Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Sử dụng trò chơi học tập củng cố biểu tượng về gia đình cho trẻ lớp mẫu giáo ghép dân tộc thiểu số ê đê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

PHAN THỊ CA

SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP CỦNG CỐ BIỂU TƢỢNG
VỀ GIA ĐÌNH CHO TRẺ LỚP MẪU GIÁO GHÉP
DÂN TỘC THIỂU SỐ Ê ĐÊ.

Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số: 60.14. 01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hoàng Thị Phƣơng

HÀ NỘI - 2017


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

GV

Giáo viên

MN

Mầm non



GVMN

Giáo viên mầm non

MGHM

Mầu giáo Họa Mi

ĐC

Đối chứng

TN

Thực nghiệm

TNTTN

Thực nghiệm trước thực nghiệm

TNSTN

Thực nghiệm sau thực nghiệm

TC

Tiêu chí

TB


Trung bình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
8. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 5
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC
TẬP CỦNG CỐ BIỂU TƢỢNG VỀ GIA ĐÌNH CHO TRẺ LỚP MG
GHÉP 3-5 TUỔI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ê ĐÊ .......................................... 6
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................. 6
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................ 6
1.1.2. Ở trong nước ......................................................................................... 12
1.2. Cơ sở lý luận của việc sử dụng trò chơi học tập củng cố biểu tượng về gia
đình cho trẻ lớp mẫu giáo ghép dân tộc thiểu số ÊĐê .................................... 15
1.2.1. Gia đình và vai trò của nó đối với sự phát triển trẻ mầm non. ............ 15
1.2.1.1. Khái niệm “Gia đình”........................................................................ 15
1.2.1.2. Cấu trúc và chức năng của gia đình Việt Nam. ................................. 16
1.2.1.3. Đặc điểm gia đình truyền thống dân tộc Ê Đê ở Việt Nam ............... 20
1.2.1.4. Vai trò của gia đình đối với sự phát triển của trẻ mầm non.............. 22
1. 3. Trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo ........................................................... 23
1. 3.1. Khái niệm “Trò chơi học tập” ............................................................. 23
1.3.2. Phân loại trò chơi học tập .................................................................... 25
1.3.2.1 Phân loại trò chơi ............................................................................... 25

1.3.2.2. Phân loại trò chơi học tập ................................................................. 25


1.3.3. Cấu trúc của trò chơi học tập. .............................................................. 26
1.3.4. Đặc điểm trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo ........................................ 28
1. 4. Đặc điểm trẻ lớp mẫu giáo ghép 3-5 tuổi dân tộc thiểu số ÊĐê ............. 30
1. 4.1. Khái niệm “Lớp ghép”, “Lớp mẫu giáo ghép” ................................... 30
1.4.2. Đặc điểm lớp mẫu giáo ghép 3-5 tuổi dân tộc thiểu số Ê Đê ............... 31
1.4.3. Đặc trưng của chương trình giáo dục trẻ lớp mẫu giáo ghép 3-5 tuổi
dân tộc thiểu số Ê Đê ...................................................................................... 32
1. 5. Trò chơi học tập với việc củng cố biểu tượng về gia đình cho trẻ lớp mẫu
giáo ghép dân tộc thiểu số ÊĐê ....................................................................... 33
1. 5.1. Khái niệm “Biểu tượng”, “Biểu tượng gia đình” ............................... 33
1.5.1.1. Khái niệm “Biểu tượng” ................................................................... 33
1.5.1.2. Khái niệm “Biểu tượng về gia đình” ................................................. 36
5.2. Nội dung giáo dục biểu tượng gia đình cho trẻ mẫu giáo ghép 3-5 tuổi. 37
1.5.2.1. Nội dung giáo dục biểu tượng gia đình cho trẻ 3-4 tuổi: .................. 37
1.5.2.2. Nội dung giáo dục biểu tượng gia đình cho trẻ 4-5 tuổi: .................. 38
1.5.2.3. Nội dung giáo dục biểu tượng gia đình cho trẻ 5-6 tuổi : ................. 39
1.5.2.4. Nội dung giáo dục biểu tượng gia đình cho trẻ lớp ghép 3-5 tuổi .... 40
1.5.3. Ưu thế của trò chơi học tập đối với việc củng cố biểu tượng về gia đình
cho trẻ lớp mẫu giáo 3-5 tuổi dân tộc thiểu số ÊĐê........................................ 41
Kết luận chƣơng 1: ........................................................................................ 44
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP HÌNH
THÀNH BIỂU TƢỢNG GIA ĐÌNH CHO TRẺ LỚP MG GHÉP DÂN
TỘC THIỂU SỐ Ê ĐÊ .................................................................................. 45
2.1. Thực trạng sử dụng trò chơi học tập hình thành biểu tượng về gia đình
cho trẻ lớp MG ghép 3-5 tuổi dân tộc thiểu số ÊĐê của giáo viên ................. 45
2.1.1. Mục đích điều tra. ................................................................................. 45
2.1.2 Nội dung điều tra. .................................................................................. 45



2.1.3 Phương pháp điều tra. ........................................................................... 45
2.1.4 Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 45
2.2. Thực trạng mức hình thành biểu tượng về gia đình của trẻ lớp mẫu giáo
ghép 3-5 tuổi dân tộc thiểu số ÊĐê. ................................................................ 56
2.2.1 Mục đích khảo sát .................................................................................. 56
2.2.2 Đối tượng khảo sát ................................................................................. 56
2.2.3 Nội dung khảo sát................................................................................... 56
2.2.4. Phương pháp khảo sát........................................................................... 57
2.2.4.1. Cách tiến hành khảo sát ..................................................................... 59
2.2.4.2. Kết quả khảo sát. ................................................................................ 59
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 64
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP
CỦNG CỐ BIỂU TƢỢNG GIA ĐÌNH CHO TRẺ LỚP MG GHÉP 3-5
TUỔI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ê ĐÊ............................................................. 65
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................. 65
3.1.1. Một số biện pháp sử dụng trò chơi học tập củng cố biểu tượng về gia
đình cho trẻ lớp ghép 3-5 tuổi vùng dân tộc thiểu số Ê Đê. ........................... 67
3.1.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp sử dụng trò chơi học tập củng cố biểu
tượng gia đình cho trẻ lớp ghép 3-5 tuổi dân tộc thiểu số Ê Đê. .................... 89
CHƢƠNG 4: THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRÒ
CHƠI HỌC TẬP CỦNG CỐ BIỂU TƢỢNG GIA ĐÌNH CHO TRẺ LỚP
MG GHÉP 3-5 TUỔI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ê ĐÊ ................................. 91
4.1.Mục đích thực nghiệm .............................................................................. 91
4.2. Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 91
4.3. Mẫu thực nghiệm ..................................................................................... 91
4.4. Cách tiến hành thực nghiệm..................................................................... 92
4.5. Cách đánh giá thực nghiệm ......................................................................... 93



4.6. Kết quả thực nghiệm. ............................................................................... 93
4.6.1. Kết quả khảo sát mức độ hình thành về biểu tượng gia đình của trẻ lớp
ghép 3-5 tuổi dân tộc thiểu số Ê Đê trước thực nghiệm. ................................ 93
4.6.2. Kết quả khảo sát mức độ hình thành về biểu tượng gia đình của trẻ lớp
ghép 3-5 tuổi dân tộc thiểu số Ê Đê trước và sau thực nghiệm. ..................... 97
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 112
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 116
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 119


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Ý kiến của GVMN tầm quan trọng việc hình thành biểu tượng về
gia đình cho trẻ lớp mẫu giáo ghép 3-5 tuổi dân tộc thiểu số Ê Đê. ............... 46
Bảng 1.2. Quan niệm của GVMN về biểu tượng gia đình của trẻ mẫu giáo .. 47
Bảng 1.3. Nội dung giáo dục gia đình cho trẻ mẫu giáo trong chương trình
giáo dục MN. ................................................................................................... 48
Bảng 1.4. Các hoạt động có thể hình thành biểu tượng về gia đình ở trường MN ....48
Bảng 1. 5. Phương pháp hình thành biểu tượng về gia đình cho trẻ mẫu giáo ......49
Bảng 1. 6: Các trò chơi học tập được giáo viên sử dụng để hình thành biểu
tượng về gia đình cho trẻ lớp ghép 3-5 tuổi. ................................................... 50
Bảng 1.7: Các nguồn trò chơi học tập được giáo viên sử dụng để hình thành
biểu tượng về gia đình cho trẻ lớp ghép 3-5 tuổi . .......................................... 51
Bảng 1.8. Các bước thiết kế trò chơi học tập hình thành biểu tượng về gia
đình cho trẻ lớp ghép 3-5 tuổi của GV ............................................................ 52
Bảng 1.9: Các bước tổ chức trò chơi học tập hình thành biểu tượng về gia
đình của giáo viên. .......................................................................................... 53
Bảng 1.12. Thực trạng về mức độ hình thành về biểu tượng gia đình của trẻ
lớp MG ghép 3-5 tuổi vùng dân tộc thiểu số Ê Đê ......................................... 59

Bảng 1.. Thực trạng về mức độ hình thành biểu tượng về gia đình của trẻ lớp
MG ghép 3-5 tuổi vùng dân tộc thiểu số Ê Đê ............................................... 61
Bảng 3.1.Mức độ hình thành về biểu tượng gia đình của trẻ lớp ghép 3-5 tuổi
dân tộc thiểu số Ê Đê ở lớp TN và lớp ĐC trước thực nghiệm( tính theo %) 93
Bảng 3.2. Mức độ hình thành về biểu tượng gia đình của trẻ lớp ghép 3-5 tuổi
dân tộc thiểu số Ê Đê ở lớp TN và ĐC trước thực nghiệm (tính theo tiêu chí)
......................................................................................................................... 95


Bảng 3.3 So sánh mức độ hình thành về biểu tượng gia đình của trẻ lớp ghép 3-5
tuổi dân tộc thiểu số Ê Đê ở lớp TN trước và sau thực nghiệm( tính theo %).... 97
Bảng 3.4.Mức độ hình thành về biểu tượng gia đình của trẻ lớp ghép 3-5 tuổi dân
tộc thiểu số Ê Đê ở lớp Thực nghiệm trước và sau thực nghiệm( theo tiêu chí)..... 99
Bảng 3.5 Kiểm định sự khác biệt mức độ hình thành biểu tượng gia đình của trẻ
lớp ghép 3-5 tuổi dân tộc thiểu số Ê Đê. ở nhóm thực nghiệm trước và sau TN. ..102
Bảng 3.5. Mức độ hình thành biểu tượng gia đình của trẻ lớp ghép 3-5 tuổi ở
lớp đối chứng trước và sau thực nghiệm( tính theo%) ................................. 102
Bảng 3.7. Mức độ hình thành biểu tượng về gia đình của trẻ lớp ghéo 3-5 tuổi
lớp đối chứng trước và sau thực nghiệm( tính theo tiêu chí) ........................ 104
Bảng 3. 7 Kiểm định sự khác biệt kết quả hình thành biểu tượng về gia đình
của trẻ lớp đối chứng trước và sau thực nghiệm như sau: ............................ 105
Bảng 3.9. Mức độ hình thành biểu tượng gia đình của trẻ lớp ghép 3-5 tuổi ở
lớp Thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm( tính theo%) .............. 106
Bảng 3.10. Kiểm định sự khác biệt kết quả hình thành biểu tượng về gia đình
của trẻ lớp ghép 3-5 tuổi ở nhóm TN và ĐC sau khi thực nghiệm như sau: 111


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Thực trạng về mức độ hình thành về biểu tượng gia đình của trẻ
lớp MG ghép 3-5 tuổi vùng dân tộc thiểu số Ê Đê ......................................... 60

Biểu đồ 1.2. Thực trạng về mức độ hình thành về biểu tượng gia đình của trẻ
lớp MG ghép 3-5 tuổi vùng dân tộc thiểu số Ê Đê ......................................... 61
Biểu đồ 3.1. Mức độ hình thành về biểu tượng gia đình của trẻ lớp ghép 3-5 tuổi
dân tộc thiểu số Ê Đê ở lớp TN và ĐC trước thực nghiệm( tính theo %) .......... 94
Biểu đồ 3.2. Mức độ hình thành về biểu tượng gia đình của trẻ lớp ghép 3-5 tuổi
dân tộc thiểu số Ê Đê ở lớp TN và ĐC trước thực nghiệm (tính theo tiêu chí) .. 95
Biểu đồ3.3. Mức độ hình thành biểu tượng gia đình cho trẻ lớp ghép 3-5 tuổi dân
tộc thiểu số Ê Đê nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm( tính theo %) .... 98
Biểu đồ 3.4.Mức độ hình thành về biểu tượng gia đình của trẻ lớp ghép 3-5 tuổi
dân tộc thiểu số Ê Đê ở lớp Thực nghiệm trước và sau TN( theo tiêu chí) ........ 99
Biểu đồ 3.5. Mức độ hình thành biểu tượng về gia đình của trẻ lớp ghéo 3-5
tuổi lớp đối chứng trước và sau thực nghiệm( tính theo %) ......................... 103
Biểu đồ 3.6. Mức độ hình thành biểu tượng về gia đình của trẻ lớp ghéo 3-5
tuổi lớp đối chứng trước và sau thực nghiệm(tính theo tiêu chí) .................. 104
Biểu đồ 3.7: Mức độ hình thành biểu tượng gia đình của trẻ lớp ghép 3-5 tuổi
ở lớp Thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm( tính theo%) ........... 107
Biểu đồ 3.8 Mức độ hình thành biểu tượng gia đình của trẻ lớp ghép 3-5 tuổi
ở lớp Thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm( tính theo tiêu chí) . 109


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1.Gia đình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản trong đời
sống cộng đồng của con người, là một thiết chế văn hoá xã hội đặc thù được
hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của những quan hệ hôn nhân, quan
hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục... giữa các thành viên. Trong
quá trình xã hội hoá cá nhân, sự giáo dục của gia đình đóng vai trò cơ bản và
quyết định. Lịch sử đã chứng minh rằng truyền thống gia đình, dòng họ đã là
cái nôi đào tạo cho dân tộc rất nhiều nhân tài, là kênh quan trọng nhất để gìn
giữ những giá trị tốt đẹp như tinh thần hiếu học, yêu nước, thương nòi của con

người Việt Nam nói chung và của dân tộc thiểu số ÊĐê nói riêng.
1.2. Trong gia đình của dân tộc ÊĐê có hai vấn đề nổi bật cần quan tâm
là số thế hệ và số lượng thành viên trong gia đình. Hai yếu tố này nó liên quan
chặt chẽ đến đặc trưng cơ bản của gia đình người đồng bào Ê Đê đó là: Đại
gia đình mẫu hệ là: Trong gia đình có ông bà và các cặp vợ chồng của con
gái, cháu, chắt. Mọi tài sản trong gia đình là của người đứng đầu gia đình,
thường thì của cải cha mẹ sẽ để lại cho con gái út. Tiểu gia đình mẫu hệ là:
Gia đình chỉ có một cặp vợ chồng và con cái. Trong đại gia đình, tiểu gia đình
thì con cái đặc biệt là trẻ em được quan tâm, chăm sóc chu đáo đặc biệt là
cháu nội (mang họ mẹ). tuy nhiên, hiểu biết về gia đình, về mối quan hệ các
thành viên trong gia đình của trẻ còn nhiều hạn chế, nhất là quyền được bình
đẳng về giới tính, về trách nhiệm xã hội của mọi thành viên còn mơ hồ ở trẻ.
1.3. Ở trường mầm non, giáo dục gia đình luôn được quan tâm từ khi
trẻ mới bước chân đến trường và thực hiện thông qua các hoạt động đa dạng
như: hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động lễ hội và sinh hoạt hàng
ngày. Hoạt đông vui chơi nói chung, trò chơi học tập nói riêng vừa là hình

1


thức vừa là phương tiện cung cấp, củng cố kiến thức về gia đình cho trẻ. Với
đặc trưng của trò chơi học tập là có thể tự thiết kế, tự lựa chọn nhiệm vụ nhận
thức nào mà mình muốn; có hành động và luật chơi rõ ràng, kết quả chơi có
thể kiểm soát được và có thể sử dụng đa dạng các đồ dùng, đồ chơi khác
nhau...và có thể tổ chức được ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh điều
kiện với mọi lứa tuổi. Do vậy, Trò chơi học tập có thể sử dụng là phương tiện
cung cấp, củng cố biểu tượng về gia đình cho trẻ.
1.4. Ở các trường mầm non vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung,
dân tộc thiểu số Ê Đê nói riêng, do người dân sống rải rác ở nhiều nơi nên trẻ
mẫu giáo các lứa tuổi thường học chung một lớp. Điều này, không chỉ gây

nhiều khó khăn cho giáo viên dạy các lớp ghép mà trẻ cũng khó khăn trong
việc học, chơi, sinh hoạt ở các lợp này. Tài liệu giáo dục trẻ lớp ghép còn rất
ít, giáo viên phải tự điều chỉnh nội dung, phương pháp cho phù hợp với trẻ
các độ tuổi. Trong đó, trò chơi học tập củng cố biểu tượng về gia đình hiện
nay có rất ít, và càng không có trò chơi được thiết kế dành cho lớp mẫu giáo
ghép. Do vậy, biểu tượng của trẻ nói chung, biểu tượng về gia đình nói riêng
còn sơ sài, nghèo nàn. Điều này đã hạn chế đến sự phát triển của trẻ.
Xuất phát từ thực tế trên nên tôi đã chọn đề tài: Sử dụng trò chơi học
tập củng cố biểu tượng về gia đình cho trẻ lớp mẫu giáo ghép dân tộc thiểu
số ÊĐê.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích đề tài này là xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng
việc sử dụng trò chơi học tập hình thành biểu tượng về gia đình cho trẻ lớp
mẫu giáo ghép dân tộc thiểu số ÊĐê. Từ đó, đề xuất các biện pháp hướng dẫn
sử dụng trò chơi học tập nhằm củng cố biểu tượng về gia đình cho trẻ, góp
phần nâng cao nhận thức của trẻ về môi trường xã hội, phát triển toàn diện
nhân cách trẻ .
2


3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình hình thành biểu tượng về gia đình cho
trẻ lớp mẫu giáo ghép dân tộc thiểu số Ê Đê
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp sử dụng trò chơi học tập củng cố biểu
tượng về gia đình cho trẻ lớp mẫu giáo ghép dân tộc thiểu số Ê Đê
4. Giả thuyết khoa học Nếu sử dụng trò chơi học tập có nội dung giáo dục về
gia đình đa dạng, phù hợp với hứng thú, nhận thức của trẻ và tận dụng được ưu
thế của mỗi lứa tuổi trong lớp mẫu giáo ghép vùng dân tộc thiểu số Ê Đê trong
việc hỗ trợ lẫn nhau thì biểu tượng về gia đình cho trẻ được hình thành và củng cố
tốt hơn.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. 1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng trò chơi học tập củng cố biểu
tượng về gia đình cho trẻ lớp mẫu giáo ghép dân tộc thiểu số ÊĐê
5.2. Nghiên cứu cơ sở lí luận thực tiễn của việc sử dụng trò chơi học tập nhằm
củng cố biểu tượng về gia đình cho trẻ lớp mẫu giáo ghép dân tộc thiểu số
ÊĐê
5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp sử dụng trò chơi học tập củng
cố biểu tượng về gia đình cho trẻ lớp MG ghép dân tộc thiểu số ÊĐê tại
trường MN
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1 Về nội dung:
- Chúng tôi nghiên cứu sử dụng trò chơi học tập trong một số hoạt động: Hoạt động
học, hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi
- Chúng tôi nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm trong thời gian 3 tháng từ
tháng 2/2017 đến tháng 5/2017
6.2. Khách thể và địa bàn:

3


- Nghiên cứu trên trẻ lớp mẫu giáo ghép 3 lứa tuổi (3, 4, 5 tuổi) dân tộc thiểu
số Ê Đê tại trường Mẫu giáo Họa Mi. Huyện Cư Kuin. Tỉnh Đăk Lăk.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài và sử dụng các phương pháp nghiên
cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa,… nhằm làm rõ vấn đề
nghiên cứu.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động vui chơi của trẻ lớp ghép dân tộc thiểu số ÊĐê.

Quan sát quá trình giáo viên sử dụng trò chơi học tập trong trong các
hoạt động ở trường Mầm non.
7.2.2 Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu điều tra (Anket) đối với giáo viên để tìm hiểu nhận thức,
biện pháp, kinh nghiệm, khó khăn của giáo viên trong việc sử dụng trò chơi
học tập nhằm củng cố biểu tượng về gia đình cho trẻ lớp ghép 3-5 tuổi dân tộc
thiểu số ÊĐê tại trường mẫu giáo Họa Mi - Huyện Cư kuin - Tỉnh Đăk Lăk.
7.2.3 Phương pháp đàm thoại
Trao đổi, đàm thoại với giáo viên nhằm tìm hiểu nhận thức, thái độ của họ
đối với việc sử dụng trò chơi học tập nhằm củng cố biểu tượng về gia đình cho
trẻ lớp mẫu giáo ghép 3-5 tuổi dân tộc thiểu số ÊĐê tại trường mẫu giáo Họa
Mi - Huyện Cư kuin - Tỉnh Đăk Lăk.
Đàm thoại với trẻ lớp mẫu giáo ghép 3-5 tuổi ở trường mầm non để tìm nhận
thức của trẻ về gia đình và nhu cầu tham gia trò chơi học tập của trẻ.
7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tiến hành tổng kết kinh nghiệm của giáo viên mầm non về việc sử sử
dụng trò chơi học tập nhằm củng cố biểu tượng về gia đình cho trẻ lớp mẫu

4


giáo ghép 3-5 tuổi dân tộc thiểu số ÊĐê tại trường MG Họa Mi, Huyện Cư
kuin,Tỉnh Đăk Lăk.
7.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm trò chơi học tập nhằm củng cố biểu tượng về gia đình cho
trẻ lớp ghép 3-5 tuổi dân tộc thiểu số ÊĐê tại trường mẫu giáo Họa Mi Huyện Cư kuin - Tỉnh Đăk Lăk.
Thực nghiệm trên 41 trẻ lớp ghép 3-5 tuổi dân tộc thiểu số ÊĐê tại
trường mẫu giáo Họa Mi - Huyện Cư kuin - Tỉnh Đăk Lăk. Trong đó có 7 trẻ
3 tuổi, 13 trẻ 4 tuổi, 21 trẻ 5 tuổi.
7.3. Phương pháp toán thống kê

Sử dụng một số phép tính thống kê để sử lý thông tin thu thập được
trong quá trình nghiên cứu.
8. Đóng góp của luận văn
- Xây dựng cơ sở lý luận của việc sử dụng trò chơi học tập củng cố biểu
tượng về gia đình cho trẻ lớp ghép 3-5 tuổi dân tộc thiểu số ÊĐê .
- Đánh giá thực trạng sử dụng trò chơi học tập nhằm củng cố biểu tượng
về gia đình cho trẻ lớp ghép 3-5 tuổi dân tộc thiểu số ÊĐê tại trường mẫu giáo
Họa Mi - Huyện Cư kuin - Tỉnh Đăk Lăk.
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng trò chơi học tập nhằm củng cố biểu
tượng về gia đình cho trẻ lớp ghép 3-5 tuổi dân tộc thiểu số ÊĐê tại trường
MG Họa Mi -.

5


CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP
CỦNG CỐ BIỂU TƢỢNG VỀ GIA ĐÌNH CHO TRẺ LỚP MG GHÉP 3-5
TUỔI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ê ĐÊ

1.1.

Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề.

1.1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài

Hướng thứ nhất, nghiên cứu vai trò của trò chơi với sự phát triển trẻ em
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, trong các trò chơi thì trò
chơi học tập có ý nghĩa rất lớn trong việt phát triển năng lực và trí tuệ của trẻ
như: luyện giác quan, phát triển trí nhớ, ngôn ngữ, tư duy, khả năng phản ứng
nhanh nhẹn, chính xác nhờ vậy việc nghiên cứu, tổ chức hướng dẫn trò chơi

đặc biệt là trò chơi học tập, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu trong nước và trên thế giới.
Tính theo thời gian học thuyết đầu tiên về trò chơi là học thuyết “sức dư
thừa” của Ph.Siller và G. Spencer, ông là một nhà thơ Đức nổi tiếng và cũng
là một triết học.Ông đã coi trò chơi là cơ sở của các loại hình nghệ thuật và
trò chơi là một hoạt động hết sức cần thiết của trẻ. Trò chơi là con đường tích
luỹ những biểu tượng cụ thể về thế giới xung quanh, các trò chơi phải vừa
sức, mang tính chất trực quan không gò ép trẻ.
Các nhà giáo dục có nhiều công trình nghiên cứu về trò chơi, theo học
thuyết trò chơi là phương tiện giáo dục và nó giữ vai trò quan trọng trong việc
giáo dục trí tuệ cho trẻ. Cho nên cần được vui chơi dưới sự hướng dẫn của
người lớn.Theo luận điểm của các nhà lý luận dạy học XôViết nổi tiếng
Mnskatlin và I.ta – Leener, trong trò chơi người lớn cần hướng dẫn cho trẻ
chơi theo lứa tuổi, không áp đặt trẻ. Không chơi hộ trẻ, để trẻ tự chơi theo ý
thích và sự hiểu biết của mình để trẻ tự làm chủ những điều mà chúng biết,
làm giàu biểu tượng thiên nhiên.

6


Nhà giáo dục người Nga cho rằng “Trẻ học vì là chơi, chơi để mà học,
chơi mang lại niềm vui cho trẻ”.Khi trẻ phải chơi theo sự áp đặt của người lớn
thì lúc ấy trò chơi không còn là trò chơi theo ý nghĩa của nó nữa.
Nhà giáo I.A.Kômenxki (1592-1670) Người Tiệp Khắc: ông xem trò
chơi như một hoạt động hết sức cần thiết của trẻ, là phương tiện phát triển
năng lực, trí tuệ (phát triển ngôn ngữ, mở rộng biểu tượng xung quanh…)Trò
chơi còn là phương tiện, là con đường giúp trẻ xích lại gần nhau, tạo niềm vui
chung cùng bạn bè. Từ đó ông khuyên các bậc cha mẹ, cô giáo cần có thái độ
đúng mực trong việc hướng dẫn trẻ chơi nhằm phát huy vai trò tích cực của
trò chơi đối với sự phát triển của trẻ.

Nhà gíáo dục K.D.Usinxki (1824 – 1870) người Nga – ông đề cao vai trò
hoạt động chơi đố với trẻ mẫu giáo, đặc biệt trò chơi tập thể của trẻ tạo điều
kiện hình thành và phát triển mối quan hệ xã hội đầu tiên ở trẻ. Đồng thời qua
các trò chơi này trẻ dể dàng lĩnh hội được một số kinh nghiệm văn hoá-xã hội,
trò chơi có ý nhĩa quan trọng đối với sự giáo dục và phát triển trí tưởng tưởng
tượng, sáng tạo, tư duy lôgíc của trẻ mẩu giáo.
Nhà giáo dục ph.phte xghap(1838-1909) người Nga, ông cho rằng :chơi
là sự luyện tập chuẩn bị cho trẻ đến cuộc sống, những trò chơi “Bắt chước’’
giúp trẻ nắm bắt được một số tập tục thói quen trong xã hội. Cho nên người
lớn hãy tạo mọi điều kiện cho trẻ chơi, luôn khuyến khích tính tự lập và óc
sáng tạo của trẻ trong lúc chơi.
Nhà giáo dục E.V.Chikhiepva (1806-1944) bà đánh giá cao vai trò của
hoạt động vui chơi, chơi là hình thức tổ chức quá trình sư phạm ở trường
mầm non, chơi là phương tiện quan trọng đối với trẻ ở lứa tuổi mẩu giáo. Vì
trò chơi tập thể giúp trẻ liên kết với nhau làm nảy sinh tình bạn bè, khi chơi
hiểu biết kết hợp quyền lợi cá nhân với lợi ích của nhóm chơi. Cho nên tuỳ
từng loại trò chơi mà cô giáo hướng dẫn sao cho phù hợp.

7


Nhà giáo dục N.K.Crupxkai, bà cho rằng trò chơi là phương thức nhận
biết thế giới, là con đường dẫn dắt trẻ đi tìm chân lý, trẻ không chỉ học trong
lúc học mà còn học cả trong lúc chơi vì “chơi với trẻ vừa là học, vừa là lao
động, vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc…” Trò chơi là phương tiện nhận
thức về thế giới xung quanh của trẻ. Khi trẻ tự khám phá màu sắc, tính chất,
công dụng, hình dạng, kích thước, vị trí sắp đặt chúng trong thế giới xung
quanh trẻ. Để tổ chức cho trẻ chơi sau đó mới chọn những trò chơi phức tạp
hơn về luật chơi, cần làm cho các trò chơi trở nên đa dạng, phong phú và từ
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

Gần đây các nhà tâm lý hoc, giáo dục học cho rằng cần sử dụng trò chơi
học tập như hình thức tổ chức cho trẻ ngoài tiết học và có liên hệ mật thiết với
tiết học cũng như các hoạt động khác.
Hướng thứ hai, nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc, phân loại trò chơi học
tập của trẻ mẫu giáo.
Trong nền giáo dục cổ điển, ý tưởng sử dụng trò chơi với mục đích dạy
học được thể hiện đầy đủ trong hệ thống giáo dục của nhà sư phạm người Đức
Ph.Phroebel(1782-1852) Ông là người đã khởi xướng và đề xuất ý tưởng kết
hợp dạy học với trò chơi cho trẻ. Quan điểm của ông về trò chơi phản ánh cơ
sở lý luận sư phạm duy tâm thần bí. Ông cho rằng thông qua trò chơi trẻ nhận
thức được cái khởi đầu do thượng đế sinh ra tồn tại ở khắp mọi nơi, nhận thức
được những qui luật tạo ra thế giới, tạo ra ngay chính bản thân mình. Vì thế
ông phủ nhận tính sáng tạo và tính tích cực của trẻ trong khi chơi.
Ph.Phroebel cho rằng, nhà giáo dục chỉ cần phát triển cái vốn có sẵn của trẻ,
ông đề cao vai trò giáo dục của trò chơi trong quá trình phát triển thể chất,
làm vốn ngôn ngữ cũng như phát triển tư duy, trí tưởng tượng của trẻ .
I.B.Bazedov cho rằng, trò chơi là phương tiện dạy học. Theo ông, nếu trên tiết
học, giáo viên sử dụng các phương pháp, biện pháp chơi hoặc tiến hành tiết

8


học dưới hình thức chơi thì sẽ đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với đặc điểm
của người học và tất nhiên hiệu quả tiết học sẽ cao hơn. Ông đã đưa ra hệ
thống trò chơi học tập dùng lời như: trò chơi gọi tên, trò chơi phát triển kỹ
năng khái quát tên gọi của cá thể, trò chơi đoán từ trái nghĩa, điền những từ
còn thiếu ... Theo ông, những trò chơi này mang lại cho người học niềm vui
và phát triển năng lực trí tuệ của chúng [11 tr 25-26] Vào những năm 30-4060 của thế kỷ XX, vấn đề sử dụng trò chơi dạy học trên “tiết học” được phản
ánh trong công trình của R.I.Giucovxkaia, VR.Bexpalova, E.I.Udalsova ...
R.I.Giucovxkaia đã nâng cao vị thế của dạy học bằng trò chơi. Bà chỉ ra

những tiềm năng và lợi thế của những “tiết học” dưới hình thức trò chơi học
tập, coi trò chơi học tập như là hình thức dạy học, giúp người học lĩnh hội
những tri thức mới từ những ý tưởng đó, Bà đã soạn thảo ra một số “tiết học –
trò chơi” và đưa ra một số yêu cầu khi xây dựng chúng. Bên cạnh đó, tính tích
cực cũng được các nhà khoa học như B.P.Exipov, A.M.Machiuskin(Liênxô);
OKon(Balan), Skinner, Bruner(Mỹ), Xavier, Roegiers(Pháp)... nghiên cứu
theo các khía cạnh khác nhau. Thứ nhất, nghiên cứu và xem xét tính tích cực
nhận thức của người học trong mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm, ý chí
(A.I.Serbacov, I.F.Kharlamov, R.A.Nhidamov, V.Okon ...) hướng nghiên
cứu này đã bổ trợ rất nhiều cho các nhà giáo dục trong việc tìm kiếm những
con đường và điều kiện cần thiết nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của
người học. Thứ hai, nghiên cứu về bản chất và cấu trúc của tính tích cực nhận
thức của người lớn và trẻ em, trong đó đặc biệt lưu ý tới vai trò chủ động và
chủ thể trong quá trình nhận thức (B.P.Êxipop, LP.Anstova, Xavier Roegiers,
Jean-Marc Denomme, Madedine Roy...) các tác giả này coi tính tích cực nhận
thức là thái độ của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức thông qua
việc huy động các chức năng tâm lý ở mức độ cao nhằm giải quyết những vấn
đề nhận thức.

9


Hai nhà giáo dục học Ph.Phroebel và M.Montessori phân loại trò
chơi dựa theo chức năng giáo dục và phát triển. Các tác giả chia trò chơi
thành ba nhóm:
Nhóm 1: Gồm các trò chơi nhằm phát triển và rèn luyện các giác quan
Nhóm 2: Gồm các trò chơi vận động nhằm phát triển và tập luyện
vận động
Nhóm 3: Gồm các trò chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ.
Theo cách phân chia này thì người lớn có thể giáo dục trẻ theo từng mặt

riêng biệt, tạo điều kiện cho trẻ chơi, luyện tập có hệ thống từ dễ đến khó.
Tuy nhiên, nếu trẻ chơi các trò chơi này, trẻ hoàn toàn bị áp đặt theo ý của
người lớn, phủ nhận sự sáng tạo của trẻ.
Theo nghiên cứu của nhà giáo dục học Xô - Viết P.G.xamarucôva dựa
vào tính chất sử dụng đồ chơi và tài liệu học tập, Trò chơi học tập được phân
thành các nhóm sau:
- Trò chơi học tập với các đồ vật: là những trò chơi với các đồ vật học
tập dân gian, với các hình ghép, với các đồ vật thiên nhiên….Đây là những trò
chơi giúp trẻ phát triển tri giác màu sắc, tri giác độ lớn và tri giác hình dạng
- Trò chơi học tập in ấn - trên bàn: Được thiết kế theo nội dung nhất
định. Hướng đến việc làm chính xác thêm các biểu tượng về thế giới xung
quanh, hệ thống hóa các kiến thức, phát triển các thao tác tư duy ( phân tích,
tổng hợp, phân loại…). Những trò chơi theo loại này như: trò chơi ghép tranh,
trò chơi lôtô, đôminô…
- Trò chơi học tập bằng lời: Trong nhóm trò chơi này, có một lượng lớn
là trò chơi dân gian. Nhóm trò chơi này chủ yếu giúp trẻ phát triển khả năng
chú ý, trí thông minh, phản ứng nhanh.

10


Hướng thứ ba, nghiên cứu trò chơi học tập trong việc hình thành biểu
tượng về gia đình cho trẻ mầm non.
Đối với trẻ nhỏ thì trò chơi là phương tiện và đồng thời cũng là con
đường để đứa trẻ lĩnh hội tri thức và khám phá thế giới xung quanh nó, những
luận điểm này mãi cho đến những năm 30 của thế kỉ XX mới được các nhà
khoa học làm sáng tỏ. Trong những công trình nghiên cứu của mình, L.X
Vưgôtxki đã lí giải và phân tích vai trò của hoạt động chơi nhất là dưới dạng
các trò chơi mô phỏng, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của mình ông đã
chỉ ra: chính những trò chơi mô phỏng tạo ra vùng "cận phát triển", là điều

kiện đầu tiên thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách, "hoàn
cảnh chơi" mang tính tưởng tượng là con đường dẫn tới trừu tượng hoá; việc
thực hiện các qui tắc chơi là trường học rèn luyện các phẩm chất ý chí, phẩm
chất đạo đức. Nhiều công trình nghiên cứu theo hướng nghiên cứu này được
ra đời như "Giáo dục trẻ trong trò chơi" của Đ.B Menđgieritxkaia,
I.B.Bazedov cho rằng, trò chơi là phương tiện dạy học. Theo ông, nếu
trên tiết học, giáo viên sử dụng các phương pháp, biện pháp chơi hoặc tiến
hành tiết học dưới hình thức chơi thì sẽ đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với
đặc điểm của người học và tất nhiên hiệu quả tiết học sẽ cao hơn. Ông đã đưa
ra hệ thống trò chơi học tập dùng lời như: trò chơi gọi tên, trò chơi phát triển
kỹ năng khái quát tên gọi của cá thể, trò chơi đoán từ trái nghĩa, điền những
từ còn thiếu ... Theo ông, những trò chơi này mang lại cho người học niềm
vui và phát triển năng lực trí tuệ của chúng
J.Piagie bắt đầu học thuyết phát triển trí tuệ dựa trên những hình mẫu về
trò chơi mà ông quan sát được ở 3 đứa con của mình trong cuốn “Play,
Dreams and Imitation in childhood” ( 1945). Theo J. Piagie các trò chơi lần
luợt xuất hiện trong đời sống cá thể trò chơi – hành động chức năng; trò chơi
tượng trưng; trò chơi với các qui luật. Sự phát triển của trò chơi theo cách mà

11


J. Piagie chỉ ra được xem là cách phân loại phổ biến trong lĩnh vực giáo dục trẻ
nhỏ. Các giai đoạn phát triển trò chơi của trẻ nhỏ được S.Smilanski bổ sung và
được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu cũng như trong thực tiễn
công tác giáo dục trẻ nhỏ ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam
1.1.2. Ở trong nƣớc
Hướng thứ nhất, nghiên cứu vai trò của trò chơi với sự phát triển trẻ em
Nghiên cứu về trò chơi và vai trò của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ
em được một số nhà khoa học trong nước đề cập đến dưới góc độ nghiên cứu

tâm lí học và giáo dục học: PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết trong tác phẩm "Trò
chơi của trẻ em" đã giới thiệu về khái niệm chơi, đồ chơi và vai trò của đồ
chơi, sự phân loại các trò chơi và tác dụng giáo dục của trò chơi đối với sự
phát triển toàn diện của trẻ lứa tuổi mẫu giáo; tập trung nghiên cứu khai thác
trò chơi với tư cách là một phương pháp, phương tiện phát triển trí tuệ cho trẻ
lứa tuổi mẫu giáo có các tác giả: Nguyền Thị Hoà; Nguyễn Thị Thu Hiền; Vũ
Thị Ngân
Hướng thứ hai, thiết kế và sử dụng trò chơi trong giáo dục trẻ em
Ở Việt Nam, có nhiều tác giả nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng trò
chơi dạy học dưới các góc độ và các bộ môn khác nhau. Một số tác giả như
Phan Huỳnh Hoa, Vũ Minh Hồng, Trương Kim Oanh, Phan Kim Liên, Lê
Bích Ngọc ... đã để tâm nghiên cứu biên soạn một số trò chơi và trò chơi học
tập... Những hệ thống trò chơi và trò chơi học tập được các tác giả đề cập đến
chủ yếu nhằm củng cố kiến thức phục vụ một số môn học như: Hình thành
biểu tượng toán sơ đẳng, làm quen với môi trường xung quanh .., rèn các giác
quan chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ. Các tác giả đặc
biệt quan tâm đến ý nghĩa phát triển của trò chơi học tập, không chỉ phát triển
ở các giác quan mà phát triển các chức năng tâm lý chung của người học. Tuy
nhiên, trong các nghiên cứu này cũng chưa đi sâu nghiên cứu việc xây dựng

12


và sử dụng trò chơi dạy học dành cho quá trình nhận thức của người học. Gần
đây trong tác phẩm “trò chơi trẻ em”, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đề cập
đến trò chơi trí tuệ. Loại trò chơi này có tác dụng thúc đẩy hoạt động trí tuệ
của trẻ. Trong tác phẩm này, bà đã giới thiệu một số trò chơi trí tuệ dành cho
trẻ em.
Tác giả Đặng Thành Hưng thì trò chơi là một thuật ngữ có hai nghĩa khác
nhau tương đối xa: Một là kiểu loại phổ biến của chơi. Nó chính là chơi có

luật (tập hợp quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động) và có
tính cạnh tranh hoặc tính thách thức đối với người tham gia; Hai là những thứ
công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi, như chơi bằng chơi,
chẳng hạn: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn luyện thân thể dưới hình
thức chơi ... Các trò chơi đều có luật lệ, quy tắc, nhiệm vụ, yêu cầu tức là có
tổ chức và thiết kế, nếu không có những thứ đó thì không có trò chơi mà chỉ
có sự chơi đơn giản. Như vậy, trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi, có hệ thống
và có tổ chức, vì thế luật hay quy tắc chính là phương tiện tổ chức tập hợp đó.
Tóm lại, trò chơi chính là sự chơi có luật, những hành vi chơi tùy tiện, bất
giác không gọi là trò chơi
Còn tác giả Trần Thị Ngọc Trâm đã thiết kế một hệ thống trò chơi học tập
nhằm phát triển khả năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo lớn.
Một số luận văn, luận án và các nhà nghiên cứu gần đây cũng đề cập đến
việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm phát huy tính tích cực của
người học. Tuy nhiên, mỗi một tác giả lại xem xét các trò chơi dạy học ở các
bộ môn khác nhau, chẳng hạn: Trương Thị Xuân Huệ nghiên cứu việc xây
dựng và sử dụng trò chơi nhằm hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ 56 tuổi. Hứa Thị Hạnh nghiên cứu việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập
nhằm phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi). Tác giả đã nêu ra một
số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua việc

13


xây dựng và sử dụng trò chơi học tập. Nguyễn Trần Trúc Giang nghiên cứu việc
sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khám phá hiện tượng thiên niên nhằm
hình thành kĩ năng ứng phó với thời tiết cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Tuy nhiên,
các tác giả chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu chủ yếu là trẻ từng độ tuổi.
Hướng thứ ba, nghiên cứu sử dụng trò chơi củng cố biểu tượng cho trẻ
Ứng với tên gọi, thuật ngữ “Trò chơi học tập” được hiểu là trò chơi nhằm
giáo dục về mặt nhận thức. Theo A.N.Lêônchiev “ Trò chơi đó được gọi là

Trò chơi học tập hay trò chơi dạy học là vì trò chơi đó gắn liền với một mục
đích dạy học nhất định và đòi hỏi khi tổ chức phải có tài liệu dạy học kèm
theo phù hợp với mục đích của trò chơi”.
Kharlamôv cho rằng, Trò chơi học tập “Đó là những trò chơi có nhiệm vụ
chủ yếu là giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ”. Trò chơi học tập có nguồn gốc
trong nền giáo dục dân gian, trong những trò chơi đầu tiên của mẹ với con,
trong các trò vui chơi và những bài hát khôi hài làm cho đứa trẻ chú ý đến
những vật xung quanh, gọi tên các vật đó và dùng hình thức đó để dạy con.
Theo A.Xorokina: “Trò chơi học tập thực hiện chức năng của hoạt động
thực hành. Nó tạo điều kiện cần thiết để ứng dụng và kết hợp các kiến thức,
thúc đẩy hoạt động trí tuệ” Vì vậy trò chơi học tập được coi như một dạng
hoạt động thực hành trong đó, trẻ vận dụng vốn hiểu biết và khả năng tư duy
của mình để giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới dạng hoạt động chơi hấp
dẫn, không bị gò bó.
Tóm lại, điểm qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy từ trước đến nay
tuy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về trò chơi dạy học. Song chưa có
một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc sử dụng trò chơi học tập nhằm
giáo dục gia đình cho trẻ lớp ghép vùng dân tộc thiểu số Ê Đê. Vì thế chúng
tôi đã chọn vấn đề này để nghiên cứu nhằm củng cố biểu tượng về gia đình

14


cho trẻ lớp ghép vùng dân tộc thiểu số Ê Đê, góp phần nâng cao nhận thức
của trẻ về môi trường xã hội, phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
1.2. Cơ sở lý luận của việc sử dụng trò chơi học tập củng cố biểu tƣợng về
gia đình cho trẻ lớp mẫu giáo ghép dân tộc thiểu số ÊĐê
1.2.1. Gia đình và vai trò của nó đối với sự phát triển trẻ mầm non.
1.2.1.1. Khái niệm “Gia đình”
Gia đình là một thực thể của xã hội, một giá trị văn hóa đáp ứng nhu cầu

tồn tại và các nhu cầu tinh thần đặc biệt thiêng liêng của con người. Trong
lịch sử phát triển của nhân loại đã xuất hiện nhiều kiểu loại, qui mô cơ cấu gia
đình khác nhau. Khó có thể đưa ra một khái niệm bao hàm hết các kiểu loại
gia đình trong lịch sử và hiện đại của đời sống nhân loại. Có thể hiểu gia đình
có những nét chung như sau:
Gia đình chỉ là một cộng đồng người được hình thành và phát triển dựa
trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, pháp lí và có mối quan hệ mật thiết với
nhau trong sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần [27;11]
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các
thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống
hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức
với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để
thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người [28;1]
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các
mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống quan hệ nuôi
dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua
một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và
những tác động mạnh mẽ đến xã hội.[29;37]
Gia đình Việt Nam truyền thống được sử dụng tuân theo một ước lệ về
mặt thời gian. Thực tế những đặc trưng của gia đình Việt Nam truyền thống

15


vẫn được lưu giữ trong nhiều gia đình hiện đại thông qua các giá trị như
truyền thống yêu nước, cần cù lao động, hiếu học, tôn trọng tình cảm, sống
tình nghĩa, thủy chung…
Gia đình Việt Nam hiện nay đã và đang biến đổi dưới tác động của
những chuyển biến xã hội. Tuy nhiên, sự biến đổi này không hẳn sẽ tách rời
những đặc trưng truyền thống của gia đình Việt Nam mà vẫn tiếp tục kế thừa

trên cơ sở thích nghi với những điều kiện hoàn cảnh mới.
Khái niệm về gia đình mang tính pháp lý ở Việt Nam được ghi trong
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 8. Giải thích từ ngữ ):
"Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau theo hôn nhân, quan
hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và
quyền giữa họ với nhau theo qui định của Luật này".
1.2.1.2. Cấu trúc và chức năng của gia đình Việt Nam.
* Cấu trúc gia đình
- Dựa vào số thế hệ trong gia đình có thể có các cấu trúc gia đình như sau:
+ Gia đình hai thế hệ (gia đình hạt nhân): là gia đình bao gồm cha mẹ và con.
+ Gia đình ba thế hệ (gia đình truyền thống): là gia đình bao gồm ông bà,
cha mẹ và con còn được gọi là tam đại đồng đường.
+ Gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình nhiều hơn ba thế hệ. Gia đình
bốn thế hệ còn gọi là tứ đại đồng đường.
- Dưới khía cạnh xã hội học và về quy mô các thế hệ trong gia đình,
cũng có thể phân chia gia đình thành hai loại:
+ Gia đình lớn (gia đình ba thế hệ hoặc gia đình mở rộng) thường được
coi là gia đình truyền thống liên quan tới dạng gia đình trong quá khứ. Đó là
một nhóm người ruột thịt của một vài thế hệ sống chung với nhau dưới một
mái nhà, thường từ ba thệ hệ trở lên, tất nhiên trong phạm vi của nó còn có cả
những người ruột thịt từ tuyến phụ. Dạng cổ điển của gia đình lớn là gia đình
16


×