Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Biện pháp phát triển vốn từ tiếng việt cho trẻ 4 5 tuổi dân tộc ê đê trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

PHAN THỊ THÚY VÂN

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG SÁNG TÁC
CỦA NAM CAO VÀ NGUYỄN MINH CHÂU
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại
Mã số : 60.22.01.21

ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN TOÀN

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi tới Phó giáo sư- Tiến sĩ Trần Văn Toàn lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc nhất, người thầy đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong
tổ Văn học Việt Nam, cảm ơn Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp, những người thân yêu đã
luôn ở bên động viên, cổ vũ tôi.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những thiếu
sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các
bạn đồng nghiệp và bạn đọc để tác giả được rút kinh nghiệm, bổ sung cho
luận văn được hoàn chỉnh hơn.


Hà Nội, tháng 6 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phan Thị Thúy Vân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 11
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 12
5. Nội dung cơ bản và đóng góp của luận văn ................................................ 13
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 13
7. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 14
PHẦN NỘI DUNG ........................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: GIỚI THUYẾT VỀ SO SÁNH, SO SÁNH VĂN HỌC VÀ

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAMError! Bookma
1.1. Giới thuyết về văn học so sánh – so sánh văn học – liên văn bản
(liên văn bản trong hoạt động tiếp nhận của ngƣời đọc tự khắc cũng
đặt ra vấn đề so sánh) ................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Văn học so sánh- So sánh văn học ..... Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Liên văn bản ....................................... Error! Bookmark not defined.

1.2. Hình tƣợng ngƣời nông dân trong văn học Việt Nam hiện đạiError! Bookmark

1.2.1 Người nông dân trong văn học từ đầu thế kỉ XX đến 1945Error! Bookmark not
1.2.2 Người nông dân trong văn học từ 1945 đến nayError! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO


VÀ NGUYỄN MINH CHÂU NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNGError! Bookmar
2.1.Nét tƣơng đồng trong hình tƣợng ngƣời nông dân qua sáng tác
của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu .......... Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Người nông dân - những số phận bi kịchError! Bookmark not defined.
2.1.2 Người nông dân - vẻ đẹp của tình thươngError! Bookmark not defined.

2.1.3 Người nông dân - hạn chế trong tâm lý, tính cáchError! Bookmark not define


2.2. Sự khác biệt trong hình tƣợng ngƣời nông dân qua sáng tác của
Nam Cao và Nguyễn Minh Châu ................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Người nông dân trong sáng tác của Nam CaoError! Bookmark not defined.
2.2.1.1 Con người tha hóa ...................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1.2 Con người bị xã hội cự tuyệt ....... Error! Bookmark not defined.

2.2.2 Người nông dân trong sáng tác của Nguyễn Minh ChâuError! Bookmark not d
2.2.2.1 Con người cộng đồng và con người cá thểError! Bookmark not defined.
2.2.2.2 Con người trong mối quan hệ với tự nhiênError! Bookmark not defined.
2.2.2.3 Con người mang dấu vết vùng biển quê hương ………………………………15
Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HÌNH TƢỢNG NGƢỜI NÔNG

DÂN TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO VÀ NGUYỄN MINH CHÂUError! Bookma
3.1. Nét tƣơng đồng trong nghệ thuật thể hiện hình tƣợng ngƣời nông

dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh ChâuError! Bookmark not defin
3.1.1 Sự song trùng người – vật .................. Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Tính đối thoại, đa diện ....................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Điểm khác biệt về nghệ thuật thể hiện hình tƣợng ngƣời nông dân
trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh ChâuError! Bookmark not defined.

3.2.1 Từ nghệ thuật phân tích tâm lý của Nam CaoError! Bookmark not defined.

3.2.2 Đến kỹ thuật dòng ý thức của Nguyễn Minh ChâuError! Bookmark not defined
PHẦN KẾT LUẬN ........................................ Error! Bookmark not defined.
THƢ MỤC THAM KHẢO........................... Error! Bookmark not defined.


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nam Cao (1917- 1951), Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) là
những tác giả tiêu biểu trong văn học Việt Nam thế kỉ XX. Sống cùng thế kỉ
nhưng người trước kẻ sau, chịu ảnh hưởng của những biến cố lịch sử khác
nhau của dân tộc, có sở trường khác nhau nên mỗi nhà văn có một hướng đi
riêng thể hiện qua những mảng đề tài.
Nam Cao thuộc những tác giả thời kì cuối của văn học hiện thực phê
phán, bắt đầu sáng tác khi những bậc đàn anh trong văn giới đã có tiếng vang
như Nguyễn Công Hoan với Bước đường cùng, Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Vũ
Trọng Phụng với Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê…“Nam Cao đã đến muộn nhưng có
vẻ chính vì thế lại càng có dịp phát huy mạnh mẽ bản sắc độc đáo của mình
chăng ? Tôi nghĩ bài học đầu tiên của Nam Cao là bài học của một cây bút
luôn luôn tìm tòi, khám phá và sáng tạo”[38,199]. Nam Cao xuất hiện trên
văn đàn mang theo một tiếng nói mới của chủ nghĩa hiện thực, như nhà
nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng
Phụng, Ngô Tất Tố là những nhà văn quan sát hiện thực. Nam Cao là nhà văn
suy ngẫm và phân tích hiện thực”[44,75], ông được mọi người thực sự chú ý
bắt đầu từ tác phẩm Chí Phèo (1941). Sống trong không khí cả nước đang
quằn quại rên xiết dưới sự áp bức bóc lột của phong kiến thực dân, ông đã tái
hiện chân thực cảnh sống tàn tạ, thê lương, đau khổ vì đói và rét của dân tộc
Việt Nam. Khi viết về nông thôn là “[m]ột thế giới nông thôn khác lạ với

những gì mà các nhà văn trước ông đã khai thác và phản ánh. Nam Cao không
né tránh những vấn đề xã hội nóng bỏng, nhưng ông có ý thức sâu sắc về việc
thể hiện những mâu thuẫn mang tính xã hội gắn với vấn đề quyền sống,vấn đề
phẩm giá con người dưới tác động của môi trường”[39,12]. Nhân vật trong
1


sáng tác của ông dù là người nông dân hay trí thức cũng đều bị dày vò, ảnh
hưởng bởi cái đói, miếng ăn. Sau khi cách mạng thành công, ông hăm hở
tham gia vào các họat động phục vụ kháng chiến, quan niệm “sống đã rồi mới
viết”, sẵn sàng tự nguyện làm một anh tuyên truyền viên nhãi nhép cho cách
mạng, sẵn sàng ba cùng với nhân dân. Nhưng tiếc thay, trong một lần đi làm
nhiệm vụ của một người chiến sĩ, ông đã bị hi sinh khi mới 34 tuổi. Ngã
xuống khi tuổi đời và tuổi nghề đang ở độ chín, để lại bao dự định dang dở.
Khát vọng đi để viết của Nam Cao mãi mãi chưa hoàn thiện được, để lại bao
nhớ thương và tiếc nuối cho người đọc mọi thế hệ. Tuy đời văn ngắn ngủi,
lượng tác phẩm không đồ sộ nhưng nhắc đến văn học Việt Nam hiện đại
không thể thiếu Nam Cao. “Nam Cao là một đỉnh cao của một chủ nghĩa hiện
thực trong văn học Việt nam giai đoạn 1930-1945” [53, 9]. Vậy nên “Thời
gian càng lùi xa, những tác phẩm của ông càng bộc lộ những tư tưởng nhân
văn cao cả, ý nghĩa hiện thực sâu sắc và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện độc đáo
[53,7]. Ngay từ khi Chí Phèo ra đời, tác giả đã xác lập được một vị thế vững
chắc trong làng văn Việt Nam. Điều làm nên sức sống cho những tác phẩm
của Nam Cao chính là tài năng và phẩm chất của người cầm bút. Hai mảng đề
tài xuyên suốt trong các sáng tác của Nam Cao là người nông dân và trí thức.
Người đọc biết đến ông như là nhà văn của người trí thức và người nông dân,
ông đã nói hộ tình cảnh và tấm lòng của những người nông dân, ông phơi bày
mổ xẻ đời sống vật chất nghèo đói và đời sống tinh thần cằn cỗi, mòn mỏi của
tầng lớp trí thức.
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn khoác áo lính, ông bắt đầu nổi

tiếng với tiểu thuyết Cửa sông- 1966, sau đó là những tác phẩm như: Dấu
chân người lính, Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà, Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Bức tranh… Phiên chợ Giát. Thời kỳ kháng

2


chiến chống Mĩ, cũng như những tác giả khác ông quan tâm sâu sắc đến đời
sống chiến đấu của những người lính. Khi chiến tranh chấm dứt, đất nước
thống nhất, Bắc Nam xum họp, cả nước bắt tay vào giải quyết hậu quả chiến
tranh, ổn định, xây dựng và bước vào thời kì đổi mới, sáng tác của ông vẫn
quan tâm tới số phận của những người lính sau chiến tranh như Cỏ lau, Bức
tranh… Nhưng bên cạnh hình tượng quen thuộc đó, ta nhận thấy hình tượng
những người phụ nữ và đặc biệt là người nông dân cũng là mối quan tâm
thường trực của Nguyễn Minh Châu. Đặc biệt với: Mảnh đất tình yêu, Khách
ở quê ra, Phiên chợ Giát, Nguyễn Minh Châu đã trả được một phần món nợ
lòng với quê hương, với những người dân quê xứ Nghệ.
Nam Cao đánh dấu sự kết thúc vẻ vang chặng cuối của văn học
hiện thực phê phán, Nguyễn Minh Châu được đánh giá cao trong vai trò là
“người mở đường tinh anh và tài hoa nhất” (Nguyên Ngọc), người “đi được
xa nhất trong chặng đường văn học thời kì đổi mới” (Nguyễn Khải). Bằng
những tác phẩm cụ thể của mình, ông đã khẳng định được vị thế, sự tích cực
của văn chương thời kì đổi mới. Đào Tuấn Anh đã nhận xét: “Truyền thống
Nam Cao được khôi phục lại bằng sáng tác của nhà văn đi ra từ chiến tranh –
Nguyễn Minh Châu- những năm 80 [4, 209]. Theo quan điểm của giáo sư Hà
Minh Đức thì “Đối với những nhà văn biết trân trọng ngòi bút của mình biết
phẫn nộ trước những cảnh ngang trái bất công, nhất định không thể không
quan tâm đến vấn đề nông dân[16,56].
Tìm hiểu các sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu, chúng tôi
thấy cả hai tác giả đều giành sự quan tâm thích đáng tới vấn đề người nông

dân và nông thôn Việt Nam và viết rất thành công về hình tượng này. Chọn đề
tài này chúng tôi mong muốn tìm hiểu cặn kẽ hình tượng người nông dân
trong sự phát triển của văn học hiện đại Việt Nam, muốn bày tỏ tấm lòng biết

3


ơn và trân trọng sự đóng góp của hai tác giả đối với nền văn học nước nhà.
Đồng thời trong tương quan so sánh các sáng tác của họ viết về đề tài này có
thể chỉ ra phần nào mối liện hệ như: những tương đồng và cách biệt, những
cách tân và kế thừa, những thành công và hạn chế… của hai tác giả.
Trên đây là những ý nghĩa, lí do đưa đến việc xác định đề tài luận văn.
2. Lịch sử vấn đề
Nam Cao và Nguyễn Minh Châu đều là những hiện tượng thu hút được
mối quan tâm của đông đảo người đọc và các nhà phê bình. “Gần nửa thế kỷ
qua, đã có hơn hai trăm công trình nghiên cứu lớn nhỏ về Nam Cao” [53, 9].
Có khoảng 200 bài viết và công trình nghiên cứu về Nam Cao, có khoảng trên
dưới 150 bài viết về Nguyễn Minh Châu được in rải rác trên các báo và tạp
chí. Vấn đề người nông dân trong tác phẩm của họ cũng nhận được rất nhiều
ý kiến phê bình, đánh giá. Chúng ta có thể điểm qua một số ý kiến sau
Năm 1961, trong “Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc”- chuyên
luận đầu tiên viết về Nam Cao của nhà nghiên cứu Hà Minh Đức - khi xem
xét mảng sáng tác về người nông dân, tác giả khẳng định: “Trong những sáng
tác của Nam Cao viết về nông thôn có những trang viết cực kì đau xót. Ở đây
chúng ta không bắt gặp cuộc đời đầy bất công trong cái vẻ ồn ào huyên náo,
trong những mâu thuẫn gay gắt, giằng xé nhau giữa các thế lực đối lập. Chúng
ta không tìm thấy trong tác phẩm của Nam Cao khung cảnh nông thôn trong
những ngày này trăm ngàn tội ác của bọn quan lại cường hào trút lên đầu
những người nghèo khổ. Chúng ta không thấy những cảnh hà hiếp, cướp đoạt,
đánh đập, cùm kẹp cùng những cảnh bán vợ đợ con tan cửa nát nhà của biết

bao gia đình nông dân lao động. Nam Cao chưa nói lên được những cảnh đó
mà chỉ trình bày những cảnh đời rất tủi cực trong cuộc sống của người nông
dân dưới chế độ cũ”. Qua những nhận xét ngắn gọn này ta thấy rõ ràng Nam
Cao đã có bước đi mới so với những cây bút đương thời. Đề tài người nông
4


dân không còn mới lạ nhưng khai thác nó đạt hiệu quả lại là vấn đề không dễ
và Nam Cao đã làm được điều đó. Đặc biệt tác giả Hà Minh Đức đã mạnh dạn
và thẳng thắn thừa nhận những hạn chế và tích cực khi kết luận “Nhận thức
của Nam Cao về vấn đề nông dân tuy còn hạn chế về nhiều mặt và chưa phải
là quan điểm tiên tiến của thời đại, nhưng trên nhiều phương diện cách phát
hiện và đặt vấn đề của Nam Cao khá sâu sắc, đặc biệt Nam Cao có cái nhìn
thông cảm ưu ái, xót thương những người cùng cảnh ngộ nên tác phẩm của
Nam Cao thường chan chứa tinh thần nhân đạo”
Năm 1987, nhà nghiên cứu Phong Lê trong bài viết “Tình cảnh nông
dân và cái làng quê tiền cách mạng trong sáng tác của Nam Cao” in trên Tạp
chí văn học số 5, khẳng định giá trị của truyện ngắn Chí Phèo khi góp tiếng
nói vào đề tài người nông dân: “Bức tranh nông thôn ở Nam Cao không chỉ
giới hạn ở một sự thể ấy, được hiện thân trong hình ảnh người nông dân lam
lũ nhịn nhục chịu ép dưới sức đè của hoàn cảnh, rồi chìm xuống tận đáy của
sự bần cùng, là cái chết. Như một chiều hướng ngược lại hoặc như một chiều
hướng bổ sung cho nó, Nam Cao đem đến cho ta một gương mặt mới Chí
Phèo. Ông cũng nhìn thấy tiềm năng cách mạng của người nông dân, hay nói
cách khác tác phẩm của Nam Cao có khả năng dự báo:“Bức tranh đời sống
Nam Cao vừa như có sự dồn nén vừa như từng lúc vỡ tung ra. Đó là một cuộc
sống gần như bất động mà đầy những biến động. Một cuộc sống tù đọng
ngưng tắt nhưng lại gần như âm ỉ chất chứa biết bao xáo trộn đổi thay. Trượt
trên cái dốc của sự bần cùng đi đến đói - chết hoặc khùng điên, xã hội và nhân
vật Nam Cao như chực sẵn những tiềm năng cách mạng”

Nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền trong cuốn “Chủ nghĩa hiện thực
Nam Cao” cũng khẳng định tên tuổi, giá trị của Nam Cao qua các sáng tác
của ông: “là một đỉnh cao của một chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt
nam giai đoạn 1930-1945”. Hơn thế nữa: “Thời gian càng lùi xa, những tác

5


phẩm của ông càng bộc lộ những tư tưởng nhân văn cao cả, ý nghĩa hiện thực
sâu sắc và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo”
Năm 1996, trong cuốn “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà
văn” nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng Nam Cao có công rất lớn
trong việc minh oan cho phẩm giá, nhân cách của nhân dân lao động nghèo :“
Nam Cao là người hay băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh
trọng đối với con người. Ông thường dễ bất bình trước tình trạng con người bị
lăng nhục chỉ vì bị đọa đầy vào cảnh nghèo túng đến cùng đường. Nhiều tác
phẩm xuất sắc của ông đã trực diện đặt ra vấn đề này và ông quyết đứng ra
minh oan, chiêu tuyết cho những con người bị miệt thị một cách bất công”.
Trong Tóm tắt luận án tiến sĩ ngữ văn của Bùi Công Minh năm 2010
“Vị trí văn học sử của Nam Cao trong trào lưu văn học hiện thực Việt Nam từ
đầu thế kỷ XX đến 1945” tác giả cho thấy vấn đề nông thôn và người nông
dân trong tác phẩm của Nam Cao liên quan mật thiết đến bảo vệ quyền sống,
phẩm giá của con người: “Một thế giới nông thôn khác lạ với những gì mà các
nhà văn trước ông đã khai thác và phản ánh. Nam Cao không né tránh những
vấn đề xã hội nóng bỏng, nhưng ông có ý thức sâu sắc về việc thể hiện những
mâu thuẫn mang tính xã hội gắn với vấn đề quyền sống,vấn đề phẩm giá con
người dưới tác động của môi trường” Chính vì vậy mà tác giả cũng thấy sự đa
diện nhiều chiều ở tính cách của người nông dân trong sáng tác của Nam Cao:
“ Hình tượng người nông dân không phải là những con người đơn giản mà
được khắc họa với những tính cách đa dạng phong phú, phức tạp, có cả hai

mặt tích cực và tiêu cực”
Nhà nghiên cứu Nguyễn văn Hạnh trong bài “Nam Cao và khát vọng
về một cuộc sống lương thiện, xứng đáng” đã chỉ ra giá trị vĩnh cửu sáng tác
của Nam Cao nói chung và sáng tác về người nông dân nói riêng: “ Ngòi bút
Nam Cao hướng đến làm cho con người hiểu con người hơn, biết quý trọng

6


bản tính tốt đẹp vốn có của con người, cái bản tính thường bị bóp méo bị che
lấp bởi hoàn cảnh, bởi sự nghèo khổ và bằng cả sự bàng quan, vô tâm của
những người xung quanh hàng ngày… Nam Cao đã đặt ra trực diện vấn đề
kiếp người, vấn đề thân phận con người, vấn đề con người bị tha hóa, không
được sống như bản chất của mình theo những nhu cầu tự nhiên lành mạnh của
mình”. Đọc Nam Cao người đọc có xu hướng nhìn lại mình hơn bao giờ hết,
có cái nhìn độ lượng với những người xung quanh, nhức nhối về thân phận và
nhân phẩm con người
Trong bài viết của tác giả Đào Tuấn Anh “Sê khốp và Nam Cao một
sáng tác hiện thực kiểu mới”có đoạn nhận xét về nghệ thuật sáng tác của Nam
Cao: “Nam Cao đã tạo ra kiểu sáng tác hiện thực riêng biệt cao hơn so với lối
tả chân xã hội lúc đó, bởi nó kết hợp nhuần nhuyễn sức khái quát nghệ thuật
cao của phương pháp hiện thực cổ điển, bút pháp miêu tả khách quan với
phong cách trữ tình không thể lẫn, lối miêu tả lạnh lùng cái dung tục, vụn vặt
của đời thường với chất thơ của cuộc sống. Đây chính là những đặc điểm làm
ông gần gũi, đồng dạng với sáng tác của Tsêkhôp”. Tác giả cũng cho rằng:
“Đa số những tác phẩm của Nam Cao đã thực sự xâm nhập vào bản chất
những điều vặt vãnh thông qua việc miêu tả tâm trạng, quá trình diễn biến tâm
lý phức tạp, qua đó làm nổi bật lên tính bi kịch của đời thường”
Nhận xét về ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn Nam Cao, nhà phê bình
Lại Nguyên Ân trong bài “Nam Cao và cuộc canh tân văn học đầu thế kỉ XX”

đã cho rằng: “Nam Cao tạo nên được một ngôn ngữ ít nhiều phức điệu, tổ
chức được những mạng lưới phức tạp gồm cả ngôn ngữ bên ngoài và ngôn
ngữ bên trong, cả ngôn ngữ tác giả , ngôn ngữ nhân vật, thậm chí cả những sự
đan xen và nhòe lẫn vào nhau của hai ngôn ngữ ấy. Nam Cao là một trong số
không nhiều tác giả cùng thời có những tác phẩm mà ngôn ngữ dường như
không cũ đi so với thời gian, tức là có những tác phẩm đạt đến mức cổ điển

7


của văn xuôi tiếng Việt”
Đối với Nguyễn Minh Châu tình hình phê bình đánh giá cũng khá sôi
nổi. Các sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kì chiến tranh đã đề cập đến
người nông dân nhưng chỉ khi liên hoàn hai tác phẩm“Khách ở quê ra”và
“Phiên chợ Giát” ra đời, hình tượng này mới thực sự thu hút được sự chú ý
của dư luận và các nhà nghiên cứu. Một thời gian dài chiến tranh, văn nghệ
viết theo đường lối minh họa, tiếng nói chủ yếu là độc thoại, một chiều, giờ
đây tác phẩm Khách ở quê ra của Nguyễn Minh Châu mới mẻ, đã gây những
dư luận trái chiều trong giới quan tâm. Trong Trao đổi về truyện ngắn những
năm gần đây của Nguyễn Minh Châu do báo văn nghệ tổ chức năm 1985, nhà
nghiên cứu Phan Cự Đệ cho rằng: “Câu chuyện Khách ở quê ra , tôi cảm thấy
cảm hứng của tác giả hơi gán ghép. Có người cho là, được viết sau Cái sân
gạch (của Đào Vũ) thì nhân vật Khúng là hơi cũ”. Còn nhà văn Triều Dương
cho rằng: “Phẩm chất của một nền văn học có giá trị mới chính là ở chỗ
những nhân vật văn học, bằng hành vi và tư tưởng của mình tham gia vào
cuộc đấu tranh cho xã hội, mang lại cho người đọc niềm tin ở con người, nâng
tâm hồn họ lên một tầm cao mới. Hiểu như vậy thì nhân vật Khúng còn rất
hạn chế ”. Năm 1996, trong cuốn “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn” nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh có đoạn viết: “Nhớ lại hồi
truyện Lão Khúng (tức Khách ở quê ra) mới đăng báo, không phải ai cũng

hiểu và đồng tình. Ngay bây giờ cũng có người không “nuốt nổi ” nữa là. Một
nhà thơ kiêm nhà phê bình văn học nói với tôi như thế: Tôi không sao hiểu
nổi cái truyện này và cả tập Bến quê nữa”.
Nhưng phần lớn các ý kiến đồng tình là chủ yếu, cho rằng với hình
tượng lão Khúng, Nguyễn Minh châu đã “đi tiên phong” và “đi được xa hơn”
so với các nhà văn đương thời. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh trong bài
viết “Những lần cuối cùng gặp nhà văn Nguyễn Minh Châu” đã có những

8


nhận xét sắc sảo về nhân vật lão Khúng trong Khách ở quê ra: “Cái lão
Khúng có một cái gì rất “tượng trưng”, từ hình thù bên ngoài đến tính cách.
Như một gốc cây già hay một tảng đá mốc rêu xù xì hoang dã. Những con
người như lão Khúng đã gánh cả hai cuộc kháng chiến trên vai. Bằng những
bàn tay cóc cáy, xương xẩu, rắn như thép của mình, họ đã làm được cái việc
thần kỳ đúng như lời thơ của Tố Hữu hay Hoàng Trung Thông: biến sỏi đá
thành sắn gạo để nuôi cả dân tộc trong thời chiến tranh. Họ đã đẻ ra hàng đàn
con (lão Khúng có 10 con) để vừa cung cấp cho hậu phương sản xuất, vừa
cung cấp cho tiền tuyến đánh giặc. Nhưng chính họ, cái gốc cây, cái tảng đá
lớn ấy sẽ ngăn trở xã hội tiến lên con đường hiện đại hóa. Tất nhiên tôi muốn
nói ở đây tư tưởng nông dân, cái tâm lý, cái lối sống nông dân. Ôi lão Khúng,
cả cái gia đình đông đúc ấy đều chịu ơn lão, đều hướng cả về ánh sáng thành
phố, về văn minh công nghiệp. Mà thế cũng là phải, là hợp quy luật”
Đến khi “Phiên chợ Giát” ra đời thì các ý kiến đa số đều nhiệt tình ủng
hộ và xác nhận ngay vị trí của tác giả, tác phẩm trên văn đàn. Nguyễn Văn
Hạnh trong bài viết Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách
nhìn về con người cho rằng: “ Không chỉ là tiêu biểu cho một tầng lớp xã hội,
lão là “tụ điểm của đời sống” là hiện thân của đất và nước, của thiên nhiên
còn mang nhiều nét nguyên sơ, hoang dã”.

Nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thạch trong Đổi mới quyết liệt Nguyễn Minh
Châu đánh giá cao giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của truyện ngắn này
khi viết: “Trong Phiên Chợ Giát, lão Khúng - “anh nông dân suốt đời đi sau
con bò vạch những luống cày trong đêm tối” - hình ảnh điển hình của người
nông dân Việt Nam làm ăn cá thể lạc hậu là một khái quát nghệ thuật độc đáo,
như là nơi hội tụ sự đổi mới, cách tân của Nguyễn Minh Châu. Dường như
nỗi lòng ưu thời mẫn thế của Nguyễn Minh Châu về cuộc đời, về thân phận
con người cùng hàng loạt những dự cảm sâu sắc và bất an về hiện thực cuộc

9


đời đều được nhà văn dồn nén ở thiên truyện ngắn cuối cùng này”. Rõ ràng đề
tài người nông dân không phải là mới lạ nếu như không muốn nói là truyền
thống, nhưng quan trọng hơn Nguyễn Minh Châu trân trọng và phát hiện ra
vấn đề tưởng như không còn gì để nói. Qua hình tượng nhân vật này, Nguyễn
Minh Châu đã chuyển tải được những ý đồ nghệ thuật vị nhân sinh đáng
trọng. Nhà nghiên cứu Phạm Duy Nghĩa cho rằng: “Phiên chợ Giát- di chúc
nghệ thuật mà Nguyễn Minh Châu đã “rứt từng mẩu sống cuối cùng của mình
mà viết ra” – lại là “những nét bút dữ dằn và thương yêu hòa quyện với nhau ,
xen lẫn nhau, gây những cảm giác dằn vặt”[41, tr 265]. Trong luận văn thạc sĩ
Hình tượng người nông dân trong sáng tác Nguyễn Minh Châu, năm 2007,
tác giả Nguyễn Thị Dậu có đoạn viết:“Hình ảnh người nông dân xứ Nghệ đã
theo nhà văn đi suốt dặm dài cuộc đời sáng tác đến đây lại càng trở thành nỗi
ám ảnh da diết với tất cả sự sống hồn nhiên và sâu thẳm. Giác ngộ được điểm
mạnh của vốn sống và tư tưởng, Nguyễn Minh Châu đã tìm đến người nông
dân để thực hiện khát vọng nghệ thuật lớn lao, lặn xuống đáy hồn dân tộc, nói
cho hết nỗi niềm nguồn cơn của dân tộc mình để không những cho dân tộc
mình hiểu sâu sắc mình hơn mà còn chạm đến được chốn sâu thẳm của con
người nhân loại”

Ngoài một số bài viết điểm ra trên đây, còn rất nhiều những ý kiến,
nhận xét về nội dung chủ đề, nghệ thuật sáng tác của Nam Cao và Nguyễn
Minh Châu. Chứng tỏ mọi kết luận đánh giá chưa bao giờ là kết thúc, điều
này gợi ý cho người viết tiếp tục định hướng đi tìm hiểu về hình tượng người
nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu.
Rõ ràng người nông dân là mối quan tâm khá sâu sắc của cả Nam Cao
và Nguyễn Minh Châu. Tuy nhiên khảo sát tình hình nghiên cứu người nông
dân trong sáng tác của hai nhà văn, chúng tôi thấy: hầu hết các bài viết tập
trung khám phá hình tượng người nông dân trong sáng tác của hai nhà văn với

10


tư cách độc lập, không có mối liên hệ riêng, chung. Chưa có một công trình
nào đi sâu tìm hiểu hình tượng người nông dân trong sáng tác của Nam Cao
và Nguyễn Minh Châu trong thế đối sánh với nhau. Với việc thực hiện đề tài
Người nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu, chúng
tôi mong muốn chỉ ra được những điểm tương đồng, khác biệt ở hình tượng
này qua sáng tác của hai nhà văn. Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi
đều rất trân trọng ý kiến của những người đi trước và coi đó như là những gợi
ý quý báu đối với chúng tôi.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài, chúng tôi nhằm mục đích tìm hiểu một cách thấu đáo,
cụ thể gương mặt người nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn
Minh Châu ở các chặng đường khác nhau để thấy được sự thống nhất và nét
khác biệt trong việc thể hiện nhân vật của hai nhà văn. Từ đó giúp cắt nghĩa
tư tưởng nghệ thuật của hai nhà văn và chỉ ra giá trị của tư tưởng nghệ thuật
đối với sức sống của hình tượng và đặc sắc trong bút pháp thể hiện của hai
nhà văn
Mặt khác đặt hình tượng người nông dân trong cái nhìn đối sánh qua

sáng tác của hai nhà văn, chúng tôi muốn khẳng định sự hạn chế và chuyển
biến của người nông dân ở các thời kì khác nhau của đất nước. Chỉ rõ, qua
hình tượng người nông dân Nam Cao và Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được
điểm mạnh của vốn sống và tư tưởng của mình, nhân vật thể hiện được tài
năng và tâm huyết của hai nhà văn. Sáng tác của hai ông về mảng đề tài này
là những đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc thời kì hiện đại. Nó làm
người đọc có thêm vốn kinh nghiệm về một hình tượng nhân vật truyền thống
trong văn học Việt Nam nói chung và văn học hiện đại thế kỉ XX nói riêng.
Cũng là cơ sở để chúng ta khẳng định vị trí vững chắc của các nhà văn này
trong lịch sử văn học dân tộc

11


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận văn học, đặc biệt là lý luận về chủ nghĩa hiện thực,
chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, về văn học so sánh; luận văn vận dụng
tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó chủ yếu là các
phương pháp sau đây :
Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đối tượng chỉ được bộc lộ đầy đủ
trong mối liên hệ qua lại với các yếu tố trong cùng hệ thống. Nếu tách mình ra
khỏi hệ thống, đối tượng chỉ là một yếu tố ngẫu nhiên, đơn lẻ và sự đánh giá
về nó sẽ trở lên phiến diện không đầy đủ và không có giá trị khoa học. Sáng
tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu là một hệ thống hoàn chỉnh. Nghiên
cứu hình tượng người nông dân trong sáng tác của họ nhất thiết phải đặt trong
hệ thống hoàn chỉnh đó
Phương pháp lịch sử cụ thể: Mỗi hình tượng nghệ thuật là con đẻ tinh
thần của nhà văn đồng thời nó cũng là sản phẩm cụ thể của từng thời kỳ lịch
sử khác nhau, và vì vậy ở mỗi thời kỳ nó mang một ý nghĩa nhất định.
Phương pháp này đòi hỏi người nghiên cứu phải đặt đối tượng trong từng

hoàn cảnh cụ thể, có như thế mới chính xác và khách quan,kết quả nghiên cứu
mới có sức thuyết phục cao. Nếu sáng tác của Nam Cao ở thời kì trước cách
mạng tháng 8 và kháng chiến chống Pháp thì sáng tác của Nguyễn Minh Châu
ở thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước
Phương pháp phân tích: Mỗi hình tượng nghệ thuật là một kết cấu hoàn
chỉnh được được xây dựng bởi nhiều chi tiết, yếu tố. Muốn tìm hiểu cặn kẽ
đối tượng nghiên cứu người đọc phải mổ xẻ, phân tích kĩ càng nhiều phương
diện. Có như thế mới tìm hiểu thấu đáo đối tượng được nghiên cứu. Người
nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu sẽ được tìm
hiểu gắn với từng chi tiết trong các sáng tác của họ
Phương pháp so sánh : Đó là sự đối chiếu liên tục và song hành các đối
tượng nghiên cứu cùng loại để nhận ra sự tương đồng và khác biệt giữa

12


chúng. Phương pháp này sẽ được vận dụng triệt để trong bài viết nhằm làm
nổi bật nhiều vấn đề để giúp người viết đưa ra được những kết luận về vấn đề
đang nghiên cứu. Người nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn
Minh Châu sẽ được đưa ra so sánh ở nhiều cấp độ, phương diện để thấy được
điểm tương đồng và sự khác biệt ở họ từ đó nhận ra sự tiến bộ, thành công
hay hạn chế của mỗi tác giả
5. Nội dung cơ bản và đóng góp của luận văn
5.1. Nội dung cơ bản
Tìm hiểu hình tượng người nông dân trong sáng tác của Nam Cao và
Nguyễn Minh Châu, luận văn làm sáng tỏ những luận điểm chính sau đây:
-Người nông dân là hình tượng nhân vật thành công và gắn liền với tên
tuổi của hai nhà văn. Viết về người nông dân hai nhà văn đã tiếp nối truyền
thống xây dựng hình tượng này của văn học dân tộc
-Người nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu

có những điểm tương đồng và khác biệt trên nhiều phương diện nội dung
- Bút pháp thể hiện của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu về hình tượng
người nông dân cũng có nhiều nét tương đồng và khác biệt
5.2. Đóng góp của luận văn
Lần đầu tiên luận văn với tính chất là một công trình nghiên cứu khoa
học đặt vấn đề tìm hiểu người nông dân trong mối quan hệ đối sánh giữa các
tác phẩm của hai tác giả Nam Cao và Nguyễn Minh Châu từ thời kì trước
cách mạng tháng Tám đến thời kì chiến tranh và sau đổi mới. Để từ đó thấy
được tư tưởng nghệ thuật của hai tác giả. Công trình sẽ góp thêm một tư liệu
cho việc học tập và nghiên cứu Nam Cao, Nguyễn Minh Châu trong trường
đại học và công tác giảng dạy tác phẩm của hai tác giả ở nhà trường phổ
thông
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

13


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình tượng người nông dân trong
sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu
Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ các tác phẩm về đề tài người nồng dân
trong sự nghiệp sáng tác của hai nhà văn
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được triển khai thành 3
chương với những nội dung chính sau đây:
Chƣơng 1: Tổng quan về so sánh, so sánh văn học và hình tƣợng
ngƣời nông dân trong văn học Việt Nam thế kỉ XX
1.1. Tổng quan về văn học so sánh – so sánh văn học – liên văn bản
1.2. Hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam thế kỉ XX
Chƣơng 2: Ngƣời nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn
Minh Châu nhìn từ phƣơng diện nội dung

2.1.Nét tương đồng trong hình tượng người nông dân qua sáng tác của
Nam Cao và Nguyễn Minh Châu
2.2.Sự khác biệt trong hình tượng người nông dân qua sáng tác của
Nam Cao và Nguyễn Minh Châu
Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện hình tƣợng ngƣời nông dân trong
sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu
3.1. Điểm tương đồng trong nghệ thuật thể hiện hình tượng người nông
dân trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu
3.2. Điểm khác biệt về nghệ thuật thể hiện hình tượng người nông dân
trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu

14


Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ SO SÁNH, SO SÁNH VĂN HỌC VÀ HÌNH TƢỢNG
NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX

1.1

Tổng quan về văn học so sánh – so sánh văn học – liên văn bản

1.1.1 Văn học so sánh – so sánh văn học
Bất kì một sản phẩm nào ngay khi ra đời, con người đều có nhu cầu
đánh giá về nó. So sánh chính là một cách để đánh giá về sản phẩm.“Trong
cuộc sống hàng ngày, so sánh là một yêu cầu tự nhiên, là một trong những
phượng pháp để xác định sự vật về mặt định tính, định lượng hoặc ngôi thứ”
[9, 8].Tác phẩm văn học cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên chúng ta cần phân
biệt so sánh văn học với văn học so sánh. Theo Nguyễn Văn Dân: văn học so
sánh “là một bộ môn khoa học có chức năng so sánh một nền văn học này với
một nền văn học khác, hoặc so sánh các hiện tượng của các nền văn học khác

nhau” [9,19], “là một bộ môn văn học sử nghiên cứu các mối quan hệ giữa
các nền văn học dân tộc” [9, 21] còn so sánh văn học: “là một phương pháp
dùng để xác định, đánh giá các hiện tượng văn học trong mối quan hệ giữa
chúng với nhau [9,8]. Như vậy đối tượng của so sánh văn học chỉ là các hiện
tượng văn học có mối quan hệ với nhau còn đối tượng của văn học so sánh
rộng hơn nhiều phải là các nền văn học khác nhau hoặc các hiện tượng của
các nền văn học khác nhau. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ dùng so sánh
văn học làm hướng tiếp cận chính để làm sáng tỏ đề tài. Đối tượng của so
sánh văn học trong luận văn chính là những tác phẩm viết về đề tài người
nông dân của hai tác giả Nam Cao và Nguyễn Minh Châu ở các thời kỳ khác
nhau. Trên cơ sở so sánh hình tượng người nông dân trong sáng tác của hai
nhà văn, người viết hi vọng sẽ phát hiện ra được những điểm tương đồng và
khác biệt giữa họ, nhằm góp thêm một tiếng nói nhỏ bé vào kho tàng nghiên
cứu vốn rất đồ sộ về hai nhà văn
1.1.2 Liên văn bản
Tác phẩm văn học có giá trị, bất tử cùng với thời gian thường phải chịu
quy luật đào thải khắt khe của bạn đọc. Đi tìm và giải mã những tín hiệu nghệ
thuật cũng như ý đồ sáng tác của tác giả luôn là cảm hứng và thách thức đối
với các thế hệ bạn đọc. Ngày nay, dưới ánh sáng của lý thuyết văn học hậu
hiện đại có cung cấp thêm cho người đọc khái niệm liên văn bản. Thiết nghĩ

15


điều này cũng giúp chúng tôi soi chiếu được nhiều vấn đề khi tìm hiểu nội
dung đề tài luận văn
Lý thuyết liên văn bản hiện đại gắn liền với tên tuổi của những lý
thuyết gia tiên phong trong trào lưu giải cấu trúc và phê bình hậu hiện đại là
Jacques Derrida, Roland Barthes và Julia Kristeva. Nếu Jacques Derrida là
“người đầu tiên khơi động ý tưởng “không có gì ngoài văn bản”” [49] thì

Roland Barthes là “kẻ đi đầu trong sự cổ xuý và quảng bá tư tưởng này như
một bước đột phá lớn - đưa văn học từ điểm nhìn gò bó và tù hãm… sang một
cách nhìn rộng hơn, sâu hơn và nhiều tự do hơn – lần đầu tiên, một nhà phê
bình đánh dấu sự cáo chung vai trò của người viết áp đặt lên nguồn gốc của
một tác phẩm văn học” [49] . Và Julia Kristeva “mới là người tiên phong, đặt
nền móng, xây dựng một lý thuyết hoàn chỉnh” [49]. Trên cơ sở quy chiếu
trục ngang- liên kết giữa tác giả và người đọc, trục dọc- liên kết một văn bản
này đến những văn bản khác, bà cho rằng: “mọi văn bản ngay từ khi bắt đầu
đã chịu ảnh hưởng và nằm trong phạm vi tác động của những giải trình ngôn
ngữ khác nhau, mà mỗi giải trình ngôn ngữ như thế, luôn luôn chịu chi phối
bởi một vũ trụ gồm nhiều văn bản khác”[49], đó là “sự liên kết chằng chịt,
chồng chất của văn bản này đến văn bản khác”[49], “mỗi văn bản tồn tại
trong sự liên hệ với văn bản khác, có thể xuất hiện trước hoặc cùng thời; thực
tế, văn bản lệ thuộc vào những văn bản khác còn nhiều hơn vào chính người
tạo ra nó”[49], hay“bất cứ văn bản nào cũng được tạo nên như một bức tranh
khảm chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn, bất cứ văn bản nào cũng mang
dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ các văn bản khác.”[49].
Có một điểm cần lưu ý: lý thuyết liên văn bản đem lại những nhận thức
mới về vai trò của tác giả, nguồn gốc của văn bản, cũng như cách viết, cách
đọc văn bản: “viết là đưa vào không gian đa môi trường một tín hiệu thông tin
có khả năng tương tác và hoà trộn với các tín hiệu khác; trong khi đó, đọc là
sự thu nhận một cách đầy đủ các dòng tín hiệu trên mà không cần phải lưu
tâm đến việc xuất xứ của nó từ đâu”[49] hay “tính chất liên kết từ văn bản này
đến văn bản khác không phải chỉ hàm chứa hành động chủ ý của người viết
mà thực ra, ở nhiều trường hợp, ý nghĩa của một văn bản nằm ngoài mọi hành
động ý thức của người viết, thay vào đó nó được phát hiện bởi người đọc”.
Đọc theo phương pháp hậu hiện đại cũng có những yêu cầu khắt khe “ luôn

16



luôn đi liền với sự liên tưởng, so sánh, đối chứng và phản biện” và như vậy
kết quả là “ ý nghĩa của văn bản cứ triển hạn mãi đến vô cùng”.
Do đó ứng dụng một cách đọc liên văn bản là điều cần thiết đối với độc
giả hiện đại, bởi nó không chỉ giúp “làm giàu thêm kiến thức của mình” mà
còn “giúp phát hiện những tư tưởng thâm thuý, những kỹ thuật cách tân hay
những lý thuyết cấp tiến ẩn tàng sau văn bản văn học”. Tựu chung lại, lý
thuyết liên văn bản giúp người đọc có một cách đọc văn bản văn học thoáng,
rộng, mở hơn rất nhiều. Vai trò, trách nhiệm của người đọc là “phát hiện để
làm đầy và làm dày thêm văn bản, hơn thế, người đọc trả văn bản về lại thế
giới mênh mông, bao la và rộng mở của nó” [49]. Văn hoc là trò chơi của
ngôn ngữ, người đọc văn bản văn học phải biết giải mã những luật chơi và ý
nghĩa của trò chơi đó
Vậy liên văn bản và so sánh văn học có mối liên hệ gì với nhau ? Nếu
đích đến của so sánh văn học là đánh giá các hiện tượng văn học thì đích đến
của liên văn bản là đề cao vai trò của người đọc trong việc tìm ra những giá trị
của văn bản văn học, luôn đặt vấn đề liên tưởng, so sánh, đối chứng và phản
biện nhằm phát hiện những tư tưởng hay kĩ thuật cách tân hoặc cấp tiến. Như
vậy cả so sánh văn học và liên văn bản đều có ý nghĩa thúc đẩy người đọc văn
bản văn học một cách chủ động không ngừng tìm tòi, suy nghĩ và có những
phát hiện đóng góp vào việc hiểu văn bản. Từ những gợi ý quý báu trên của lý
thuyết liên văn bản, chúng ta sẽ lý giải được tác động qua lại giữa các nền văn
học hay các giai đoạn phát triển văn học trong lịch sử nhân loại, hay các tác
giả văn học với nhau. Người đọc trong qua trình tiếp cận để giải mã những
văn bản văn học của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu cũng không ngừng đặt
ra những mối liên tưởng, so sánh trước hình tượng người nông dân trong sáng
tác của hai nhà văn: Liệu có gì kế thừa và đổi mới trong cách viết của hai nhà
văn về cùng một đề tài khá quen thuộc trong văn chương Việt Nam?... Thiết
nghĩ lý thuyết liên văn bản cùng với phương pháp so sánh văn học sẽ giúp
việc tìm hiểu hình tượng người nông dân qua sáng tác của hai nhà văn sáng rõ

hơn.
1.2

Hình tƣợng ngƣời nông dân trong văn học Việt Nam thế kỷ XX

1.2.1 Hình tƣợng ngƣời nông dân trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ
XX- 1945
17


Trước hết phải khẳng định một điều chắc chắn rằng đề tài nông thôn và
nông dân là một đề tài lớn xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam ta từ văn học
dân gian đến văn học viết. Nông thôn là không gian gắn với người nông dân
nhưng nông thôn cũng là một xã hội Việt Nam thu nhỏ, nơi tập trung thể hiện
đầy đủ và trung thực nhất những mâu thuẫn của xã hội. Qua bức tranh nông
thôn người đọc thấy được hình ảnh chân thực về đời sống – con người ở một
cộng đồng lớn. “Chính vì vậy viết về nông thôn và nông dân là nói đến những
những gì Việt Nam nhất, bởi những đặc trưng của dân tộc đều thể hiện ở đây:
Từ tình yêu thương giữa người với người đến tình yêu quê hương đất nước,
lòng căm thù sâu sắc giặc ngoại xâm và những tình cảm rất đời thường khác:
tâm lý sống hồn nhiên mộc mạc, giản dị, đến những thú sinh hoạt văn hóa
lành mạnh khac như : chơi hoa, cây cảnh, nuôi gà chọi, chó săn,… những văn
hóa còn bảo tồn trong nhân dân” [18,11]
Điểm qua tình hình xuất hiện người nông dân trong toàn bộ văn học
dân gian và văn học viết Việt Nam có lẽ là tham vọng quá lớn, do vậy, trong
phần này chúng tôi tìm hiểu sơ bộ sự xuất hiện hình tượng nhân vật người
nông dân trong văn học hiện đại Việt Nam ở thế kỉ XX. Mục đích của một
miêu tả có tính chất phác thảo như thế là để giúp nhận biết rõ hơn về hình
tượng người nông dân trong sáng tác của nhà văn Nam Cao và Nguyễn Minh
Châu

Thực ra cuối thế kỷ XIX, văn học Việt Nam đã xuất hiện hình tượng
người nông dân có thể coi là “vô tiền khoáng hậu” qua tác phẩm Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc- tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu. Ở đó người nông
dân được vẽ bằng những nét bút chân thực, khỏe khoắn nhất nhưng cũng khốn
khổ, đau thương nhất. Họ hiện lên với tất cả vóc dáng, hình hài tâm lý và đặc
biệt là tinh thần quả cảm, anh dũng, sẵn sàng tự nguyện xông trận mặc dù biết
chắc mình sẽ thua trận. Nếu ngày thường họ chỉ là những người nông dân
chân lấm, tay bùn “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó, chưa quen cung ngựa,
đâu tới trường nhung, chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ; việc cuốc việc cày
việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm, tập khiên, tập sung, tập cờ mắt chưa từng
ngó ” thì khi có giặc đến họ hoàn toàn đổi khác. Nếu vua quan nhà Nguyễn
bạc nhược, ám binh bất động dâng đất cho giặc thì họ xác định việc đánh giặc
cứu nước là việc tất yếu. Hôm qua còn là nông dân nhưng hôm nay họ bỗng
chốc trở thành nghĩa sĩ dù chưa hề biết đến binh thư, chiến trận: “Nào đợi ai

18


đòi, ai bắt phen này xin ra sức đoạn kình; Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi
chuyến này dốc ra tay bộ hổ”. Họ xông trận với tất cả những gì có trong tay,
những vũ khí đơn giản từ công cụ sản xuất: “một manh áo vải, một ngọn tầm
vông, hoả mai đánh bằng rơm con cúi, gươm đeo dùng bằng lưỡi dao
phay…”. Dù thiếu thốn về trang bị vật chất nhưng tinh thần chiến đấu của
người nông dân nghĩa sĩ hết sức mạnh mẽ, kiên cường, chỉ có tiến chứ không
lùi: “Chi nhọc quan quản trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng
như không; Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều
mình như chẳng có. Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní
hồn kinh; Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ”. Và ngay
cả khi chết đi rồi, tấm lòng những người nông dân nghĩa sĩ vẫn một lòng vì
tấc đất quê hương: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp

cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia”. Vậy nên bức tranh chung trong
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bi nhưng không lụy, bi nhưng vẫn tráng, gợi lên
niềm xót xa pha lẫn tự hào và gửi gắm thông điệp đến mọi thế hệ sau là phải
tiếp tục truyền thống anh dũng của thế hệ trước để giữ nền độc lập, chủ quyền
dân tộc. Có thể nói tầm vóc vĩ đại của những người anh hùng áo vải vô danh
này đã được Nguyễn Đình Chiểu khắc họa rõ nét và xứng tầm, chính họ đã
làm nên lịch sử dân tộc mà sau này Nguyễn Đình Thi đã từng khái quát qua
hình ảnh đất nước Việt Nam “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” hay Nguyễn Khoa
Điềm đã nói đến trong trích đoạn Đất Nước:
“Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
Tiếp nối truyền thống văn học trung đại, văn học hiện đại Việt Nam trong
suốt thế kỉ XX đã luôn quan tâm đến hình tượng người nông dân và có được
những thành tựu rất đáng ghi nhận.
19


Như chúng ta đã biết văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX đến 1945 phát
triển trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi so với văn học thời kì trước.
Thực dân Pháp sau khi quay trở lại xâm lược đã nhanh chóng ổn định và khai
thác thuộc địa lần thứ hai trên đất nước ta. Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX
xuất hiện nhiều giai tầng mới, sự thay đổi về cơ cấu xã hội đã dẫn đến sự thay
đổi mạnh về đời sống văn hóa, văn học. Đặc biệt làn gió dân chủ phát triển
mạnh những năm 36- 39 cùng với sự xuất hiện hiện các trào lưu, khuynh
hướng văn học đã khiến cho vấn đề nông thôn và hình tượng người nông dân

được tập trung khai thác, miêu tả trong văn học.
Phong trào Thơ mới xuất hiện với sự đa dạng các tiếng của cái tôi lãng
mạn nhất, các thi nhân ra sức khẳng định cái tôi cá nhân, cá thể để đối lập với
con người chung, con người cộng đồng. Nhưng dù khẳng định thế nào, mạnh
mẽ ra sao như Xuân Diệu tự ví mình là một Hy Mã Lạp Sơn
“Ta là một là riêng là thứ nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta”
thì cảm giác cô đơn, muốn thoát ly, trốn đời vẫn là phổ biến nhất bởi thẳm sâu
trong cùng các nhà thơ đều mang tâm trạng của một nhà thơ mất nước
“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!
Ðể nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo!” (Chế Lan Viên).
Vì vậy sau thời kỳ phát triển nở rộ, trước khi Thơ mới rơi vào khủng hoảng,
tan rã các thi nhân chỉ mong được trở về với hồn quê. Các thi nhân tìm thấy
làng quê như là một nơi trú ngụ yên ổn, vĩnh hằng trước những biến động xô
bồ của cuộc sống xã hội. Tiêu biểu là các nhà thơ Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ,
Bàng Bá Lân, Nguyễn Bính, Tế Hanh… nông thôn và những người nông dân
là những đối tượng mà các nhà thơ chú tâm hướng tới. Chúng ta có thể tìm
thấy rất nhiều những cảnh sắc thiên nhiên, nếp sinh hoạt hay những vẻ đẹp
bình dị chân thực gần gũi của những người dân quê qua ngòi bút của các nhà

20


thơ. Nếu với Anh Thơ thì đó là nếp sinh hoạt nông thôn, bức tranh quê duyên
dáng và xinh xắn, thơ mộng gợi nhịp sống yên bình, thư thả:
“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa ”
thì với Đoàn Văn Cừ là cái nhìn trong sáng, tưng bừng, nhộn nhịp, nhìn làng
quê với cái nhìn pha chút dí dỏm:
“Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon
Vài cụ già chống gậy bước lom khom
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
21


×