Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Biện pháp phát triển vốn từ tiếng việt cho trẻ 4 5 tuổi dân tộc ê đê trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------

NGUYỄN THỊ ANH VÂN

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ TIẾNG VIỆT
CHO TRẺ 4- 5 TUỔI DÂN TỘC Ê ĐÊ TRONG
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI
TÁC PHẨM VĂN HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

ĐẮK LẮK, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------

NGUYỄN THỊ ANH VÂN

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ TIẾNG VIỆT
CHO TRẺ 4- 5 TUỔI DÂN TỘC Ê ĐÊ TRONG
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI
TÁC PHẨM VĂN HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số: 601.40.101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Lã Thị Bắc Lý

ĐẮK LẮK, NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Lã Thị Bắc Lý đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn
thành luận văn này.
Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Giáo
dục mầm non; Phòng sau Đại học; Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập và nghiên cứu tại
trƣờng.
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể giáo viên, các cháu mẫu
giáo 4 – 5 tuổi trƣờng Mầm non Rạng Đông – Xã Eakao – Thành phố Buôn
Ma Thuột – Tỉnh Đắk Lắk đã hợp tác, giúp đỡ em trong suốt quá trình khảo
sát và thực nghiệm đề tài này.
Lời cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bố mẹ yêu quý; bạn
bè, anh chị em đồng nghiệp; ngƣời bạn rất thân đã hết lòng giúp đỡ, khích lệ,
động viên em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin gửi lời kính chúc đến các thầy cô, bố mẹ ngƣời thân, bạn bè…
lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Đắk Lắk, 15 tháng 5 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Anh Vân


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Ký hiệu viết tắt


Nội dung

DTTS

Dân tộc thiểu số

PTNN

Phát triển ngôn ngữ

PTVT

Phát triển vốn từ

CS - GD

Chăm sóc – giáo dục

GV

Giáo viên

MN

Mầm non

MG

Mẫu giáo


TPVH

Tác phẩm văn học

LQVTPVH

Làm quen với tác phẩm văn học

ĐC

Đối chứng

TN

Thực nghiệm

TC

Tiêu chí

T

Tốt

K

Khá

TB


Trung bình

SL

Số lƣợng

BT - TC

Bài tập – Trò chơi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
2.1
2.2
3.1.
3.2

3.3

3.4

3.5

3.6
3.7

Tên bảng
Thực trạng về trình độ chuyên môn của giáo viên

Mức độ phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi dân tộc Ê
Đê
Tên nhóm lớp và số lƣợng trẻ tham gia thực nghiệm
Mức độ phát triển vốn từ tiếng Việt của trẻ 4 – 5
tuổi dân tộc Ê Đê lớp TN và ĐC trƣớc TN (tính
theo %)
Biểu đồ 3.2. Mức độ phát triển vốn từ tiếng Việt của
trẻ 4 – 5 tuổi dân tộc Ê Đê lớp TN và ĐC trƣớc TN
(tính theo %)
Mức độ phát triển vốn từ tiếng Việt của trẻ 4 – 5
tuổi dân tộc Ê Đê tính theo tiêu chí của lớp TN và
ĐC (trƣớc thực nghiệm)
Biểu đồ 3.3. Mức độ phát triển vốn từ tiếng Việt của
trẻ 4 – 5 tuổi dân tộc Ê Đê tính theo tiêu chí của lớp
TN và ĐC (trƣớc thực nghiệm)
Kết quả mức độ phát triển vốn từ tiếng Việt của trẻ 4
– 5 tuổi dân tộc Ê Đê lớp TN và ĐC sau TN (tính
theo %)
Biểu đồ 3.4. Kết quả mức độ phát triển vốn từ tiếng
Việt của trẻ 4 – 5 tuổi dân tộc Ê Đê lớp TN và ĐC
sau TN (tính theo %)
Bảng 3.5. Mức độ phát triển vốn từ tiếng Việt của trẻ
4 -5 tuổi dân tộc Ê Đê tính theo tiêu chí của lớp TN
và lớp ĐC (sau thực nghiệm)
Biểu đồ 3.5. Mức độ phát triển vốn từ tiếng Việt của
trẻ 4 -5 tuổi dân tộc Ê Đê tính theo tiêu chí của lớp
TN và lớp ĐC (sau thực nghiệm)
So sánh mức độ phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi
dân tộc Ê Đê trƣớc và sau TN (tính theo tiêu chí)
Kết quả mức độ phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi


Trang


3.8

3.9

4.0

4.1
4.2
4.3

dân tộc Ê Đê lớp trƣớc và sau TN (tính theo %)
Biểu đồ 3.7. Kết quả mức độ phát triển vốn từ của trẻ
4 – 5 tuổi dân tộc Ê Đê lớp đối chứng trƣớc và sau
TN (tính theo %)
Kết quả mức độ phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi
dân tộc Ê Đê lớp đối chứng trƣớc và sau TN (tính
theo tiêu chí)
Biểu đồ 3.8. Kết quả mức độ phát triển vốn từ của trẻ
4 – 5 tuổi dân tộc Ê Đê lớp đối chứng trƣớc và sau
TN (tính theo tiêu chí)
Kết quả mức độ phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi
dân tộc Ê Đê lớp thực nghiệm trƣớc và sau TN (tính
theo %)
Biểu đồ 3.9. Kết quả mức độ phát triển vốn từ của trẻ
4 – 5 tuổi dân tộc Ê Đê lớp thực nghiệm trƣớc và sau
TN (tính theo %)

Kết quả mức độ phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi
dân tộc Ê Đê lớp thực nghiệm trƣớc và sau TN (tính
theo tiêu chí)
Biểu đồ 4.0. Kết quả mức độ phát triển vốn từ của trẻ
4 – 5 tuổi dân tộc Ê Đê lớp TN trƣớc và sau TN (tính
theo tiêu chí)
Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm ĐC và TN (sau
thực nghiệm)
Kiểm định kết quả lớp TN trƣớc TN và sau TN
Kiểm định kết quả lớp ĐC trƣớc TN và sau TN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học.......................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 4
8. Đóng góp của đề tài .......................................................................... 6
9. Cấu trúc của luận văn ....................................................................... 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ
TIẾNG VIỆT CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI DÂN TỘC Ê ĐÊ TRONG HOẠT
ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 7
1.1.1. Những nghiên cứu về phát triển vốn từ cho trẻ MG nói chung ...... 7
1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ DTTS... 9
1.2. Từ và sự phát triển vốn từ của trẻ 4 - 5 tuổi .......................................... 12

1.2.1. Khái niệm “từ”, “vốn từ”, “phát triển vốn từ” .............................12
1.2.2. Đặc điểm từ tiếng Việt .............................................................. 15
1.2.3. Phân loại từ tiếng Việt .............................................................. 15
1.2.4. Sự phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ 4 - 5 tuổi.......……………17
1.2.5. Phát triển vốn từ tiếng Việt trong hoạt động LQVH…………….19
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển vốn từ tiếng Việt của trẻ 4 - 5 tuổi
dân tộc Ê Đê.............................................................................................. 21
1.3.1. Sự phát triển sinh lý của trẻ DTTS 4 – 5 tuổi.............................. 21
1.3.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ DTTS 4 - 5 tuổi.................................... 21
1.3.3. Đặc điểm phát triển vốn từ trẻ 4 – 5 tuổi dân tộc Ê Đê................ 23
1.3.4. Đặc điểm môi trƣờng xã hội ...................................................... 24
1.4. Mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 4
- 5 tuổi DTTS ............................................................................................ 30
1.5. Hoạt động làm quen TPVH với việc phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ
DTTS........................................................................................................ 42
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 62


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN
TỪ TIẾNG VIỆT CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI DÂN TỘC Ê ĐÊ TRONG HOẠT
ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƢỜNG MẦM NON.
2.1. Mục đích điều tra ................................................................................ 63
2.2. Đối tƣợng và phạm vi điều tra.............................................................. 63
2.3. Nội dung điều tra ................................................................................ 63
2.4. Phƣơng pháp điều tra........................................................................... 64
2.5. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá ..................................................... 66
2.6. Thời gian điều tra: ............................................................................... 68
2.7. Phân tích kết quả điều tra..................................................................... 68
2.7.1. Nhận thức của giáo viên về việc phát triển vốn từ tiếng Việt cho
trẻ 4 - 5 tuổi dân tộc Ê Đê trong hoạt động làm quen với TPVH ở trƣờng mầm

non............................................................................................................ 69
2.7.2. Thực trạng sử dụng biện pháp phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ
4 - 5 tuổi dân tộc Ê Đê trong hoạt động làm quen với TPVH ở trƣờng mầm
non............................................................................................................ 73
2.7.3. Thực trạng mức độ phát triển vốn từ tiếng Việt của trẻ 4 - 5 tuổi
dân tộc Ê Đê.............................................................................................. 76
2.7.4. Nguyên nhân của thực trạng ...................................................... 79
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................... …...………81
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ TIẾNG VIỆT CHO TRẺ
4 – 5 TUỔI DÂN TỘC Ê ĐÊ TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI
TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƢỜNG MẦM NON VÀ THỰC NGHIỆM
3.1. Đề xuất biện pháp phát triển vốn từ tiếng Việt của trẻ 4 - 5 tuổi dân tộc Ê
Đê trong hoạt động làm quen với TPVH ở trƣờng mầm non. ....................... 82
3.1.1. Nguyên tắ c đề xuất biện pháp ................................................... 82
3.1.2. Các biện pháp đề xuất ............................................................... 84
3.1.2.1. Biện pháp 1: Tạo môi trƣờng hoạt động phong phú gây hứng thú
cho trẻ khi tham gia hoạt động làm quen văn học. ....................................... 84
3.1.2.2. Biện pháp 2: Lựa chọn và sử dụng các TPVH phù hợp với trẻ 4 5 tuổi dân tộc Ê Đê. ................................................................................... 88
3.1.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng bài tập trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ
mẫu giáo 4 - 5 tuổi dân tộc Ê Đê trong hoạt động làm quen với TPVH. ........ 94
3.2. Thực nghiệm sƣ phạm ....................................................................... 102
3.2.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................ 102
3.2.2. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm......................................... 102
3.2.3. Điều kiện tiến hành thực nghiệm ............................................. 102
3.2.4. Nội dung thực nghiệm............................................................. 103


3.3.5. Cách tiến hành thực nghiệm .................................................... 103
3.2.6. Phân tích và kiểm định kết quả thực nghiệm ............................ 104
3.2.6.1. Kết quả khảo sát trƣớc thực nghiệm .................................... 104

3.2.6.3. So sánh kết quả phát triển vốn từ của trẻ lớp TN và lớp ĐC . 111
3.2.6.4. Kiểm định kết quả thực nghiệm .......................................... 117
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................... 119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 120
1. Kết luận ....................................................................................... 120
2. Kiến nghị ..................................................................................... 122
2.1. Với các cấp quản lý giáo dục Mầm non .................................... 122
2.2. Với đội ngũ giáo viên các trƣờng mầm non ............................... 124
2.3. Với phụ huynh trẻ .................................................................... 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà
trƣờng, trong các bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân. Chuẩn bị cho trẻ vào
học lớp Một ở trƣờng Tiểu học là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện
của giáo dục mầm non, trong đó có việc chuẩn bị tiếng Việt.
Phần lớn trẻ DTTS trƣớc khi tới trƣờng, lớp mầm non đều sống trong môi
trƣờng tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Việt, ít có môi trƣờng giao tiếp tiếng
Việt. Khi đến trƣờng, trẻ thích trao đổi với nhau bằng tiếng mẹ đẻ qua các hoạt
động chơi, trò chuyện hằng ngày thậm chí ngay cả trong hoạt động học tập.
Theo đó, trẻ em DTTS sẽ không có vốn tiếng Việt ban đầu cần thiết để học tập
bằng tiếng Việt ở trƣờng phổ thông nếu không đƣợc chuẩn bị chu đáo. Những
hạn chế về tiếng Việt là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng lƣu ban bỏ học của
học sinh phổ thông ở vùng DTTS.
Trƣớc tình hình cấp thiết trên, Đề án mới nhất về “Tăng cường tiếng Việt
cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 – 2020, định
hướng đến 2025” đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt ngày 2 tháng 6 năm

2016 đƣợc triển khai về tất cả các ban ngành có liên quan để thực hiện “nhằm
nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học
người DTTS; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường khả năng sẵn
sàng cho trẻ mầm non người DTTS đến trường tiểu học; nâng cao chất lượng
giáo dục phổ thông vùng DTTS”.
1.2. Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, với mục tiêu “phát triển toàn diện của trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ,
tình cảm và kĩ năng xã hội, thẩm mỹ”. Trong đó, nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ
là một nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là với trẻ em vùng núi, DTTS.
Với trẻ DTTS, việc học tiếng Việt là học ngôn ngữ thứ hai. Ở độ tuổi 4 - 5
tuổi, khi đi học mẫu giáo, trẻ đã có vốn hiểu biết và kĩ năng ban đầu về hoạt
động ngôn ngữ nói, biết sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp hàng ngày. Kinh
1


nghiệm tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ thứ nhất) có thể coi là nhân tố thuận lợi giúp trẻ
học tiếng Việt (ngôn ngữ thứ hai). Muốn phát triển tăng cƣờng khả năng sử
dụng tiếng Việt cho trẻ DTTS thì nhiệm vụ phát triển vốn từ phải đƣợc đặt lên
hàng đầu. Bởi khi có vốn từ nhất định trẻ mới hiểu đƣợc ngôn ngữ của mọi
ngƣời, mới mạnh dạn giao tiếp, mới dễ dàng khám phá mọi thứ xung quanh trẻ.
Vì vậy, phát triển vốn từ là nhiệm vụ không thể thiếu trong chƣơng trình dạy
tiếng Việt ở mọi cấp học của hệ thống giáo dục, đặc biệt là GDMN.
1.3. Tây Nguyên là nơi cƣ trú của 47 dân tộc anh em, đa dạng về văn hóa,
với rất nhiều đặc trƣng, sắc thái của nhiều tộc ngƣời, nhiều địa phƣơng trong cả
nƣớc hội tụ. Trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, dân tộc chủ yếu là Ê đê, có
số dân đông đứng thứ 2 trong vùng (sau ngƣời Kinh). Ở những thôn, buôn dân
tộc, điều kiện kinh tế - văn hóa còn rất nhiều hạn chế, việc vận động trẻ đồng
bào dân tộc Ê Đê đến lớp trong độ tuổi mầm non là rất khó khăn do ngƣời đồng
bào dân tộc Ê đê bị ảnh hƣởng của lối tƣ duy sản xuất gắn với nƣơng rẫy, do nếp
sống gia đình, do nhận thức của cha mẹ trẻ còn kém, điều này ảnh hƣởng nhiều

đến sự phát triển ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ... Do đó, việc phát triển vốn từ
tiếng Việt cho trẻ dân tộc Ê Đê có ý nghĩa chiến lƣợc lâu dài. Nó sẽ là bƣớc đệm
quan trọng giúp trẻ đồng bào dân tộc Ê đê học tập tốt hơn ở các cấp học sau.
1.4. Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ đƣợc tích hợp trong tất cả các hoạt
động ở trƣờng mầm non. Đặc biệt là hoạt động làm quen với TPVH. Qua các
TPVH, trẻ không chỉ tích lũy đƣợc vốn từ nói chung mà còn tích lũy đƣợc vốn
từ nghệ thuật và sử dụng chúng vào giao tiếp hàng ngày.
Thực tế hiện nay cho thấy, một số giáo viên mầm non chƣa ý thức đầy đủ
tầm quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ dân tộc
Ê Đê ở miền núi. Giáo viên chƣa khai thác triệt để các thế mạnh của TPVH để
phát huy tối đa vốn từ tiếng Việt cho trẻ, chƣa chú ý đến việc giúp trẻ hiểu nghĩa
của từ, sử dụng đúng từ trong giao tiếp... Điều này, ảnh hƣởng đến hoạt động
học tập, vui chơi của trẻ ở trƣờng mầm non, ảnh hƣởng đến các bậc học tiếp
theo.
2


Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển vốn từ tiếng Việt
cho trẻ 4 – 5 tuổi dân tộc Ê Đê trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn
học” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài hệ thống hóa và đề
xuất một số biện pháp phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ 4 - 5 tuổi dân tộc Ê Đê
trong hoạt động làm quen với TPVH nhằm nâng cao khả năng sử dụng và phát
triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ 4 – 5 tuổi dân tộc Ê Đê ở
trƣờng mầm non.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu

Biện pháp phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ 4 – 5 tuổi dân tộc Ê Đê trong
hoạt động làm quen với TPVH ở trƣờng mầm non.
4. Giả thuyết khoa học
Vốn từ tiếng Việt của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi dân tộc Ê Đê ở một số trƣờng
mầm non còn nhiều hạn chế. Việc phát triển vốn từ cho trẻ có thể tổ chức trong
hoạt động làm quen với TPVH ở trƣờng mầm non.
Nếu xây dựng đƣợc những biện pháp phù hợp nhƣ tạo môi trƣờng hoạt
động gây hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động LQVH; lựa chọn và sử dụng
các TPVH phù hợp với lứa tuổi; sử dụng bài tập trò chơi phát triển vốn từ...
nhằm kích thích hứng thú cho trẻ dân tộc Ê Đê học tiếng Việt trong hoạt động
làm quen với TPVH thì sẽ góp phần nâng cao vốn từ và khả năng sử dụng tiếng
Việt cho trẻ.

3


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ
dân tộc Ê Đê.
5.2. Nghiên cứu thực trạng phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ dân tộc Ê Đê
trong hoạt động làm quen với TPVH.
5.3. Đề xuất biện pháp và thực nghiệm việc phát triển vốn từ tiếng Việt cho
trẻ 4 – 5 tuổi dân tộc Ê Đê trong hoạt động làm quen với TPVH.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu biện pháp phát triển vốn từ
tiếng Việt cho trẻ 4 – 5 tuổi dân tộc Ê Đê trong hoạt động làm quen với TPVH ở
trƣờng mầm non cả trong tiết học và ngoài tiết học.
- Phạm vi về vốn từ: Từ loại tiếng Việt rất phong phú, đa dạng. Trong đề
tài này, chúng tôi chỉ phát triển vốn từ cho trẻ ở phạm vi thực từ, bao gồm: danh
từ, động từ, tính từ và số từ.

- Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên trẻ mẫu giáo
4 - 5 tuổi ở trƣờng Mầm non Rạng Đông - Eakao - Thành phố Buôn Ma Thuột.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Gồm phƣơng pháp: Thu thập, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống
hóa, khái quát hóa thông tin trong các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát, ghi chép việc phát triển vốn từ tiếng Việt trong hoạt động làm
quen với TPVH ở trƣờng mầm non.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại, trò chuyện với giáo viên và trẻ để phát hiện thực trạng, giải
thích nguyên nhân, bổ sung thêm các dữ liệu vào kết quả điều tra và kết quả
quan sát.
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu (Anket)
4


Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên, phụ huynh học sinh có con em
thuộc dân tộc Ê Đê 4 – 5 tuổi.
Trong việc trả lời của giáo viên và phụ huynh giúp ngƣời điều tra có cơ sở
nhận xét về nhận thức của họ về việc phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ dân tộc
4 – 5 tuổi và việc sử dụng biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ trong hoạt
động làm quen với TPVH.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu giáo án do giáo viên thiết kế các hoạt động tổ chức cho trẻ làm
quen với TPVH ở trƣờng mầm non.
7.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Trao đổi với một số giáo viên giỏi và giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ 4 5 tuổi.
Trao đổi với một số cán bộ quản lý chuyên môn của Phòng, Sở Giáo dục &

Đào tạo Đắk Lắk.
7.2.6. Phương pháp thực nghiệm
Đây là phƣơng pháp quan trọng dùng để kiểm nghiệm và đánh giá tính khả
thi của các biện pháp phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ 4 – 5 tuổi dân tộc Ê Đê
trong hoạt động làm quen với TPVH ở trƣờng mầm non.
7.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Để thu thập, xử lý và phân tích kết quả nghiên cứu, số liệu thu thập đƣợc
trong nghiên cứu đƣợc xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.

5


8. Đóng góp của đề tài
8.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ
4 – 5 tuổi dân tộc Ê Đê trong hoạt động làm quen văn học ở trƣờng mầm non.
8.2. Điều tra thực trạng của việc phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ 4 - 5
tuổi dân tộc Ê Đê trong hoạt động làm quen với TPVH ở trƣờng mầm non.
8.3. Đề xuất biện pháp phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ 4 – 5 tuổi dân tộc
Ê Đê trong hoạt động làm quen với TPVH ở trƣờng mầm non.
9. Cấu trúc của luận văn
- Phần mở đầu
- Phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ 4 - 5
tuổi dân tộc Ê Đê trong hoạt động làm quen văn học ở trƣờng mầm non.
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ 4 - 5 tuổi dân tộc
Ê Đê trong hoạt động làm quen với TPVH ở trƣờng mầm non.
Chƣơng 3: Biện pháp phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ 4 - 5 tuổi dân tộc
Ê Đê trong hoạt động làm quen với TPVH ở trƣờng mầm non và thực nghiệm.
- Phần kết luận
- Tài liệu tham khảo và Phụ lục.


6


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ
TIẾNG VIỆT CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI DÂN TỘC Ê ĐÊ TRONG
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đã đƣợc nhiều nhà tâm
lí học, ngôn ngữ học và giáo dục học quan tâm. Các công trình này tập trung
nghiên cứu theo hai hƣớng sau:
1.1.1. Những nghiên cứu về phát triển vốn từ cho trẻ MG nói chung
Khẳng định vai trò của ngôn ngữ đối sự phát triển của trẻ em:
- Từ thời cổ đại, trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Hi Lạp” của Denys de Thrace,
các nhà triết học nhƣ Platon (428 - 348 TCN), Aristote, Democrit (460 - 370
TCN) quan niệm ngôn ngữ như một hình thức biểu hiện bên ngoài của tinh thần,
trí tuệ của con người.
- Ngày nay, ngôn ngữ đƣợc nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Nhƣng
hƣớng nghiên cứu nổi bật nhất xuất hiện trong các công trình nghiên cứu của các
nhà khoa học nổi tiếng: D. B. Encônhin, L. X. Vƣgốtxki, V. X. Mukhina, J. A.
Cômenxky, K. D. Usinxki, A. Xôkhin ... Các tác giả khẳng định: vai trò của ngôn
ngữ là công cụ nhận thức thế giới, là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất và
là “cơ sở của mọi sự phát triển tư duy, trí tuệ”.
Nghiên cứu đặc điểm sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em từ 0 - 6 tuổi:
Tiêu biểu là V. I. Iadenco, E. I. Tikhêêva, P. A.Xokhin, K. Hainodich. Các
tác giả đã phân chia quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ em thành các giai
đoạn: 0 - 12 tháng, 12 - 36 tháng, 36 - 72 tháng. Với mỗi giai đoạn, các tác giả
đã nghiên cứu từng nội dung cụ thể của nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ ở trẻ: đặc
điểm phát triển vốn từ, ngữ âm, ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
Phƣơng pháp, biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ:

- Các công trình nghiên cứu của các tác giả: E. I. Tikhêêva và L. P.
Phêđôrenkô, A. D. Uxôva, Jenne M. Machado, Linda Carol Edwards và một số
tác giả khác, theo đó thì một trong những biện pháp cơ bản để phát triển ngôn
7


ngữ cho trẻ đó là: trò chuyện, kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe, cho trẻ kể lại
truyện, đọc thuộc thơ, giao nhiệm vụ cho trẻ.
- Trong hƣớng nghiên cứu này, đáng chú ý nhất là công trình nghiên nghiên
cứu “Phát triển ngôn ngữ trẻ em trước tuổi đến trường phổ thông”của nhà giáo
dục trẻ em trƣớc tuổi đi học E. I. Tikhêêva.
Bà đã xem việc giáo dục ngôn ngữ là khâu chủ yếu nhất của hoạt động
trƣờng mẫu giáo. Bà cũng kết hợp chặt chẽ các khâu giáo dục khác với khâu
phát triển ngôn ngữ, xem khâu công tác này nhƣ là tiền đề cho sự thành công
của các khâu khác.
Bà cũng đề cao việc sử dụng các tác phẩm nghệ thuật nhƣ truyện kể, thơ ca
đƣợc xem nhƣ là phƣơng tiện hữu hiệu trong việc phát triển vốn từ cho trẻ em.
Đặc biệt, trong việc học thuộc lòng thơ ca, trẻ em tiếp thu các qui luật về tính
nhịp điệu nhanh và nhẹ nhàng hơn là thế giới của hình thức và màu sắc. Đọc thơ
cho các em nghe là để cho chúng tiếp nhận những hình thức ngôn ngữ nghệ
thuật, làm sống lại những hình ảnh nghệ thuật quen biết của các em. Chính vì
thế những bài thơ giàu tính nhạc điệu đƣợc chọn lọc tinh tế có thể gây cho các
em những ấn tƣợng sâu sắc. Cũng vì lí do đó mà việc đƣa tác phẩm thơ ca đến
với trẻ không phụ thuộc vào tác giả mà còn phụ thuộc vào ngƣời truyền đạt.
Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu về các phƣơng pháp, cách
thức tổ chức nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt động làm quen với
TPVH nhƣ:
“Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ” của M.K. Boogliuupxkaia,
V.V.Septsenko;
“Dạy nói cho trẻ trước tuổi đi học” của M.M.Kônxôva;

“Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ mẫu giáo” của L.P.Phêdôrencô
v.v…
Có khá nhiều công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục học, tâm lý học,
văn học, ngôn ngữ học…về vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tiêu biểu là các
công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Xuân Khoa, Đinh Hồng Thái,
8


Nguyễn Huy Cẩn, Lƣơng Kim Nga, Nguyễn Thị Oanh… Qua các công trình
nghiên cứu cho thấy các tác giả đã chú ý đến từng thành tố (phát âm, vốn từ,
phát triển ngôn ngữ nghệ thuật, phát triển lời nói mạch lạc…) cần đƣợc thực
hiện một cách thống nhất, đồng bộ với nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ nói chung.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu, định hƣớng phát triển
ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt động làm quen với TPVH nhƣ:
“Phương pháp phát triển lời nói trẻ em” của tác giả Đinh Hồng Thái. Ông
đề ra nhiệm vụ phát triển lời nói nghệ thuật trong việc cho trẻ tiếp xúc với thơ,
truyện. Ông cũng chỉ ra những biện pháp, hình thức phát triển lời nói nghệ thuật
cho trẻ mẫu giáo ở từng độ tuổi.
“Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ” của Nguyễn Thu Thủy.
“Phát triển NN cho trẻ MG qua truyện và thơ” của Nguyễn Xuân Khoa.
“Phương pháp tổ chức HĐ cho trẻ làm quen với TPVH” của Hà Nguyễn
Kim Giang.
“Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với TPVH”, “Văn học thiếu nhi
với trẻ em lứa tuổi MN”, giáo trình “Phương pháp đọc diễn cảm thơ, truyện cho
trẻ MN”… của tác giả Lã Thị Bắc Lý.
Qua đó, các tác giả đã cho thấy tác dụng của TPVH đối với sự phát triển
tâm lý nói chung và NN của trẻ nói riêng, cũng nhƣ chỉ ra các phƣơng pháp,
hình thức, nội dung cho trẻ làm quen với TPVH. Đồng thời, những công trình
nghiên cứu cho thấy văn học thiếu nhi chính là những phƣơng tiện hiệu quả để
giáo dục trẻ MN, khơi dậy trí tƣởng tƣợng và sáng tạo, thổi bùng lên ngọn lửa

cảm xúc của trẻ, giúp trẻ sống trong thế giới tuổi thơ hồn nhiên trong sáng của
chúng.
1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ DTTS
Việc phát triển ngôn ngữ thứ hai cũng đƣợc các nhà khoa học quan tâm,
xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ thứ hai của các tác
giả

nhƣ: L.X.Vugotxky,

Ph.Xokhin,

9

T.Schuman (1978),

Kessler




Quinn(1978)… Các ông cho rằng: yếu tố cơ bản quyết định đến việc tiếp thu
ngôn ngữ thứ hai là yếu tố xã hội và yếu tố cá nhân.
Trong các công trình “Đối với vấn đề đa ngôn ngữ của trẻ trước tuổi đi học”
(L.X.Vugotxky) và “Dạy tiếng Nga trong các trường mẫu giáo vùng dân tộc”
(Ph.Xokhin và E. Nhegnheviskaia – 1984), các tác giả cho rằng: cần dạy tiếng
Nga cho trẻ em ở vùng dân tộc nhƣ là ngôn ngữ thứ hai, sau tiếng mẹ đẻ.
Năm 1996, Viện khoa học giáo dục Việt Nam đã nghiên cứu “Song ngữ với
trẻ mẫu giáo – phương pháp dạy tiếng thứ hai cho trẻ mẫu giáo”.
Đặc biệt năm 1997, xuất hiện các công trình nghiên cứu của Liam Walsh về
vấn đề phát triển tiếng Việt cho trẻ em DTTS Việt Nam. Trong bài viết “Dạy tiếng

Việt như là ngôn ngữ thứ hai cho trẻ dân tộc ít người ở vùng miền núi Việt Nam”,
ông đã đƣa ra một số phƣơng pháp, hình thức để phát triển ngôn ngữ thứ hai cho
trẻ.
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu trong nƣớc nhƣ Trần Bá Hoành, Trần Hữu
Luyến, Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm Toàn, Trƣơng Thị Kim Oanh…cũng đã quan
tâm đến vấn đề phát triển ngôn ngữ phổ thông cho trẻ em DTTS nhƣ là ngôn
ngữ thứ hai.
Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn “Giáo dục mầm non – Những vấn đề lí luận
và thực tiễn” có đề cập đến tiếng Việt nhƣ là ngôn ngữ thứ hai của dân tộc ít
ngƣời. Tiếng Việt đối với trẻ em dân tộc ít ngƣời không phải là một ngoại ngữ…
Tác giả Trần Thị Ngọc Trâm – Bùi Thị Kim Tuyến (đồng chủ biên) –
(2014) trong cuốn “Hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng
DTTS” cũng nhấn mạnh đƣợc đặc điểm của trẻ mẫu giáo DTTS khi học tiếng
Việt; đề ra cụ thể những nguyên tắc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo DTTS;
đề ra đƣợc mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu
giáo DTTS.
Các tác giả Kay Margetts, Lƣơng Thị Bình, Phạm Thị Bền, Lê Mỹ Dung,
Vũ Yến Khanh, Hoàn Thị Thu Hƣơng, Lê Thị Thu Huyền, Lã Thị Bắc L‎ý,
Nguyễn Thị Quyên, Bùi Thị Kim Tuyến, Hoàng Thị Oanh (2013) tham gia biên
10


soạn chuyên đề “Chăm sóc giáo dục trẻ DTTS và trẻ có hoàn cảnh khó khăn”
trong dự án “Tăng cƣờng khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” có nhấn
mạnh đến vấn đề “Dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai cho trẻ em vùng DTTS”
và đƣa ra biện pháp pháp hỗ trợ trẻ học tiếng Việt.
Bên cạnh đó, còn nhiều công trình nghiên cứu nhƣ :
“Mức độ lĩnh hội vốn từ tiếng Việt của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi vùng dân tộc
Thái” của Nguyễn Thị Sáu.
“Dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc miền núi” của Hoàng Phê.

“Một số biện pháp phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ em DTTS qua hoạt
động làm quen với môi trường xung quanh” của Vũ Thị Ngọc Minh.
“Một số biện pháp phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ dân tộc Thái 5 – 6 tuổi
qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh” của Quàng Thị Tiên.
“Phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ 5 – 6 tuổi dân tộc Ê đê qua hoạt động làm
quen với TPVH” của Nguyễn Thị Ngọc Lan.

Nhìn chung ở tất cả các hƣớng nghiên cứu, các tác giả đã đƣa ra đƣợc khá
nhiều biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ DTTS nói chung và đã đạt đƣợc
những thành quả đáng kể. Nhƣng việc vận dụng các thành quả nghiên cứu đó
cho từng địa phƣơng, từng dân tộc trên thực tế còn rất hạn chế, chỉ mang tính
chất mô hình, chƣa thực sự trở thành một chiến lƣợc lâu dài.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc có bản sắc văn hóa đa dạng. Ngoài
việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ, cần xây dựng một chiến lƣợc phát triển vốn từ tiếng
Việt lâu dài cho trẻ em từng DTTS để góp phần nâng cao khả năng nhận thức
của các em trong quá trình học tập. Đó cũng là tiền đề để trẻ em DTTS vùng núi,
vùng sâu, vùng xa có thể học tập tốt hơn ở các cấp học sau, đồng thời bắt nhịp
đƣợc tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc.
Trong đề tài này, chúng tôi mạnh dạn vận dụng những phƣơng pháp phát
triển vốn từ đã đƣợc nghiên cứu để xây dựng kế hoạch phát triển vốn từ cho trẻ

11


dân tộc thiếu số dựa trên những điều kiện cụ thể về ngôn ngữ, văn hóa của địa
phƣơng.
1.2. Từ và sự phát triển vốn từ của trẻ 4 - 5 tuổi
1.2.1. Khái niệm “từ”, “vốn từ”, “phát triển vốn từ”
1.2.1.1. Khái niệm “Từ"
Từ tiếng Việt có thể đƣợc xem với nhiều góc độ khác nhau: từ phía ngữ âm

học, ngữ nghĩa, ngữ pháp học và ngữ dụng học...
Dƣới góc độ ngữ pháp học, từ đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Từ là đơn vị nhỏ
nhất có ý nghĩa, có tính độc lập tự do xuất hiện trong lời nói có chức năng cú
pháp. Là thành phần nòng cốt của câu hay là phần phụ của một câu.
Theo nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiêu, Hoàng Trọng Phiến
(Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, 2009) định nghĩa: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có
nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây
dựng nên câu”.
Theo nhóm tác giả Lã Thị Bắc Lý, Phan Thị Hồng Xuân, Nguyễn Thị Thu
Nga: “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có nghĩa và có chức năng độc lập tạo
câu”.
Trong các định nghĩa hiện có thì định nghĩa của tác giả Đỗ Hữu Châu – nhà
nghiên cứu từ vựng tiếng Việt là bao quát hơn cả: “Từ của tiếng Việt là một
hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất
định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ
nhất để tạo câu”.
Theo các nhà nghiên cứu, nghĩa của từ không phải là một khối không phân
hóa mà là một tập hợp gồm một số nghĩa nhƣ sau: Nghĩa biểu vật, nghĩa biểu
niệm và nghĩa biểu thái. Ba thành phần này không xuất hiện đều đặn trong tất cả
các từ tiếng Việt.
Nghĩa biểu vật hay còn gọi là biểu danh của từ tiếng Việt: là loại sự vật
đƣợc từ gọi tên, biểu thị. Tức là chỉ rõ sự vật hiện tƣợng đƣợc nói tới. Từ để gọi
tên sự vật, hiện tƣợng (động từ) và nêu lên đặc điểm tính chất của sự vật, hiện
12


tƣợng (tính từ). Nghĩa biểu vật là chức năng cơ bản và khá nổi bật cảu từ, vậy
việc phát triển vốn từ cho trẻ nói chung và trẻ DTTS nói riêng trƣớc hết cần phát
triển khả năng tri giác các sự vật, hiện tƣợng xung quanh.
Nghĩa biểu niệm của sự vật hiện tƣợng là một cấu trúc do các nét nghĩa hợp

thành. Tức là tên gọi của khái niệm, tổng hợp, khái quát hóa. Vốn từ biểu niệm
là kết quả của quá trình thao tác tƣ duy bậc cao. Để hình thành vốn từ biểu niệm
một cách vững chắc cho trẻ, đặc biệt là trẻ DTTS thì càng phải phát triển các
thao tác tƣ duy: Phân tích, so sánh để tìm ra bản chất, đặc trƣng của sự vật, hiện
tƣợng. Nhƣ vậy, phát triển vốn từ cho trẻ phải đƣợc tiến hành thống nhất với
hoạt động nhận thức lý tính, phát triển các phƣơng thức tƣ duy bậc cao.
Nghĩa biểu thái của từ tiếng Việt là nét nghĩa biểu thị tình cảm, cảm xúc,
thái độ đánh giá của ngƣời sử dụng hay cách nói khác là mối quan hệ giữa từ và
ngƣời sử dụng từ. Nghĩa biểu thái xuất hiện phụ thuộc vào hoàn cảnh. Vốn từ
của nghĩa biểu thái cũng đƣợc phát triển trong các hoạt động giáo dục cho trẻ ở
trƣờng mầm non.
Ví dụ: Ôi! Trời lạnh quá!, bông hoa đẹp quá,...
Tóm lại, nghĩa biểu vật, biểu niệm và biểu thái có mối quan hệ biện chứng
với nhau. Nghĩa biểu niệm đƣợc hình thành trên cơ sở vốn từ biểu vật phong phú
và đa dạng. Chẳng hạn, nếu trẻ có đƣợc nghĩa biểu niệm về tên các nhân vật, sự
vật hiện tƣợng , hành động của nhân vật trong các TPVH thì trẻ mới cảm nhận
đƣợc ý nghĩa của TPVH đó. Cần dạy trẻ, đặc biệt là trẻ DTTS nghĩa biểu niệm
đơn giản, gần gũi với cuộc sống xung quanh. Trên cơ sở đó, dần hình thành cho
trẻ thái độ, tình cảm và cách sử dụng ngôn ngữ tƣơng ứng.
1.2.1.2. Khái niệm “Vốn từ”
Từ vựng chính là vốn từ của một ngôn ngữ , từ vựng là tập hợp các từ
hoặc cụm từ cố định. Từ vựng thể hiện một cách đầy đủ, toàn diện mối quan hệ
giữa ngôn ngữ và cuộc sống xã hội
Vốn từ của một ngôn ngữ là tổng số và hệ thống hóa toàn bộ từ và cụm từ
cố định của ngôn ngữ đó. Vốn từ vựng của một ngôn ngữ bao gồm nhiều lớp từ,
13


nhiều nhóm từ không đồng nhất và có chất lƣợng khác nhau. Vốn từ bao gồm từ
mới, từ cũ, từ phổ thông, từ địa phƣơng, từ chuẩn mực, từ vay mƣợn, từ chuyên

môn.
Vốn từ của một ngƣời là tập hợp các từ có ngôn ngữ mà ngƣời đó quen
thuộc (biết tới). Vốn từ vựng thƣờng xuyên tăng lên theo tuổi tác và là công cụ
cơ bản và hữu dụng trong giao tiếp và thu nhận kiến thức. Đối với mỗi cá nhân
khác nhau thì vốn từ tùy thuộc vào trình độ nhận thức, môi trƣờng ngôn ngữ
giao tiếp, văn hóa khác nhau. theo kết quả nghiên cứu của một số nhà tâm tâm lý
học thì vốn từ của những ngƣời có trình độ nhận thức và văn hóa cao là khoảng
6000 – 9000 từ, của một nhà thiên tài xấp xỉ 20.000 từ.
Dựa vào tần xuất sử dụng từ trong đời sống xã hội, ngƣời ta phân chia vốn
từ thành hai loại: vốn từ tích cực và vốn từ thụ động.
Vốn từ tích cực: là những từ đƣợc con ngƣời hiểu và sử dụng trong hoạt
động giao tiếp hằng ngày, những từ đó có tần suất sử dụng cao đƣợc con ngƣời
nắm giữ và sử dung trong lời nói một cách thành thạo.
Vốn từ thụ động: là những từ con ngƣời mới lĩnh hội, chƣa hiểu rõ nghĩa
của từ và không sử dụng đƣợc trong giao tiếp.
Số lƣợng từ trong tiếng Việt vô cùng lớn. Đơn vị từ trong tiếng Việt bao
gồm từ và ngữ cố định.
1.2.1.3. Khái niệm “Phát triển vốn từ”
Trong quá trình phát triển và hoàn thiện ngôn ngữ của mỗi một con ngƣời,
thƣờng xuyên nảy sinh những từ mới và nghĩa mới, đồng thời cũng có nhiều từ
cũ, nghĩa cũ bị đào thải. Những từ cũ đã lỗi thời và dần dần đi ra khỏi vốn từ
tích cực, chúng ít hoặc thậm chí không đƣợc sử dụng nữa. Còn những từ mới
xuất hiện, ngay tức khắc không thể trở thành vốn từ tích cực đƣợc.
Ở tuổi mẫu giáo, trẻ phải nắm đƣợc một số vốn từ cần thiết đủ để giao tiếp
với bạn bè, ngƣời lớn, tiếp thu các tri thức sơ đẳng ban đầu. Đây là điều kiện cần
thiết cho việc chuẩn bị học tập của trẻ ở trƣờng phổ thông. Vì vậy, phát triển
ngôn ngữ (tích cực hóa vốn từ) tức là chuyển từ vốn từ thụ động sang vốn từ tích
14



cực là một nội dung quan trọng của giáo dục ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt là trẻ em
DTTS.
Phát triển ngôn ngữ đƣợc hiểu nhƣ một quá trình lâu dài của việc lĩnh hội
vốn từ mà con ngƣời đã tiếp thu đƣợc trong lịch sử. Nó bao gồm hai mặt: tích
lũy số lƣợng (tăng dần số lƣợng từ tích cực) và tích cực hóa vốn từ từ việc lĩnh
hội dần dần những kinh nghiệm lịch sử xã hội thể hiện phù hợp trong hoàn cảnh
giao tiếp. Nhƣ vậy, nhiệm vụ nghiên cứu phát triển vốn từ cho trẻ, đặc biệt là trẻ
em DTTS không chỉ là giúp trẻ mở rộng vốn từ, làm giàu vốn từ về mặt số
lƣợng mà còn góp phần tích cực hóa vốn từ trong giao tiếp.
1.2.2. Đặc điểm từ tiếng Việt
Đặc điểm ngữ âm: Hình thức ngữ âm của từ tiếng Việt cố định, bất biến ở
mọi vị trí, mọi quan hệ và chức năng trong câu. Đặc điểm này phân biệt tiếng
Việt với nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới nhƣ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng
Nga...
Đặc điểm ngữ pháp: Ngữ pháp của từ tiếng Việt không biểu hiện trong nội
bộ từ mà biểu hiện chủ yếu ở ngoài từ, trong tƣơng quan nó với các từ khác
trong câu. Tƣơng quan này đƣợc khái quát dƣới ba khả năng:
1. Khả năng kết hợp giữa từ đang xét với từ chứng: Các từ chỉ tính chất,
đặc điểm có thể kết hợp với những từ chứng rất, hơi, khá, cực kì... Những từ
không có nghĩa, tính chất, đặc điểm thì không có khả năng này. Các từ chỉ sự vật
có thể kết hợp với những từ chứng, chúng ta sẽ xác định đƣợc các từ loại khác
nhau.
2. Khả năng làm thành phần trong câu nhƣ chủ ngữ, vị ngữ: Trong tiếng
Việt, động từ có khả năng làm vị ngữ trong câu, còn danh từ cũng làm vị ngữ
nhƣng làm vị ngữ gián tiếp thông qua từ nối là.
3. Khả năng chi phối các thành phần phụ trong cụm từ, trong câu.
1.2.3. Phân loại từ tiếng Việt
Giáo trình “Tiếng Việt và tiếng Việt thực hành” của nhóm tác giả Lã Thị
Bắc Lý, Phan Thị Hồng Xuân, Nguyễn Thị Thu Nga phân chia từ loại tiếng Việt
15



gồm: thực từ, hƣ từ và lớp từ trung gian. Đề tài của chúng tôi chỉ nghiên cứu về
thực từ.
Thực từ gồm các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ. Chúng có những
đặc điểm sau:
- Có nghĩa từ vựng: Chỉ sự vật (danh từ); chỉ hoạt động, trạng thái (động
từ), chỉ tính chất (tính từ), chỉ số lƣợng hoặc số thứ tự (số từ).
- Có khả năng làm thành tố chính trong cụm từ chính phụ nhƣ: cụm danh
từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- Có khả năng đảm nhiệm các thành phần chính trong câu nhƣ chủ ngữ, vị
ngữ.
1.2.3.1. Danh từ
Danh từ có ý nghĩa khái quát chỉ sự vật (sự vật đƣợc hiểu theo nghãi khái
quát nhất: đồ vật, động vật, cây cối,con ngƣời, khái niệm...).
Danh từ có khả năng kết hợp với danh từ chỉ số lƣợng ở trƣớc và từ chỉ
định ở sau để tạo nên cụm danh từ mà nó là thành tố trung gian.
Ví dụ: ba bông hoa ấy; những bạn này,...
Danh từ có khả năng đảm nhận thành phần chính và thành phần phụ trong
câu.
Danh từ đƣợc chia thành các tiểu loại nhƣ sau: danh từ riêng, danh từ
chung (gồm danh từ tổng hợp, danh từ trừu tƣợng, danh từ cụ thể).
1.2.3.2. Động từ
Động từ có nghĩa khái quát là chỉ hoạt động, trạng thái vật lí, sinh lí, tâm
lí).
Động từ có khả năng làm thành tố trung tâm trong cụm từ chính phụ, mà
các thành tố phụ tiêu biểu là các phụ từ, trong đó có các phụ từ chỉ mệnh lệnh.
Ví dụ: Hãy đứng lên, đang xem ti vi,...
Động từ đảm nhiệm đƣợc chức năng của các thành phần chính và thành
phần phụ trong câu.


16


×