Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Bài tập lớn marketing về chiến lược đại dương xanh của vietel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.12 KB, 13 trang )

BÀI TẬP MARKETING
-

Chiến lược marketing phá cách của thương hiệu Phở 24
-

Sự khác biệt thông qua kênh phân phối của viettel

Câu 1: Anh/chị hãy đưa ra 1 thí dụ về 1 doanh nghiệp tại Việt Nam mà
theo anh/chị đang thực thi chiến lược Đại Dương Xanh hoặc Marketing Phá
Cách (hoặc có biểu hiện đang đi theo định hướng này). Lý giải vì sao anh/chị
lại cho là như vậy.
Có thể nói, hầu như ở bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào, việc cạnh tranh
trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt; các biện
pháp cạnh tranh thông thường và lối tư duy truyền thống trong thị trường đã phân
khúc ngày càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Trong bối cảnh đó, các học giả Kim và Mauborgne - hai giáo sư tại Viện
Insead của Pháp - đã tổng kết các nghiên cứu của họ về một chiến lược phát triển
và mở rộng một thị trường trong đó không có cạnh tranh hoặc sự cạnh tranh là
không cần thiết mà các công ty có thể khám phá và khai thác. Họ đặt tên cho các
thị trường này là "những đại dương xanh"
Đại dương xanh là những khoảng trống thị trường chưa được khai phá, đầy
giá trị tiềm năng, còn vô số cơ hội phát triển hứa hẹn lợi nhuận cao. Trong mô
hình đại dương này, sự cạnh tranh là chưa cần thiết, bởi luật chơi chưa được thiết
lập.
Thương trường trong "Chiến lược đại dương xanh" không phải là nơi diễn ra
sự cạnh tranh đối đầu khốc liệt, mà là sự cạnh tranh bằng trí tuệ, tạo ra những điều
chưa ai làm hoặc nghĩ đến.Chiến lược không cố gắng để cân bằng giá trị/ chi phí


mà chuyển hướng sang phá vỡ cân bằng giá trị/chi phí. Hoạt động của công ty


không đặt toàn bộ trong việc theo đuổi sự khác biệt hoặc theo đuổi chi phí thấp mà
vừa theo đuổi sự khác biệt, đồng thời vừa theo đuổi chi phí thấp.
Như vậy, tinh thần chính của chiến lược “Đại dương xanh” là: một hướng đi
mới mang tính sáng tạo và độc đáo sẽ mang tới sự đột phá cho các doanh nghiệp
mới “vào nghề”. Chiến lược này đã trở thành bí quyết thành công của không ít
doanh nghiệp.
Nếu đã từng đến thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội, chắc hẳn bạn đã từng
thấy Phở 24, một McDonald's của phở bò Việt Nam - theo như nhận định của
nhiều người, đặc biệt là người nước ngoài. Phở là món ăn nổi tiếng nhất của Việt
Nam nhưng nó đã từng được biết đến như là thức ăn lề đường trong nhiều thập kỷ
qua. Lúc đi ăn tiệm ở ngoài thấy tiệm phở bình dân có nhiều hạn chế từ khâu vệ
sinh, chất lượng cho đến phục vụ…, mặt khác, nhận thấy kinh doanh phở mặt
bằng nhỏ, vốn đầu tư ít, thủ tục điều hành được tiêu chuẩn hóa, và quan trọng nhất
là chất lượng hàng đầu của món ăn, những người sáng lập thương hiệu Phở 24 đã
thấy được cơ hôi tuyệt vời này để tạo nên một khái niệm kinh doanh mới đáp ứng
những tiêu chuẩn cao nhưng vẫn giữ được giá trị truyền thống. Đó là cải tiến một
mô hình tiệm phở với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp. Giá cả so với tiệm bình
dân

thì

cao,

nhưng

đối

với

chi


phí

nhà

hàng

thì

quá

rẻ.

Đi vào hoạt động từ năm 2006, sau gần 2 năm nghiên cứu thị trường – đặc
biệt là khẩu vị của khách hàng – Phở 24 đã sáng tạo ra một hương vị độc nhất cho
nước dùng phở bắt nguồn từ 24 loại nguyên liệu và gia vị hảo hạng. Hương vị đặc
biệt này được đón nhận nồng nhiệt không chỉ bởi các khách hàng ở thành phố Hồ
Chí Minh, mà còn từ Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Vũng Tàu, Nha Trang, và
các tỉnh thành khác. Tuy nhiên, thị trường nước ngoài mới là lớn nhất.


Trong 2 năm đầu, thông qua các quán phở đầu tiên, Phở 24 tập trung mạnh
vào xây dựng tính đồng bộ xuyên suốt tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh
Phở 24 với mục đích tạo nền tảng vững mạnh cho chiến lược franchise dài hạn sau
này. Nói khác đi, Phở 24 chọn hướng đi tập trung vào chất lượng và chiều sâu của
mô hình kinh doanh nói chung và mô hình nhượng quyền kinh doanh nói riêng
trước khi bành trướng ra chiều rộng.
Để đảm bảo các thủ tục pháp lý được chặt chẽ ngay từ đầu, Phở 24 đã đầu tư
đáng kể vào các khâu đăng ký nhãn hiệu trong và ngoài nước, nhờ luật sư tư vấn
soạn thảo hợp đồng nhượng quyền mẫu… Các khâu về tổ chức, đào tạo, huấn

luyện cũng được chuẩn bị từng bước để có thể chuyển giao và hổ trợ đắc lực cho
phía đối tác mua franchise. Phở 24 quyết định áp dụng hình thức nhượng quyền
công thức kinh doanh, trong đó phía đối tác mua franchise được nhượng quyền sử
dụng thương hiệu và được hướng dẫn và đào tạo chi tiết cách thức tổ chức, điều
hành.
Chương trình đào tạo cho đối tác mua franchise Phở 24 bao gồm thời gian 23 tuần huấn luyện tại trung tâm đào tạo của tập đoàn dưới hình thức lớp học lý
thuyết và thực hành ngay cửa hàng phở hoạt động. Phía đối tác mua franchise
được yêu cầu gửi ít nhất một nhân viên quản lý, 1 nhân viên bếp và 1 đại diện chủ
đến trung tâm để được huấn luyện miễn phí. Các nhân viên này sau đó sẽ cùng với
đội ngũ chuyên gia của tập đoàn huấn luyện toàn thể nhân viên còn lại của cửa
hàng franchise. Đội ngũ chuyên gia của tập đoàn này sẽ có mặt tại cửa hàng
franchise trước và sau ngày khai trương ít nhất 3 ngày.
Để được cấp quyền sử dụng thương hiệu và công thức vận hành một quán
Phở 24 với những tiêu chuẩn đồng bộ, đối tác mua franchise phải trả cho chủ
thương hiệu Phở 24 một khoản phí ban đầu (trả một lần duy nhất) cộng thêm một


khoản phí hàng tháng. Chí phí hàng tháng này là chi phí sử dụng (hay thuê thì
đúng hơn) thương hiệu, nhãn hiệu và những dịch vụ hổ trợ khác như khuyến mãi,
quảng bá, tiếp thị, đào tạo, tư vấn,… từ phía chủ thương hiệu Phở 24 trong suốt
quá trình 5 năm của hợp đồng nhượng quyền kinh doanh.
Do đặt trọng tâm phát triển chiều sâu trước nên Phở 24 phải chấp nhận tốc độ
nhân rộng mô hình kinh doanh chậm hơn nhiều so với nhu cầu của thị trường, và
điều này cũng tạo nên một rủi ro cho chủ thương hiệu: đó là rủi ro bị các đối thủ
cạnh tranh sao chép mô hình kinh doanh. Để đối phó với rủi ro này, chủ thương
hiệu Phở 24 chỉ còn cách đánh bóng và xây dựng thương hiệu mình thật vững
mạnh vì chỉ có thương hiệu là không thể sao chép được. Mạng lưới tiếp thị và
quảng cáo phủ sóng khắp nước cũng là một thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranh
mới không thể so sánh được.
Một trong những chiến thuật quan trọng của việc xây dựng thương hiệu Phở

24 là củng cố liên tục tính ổn định và đồng bộ của chuỗi quán phở, đặc biệt đối với
chất lượng món ăn, chất lượng dịch vụ, trang trí nội thất, đồng phục nhân viên,
bảng hiệu và hầu như tất cả các dụng cụ và trang thiết bị dù thật nhỏ trong quán.
Xây dựng một văn hoá chung xuyên suốt các tầng lớp của công ty (văn phòng
trung tâm, cửa hàng của công ty, cửa hàng franchise…) cũng được đặt lên hàng
đầu.
Lực lượng quản lý nòng cốt được xây dựng dựa trên tính toán tầm vóc công
ty muốn phấn đấu ít nhất từ 2 đến 3 năm sau. Công ty phải luôn chuẩn bị đào tạo
và tuyển dụng đủ nhân sự giỏi và có kinh nghiệm phù hợp để sẵn sàng điều hành
công ty thời điểm 2-3 năm sau, chứ không phải khi cần mới bắt đầu tuyển dụng.
Do đó chi phí của bộ phận hành chính, điều hành trước mắt lúc nào cũng có
vẻ rất cồng kềnh so với nghề kinh doanh các quán phở. Đặc biệt trong đó chủ quán


đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, việc nghiên cứu hồ sơ, phỏng vấn để
“chọn mặt gửi vàng“ đối tác mua franchise phải được đặt lên hàng đầu.
Đối với Cty. Phở 24 thì ít khi nghiên cứu thị trường bằng con số mà bằng
cách chuyện trò trực tiếp với khách hàng.PHỞ 24 đã phát triển với qui mô rất
nhanh ở trong nước và bắt đầu xuất khẩu. Định vị vào phục vụ lớp khách hàng có
thu nhập cao, PHỞ 24 đã độc chiếm phân khúc thị trường cao cấp có lợi nhuận
tốt. Đến tháng 7 năm 2011, Phở 24 đã mở được 53 cửa hàng trong nước: tại thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang, Bình Dương, và 18
cửa hàng ngoài nước như Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), Phnom Penh
(Campuchia), Hồng Kông và Tokyo (Nhật Bản). Phở 24 dự định mở thêm cửa
hàng ở một số thành phố chính của Việt Nam cũng như nước ngoài nơi có đông
dân cư người Châu Á.Vào năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 & 2009. Phở 24 liên
tiếp thắng giải "The Guide Awards" do bạn đọc bầu chọn của báo Vietnam
Economics Times, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam và tạp chí Tư Vấn Tiêu
Dùng.Năm 2008 Phở 24 được trao giải thưởng "International franchiser of the
year" công nhận bởi FLA Singapore. Năm 2010, Phở 24 lọt vào Top 10 của cuộc

bình chọn "Sài gòn - 100 điều thú vị" do khách du lich trong và ngoài nước bình
chọn.
Phở 24 đang dần trở thành chuỗi nhà hàng có hệ thống và phổ biến nhất tại
Việt Nam. Bên cạnh đó, Phở 24 chắc chắn là một sự thay thế tốt cho sức khỏe so
với thức ăn nhanh. Nó tượng trưng cho tâm hồn và trái tim của đất nước, con
người Việt Nam. Rất có thể cách làm của Phở24 lại trở thành một luận điểm bổ
sung cho bài học kinh doanh của Chan Kim và Renée Mauborgne – chiến lược
“Đại dương xanh”.


Câu 2: Anh/chị hãy phân tích 1 thí dụ về 1 doanh nghiệp tại Việt Nam
tạo được sự khác biệt thông qua kênh phân phối hoặc 1 tình huống xung đột
(conflict) trong các kênh phân phối của 1 doanh nghiệp tại Việt Nam và đề
xuất hướng giải quyết.
I. MỞ ĐẦU
Thế giới đang bước sang một kỷ nguyên mới kỷ nguyên của công nghệ thông tin
và hội nhập toàn cầu. công nghệ thông tin và công nghệ toàn cầu cung không
ngừng tiến bộ và phát triển. Đặc biệt, mạng điện thoại di động tuy mới xâm nhập
vào thị trường Việt Nam trong 10 năm trở lại đây nhưng ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Từ khi mới xâm nhập thị
trường Việt Nam cho đến tháng 10 năm 2004 thị trường dịch vụ điện thoại di động
là độc quyền của Công ty VNPT thông qua hai mạng điện thoại di động là VINA
Phone và MOBILE Phone.
Ra đời vào tháng 10 năm 2004, để cạnh tranh với 2 mạng điện thoại di động đã
phát triển và có thị trường rộng lớn trên, Công ty VNPT VIETTEL đã áp

dụng

chính sách cạnh tranh thông qua giá và xây dựng một hệ thống kênh phân phối
vững chắc để chiếm lĩnh mở rộng thị trường.

II. SỰ KHÁC BIỆT THÔNG QUA KÊNH PHÂN PHỐI CỦA VIETTEL
1. Khái niệm kênh phân phối
Kênh phân phối là tập hợp tất cả những cá nhân hay doanh nghiệp độc lập và
phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa sản phẩm, dịch vụ từ người sản
xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.


Hình: Các dòng chảy trong kênh phân phối
2. Chiến lược kênh phân phối của Viettel
Nhìn lại thị trường viễn thông di động Việt Nam khi Viettel chính thức trở
thành nhà cung cấp dịch vụ, 97% thị phần đều do hai doanh nghiệp thuộc VNPT
nắm giữ, S – fone chỉ có số thị phần “khiêm tốn” là 3%. Mặc dù đã thành công ở
một số lĩnh vực bưu chính viễn thông, nhưng VIETTEL chưa hề có kinh nghiệm
trong lĩnh vực thông tin di động. Viettel cũng nhanh chóng gia nhập thị trường đầy
hứa hẹn này với chiến lược dàn quân trên diện rộng để chiếm lĩnh thị trường. Đây
cũng là “chiêu” mà Viettel đã rất thành công khi “nhảy” vào thị trường cung cấp
dịch vụ điện thoại di động cách đây 4 năm. Theo thông lệ, các doanh nghiệp viễn
thông di động mới thành lập thường xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng thành phố
lớn, nơi có đông dân cư với nhu cầu sử dụng điện thoại di động lớn để nhanh
chóng thu hồi vốn rồi mới mở rộng vùng phủ sóng. VIETTEL không đi theo
“truyền thống” ấy mà tự chọn cho mình một hướng đi riêng: “Mạng lưới đi trước,


kinh doanh đi sau”, hoàn thiện hệ thống kĩ thuật ở 64/64 tỉnh thành rồi mới bắt đầu
cung cấp dịch vụ. Chính sách khá “mạo hiểm” của VIETTEL là “sự đi ngược lại
truyền thống”, sự sáng tạo cần thiết để làm nên một “cuộc cách mạng” trong lĩnh
vực viễn thông di động tại Việt Nam.
- Hệ thống kênh phân phối:
Tổng công ty Viettel------->Hệ thống các chi nhánh, đại lý sim/thẻ------>Khách
hàng

- Về phương thức phân phối:
Viettel sử dụng cả cách thức phân phối rộng rãi và phân phối độc quyền:


Phân phối rộng rãi: Viettel đã tổ chức mạng lưới các đại lý sim ở tất cả các địa

phương trong cả nước.


Phân phối độc quyền: tại các quận, huyện tuỳ vào mức độ tập trung dân cư

công ty mở 1 hoặc hơn 1 chi nhánh độc quyền Viettel và họ chỉ kinh doanh dịch
vụ của Viettel mà không kinh doanh dịch vụ của bất cứ đối thủ nào.
Bảng: Hệ thống các cửa hàng, chi nhánh của Viettel
Tỉnh, TP
trực
thuộc
TW

SL CN,
cửa
hàng

Tỉnh, TP

SL

trực

CN,


thuộc

cửa

TW

hàng

Đồng

trực thuộc

cửa

TW

hàng

Kiên

An Giang

10

Bạc Liêu

7

Đồng Nai


11

Kon Tum

6

Bắc Kạn

9

Cần Thơ

11

Lai Châu

4

Tháp

7

Tỉnh, TP SL CN,

Giang

10

Tỉnh, TP

trực
thuộc
TW
Quảng
Ninh
Quảng
Trị
Sơn La

SL CN,
cửa
hàng

12

8
8


Bắc Ninh
Bắc
Giang
Bến Tre

7

9

Gia Lai
Hưng

Yên

9

Long An

7

8

Lâm Đồng

7

6

Hà Giang

10

Lào Cai

7

9

Hà Nam

5


Lạng Sơn

12

7

Hà Tây

15

Nam Định

11

7

Hà Nội

26

Nghệ An

20

Bình Định

6

Hà Tĩnh


7

Ninh Bình

7

Cao Bằng

11

Cà Mau

6

Điện Biên

3

Đà Nẵng

8

Hòa Bình

7

Đắk Lăk

12


TPHCM

53

Đăk Nông

6

Bình
Dương
Bình
Phước
Bình
Thuận

Hải
Dương
Hài
Phòng
Hậu
Giang

Khánh
Hòa

13

Ninh
Thuận


9

Quảng
Ngãi

Bình
Thái
Nguyên
Tiền
Giang
TT Huế
Tuyên
Quang

9

12

10

11

7

8

Phú Yên

8


Thái

18

Tây Ninh

5

Nam

Hóa

5

10

Quảng

Thanh

4

Trà Vinh

Phú Thọ

Bình

Trăng


5

10

Quảng

Sóc

8

10

8

Vĩnh
Long
Vĩnh
Phúc
Vũng
Tàu
Yên Bái

8

10

6

10



- Hiện nay, kênh phân phối của Viettel được chia thành 2 nhánh chính: Tiến tới 81
siêu thị bán lẻ với quy mô lớn ở các thành phố, thị xã, và hơn 600 cửa hàng đa
dịch vụ (outlet) với diện tích quy mô nhỏ hơn ở tuyến huyện.
- Bên cạnh đó, Viettel còn mua lại hệ thống bán lẻ ĐTDĐ Nettra vốn một thời
được mệnh danh là “cơn lốc cam”, một động thái gây bất ngờ cho cả thị trường.
Chính thức ra mắt từ tháng 3/2006, trong vòng chưa đầy 3 tháng xuất hiện trên thị
trường bán lẻ di động, chuỗi các cửa hàng bán lẻ Nettra đã phủ kín các địa bàn
trọng điểm của cả nước.Tất cả các cửa hàng điện thoại của Nettra đều có chung
một mẫu thiết kế, phong cách trình bày và hình thức phối màu tạo cảm giác mạnh
và rất ấn tượng trong nhận thức của người tiêu dùng.
- Sau đó, Viettel đã nhanh chóng “lấn sân” sang lĩnh vực phân phối máy điện thoại
di động bằng việc mở các siêu thị điện thoại di động ở 64 tỉnh thành với giá cả
được xem là cạnh tranh nhất trong số các nhà bán lẻ hiện nay.
- Từ ngày 17/9/2008 Viettel chính thức cung cấp dịch vụ bán hàng qua website tại
địa chỉ: giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí
đi lại, ngoài ra nó còn phù hợp với quỹ thời gian ngày càng eo hẹp của người dân
trong một xã hội năng động. Với động thái thực hiện bán hàng qua mạng internet,
Viettel lại một lần đi trước một bước trong việc đa dạng hóa công tác bán hàng,
liên tục tìm ra những kênh bán hàng mới, đồng thời tối ưu hóa sự tiện lợi dành cho
khách hàng. Viettel kỳ vọng kênh bán hàng online sẽ trở thành một kênh bán hàng
quan trọng trong thời gian tới, song hành và hỗ trợ cho các kênh bán hàng truyền
thống.Với việc thực hiện thêm kênh bán hàng online, hệ thống kênh phân phối của
Viettel càng thêm sâu rộng.
Với chiến lược phân phối mà Viettel đã sử dụng thì có thể thấy họ đã tấn công các
đối thủ bằng chiến lược “Tấn công sườn”.
3. Kết quả đạt được


Thành tựu

- Khi thị trường viễn thông hội tụ đến 8 nhà cung cấp dịch vụ di động:
Vinaphone, Mobifone, Viettel, HT mobile, EVN Telecom, S-fone, Gtel mobile
và Beeline thì người ta vẫn thấy được sự khác biệt của Viettel. Đó là:
- Doanh nghiệp có số lượng thuê bao di động lớn nhất: Số lượng thuê bao của
Viettel lên tới hơn 20 triệu thuê bao, chiếm trên 40% thị phần di động.
- Doanh nghiệp có vùng phủ sóng rộng nhất: Hiện Viettel có khoảng 12.000
trạm thu phát sóng, không chỉ phủ sóng tại các thành thị mà sóng Viettel đã về sâu
đến vùng nông thôn, vùng hải đảo xa xôi. Thuê bao di động Viettel có thể gọi đi
bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào đều không sợ bị nghẽn.
- Viettel đã đạt được danh hiệu “Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam ngành
hàng Bưu chính-Viễn thông-Tin học” do người tiêu dùng bình chọn, là doanh
nghiệp đầu tiên phá thế độc quyền trong ngành Bưu chính Viễn thông ở Việt Nam.
- Là mạng di động đứng đầu Việt Nam với việc cung cấp dịch vụ GPRS trên
toàn quốc, có 11 triệu thuê bao, và là một trong những mạng di động có tốc độ
phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn).
Số 1 về dịch vụ di động tại Việt Nam.
Số 1 về tốc độ truyền dẫn cáp quang ở Việt Nam.
Số 1 về mạng lưới phân phối ở Việt Nam.
Số 1 về đột phá kỹ thuật
- Trong khu vực: Viettel là doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tiên đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài, đứng vị trí số 1 Campuchia về hạ tầng viễn thông.


- Trên thế giới: Doanh nghiệp nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất
thế giới.Mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless
Intelligence bình chọn). *17.000 là số trạm BTS 3G Viettel phát sóng sau 1 năm
khai trương mạng di động thế hệ thứ 3. Với con số này, Viettel hiện đang sở hữu
mạng 3G lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
- 130.000 là số kilomet cáp quang Viettel đang vận hành khai thác tính đến
hết tháng 3/2011.

- 90% là số xã, phường, thị trấn đã được cáp quang Viettel phủ tới tính đến
hết tháng 3/2011.
- 110 Số siêu thị Viettel hiện có trên toàn quốc. Như vậy Viettel vẫn là nhà
bán lẻ viễn thông có hệ thống siêu thị lớn nhất Việt Nam
- 15.500tỷ Là lợi nhuận của Viettel trong năm 2010, tăng 52% so với 2009 và
trở thành doanh nghiệp đứng thứ 2 Việt Nam về lợi nhuận.
3.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, Viettel vẫn tồn tại một số hạn chế
như: Chất lượng các dịch vụ chưa cao: Sóng kém mạng yếu, tắc nghẽn mạng.
III. KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu chiến lược tạo sự khác biệt thông qua kênh phân phối
của Tổng công ty Viettel chúng ta có thể hiểu được chiến lược giúp cho thương
hiệu VIETTEL lần lượt vượt qua khó khăn để ngày nay trở thành thương hiệu viễn
thông số 1 tại Việt nam,đứng thứ 83 trên thế giới. Đó là các gói cước tính có lợi
cho khách hàng, các cách chăm sóc khách hàng tốt, các tiện ích dựa trên kênh
phân phối rộng khắp và có chiều sâu... đã góp phần làm cho Viettel thành công
hơn.


Việt Nam đang hòa nhập thực sự vào WTO, mang theo những cơn bão đã và
đang được báo trước. Tuy nhiên một điều kỳ lạ là cho dù bão lớn đến bao nhiêu thì
mắt bão lại là nơi bình yên nhất. Những điều tổng công ty Viettel đã làm được sẽ
là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp tiệm cận được các “mắt bão” khi hệ thống
các cơn bão đi qua.

Tài Liệu Tham Khảo
1 Website pho24 www.pho24.com.vn
2 Wbsite viettel www.viettellelecom.vn
3 Sách (( Chiến Lược Dại Dương Xanh )) -Chan Kim&Renée
4 Giáo trình marketinh căn bản TRường ĐHKTQD

5 Website vnesxpres.net vnecom.vn



×