, đối với linh kiện điện – điện tử, yêu
cầu về sự an toàn của sản phẩm và hàm lượng hóa chất là yêu cầu bắt buộc



CE Marking: Các sản phẩm điện–điện tử nói chung và sản phẩm điện thoại, linh kiện
nói riêng sử dụng tại thị trường EU đều phải dán nhãn CE trước khi đưa ra thị trường
nhằm đảm bảo rằng nó đáp ứng yêu của EU về an toàn, sức khỏe và mô trường. Đối


với các sản phẩm linh kiện điện tử, việc dán nhãn CE Marking là không bắt buộc về
mặt pháp lý tuy nhiên người mua (các công ty sản xuất lắp ráp) sẽ yêu cầu nhà cung
cấp linh kiện phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định để chắc chắn rằng sản phẩm cuối
cùng sẽ tuân thủ và đạt yêu cầu để dán nhãn CE Marking. Các doanh nghiệp sản xuất
linh kiện cũng có thể tự nguyện đăng ký dán nhãn CE như một phương pháp khẳng
định chất lượng sản phẩm của mình.


Thiết kế sinh thái/EcoDesign: EU ban hành Chỉ thị về sản phẩm sử dụng năng lượng
(Energy using Product – EuP). Chỉ thị này nhằm giảm việc tiêu thụ năng lượng của
các linh kiện điện tử thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Mặt khác,
nó cũng nhắm tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên cũng như giảm thiểu
phát thải ra môi trường của các linh kiện điện tử thông qua hoạt động thiết kế sinh
thái (Eco Design)



Hóa chất: Hàm lượng hóa chất trong sản phẩm công nghiệp được EU hạn chế và quy
định rất nghiêm ngặt về. Đối với hầu hết các sản phẩm công nghiệp, quy định về hàm
lượng hóa chất REACH được áp dụng. REACH cũng đưa ra các quy định về hàm
lượng hóa chất trong sản phẩm và hạn chế việc sử dụng các hóa chất trong quá trình
sản xuất
Về các yêu cầu mức chung của khách hàng EU, tương tự như sản xuất linh kiện kim


loại, đối với sản xuất linh kiện điện tử, người mua mong muốn nhà cung cấp áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng tiên tiến để đảm bảo và duy trì chất lượng sản phẩm ổn định. Vì
vậy việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001; UL (Tiêu chuẩn an toàn toàn
cầu) và VDE (tiêu chuẩn của Châu Âu với một số biến thể) thường được khách hàng yêu
cầu và khuyến khích các nhà cung cấp áp dụng.


Nhãn năng lượng: Nhãn năng lượng là một tập hợp các xếp hạng việc sử dụng
hiệu quả năng lượng từ A tới G, trong đó hạng A là hiệu quả nhất và hạng G là
kém hiệu quả nhất. Nhằm cập nhật những tiến bộ trong hiệu quả năng lượng, Liên
minh Châu Âu đã ban hành thêm các mức hiệu quả năng lượng mới trên nhãn
năng lượng là A+, A++ và A+++. Nhãn đưa ra từng mức đánh giá riêng về năng
lượng cho từng loại sản phẩm như tủ lạnh, máy sấy, máy giặt, máy rửa bát… Đối


với sản phẩm linh kiện, nhà sản xuất lắp ráp sản phẩm cuối cùng là người có trách
nhiệm đảm bảo rằng các sản phẩm được dán nhãn đúng
 Tình hình xuất khẩu chung của điện thoại và linh kiện ở Việt Nam

Thị trường
Tổng
Hàn Quốc
UAE
Hoa Kỳ
Italia
Hong Kong
Anh
Hà Lan
Đức

Pháp
Thái Lan
Braxin
Nga
Indonesia
Tây Ban Nha
Trung Quốc
Mêhicô
Malaysia
Nhật Bản
Thổ Nhĩ Kỳ
Australia
Đài Loan
Ân Độ
Nam Phi
Israel
Singapore
Thụy Điển
Philippine
Saudi Arabi
New Zealand
Campuchia

Tháng 1/2017
2.329.351.235
229.575.298
228.504.585
206.783.475
144.834.394
112.324.510

88.497.906
85.716.605
85.389.285
79.298.406
63.562.802
63.545.448
62.840.857
57.670.068
56.571.308
43.420.345
40.312.236
40.234.226
35.069.730
34.431.966
33.768.002
31.815.259
31.680.904
23.682.427
22.919.435
15.289.558
13.873.810
12.567.583
8.554.613
8.301.823
1.518.200

So với tháng 12/2016
-10,05
24,73
-3,88

-40,74
67,77
-22,34
-53,16
-18,88
-42,01
-18,98
5,26
45,06
88,14
-17,54
-48,02
-6,12
-5,24
-21,16
-39,00
-58,10
18,19
-26,08
1,78
88,22
8,62
47,36
-68,36
148,80
1.506,56
59,00
103,25



Thống kê sơ bộ của TCHQ Việt Nam thị trường xuất khẩu điện thoại và linh kiện tháng
1/2017 (ĐVT: USD)
Tháng 1/2017, cả nước đã xuất khẩu trên 2,3 tỷ USD mặt hàng điện thoại và linh
kiện, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, nhưng so với tháng cuối năm 2016, tốc độ
xuất khẩu mặt hàng này giảm 10,05% - đây là tháng thứ hai liên tiếp kim ngạch xuất
khẩu điện thoại và linh kiện suy giảm - số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam.
Qua bảng số liệu cho thấy, Hàn Quốc là thị trường chủ lực, đạt kim ngạch cao nhất
229,5 triệu USD tăng 24,73% so với tháng 12/2016, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2016,
Hàn Quốc đã vượt qua Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) để trở thành thị trường
xuất khẩu lớn nhất đối với mặt hàng điện thoại và linh kiện. Cụ thể, tháng 1/2016, xuất
khẩu điện thoại và linh kiện sang Hàn Quốc đạt 229,6 triệu USD, tăng tới 125,6 triệu
USD so với cùng kỳ 2016, tương đương mức tăng 107,7%. Trong khi đó ở thị trường
UAE, kim ngạch xuất khẩu điện thoại rơi từ con số 365 triệu USD trong tháng 1/2016
xuống 228,5 triệu USD trong tháng 1 vừa qua, tương đương mức sụt giảm 37,4%.
Hết tháng 1/2017, điện thoại và linh kiện tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất
của Việt Nam với trị giá kim ngạch đạt 2,329 tỷ USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ 2016.
Ngoai 2 thị trường lớn là Hàn Quốc và UAE, tháng 1 vừa qua còn ghi nhận những
thị trường xuất khẩu lớn trên 100 triệu USD của mặt hàng điện thoại gồm: Hoa Kỳ đạt
206,8 triệu USD; Áo đạt 163,3 triệu USD; Italia đạt 144,8 triệu USD; Hồng Kông đạt
112,3 triệu USD.
Đáng chú ý, xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang thị trường Thụy Điển so với
tháng cuối năm 2016 giảm nhất, giảm 68,39%.
II, TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LINH KIỆN-ĐIỆN THOẠI SANG THỊ TRƯỜNG
EU
1. Tổng quan thị trường EU và nhu cầu mặt hàng linh kiện- điện thoại
 Thị trường EU:


EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, nhất là kinh
tế, thương mại và đầu tư. Hiện nay, EU là một trong 3 thị trường quan trọng nhất đối với

xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, về mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện. Là một
thị trường khá khó tính nhưng lớn, ở đó hàng hoá, sức lao động, vốn và dịch vụ được lưu
chuyển hoàn toàn tự do.
Tập quán tiêu dùng: EU là thị trường bao gồm 28 quốc gia, mỗi quốc gia trong khối
này lại có một đặc điểm tiêu dùng riêng. Do đó bạn có thể thấy rằng thị trường EU có nhu
cầu rất đa dạng và phong phú về mọi mặt hàng. Tuy nhiên hàng hoá được nhập khẩu vào
thị trường này phải đảm bảo được đầy đủ về tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã
an toàn cao-đạt tiêu chuẩn châu âu (CE Marking) về mức độ an toàn của nó.
Người tiêu dùng Châu Âu thường có thói quen và sở thích sử dụng các sản phẩm có
nhãn hiệu nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng: những nhãn hiệu nổi tiếng này thường gắn
với chất lượng sản phẩm và mức tin cậy cao, cho nên dùng những sản phẩm mang nhãn
hiệu nổi tiếng sẽ rất an toàn về cả chất lượng lẫn độ an toàn cao.
Từ đặc điểm trên, khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này các doanh nghiệp Việt Nam
cần phải nắm bắt được nhu cầu của từng thành viên trong cộng đồng EU.
Quan hệ thương mại Việt Nam – EU: EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt
Nam trong nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại và đầu tư. Hiện nay, EU là một
trong 3 thị trường quan trọng nhất đối với xuất khẩu của Việt Nam. Trong vòng 16 năm
từ năm 2000 đến năm 2016, kim ngạch quan hệ thương mại Việt Nam – EU đã tăng 11
lần, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 45,1 tỷ USD năm 2016; trong đó xuất khẩu của
Việt Nam vào EU tăng hơn 11 lần (từ 2,8 tỷ USD lên 34 tỷ USD) và nhập khẩu vào Việt
Nam từ EU tăng hơn 8 lần (1,3 tỷ USD lên 11,1 tỷ USD). Trong năm 2016, tổng kim
ngạch xuất, nhập khẩu Việt Nam sang EU đã đạt 45,1 tỷ USD, tăng 8,93% so với cùng kỳ
năm ngoái, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam là 34 tỷ USD (tăng 9,8%); nhập khẩu vào
Việt Nam đạt 11,1 tỷ USD (tăng 6,1%) so với năm 2015.


 Nhu cầu tại EU

Tại thị trường EU, SamSung vẫn đang dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh ở Châu
Âu ( chiếm 45% thị phần năm 2012). Còn Apple, thị phần smartphone tại Châu Âu chỉ

chiếm 14,4%. Sở dĩ thị phần của apple ở khu vực này thấp là do họ không hợp tác chặt
chẽ với các công ty viễn thông Châu Âu. Thêm vào đó, việc bị hạn chế iPhone ở Nam Âu
và Đông Âu cũng là nguyên nhân ảnh hưởng khá lớn. Như vậy, kể từ thời điểm đó đến
nay SamSung vẫn là smartphone dẫn đầu tại thị trường EU.


2. Tình hình xuất khẩu linh kiện-điện thoại của Việt Nam sang thị trường EU
2.1.1

Tình hình xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam sang EU

 Năm 2015
-

Theo nguồn tin Tổng cục Hải quan, năm 2015, điện thoại các loại và linh kiện là
nhóm hàng dẫn đầu về đóng góp vào tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 (tăng
6,58 tỷ USD, chiếm 55,3% mức tăng xuất khẩu của cả nước).

-

Trong đó tháng 12/2015, xuất khẩu của mặt hàng này 1,73 tỷ USD giảm 38% so
với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất khẩu trong năm 2015 đạt 30,18 tỷ USD, tăng
27,9% so với năm 2014, tương đương tăng 6,58 tỷ USD.

-

Những đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam trong
năm qua là EU với 10,11 tỷ USD, tăng 19,7 % và chiếm 33,5% tổng trị giá xuất
khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là Tiểu Vương Quốc Ảrập thống nhất
4,48 tỷ USD, tăng 23,3%; Hoa Kỳ 2,77 tỷ USD, tăng 78,9%; Đức 1,77 tỷ USD,

tăng 30,4%… so với năm 2014.

 Năm 2016

-

Theo Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2016, Liên minh châu Âu (EU)
nhập khẩu nhiều nhất điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam với 1,51 tỷ
USD

-

Xuất khẩu của mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 2/2016 đạt

-

2,44 tỷ USD, tăng 7,6 % so với tháng đầu năm 2016.
Tính đến hết tháng 2/2016, nhập khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 4,71 tỷ USD,
tăng 13% so với cùng kỳ năm 2015.

-

Trong tháng 6/2016 xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt hơn 2,65 tỷ
USD, giảm 9,1% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 6/2016 xuất khẩu nhóm
hàng này đạt gần 16,95 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 20,6%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.


Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất 6 tháng/2015 và 6
tháng/2016 . Nguồn: Tổng cục Hải quan.


-

Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong 6 tháng đầu năm 2016 của Việt
Nam: thị trường EU (28 nước) với kim ngạch gần 5,28 tỷ USD, tăng 6,2% so với
cùng kỳ năm trước, chiếm 31,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này
của cả nước


Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến tháng 10 năm 2016
-

Kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện tháng 10 đạt kim ngạch gần 2,84 tỷ
USD, giảm 2,6% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng
này trong 10 tháng đạt hơn 28,33 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ.

-

Thị trường nhập khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam là EU (28 nước) đạt
kim ngạch hơn 8,97 tỷ USD,

-

Xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam năm 2016 đạt gần 34,32
tỉ đô la Mỹ, trong đó thị trường các nước châu Âu và Mỹ nhập khẩu mặt hàng này

-

của Việt Nam nhiều nhất.
Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam có mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch hơn 34 tỉ

đô la Mỹ dù trong trong năm qua tập đoàn Samsung - nhà sản xuất điện thoại di
động đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam gặp
sự cố với sản phẩm Galaxy Note 7 hồi cuối tháng 10-2016 đã ảnh hưởng khá


nhiều tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của Samsung ở Việt Nam. Bởi lẽ hai nhà
máy sản xuất điện thoại tại Bắc Ninh và Thái Nguyên cung ứng khoảng 35% sản
phẩm điện thoại di động của Samsung trên toàn cầu.

 Năm 2017

Biểu đồ: 10 Nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất quý I năm 2017 so với cùng kỳ 2016

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Điện thoại các loại và linh kiện: Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng
3/2016 đạt 3,09 tỷ USD, tăng 31% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng
này trong quý I/2017 lên 7,77 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó EU nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam trong 3 tháng qua
với 2,38 tỷ USD, giảm gần 6,1% và chiếm 30,6% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này
của cả nước.

2.1.2 Các công ty xuất khẩu điện thoại và linh kiện lớn nhất Việt Nam hiện nay


-

Đóng góp chính cho sự tăng trưởng của các dòng sản phẩm này là các dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các tập đoàn đa quốc gia như Samsung,
LG, Intel, Canon, Nidec, Fujitsu, Brother, Panasonic, Renesas, ... trong mấy
năm qua xây dựng nhà máy tại Việt Nam rồi xuất khẩu sản phẩm điện thoại,


-

điện tử, máy tính, máy in và cung cấp linh phụ kiện sang các nước khác.
Trong đó đáng chú ý là sản phẩm điện thoại và linh kiện điện thoại với sự
góp mặt của Samsung, LG, Microsoft (sau khi mua lại Nokia), những đơn
vị đã chọn Việt Nam như là điểm sản xuất chính trên thế giới và khu vực,
kéo thêm hàng trăm nhà cung cấp linh kiện đi cùng nên đã giúp cho kim

-

ngạch xuất khẩu của nhóm mặt hàng này tăng cao.
Với sự "cắm rễ" ngày càng sâu của các hãng điện thoại cũng như các hãng
công nghệ trên thế giới ở Việt Nam, giới phân tích tin rằng kim ngạch xuất
khẩu của ngành công nghiệp di động và điện tử của Việt Nam sẽ tiếp tục
tăng cao trong thời gian tới.

III, MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LINH LIỆNĐIỆN THOẠI RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
1. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam sang
thị trường EU tới năm 2020
1.1 Giải pháp từ nhà nước


Tăng cường hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại EU

Vai trò thông tin, kết nối của các thương vụ là hết sức quan trọng. Hỗ trợ các doanh nghiệp
Việt Nam là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Thương vụ Việt Nam. Đây là kênh tiếp cận
truyền thống và tiết kiệm, rất phù hợp đối với các doanh nghiệp mới tham gia thương mại quốc
tế,chưa có nhiều hiểu biết về bạn hàng. Thương vụ không chỉ những giới thiệu đối tác mà còn có
thể tư vấn giúp doanh nghiệp các vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ ngoại thương, tập quán buôn bán của

nước sở tại, giúp xử lý các tình huống thương mại.


Tăng cường hoạt động Thương vụ ở EU nhằm hỗ trợ nhiều đoàn Việt Nam sang các nước
khảo sát thị trường; tư vấn cho các doanh nghiệp điện tử trong việc đàm phán hợp đồng xuất khẩu
hàng hóa, quảng bá sản phẩm; tư vấn và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong nước khi có
tranh chấp,kiện tụng. Các thương vụ cần chú trọng nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp hơn nữa.
Đây cũng chính là một biện pháp gián tiếp giúp gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, sản
phẩm Việt trên trường quốc tế. Thương vụ với vai trò là những người nằm vùng sẽ thường xuyên
cung cấp thông tin về các hội trợ, triển lãm có uy tín tại địa bàn để định hướng cho các doanh
nghiệp,hiệp hội ngành hàng trong việc xây dựng các chương trình XTTM, tham gia hội chợ tại
nước ngoài cũng như giúp các đơn vị chức năng của Bộ có thể thẩm định một cách chính xác về
quy mô cũng như chất lượng của các hội trợ triển lãm tại nước ngoài.



Đẩy mạnh công tác Xúc tiến thương mại tại thị trường EU

Chính phủ cần có những chính sách cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác Xúc tiến thương
mại,quảng bá thông tin, phổ biến các quy định của EU đến doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác tham
vấn với EU để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu điện tử. Các Bộ ngành liên quan cũng
đang tích cực nghiên cứu và đề xuất các biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại song phương, kể
cả việc đàm phán FTA với EU. Các tổ chức xúc tiến thương mại, Thương vụ Việt Nam tại EU sẽ
liên hệ với các Hiệp hội ngành hàng để đưa sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam vào các
chuỗi phân phối tại EU, vào các chuỗi siêu thị do người Việt làm chủ.


Nhóm giải pháp về công nghiệp phụ trợ

Vì chưa có ngành công nghiệp phụ trợ, các doanh nghiệp phải nhập khẩu hầu hết nguyên liệu

đầu vào với giá cả đắt đỏ mà giá trị gia tăng trong sản phẩm điện tử không cao. Khiến cho sản xuất
nhiều khi còn manh mún, bị động, chi phí sản xuất cao.
Vấn đề cơ sở hạ tầng và đồng bộ các yếu tố phụ trợ cho ngành công nghiệp điện tử cần được
quan tâm đầu tư đúng mức để tạo nền tảng cơ bản và ổn định cho ngành công nghiệp điện tử phát
triển. Nâng cao năng lực các ngành gia công thiết yếu như: đột dập chi tiết kim loại, đúc, mạ, chế
tạo khuôn mẫu trong khuôn khổ chương trình phát triển công nghiệp phụ trợ quốc gia.




Có những chính sách mới trong việc thu hút FDI

Cơ quan quản lý cần có những chính sách kịp thời để tránh cho điện tử nội khỏi thảm cảnh bị
đè bẹp trên sân nhà. Vẫn biết sản phẩm của các doanh nghiệp FDI có chất lượng, mẫu mã và giá cả
cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp điện tử trong nước. Tuy nhiên chính phủ vẫn có thể giải
quyết vấn đề này bằng cách thêm vào điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào
ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, đồng ý cho các doanh nghiệp trong nước góp vốn cùng tham
gia sản xuất. Trong quá trình làm việc với các chuyên gia nước ngoài, chúng ta có thể học hỏi
được nhiều trong việc quản lý cũng như ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất….



Giúp đỡ hoạt động của Hiệp hội các doanh nghiệp điện tử

Tăng cường cho Hiệp hội để có kinh phí hoạt động trong nước cũng như giao lưu với các hội
đồng nghiệp quốc tế. Cụ thể, Nhà nước tạo các chính sách, cơ chế để Hiệp hội có được những dịch
vụ có thu, tạo cho Hiệp hội trụ sở làm việc lâu dài. Hoạt động của hội cần có sự giúp đỡ và quan
tâm tận tình từ phía nhà nước về vấn đề kinh phí đối với các hoạt động tìm đối tác nước ngoài. Với
hoạt động xúc tiến hàng hóa tại nước ngoài cần có sự đầu tư nghiên cứu thị trường và đưa các sản
phẩm của các doanh nghiệp để giới thiệu sản phẩm. Công việc này đòi hỏi nguồn vốn lớn được đầu

tư từ phía chính phủ.
1.2 Giải pháp đối với hoạt động của Hiệp hội


Tham gia hoạch định chính sách,tư vấn cho Nhà nước

Hiệp hội chủ động tham gia tư vấn cho Nhà nước về chiến lược phát triển,quy hoạch dài
hạn,về chủ trương và chính sách cụ thể, cũng như các biện pháp khuyến khích phát triển công
nghiệp điệm tử và ứng dụng công nghệ thông tin ở nước ta. Với việc tham gia trực tiếp vào tư vấn
tài chính cho Nhà nước sẽ giúp cho những chính sách này đi sâu, đi sát với thực tiễn ngành và tạo
nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam.


Đi sâu nghiên cứu ,đào tạo đội ngũ chuyên gia phân tích


Để có thể thực hiện vai trò là cầu nối giữa Nhà nước-doanh nghiệp và nhà nhập khẩu, cần chú
trọng vào việc đào tạo đội ngũ chuyên gia phân tích để kịp thời đưa ra những lời khuyên cần thiết
cho các doanh nghiệp về thị trường cung cấp, thị trường tiêu thụ. Là cầu nối thông tin truyền đạt
những nguyện vọng của doanh nghiệp nên đưa ra những nhận định về chính sách của EU đối với
sản phẩm ư, do vậy Hiệp hội cần phổ biến sâu rộng và cụ thể hơn những quy định ngặt nghèo đến
từng doanh nghiệp xuất khẩu. Và với những đơn hàng xuất khẩu dưới danh nghĩa của Hiệp hội cần
được kiểm tra chất lượng để đảm bảo an toàn và phù hợp với những yêu cầu từ các nhà nhập khẩu
EU.


Hiệp hội cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tham gia các diễn đàn-hội chợ-triển

lãm ngành công nghiệp điện tử trên thế giới
Đại diện hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam cũng cho biết trong năm 2013, Hiệp hội dự

kiến sẽ đảy mạnh xúc tiến thương mại. Dự kiến một diễn đàn công nghiệp điện tử quốc tế tại Việt
Nam, quy tụ những quốc gia có nền công nghiệp điện tử phát triển nhưu Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ,..
cùng đến Việt Nam sẽ là cơ hội để doanh nghiệp Việt có thể thu hút đầu tư qua các phương tiện liên
doanh, liên kết, trở thành doanh nghiệp vệ tinh cho những thương hiệu điện tử quốc tế hàng đầu.
Cụ thể hơn Hiệp hội cần tích cực tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại đối với thị
trường EU với nhiều hình thức và nội dung khác nhau.
Một số Diễn đàn-hội chợ-triển lãm ngành công nghiệp điện tử mà Hiệp hội cũng như các
doanh nghiệp điện tử Việt Nam nên tham gia như:
-

Electronica –hàng đầu hội chợ thương mại quốc tế
Triển lãm máy tính Computex Taipei ( 4 ngày bắt đầu từ ngày 4/6/2013 tại Đài Loan)
Tour hội chợ điện tử-điện lạnh Thái Lan ( 5 ngày bắt đầu từ ngày 10/10/2013)
Hội chợ Canton fair Quảng Châu

1.3 Giải pháp từ phía các Doanh nghiệp
Vì đây là một thị trường hết sức khắt khe, do vậy các doanh nghiệp VN khi vào thị trường
EU, nhất thiết phải đầu tư cho nghiên cứu thị trường, dù tốn kém, nhưng chỉ vậy thì mới phát triển
bền chặt.




Tìm hiểu thị trường EU

Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cần biết rõ đối tác của mình là ai? Họ có nhu cầu gì? Họ yêu
cầu gì về sản phẩm?... Đối với thị trường khắt khe như EU thì điều này càng cần phải chuẩn bị kỹ
càng hơn. Cần phải chắc chắn rằng sản phẩm của mình không gặp vấn đề gì khi xuất khẩu, và điều
quan trọng là phải tìm ra được kênh phân phối phù hợp cho xuất khẩu sản phẩm điện tử đến được
với người tiêu dùng ở thị trường EU.



Nghiên cứu mở rộng thị trường

Từ thực trạng xuất khẩu nhóm hàng mát vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam
sang thị trường EU cho thấy mặc dù đây là một thị trường rộng lớn với 27 quốc gia thành viên, tuy
nhiên xuất khẩu nhóm hàng này mới chỉ giới hạn ở một số quốc gia như Đức, Pháp, Hà Lan, Anh,..
Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần có những bước đi chiến lược để có thể xâm nhập
vào thị trường các nước này thông qua việc tổ chức các hội thảo, xúc tiến thương mại,… thông qua
đó giới thiệu các sản phẩm của Việt Nam tới các thị trường mới này.


Xúc tiến,quảng bá về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài

- Tham gia các hội trợ, triển lãm
- Quảng cáo sản phẩm, hình ảnh qua các phương tiện như: báo chí, truyền hình, qua
mạng
- Tài trợ cho các hoạt động xã hội
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sản phẩm, về doanh nghiệp
- Khuyến mãi sản phẩm và tổ chức dùng thử tại nơi công cộng hoặc tại gia đình


Xây dựng chiến lược thương mại điện tử

Thương mại điện tử hiện nay là một xu hướng thương mại rất được ưa chuộng trên thế giới.
Để có thể áp dụng buôn bán thương mại điện tử đối với các đối tác ở EU. Doanh nghiệp điện tử
Việt Nam cần kết nối được với các trang thông tin buôn bán ở thị trường này. Đưa ra các thông tin


hữu ích về chất lượng sản phẩm, giá cả canh tranh, quảng cáo bắt mắt,.. để có thể tiếp cận với

phương thức bán hàng mới này.


Đào tạo nguồn nhân lực

Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam phải chú trọng đến việc đào tạo các kỹ sư, công nhân có
trình độ tay nghề vững vàng, cố gắng tạo điều kiện cho các cán bộ chủ chốt đi đào tạo ở các nước
chính hãng theo định kỳ để không ngừng cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên ngành. Các công
ty phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ,công nhân viên từ những kiến thức cơ bản đến
những kiến thức chuyên ngành, tránh tình trạng đào tạo tràn lan nhưng kém chất lượng.
Để có thể tuyển chọn được đội ngũ cán bộ trẻ, nhanh nhạy, nắm bắt được công nghệ hiện đại
và có khả năng sáng tạo thì ngay từ bây giờ, các DN điện tử Việt Nam nên quan tâm đến sinh viên
các trường đại học, đặc biệt là khối kinh tế, kỹ thuật như trao quà, cấp học bổng,.. Việc làm này sẽ
đem lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp. Riêng đối với các cán bộ đang tại chức, các
doanh nghiệp cần tiếp tục mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nhằm rà soát lại toàn bộ lượng lao động
hiện nay có để thay thế những người quá kém. Đồng thời, khuyến khích đội ngũ công nhân viên
nâng cao tay nghề qua các cuộc thi nhằm tạo động lực để họ phấn đấu.


Đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng

Đặc điểm tiêu dùng của thị trường EU hàng hóa được nhập khẩu vào EU phải đảm bảo tiêu
chuẩn về chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã, vệ sinh an toàn cao. Người tiêu dùng Châu Âu thường có
thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng thế giới vì họ tin rằng những nhãn hiệu nổi
tiếng này gắn với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời cho nên những sản phẩm này sẽ rất an
toàn về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Chính là vậy, các doanh nghiệp sản xuất và xuất
khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện phải tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của thị trường EU.Xây dựng hệ thống các phòng đo kiểm chất lượng sản phẩm điện
tử theo tiêu chuẩn quốc tế. Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia chương trình xây
dựng hệ thống quản lý chất lượng. Hướng dẫn đăng ký sở hữu doanh nghiệp và đăng kỹ nhãn hàng.



Rà soát kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất sang EU


Để cạnh tranh tại thị trường EU, các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu cần rà soát chất lượng
sản phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng EU, không lạm dụng chiến lược giá cả
cạnh tranh,không nên kinh doanh theo hướng ngắn hạn mà cần hướng tới lợi ích lâu dài của doanh
nghiệp nhằm bảo vệ lợi ích doanh nghiệp nói riêng và của Việt Nam nói chung, tận dụng triệt để
những cơ hội phát sinh trong chính sách thương mại của nước sở tại để tăng cường biện pháp hữu
hiệu để hàng hóa Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng EU la thông qua cộng đồng người Việt Nam
hiện đang sinh sống tại EU. Lực lượng này hiện có số lượng khá lớn tại EU, nhu cầu dùng hàng
hóa Việt Nam của họ là có thật, nhưng họ không có cơ hội để thỏa mãn nhu cầu này.


Xây dựng thương hiệu cho điện tử Việt Nam

Hiện nay, chưa có một thương hiệu điện tử mạnh nào của Việt Nam chiếm được sự tin tưởng
của người tiêu dùng.Các doanh nghiệp điện tử nên có chiến lược xây dựng thương hiệu trong dài
hạn để có thể cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu với các doanh nghiệp FDI vốn đã có thương
hiệu lớn trên thị trường. Tạo dựng được thương hiệu uy tín thì việc xuất khẩu sang thị trường EU
của các doanh nghiệp điện tử sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.


LỜI KẾT
Với quy mô lớn, tốc độ tăng nhanh và chuyển vị thế từ nhập siêu sang xuất siêu của
mặt hàng điện thoại và linh kiện điện tử này đủ thấy được sự tiến bộ vượt bậc của Việt
Nam trong xuất nhập khẩu các mặt hàng kỹ thuật hiện đại.
Đạt được kết quả trên một phần là do lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
lĩnh vực này đạt quy mô khá và nhanh chóng đưa vào hoạt động. Trước kết quả sáng sủa

này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục đầu tư để hình thành doanh nghiệp mới với quy mô
lớn. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là chúng ta một mặt cần đẩy mạnh xuất khẩu của khu vực
kinh tế trong nước, mặt khác cần tranh thủ kỹ thuật- công nghệ hiện đại, trình độ quản lý
tiên tiến, giải quyết công ăn việc làm cho lao động và phát triển công nghiệp phụ trợ phù
hợp để tận dụng sự phát triển này.
Nhà nước cần có nhiều chính sách và giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy mạnh hơn nữa
nhóm mặt hàng điện thoại và linh kiện, đẩy mạnh XK vào thị trường Trung Đông, như
đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp Việt Nam quảng bá
thông tin sản phẩm đến khách hàng và doanh nghiệp tại thị trường bản địa; tham gia các
hội chợ, triển lãm; tổ chức các hội thảo doanh nghiệp hoặc tiếp xúc khách hàng trực
tuyến giữa hai bên. Tổ chức các đoàn giao thương sang khảo sát thị trường, tiếp xúc với
các hiệp hội ngành hàng, các hệ thống nhập khẩu tại thị trường sở tại thuộc chương trình
xúc tiến thương mại đẩy mạnh tình hình xuất siêu của Việt Nam ra thị trường quốc tế.



×