Header Page 1 of 132.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
---------------oOo--------------
NGUYỄN THANH NHÀN
NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI HIỆU LỰC TÁC ĐỘNG
CỦA KÊNH LÃI SUẤT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2017
Footer Page 1 of 132.
Header Page 2 of 132.
CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. TÔ KIM NGỌC
Học viện Ngân hàng
2. TS. VÕ TRÍ THÀNH
Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ƣơng
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3 :
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án cấp Học viện
tại Học viện Ngân hàng
Vào hồi….giờ….ngày…tháng….năm…2017.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
-
Thư viện Học viện Ngân hàng
-
Thư viện quốc gia
Footer Page 2 of 132.
Header Page 3 of 132.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
A. Bài báo khoa học, kỷ yếu khoa học
1. Nguyen Thanh Nhan, Vu Ngọc Huong, Le Ha Thu (2016), “Monetary Policy
and Performance of Vietnam’s Commercial Banks”, International Conference
Proceedings: Developing Financial Markets in International Intergration
Context, 28th, Oct. 2016, Dantri Publishing House, ISBN 978-604-88-3506-4
2. Nguyen Thanh Nhan, Vu Hai Yen, Vu Ngoc Huong (2016), “Impacts of
Monetary Policy on Asset Market: the case of Vietnam”, Review of Business
and Economics Studies, Vol 4, Number 3, 2016. ISSN 2308-944X
3. Nguyễn Thanh Nhàn (2015), “Khả năng áp dụng Nguyên tắc Taylor trong điều
hành Chính sách tiền tệ tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, tháng 12/2015
4. Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2015), “Xu hướng lựa chọn
lãi suất mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ và khuyến nghị cho Việt
Nam”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: “Kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh
trong bối cảnh toàn cầu hóa”, NXB Đại học KTQD, 12/2015
5. Nguyễn Thanh Nhàn, Vũ Hải Yến, Vũ Ngọc Hương (2014), “Lựa chọn lãi
suất mục tiêu trong điều hành Chính sách tiền tệ - cơ sở lý thuyết và kinh
nghiệm các nước”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo, tháng 11/2015
6. Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2014), “Điều hành CSTT ở Việt
Nam và một số khuyến nghị chính sách”, Tạp chí Ngân hàng, tháng 7/2014
7. Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Hồng Hải (2014),
“Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống
ngân hàng giai đoạn 2001-2012”, Tạp chí Ngân hàng, tháng 3/2014
8. Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Tường Vân (2011), “Kênh tín dụng ngân hàng
trong cơ chế truyền dẫn tác dộng của chính sách tiền tệ : bài học từ cuộc
khủng hoảng tài chính 2007 – 2010”, Tạp chí Khoa học – Đào tạo Ngân
hàng, tháng 10/2011
9. Nguyễn Thanh Nhàn, Phan Thị Hoàng Yến (2011), “Ảnh hưởng của biến
động lãi suất đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nửa đầu năm 2011”, Tạp
chí Khoa học – Đào tạo Ngân hàng, tháng 9/2011
10. Nguyễn Thanh Nhàn, 2010, “Chính sách mục tiêu tiền tệ và chính sách mục
tiêu lạm phát”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 99, tháng 8/2010
B. Đề tài nghiên cứu khoa học
1. Nguyễn Thanh Nhàn (2014), “Áp dụng nguyên tắc Taylor trong việc xác
định lãi suất mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam, Đề
tài NCKH cấp Ngành (chủ nhiệm)
2. Tô Kim Ngọc (2013), “Khủng hoảng nợ công tại một số nước Liên minh
châu Âu và bài học kinh nghiệm trong sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và
chính sách tài khóa cho Việt Nam”, Đề tài NCKH cấp Ngành (thành viên)
3. Nguyễn Thanh Nhàn (2013), “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tăng trưởng tín
dụng của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2000-2011”, Đề tài NCKH cấp Học viện
(chủ nhiệm)
Footer Page 3 of 132.
1
Header Page 4 of 132.
LỜI NÓI ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chính sách tiền tệ (CSTT) là một trong các chính sách vĩ mô của Nhà nước,
nó bao gồm tổng thể các biện pháp mà ngân hàng trung ương (NHTW) sử dụng
để điều tiết các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu
như ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định
kinh tế vĩ mô. Các nghiên cứu cả trong và ngoài nước đã nêu bật vai trò quan
trọng của kênh dẫn truyền tác động của CSTT và chỉ ra hiệu lực của CSTT phụ
thuộc vào hiệu lực các kênh truyền dẫn, biểu hiện ở mức độ và tốc độ truyền dẫn
từ các động thái điều hành các công cụ CSTT của NHTW đến hệ thống các mục
tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và từ đó ảnh hưởng đến các biến số thực của
nền kinh tế.
Cơ chế truyền dẫn CSTT được xây dựng dựa trên cách tiếp cận các nhân tố
ảnh hưởng đến cầu tiền tệ thông qua hệ thống các kênh truyền tải bao gồm kênh
lãi suất, kênh tỷ giá, kênh giá tài sản và kênh tín dụng (Mishkin, 2013). Xu
hướng hiện nay của các quốc gia trên thế giới là lựa chọn điều hành theo lãi suất
bởi tính hiệu quả và sự phù hợp của chỉ tiêu này cả trên lý thuyết và thực tế, vì
vậy cơ chế truyền dẫn CSTT qua kênh lãi suất đã thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu với những kết luận về tầm quan trọng của của kênh này trong
điều hành CSTT, đặc biệt tại các nước có thị trường phát triển. Kênh lãi suất
trong cơ chế truyền tải CSTT của NHTW là cơ chế truyền tải ảnh hưởng của
CSTT tới nền kinh tế thông qua phản ứng dây truyền giữa các mức lãi suất và
giữa các loại giá cả trên thị trường. CSTT thông qua những ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp của lãi suất tới hành vi đầu tư, chi tiêu của các chủ thể, qua đó ảnh
hưởng tới tổng cầu và cân bằng của nền kinh tế đạt được ở mức mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu lực tác động của CSTT nói chung và kênh lãi suất
nói riêng bị ảnh hưởng rất lớn bởi các nhân tố nằm ngoài khả năng chi phối của
NHTW như những ảnh hưởng từ thị trường quốc tế; chất lượng bảng cân đối tài
sản của hệ thống ngân hàng; môi trường vận hành thị trường tài chính; tình trạng
ngân sách và sự lấn át của chính sách tài khóa,.. Những ảnh hưởng này có thể
làm cho những tác động ban đầu của CSTT tới các mục tiêu vĩ mô bị chệch
hướng, hoặc có độ trễ, hoặc thậm chí tạo ra những thay đổi không mong muốn,
và do đó làm giảm hiệu lực tác động của chính sách.
Tại Việt Nam thời gian qua, trước những diễn biến không thuận lợi của kinh
tế thế giới và trong nước, NHNN đã có nhiều nỗ lực trong điều hành chính sách
tiền tệ linh hoạt, kết hợp giữa điều tiết cung tiền và lãi suất và kết quả là đã đạt
được những thành tựu đáng ghi nhận như: ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát;
hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng dần đi vào ổn định theo đúng lộ
trình tái cơ cấu; thị trường tiền tệ dần được thiết lập theo chuẩn mực quốc tế với
vai trò chủ đạo của thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Tuy nhiên nếu tách riêng
tác động của CSTT để xem xét hiệu quả cuối cùng của nó đối với nền kinh tế thì
có thể nhận thấy hiệu lực tác động của còn rất nhiều hạn chế. Lãi suất liên ngân
hàng (LSLNH) đã có phản ứng với những động thái thắt chặt hay nới lỏng tiền
tệ của NHNN, tuy nhiên mối liên hệ giữa lãi suất chỉ đạo (lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất tái chiết khấu) với LSLNH còn lỏng lẻo, sự thay đổi của cặp lãi suất chỉ đạo
này chưa có tác động làm thay đổi LSLNH, sự can thiệp hiệu quả của các công
cụ CSTT chưa thể hiện rõ nét (kể cả công cụ nghiệp vụ thị trường mở) trong các
giai đoạn căng thẳng về vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Thêm vào đó, sự
Footer Page 4 of 132.
2
Header Page 5 of 132.
truyền dẫn từ LSLNH đến lãi suất huy động (LSHĐ) và lãi suất cho vay (LSCV)
cũng như ảnh hưởng của LSCV đến các thành phần của tổng cầu là khá thấp và
có độ trễ, và do đó đã ảnh hưởng đến khả năng đạt được các mục tiêu vĩ mô
trong điều hành chính sách.
NHNN trong thời gian tới có chủ trương chuyển điều hành CSTT theo khối
lượng tiền cung ứng sang chủ yếu điều hành theo lãi suất, xóa bỏ dần các biện
pháp hành chính và tiến tới điều hành hoàn toàn theo lãi suất thì việc tìm hiểu,
nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kênh dẫn truyền lãi suất trong
điều hành CSTT là cần thiết. Nó không chỉ giúp định lượng các tác động dự kiến
của lãi suất điều hành lên mặt bằng lãi suất thị trường mà còn đánh giá lợi ích
của việc giải quyết những yếu kém trong cấu trúc để thực hiện CSTT hiệu quả
hơn. Góp phần đáp ứng nhu cầu đó của thực tiễn, đề tài “Nhân tố ảnh hưởng tới
hiệu lực tác động của kênh lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt
Nam” đã được nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
(i) Nghiên cứu cơ chế truyền dẫn của lãi suất trong điều hành CSTT
Các nghiên cứu về giai đoạn ảnh hướng trực tiếp từ việc sử dụng các công
cụ CSTT đến lãi suất thị trường tiền tệ và sau đó là lãi suất bán lẻ của hệ thống
ngân hàng
Cottarelli và Kourelis (1994) là những người đầu tiên nghiên cứu sự dẫn
truyền từ lãi suất điều hành của NHTW đến LSCV và đưa ra kết luận sự truyền
dẫn lãi suất là rất khác nhau giữa các nước. Nghiên cứu của Paisley (1994) và
Mojon (2000) khẳng định lại kết luận của Cottarelli và Kourelis khi Paisley
không tìm thấy sự truyền dẫn hoàn toàn trong lãi suất thế chấp ở tổ chức xây
dựng Anh trong khi Mojon chỉ ra sự truyền dẫn hoàn toàn trong LSCV và huy
động ở 5 nước khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Bỉ, Đức, Pháp, Tây Ban Nha
và Hà Lan). Nghiên cứu của Christoffer Kok Sorensen và Thomas Werner
(2006) vào giai đoạn tiếp theo lại cho thấy kết quả mức độ không đồng nhất
tương đối lớn trong quá trình truyền dẫn từ lãi suất thị trường tiền tệ đến lãi suất
bán lẻ của ngân hàng giữa các quốc gia Châu Âu, thể hiện cụ thể ở sự khác biệt
về hệ số truyền dẫn trong dài hạn và hệ số về tốc độ hiệu chỉnh giữa các quốc
gia. Điều này cho thấy sự thiếu thống nhất và đồng bộ trong hệ thống lãi suất
bán lẻ của Châu Âu.
Nghiên cứu của Marco A. Espinosa và Vega Alessandro Rebucci (2003), của
Jusús Crespo - Cuaresma và alázs Égert (2004) ước lượng mô hình hiệu chỉnh
sai số ECM dựa trên mô hình ADL cũng cho thấy độ co giãn của lãi suất thị
trường trong dài hạn đối với sự thay đổi của các chính sách là khác nhau giữa
các quốc gia.
Nghiên cứu của Mojon (2000), Sander và Kleimeier (2004), Bondt (2002),
Chong và cộng sự (2006), Pih Nee Tai (2012) đều cho thấy có sự bất cân xứng
trong mức độ dẫn truyền, hiệu ứng truyền dẫn đến lãi suất tiền gửi cao hơn một
chút so với hiệu ứng truyền dẫn đến LSCV. Alberto Humala (2003) lại cho kết
quả ngược lại khi kết luận rằng trong điều kiện tài chính bình thường với sự ổn
định trong ngắn hạn thì lãi suất sẽ cao hơn đối với những khoản vay có độ rủi ro
cao, khi có sự biến động lớn thì sự truyền dẫn diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các
loại lãi suất. Ming-Hua Liu và cộng sự (2005), Johann Burgstaller (2005), Paula
Antao (2009), Chmielewski (2003), Meshach Jesse Aziakpono (2010) cũng cho
Footer Page 5 of 132.
3
Header Page 6 of 132.
thấy có độ trễ và không đồng nhất trong truyền dẫn lãi suất bán lẻ.
Các nghiên cứu về tác động của lãi suất đến đầu tư và tiêu dùng, từ đó ảnh
hưởng đến các biến vĩ mô của nền kinh tế
Ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Đức, lãi suất là kênh truyền tải
chính của CSTT (Mishkin), trong khi đó với các nước đang phát triển và mới
nổi, kênh truyền dẫn tác động của CSTT qua lãi suất là yếu những năm 1980 và
1990, tuy nhiên, nghiên cứu của Mohanty & Turner (2008) đã chỉ ra rằng vai trò
của kênh lãi suất ở các quốc gia này đã tăng qua thời gian. Nghiên cứu của
Butzen (2001) về Bỉ giai đoạn 1985-1998 cho thấy chính sách tiền tệ thắt chặt
với việc tăng lãi suất chỉ đạo của NHTW làm giảm lợi nhuận của các doanh
nghiệp. Các nghiên cứu sử dụng mô hình VAR của Peersman & Smets (2001)
tại một số quốc gia châu Âu giai đoạn 1980-1998, nghiên cứu của Angeloni
(2002), nghiên cứu của Sun (2010) tại Trung Quốc giai đoạn 1996-2008, nghiên
cứu của Demary (2010) tại 10 nước thuộc OECD giai đọan 1970-2005 đều chỉ ra
rằng sự gia tăng tạm thời lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực trong ngắn hạn có
tác động làm giảm sản lượng ở các quốc gia nghiên cứu. Nghiên cứu của
Mukherjee & Bhattacharya (2011) cho kết quả về sự nhạy cảm của đầu tư và
tiêu dùng đối với lãi suất. Các nghiên cứu gần đây về kênh lãi suất cũng cho
thấy tác động của lãi suất đến sản lượng và lạm phát, tuy nhiên độ trễ và mức độ
ảnh hưởng là rất khác nhau giữa các quốc gia như nghiên cứu của Hank (2008),
của Borys và Horváth (2008), của Deepak (2012) và của Rokon Bhuiyan (2012).
(ii) Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kênh truyền dẫn
lãi suất trong điều hành CSTT
Phạm vi của nghiên cứu sẽ tập trung chủ yếu vào những bước đầu tiên của cơ
chế lan truyền chính sách tiền tệ, tức là, ảnh hưởng từ lãi suất điều hành của NHTW
đến lãi suất kinh doanh của hệ thống ngân hàng; bước thứ hai, bao gồm các tác động
của lãi suất ngân hàng trên tổng cầu, nằm ngoài phạm vi của nghiên cứu này. Vì vậy,
luận án tập trung tổng hợp các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực tác
động của bước đầu tiên trong cơ chế tác động của kênh lãi suất.
Cechetti (1999), Cottarelli và Kourelis (1994), Ehrmann et al (2001) và
Kamin, Turner, & Van't Dack (1998) chỉ ra rằng cấu trúc tài chính của nền kinh
tế cũng như chất lượng điều hành và thể chế là chìa khóa cơ bản cho sự hiệu quả
của kênh truyền dẫn lãi suất. Trong khi đó nghiên cứu của Kamin, Turner, &
Van't Dack (1998) lại kết luận yếu tố quan trọng nhất là khả năng cạnh tranh, độ
sâu, và sự đa dạng của TTTC.
Nghiên cứu của Leuvensteijn, Sørensen, Bikker, and Rixtel (2008), Kamin,
Turner, & Van't Dack (1998), Mojon (2001), De Graeve et al. (2004), Kok
Sørensen và Werner (2006) và Gropp et al. (2007) cho thấy sự cạnh tranh mạnh
trên TTTC dẫn đến quá trình truyền dẫn lãi suất nhanh hơn. Klein (1971) và
Monti (1972) nghiên cứu về hành vi thiết lập lãi suất của các ngân hàng, mô
hình Monti-Klein chứng tỏ rằng lãi suất của các sản phẩm ngân hàng có mức cầu
co giãn nhỏ hơn sẽ có giá ít cạnh tranh hơn. Nghiên cứu của Maudos và
Fernández de Guevara (2004), Courvoisier và Gropp (2002) cho thấy sự gia tăng
sức mạnh thị trường của các ngân hàng (tức là giảm áp lực cạnh tranh) dẫn đến
lợi nhuận ròng từ lãi suất cao hơn. Nghiên cứu của Hannan và Berger (1991) chỉ
ra rằng LSHĐ là khá cứng nhắc trong thị trường tập trung. Nghiên cứu xuyên
quốc gia, cả Cottarelli và Kourelis (1994), Borio và Fritz (1995) đều tìm thấy
ảnh hưởng quan trọng của cạnh tranh đến cơ chế truyền dẫn CSTT. Mojon
(2001) nhận thấy sự cạnh tranh cao hơn có xu hướng gây áp lực lên các ngân
Footer Page 6 of 132.
4
Header Page 7 of 132.
hàng điều chỉnh LSCV nhanh hơn khi lãi suất thị trường tiền tệ giảm. Kết quả
tương tự của tính bất đối xứng này được khẳng định trong các nghiên cứu của
Scholnick (1996), Heinemann và Schuler (2002), Sander và Kleimeier (2002 và
2004) và Gropp et al. (2007).
Nghiên cứu của Weber, Gerke, và Worms (2009), Gropp, Sørensen và
Lichtenberger (2007), Nyamongo và Ndirangu (2011) cho rằng những đổi mới
trong lĩnh vực tài chính có thể khiến mối liên hệ giữa lãi suất ngắn hạn và LSCV
trở lên gắn bó hơn. Kết quả từ nghiên cứu của Misati et al, (2010) lại trái ngược
với các nghiên cứu trên khi kết luận sự đổi mới tài chính đặt ra những thách thức
và làm phức tạp việc điều hành CSTT, do đó làm suy giảm các kênh lãi suất.
Thị trường tiền tệ biến động mạnh hơn có xu hướng làm suy yếu sự lan
truyền lãi suất (Gigineishvili (2011), Cottarelli và Kourelis (1994), Mojon
(2000), và Sander và Kleimeier (2004)).
Nghiên cứu 31 nền kinh tế phát triển cũng như các nền kinh tế mới nổi trong
giai đoạn 1980-1993, Cottarelli và Kourelis (1994) thấy rằng môi trường lạm
phát cao hơn, các dòng vốn di chuyển nhiều hơn và thị trường tiền tệ phát triển
hơn sẽ dẫn đến lan truyền lãi suất mạnh hơn. Các nghiên cứu khác như Mojon
(2000), Sander và Kleimeir (2004), Singh et al. (2008), Mishra et al (2012) cũng
cho kết quả tương tự nhận thấy rằng sự phát triển TTTC nói chung dẫn đến
truyền dẫn lãi suất mạnh mẽ hơn cả trong trung hạn và dài hạn.
Gigineishvili (2011) nghiên cứu 70 quốc gia có cấp độ phát triển khác nhau giai
đoạn 2006-2009 đưa ra kết luận đặc điểm kinh tế vĩ mô, thể chế và pháp lý cũng như
cấu trúc tài chính là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực tác động kênh lãi suất.
Medina Cas et al (2011), Saborowski và Weber (2013), S. Burcu Avci and
Eray Yucel (2016) cho thấy sự truyền dẫn lãi suất có mối quan hệ tiêu cực tình
trạng đô la hóa, và mối quan hệ tích cực với sự linh hoạt tỷ giá và sự phát triển
hệ thống tài chính, chất lượng điều hành pháp lý, mức độ tập trung lĩnh vực ngân
hàng, và các biến số liên quan đến hoạt động của hệ thống ngân hàng như tỷ lệ
thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả kênh dẫn
truyền lãi suất.
Sự lấn át tài khóa, thâm hụt ngân sách và tính độc lập của NHTW có ảnh
hưởng đến hiệu lực tác động của kênh lãi suất và hiệu lực điều hành CSTT nói
chung được tìm thấy trong các nghiên cứu của Sargent và Wal- lace (1981),
Michele Fratianni & Franco Spinelli, 1998, (Laurens, 2005), Andrew Filardo
(2012). Các nghiên cứu này đều chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của sự lán át tài khóa,
thâm hụt ngân sách và sự kém độc lập của NHTW đến hiệu lực truyền dẫn lãi
suất trong điều hành CSTT.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Các nghiên cứu định lượng gần đây về kênh lãi suất cơ bản đều sử dụng mô
hình EMC để lượng hóa mức độ và tốc độ ảnh hưởng của lãi suất điều hành của
NHNN đến các mức lãi suất của hệ thống TCTD. Các nghiên cứu tiêu biểu có
thể kể đến bao gồm nghiên cứu của Đinh Thị Thu Hồng và Phan Đình Mạnh
(2013), Trần Hưng Thịnh và Nguyễn Công Tuấn (2012). Các kết quả thực
nghiệm đều cho thấy sự truyền dẫn là không hoàn toàn. Hầu hết các nghiên cứu
thực nghiệm đều đưa đến kết luận không có tác động đáng kể của lãi suất đối với
lạm phát. Nghiên cứu của Lê Việt Hùng và Wade Pfau (2008) cho thấy chính sách
tiền tệ có thể ảnh hưởng đến sản lượng và giá cả. Điều này phù hợp với kết quả
thực nghiệm trong báo cáo của Nguyễn và Nguyễn (2010). Sử dụng mô hình
VAR, nghiên cứu của Trần Thị Xuân Hương và các cộng sự (2014) thấy trước
Footer Page 7 of 132.
5
Header Page 8 of 132.
khủng hoảng tài chính, kênh lãi suất tồn tại đúng với lý thuyết kinh tế vĩ mô. Tuy
nhiên trong giai đoạn sau khủng hoảng, khi LSLNH tăng kéo theo sự gia tăng của
LSCV với độ trễ 1 tháng và sẽ dẫn đến gia tăng lạm phát với độ trễ 2 tháng.
Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kênh lãi suất không
nhiều và chủ yếu là các nghiên cứu định tính. Các nghiên cứu tiêu biểu thời gian
gần đây có thể kể đến bao gồm nghiên cứu của TS. Tô Ánh Dương (2014), TS.
Nguyễn Thị Minh Huệ (2011), TS. Nguyễn Thị Kim Thanh (2010), TS. Nguyễn
Phi Lân (2010), PGS. TS. Tô Kim Ngọc (2003). Các nghiên cứu này đã cung
cấp hệ thống cơ sở luận, phương pháp nghiên cứu khá chuẩn mực về cơ chế điều
hành lãi suất của NHTW và điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam.
3. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Từ tổng quan các công trình nghiên cứu của nước ngoài và trong nước có thể
thấy rằng tuy chủ đề về kênh lãi suất trong điều hành CSTT không phải là một
vấn đề mới, nhưng vẫn còn những khoảng trống nghiên cứu để các nhà nghiên
cứu tiếp tục đào sâu nghiên cứu và phát triển. Cụ thể:
Thứ nhất, ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu độc lập nào đánh giá các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực tác động của kênh lãi suất trong điều hành
CSTT mà mới chỉ dùng ở việc đánh giá hiệu lực truyền dẫn tác động từ lãi suất
điều hành của NHNN đến các mức lãi suất kinh doanh của hệ thống ngân hàng.
Thứ hai, các nghiên cứu định lượng đánh giá hiệu lực truyền dẫn tác động
của kênh lãi suất mới chỉ dừng ở giai đoạn từ 2012 trở về trước.
Thứ ba, chưa có một nghiên cứu định lượng nào đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng tới hiệu lực tác động của kênh lãi suất trong điều hành CSTT mà mới chỉ
dừng ở khía cạnh định tính. Thêm vào đó các nghiên cứu định tính cũng chưa
thực sự toàn diện, chưa có nghiên cứu nào đi sâu phân tích các yếu tố như mức
độ linh hoạt của tỷ giá, sự lấn át của chính sách tài khóa, thâm hụt ngân sách đến
hiệu lực tác động của kênh lãi suất trong điều hành CSTT tại Việt Nam.
Để tiếp tục đóng góp vào cơ sở luận về kênh lãi suất trong điều hành CSTT,
đồng thời lấp khoảng trống nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu lực tác
động của kênh lãi suất, luận án hướng tới các câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Kênh lãi suất trong điều hành CSTT ở Việt Nam giai đoạn 2006-2015 có
thực sự hiệu lực không?
2. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu lực tác động của kênh lãi suất
trong điều hành CSTT tại Việt Nam giai đoạn 2006-2015?
3. Cần có các giải pháp nào để nâng cao hiệu lực tác động của kênh lãi suất
trong điều hành CSTT tại Việt Nam giai đoạn tới?
4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở luận về hiệu lực và các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu lực kênh lãi suất trong cơ chế truyền dẫn tác động của CSTT, từ
đó vận dụng phân tích, đánh giá thực trạng hiệu lực và các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu lực kênh lãi suất tại Việt Nam. Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu lực tác động từ lãi suất điều hành của NHNNVN đến
LSCV của hệ thống ngân hàng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực tác động của kênh lãi
Footer Page 8 of 132.
6
Header Page 9 of 132.
suất trong cơ chế truyền dẫn CSTT tại Việt Nam giai đoạn Q1/2006-Q4/2015.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ngoài phương pháp triết học biện chứng và duy vật lịch sử thường được sử
dụng trong nghiên cứu khoa học nói chung, đề tài còn sử dụng phương pháp
thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp.
Ngoài sơ đồ, bảng biểu, đồ thị, luận án sử dụng: (i) mô hình OLS, ECM để
đo lường ảnh hưởng của lãi suất điều hành của NHNN Việt Nam (lãi suất tái cấp
vốn, tái chiết khấu) đến LSLNH; (ii) mô hình VAR để đo lường hiệu quả kênh
truyễn dẫn lãi suất tại Việt Nam (từ LSCV của hệ thống ngân hàng tác động tới
các biến số vĩ mô bao gồm lạm phát và tăng trưởng kinh tế) giai đoạn 20062015; (iii) mô hình GMM để lượng hóa tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu lực kênh lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 2006-2015.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở luận về hiệu lực tác động của kênh lãi suất trong điều hành
chính sách tiền tệ và các nhân tố ảnh hưởng
Chương 2: Thực trạng hiệu lực kênh lãi suất trong điều hành chính sách tiền
tệ ở Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng
Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực tác động của kênh lãi suất
trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN VỀ HIỆU LỰC TÁC ĐỘNG CỦA KÊNH LÃI
SUẤT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƢỞNG
1.1. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ HỆ THỐNG KÊNH TRUYỀN DẪN
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.1.1. Khung điều hành chính sách tiền tệ
1.1.1.1. Hệ thống mục tiêu của chính sách tiền tệ
1.1.1.2. Hệ thống công cụ của CSTT
1.1.2. Hệ thống kênh truyền dẫn tác động chính sách tiền tệ
1.2. KÊNH LÃI SUẤT VÀ HIỆU LỰC TÁC ĐỘNG CỦA KÊNH LÃI
SUẤT
1.2.1. Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh lãi suất
Để CSTT có tác động tới các biến số thực của nền kinh tế, theo Romer &
Rommer (1990) cần phải có các giả định cơ bản sau:
Thứ nhất, tất cả các NHTM không có khả năng phòng vệ trước sự thay đổi vốn
dự trữ của mình khi NHTW thay đổi những động thái của CSTT và không có tài sản
nào khác có thể thay thế tiền trong chức năng là phương tiện thanh toán. Điều này có
nghĩa những thay đổi trong điều hành CSTT có ảnh hưởng tới bảng cân đối tài sản
của hệ thống NHTM và các NHTM không có khả năng thay đổi khối lượng cũng
như các thành phần của các khoản mục bên tài sản nợ thông qua việc phát hành các
chứng khoán có đặc điểm thay thế hoàn hảo cho tiền cơ sở.
Thứ hai, giá cả là cứng nhắc trong ngắn hạn. Tức giá cả danh nghĩa không
thể điều chỉnh ngay lập tức. Điều này đảm bảo những thay đổi trong lượng tiền
cơ sở có tác động tới các biến số vĩ mô thực của nền kinh tế.
1.2.1.1. Cơ chế tác động trực tiếp
Khi NHTW điều chỉnh các công cụ của CSTT sẽ nhanh chóng làm thay đổi
lượng tiền cơ sở, trong điều kiện cầu vốn khả dụng không đổi, LSLNH sẽ thay
Footer Page 9 of 132.
7
Header Page 10 of 132.
đổi để phản ứng với những điều chỉnh của NHTW. Những thay đổi này của các
mức LSLNH qua đêm sẽ dẫn đến sự thay đổi cùng chiều của mặt bằng lãi suất
thị trường (lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay) theo các lý thuyết về cấu trúc kỳ
hạn của lãi suất. Điều này sẽ làm thay đổi các quyết định đầu tư cũng như các
quyết định lựa chọn giữa tiết kiệm và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế, từ đó,
tác động vào tổng cầu của nền kinh tế.
Cơ chế điều chỉnh trực tiếp thông qua giá vốn
Lãi suất tiền
vay
Lãi suất
qua
đêm
Lãi suất
thị
trường
Cấu trúc kỳ hạn
của lãi suất
Chi phí biên và
chi phí bình quân
Nhu cầu đầu
tư và nhu cầu
tiêu dùng
Lãi suất tiền
gửi
Nguồn: Steven K., Philip T. and Jozef V. (1998)
1.2.1.2. Cơ chế tác động gián tiếp
Cơ chế tác động gián tiếp
Lãi suất liên ngân hàng
Lãi suất trung và dài
hạn
Giá tài sản
Giá bất động sản và
chứng khoán
Tỷ giá
Bảng cân đối tài sản
của các chủ thể kinh
tế
Giá so sánh
hàng xuất
khẩu
Xuất khẩu
ròng
Tình trạng tài chính
Thu nhập của
người đầu tư
Mức độ thông tin
không cân xứng
NỀN KINH TẾ
Nguồn: Steven K., Philip T. and Jozef V. (1998)
i/ Cơ chế ảnh hưởng gián tiếp qua giá tài sản
Sự biến động của lãi suất thị trường tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến giá thị trường
của cả tài sản tài chính và tài sản thực, từ đó mà ảnh hưởng đến tình trạng tài
chính của các chủ sở hữu và cuối cùng quyết định hành vi chi tiêu của họ.
ii/ Cơ chế ảnh hưởng gián tiếp qua tỷ giá
Đối với cơ chế tỷ giá thả nổi, sự tăng lên của lãi suất nội tệ sẽ làm cho các tài
sản nội tệ trở nên hấp dẫn khi người đầu tư so sánh mức thu nhập kỳ vọng giữa
tài sản nội tệ và tài sản ngoại tệ. Tùy thuộc vào trạng thái ngoại tệ, những biến
động của tỷ giá sẽ cải thiện hoặc làm xấu đi tình trạng tài chính của các chủ thể
và từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư và tiêu dùng.
Footer Page 10 of 132.
8
Header Page 11 of 132.
Đối với cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, hiệu quả của CSTT qua tác động
của tỷ giá bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: phạm vi dao động của tỷ giá và mức độ
thay thế giữa tài sản nội tệ và tài sản ngoại tệ.
iii/ Cơ chế ảnh hưởng gián tiếp qua hoạt động tín dụng ngân hàng
Sự biến động của lãi suất ảnh hưởng đến tình trạng tài chính của những
người vay vốn, hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, từ đó ảnh
hưởng đến khối lượng đầu tư và tiêu dùng xã hội.
1.2.2. Hiệu lực tác động của kênh lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ
Hiệu lực tác động của CSTT được thể hiện qua khả năng ảnh hưởng của các
công cụ chính sách tới các biến số thực của nền kinh tế được lựa chọn làm mục
tiêu chính sách trong từng thời kỳ và được xác định thông qua các chỉ tiêu đo
lường mức độ phản ứng, chiều phản ứng và tốc độ phản ứng của các biến số
thực trong nền kinh tế trước những thay đổi trong điều hành CSTT của NHTW
(Tô Kim Ngọc, 2003).
Để đo lường hiệu lực tác động của kênh lãi suất trong cơ chế truyền dẫn tác
động của CSTT các nhà nghiên cứu trước đây thường sử dụng mô hình kinh tế
lượng với các chuỗi số liệu thu thập trong thời gian dài và đo lường phản ứng
của các biến số thực (lãi suất thị trường, tín dụng, lạm phát, tỷ giá, xuất nhập
khẩu, tăng trưởng kinh tế) đối với các cú sốc về CSTT. Nếu phản ứng của các
biến số vĩ mô đối với các cú sốc của CSTT là đúng (mặc dù có độ trễ) với kỳ
vọng về lý thuyết thì có thể khẳng định CSTT đó có hiệu lực. Ngược lại, nếu
phản ứng ngược với kỳ vọng lý thuyết, thậm chí không phản ứng thì kết luận
tính hiệu lực của CSTT là yếu.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU LỰC TRUYỀN DẪN
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH LÃI SUẤT
Phạm vi của nghiên cứu sẽ tập trung chủ yếu vào những bước đầu tiên của cơ
chế lan truyền chính sách tiền tệ, tức là, ảnh hưởng từ lãi suất điều hành của
NHTW đến lãi suất kinh doanh của hệ thống ngân hàng; bước thứ hai, bao gồm
các tác động của lãi suất ngân hàng trên tổng cầu, nằm ngoài phạm vi của nghiên
cứu này. Vì vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực của CSTT qua cơ chế tác
động lãi suất được chia thành bốn nhóm nhân tố:
1.3.1. Nhóm nhân tố ảnh hƣởng từ thị trƣờng quốc tế
i/Cơ chế tỷ giá và chu chuyển của các dòng vốn
Thứ nhất, sự can thiệp chính thức của NHTW (NHTW) trên thị trường ngoại
hối dù là can thiệp trung hòa (sterilized intervention) hay can thiệp không trung
hòa (non-sterilized intervention) đều có ảnh hưởng đến tính độc lập trong điều
hành CSTT, và do đó ảnh hưởng tới hiệu lực tác động của kênh lãi suất.
Thứ hai, cơ chế tỷ giá thả nổi cho phép các mức lãi suất điều hành của
NHTW trở thành các công cụ chính của CSTT phát các tín hiệu chính sách rõ
ràng cho các thành viên tham gia thị trường, và tăng cường sự độc lập chính
sách tiền tệ.
Thứ ba, khi lượng vốn chảy vào quá nhiều, tính chủ động của NHTW trong
điều hành CSTT sẽ bị hạn chế, từ đó giảm hiệu lực tác động của chính sách này
tới các mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế.
i/Tình trạng đô la hóa nền kinh tế
Thứ nhất, mức độ đô la hóa cao có thể làm giảm ảnh hưởng của sự thay đổi
lãi suất điều hành của NHTW đến lãi suất nội tệ của hệ thống ngân hàng. Mức
độ mà các ngân hàng có thể truyền tải sự gia tăng của lãi suất điều hành NHTW
Footer Page 11 of 132.
9
Header Page 12 of 132.
đưa ra đến lãi suất kinh doanh nội tệ của các ngân hàng có thể bị giới hạn do
người đi vay có thể sử dụng “khả năng chuyển đổi đồng tiền” (ability to switch
to foreign-currency instruments).
Thứ hai, trong nền kinh tế bị đô la, khi bảng cân đối tài sản bị lấn át bởi đồng
ngoại tệ, sự biến động về tỷ giá mà cụ thể là sự mất giá lớn của đồng nội tệ có
thể làm thu hẹp bảng tổng kết tài sản, vì vậy dẫn đến nỗi sợ hãi của thả nổi tỷ giá
(fear of floating) hay cho tỷ giá biến động với một biên độ lớn (Calvo và
Reinhart, 2002; Leiderman, Maino, và Parrado, 2006).
1.3.2. Chất lƣợng bảng cân đối tài sản của hệ thống ngân hàng
i/Chất lượng tài sản của ngân hàng
Các ngân hàng có chất lượng tài sản thấp có thể phản ứng với chính sách tiền
tệ mở rộng bằng cách củng cố thanh khoản hơn là mở rộng tín dụng khi NHTW
thực hiện CSTT mở rộng, giảm lãi suất điều hành. Do đó, sự thay đổi trong lãi
suất điều hành của NHTW có thể chỉ tác động hạn chế đến lãi suất thị trường.
Độ lệch chuẩn của tỷ lệ nợ xấu giữa các ngân hàng được sử dụng để đo lường sự
phân cách trong hệ thống ngân hàng. Thông thường hệ thống ngân hàng có sự
phân cách cao được cho là có mức độ cạnh tranh thấp hơn và và dễ bị dư thừa
thanh khoản hơn.
ii/Tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng
Khi thanh khoản của hệ thống ngân hàng dồi dào, sự thay đổi trong lãi suất
điều hành của NHTW không có tác động làm thay đổi cung hoặc cầu vốn ngân
hàng do sự thay đổi LSCV của hệ thống ngân hàng. Theo một nghĩa nào đó, trong
trường hợp này thanh khoản đóng vai trò như một tấm đệm chống lại sự biến động
của thị trường và các cú sốc tiền tệ (De Graeve, De Jonghe and Vennet, 2007;
Kashyap and Stein, 2000). Ngược lại với tình trạng dư thừa thanh khoản, căng
thẳng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng khiến các ngân hàng phải đi vay để
tài trợ cho các khoản tín dụng. Trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt đã đẩy
mặt bằng lãi suất thị trường, cả LSHĐ và cho vay lên cao và do đó có thể dẫn đến
cuộc chạy đua lãi suất gắt gao khiến lãi suất ngân hàng tăng mạnh, lãi suất thực
lớn hơn lãi suất niêm yết của ngân hàng. Thực tế này không chỉ tạo lên những bất
ổn thị trường mà còn thổi phồng ảnh hưởng của kênh lãi suất.
Ngoài ra cơ cấu thời hạn các hợp đồng tiền gửi và tín dụng cũng đóng vai trò
quan trọng ảnh hưởng đến hiệu lực kênh lãi suất trong điều hành CSTT. Nếu các
hợp đồng có thời hạn càng ngắn chiếm tỷ trọng càng lớn thì việc quay vòng các
hợp đồng nợ có mức lãi suất mới càng nhanh, và do đó sự thay đổi của lãi suất
chính sách của NHTW được truyền tải một cách nhanh chóng đến mức lãi suất
tiền gửi bình quân cũng như LSCV bình quân.
1.3.3. Đặc điểm môi trƣờng vận hành hệ thống tài chính
i/Mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng
Mức độ cạnh tranh kém của hệ thống Ngân hàng làm giảm phản ứng của các
ngân hàng đối với sự điều chỉnh lãi suất của NHTW, và do đó có thể làm giảm
hiệu lực cơ chế truyền dẫn lãi suất.
ii/ Mức độ phân cách giữa các bộ phận của thị trường tài chính
Khi các bộ phận của TTTC không đảm bảo tính thống nhất, có sự phân cách,
các mức lãi suất được quyết định bởi cung cầu của từng thị phần kỳ hạn và do
đó, sự biến đổi lãi suất ngắn hạn do những thay đổi trong điều hành CSTT của
NHTW sẽ được chuyển tải ảnh hưởng tới các mức lãi suất trung và dài hạn một
cách rất hạn chế. Thay vì làm dịch chuyển cả đường cong lãi suất, sự thay đổi
Footer Page 12 of 132.
10
Header Page 13 of 132.
này chỉ làm thay đổi vị trí đầu của đường cong lãi suất.
iii/Sự phát triển của hệ thống tài chính
Thứ nhất, khi thị trường tiền tệ và thị trường liên ngân hàng phát triển, sự lan
truyền từ các lãi suất điều hành của NHTW đến LSLNH gia tăng - đây là bước
đầu tiên trong cơ chế dẫn truyền lãi suất, và do đó lan truyền từ lãi suất điều
hành đến LSHĐ và cho vay của hệ thống ngân hàng được cải thiện.
Thứ hai, khi TTTC mỏng và kém phát triển đáp ứng lại việc tăng cung ứng
tiền hoặc giảm lãi suất của NHTW, các NHTM lại tăng lượng dự trữ dư thừa
hoặc tăng trích lập dự phòng, điều này làm giảm tính linh hoạt, sự phát triển tính
sôi động của thị trường liên ngân hàng. Và do đó làm giảm hiệu quả kênh truyền
dẫn lãi suất.
Thứ ba, khi hệ thống ngân hàng và nền kinh tế còn yếu, lo ngại rủi ro và chi
phí thông tin tăng có thể khiến các ngân hàng không muốn cho vay. Trong
trường hợp này, sự hạn chế tín dụng tăng lên và sự không co dãn trong nhu cầu
vay vốn tăng khiến sự lan truyền lãi suất trở lên kém hiệu quả.
Thứ tư, sự phát triển của thị trường vốn tạo nhiều nguồn vốn thay thế, làm
tăng tính co dãn của nhu cầu vay vốn ngân hàng, và do đó làm tăng cường cơ
chế truyền dẫn lãi suất.
iv/Mức độ can thiệp hành chính của các chủ thể điều tiết vào thị trường tài
chính
Sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào lãi suất này sẽ ảnh hưởng tới cơ chế
hình thành giá, khối lượng và sự phân bổ tín dụng, từ đó làm giảm hiệu lực cơ
chế tác động bằng lãi suất.
v/Chất lượng điều hành hệ thống pháp lý
Thứ nhất, chất lượng điều hành hệ thống pháp lý yếu kém ảnh hưởng đến
hiệu lực cơ chế lan truyền lãi suất vì chúng gây ra các vấn đề thông tin bất cân
xứng và tăng chi phí của việc thực hiện hợp đồng, do đó làm tăng chi phí của
các trung gian tài chính.
Thứ hai, môi trường thể chế và pháp lý kém ảnh hưởng đến sự phát triển của
TTTC, đặc biệt là thị trường vốn, và do đó một cú sốc tăng lãi suất sẽ có tác
động tiêu cực hơn về sản lượng do nhà đầu tư bị hạn chế trong việc tìm kiếm các
nguồn thay thế cho các khoản đầu tư tài chính. Thị trường vốn kém phát triển ở
các quốc gia có chất lượng pháp lý kém hơn khiến các nhà đầu tư có ít sự lựa
chọn thay thế cho các khoản vay ngân hàng (khi LSCV của ngân hàng tăng),
điều này lại ảnh hưởng làm giảm hiệu lực tác động của lãi suất đến tăng trưởng.
1.3.4. Nhóm các nhân tố khác
i/ Tình trạng ngân sách nhà nước
Thứ nhất, việc lựa chọn cấu trúc kỳ hạn cho danh mục nợ tài trợ cho thâm
hụt NSNN sẽ ảnh hưởng các phân khúc khác nhau của đường cong lãi suất
chuẩn cũng như hình dạng của nó.
Thứ hai, quy mô của thâm hụt ngân sách cũng gây áp lực đối với lãi suất trên
thị trường vốn.
ii/Tính độc lập của ngân hàng trung ương và và sự lấn át của chính sách tài khóa
Loại bỏ sự lấn át của chính sách tài khóa sẽ làm tăng hiệu lực kênh dẫn
truyền lãi suất vì nó cho phép CSTT hoạt động không vì mục tiêu của CSTK và
củng cố tính độc lập của NHTW (IMF, 2010). Trực tiếp cho vay NHTW cho
chính phủ làm suy yếu các bảng cân đối của các NHTW và hạn chế khả năng
của các NHTW trong việc đưa ra các chỉ báo rõ ràng về những thay đổi trong
chính sách tiền tệ (như việc tăng lãi suất và thực hiện nghiệp vụ thị trường mở)
Footer Page 13 of 132.
11
Header Page 14 of 132.
(Laurens, 2005).
CHƢƠNG 2: HIỆU LỰC TÁC ĐỘNG CỦA KÊNH LÃI SUẤT TRONG
ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƢỞNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN
HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
2.1.1. Hệ thống mục tiêu CSTT
- Mục tiêu cuối cùng: kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
- Mục tiêu trung gian: kiểm soát mục tiêu tăng trưởng cung tiền và tăng
trưởng tín dụng, hướng vào giảm lãi suất thị trường
- Mục tiêu hoạt động: Kiểm soát lượng tiền cơ sở MB
2.1.2. Điều hành hệ thống công cụ chính sách tiền tệ
NHNN đã chủ động sử dụng các công cụ CSTT một cách tương đối mềm
dẻo và linh hoạt, kết hợp sự tác động của cả các công cụ CSTT trực tiếp (giao
chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, điều chỉnh lãi suất trực tiếp, quy định LSCV các
lĩnh vực ưu tiên, …) và gián tiếp (dự trữ bắt buộc, công cụ chính sách tái cấp
vốn, nghiệp vụ thị trường mở).
2.1.2.1. Giai đoạn thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát 2007-2008
Từ năm 2006 đến giữa 2007, CSTT về cơ bản là nới lỏng nhằm tập trung
hoàn thành 2 nhiệm vụ cơ bản mà Chính phủ đặt ra là ưu tiên tăng trưởng kinh tế
và ổn định kinh tế vĩ mô. Từ cuối 2007, NHNN đã bắt đầu thắt chặt tiền tệ với
động thái ban đầu là tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10% đối với tiền gửi
dưới 12 tháng và từ 2% đến 4% đối với tiền gửi từ 12 – 24 tháng. Đầu năm
2008, trước dự báo về sự tiếp tục tăng cao của lạm phát, lựa chọn CSTT thắt
chặt làm trọng tâm với mục tiêu hạn chế tăng trưởng tín dụng dưới 30%, tăng
tổng phương tiện thanh toán dưới 32%, NHNN đã sử dụng tất cả các công cụ
CSTT theo hướng thắt chặt: (i) tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và mở rộng diện tiền
gửi phải dự trữ bắt buộc ở tất cả các kỳ hạn; (ii) Phát hành bắt buộc 20.300 tỷ
đồng tín phiếu NHNN và quy định các tín phiếu NHNN không được sử dụng để
vay tái cấp vốn tại NHNN; (iii) Lãi suất cơ bản, hệ thống lãi suất điều hành gồm
cặp lãi suất tái cấp vốn cũng được điều chỉnh tăng; (iv) Khống chế hạn mức tín
dụng và yêu cầu kiểm soát chặt những lĩnh vực cho vay có rủi ro cao, đặc biệt
cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản...
2.1.2.2. Giai đoạn kích cầu 2009
Chính phủ đã linh hoạt chuyển hướng điều hành từ ưu tiên mục tiêu kiềm chế
lạm phát sang ngăn chặn suy giảm kinh tế. CSTT lại được nới lỏng một cách
thận trọng. NHNN điều hành và thực thi CSTT nới lỏng giai đoạn này thông qua
một loạt các công cụ: (i) Triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất mà thực chất
là mở rộng cung tiền; (ii) Hạ lãi suất cơ bản và cặp lãi suất chiết khấu, tái cấp
vốn; (ii) Giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với VNĐ xuống còn 5%/năm; (iv) Thực
hiện thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN. Nghiệp vụ thị trường
mở chủ yếu là mua giấy tờ có giá.
2.1.2.3. Giai đoạn thực hiện CSTT thận trọng nhằm ổn định và duy trì mục
tiêu tăng trưởng 2010
Năm 2010, thị trường tín dụng Việt nam chịu sự chi phối của CSTT thắt chặt
ở giai đoạn đầu năm và nới lỏng ở cuối năm. CSTT tuân thủ định hướng hạn chế
tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, kiểm soát rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng
Footer Page 14 of 132.
12
Header Page 15 of 132.
và cơ cấu dư nợ.
2.1.2.4. Giai đoạn ưu tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế hợp lý từ 2011-nay
Đầu năm 2011, một lần nữa NHNN quay lại thực hiện thắt chặt tiền tệ,
NHNN đã triển khai các chính sách cụ thể nhằm đạt mục tiêu này, gồm: (i) Yêu
cầu các tổ chức tín dụng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục tiêu
tăng trưởng tín dụng, điều chỉnh cơ cấu tín dụng, tập trung vốn phát triển sản
xuất kinh doanh, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất
trong tổng dư nợ xuống mức 22% đến 30/06/2011 và 16% đến 31/12/2011; (ii)
Tăng lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và LSCV qua đêm trong thanh toán
điện từ liên ngân hàng (iii) Thực hiện nghiệp vụ hút tiền ròng trong phần lớn
thời gian của năm 2011; (iv) Tuân thủ nghiêm ngặt giới hạn tín dụng trong toàn
hệ thống NH với các chế tài xử phạt nghiêm khắc của nội bộ từng ngân hàng.(v)
Xây dựng và triển khai chiến lược cấu trúc lại hệ thống NH từng bước nhằm
nâng cao tính hiệu quả, giảm mức độ rủi ro và cải thiện sức mạnh cạnh tranh của
hệ thống NH.
Đầu năm 2012, có những dấu hiệu cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu
khó khăn, đặt trong bối cảnh chủ trương tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, NHNN chuyển
hướng điều hành CSTT nới lỏng cho đến nay, những đợt cắt giảm lãi suất được liên
tiếp thực hiện đã đạt được một số kết quả nhất định, tạo những tác động tích cực cho
thị trường tiền tệ. Mặt bằng lãi suất đã giảm nhanh, tỷ giá bình quân liên ngân hàng
giữa VND và USD ổn định, hoạt động của các TCTD đã có những biểu hiện an toàn
hơn, tính thanh khoản của các TCTD được đảm bảo.
2.2. HIỆU LỰC TÁC ĐỘNG CỦA KÊNH LÃI SUẤT TRONG ĐIỀU
HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM
2.2.1. Thực trạng cơ chế tác động thông qua lãi suất trong điều hành chính
sách tiền tệ tại Việt Nam
2.2.1.1. Cơ chế tác động trực tiếp
i/Sự lan truyền từ lãi suất chỉ đạo của NHNN đến các mức lãi suất thị trường
Thứ nhất, lãi suất LNH có biến động cùng chiều với lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất tái chiết khấu của NHNN. Tuy nhiên mối liên hệ giữa lãi suất chỉ đạo (lãi
suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu) với LSLNH còn lỏng lẻo
Thứ hai, LSCV với các kỳ hạn khác nhau của hệ thống ngân hàng có xu
hướng diễn biến theo nhau một cách rõ rệt. Mức độ liên kết giữa lãi suất LNH
với các mức LSCV và LSHĐ ngày càng chặt chẽ hơn.
ii/Mức độ tác động của lãi suất thị trường đến đầu tư và tiêu dùng
Tác động của lãi suất thị trường tới mức tiêu dùng của các hộ gia đình
Quan hệ nghịch biến giữa lãi suất thực và tỷ lệ tăng tiêu dùng thể hiện rõ nét
hơn trong giai đoạn 2007 – 2015. Sự gia tăng của lãi suất làm tăng chi phí cơ
hội, đồng thời giảm thu nhập khả dụng sau khi trả lãi (do gánh nặng lãi vay tăng)
và kết quả là tiêu dùng giảm. Tuy nhiên biến động của tiêu dùng giai đoạn 20072015 chỉ được giải thích phần nhỏ do sự biến động của lãi suất
Tác động của lãi suất đến đầu tư
Ảnh hưởng của lãi suất đến tổng đầu tư không thể hiện rõ nét vai trò giá của
quyền sử dụng vốn vay trong giai đoạn 2007-2015. Lược đồ quan hệ chỉ rõ sự
thiếu nhạy cảm, thậm chí biến động cùng chiều của tăng trưởng đầu tư với sự
biến động của lãi suất thực.
Footer Page 15 of 132.
13
Header Page 16 of 132.
2.2.1.2. Cơ chế tác động gián tiếp
i/Tác động qua tỷ giá.
Tác động của lãi suất thị trường tới tỷ giá
Những biến động của tỷ giá không chịu nhiều ảnh hưởng của những biến
động về lãi suất thị trường, nhất là giai đoạn từ năm 2012 trở về trước
Tác động của tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tại Việt Nam, việc liên tục giảm giá trị tiền đồng
không có tác động tích cực đến cán cân thương mại: ban đầu có thể khiến cán
cân thương mại gia tăng trong vài quí, nhưng sau đó cán cân thương mại sẽ dần
xấu đi và cuối cùng ảnh hưởng không đáng kể đến cán cân thương mại. Điều này
xuất phát từ nhiều lý do như năng lực sản xuất của nền kinh tế, khả năng cạnh
tranh sản phẩm xuất khẩu, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu…
ii/Tác động của lãi suất đến tình trạng tài chính của người vay vốn
Thứ nhất, mối quan hệ giữa lãi suất và giá chứng khoán rất mờ nhạt.
Thứ hai, sự tác động của lãi suất tới giá tài sản đảm bảo tiền vay của người
vay vốn lại gần như không theo như lý thuyết.
2.2.2. Mô hình định lƣợng đánh giá hiệu lực tác động của kênh lãi suất
trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam
2.2.2.1. Mô hình đánh giá hiệu lực truyền dẫn từ lãi suất điều hành đến lãi
suất bán lẻ
i/Xây dựng mô hình
Mô hình truyền dẫn trong dài hạn
Mối quan hệ dài hạn giữa lãi suất điều hành và lãi suất thị trường tiền tệ cũng
như giữa lãi suất thị trường tiền tệ và lãi suất bán lẻ được thế hiện qua hàm hồi
quy OLS theo phương trình sau:
Yt = α + β.Xt (1)
Trong đó:
Yt: là lãi suất thị trường tiền tệ tương ứng với xt là lãi suất điều hành (giai
đoạn 1) và là lãi suất bán lẻ tương ứng với xt là lãi suất thị trường tiền tệ (giai
đoạn 2).
α: Hằng số
β: Hệ số đo lường mức truyền dẫn trong dài hạn. cho biết sự thay đổi trong
dài hạn của lãi suất thị trường LNH và LSHĐ, LSCV trước sự thay đổi của lãi
suất điều hành và lãi suất thị trường LNH tương ứng.
Mô hình truyền dẫn trong ngắn hạn và độ trễ điều chỉnh trung bình
Mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn được đo lường bằng mô hình hiệu chỉnh
sai số EMC và lấy biến trễ của các cặp lãi suất tương ứng với mô hình VAR.
∆yt = μ + ρ(yt-1 – α – β.xt-1) + γ.∆xt + ε (2)
Trong đó:
ρ đo lường tốc độ điều chỉnh của sai số hiệu chỉnh, ρ cho biết tốc độ điều
chỉnh về mức cân bằng của yt.
γ đo lường mức độ truyền dẫn trực tiếp trong ngắn hạn, γ cho biết mức độ
điều chỉnh của lãi suất y trước sự thay đổi của lãi suất x trong cùng thời kỳ đó.
Khi γ=1 thì quá trình truyền dẫn là hoàn toàn và khi γ<1, quá trình truyền dẫn là
không hoàn toàn.
Theo Hendry (1995) ta có độ trễ điều chỉnh trung bình MAL của sự truyền
dẫn hoàn toàn trong mô hình ECN được tính như sau:
MAL = (γ-1)/ρ (3)
Footer Page 16 of 132.
14
Header Page 17 of 132.
ii/Mô tả số liệu
iii/ Kiểm tra các khuyết tật của mô hình
iv/ Lựa chọn độ trễ tối ƣu của mô hình
v/ Kết quả mô hình
Truyền dẫn từ lãi suất điều hành đến lãi suất thị trƣờng LNH
LSTCK
LSTCV
Ngắn hạn
Dài hạn Ngắn hạn
Dài hạn
Hệ
số Hệ
số MAL Hệ
số Hệ
số Hệ
số MAL Hệ
số
truyền
của sai
truyền
truyền
của sai
truyền
dẫn trực số hiệu
dẫn (β) dẫn trực số hiệu
dẫn (β)
tiếp (γ) chỉnh (ρ)
tiếp (γ) chỉnh (ρ)
IB1 0.913163 0.45 0.836436 0.879360 0.64 0.721558
0.192009
0.188113
Truyền dẫn từ lãi suất TCK đến lãi suất LNH
Trong dài hạn, truyền dẫn từ lãi suất TCK đến lãi suất LNH ở mức tương đối
cao (0.83) và trong ngắn hạn sự truyền dẫn trực tiếp này ở mức cao hơn nữa
(0.91). Độ trễ điều chỉnh trung bình cho thấy phải mất khoảng 0.45 tháng (13,5
ngày) để lãi suất LNH qua đêm điều chỉnh về mức cân bằng dài hạn.
Truyền dẫn từ lãi suất TCV đến lãi suất LNH
Trong dài hạn, truyền dẫn từ lãi suất TCV đến lãi suất LNH ở mức thấp hơn
so với sự truyền dẫn từ lãi suất TCK, tuy nhiên vẫn ở mức tương đối cao (0.72).
Trong ngắn hạn sự truyền dẫn trực tiếp này ở mức cao (0.87). Độ trễ điều chỉnh
trung bình cho thấy phải mất khoảng 0.64 tháng (gần 20 ngày) để lãi suất LNH
qua đêm điều chỉnh về mức cân bằng dài hạn.
Truyền dẫn từ lãi suất thị trƣờng LNH đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay
IB1
Ngắn hạn
Dài hạn
Hệ số truyền dẫn Hệ số của sai số
MAL
Hệ số truyền
trực tiếp (γ)
hiệu chỉnh (ρ)
dẫn (β)
DR
0.293763
-0.282030
2.88
0.498546
LR
0.325342
-0.207357
3.25
0.572079
Truyền dẫn từ lãi suất LNH đến LSHĐ
Trong dài hạn, truyền dẫn từ lãi suất LNH đến lãi suất tiền gửi ở mức thấp
(0.49) và trong ngắn hạn sự truyền dẫn trực tiếp này ở mức thấp hơn nữa (0.29).
Độ trễ điều chỉnh trung bình cho thấy phải mất gần 3 tháng để LSHĐ điều chỉnh
về mức cân bằng dài hạn.
Truyền dẫn từ lãi suất LNH đến LSCV
Trong dài hạn, truyền dẫn từ lãi suất LNH đến LSCV ở mức thấp nhưng cao hơn
so với sự truyền dẫn từ lãi suất LNH đến lãi suất tiền gửi (0.57). Trong ngắn hạn sự
truyền dẫn trực tiếp này ở mức thấp (0.32). Độ trễ điều chỉnh trung bình cho thấy
phải mất hơn 3 tháng để LSCV điều chỉnh về mức cân bằng dài hạn.
Như vậy có thể thấy sự truyền dẫn từ lãi suất LNH đến LSHĐ và LSCV
của hệ thống NHTM Việt Nam là khá thấp, trong đó LSCV truyền dẫn cao
hơn LSHĐ.
2.2.2.1. Mô hình đánh giá hiệu lực truyền dẫn từ lãi suất bán lẻ đến tăng
trưởng và lạm phát
Trên cơ sở mô hình VAR luận án sẽ chứng minh hiệu lực cơ chế truyền tải
CSTT qua kênh lãi suất trên giả thuyết: NHNN Việt Nam theo đuổi CSTT nới
Footer Page 17 of 132.
15
Header Page 18 of 132.
lỏng thông qua giảm LSLNH hoặc tăng lượng cung tiền M2 sẽ giúp hạ mặt bằng
LSCV của hệ thống ngân hàng, lạm phát tăng và kinh tế tăng trưởng.
Các biến trong mô hình var được sắp xếp theo thứ tự GDP CPI RLR M2
RIBR. Thứ tự này phản ánh thực tế là thay đổi trong liên ngân hàng và cung tiền
M2 sẽ ảnh hưởng tới lãi suất thực cho vay của hệ thống ngân hàng, từ đó ảnh
hưởng đầu tư và tiêu dùng.
Kiểm định tính dừng ADF cho thấy các biến GDP, RIBR dừng ở chuỗi gốc;
các biến còn lại không dừng ở chuỗi gốc nhưng dừng ở sai phân bậc 1 (phụ lục).
Lựa chọn độ trễ tối ưu của mô hình
Kiểm tra các khuyết tật của mô hình
Kết quả mô hình
Hàm phản ứng đẩy của lãi suất cho
Hàm phản ứng đẩy của lãi suất cho
vay trƣớc cú sốc cung tiền
vay trƣớc cú sốc lãi suất
Hàm phản ứng đẩy của GDP trƣớc
cú sốc lãi suất cho vay
Hàm phản ứng đẩy của lạm phát
trƣớc cú sốc lãi suất cho vay
Thứ nhất, LSCV trên thị trường phản ứng cùng chiều với cú sốc tăng trong
LSLNH và ngược chiều với tăng trưởng cung tiền.
Thứ hai, ngay trong quý đầu tiên, cú số lãi suất đã phát huy ảnh hưởng và
làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên các ảnh hưởng từ cú sốc lãi suất
tới GDP mờ nhạt và kết thúc vào giữa quý 5.
Thứ ba, đối với phản ứng của CPI, cú sốc lãi suất không tác động ngay lập
tức đến CPI mà có độ trễ 2 quý. Mức ảnh hưởng đạt giá trị lớn nhất vào quý 5 và
sau đó sẽ có tác động dai dẳng tới lạm phát.
Bảng phân rã phương sai cho thấy đóng góp của LSCV đối với sự biến động
của GDP và CPI là rất hạn chế.
Như vậy qua phân tích kết quả của mô hình có thể thấy sự tồn tại và hiệu lực
tác động hạn chế của kênh lãi suất trong điều hành CSTT của NHNN Việt Nam.
Footer Page 18 of 132.
16
Header Page 19 of 132.
2.2.3. Đánh giá chung về hiệu lực cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ qua
kênh lãi suất tại Việt Nam
Từ thực trạng điều hành CSTT qua kênh lãi suất và các mô hình định lượng
đánh giá tác động của CSTT qua kênh lãi suất có thể thấy CSTT được truyền tải
qua kênh lãi suất bao gồm các bước sau: (i) Khi NHNN thực hiện CSTT thắt
chặt, tăng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn, LSLNH sẽ tăng và theo
đó làm tăng LSCV, LSHĐ của các NHTM; LSCV tăng có ảnh hưởng làm giảm
GDP và lạm phát, tuy nhiên tác động này rất yếu và có độ trễ.
Hiệu ứng truyền dẫn từ lãi suất điều hành đến lãi suất thị trường LNH và từ
lãi suất thị trường LNH đến LSHĐ và LSCV của hệ thống NHTM là không hoàn
toàn. Đặc biệt là sự truyền dẫn từ lãi suất LNH đến LSHĐ và cho vay của hệ
thống NHTM là rất yếu, chưa được như kỳ vọng của NHNN. Tốc độ điều chỉnh
lãi suất cũng tương đối chậm, các loại lãi suất nhìn chung phải mất trung bình từ
3-4 tháng mới điều chỉnh về mức cân bằng trong dài hạn.
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI HIỆU LỰC KÊNH LÃI SUẤT
TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
2.3.1. Nhóm nhân tố ảnh hƣởng từ thị trƣờng quốc tế
Thứ nhất, việc duy trì tỷ giá với biên độ hẹp trong bối cảnh vốn nước ngoài tăng
mạnh, thiếu biện pháp trung hòa phù hợp đã ảnh hưởng đến hiệu lực điều hành
CSTT và kênh lãi suất, góp phần gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô trong một số thời điểm.
Thứ hai, trong điều kiện nền kinh tế bị đô la hóa cao mặc dù tình trạng đô la
hóa vẫn tiếp tục giảm, hiệu quả của các công cụ CSTT bị hạn chế, do đó cản trở
quá trình truyền tải CSTT, nhất là cơ chế truyền dẫn qua kênh lãi suất. Tại một
số thời điểm NHNN tăng lãi suất VND nhằm kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên,
người dân lại có xu hướng dịch chuyển tài sản từ VND sang ngoại tệ và doanh
nghiệp có xu hướng chuyển sang vay ngoại tệ. Thực tế này làm giảm sự điều tiết
lãi suất của NHNN Việt Nam.
Đánh dấu bước ngoặt trong cơ chế điều hành tỷ giá, từ 4/1/2006, hàng ngày,
NHNN công bố tỷ giá trung tâm làm cơ sở để các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại
hối xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong biên độ
quy định. Thực tế cho thấy các giao dịch ngoại tệ trên thị trường diễn ra thông
suốt, thanh khoản của thị trường tốt hơn.
2.3.2. Nhóm nhân tố về đặc điểm kinh doanh của hệ thống ngân hàng
2.3.1.1. Chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng
Chất lượng tài sản thấp và suy giảm đã ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận rủi
ro, khả năng và mức độ sẵn sàng cấp tín dụng, điều chỉnh lãi suất của hệ thống
ngân hàng, do đó ảnh hưởng đến sựa lan truyền CSTT qua kênh lãi suất. Cụ thể:
Thứ nhất, khi tỷ lệ nợ xấu cao, các NHTM thường có xu hướng thực hiện các
biện pháp nhằm cải thiện chất lượng tài sản như tập trung rà soát, đánh giá thực
trạng, nguyên nhân của các khoản nợ xấu để từ đó xây dựng phương án xử lý nợ
xấu thay vì tập trung vào mở rộng quy mô tài sản mà chủ yếu là tăng tín dụng
như các thời kỳ trước đây.
Thứ hai, mức độ nợ xấu cao đòi hỏi các NHTM phải tăng trích lập dự phòng
rủi ro tín dụng, qua đó làm giảm lợi nhuận và giảm nguồn cung cấp tín dụng mới
cũng như không muốn hạ LSCV của các NHTM.
2.3.1.2. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng
Thực trạng căng thẳng thanh khoản gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kênh lãi
Footer Page 19 of 132.
17
Header Page 20 of 132.
suất trong điều hành CSTT của NHNN. Thanh khoản kém trong hệ thống ngân
hàng khiến các ngân hàng phải đi vay để tài trợ cho các khoản tín dụng. Trong
bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt đã đẩy mặt bằng lãi suất của Việt Nam, cả
LSHĐ và cho vay lên rất cao trong năm 2011.
2.3.3. Đặc điểm môi trƣờng vận hành thị trƣờng tài chính
2.3.3.1. Mức độ cạnh tranh của hệ thống tài chính
Theo đo lường của World Bank về tính cạnh tranh của thị trường tín dụng
khi sử dụng hệ số H thì thị trường tín dụng Việt Nam có tính cạnh tranh tương
đối cao, cao hơn mức trung bình của các nước đang phát triển ở Đông Á Thái
Bình Dương và nước có thu nhập trung bình, thu nhập thấp, ngang bằng với các
nước có thu nhập cao và chỉ thấp hơn các nước Mỹ La tinh. Tuy nhiên trên thực
tế vấn đề cạnh tranh không lành mạnh diễn ra tương đối phổ biến trong hoạt
động ngân hàng.
Trước hết là hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng cạnh tranh trong
khuôn khổ pháp luật còn yếu kém.
Thứ hai, hệ thống NHTM Việt Nam chưa thực sự có chiến lược phát triển và
chiến lược sản phẩm cụ thể nhằm cạnh tranh về chất lượng và sự khác biệt trong
sản phẩm.
Thứ ba, chênh lệch quy mô giữa các ngân hàng trong hệ thống cũng góp
phần khiến "nước chảy nhiều về chỗ trũng "khi các NHTM lớn dễ dàng tiếp cận
vốn rẻ trong khi các NHTM nhỏ luôn loay hoay với nỗi lo "thanh khoản" và
không thể tiếp cận nguồn vốn rẻ này, chỉ có thể trông chờ vào huy động tiền gửi
tiết kiệm từ người dân cũng như những DNVVN.
Thực tế cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống NHTM Việt Nam đã dẫn
đến những cuộc chạy đua lãi suất (năm 2008, 2011), gây xáo trộn thị trường và
tác động tiêu cực đến hiệu lực điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam.
2.3.3.2. Mức độ phân cách giữa các bộ phận của thị trường tài chính
Thị trường tài chính tại Việt Nam có sự phân cách lớn. Sự phân cách này
được thể hiện rõ nét cả trên thị trường tín dụng ngân hàng và thị trường các công
cụ tài chính.
Trên thị trường LNH, sự phân đoạn thị trường được hình thành bởi sự phân
hóa các thành viên của thị trường thành 2 nhóm: Nhóm chuyên đi vay và nhóm
chuyên cho vay.
Trên thị trường tín dụng, sự phân đoạn trước hết do sự chi phối thị trường
của một số NHTM lớn.
Ngoài ra, sự phân cách trên thị trường tín dụng còn được thể hiện giữa các bộ
phận của thị trường: thị trường tín dụng nông thôn và thị trường tín dụng đô thị.
Trên TTTC sự phân đoạn thị trường càng thể hiện rõ nét, cả về công cụ và
thành viên tham gia. Hiện nay, sản phẩm trên thị trường trái phiếu chủ yếu được
chia thành 2 loại là TPCP và TPDN, phản ánh sự chi phối thị trường đến từ phân
khúc TPCP. Thị trường trái phiếu chưa thực sự là kênh huy động vốn dài hạn
cho nền kinh tế mà chủ yếu vẫn là các kỳ hạn ngắn
Thị trường trái phiếu Việt Nam đã xuất hiện các nhóm nhà đầu tư cơ bản,
nhưng mức độ tham gia của các nhà đầu tư này chưa thực sự chuyên nghiệp.
NHTM hiện đang là nhóm nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường khi nắm giữ
khoảng trên 80% lượng TPCP.
Sự phân cách lớn trên thị trường tài chính tất yếu làm chậm quá trình điều
chỉnh lãi ngân hàng theo điều kiện thị trường đồng thời sự lan truyền lãi suất
đến giá chứng khoán, làm giảm hiệu lực tác động của kênh lãi suất.
Footer Page 20 of 132.
18
Header Page 21 of 132.
2.3.3.3. Sự phát triển của hệ thống tài chính
Đối với một quốc gia có thu nhập trung bình thấp thì hệ thống tài chính của
Việt Nam là lớn, với tổng tài sản của các tổ chức tài chính luôn ở mức trên
140% GDP trong những năm gần đây. Trong đó khu vực ngân hàng chi phối hệ
thống tài chính, với tổng tài sản tương đương trên 100% GDP (chưa bao gồm hai
ngân hàng chính sách) và 92% tài sản của các định chế tài chính, tỷ lệ này cao cả
các nước đang phát triển trong khu vực, các nước thu nhập thấp, thu nhập trung
bình và thu nhập cao. Mặc dù có quy mô lớn so với chuẩn quốc tế nhưng có sự
mất cân đối trầm trọng giữa các hình thức huy động vốn, hệ thống ngân hàng
đang chịu áp lực trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế do quy mô của các
định chế tài chính phi ngân hàng và thị trường chứng khoán vẫn còn rất nhỏ
Thị trường cổ phiếu có đặc trưng là số lượng các công ty niêm yết lớn nhưng
giá trị vốn hóa bình quân thấp. Dù UpCom đã đi vào hoạt động, cổ phiếu của rất
nhiều công ty đại chúng chưa niêm yết khác vẫn tiếp tục được giao dịch ngoài
thị trường chính thức.
Quy mô thị trường trái phiếu trong nước còn khiêm tốn và chủ yếu là trái
phiếu chính phủ.
Thị trường vốn kém phát triển khiến các NHTM phải “đảm trách” việc cung
cấp vốn dài hạn cho nền kinh tế, điều gây ra nhiều cơ rủi ro cho toàn hệ thống tài
chính nói chung và giảm hiệu lực tác động của kênh lãi suất trong điều hành
CSTT nói riệng. Sự kém phát triển của thị trường vốn khiến các doanh nghiệp,
cá nhân ít có nguồn vốn thay thế, làm giảm tính co dãn của nhu cầu vay vốn
ngân hàng, và do đó làm giảm cơ chế truyền dẫn lãi suất.
2.3.3.4. Sự can thiệp của Chính phủ và tính độc lập của NHNN Việt Nam
Thứ nhất, kiểm soát lãi suất tại Việt Nam thời gian qua một mặt đẩy lãi suất
TTLNH lên cao và do đó, lãi suất đi vay tăng mạnh, mặt khác làm méo mó vai
trò vốn có của thị trường LNH, hạn chế hiệu quả kênh lãi suất.
Thứ hai, các khoản cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ tách rời khỏi hiệu
ứng về giá làm giảm cơ chế điều chỉnh bằng lãi suất của NHNN.
2.3.3.5. Chất lượng điều hành hệ thống pháp lý
So sánh với các nước trên thế giới chất lượng hệ thống pháp lý của VIệt Nam
(RQI) đứng thứ 132/191 quốc gia. Hiệu quả và chất lượng các văn bản pháp quy
đều thấp so với các nước trong khu vực. Môi trường thể chế và chất lượng điều
hành pháp lý kém của Việt Nam là một trong những rào cản đối với tăng trưởng
kinh tế cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành CSTT của NHNN.
2.3.4. Nhóm các nhân tố vĩ mô khác:
2.3.4.1. Tình trạng ngân sách nhà nước
Thứ nhất, tình trạng thâm hụt ngân sách triền miên với quy mô tăng làm giảm
khả năng kiểm soát mức cung tiền của NHNN Việt Nam
Thứ hai, cấu trúc kỳ hạn và quy mô nợ chính phủ làm giảm tính độc lập,
thậm chí làm chệch hướng trong điều hành lãi suất của NHNN.
Thứ ba, quy mô nợ chính phủ còn ảnh hưởng tới mức độ tăng trưởng tín
dụng của hệ thống ngân hàng và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kênh lãi suất.
2.3.4.3. Sự lấn át của chính sách tài khóa và thâm hụt ngân sách
Thứ nhất, sự kém độc lập của NHNN làm giảm lòng tin của thị trường vào
các tín hiệu chính sách
Thứ hai, tình trạng lấn át quá mức của CSTK kết hợp với thâm hụt ngân sách
triền miên, nợ công cao làm thu hẹp không gian chính sách của CSTT và ảnh hưởng
đến việc thực hiện mục tiêu cuối cùng trong điều hành CSTT của NHNN Việt Nam.
Footer Page 21 of 132.
19
Header Page 22 of 132.
2.4. ĐO LƢỜNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI HIỆU LỰC KÊNH LÃI SUẤT
2.4.1. Mô hình nghiên cứu
Luận án sử dụng mô hình được sử dụng trong nghiên cứu của bởi Mishra,
Montiel và Splimbergo (2012), Stephanie M. C., Alejandro C. M. và Florencia
F. (2011) để lượng hóa tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực của
kênh lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 2006 đến 2015.
Mô hình trên giả định rằng tác động của lãi suất chính sách được điều hành
bởi NHTW
đối với LSCV của hệ thống ngân hàng
bị ảnh hưởng bởi
các nhân tố
bao gồm: ảnh hưởng từ thị trường quốc tế; chất lượng bảng
cân đối tài sản của hệ thống ngân hàng; đặc điểm môi trường vận hành thị
trường tài chính; mức độ can thiệp của các chủ thể điều tiết vào thị trường tài
chính và các nhân tố vĩ mô khác bao gồm tình trạng thâm hụt ngân sách; tính
độc lập của NHTW và sự lấn át của CSTK khi chúng tương tác với lãi suất
chính sách
.
Vì có hiện tượng đa cộng tuyến khi sử dụng mô hình OLS nên luận án sử
dụng mô hình moment tổng quát GMM của Hansen (1982) được phát triển bởi
Arellano và Bond (1991) để khắc phục hạn chế này.
2.4.2. Lựa chọn biến và kiểm định
Các dự liệu sử dụng trong mô hình định lượng là số liệu theo quý trong giai
đoạn từ 2006 đến 2015 được lấy chủ yếu từ dữ liệu công bố của Quỹ Tiền tệ
quốc tế IMF, báo cáo thống kê và công bố thông tin của Tổng cục thống kê Việt
Nam và Bộ Tài Chính cùng giai đoạn.
Ngoài biến phụ thuộc là LSCV của hệ thống ngân hàng (LR) và biến độc lập lãi
suất tái chiết khấu - đại diện cho lãi suất điều hành (lãi suất chính sách) của NHTW
(DRATE) thì các biến độc lập ảnh hưởng đến hiệu lực kênh truyền dẫn lãi suất được
đưa vào mô hình bao gồm: Mức độ linh hoạt của tỷ giá (EXF) và mức độ đô la hóa
nền kinh tế (DOLLARIZATION); tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tại các
NHTM (NPL); Sự phát triển của hệ thống tài chính (FDEV) đo lường bằng tỷ lệ
tổng tiền gửi/GDP; sự lấn át tài (FDOM) được đo lường bằng chỉ số cho vay chính
phủ/M2 như trong nghiên cứu của IMF.
Kết quả hồi quy GMM cho thấy, kiểm định J cho giá trị p=0.4888208>0.05,
như vậy mô hình là phù hợp (không có vấn đề về overidentifying restrictions).
2.4.3. Kết quả
Tính phù hợp của mô hình GMM một lần nữa được khẳng định thông qua hệ số
của biến trễ của biến phụ thuộc (DLR). Hệ số này có ý nghĩa ở mức 1% cho thấy
mức độ điều chỉnh tới điểm cân bằng của biến phụ thuộc (trong 1 quý) là phù hợp.
Thứ nhất, sự tương tác của các biến độc lập trong mô hình với lãi suất điều
hành của NHNN theo đúng cơ sở lý thuyết cũng như kỳ vọng. Tuy nhiên biến
thâm hụt ngân sách cũng như tương tác của biến thâm hụt ngân sách không có ý
nghĩa thống kê. Điều này có thể được lý giải do hạn chế của việc lấy số liệu và
số liệu theo quý không phản ánh đúng bản chất của thâm hụt ngân sách.
Thứ hai, sự tương tác giữa mức độ đô la hóa nền kinh tế và lãi suất cho thấy
tình trạng đô la hóa cao có xu hướng làm giảm hiệu lực lan truyền lãi suất với
mức ý nghĩa thống kê 5%.
Thứ ba, mức độ linh hoạt của tỷ giá có tác động tích cực tới hiệu lực kênh lãi
suất tuy nhiên là rất nhỏ và với mức ý nghĩa thống kê thấp (10%).
Thứ tư, nợ xấu của hệ thống ngân hàng có tác động mạnh và tiêu cực tới hiệu
lực kênh lãi suất với mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này chứng tỏ đây là biến có
Footer Page 22 of 132.
20
Header Page 23 of 132.
tác động mạnh nhất tới hiệu lực cơ chế tác động lãi suất trong điều hành CSTT.
Thứ năm, sự phát triển tài chính với biến đại diện là tổng tiền gửi/GDP có mối
tương quan thuận với hiệu lực kênh lãi suất, tuy nhiên ý nghĩa thống kê chỉ ở mức
10% và tác động thấp hơn so với tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
Thứ sáu, sự lấn át tài khóa có tác động tiêu cực và tương đối mạnh đến hiệu
lực kênh lãi suất với mức ý nghĩa thống kê 1%.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC TÁC ĐỘNG KÊNH
LÃI SUẤT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƢỚNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN NĂM 2020
Sau giai đoạn bất ổn kinh tế 2007-2010, ngay từ đầu năm 2011, Quốc hội
ban hành Nghị quyết số 10/2011/QH13, thông qua kế hoạch 5 năm 2011 –
2015 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020. Theo đó xác định
trong giai đoạn tới, ưu tiên mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã
hội, tăng trưởng ở mức hợp lý, đi kèm với đổi mới mô hình tăng trưởng, thực
hiện tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Vấn đề chủ yếu tập trung vào 3 lĩnh vực
quan trọng là cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường
tài chính, trọng tâm là cơ cấu lại hệ thống NHTM, các tổ chức tài chính; cơ
cấu lại doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Tiếp theo đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTG
ngày 1 tháng 3 năm 2012 phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín
dụng giai đoạn 2011 – 2015”. Mục tiêu của đề án là cơ cấu lại căn bản, triệt để
và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến năm 2020 phát triển được hệ
thống các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn,
hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả
năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng
tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng
nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế.
Trong điều kiện đó, định hướng điều hành CSTT 5 năm tới (2016-2020) sẽ
tiếp tục bám sát các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, các Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo điều hành
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và về cơ bản mục tiêu, nhiệm vụ
tổng quát của CSTT thời gian tới là: (i) ổn định kinh tế vĩ mô, loại bỏ nguy cơ
mất an toàn hệ thống; (ii) thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng
trưởn kinh tế; (iii) góp phần thực hiện hiệu quả đổi mới mô hình tăng trưởng
và tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Cụ thể:
Một là, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp
chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm
kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ
tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng
và nền kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ.
Hai là, NHNN triển khai đồng bộ các giải pháp về hoàn thiện thể chế, tăng
cường công tác thanh tra, giám sát để bảo đảm hệ thống các tổ chức tín dụng
hoạt động an toàn, đúng pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện đối
với các tổ chức tín dụng; tập trung xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém.
Tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng
tín dụng. Phấn đấu duy trì bền vững tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% tổng dư nợ theo
chuẩn mực phân loại nợ Việt Nam.
Footer Page 23 of 132.
21
Header Page 24 of 132.
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC TÁC ĐỘNG KÊNH LÃI
SUẤT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
3.2.1. Hoàn thiện khung điều hành chính sách tiền tệ theo lãi suất
3.2.2.1. Dần hạn chế các biện pháp hành chính trong điều hành lãi suất, tiến
tới tự do hóa lãi suất
Tự do hóa lãi suất là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo hiệu quả
cơ chế điều hành về giá. Tuy nhiên tự do hóa lãi suất cũng ẩn chứa những rủi ro
nhất định nên để quá trình tự do hóa lãi suất đạt hiệu quả tốt nhất, NHNN cần
quan tâm xem xét các khía cạnh:
Thứ nhất, tự do hóa lãi suất cần đi liền với quá trình tái cấu trúc hệ thống
ngân hàng và tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp.
Thứ hai, NHNN cần tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát đặc biệt khẩn
trương triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro.
Thứ ba, NHNN cần quan tâm tới trình tự và đối tượng tự do hóa lãi suất.
Thứ tư, cần giảm dần tỷ trọng tín dụng hỗ trợ lãi suất.
Thứ năm, tự do hóa lãi suất được phối hợp chặt chẽ với điều hành tỷ giá,
quản lý thị trường ngoại tệ và quản lý thị trường vàng.
3.2.1.2. NHNN cần xác định mục tiêu lãi suất và hệ thống mục tiêu trung gian
nhất quán
Thứ nhất, lựa chọn LSLNH làm mục tiêu hoạt động của CSTT.
Thứ hai, chuyển đần mục tiêu trung gian từ điều tiết về lượng (M2) sang mục
tiêu điều tiết duy nhất về giá (mặt bằng lãi suất thị trường).
3.2.1.3. Sử dụng “điều hành chính sách theo quy tắc” (policy rules) để xác
định mức lãi suất mục tiêu trong hoạt động điều hành lãi suất của NHNN
Thứ nhất, việc thực thi chính sách tiền tệ theo quy tắc sẽ đảm bảo được sự
thống nhất trong điều hành hơn so với chính sách linh hoạt.
Thứ hai, việc theo đuổi CSTT theo quy tắc sẽ giúp giảm thiểu những biến
động trong sản lượng và lạm phát; và duy trì kỳ vọng ở mức vừa phải.
Thứ ba, việc áp dụng nguyên tắc trong xác định lãi suất mục tiêu điều hành sẽ giúp
NHNN tăng cường tính minh bạch và khả năng giải trình về việc điều hành CSTT.
Với mục đích tăng cường hiệu lực tác động của kênh lãi suất trong điều hành
CSTT, luận án khuyến nghị NHNN Việt Nam nên áp dụng nguyên tắc Taylor
nhằm xác định mức LSLNH mục tiêu. Để áp dụng nguyên tắc Taylor hiệu quả,
luận án khuyến nghị về cách thức áp dụng như sau:
Một là, áp dụng mô hình cho nền kinh tế mở có xét đến yếu tố tỷ giá và tham
số làm mượt lãi suất.
Hai là, trong điều kiện công tác dự báo còn hạn chế, NHNN áp dụng phương
pháp backward looking nhằm ước lượng mức lãi suất mục tiêu. Tuy nhiên khi
công tác dự báo được cải thiện, việc áp dụng phương pháp forward looking là
cần thiết nhằm điều hành CSTT hiệu quả hơn.
3.2.1.4. Thiết kế hệ thống công cụ điều hành lãi suất
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, khi NVTTM chưa thực sự điều tiết một
cách hoàn toàn chủ động đối với LS LNH thì mô hình phù hợp nhất là mô hình
kết hợp giữa phương tiện thường xuyên và nghiệp vụ thị trường mở.
3.2.4.5 Hoàn thiện cơ chế hoạt động của thị trường liên ngân hàng
Thứ nhất, xây dựng một sàn giao dịch điện tử tập trung do NHNN trực tiếp
Footer Page 24 of 132.
22
Header Page 25 of 132.
quản lý.
Thứ hai, xây dựng hệ thống các trung gian môi giới (market makers).
Thứ ba, xây dựng quy tắc ứng xử và phát huy tính tự tuân thủ của các thành
viên thị trường
3.2.1.6. Nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của NHNN
3.2.2. Nâng cao chất lƣợng bảng cân đối tài sản của hệ thống NHTM
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng:
Thứ nhất, giải quyết vấn đề nợ xấu
Bên cạnh bán nợ cho VAMC, các NHTM cũng cần chủ động tập trung xử lý
nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản thông qua các biện pháp cụ thể sau: (i) Thực
hiện phân loại nợ theo đúng quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN; (ii)
Trích lập DPRR theo văn bản số 7789/NHNN-TTGSNH của cơ quan thanh tra
giám sát NHNN; (iii) Trên cơ sở các khoản nợ được phân loại theo Thông tư
02/2013/TT-NHNN, các Ngân hàng chủ động xử lý bằng các biện pháp phù hợp.
Thứ hai, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng của
các ngân hàng nhằm hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh trong tương lai.
Các NHTM cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của mình trên cơ
sở các nội dung như sau: (i) Xác định rõ khẩu vị rủi ro trong hoạt động tín dụng
của bản thân ngân hàng; (ii) Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm phục vụ
cho việc nhận biết và đo lường rủi ro tín dụng; (iii) Đảm bảo quy trình cho vay
được tuân thủ nghiêm ngặt ở tất cả các bước; (iv) Nâng cao vị thế của bộ phận
kiểm toán nội bội trong các NHTM thông qua việc đẩy mạnh tuân thủ quy định
về hệ thống kiểm soát nội bộ của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài.
Thứ ba, tăng cường năng lực thanh tra giám sát của NHNN
3.2.2.2.Cơ cấu lại tài sản nợ theo hướng nâng cao tính ổn định của nguồn vốn
Thứ nhất, phát triển các sản phẩm tiền gửi với lãi suất thả nổi gắn với một
trong hai yếu tố là lạm phát hoặc tỷ giá (USD).
Thứ hai, tăng cường phát hành các chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn và mệnh
giá khác nhau, đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Thứ ba, đa dạng hóa phương thức trả lãi.
Thứ tư, phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế
tình trạng canh tranh huy động vốn không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng cũng
là biện pháp tốt để tạo sự ổn định của lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng.
3.2.3. Tăng cƣờng mức độ cạnh tranh và nâng cao tính hiệu quả của hệ
thống tài chính
3.2.3.1. Tăng cường mức độ cạnh tranh của hệ thống NH
Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng cần thực hiện những
điểm sau:
(i) Nâng cao mức vốn đồng thời giảm thiểu sự chênh lệch về vốn quá lớn trong
hệ thống TCTD.
(ii) Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của NHTM. Các giải pháp chủ yếu
bao gồm:
Thứ nhất, các ngân hàng cần đa dạng hóa và nâng cáo chất lượng các sản
phẩm tín dụng
Thứ hai, đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng.
Thứ ba mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng
(iii) Công khai thông tin và niêm yết đại chúng các NHTM
Footer Page 25 of 132.