Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Sử dụng vật liệu thiên nhiên phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động tạo hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
~~~~~

NGUYỄN THỊ MAI PHƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
SỬ DỤNG VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG
SÁNG TẠO CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG
XẾP DÁN TRANH
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Người hướng dẫn: PGS. TS.Lê Thanh Thủy

Đắl lắk, 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa giáo dục Mầm non đã truyền
thụ cho tôi kiến thức trong suốt thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Thanh Thủy là người trực
tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu, các cô giáo cùng toàn thể các cháu mẫu giáo Trường
thực hành sư phạm mầm non hoa hồng đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiến
hành nghiên cứu để hoàn thành luận văn của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song còn hạn chế nhiều về năng lực, điều kiện
nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được các ý kiến
đống góp của quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đắk Lắk, ngày 15 tháng 5 năm 1017
Tác giả


Nguyễn Thị Mai Phương


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt
VLTN
HDXDT
GV
TB
ĐC
TN
TNKS
TNHT
TNKC

Viết đầy đủ
Vật liệu thiên nhiên
Hoạt động xếp dán tranh
Giáo viên
Trung bình
Đối chứng
Thực nghiệm
Thực nghiệm khảo sát
Thực nghiệm hình thành
Thực nghiệm kiểm chứng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang

1. Lý do lựa chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

2

4. Giả thuyết khoa học

3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

3

6. Phạm vi nghiên cứu

3

7. Phương pháp nghiên cứu

4

8. Cấu trúc luận văn


5

NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Vài nét về lịch sử nghiên cứu

6

1.2.

Tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động tạo hình

8

1.2.1. Khái niệm tưởng tượng

8

1.2.2. Khái niệm sáng tạo

13

1.2.3. Tưởng tượng sáng tạo

15

1.3.


Những yếu tố hình thành trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ em

19

1.4.

Một số vấn đề về hoạt động xếp dán tranh của trẻ mầm non

24

1.4.1. Đặc điểm khả năng xếp dán tranh của trẻ mầm non

24

1.4.2. Hình thức tổ chức hoạt động xếp dán tranh

27

1.5.

Hoạt động xếp dán tranh và sự phát triển tưởng tượng sáng tạo của trẻ
em

29


1.5.1. Sự hình thành và phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi trong hoạt động xếp dán tranh

29


1.5.2. Những điều kiện phát triển tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động

1.6.

xếp dán tranh

30

Vật liệu thiên nhiên đối với việc phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của

32

trẻ trong hoạt xếp dán tranh
1.6.1. Vật liệu thiên nhiên trong hoạt động xếp dán tranh

32

1.6.2. Các yêu cầu về sử dụng vật liệu thiên nhiên nhằm phát triển trí tưởng
tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động xếp dán tranh
Nhận xét chung về chương 1

33
36

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN PHÁT
TRIỂN TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CHO TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG XẾP
DÁN TRANH
2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng


38

2.2. Đối tượng khảo sát

38

2.3. Địa bàn điều tra, thời gian điều tra

38

2.4. Nội dung nghiên cứu

39

2.5. Phương pháp nghiên cứu thực trạng

39

2.5.1. Phương pháp điều tra

39

2.5.2. Phương pháp quan sát tự nhiên

40

2.5.3. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động

41


2.5.4. Phương pháp sử lý số liệu bằng thống kê toán học

42

2.6. Tiêu chí và thang đánh giá tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động
xếp dán tranh
2.6.1. Tính thành thạo linh hoạt của trẻ 5-6 tuổi

42
42


2.6.2. Tính đa dạng trong sản phẩm TH và ý tưởng của trẻ tạo nên từ VLTN

43

2.6.3. Tính mới độc đáo trong sản phẩm của trẻ

43

2.7. Kết quả nghiên cứu thực trạng

44

2.7.1. Kết quả điều tra

44

2.7.2. Kết quả quan sát tự nhiên


53

2.7.3. Kết quả phân tích sản phẩm hoạt động

58

Nhận xét chương 2

59

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP SỬ
DỤNG VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG
SÁNG TẠO CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG XẾP DÁN
TRANH

60

3.1. Một số yêu cầu lựa chọn vật liệu thiên nhiên cho hoạt động xếp dán tranh

60

3.1.1. Yêu cầu của việc sử dụng vật liệu thiên nhiên trong hoạt động xếp dán
tranh

60

3.1.2. Các loại vật liệu thiên nhiên được lựa chọn cho hoạt động xếp dán tranh
nhằm phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi.

62


3.2. Đề xuất các biện pháp sử dụng vật liệu thiên nhiên phát triển trí tưởng
tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động xếp dán tranh

63

3.2.1. Cơ sở định hướng việc đề xuất các biện pháp sử dụng vật liệu thiên
nhiên phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động xếp
dán tranh

63

3.2.2. Nguyên tắc xây dựng biện pháp

64

3.2.3. Các biện pháp sử dụng vật liệu thiên nhiên phát triển trí tưởng tượng
sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động xếp dán tranh.

66


3.3. Thực nghiệm sư phạm

79

3.3.1. Mục đích thực nghiệm

79


3.3.2. Chọn mẫu và xây dựng chương trình thực nghiệm

79

3.3.3. Cách tiến hành thực nghiệm

80

3.3.4. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm

81

3.3.5. Cách tiến hành thực nghiệm

81

3.4. Kết quả thực nghiệm

93

3.4.1. Kết quả thực nghiệm khảo sát

93

3.4.2. Kết quả thực nghiệm tác động

101

3.4.3. Kết quả thực nghiệm kiểm chứng


107

3.3.4. Kiểm định hiệu quả thực nghiệm

113

3.3.4.1. Các công thức toán học

114

3.3.4.2. Kết quả kiểm định

116

Kết luận chương 3

118

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận chung
2. Một số kiến nghị sư phạm

119
119


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Giờ hoạt động tạo hình của trẻ ở trường mầm non đã được dự
Bảng 2.2. Số lượng tranh xếp dán của trẻ được phân tích
Bảng 2.3: Mục đích của giáo viên khi tổ chức hoạt động xếp dán cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.4: Tầm quan trọng phát triển trí tưởng tượng của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐTH.
Bảng 2.5: Hình thức giáo viên tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động XDT
Bảng 2.6. Các biện pháp giáo viên sử dụng để phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho
trẻ.
Bảng 2.7. Biện pháp sử dụng vật liệu thiên nhiên kích thích trí tưởng tượng sáng tạo
của trẻ
Bảng 2.8. Ý kiến của giáo viên về những khó khăn thường gặp khi tổ chức cho trẻ hoạt
động xếp dán tranh.
Bảng 2.9. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng củaviệc sử dụng vật liệu thiên
nhiên nhằm phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ .
Bảng 2.10. Kết quả đánh giá khả năng tưởng tượng trong tranh xếp dán của trẻ
Bảng 3.1. Chương trình thực nghiệm ở nhóm trẻ thực nghiệm
Bảng 3.2. Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp
dán Hoa hồng” tính theo tiêu chí
Bảng 3.3: Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp
dán Hoa hồng” tính theo mức độ
Bảng 3.4 : Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp
dán vườn cây ăn quả” tính theo tiêu chí
Bảng 3.5: Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp
dán vườn cây ăn quả” tính theo mức độ
Bảng 3.6 : Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp
dán Hoa mùa xuân” (Theo đề tài tự chọn) tính theo tiêu chí


Bảng 3.7: Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp
dán Hoa mùa xuân” (Theo đề tài tự chọn) tính theo mức độ
Bảng 3.8. So sánh mức độ tưởng tượng của hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm
(theo tiêu chí)
Bảng 3.9. Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp
dán đàn cá” tính theo tiêu chí

Bảng 3.10 Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp
dán đàn cá” tính theo mức độ
Bảng 3.11.Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Làm
thiệp 8/3 tặng người thân” tính theo tiêu chí
Bảng 3.12. Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Làm
thiệp 8/3 tặng người thân” tính theo mức độ
Bảng 3.13. Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp
dán theo ý thích” chủ đề thực vật (tính theo tiêu chí)
Bảng 3.14. Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp
dán Hoa mùa xuân” (Theo đề tài tự chọn) tính theo mức độ
Bảng 3.15. Kết quả phát triển trí tưởng tượng của trẻ trong quá trình hình thành (theo
tiêu chí)
Bảng 3.16. Kết quả phát triển trí tưởng tượng của trẻ ở nhóm thực nghiệm qua 3 bài tập
(Theo mức độ)
Bảng 3.17. Kết quả tưởng tượng sáng tạo của trẻ ở hai nhóm qua bài xếp dán “Tạo hình
các con vật bằng vật liệu thiên nhiên” theo các tiêu chí
Bảng 3.18. Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Tạo
hình các con vật bằng vật liệu thiên nhiên” tính theo mức độ
Bảng 3.19. Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp
dán thuyền và biển” tính theo tiêu chí


Bảng 3.20. Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp
dán thuyền và biển” tính theo mức độ
Bảng 3.21. Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp
dán các con côn trùng bằng vật liệu thiên nhiên” tính theo tiêu chí
Bảng 3.22. Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp
dán các con côn trùng bằng vật liệu thiên nhiên” tính theo mức độ
Bảng 3.23. So sánh mức độ tưởng tượng của hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm
(theo tiêu chí)



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.1: So sánh mức độ phát triển tưởng tượng của 2 nhóm trẻ qua bài “Xếp dán
Hoa hồng”
Biểu đồ 3.1.2: So sánh mức độ phát triển tưởng tượng của 2 nhóm trẻ qua bài “Xếp dán
vườn cây ăn quả”
Biểu đồ 3.1.3: So sánh mức độ phát triển tưởng tượng của 2 nhóm trẻ qua bài “Xếp dán
Hoa mùa xuân” (Theo đề tài tự chọn)
Biểu đồ 3.1.4 . So sánh sự tưởng tượng của trẻ qua ba bài tập (Tính theo tiêu chí)
Biểu đồ 3.1.5. Phát triển trí tưởng tượng của trẻ ở nhóm TN qua ba bài tập quá trình
hình thành
Biểu đồ 3.1.6. So sáng sự tưởng tượng của trẻ ở hai nhóm qua bài “Tạo hình các con
vật bằng vật liệu thiên nhiên” theo mức độ
Biểu đồ 3.1.7. sự phát triển tưởng tượng của hai nhóm qua bài tập “Xếp dán côn trùng
bằng vật liệu thiên nhiên” theo mức độ


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một thời đại của khoa học kỹ thuật phát triển mức độ cao,
đòi hỏi phải có những con người phát triển toàn diện, được trang bị đầy đủ kiến thức kỹ
năng, năng động sáng tạo, có khả năng làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân. Nghành
giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt
Giáo dục nghệ thuật là một trong những nhiệm vụ đi đầu để phát triển những con
người mới là phương tiện để giáo dục thẫm mỹ. Giáo dục thẫm mỹ có nhiệm vụ hình
thành và phát triển khả năng cảm thụ thẫm mỹ, thị hiếu thẫm mỹ và lý tưởng thẫm mỹ,
khả năng sáng tạo ra cái đẹp góp phần hình thành con người mới.
Bậc học mầm non chính là bậc học xác định và hình thành nhân cách vì vậy trong
luật giáo dục ở điều 19 có nêu: “ Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển

về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẫm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1”
Giáo dục thẫm mỹ ở bậc học này giữ vai trò quan trọng thông qua các hoạt động vui
chơi, âm nhạc, tạo hình nhân cách của trẻ được hình thành và bộc lộ. Trong các hoạt
động đó thì hoạt động tạo hình chiếm ưu thế bởi hoạt động tạo hình gồm hai hoạt động:
Hoạt động bên trong và hoạt động bên ngoài. Hoạt động bên ngoài gồm các thao tác
của hoạt động tay, các kỹ năng sử dụng dụng cụ, vật liệu. Hoạt động bên trong là tưởng
tượng sáng tạo, suy nghĩ về cách làm, cách tạo ra sản phẩm. Như vậy thông qua hoạt
động này góp phần hình thành ở trẻ những phẫm chất của mới, con người lao động có
kỹ năng, kỹ xảo, hứng thú say mê làm việc có mục đích, kiên trì bền bỉ sáng tạo ra sản
phẩm mới độc đáo.
Hoạt động tạo hình ở trường mầm non gồm có: Vẽ, nặn, xé, cát dán, xếp dán
tranh…trong đó hoạt động đòi hỏi trẻ phát huy sự tưởng tượng sáng tạo đóng góp phần
quan trọng là hoạt động xếp dán tranh ở hoạt động này đòi hỏi ở trẻ phát huy tính tích
cực những biểu tượng vốn hiểu biết của mình. Chính vì vậy mà tranh xếp dán của trẻ
1


phản ánh những kinh nghiệm và nhận biết của trẻ về thế giới xung quanh.
Việc hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình ở trường mầm non đã thu được khá nhiều kết
quả thể hiện qua các cuộc thi như “ Bé khéo tay” trò chơi “sáng tạo”. Tuy nhiên kết
quả thu được lại hầu hết không như mong muốn vì sản phẩm của trẻ thường rất rợp
khuôn theo khuôn mẫu của cô, chúng tôi có tìm hểu và kết luận lại rằng: Các cô cũng
biết để trẻ sáng tạo có trí tuệ tưởng tượng tốt nên để trẻ tự do thể hiện và không có thời
gian để thực hiện những ý tưởng như mong muốn nhưng nhiều khi các cô đưa ra những
yêu cầu quá cao và muốn trẻ phải thực hiện tốt để đi theo phong trào thành tích biến trẻ
thành những người lớn thu nhỏ tạo cho trẻ khi học hay làm việc trong giờ học như một
cái máy và hết sức căng thẳng vượt quá khả năng của trẻ, do trong năm học chương
trình hoạt động nhiều giáo viên căng thẳng nên không có thời gian để tổ chức cho trẻ
hoạt động theo cách tổ chức như mong muốn vậy làm thế nào để phát huy khả năng trẻ

có thể tượng tượng sáng tạo tự do làm theo cách nghĩ của trẻ mà vận làm cho trẻ thoải
mái không gây áp lực chúng tôi đã tìm hiểu và muốn cho trẻ trẻ trực tiếp trải nghiệm
trực tiếp cho trẻ tham gia hoạt động bằng những vật liệu thiên nhiên, vật liệu dễ kiếm
tìm thì rất hiếm và để kích thích trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ khi thực hiện cùng
cô làm những đồ dùng đồ chơi mà trẻ thích xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết
định chọn đề tài: “Sử dụng vật liệu thiên nhiên nhằm phát triển trí tưởng tượng
sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động xếp dán tranh” với đề tài này chúng tôi hy
vọng được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tìm ra một số hình thức phù
hợp để sử dụng những vật liệu thiên nhiên nhằm phát triển khả tưởng tượng sáng tạo
cho trẻ trong trường mầm non trong xu hướng đổi mới hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một số biện pháp sử dụng vật liệu thiên nhiên để phát triển trí tưởng
tượng sáng tạo cho trẻ qua hoạt động xếp dán tranh, từ đó góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2


3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo trong hoạt động
tạo hình
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp sử dụng vật liệu thiên nhiên nhằm phát triển trí tưởng tượng
sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động xếp dán tranh.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên áp dụng các biện pháp sử dụng vật liệu thiên như: Tăng cường cho
trẻ quan sát thiên nhiên, dùng trò chơi tạo hình giàu vốn biểu tượng về thế giới xung
quanh để tạo cảm xúc trẻ, hình thành ở trẻ lòng say mê – sự ham thích đối với việc
khám phá; vận dụng những kinh nghiệm, vốn biểu tượng tạo hình đã có để tạo nên cái
mới thì sẽ nâng cao hiệu quả phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tưởng tượng sáng tạo và mối quan hệ
giữa tưởng tượng sáng tạo với hoạt động xếp dán tranh
5.2. Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức hoạt động tạo hình, sử dụng vật liệu
thiên nhiên trên tiết học xếp dán tranh nhằm phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ
5-6 tuổi.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp sử sụng vật liệu thiên nhiên
nhằm triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động xếp dán tranh
6. Phạm vi nghiên cứu

3


Do giới hạn về thời gian và các điều kiện nên chúng tôi chỉ nghiên cứu:
6.1. Nghiên cứu thực trạng của việc sử dụng vật liệu thiên nhiên trên chủ đề: Động
vật, thực vật, an toàn giao thông trên 50 trẻ tại một trường Mầm non: Trường thực hành
sư phạm Mầm non thuộc TP Buôn Ma Thuột.
6.2. Hình thức mà tôi sử dụng vật liệu thiên nhiên: hoạt động trên tiết học cụ thể là
các tiết học xếp dán tranh.
6.3. Nghiên cứu thực nghiệm: được tiến hành trên 50 trẻ tại trường thực hành Hoa
Hồng, trực thuộc Trường TCSPMN Đắk Lắk
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tổng hợp, phân tích hệ thống hóa một số tài liệu tạo cở sở lý luận cho nghiên
cứu thực tiễn.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Trao đổi trò chuyện sử dụng phiếu điều tra đối với với giáo viên mầm non nhằm
tìm hiểu về nhận thức và kinh nghiệm sư phạm của giáo viên khi tổ chức một giờ xếp
dán tranh, xác định nguyên nhân và giải pháp cho thực trạng ấy những kinh nghiệm có

liên quan đến đề tài.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát những giờ hoạt động tạo hình xếp dán tranh hay các buổi trẻ tự do
khám phá ở trường thực hành sư phạm mầm non thực hành.
7.2.3. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
Sản phẩm hoạt động sư phạm: Giáo án, kế hoạch, sản phẩm mẫu của giáo viên;
Tìm hiểu sản phẩm tạo hình của trẻ ( tranh xếp dán bằng vật liệu thiên nhiên...)

4


7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng phương pháp này để kiệm nghiệm hiệu quả giáo dục những biện pháp
đã đề ra trong đề tài. Thực nghiệm gồm 3 bước:
Bước 1: Thực nghiệm khảo sát
Bước 2: Thực nghiệm hình thành
Bước 3: Thực nghiệm kiểm chứng
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê
Sử dụng toán thống kê nhằm mục đích xử lý số liệu cho khách quan.
8. Cấu trúc của luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng việc sử dụng vật liệu thiên nhiên phát triển tưởng
tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động xếp dán tranh
Chương 3: Đề xuất và thực nghiệm các biện pháp sử dụng vật liệu thiên
nhiên phát triển tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động xếp dán
tranh
KẾT LUẬN CHUNG
Kết luận chung, kiến nghị sư phạm
Tài liệu tham khảo

Phụ lục

5


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giữa thế kỹ XIX các nhà xã hội học đã có những đóng góp to lớn đầu tiên vào
việc gải quyết vấn đề sáng tạo. Họ khẳng định bản chất của tính tích cực sáng tạo là
hoạt động tưởng tượng , nhờ hoạt động tưởng tượng mà kích thích khả năng sáng tạo.
Đầu thế kỷ XX nhà Tâm lý học người Pháp T.Ribot ông cho rằng nên nghiên
cứu tưởng tượng trong một thể thống nhất của hai yếu tố cảm xúc và trí tuệ. T.Ribot
đánh giá rất cao vai trò của tưởng tượng trong cuộc sống, ông khẳng định tuyệt đại đa
số phát minh trước khi đi vào hiện thực đều đi qua các giai đoạn tưởng tượng. Ông
cũng đưa ra một biểu đồ mô tả một cách tượng trưng đặc điểm phát triển biểu tượng ở
các lứa tuổi khác nhau. Khi so sánh trí tưởng tượng của trẻ em và người lớn, ông cho
rằng trí tưởng tượng của trẻ em ngang hàng với trí tưởng tượng của người lớn về tính
chất thực tại của các yếu tố, mà từ đó trí tưởng tượng được xây dựng nên. Cơ sở cảm
xúc thật sự của trí tưởng tượng ở trẻ em cũng biểu hiện mạnh mẽ như ở người lớn.
Theo Vưgotxki: “Trí tưởng tượng là cơ sở của bất cứ hoạt động sáng tạo nào,
biểu hiện hoàn toàn như nhau trong mọi phương diện của đời sống văn hóa, nó làm
cho mọi sáng tạo nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật có khả năng thực hiện”. Khi nghiên
cứu về tưởng tượng sáng tạo ở trẻ, ông đã chỉ ra vai trò của hứng thú đối với việc hình
thành, phát huy khả năng sáng tạo của trẻ em trong hoạt động tạo hình. Và ông đặc
biệt nhấn mạnh đến nguyên tắc tự do trong hoạt động nghệ thuật.
Vưgotxki: Lý thuyết về vùng phát triển gần: Ông khẳng định về sự phát triển của
trẻ em, phát triển khả năng sáng tạo không thể tách rời mối quan hệ với thế giới xung
quanh, xã hội. Trẻ có thể tự kiến tạo nên hiểu biết của mình một cách rất chủ động, tích

cực, sáng tạo ở trên mức bình thường mang tính đại trà. Mọi sự phát triển, trong đó
phát triển khả năng sáng tạo của trẻ em phải được thực hiện thông qua chính các hoạt
động. Sự sáng tạo đó không thể tự mình tách ra mà cần có sự tương tác, phối hợp và
cùng nhau chia sẻ. ông cũng đưa ra quan niệm: “Chúng ta gọi hoạt động sáng tạo là bất
6


cứ hoạt động nào của con người ta tạo ra được một cái gì mới, kể rằng cái được tạo ra
ấy là một vật của thế giới bên ngoài hay một cấu tạo nào đó của trí tuệ hoặc tình cảm
chỉ sống và biểu lộ trong bản thân con người”. [22; tr25-27]
Nhà Tâm lý học E.P.Torrance đã soạn thảo ra một số Test về tưởng tượng và
tưởng tượng sáng tạo rất có giá trị và được sử dụng đến ngày nay. Test tưởng tượng và
tưởng tượng sáng tạo của Torrance được dùng cho nhiều độ tuổi khác nhau từ trẻ mầm
non đến người trưởng thành. Đánh giá dựa trên 4 tiêu chí: tính linh hoạt, tính nhanh
nhạy, tính độc đáo, tính tỉ mỉ. Các nhà tâm lý học hành vi đánh giá cao vai trò của ảnh
hưởng bên ngoài đối với sự phát triển của trẻ, song vẫn còn những hạn chế khi xem kết
quả của hoạt động tưởng tượng sáng tạo là phản ứng thụ động của trẻ với những kích
thích từ bên ngoài môi trường. Các nhà tâm lý học cấu trúc có những đánh giá đúng
đắn về vai trò của tri giác, tuy nhiên còn hạn chế khi lý giải hoạt động tưởng tượng
sáng tạo bằng quy luật “bừng sáng” của cấu trúc tiền định trong não. Tính tích cực hoạt
động của con người bị đưa vào hàng thứ yếu trong khi tính sinh vật lại được đưa lên
giữ vai trò quyết định. Những nghiên cứu của N.P.Xaculina đã chỉ ra vai trò của quan
sát trong tạo hình và tìm ra phương pháp hướng dẫn quan sát trong mối liên hệ với hoạt
động tạo hình. Theo tác giả này, việc làm giàu kinh nghiệm cho trẻ là nguồn gốc quan
trọng đối với sự phát triển tưởng tượng của trẻ.
Cùng với các nước trên thế giới Việt nam cũng là nước luôn quan tâm và nghiên
cứu về phát triển trí tưởng tượng sáng tạo như:
Phan Việt Hoa chuyên viên nghiên cứu hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non
cũng nhận định: “Trong trường mẫu giáo hoạt động tạo hình là hoạt động nghệ thuật….
nhằm giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp xung quanh, có một số kỹ năng tạo sản phẩm từ đó

phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo, yêu mến và có mong muốn tạo ra cái đẹp.
[26; tr15]
Lê Thanh Thủy khi nghiên cứu ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng, sáng tạo
trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã khẳng định vai trò của tri giác đối với
7


sự phát triển trí tượng tượng sáng tạo của trẻ và tìm kiếm con đường tác động, nâng
cao khả năng tri giác của trẻ để hình thành và phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo
trong hoạt động vẽ.[18;16]
Như vậy vấn đề phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ trong hoạt động tạo
hình nói chung và hoạt động xếp dán nói riêng là một vấn đề rất quan trọng và cần
thiết. Muốn trẻ bộc lộ hết khả năng sáng tạo thì các nhà giáo dục phải biết phối hợp
giữa môi trường và lựa chọn các biện pháp phù hợp. Đó là một trong những nhiệm vụ
đề tài mà tôi lựa chọn. Thông qua đề tài này chúng tôi mong muốn đóng góp một phần
rất nhỏ vào sự nghiệp đào tạo thế hệ tương lai của đất nước, góp phần phát triển nguồn
nhận lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2. Tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động tạo hình
1.2.1. Khái niệm tưởng tượng
Các nhà tâm lý học đã đưa ra những quan điểm khác nhau về tưởng tượng.
Chẳng hạn, nhà tâm lý học Sigmund Freud cho rằng tưởng tượng chính là việc thực
hiện cái mong muốn, là sửa chữa cái hiện thực đang không làm thỏa mãn mình,
không phải những người may mắn mà những người thiếu thốn, không thỏa mãn mới
tưởng tượng.
P.Aruđich cho rằng: “Tưởng tượng là một hoạt động có ý thức, trong quá
trình tưởng tượng con người xây dựng những biểu tượng mới mà trước đây chưa bao
giờ có, bằng cách dựa vào những hình ảnh qua cuộc sống đã được giữ lại trong ký ức
của người ta và được cải tạo biến đổi thành một biểu tượng mới”. Ruđich xem tưởng
tượng là một quá trình nhận thức trong đó có sự xây dựng những biểu tượng mới trên
cơ sở chế biến lại những biểu tượng đã có. [10; tr12]

Một quan điểm khác về tưởng tượng “Tưởng tượng là sự hoạt động của nhận
thức mà trong quá trình nhận thức ấy con người tạo ra những biểu tượng, tình huống
trong ý nghĩ, tư tưởng, đồng thời dựa vào những biểu tượng còn giữ lại trong ký ức từ
kinh nghiệm cảm giác trước kia và có đổi mới, biến đổi các thứ ấy”. Với quan điểm
8


này, tưởng tượng là kết quả của quá trình cảm giác, quá trình tri giác trước đây nhưng
có sự cải biến.
Nhìn từ bản chất xã hội, M.Gorki cũng khái quát: “Trong cuộc đấu tranh đểsống,
bản năng sinh tồn phát triển trong con người hai sức sáng tạo mãnh liệt: nhận thức và
tưởng tượng. Nhận thức là khả năng quan sát, so sánh, nghiên cứu những hiện tượng
thiên nhiên và những sự kiện trong sinh hoạt xã hội, nói gọn hơn: nhận thhức là tư
duy. Xét về bản chất, tưởng tượng cũng là tư duy về vũ trụ, nhưng phần lớn tư duy
bằng hình tượng, đó là một “tư duy nghệ thuật”. M.Gorki đã nhìn nhận tưởng tượng là
nơi ký thác tâm sự, ước mơ cuộc đời phong phú và đẹp đẽ hơn. [10; tr13]
Theo Từ điển Giáo dục học của tác giả Đậu Mạnh Trường, nhà xuất bản Từ điển
Bách khoa: “Tưởng tượng là quá trình tâm lý phức tạp thể hiện ở sự tạo ra
những ý nghĩ và hình ảnh không có trước mặt hoặc chưa hề có trên cơ sở các kinh
nghiệm từng trải”. Tưởng tượng vẫn phản ánh hiện thực khách quan mặc dù cái đó có
vẻ như đã thoát khỏi những gì cho ta trực tiếp cảm nhận để phóng tầm suy nghĩ vào
tương lai thành những ý đồ tạo ra những tình huống sinh hoạt mới, những phát minh
khoa học, những sáng chế kĩ thuật hoặc những hình tượng nghệ thuật mới. Quá
trình tưởng tượng thể hiện bằng việc phân tách các hình ảnh, các quan hệ của sự vật
có trước, rồi lại tiến hành chắp nối, lắp ghép chúng lại thành một kiểu khác để thành
một liên tưởng mới.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì: “Tưởng tượng là một quá trình tâm lý
phản ánh những cái mới những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng
cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có”. Đây là định
nghĩa được nhiều nhà Tâm lý học ở Việt Nam thừa nhận, chúng tôi đồng ý với quan

điểm này.
* Phân loại tưởng tượng
- Tưởng tượng tiêu cực: là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không
được thể hiện trong cuộc sống, vạch ra những chương trình hành vi không
9


được thực hiện, tưởng tượng chỉ để mà tưởng tượng, để thay thế cho hoạt động,…
Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra có chủ định, nhưng không gắn liền với ý chí
thể hiện hình ảnh tưởng tượng trong cuộc sống. Người ta còn gọi sự tưởng
tượng này là mơ mộng. Đây là hiện tượng thường có ở con người. Song, nếu nó trở
thành chủ yếu thì lại là một sự lệch lạc của phát triển nhân cách.
Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra không chủ định. Điều này chủ yếu xảy ra khi
ý thức, hệ thống tín hiệu thứ hai bị suy yếu, khi con người ở tình trạng không hoạt
động, ngủ chiêm bao, trong trạng thái xúc động hay rối loạn bệnh lí của ý thức (ảo
giác, hoang tưởng).
- Tưởng tượng tích cực: là loại tưởng tượng tạo những hình ảnh đáp ứng nhu
cầu, kích thích tính thực tế của con người. Tưởng tượng tích cực gồm hai
loại: tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo.
+ Tưởng tượng tái tạo là quá trình sáng tạo ra những hình ảnh mới đối với cá
nhân người tưởng tượng, dựa trên sự mô tả của người khác, của sách vở, của tài liệu.
+ Tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng hình ảnh mới chưa có trong kinh
nghiệm của cá nhân, cũng như kinh nghiệm xã hội. Tính chất mới mẻ, độc đáo và có
giá trị là đặc điểm nổi bật của loại tưởng tượng này. Đây là mặt không thểthiếu được
của mọi hoạt động sáng tạo (trong nghiên cứu khoa học, trong hoạt động nghệ
thuật,…).
- Ước mơ và lý tưởng: Đây là những loại tưởng tượng hướng về tương lai, biểu
hiện những mong muốn, ước ao của con người.
Căn cứ vào sự tham gia của ý thức, vào sự chuẩn bị về mục đích, kế hoạch
phương pháp…cho sự tưởng tượng, ta có thể chia sự tưởng tượng thành tưởng

tượng không chủ định và loại tưởng tượng có chủ định.[31; tr76]
- Tưởng tượng không chủ định: Là loại tưởng tượng mà những hình ảnh xuất
hiện trong óc ta không tuân theo một mục đích đặt ra từ trước, kế hoạch định trước, cá
nhân không có bất kỳ một sự chuẩn bị cụ thể nào. Sự tưởng tượng xẩy ra ngay khi tri
10


giác sự vật, hiện tượng đóng vai trò kích thích trí tưởng tượng cá nhân.
Loại này có hai mức độ:
+ Tưởng tượng không có sự tham gia của ý thức (khi mơ)
+ Tưởng tượng có sự tham gia ít nhiều của ý thức ở giai đoạn đầu, sau đó mờ đi
(Ngắm mây, ngắm cảnh sau đó tưởng tượng ra các loại hình thù).
Tưởng tượng có chủ định cũng có hai mức:
+ Tưởng tượng tái tạo: Là quá trình tạo phản ánh trong óc những hình
ảnh, hiện tượng mới đối với cá nhân người tưởng tượng và dựa trên cơ sở sự mô tả
của người khác, của tài liệu, sách vở, với bản kinh nghiệm đã có của xã hội loài
người, của người khác về các mặt như văn, sử, nghệ thuật, chiến đấu...
+ Tưởng tượng sáng tạo: Đây là mức tưởng tượng cao hơn, phức tạp hơn, xây
dựng những biểu tượng mới chưa có trong hiện thực. Nó là quá trình xây dựng hình
ảnh mới một cách độc lập. Những hình ảnh này là mới đối với cả cá nhân và xã hội
được hiện thực hóa trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị. Đồng thời,
chúng được (hoặc có khả năng) hiện thực hóa trong các sản phẩm vật chất độc đáo và
có giá trị, mang dấu ấn riêng của từng cá nhân. [22; tr46]
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng
hình ảnh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trí nhớ. Biểu tượng
của tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí
nhớ, nó là biểu tượng của biểu tượng.
Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, nó sử dụng những biểu
tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính thu lượm, cung cấp. Tưởng tượng là một quá
trình tâm lý có nguồn gốc từ xã hội, được hình thành, phát triển trong lao động, do đó

tưởng tượng chỉ có ở con người.[38; tr76]
Quá trình tưởng tượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Tưởng tượng phụ thuộc vào nhu cầu hứng thú của con người khi hoạt động con
người muốn đạt đến một đối tượng nào đó làm thỏa mãn nhu cầu, buộc con người
11


hình dung ra đối tượng đó, nhu cầu càng mạnh thì sự hình dung ra đối tượng càng rõ,
nếu có hứng thú với hoạt động thì nó càng kích thích trí tưởng tượng phát triển.
Nhưng không phải chỉ khi nhu cầu và hứng thú được thỏa mãn trí tưởng tượng
mới hoạt động, mà tưởng tượng còn hình dung ra những cái đáng sợ, đáng ghét.
Ngay cả trong trường hợp đó tưởng tượng cũng phụ thuộc vào nhu cầu và hứng thú.
Khi sợ hãi người ta tưởng tượng ra cái mà mình muốn thoát khỏi. Với nhà văn
hình dung ra nhân vật phản diện mà nhà văn muốn phê phán trong tác phẩm
của mình.[31; tr78]
- Kinh nghiệm sống và vốn tri thức càng phong phú, càng sâu rộng là điều kiện
cần thiết để trí tưởng tượng phát triển tới mức độ cao. Vốn sống nghèo nàn, tri thức
nông cạn làm trí tưởng tượng hoạt động kém hiệu quả. Điều này thể hiện rất rõ rang
không phải chỉ trong hoạt động sáng tạo của người lớn mà ngay trong cả hoạt động
vui chơi của trẻ em.[31; tr78]
- Trí tưởng tượng gắn bó chặt chẽ với đời sống tình cảm của con người. Tính
chất xúc cảm của nghệ thuật được thể hiện rõ rệt trong sáng tác nghệ thuật. Những
nhân vật đáng yêu của nhà văn, những bức tranh đẹp của họa sĩ, những giai điệu đẹp
của nhạc sĩ…được sáng tạo ra với những tình cảm sâu sắc và thân thiết đối với con
người và cuộc sống. Không có những tình cảm đó mọi sáng tác của họ đều nhạt nhẽo,
vô vị. Như vậy tình cảm đã ảnh hưởng một cách sâu sắc đối với trí tưởng
tượng. [31; tr78]
Đối với trẻ em trí tưởng tượng càng gắn bó chặt chẽ với tình cảm hơn.
Những điều trẻ tưởng tượng ra bao giờ cũng đậm màu sắc xúc cảm “Nhân cách
hóa” cũng là cách nhìn của trẻ thơ đối với sự vật trong thế giới xung quanh.

1.2.2. Khái niệm sáng tạo
Sáng tạo là một phần không thể thiếu trong cấu trúc tâm lý, nó được coi là một
dạng hoạt động đặc biệt, là biểu hiện cao nhất trong đời sống tâm hồn con người. Sức

12


sáng tạo và trình độ sáng tạo của con người quy định trình độ phát triển của sức sản
xuất xã hội.
Hiện tượng sáng tạo được thể hiện trong mọi lĩnh vực như: trong khoa học, trong
lao động sản xuất, học tập. Ở lứa tuổi nhỏ nhất vai trò của sáng tạo được gọi là nền
tảng cho sự phát triển biểu hiện của tính sáng tạo đã xuất hiện trong nhiều hoạt động
của trẻ như: vui chơi, tạo hình, âm nhạc…
Vậy sáng tạo là gì? Làm thế nào để phát triển sự sáng tạo từ những bậc học nhỏ
nhất để coi đó là nền tảng của sự phát triển từng cá nhân sau này?
Theo quan điểm thông thường thì sáng tạo là lĩnh vực của một số ít người,
những thiên tài, những tài năng đã sáng tác ra những tác phẩm vĩ đại, phát minh ra
những cái mới hoặc cách làm mới. Theo Freud “Sáng tạo cũng giống như giấc mơ hiện
hình, là sự tiếp tục và thay thế trò chơi trẻ con cũ”. Với Freud trò chơi và tưởng tượng
là hai hình thức biểu hiện của vô thức, nền tảng của sáng tạo là nguyện vọng không
được thỏa mãn. Quan điểm trên hoàn toàn sai lầm bởi bởi các nhà duy tâm lí giải bản
chất của sáng tạo phụ thuộc vào thế giới tâm linh, vào bản năng của con người mà
không thấy được tính tích cực của con người trong quá trình sống để tạo ra sản phẩm
sáng tạo.[12; tr9]
Theo quan điểm của Đan Mạch thì “sáng tạo là tạo ra hay sản xuất ra”. Họ cho
rằng: “Bạn sáng tạo khi bạn tạo ra cái gì mới, sản sinh ý tưởng mới, chức năng mới cho
ý tưởng cũ”. Đối với L.X.Vưgôtxki hoạt động sáng tạo được coi là hoạt động cao nhất
của con người, và cơ sở vật chất của sáng tạo chính là bộ não “Bộ não không những là
một cơ quan giữ lại và tái hiện kinh nghiệm cũ của chúng ta, nó còn phối hợp một cách
sáng tạo và xây dựng nên những tình thế mới và những hành vi mới bằng những yếu tố

của kinh nghiệm cũ đó.” Hoạt động sáng tạo được ông nhìn nhận như sau: “Sự sáng tạo
thật ra không chỉ có ở nơi nó tạo ra những tác phẩm vĩ đại, mà ở khắp nơi nào con
người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra cái gì mới, cho dù cái mới ấy nhỏ bé
đến đâu đi chăng nữa so với những sáng tạo của các thiên tài…”, “Tuyệt đại đa số
13


những phát minh là do những người vô danh làm ra, như thế một quan điểm khoa học
về vấn đề này buộc ta phải xem xét lại sáng tạo là một quy luật hơn là một ngoại lệ”.
Tất nhiên những biểu hiện cao nhất của sáng tạo cho đến nay vẫn là một số ít của
thiên tài chọn lọc trong nhân loại, trong đời sống hằng ngày xung quanh chúng ta, sáng
tạo là một điều cần thiết của sự tồn tại. Và tất cả những gì vượt qua ngoài khuôn khổ
cũ, dù chỉ một mét mới thì nguồn gốc phát minh của nó đều do quá trình sáng tạo của
con người [12; tr10].
Theo ông, “Sáng tạo là hoạt động tạo ra cái mới không biết nhưng kết quả tạo
ra đó có ý nghĩa hiện thực cụ thể”, là sự vật cụ thể ở thế giới bên ngoài hay có ý nghĩa
về tư duy, tình cảm, là cấu tạo nào đó của trí tuệ hay tình cảm. Định nghĩa này đã cho
thấy tiềm năng rộng lớn của con người chúng ta. Theo tác giả Chu Quang Tiềm, đại
học Bắc Kinh, trong cuốn sách “Tâm lý học văn nghệ” đã định nghĩa sáng tạo là: “Căn
cứ vào những ý tưởng đã có sẵn làm tài liệu rồi cắt xén gạt bỏ chọn lọc tổng hợp thành
một hình tượng mới”.[12; tr10] Trong từ điển Tiếng Việt: “Sáng tạo là tìm ra cái mới,
giải quyết cái mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có”. Như vậy, nói đến sáng
tạo là nói đến việc làm ra cái chưa ai làm hoặc là việc tìm tòi làm cho tốt hơn mà
không bị gò bó.[12; tr11]
Trong từ điển bách khoa toàn thư Brokgaus và Ephon (Nga), có viết “Sáng tạo là
sự tạo ra cái mới”, như vậy sáng tạo luôn gắn liền với cái mới, vượt ra ngoài những
kinh nghiệm cũ. Trong “Sổ tay Tâm lý học”, tác giả Trần Hiệp và Đỗ Long cho rằng:
“Sáng tạo là một hoạt động tạo lập, phát hiện những giá trị vật chất và tinh thần. Sáng
tạo đòi hỏi cá nhân phải phát huy năng lực, phải có động cơ, tri thức, kỹ năng và với
điều kiện như vậy mới tạo nên sản phẩm mới, độc đáo, sâu sắc”.[12; tr11]

M.Willson – nhà tâm lí học người Mỹ thì định nghĩa: “Sáng tạo là quá trình mà
kết quả là tạo ra những kết hợp mới, cần thiết từ các ý tưởng, dạng năng lượng, các đơn
vị thông tin, các khách thể hay tập hợp của các yếu tố khác nhau”. Theo tác giả Nguyễn
Huy Tú, trong Đề cương bài giảng Tâm lý học sáng tạo thì: “Sáng tạo thể hiện khi con
14


×