Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THỊ HẢI YẾN

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Văn Đức

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hải Yến

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới TS. Trần Văn Đức đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn kinh tế, Khoa Kinh tế &Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, nhân viên phòng Tài chính- Kế hoạch, Thanh
tra huyện, UBND các xã, thị trấn, Kho bạc Nhà nướchuyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hải Yến

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesic abstract...............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .........................................................................2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung ..............................................................................2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ..............................................................................2
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................2
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................3
Phần 2. Tổng quan tài liệu .............................................................................................4
2.1.
Những vấn đề lý luận về quản lý ngân sách xã .................................................4
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan ..........................................................................4
2.1.2. Đặc điểm của ngân sách xã...............................................................................8
2.1.3. Vai trò của quản lý ngân sách xã ......................................................................9
2.1.4. Nội dung quản lý ngân sách xã .........................................................................9
2.1.5. Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với công tác quản lý ngân sách xã .............22
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã .............................................23
2.2.
Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................26
2.2.1. Bài học kinh nghiệm quản lý ngân sách xã trong tỉnh và trong nước.................26
2.3.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố .............................29
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................31
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................31
3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên .....................................................................................31
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế- xã hội ............................................................................32
3.2.
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................36
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...............................................................36
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin .............................................36
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................37

iii


3.2.4.


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..........................................................................38

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................39
4.1.
Thực trạng quản lý ngân sách xã ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, giai
đoạn 2013-2015 .............................................................................................39
4.1.1. Lập dự toán thu, chi ngân sách xã...................................................................39
4.1.2. Chấp hành dự toán ngân sách xã.....................................................................44
4.1.3.
4.1.4.

Cân đối thu - chi ngân sách xã ........................................................................72
Công tác kế toán, quyết toán ngân sách xã......................................................73

4.1.5.
4.2.
4.2.1.

Công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn ngân sách xã ....................................75
Đánh giá công tác quản lý nsx trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang .............................................................................................................76
Những kết quả đạt được và hạn chế ................................................................76

4.2.2.

Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................80

4.3.


Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ................................................................................81
Trình độ chủ tịch UBND xã, cán bộ tài chính xã ............................................81
Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý NSX ................................................83
Chế độ chính sách quy định về quản lý ngân sách xã ......................................84
Ý thức chấp hành pháp luật của các xã ...........................................................85
Định hướng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang trong thời gian tới ................................................................................86
Các giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang .......................................................................................88
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách xã ..............................88
Nhóm giải pháp trong khâu lập, quyết định phân bổ, giao dự toán ngân
sách xã ...........................................................................................................92
Nâng cao công tác chấp hành ngân sách .........................................................93
Công tác quyết toán ngân sách .......................................................................98
Về công tác đào tạo bồi dưỡng ..................................................................... 100

4.3.1.
4.3.2.
4.3.3.
4.3.4.
4.4.
4.5.
4.5.1.
4.5.2.
4.5.3.
4.5.4.
4.5.5.

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 102

5.1.
Kết luận ....................................................................................................... 102
5.2.
Kiến nghị ..................................................................................................... 103
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 104

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BQ

Bình quân

CN

Công nghiệp


CNH - HĐH

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

DT

Dự toán

HĐND

Hội đồng nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KT - XH

Kinh tế - xã hội

KH

Kế hoạch

LN


Lâm nghiệp

NLN

Nông lâm nghiệp

NN

Nhà nước

NQD

Ngoài quốc doanh

NS

Ngân sách

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NSX

Ngân sách xã

SS

So sánh


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TC - KH

Tài chính - Kế hoạch

TGKB

Tiền gửi kho bạc

TSCĐ

Tài sản cố định

TH

Thực hiện

UBND

Uỷ ban nhân dân

ƯTH

Ước thực hiện

XDCB


Xây dựng cơ bản

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số liệu phiếu khảo sát ............................................................................... 37
Bảng 4.1. Tổng hợp dự toán thu NSX trên địa bàn huyện Tân Yên giai đoạn
2013 - 2015 ............................................................................................... 40
Bảng 4.2. Đánh giá về công tác lập dự toán ngân sách xã .......................................... 41
Bảng 4.3. Tổng hợp dự toán chi NSX trên địa bàn huyện Tân Yên giai đoạn
2013 - 2015 ............................................................................................... 42
Bảng 4.4. Tình hình thu NSX trên địa bàn huyện Tân Yên giai đoạn 2013-2015 .......... 44
Biểu 4.5.

Các khoản thu NSX được hưởng 100% giai đoạn 2013-2015 .................... 47

Biêu 4.6.

Chi tiết khoản mục thu từ quỹ đất công ích, đất công trên địa bàn
huyện Tân Yên giai đoạn 2013-2015 ......................................................... 49

Biểu 4.7.

Các khoản thu NSX được hưởng theo tỷ lệ % giai đoạn 2013-2015........... 55

Bảng 4.8. Số lượng và ý kiến trả lời về nguyên nhân của việc chấp hành thu
NS chưa đúng qui định .............................................................................. 58
Biểu 4.9.


Chi NSX trên địa bàn huyện Tân Yên giai đoạn 2013-2015....................... 60

Biểu 4.10. Phân tích tình hình chi sự nghiệp kinh tế giai đoạn 2013-2015 .................. 65
Bảng 4.11. Tình hình chi quản lý hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Tân
Yên giai đoạn 2013-2015 ......................................................................... 67
Bảng 4.12. Số lượng và ý kiến trả lời về nguyên nhân của việc chấp hành chi
NSX chưa đúng qui định ........................................................................... 71
Bảng 4.13. Tình hình cân đối thu - chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân
Yên giai đoạn 2013-2015 .......................................................................... 72
Bảng 4.14. Số lượng và ý kiến trả lời về công tác kế toán, quyết toán ngân sách
xã chưa đúng qui định ............................................................................... 74
Bảng 4.15. Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán giai đoạn 2013-2015 ...................... 75
Bảng 4.16. Đánh giá về công tác quản lý ngân sách xã................................................ 77
Bảng 4.17. Đánh giá năng lực của Chủ tịch UBND xã, cán bộ tài chính kế toán
tham gia công tác quản lý NSX ................................................................. 82

vi


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Hệ thống ngân sách Nhà nước.......................................................................5
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tân Yên ...............................................................31
Hình 3.2. Cơ cấu GTSX theo ngành kinh tế ( theo giá hiện hành) năm 2015 ................33

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Thị Hải Yến
Tên luận văn: “Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn

huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Nhằm đánh giá thực trạng công tác
quản lý ngân sách xã, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã giai đoạn 2013
– 2015, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã của huyện Tân Yên,
tnhr Bắc Giang trong thời gian tới, góp phần phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn
huyện Tân Yên.
- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
+ Phương pháp chọn mẫu khảo sát: Chọn xã đại diện, chọn hộ đại diện, chọn
cán bộ quản lý cấp trên trực tiếp quản lý ngân sách xã.
+ Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu này bao gồm: Thu thập báo cáo xây dựng dự
toán; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước và báo cáo quyết
toán ngân sách hàng năm, quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước của UBND huyện
cho xã, quyết định công khai quyết toán của các xã, TT.
Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình nghên cứu gồm: Các dữ liệu có liên quan
đến công tác quản lý NSX tại huyện Tân Yên được thu thập tại các điểm khảo sát điển
hình thông qua việc tham khảo ý kiến của cán bộ phòng Tài chính- kế hoạch huyện,
Kho bạc Nhà nước huyện, Chi cục thuế huyện, Chủ tịch, kế toán các xã, TT, người dân,
các ban ngành thuộc UBND các xã, TT liên quan đến quản lý NSX tại huyện Tân Yên.
+ Phương pháp phân tích thông tin: Phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp so sánh, phương pháp cân đối, phương pháp tổng hợp ý kiến.
- Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng cường quản lý ngân sách xã thông qua các
khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung quản lý ngân sách xã, công tác kiểm tra, thanh
tra, kiểm toán đối với công tác quản lý ngân sách xã và các yếu ảnh hưởng đến đến

quản lý ngân sách xã.

viii


+ Thực trạng tổ chức, triển khai thực hiện quản lý ngân sách xã; kết quả thực
hiện các nội dung quản lý ngân sách xã; đánh giá công tác lập dự toán, chấp hành dự
toán, công tác hạch toán, kế toán, thanh tra, kiểm tra ngân sách xã và những kết quả đạt
được và hạn chế trong công tác quản lý ngân sách, nguyên nhân và đề xuất các giải
pháp giải quyết.
Những hạn chế trong việc quản lý ngân sách xã đó là vệc lập dự toán, chấp hành
dự toán còn chưa được chú trọng còn mang tính hình thức, không tuân thủ theo định
mức quy định của Nhà nước ban hành, nhiều đơn vị khi lập dự toán nguồn thu, chi cao
hơn rất nhiều so với kinh phí huyện giao, việc chấp hành dự toán chi chưa bám sát vào
dự toán thu, dẫn đến chưa cân đối đảm bảo nhiệm vụ chi còn phải bổ sung, điều chỉnh
nhiều lần trong năm, xác định nhiệm vụ chi đầu tư XDCB còn chưa đồng bộ trong cân
đối thu-chi ngân sách; công tác, thanh tra kiểm tra về ngân sách vẫn có nhiều đơn vị sai
phạm về quản lý ngân sách xã.
+ Để thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang trong các năm tiếp theo cần áp dụng đồng bộ các giải pháp sau: Tiếp tục
hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách xã; nhóm giải pháp trong khâu lập dự
toán ngân sách xã; nâng cao công tác chấp hành dự toán ngân sách trong đó cần thực
hiện nâng cao đề án tăng thu ngân sách; công tác quyết toán ngân sách xã; ngân cao
công tác đào tạo, bồi dưỡng.
+ Từ những nội dung trên về công tác quản lý ngân sách xã để quản lý ngân sách
xã một cách đồng bộ, có hiệu quả tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách trên
địa bàn huyện thì đề nghị Nhà nước ban hành chế tài cụ thể và xử lý nghiêm những
trường hợp không thực hiện đúng các quy định về quản lý thu.

ix



THESIC ABSTRACT

Name of candidate: Đỗ Thị Hải Yến
Topic of the dissertation: “Solutions to enhance budget management of
commune on Tan Yen district, Bac Giang province”.
Specialized in: Economic management
Code: 60 34 04 10
Institution: Vietnam national university of agriculture
Research purpose of dissertation:
- In order to assess the status of the communal budget management, the factors
affect the communal budget management budget period 2013 - 2015, proposing
solutions enhance the communal budge management Tan Yen district, Bac Giang
province in the future, contributing to economic development and social Tan Yen
district.
The research methods were used:
+ Survey Sampling method: Selected representative communal, representative of
households, selected upper management personnel directly manage the communal budget.
+ Data collection methods: Secondary data for research include: Collecting
construction report estimates; Report economic - social, delivery targets of the State budget
and report annual budget settlement, allocation decisions of the State plan targets of
People's Committees for communes, public decision of the communal settlement, town.
Primary data service for research process including: data related to budget
management in Tan Yen communes is collected in a typical survey point through the
consultation of staff rooms Finance plan of District State Treasury district, District Tax
Departments, the Chairman, the communes accounting, town, local people, departments
of the People's Committee ,town concerning budget management in Tan Yen commune.
+ Information analysis method: The statistic described methods, comparative
medthods, balancing methods, synthetic methods.

The main research results:
+ Theoretical basis and practices enhance budget management through social
concepts, characteristics, roles, contenting of communal budget management , the
monitoring, inspection, audit of the state budget management, and the main factor
influence the communal budget management.
+ Status of organization,implementation of communal budget management;
results of the content implementation for communal management budget; evaluation of
estimation, Executive estimation, accounting work, accounting, inspection, checking the

x


communal budget, and the achievements and constraints of management budget,
causing and proposing solutions to resolve.
The limitations in the management are the communal budget estimate, Executive
estimates are still not focused on form, not obey regulation norms are issued by the
State, many departments when they estimate revenue, and expends are much higher
than budgets allocated by districts. The compliance cost estimates have not close to the
revenue, leading to unbalanced ensure spending task must be added, adjusted several
times a year, determining expenditure on construction tasks remains incomplete and in
balance revenues and expenditures budget; inspection work on the budget still has many
mistakes from department of communal budget management.
+ To implement the communal budget management of Tan Yen district, Bac
Giang province in the next year should apply synchronization solutions: Continuing to
improve the communal decentralization mechanism budget; solutions in the communal
estimation budget; improving the executive work for budget estimates which should
perform to enhance revenue enhancement projects; the settlement of the communal
budget; improving the training and retraining.
+ From the content on the communal budgets management manage the budget
in a coordinated social, implementing good management in the district budget

effectively and suggest the state issued specific sanctions and strict handling the cases
of failure to comply with regulations on revenue management.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của đất nước, ngân sách Nhà nước ngày càng lớn
mạnh và phát huy vai trò quan trọng trong việc tập trung nguồn tài lực đảm bảo
duy trì sự tồn tại, cũng như mọi hoạt động của bộ máy Nhà nước, đồng thời là
công cụ thiết yếu giúp Nhà nước quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Với chủ trương phát triển toàn diện của Đảng, ngân sách xã ngày càng thể
hiện rõ chức năng, vai trò, nhiệm vụ của mình cung cấp phương tiện vật chất cho
sự tồn tại và hoạt động chính quyền cấp xã trên tất cả các lĩnh vực. Đề cao trách
nhiệm của chính quyền cấp xã trong việc tham gia quản lý tài chính Nhà nước,
đồng thời tạo điều kiện cho huyện chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế
hoạch thu chi ngân sách xã nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá và cải
thiện đời sống của nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên trong điều kiện NSNN có
hạn, thì việc chi ngân sách thế nào cho hiệu quả và tiết kiệm, tránh được tình
trạng thất thoát, thâm hụt luôn là vấn đề được đặt ra.
Tân Yên là huyện miền núi, nằm ở phía tây của tỉnh Bắc Giang, là huyện
nông nghiệp thuần túy, theo ranh giới hành chính, huyện bao gồm 24 xã, thị trấn
với tổng diện tích tự nhiên là 206,7 km2. Trong những năm qua cùng với sự phát
triển chung của tỉnh, huyện Tân Yên luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện
của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, ủy ban nhân dân và các Sở, Ban, Ngành của
tỉnh trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực thu, chi NSNN. Công tác quản lý
ngân sách xã tại huyện Tân Yên đã có nhiều đổi mới, đạt được tiến bộ đáng kể,
kinh tế ngày càng phát triển, văn hoá xã hội khởi sắc, đời sống vật chất và tinh

thần của nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững và ngày
càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay. Tuy nhiên, công
tác quản lý ngân sách xã vẫn còn những bất cập nhất định cả về cơ chế quản lý và
tổ chức thực hiện. Giao thu ngân sách và các nội dung chi ngân sách lại phải chấp
hành những quy định mang nặng tính thủ tục hành chính, gò bó bởi chính sách chế
độ, tiêu chuẩn, định mức phân bổ nhưng lại không bị ràng buộc về hiệu quả sử
dụng ngân sách được giao. Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn
chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, còn có những xã

1


chấp hành quy định về lập dự toán, điều hành dự toán và quyết toán ngân sách
chưa nghiêm.
Với sự nhận thức về tầm quan trọng cũng như những tồn tại trong công
tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Yên; Qua nghiên cứu và thực tế
công tác tại địa phương tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý ngân
sách xã trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân
sách xã mà đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa
bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách xã;
- Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang những năm qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã trên địa bàn
huyện Tân Yên.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách

xã có hiệu quả trên địa bàn huyện Tân Yên cho các năm tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng quản lý ngân sách xã như thế nào?
2. Quản lý NSX trên địa bàn huyện Tân Yên bao gồm những nội dung gì?
3. Để quản lý ngân sách xã cần quan tâm đặc điểm, nguyên tắc quản lý
NSX như thế nào?
4. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã trên địa bàn
huyện Tân Yên?
5. Quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Yên có những thuận lợi và
khó khăn gì?
6. Những giải pháp cần đề xuất để tăng cường quản lý ngân sách xã có
hiệu quả trên địa bàn huyện Tân Yên?

2


1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
-Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách xã.
- Công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Yên.
- Các nguồn thu, chi NSX.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về
quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Yên, yếu tố ảnh hưởng và các giải
pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách xã có hiệu quả.
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu liên quan đến thực trạng
công tác quản lý thu, chi ngân sách xã ở huyện Tân Yên trong năm trở lại đây (từ
năm 2013-2015), các giải pháp đến 2020.


3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Ngân sách Nhà nước và nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
* Khái niệm: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
(Quốc hội, 2002).
* Nguyên tắc quản lý Ngân sách Nhà nước:
NSNN được quản lý thống nhất, tập trung, dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm,
công khai, minh bạch, công bằng, bình đẳng; có phân cấp quản lý; gắn quyền hạn
với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp (Quốc hội, 2002).
Trong hoạt động NS điều này có tầm quan trọng đặc biệt. Một mặt đảm
bảo sự thống nhất ý trí và lợi ích qua phân bổ NS để có hàng hóa dịch vụ công
cộng có tính chất quốc gia. Mặt khác nó phát huy tính chủ động, sáng tạo của các
địa phương, các tổ chức, cá nhân trong giải quyết từng vấn đề cụ thể. Tập trung
không phải độc đoán chuyên quyền mà trên cơ sở phát huy dân chủ cơ sở.
Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có
thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân
scsh hoặc người được ủy quyền quyết định chi. Người ra quyết định chi phải chịu
trách nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn cho công quỹ và tùy
theo tính chất, mức độ vị phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy
cứu trách nhiệm hình sự (Bộ Tài chính, 2003).
Chi đầu tư chương trình, dự án phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội; chiến lược nợ quốc gia, cụ thể: Việc bố trí chi đầu tư XDCB phải phù

hợp với khả năng cân đối bố trí nguồn vốn theo cam kết bố trí dự toán chi ngân
sách cho từng chương trình, dự án; tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí, định mức
phân bổ vốn đầu tư cho từng chương trình, dự án trong từng giai đoạn được cấp
có thẩm quyền; tập trung ưu tiêu bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh

4


thể theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ, đảm bảo tập trung
tránh dàn trải (Chính phủ, 2010).
2.1.1.2. Hệ thống ngân sách nhà nước
Hệ thống ngân sách Nhà nước là tổng thể các cấp ngân sách gắn bó hữu cơ
với nhau, có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau trong quá trình phân phối
và sử dụng nguồn thu để thực hiện các nhiệm vụ chi của từng cấp NS (Đặng Thị
Hồng Vân, 2010).
Tổ chức hệ thống ngân sách Nhà nước luôn gắn liền với tổ chức bộ máy
NN và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của
đất nước trên cơ sở hiến pháp, pháp luật. Phù hợp với mô hình chính quyền nhà
nước ta hiện nay, hệ thống NSNN theo luật định bao gồm ngân sách trung ương
và ngân sách địa phương, được thể hiện cụ thể qua sơ đồ 1.1 (Chính phủ, 2003).

NSNN VIỆT NAM

Ngân sách TW

Ngân sách ĐP

Ngân sách cấp
tỉnh


Ngân sách quận,
huyện

Ngân sách cấp xã

Ngân sách cấp huyện

Sơ đồ 1.1. Hệ thống ngân sách Nhà nước
Nguồn: Chính phủ (2003)

5


Trong hệ thống ngân sách Nhà nước ta hiện nay thì ngân sách Trung ương
giữ vai trò chủ đạo bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi của quốc gia và hỗ trợ
những địa phương chưa cân đối được ngân sách. Ngân sách trung ương đảm bảo
100% cho nhiệm vụ quốc phòng- an ninh, đối ngoại, chi đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng giao thông đường bộ, thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội mang
tính liên kết vùng, khu vực, chi hoàn thuế. Ngân sách địa phương được phân cấp
nguồn thu bảo đảm chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ chi được giao;
tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu,
nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn
(Chính phủ, 2003).
2.1.1.3. Khái niệm, quá trình hình thành ngân sách xã
Ngân sách Nhà nước là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử, bao
gồm toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện
các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước (Quốc hội, 2002).

Ngân sách nhà nước được phân định thành ngân sách Trung ương và ngân
sách địa phương. Ngân sách Trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương. Ngân sách địa
phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân
và Uỷ ban nhân dân (Tỉnh, huyện, xã) ( Quốc hội, 2002).
Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, là quỹ tiền tệ
tập trung phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một bên là chính quyền xã với một
bên là các chủ thể khác thông qua sự vận động của các nguồn tài chính nhằm
đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã trên mọi lĩnh vực
kinh tế, chính trị, an ninh trật tự và văn hoá, xã hội trên địa bàn theo phân cấp.
Nói một cách cụ thể: Ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu, chi được quy
định trong dự toán trong một năm do hội đồng nhân cấp xã quyết định và giao cho uỷ
ban nhân dân cấp xã thực hiện nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của
chính quyền cấp xã.
Song song với sự ra đời, tồn tại và phát triển của chính quyền cấp xã thì
“quỹ” xã (mà bây giờ gọi là NSX) cũng được hình thành và phát triển như một

6


tất yếu khách quan để đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước ở cơ
sở. Qua mỗi giai đoạn phát triển, NSX đã có những thay đổi về chức năng, nhiệm
vụ, về kỷ luật tài chính, chế độ thu chi ngân sách xã cho phù hợp. Chẳng hạn: Về
chức năng, nhiệm vụ: ở thời Khúc Hạo có tư giáp trông coi nhân lực và sánh
thuế; ở thời Lê có xã trưởng trông coi việc khoán thu và nộp thuế; ở thời Nguyễn
có chức sắc ở 3 miền khác nhau phụ trách công tác tài chính.
Về chế độ thu, chi ngân sách xã trong mỗi thời kỳ cũng có sự khác nhau
do sự áp đặt các luật lệ khác nhau của các triều đại. Trong thời Lê, chế độ quản lý
NSX được quy định rất chặt chẽ: đối với xã lớn chỉ được phép chi trong phạm vi
50 quan, xã nhỏ 20 quan (đơn vị tiền tệ lúc đó), quỹ xã chỉ giữ lại 30 quan để chi

tiêu, số còn lại phải gửi vào nhà giàu trong xã cất giữ. Dưới chế độ XHCN, trong
thời kỳ bao cấp NSX chưa được quan tâm, coi trọng do ảnh hưởng của cơ chế
tập trung, bao cấp (Từ năm 1996 ngân sách xã được quản lý theo Luật ngân sách
nhà nước).
Ngày 08/04/1972, “Điều lệ ngân sách xã” được ban hành. Từ đó ngân
sách xã được quản lý theo luật lệ thống nhất của Nhà nước. Lúc này, ngân sách
xã thực sự trở thành công cụ góp phần huy động tài lực, vật lực cho sự nghiệp
xây dựng CNXH đã được bắt đầu trên quy mô toàn quốc, theo kế hoạch 5 năm
lần thứ 2 (1976-1980).
Vị trí, vai trò của ngân sách xã được khẳng định lại trong thời kỳ khôi
phục cơ sở vật chất, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng nông thôn mới với sự
ra đời của Nghị quyết 138/HĐBT ngày 19/11/1983. Ngân sách xã lúc này đã là
một cấp trong hệ thống ngân sách Nhà nước gồm: NSTW, NS Tỉnh (Thành phố
trực thuộc TW), NS Huyện (Quận, Thị xã), Ngân sách xã (Phường, thị trấn). Tuy
nhiên ở thời kỳ này, ngân sách xã chưa thực sự phát huy được vai trò của mình.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế trong thời kỳ đổi mới đất nước,
chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định
hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, trong những năm vừa qua Nhà nước
đã ban hành nhiều văn bản Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan đến
quản lý NSNN nói chung và ngân sách xã nói riêng như: Luật NSNN số
47/1996/QH10 ban hành ngày 20/03/1996; Luật NSNN số 06/1998/QH10 luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của luật NSNN năm 1998; Luật NSNN số
01/2002/QH11; Thông tư số 60/2003/TT- BTC ngày 23/06/2003 và mới đây

7


nhất là Quyết định số 94/2005/QĐ - BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc ban hành chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã, điều này một
lần nữa khẳng định ngân sách xã là một cấp ngân sách nằm trong hệ thống

NSNN thống nhất, là một phần của NSNN, là phương tiện vật chất để chính
quyền cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Đây thực sự là một bước
phát triển mới trong Ngân sách xã, khẳng định rõ ngân sách xã ngày càng được
quan tâm, củng cố và hoàn thiện hơn.
* Khái niệm quản lý.
- Quản lý là sự tác động có tổ chức, định hướng của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý nhằm hướng hành vi của của đối tượng đạt mục tiêu đã định.
- Quản lý ngân sách sách Nhà nước là bộ phận cơ bản quan trọng nhất hợp
thành tài chính Nhà nước do vậy nó cũng chịu sự tác động và điều chỉnh của hệ
thống các cơ quan Nhà nước (Chính phủ, 2003).
* Khái niệm quản lý Ngân sách xã.
Quản lý ngân sách xã là công cụ tài chính giúp chính quyền Nhà nước cấp
trên giám sát hoạt động của chính quyền cấp xã với một hệ thống tổ chức Nhà
nước thống nhất, đồng thời lại có sự phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn
quản lý kinh tế, xã hội cho chính quyền cấp dưới ( Chính phủ, 2003).
2.1.2. Đặc điểm của ngân sách xã
Ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách Nhà nước, vì
vậy nó có đầy đủ những đặc điểm chung của ngân sách các cấp chính quyền địa
phương, cụ thể:
+ Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật;
+ Ngân sách xã được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ,
tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định;
+ Hoạt động thu chi của ngân sách xã luôn gắn liền với chức năng, nhiệm
vụ của chính quyền xã đã được phân cấp, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra, giám
sát của cơ quan quyền lực Nhà nước cấp xã - đó là HĐND cấp xã;
+ Ngân sách xã là cấp ngân sách cuối cùng gắn chặt với việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, là nơi trực tiếp giải quyết mối quan
hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân, đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm

8



minh. Mối quan hệ về lợi ích đó được thực hiện thông qua hoạt động thu chi
ngân sách xã. Thông qua hoạt động thu chi đó, chính quyền cấp xã cũng đảm bảo
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Bên cạnh những đặc điểm chung của cấp ngân sách, ngân sách xã cũng có
những đặc điểm riêng, đó là ngân sách xã vừa là cấp ngân sách vừa là đơn vị sử
dụng ngân sách, chính đặc điểm riêng này đã làm cho ngân sách xã trở thành một
đơn vị dự toán đặc biệt, vì nó không có đơn vị dự toán trực thuộc nào và nó vừa phải
duyệt cấp, chi trực tiếp và tổng hợp các khoản chi trực tiếp vào chi ngân sách xã.
2.1.3. Vai trò của quản lý ngân sách xã
Có thể nói ngân sách xã có vai trò đặc biệt quan trong trong hệ thống
NSNN, vai trò của NSX được thể hiện ở các điểm như sau:
- Thứ nhất: Ngân sách xã là công cụ tài chính quan trọng đảm bảo cung cấp
nguồn kinh phí để duy trì sự hoạt động của bộ máy Nhà nước ở cơ sở.
Ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN thì đương nhiên
chi phí của bộ máy Nhà nước ở cấp xã phải do NSX đảm nhận. Nhờ NSX đó mà
các khoản lương cán bộ xã; các khoản chi tiêu cho quản lý hành chính hay mua
sắm các tài sản phục vụ hoạt động của chính quyền xã mới được đảm bảo.
- Thứ hai: Ngân sách xã chính là một công cụ đặc biệt quan trọng để
chính quyền xã thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội tại
địa phương.
Điều này thể hiện xã là một cấp chính quyền cơ sở của bộ máy quản lý Nhà
nước, trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước với dân, đồng thời đảm
bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội và thực thi mọi chính sách, chế độ của Nhà nước trên địa bàn. NSX chính
là công cụ, phương tiện vật chất hữu hiệu nhất giúp chính quyền xã giải quyết tốt
các quan hệ trên. Vai trò đó được thể hiện trên cả hai mặt là hoạt động thu và chi
ngân sách xã.
2.1.4. Nội dung quản lý ngân sách xã

Nội dung quản lý ngân sách xã được quy định cụ thể tại Luật NSNN năm
2002; Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư số 59/2003/TT - BTC ngày
23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ - CP

9


ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN;
Thông tư số 60/2003/TT - BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản
lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn và các văn
bản hướng dẫn hiện hành của Chính phủ, của Bộ Tài chính cũng như các quy định
về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của HĐND
cấp tỉnh. Nội dung cơ bản về quản lý ngân sách xã như sau:
2.1.4.1. Lập dự toán ngân sách xã
Đây là khâu đâu tiên trong quy trình quản lý ngân sách xã, nó đặt cơ sở
nền tảng cho những khâu tiềp theo. Nếu khâu lập dự toán được thực hiện chính
xác, có cơ sở khoa học, hợp thời gian…sẽ tạo điều kiện rất lớn cho các khâu tiếp
theo, giúp cho quá trình điều hành ngân sách được tốt hơn. Hàng năm, trên cơ sở
hướng dẫn của ủy ban nhân dân cấp trên, ủy ban nhân dân xã lập dự toán ngân
sách năm sau trình Hội đồng nhân dân xã quyết định (Bộ Tài chính, 2003).
* Yều cầu của lập dự toán ngân sách xã:
- Dự toán NSX phải phản ánh một cách đầy đủ, chính xác các khoản thu,
chi dự kiến có thể phát sinh năm kế hoạch theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định
mức của nhà nước. Điều này có nghĩa khi lập dự toán NSX đòi hỏi người lập
phải tính toán đầy đủ các khả năng thu NSX, có tính đến khả năng khai thác
nguồn thu tiềm năng của xã, đồng thời tính toán phân bổ chi tiêu ngân sách xã
đảm bảo tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả.
- Dự toán chi đầu tư phát triển phải căn cứ vào các dự án đầu tư có đủ điều
kiện và nguồn vốn được đảm bảo, ưu tiên bố trí cho các công trình đang thực

hiện dở dang.
- Dự toán chi thường xuyên phải được tuân theo các chính sách chế độ,
tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Lập dự toán NSX phải đảm bảo nguyên tắc cân đối, chi không được
vượt quá nguồn thu quy định có thể thực hiện trong năm kế hoạch. Nghiêm cấm
vay, chiếm dụng vốn hoặc cho vay dưới mọi hình thức để cân đối NSX.
- Dự toán phải được lập theo đúng biểu mẫu quy định, đúng thời gian,
đúng mục lục NSNN, gửi kịp thời cho các cơ quan chức năng của Nhà nước xét
duyệt, tổng hợp, đồng thời phải kèm theo các báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, rõ
căn cứ tính toán.

10


Công chức tài chính-kế toán xã lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách
xã trình UBND xã báo cáo thường trực HĐND xã để xem xét gửi UBND huyện
và phòng Tài chính - KH cấp huyện. Thời gian báo cáo dự toán NSX do UBND
cấp tỉnh quy định. Trên cơ sở đó UBND huyện kiểm tra, tổng hợp và ra quyết
định giao nhiệm vụ thu, chi chính thức cho NS cấp xã. Đối với năm đầu thời kỳ
ổn định ngân sách, phòng tài chính - KH huyện làm việc với UBND xã về cân
đối thu, chi NSX thời kỳ ổ định mới theo khả năng bố trí cân đối chung của ngân
sách địa phương. Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, phòng tài chính
huyện chỉ tổ chức làm việc với UBND xã về dự toán ngân sách khi UBND xã có
yêu cầu.
Căn cứ Quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NSX do UBND cấp huyện giao,
UBND xã hoàn chỉnh dự toán thu, chi ngân sách xã và phương án phân bổ ngân
sách xã trình HĐND xã quyết định trước ngày 31/12 năm trước.
Dự toán NSX sau khi được HĐND xã quyết định, UBND xã báo cáo
UBND cấp huyện và phòng Tài chính cấp huyện; đồng thời thông báo công khai
dự toán NSX theo chế độ công khai tài chính, ngân sách theo quy định hiện hành.

* Căn cứ lập dự toán Ngân sách xã
Dự toán ngân sách xã được lập dựa trên những căn cứ cụ thể để có thể xác
lập các chỉ tiêu thu, chi NSX một cách tương đối chính xác, khoa học, từ đó tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động quản lý và điều hành NSX cũng như
đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của chính quyền cấp xã . Các căn cứ lập dự toán ngân sách xã bao gồm:
- Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng,
trật tự an toàn xã hội trên địa bàn của xã;
- Chính sách, chế độ thu, chi NSNN, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ
chi NSX và tỷ lệ phân chia nguồn thu do HĐND cấp tỉnh quy định;
Chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi Ngân sách do Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và HĐND cấp tỉnh quy định;
- Số kiểm tra về dự toán NSX do UBND huyện thông báo;
- Tình hình thực hiện dự toán NSX các năm trước, ước thực hiện Ngân
sách năm hiện hành;

11


* Trình tự lập dự toán ngân sách xã
- Ban tài chính xã phối hợp với cơ quan thuế, tổ đội thuế xã (nếu có), tổ uỷ
nhiệm thu, các thôn, đội để tính toán các khoản thu ngân sách trên địa bàn (trong phạm
vi phân cấp cho xã quản lý).
- Các ban ngành, tổ chức của xã (Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội
phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh ...) căn cứ chức năng nhiệm vụ được
giao và chế độ định mức, tiêu chuẩn chi, tiến hành lập dự trù kinh phí hoạt động
cho các công việc dự kiến năm kế hoạch, dự tính các khoản thu có thể phát sinh
theo điều lệ hoạt động của tổ chức mình để cung cấp tư liệu cho Ban Tài chính xã
lập dự toán NSX. Trường hợp các tổ chức, đoàn thể lập dự trù kinh phí vượt quá
định mức, tiêu chuẩn theo số kiểm tra đã thông báo thì Ban Tài chính xã có

quyền yêu cầu sửa lại cho phù hợp.
- Ban Tài chính xã lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách xã trình
UBND xã báo cáo thường trực HĐND xã để xem xét gửi UBND huyện và
phòng Tài chính - KH cấp huyện. Thời gian báo cáo dự toán NSX do UBND cấp
tỉnh quy định. Trên cơ sở đó UBND huyện kiểm tra, tổng hợp và ra quyết định
giao nhiệm vụ thu, chi chính thức cho NS cấp xã. Đối với năm đầu thời kỳ ổn
định ngân sách, phòng tài chính - KH huyện làm việc với UBND xã về cân đối
thu, chi NSX thời kỳ ổ định mới theo khả năng bố trí cân đối chung của ngân
sách địa phương. Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, phòng tài chính
huyện chỉ tổ chức làm việc với UBND xã về dự toán ngân sách khi UBND xã có
yêu cầu.
- Căn cứ Quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NSX do UBND cấp huyện giao,
UBND xã hoàn chỉnh dự toán thu, chi ngân sách xã và phương án phân bổ ngân
sách xã trình HĐND xã quyết định trước ngày 31/12 năm trước.
- Dự toán NSX sau khi được HĐND xã quyết định, UBND xã báo cáo
UBND cấp huyện và phòng Tài chính cấp huyện; đồng thời thông báo công khai
dự toán NSX theo chế độ công khai tài chính, ngân sách theo quy định hiện hành.
2.1.4.2. Chấp hành ngân sách xã
Chấp hành NSX là khâu quan trọng trong quá trình quản lý NSX. Việc chấp
hành ngân sách đúng đắn và có điều chỉnh kịp thời dự toán là tiền đề quan trọng bảo
đảm điều kiện để thực hiện các khoản thu, chi đã ghi trong kế hoạch phát triển kinh
tế- xã hội của xã, tránh mất cân đối ngân sách (Bộ Tài chính, 2003).

12


Sau khi dự toán NSX được phê duyệt và năm ngân sách bắt đầu (tính theo
năm dương lịch) thì việc thực hiện dự toán NSX được tiến hành.
Theo Luật NSNN, mọi khoản thu, chi của ngân sách xã đều phải thực hiện
thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN). Vì vậy, các xã đều phải tiến hành

mở tài khoản Ngân sách để giao dịch tại KBNN huyện. Chủ tài khoản là chủ tịch
UBND xã (hoặc người được uỷ quyền), kế toán là kế toán ngân sách xã, các chức
danh Chủ tài khoản và Kế toán phải đăng ký chữ ký và mẫu dấu tại KBNN.
Căn cứ vào dự toán NSX và phương án phân bổ NSX cả năm đã được
HĐND xã quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi NSX theo mục lục
NSNN gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm
soát chi.
* Điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong quá trình chấp hành ngân sách.
Khi tổ chức chấp hành ngân sách xã, trong một số trường hợp kế hoạch
NS đã được duyệt phải điều chỉnh một phần hoặc điều chỉnh toàn bộ. Điều chỉnh
kế hoạch NS từng phần là tiến hành điều chỉnh các chỉ tiêu thu, chi trong kế
hoạch NS đã được duyệt nhưng mang tính chất cục bộ, bộ phận, về căn bản
không làm ảnh hưởng đến kế hoạch NS năm.
Dự toán NSX có thể được điều chỉnh từng phần trong các trường hợp:
Tình hình kinh tế - xã hội có những biến động (thiên tai, hạn hán ...) nhưng
không lớn chỉ ảnh hưởng cục bộ đến từng bộ phận hoạt động thu, chi NSX; do
Nhà nước thay đổi về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý điều hành NSNN làm
ảnh hưởng đến từng phần hoạt động thu, chi NS xã.
Thẩm quyền điều chỉnh dự toán thu, chi NSX do UBND xã lập phương án
điều chỉnh trình HĐND xã xem xét, quyết định theo Luật NSNN.
Khi thực hiện điều chỉnh dự toán NSX phải theo hướng cụ thể sau:
- Nếu thu không đạt dự toán thì được phép giảm chi một số khoản tương ứng.
- Trường hợp chi đột xuất ngoài dự toán nhưng không thể trì hoãn được
mà dự phòng NS không đủ để đáp ứng thì được phép sắp xếp lại các khoản chi
trong dự toán được giao để có nguồn đáp ứng nhu cầu chi đột xuất đó.
Điều chỉnh toàn bộ dự toán NSX chỉ sảy ra khi có những biến động lớn
làm đảo lộn toàn bộ dự toán NS xã đã được phê duyệt như chiến tranh, các thiên
tai nghiêm trọng sảy ra ... Việc điều chỉnh toàn bộ dự toán NSX do UBND xã

13



×