Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ do huyện ủy quản lý trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.57 MB, 114 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THANH MAI

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
DO HUYỆN ỦY QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Khánh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Mai

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Hữu Khánh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn – Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Huyện ủy Phú
Xuyên, thành phố Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Mai

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan.................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................ii
Mục lục .......................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................... vi
Danh mục bảng............................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. mở đầu ............................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài .............................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận .................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm ............................................................................................. 4


2.1.2.

Một số tiêu chuẩn đối với cán bộ .................................................................... 10

2.1.3.

Vị trí vai trò của cán bộ huyện ủy quản lý ...................................................... 12

2.1.4.

Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ do Huyện ủy quản lý ........................ 13

2.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ do Huyện ủy
quản lý ........................................................................................................... 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 19

2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ trên thế giới ................................... 19

2.2.2.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở Việt Nam ....................... 22


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm ...................................................................................... 24

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 26
3.1.

Đặc điểm địa bàn ........................................................................................... 26

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................................................. 26

3.1.2.

Tình hình sử dụng đất đai ............................................................................... 27

3.1.3.

Thực trạng dân số và lao động của Huyện Phú Xuyên .................................... 29

3.1.4

Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện ................................................................. 30

3.1.5.


Khái quát chung về Đảng bộ huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội ................ 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 31

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................... 31

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 32

3.2.3.

Phương pháp tính toán và tổng hợp số liệu ..................................................... 34

3.2.4.

Phương pháp phân tích ................................................................................... 34

3.2.5.

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ ....................................... 34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 36
4.1.

Thực trạng đội ngũ cán bộ do huyện ủy phú xuyên quản lý ............................ 36


4.1.1.

Số lượng đội ngũ cán bộ do huyện ủy quản lý ................................................ 36

4.1.2.

Chất lượng của đội ngũ cán bộ do Huyện ủy quản lý ...................................... 41

4.1.3.

Một số kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa,
an ninh quốc phòng của Phú Xuyên từ năm 2013 đến năm 2015 .................... 52

4.1.4.

Các hoạt động nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ do Huyện ủy
quản lý ........................................................................................................... 61

4.1.5.

Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ do Huyện ủy quản lý .............................. 62

4.1.6.

Phân tích swot đánh giá chất lượng cán bộ do Huyện ủy quản lý .................... 70

4.2.

Các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ do

huyện ủy phú xuyên quản lý ........................................................................... 71

4.2.1.

Công tác tuyển dụng cán bộ ........................................................................... 71

4.2.2.

Công tác quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ ....................................................... 73

4.2.3.

Công tác luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ ........................................ 75

4.2.4.

Phẩm chất đạo đức cán bộ .............................................................................. 76

4.2.5.

Điều kiện làm việc và chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ
huyện ủy quản lý ............................................................................................ 77

iv


4.2.6.

Độ tuổi và thâm niên công tác ........................................................................ 81


4.3.

Một số giải pháp chính để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ do
huyện ủy phú xuyên quản lý ........................................................................... 83

4.3.1.

Căn cứ đưa ra giải pháp .................................................................................. 83

4.3.2.

Giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cán bộ do huyện ủy Phú
Xuyên quản lý ................................................................................................ 88

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 96
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 96

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 97

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 99

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CBCC

Cán bộ công chức

UBND

Ủy Ban nhân dân

HU

Huyện ủy

CVCC

Chuyên viên cao cấp

CVC

Chuyên viên chính

CV

Chuyên viên

ĐH


Đại học



Cao đẳng

CBTP

Chế biến thực phẩm

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Xuyên.................................................28

Bảng 3.2.

Dân số lao động huyện Phú Xuyên ...........................................................29

Bảng 3.3.

Cơ cấu GDP các ngành kinh tế huyện Phú Xuyên từ 2013 đến 2015 ............ 30

Bảng 3.4.

Đối tượng và mẫu điều tra ........................................................................32


Bảng 4.1.

Số lượng cán bộ do Huyện ủy Phú Xuyên quản lý ....................................40

Bảng 4.2.

Trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ do
Huyện ủy Phú Xuyên quản lý ...................................................................41

Bảng 4.3.

Trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của cán bộ Đảng, đoàn
thể cấp huyện do Huyện ủy quản lý ..........................................................42

Bảng 4.4.

Trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của cán bộ UBND huyện
do Huyện ủy quản lý ................................................................................43

Bảng 4.5.

Trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của cán bộ khối trường do
Huyện ủy quản lý .....................................................................................44

Bảng 4.6.

Trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của cán bộ chốt cấp xã,
thị trấn do Huyện ủy quản lý ....................................................................45

Bảng 4.7.


Chất lượng của cán bộ do huyện ủy quản lý phân theo trình độ quản
lý Nhà nước năm 2014 .............................................................................46

Bảng 4.8.

Chất lượng của cán bộ do huyện ủy quản lý phân theo độ tuổi năm
2014.........................................................................................................48

Bảng 4.9.

Chất lượng của cán bộ do huyện ủy quản lý phân theo giới tính
năm 2014 .................................................................................................50

Bảng 4.10. Chất lượng của cán bộ do huyện ủy quản lý phân theo trình độ
ngoại ngữ và tin học năm 2014 ................................................................51
Bảng 4.11. Khả năng sử dụng ngoại ngữ tin học của cán bộ ......................................53
Bảng 4.12. Một số kết quả thực hiện năng lực vận động.............................................54
Bảng 4.13. Thu ngân sách trên địa bàn huyện Phú Xuyên ..........................................55
Bảng 4.14. Tình hình chi ngân sách trên địa bàn huyện Phú Xuyên ............................56
Bảng 4.15. Kết quả về về văn hóa – xã hội .................................................................58
Bảng 4.16. Thực trạng hoàn thành công việc của cán bộ do .......................................63

vii


Bảng 4.17. Kết quả điều tra cán bộ huyện đánh giá chất lượng của đội ngũ cán
bộ cấp cơ sở (n=73) .................................................................................64
Bảng 4.18. Kết quả điều tra cán bộ cơ sở đánh giá chất lượng của đội ngũ cán
bộ cấp huyện (n=34) ................................................................................65

Bảng 4.19. Kết quả điều tra người dân đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ
huyện ủy quản lý (n=40) ..........................................................................65
Bảng 4.20. Ma trận SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
cán bộ do Huyện ủy quản lý .....................................................................70
Bảng 4.21. Công tác quy hoạch cán bộ.......................................................................73
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của công tác quy hoạch, bồi dưỡng và đào tạo đến chất
lượng CBCC do Huyện ủy quản lý (107 phiếu) ........................................74
Bảng 4.23. Kết quả luân chuyển, điều động cán bộ ....................................................76
Bảng 4.24. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công việc ...................................78
Bảng 4.25. Lương cán bộ có trình độ đại học tại các Ban Đảng, đoàn thể huyện
chưa trừ bảo hiểm ....................................................................................79
Bảng 4.26. Lương cán bộ các phòng chuyên môn UBND huyện ................................79
Bảng 4.27. Lương cán bộ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện ......................................80
Bảng 4.28. Ảnh hưởng của điều kiện làm việc và chế độ, chính sách của Nhà
nước đối với chất lượng cán bộ do Huyện ủy quản lý ...............................81
Bảng 4.29. Thâm niên công tác của cán bộ ................................................................82
Bảng 4.30. Nhu cầu học tập và đào tạo của cán bộ do huyện ủy quản lý .....................87

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Mai
Tên Luận văn: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ do Huyện ủy quản lý
trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục tiêu chung: Trên cơ sở nghiên cứu chất lượng đội
ngũ cán bộ và phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ do
Huyện ủy Phú Xuyên quản lý để đưa ra một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ do Huyện ủy Phú Xuyên quản lý trong quá trình xây dựng và phát triển
kinh tế; Và bốn mục tiêu cụ thể: Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn về chất
lượng cán bộ và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, đánh giá đúng thực trạng chất
lượng đội ngũ cán bộ do Huyện uỷ Phú Xuyên quản lý, phân tích các tố ảnh hưởng tới
chất lượng đội ngũ cán bộ do Huyện ủy Phú Xuyên quản lý, đề xuất những giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ do Huyện ủy Phú Xuyên quản lý.
Phương pháp nghiên cứu
Ngoài ra đề tài cũng nêu khái quát đặc điểm địa bàn, đặc điểm Đảng bộ huyện
Phú Xuyên và phương pháp nghiên cứu như chọn điểm nghiên cứu; thu thập dữ liệu, số
liệu; phân tích; tính toán và tổng hợp số liệu; phỏng vấn trực tiếp người dân để làm rõ
hơn thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ do Huyện ủy Phú Xuyên quản lý.
Kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu nâng cao chất lượng cho cán bộ do Huyện ủy quản lý trên địa
bàn huyện Phú Xuyên cho thấy nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức do Huyện ủy
quản lý trên địa bàn huyện Phú Xuyên những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích
cực trong việc nâng cao năng lực đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đặt
ra trong giai đoạn mới. Đa số cán bộ, công chức nhiệt tình với công việc, có kinh
nghiệm trong cuộc sống, biết vận dụng các kinh nghiệm để giải quyết, xử lý công việc.
69,31% cán bộ có trình độ đại học, 19/277 đồng chí có trình độ trên đại học, không có
cán bộ chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Số lượng cán bộ có trình độ lý luận
chính trị cao cấp chiếm 12,99%; trung cấp là 68,59%; cán bộ có trình độ lý luận chính
trị sơ cấp và chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ. Tuy nhiên đội ngũ này vẫn còn bộc lộ
nhiều hạn chế, số lượng cán bộ cấp cơ sở được đào tạo đại học, cao đẳng hệ tại chức là

ix



131/165 đồng chí, chủ yếu cán bộ cấp cơ sở trưởng thành trong quá trình công tác và
học tích lũy kiến thức, hoàn thiện bằng cấp trong quá trình làm việc; một số ít chưa
được sắp xếp đúng chuyên môn đào tạo, khả năng công tác. Công tác thu hút, quy hoạch
đội ngũ cán bộ trẻ còn chưa được quan tâm, số cán bộ dưới 30 tuổi là 15 người chiếm
5,42%; công tác quy hoạch cán bộ nữ đã được quan tâm, song tỷ lệ cán bộ nữa được bổ
nhiệm vào chức danh lãnh đạo quản lý còn thấp chiếm 20,93%.
Kết quả đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ giữa cán bộ tự đánh giá và người
dân đánh giá vẫn còn có sự chênh lệch. Người dân, những người trực tiếp làm việc và
sử dụng dịch vụ hành chính Nhà nước đánh giá đa số cán bộ khối UBND và cán bộ cấp
cơ sở có chất lượng khá, trung bình, vẫn còn ý kiến đánh giá chất lượng yếu.
Nguyên nhân dẫn đến chất lượng đội ngũ cán bộ do Huyện ủy Phú Xuyên quản
lý được người dân đánh giá chưa cao là do công tác tuyển dụng, quy hoạch thực hiện
chưa đáp ứng được nhu cầu, tình trạng bố trí, sử dụng cán bộ không đúng chuyên môn,
ngành nghề còn tồn tại. Trình độ cán bộ cấp cơ sở còn thấp chưa đáp ứng được đòi hỏi
ngày càng cao của công việc. Thực tế việc tuyển dụng còn nhiều bất cập, chưa thực
quan tâm đến năng lực, kỹ năng của người được tuyển dụng; Trình độ ngoại ngữ và
trình độ tin học của đội ngũ cán bộ có chứng chỉ bằng cấp, song thực tế còn nhiều hạn
chế; Thu nhập của đội ngũ cán bộ tuy đã được quan tâm hơn từ khi Phú Xuyên trở thành
một trong 30 quận, huyện, thị của Thành phố Hà Nội nhưng vẫn chưa thực sự đảm bảo
cuộc sống của cán bộ.
Từ thực trạng chất lượng và nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán
bộ do Huyện ủy Phú Xuyên quản lý, tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ do Huyện ủy Phú Xuyên quản lý trên địa bàn huyên Phú Xuyên,
thành phố Hà Nội như : Công tác tuyển dụng cán bộ là lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn
nghiệp vụ, chuyên môn, có phẩm chất, có năng lực phù hợp với lĩnh vực công tác, tùng
bước nâng cao chất lượng cán bộ ngày càng tốt hơn; Đổi mới cách thức, quy trình thực
hiện quy hoạch cán bộ, cần phải có quy hoạch trong từng giai đoạn cụ thể, quan tâm đến
đội ngũ cán bộ trẻ và cán bộ nữ. Song song với công tác quy hoạch cán bộ, công tác đào
tạo cán bộ phải gắn với nhu cầu, mục tiêu đào tạo để trách lãng phí; Tạo môi trường làm

việc tốt, đảm bảo nhu cầu thiết yêu phục vụ quá trình làm việc của đội ngũ cán bộ.
Không ngừng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng, phẩm chất chính trị cho đội ngũ
cán bộ.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thanh Mai
Thesis title: "Improving the quality of cadres managed by the District Party
Committee in Phu Xuyen District, Hanoi".
Major: Economic management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
This study was carried out with the common goal: On the basis of researching
on the quality of cadres and analyzing the factors that influences the quality of cadres
managed by Phu Xuyen District Party Committee, giving some main solutions to
improve the quality of cadres managed by Phu Xuyen District Party Committee in the
process of developing the economy. The four specific objectives are: Contributing in
systematizing a theoretical basis about the quality of cadres and improving the quality
of public cadres; appraising the quality of cadres managed by Phu Xuyen District;
analyzing the factors influencing the quality of cadres managed by Phu Xuyen District
Party Committee; proposing the main solutions to enhance the quality of cadres
managed by Phu Xuyen District Party Committee.
Materials and Methods
In addition, this study outlines the geographical traits of Phu Xuyen District
Party Committee and the applied research methods such as selecting research sites,

collecting data; analysing, calculating and aggregating data; interviewing people to
clarify the quality of cadres managed by Phu Xuyen District Party Committee.
Main findings and conclusions
The research on improving the quality of cadres managed by Phu Xuyen District
Party Committee showed that generally the cadres under management of Phu Xuyen
District Party Committee in recent years have positively changed in improving their
ability to fulfill economic and social development missions in the new period. The
majority is enthusiastic at work, has experiences, and is able to apply these experiences
to complete their job. 69.31% of the cadres have university degrees, 19/277 have
attended postgraduate education, and there is no untrained member of staff. The number
of employees qualifying in high-level political theories accounts for 12.28%; in
intermediate level is 67.09%; elementary level and untrained workers only occupy a
small proportion of the workforce. However there are still many limitations. 131/165

xi


public servants attended in-service university or college, most completed their degree
while working; some are not assigned a suitable position. The plans to attract young
employees are not paid enough attention. There are only 15 staff members under 30
years-old, accounts for 5.42%. Attention was paid to the developing of women in the
workplace but the percentage of female workers in leading positions is low, only
accounts for 20.93%.
There are differences between the self-evaluated results and the surveyed results
regarding the quality of cadres. People who work directly and use state administrative
services assessed: the majority of Committee cadres are of medium quality and some
people even evaluated that the quality of services is low.
The causes of the low quality of cadres managed by Phu Xuyen District
Committees are inadequacy in recruiting and implementing workforce; inappropriate
position assigning. Local cadres are of low quality and do not meet the increasing

demands of the job. In fact, there are many shortcomings in recruitment. The
recruitment process does not put emphasis on the ability and skills of the employed.
Cadres possess foreign language or computer certificates but their practical capacity is
still limited. Ever since Phu Xuyen became one of the 30 districts of Hanoi, there have
been some improvements in the income of staff members but they are still not enough to
maintain their daily lives.
From the current situation of the quality of cadres managed by Phu Xuyen
District Party Committee and the factors influencing it, I offer some solutions to
improve the quality of cadres managed by Phu Xuyen District Party Committee, Hanoi
as of following: the recruitment process should prioritize people who possess
professional criteria, quality and ability that matches a position’s demand; gradually
improve the quality of cadres; the process of cadres planning should be specific and
appropriate for each period; young and female cadres should be invested in more; Along
with cadres planning, staff training must be linked to the needs and objectives of
training to avoid prodigality; there should be more focus on creating a better working
environment and ensuring the basic needs to support the work process of the cadres; and
to constantly educate the cadres in upholding their morality and political viewpoint.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đảng và Nhà nước ta đã xác định công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất,
có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả công việc, là khâu then chốt
trong sự nghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào
những thành công trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Cán bộ
là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ, giải thích cho dân
chúng hiểu và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho

Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”.
Quá trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở
cửa và hội nhập quốc tế là cả một chặng đường phấn đấu lâu dài với những
nhiệm vụ cao cả, vô cùng khó khăn, phức tạp. Muốn đạt được những kết quả to
lớn trong quá trình ấy đòi hỏi sự góp sức chung tay của tất cả các ngành, các lĩnh
vực, của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương và của cả khối đại
đoàn kết dân tộc. Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời
kỳ suy thoái, văn hoá xã hội tiến bộ nhiều mặt, đời sống của nhân dân được cải
thiện, chính trị – xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội
được tăng cường; công tác đối ngoại thu được nhiều thành tựu quan trọng, đã
khẳng định vị thế của nước ta trên trường quốc tế; sức mạnh khối đại đoàn kết
toàn dân được phát huy. Có những thành công lớn lao đó bắt nguồn từ đường lối
đổi mới đúng đắn của Đảng cùng với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của toàn
Đảng, toàn dân, trong đó có sự đóng góp quan trọng, xứng đáng của đội ngũ cán
bộ (Đỗ Minh Luyên, 2013).
Bên cạnh đó nhiều khuyết điểm, yếu kém vốn có được nêu ra nhiều lần
trong các văn kiện của Đảng, nhưng chậm được khắc phục. Chiến lược cán bộ
vẫn chậm được cụ thể hóa và triển khai một cách đồng bộ, toàn diện; chưa chăm
lo đúng mức đến việc đào tạo nguồn cán bộ cơ bản, lâu dài. Một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý,
kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống
với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá
nhân, ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục
1


bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc. Đứng trước tình hình trên đòi
hỏi chúng ta phải xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt và chất
lượng chuyên môn cao.
Đối với cấp huyện là cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo với cấp cơ sở; là nơi

truyền tại mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước đến với cơ sở. Do vậy, việc xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ
cán bộ huyện là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương nói riêng, của cả nước nói chung. Nhận thức rõ tầm quan
trọng của đội ngũ cán bộ, những năm qua, Huyện ủy Phú Xuyên đã xây dựng
nhiều Chương trình, đề án nhằm nâng cao chất lượng và phát huy sức mạnh của
đội ngũ ấy như Chương trình số 25-Ctr/HU ngày 04/4/2008, Chương trình số 07Ctr/HU ngày 21/11/2011, Đề án số 02-ĐA/HU ngày 21/11/2011. Tuy nhiên việc
đổi mới công tác cán bộ vẫn chưa theo kịp với đổi mới kinh tế và phát triển xã
hội, chất lượng một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, chưa
tạo được niềm tin với nhân dân.
Thực tiễn ấy, đòi hỏi phải đánh giá đúng chất lượng để tìm ra giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ Huyện ủy quản lý. Trên cơ sở
những kiến thức đã được học, sự giúp đỡ chỉ bảo của thầy hướng dẫn và xuất
phát từ yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn địa phương nơi công tác, tác giả chọn đề tài:
“Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ do Huyện ủy quản lý trên địa bàn
huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cuối khóa.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ và phân tích
những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ do Huyện uỷ Phú Xuyên
quản lý để đưa ra một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ
do Huyện ủy Phú Xuyên quản lý trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn về chất lượng cán bộ và
nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ;
- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ do Huyện uỷ Phú
Xuyên quản lý;

2



- Phân tích các tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ do Huyện ủy
Phú Xuyên quản lý;
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ
cán bộ do Huyện ủy Phú Xuyên quản lý.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Cán bộ là gì? Cán bộ do Huyện ủy quản lý bao gồm những đối tượng nào?
- Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ do Huyện ủy Phú Xuyên quản lý
ra sao?
- Tại sao cần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ do Huyện ủy Phú
Xuyên quản lý?
- Giải pháp nào để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ do Huyện ủy
quản lý trên địa bàn huyện Phú Xuyên?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng cán bộ do Huyện ủy Phú
Xuyên quản lý và các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ do Huyện
ủy quản lý trên địa bàn huyện Phú Xuyên trong những năm 2013-2015.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng của đội ngũ cán bộ do huyện ủy
quản lý. Qua việc phân tích thực trạng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó
đề xuất giải pháp để năng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ.
1.4.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu, điều tra trên địa bàn huyện Phú Xuyên.
1.4.2.3. Phạm vi về thời gian
Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ qua ba năm từ 2013 đến năm 2015.

3



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm cán bộ
Mỗi quốc gia khác nhau đều có quan niệm về cán bộ, công chức khác
nhau, đa số các nước đều giới hạn cán bộ, công chức trong phạm vi bộ máy hành
chính nhà nước. Ở nước ta, để phù hợp với thể chế chính trị và tổ chức bộ máy
của cả hệ thống chính trị chúng ta dùng khái niệm “cán bộ, công chức” (Nguyễn
Thị Hồng Dung, 2015).
Ở Việt Nam, trải qua một thời gian dài cho đến khi Luật Cán bộ, công
chức được ban hành năm 2008, trong nhận thức cũng như trong hoạt động quản
lý, chúng ta chưa xác định được rõ ràng cán bộ, công chức, viên chức. Trong
điều kiện thể chế chính trị của Việt Nam, có một điểm đặc biệt là đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức luôn có sự liên thông với nhau. Theo yêu cầu nhiệm vụ của
cơ quan có thẩm quyền điều động, luân chuyển họ giữa các cơ quan, tổ chức của
Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Với điểm đặc thù này, việc nghiên
cứu để xác định rõ cán bộ, công chức, viên chức một cách triệt để rất khó và
phức tạp. Trọn đời sống xã hội, từ lâu thuật ngữ “cán bộ” được sử dụng rộng rãi
nhưng không theo một quy định nào. “Cán bộ” không chỉ để gọi những người
làm việc trong các cơ quan của Đảng, của Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã
hội mà còn được sử dụng cả trong các hoạt động sự nghiệp. Có khi người ta sử
dụng luôn cả cụm từ “cán bộ, công chức, viên chức” để chỉ chung những người
làm việc trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Vấn đề làm rõ thuật ngữ “cán bộ”, “công chức”, “viên chức” được coi là
vấn đề cơ bản, quan trọng, là một nhu cầu cần thiết xuất phát từ thực tiễn đổi mới
cơ chế cơ chế quản lý đặt ra hiện nay. Điều này đã được Luật Cán bộ, công chức
năm 2008 giải quyết tương đối triệt để và khoa học, phù hợp với lịch sử hình
thành đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phù hợp với thể chế chính trị và thực
tiễn quản lý của Việt Nam, tạo cơ sở căn cứ để đưa ra những nội dung đổi mới và

cải cách chế độ công vụ, công chức trong thời gian tới. Đồng thời đây cũng là
căn cứ để xác định rõ phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật. Từ đây chúng ta
có căn cứ và cơ sở để tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện và đôi mới cơ chế quản
4


lý đội ngũ cán bộ; đội ngũ công chức; đội ngũ viên chức làm việc trong các cơ
quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Do đó, nhiệm vụ cơ bản, quan trọng và đầu tiên mà Luật Cán bộ, công
chức năm 2008 đã làm được, đó là làm rõ được những tiêu chí xác định ai là cán
bộ, ai là công chức mới được quy định rõ.
* Khái niệm cán bộ
Khoản 1 Điều 4 của Luật Cán bộ quy định: Cán bộ là công dân Việt Nam,
được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong
cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội
Trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo quy định này thì tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê
chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. Những người đủ các tiêu
chí chung của cán bộ mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan của Đảng,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thông qua bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ chức danh theo nhiệm kỳ thì được xác định là cán bộ.
Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức
vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí
thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội.
* Khái niệm công chức
Khái niệm “công chức” gắn liền với sự ra đời công chức ở các nước
phương Tây. Từ nửa cuối thế kỷ XIX tại nhiều nước đã thực hiện chế độ công
chức thời gian tương đối lâu, “công chức” được hiểu là những công dân được
tuyển dụng và bổ nhiệm giữ công vụ thường xuyên trong một cơ sở của Nhà

nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước, đã được xếp
vào một ngạch và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ năm 2008 ở nước ta công chức được
quy định: là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân
đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
5


nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý
của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị
sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật .
Như vậy, công chức được quy định cụ thể bởi đối tượng, phạm vi với
những đặc trưng cụ thể:
- Là công dân của quốc gia;
- Được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan hành chính Nhà nước;
- Được xếp vào ngạch cụ thể theo quy định của pháp luật;
- Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
- Được quản lý thống nhất và được điều chỉnh bằng luật riêng;
- Thừa hành các quyền lực Nhà nước giao cho, chấp hành các công vụ của
nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước.
Đội ngũ công chức là bộ phận quan trọng trong nền hành chính nhà nước
của một quốc gia. Sự ra đời, phát triển của công chức hành chính Nhà nước là sự
phát triển và hoàn thiện của nhà nước pháp quyền. Xã hội càng phát triển bao
nhiêu thì đòi hỏi một đội ngũ công chức cần phải có chất lượng, trình độ chuyên

môn càng cao đủ để quản lý tính phức tạp của kinh tế, xã hội.
* Phân loại cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau: Phân loại
căn cứ theo trình độ giáo dục, chuyên môn; Phân loại căn cứ vào hệ thống cơ cấu
tổ chức của nền hành chính. Tuy nhiên cách phân loại này chưa bao quát hết đối
tượng cán bộ công chức. Cách phân loại cán bộ, công chức hợp lý, rõ ràng và
hoàn thiện nhất đó là phân loại căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ:
- Công chức lãnh đạo, quản lý: Là những người được bầu cử hoặc bổ
nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ đạo trong suốt quá trình lãnh đạo, quản lý; có
nhiệm vụ hoạch định chỉ trương, chính sách và điều khiển quá trình hoạt động
của nó ở thực tiễn. Đối tượng này được quy hoạch, đào tạo căn bản cả về lý luận
chính trị, lẫn nghiệp vụ chuyên môn, có khả năng tổng hợp và khái quát cao.
Ngay từ đầu họ đã hiểu được vai trò của công tác tổ chức và trách nhiệm của họ
trong công việc thực hiện công vụ.
6


- Công chức chuyên môn: Là những người đã được đào tạo, bồi dưỡng ở
các trường lớp, có khả năng chuyên môn, được tuyển dụng, đảm nhiệm nhiệm vụ
chuyên môn trong cơ quan hành chính Nhà nước. Họ có trách nhiệm thực hiện
những hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành, có số lượng đông và hoạt động của họ
có tính chất quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
- Nhân viên giúp việc: Là những người làm việc cụ thể, được đào tạo, bồi
dưỡng trong thực tế công tác là chính, được tuyển dụng để thực hiện nhiệm vụ
phục vụ cho bộ máy làm việc của cơ quan. Cho đến nay, họ là đối tượng gần như
chưa được đào tạo cơ bản mà hầu hết là chuyển từ bộ phận chuyên môn khác
nhận nhiệm vụ.
2.1.1.2. Khái niệm về quản lý Nhà nước
Quản lý là chức năng vốn có của mọi tổ chức, của mọi loại hoạt động. Nó
phát sinh từ sự phân công lao động xã hội, cần thiết phải phối hợp hành động của

các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức có sự điều khiển từ trung tâm, nhằm thực
hiện mực tiêu chung của tổ chức. Quản lý là một khái niệm có nội hàm xác định,
song lâu nay thường có các cách định nghĩa, cách hiểu khác nhau và được thể
hiện bằng các thuật ngữ khác nhau. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học
quản lý, vấn đề cơ bản đã được làm sáng tỏ để có một cách hiểu thống nhất.
Phạm Quang Lê (2007) nêu rõ “Quản lý là sự tác động có chủ đích của
chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các
thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất”.
Quản lý nhà nước còn được gọi là quản lý hành chính nhà nước là hoạt
động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực nhà nước. Đó là chức năng
quan trọng nhất của bất kỳ nhà nước nào. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là
sự tổ chức và quản lý sự vụ hữu quan của mọi tổ chức và đoàn thể xã hội, theo
nghĩa hẹp là hoạt động quản lý hành chính nhà nước do Chính phủ đại diện Nhà
nước thực thi và đảm bảo bằng sức cưỡng chế nhà nước (Mai Hữu Khê, 2002).
Trong thực tế tổ chức công tác quản lý hành chính luôn kết hợp quản lý theo lãnh
thổ, quản lý theo lĩnh vực và quản lý theo ngành.
2.1.1.3. Khái niệm cán bộ do huyện ủy quản lý
Theo Quyết định số 44-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 14/11/1992 về
quản lý cán bộ, mục 3 điều 5 nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn của quận, huyện, thị
ủy mà cụ thể Ban Thường vụ quận, huyện, thị ủy:
7


+ Quyết định việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bố trí, khen
thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu… đối với trưởng ban, phó trưởng ban huyện ủy, quận
ủy, thị ủy và tương đương; đảng ủy viên hoặc chi ủy viên xã, phường và các tổ
chức cơ sở đảng; trưởng, phó phòng huyện, quận, thị xã và tương đương; cấp
trưởng và cấp phó ban chấp hành các đoàn thể nhân dân ở cấp huyện, quận, thị
xã. Lãnh đạo các cơ quan nhà nước và đoàn thể nhân dân thực hiện các quyết
định nói trên đối với cán bộ của các tổ chức đó.

+ Chỉ định đảng đoàn, ban cán sự ở một số cơ quan nhà nước và đoàn thể
nhân dân cấp huyện, quận, thị xã.
+ Chuẩn y ban chấp hành và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra đảng bộ trực thuộc.
+ Chuẩn bị nhân sự thuộc thẩm quyền của ban chấp hành đảng bộ huyện,
quận, thị xã.
+ Đề nghị với ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy việc thay đổi cán bộ công tác ở
huyện, quận, thị xã, thuộc thẩm quyền ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quyết định.
Với khuôn khổ đề tài, khái niệm quản lý được cụ thể hóa với chủ thể là
Huyện ủy Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, mà trực tiếp là Ban thường vụ Huyện
ủy Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, đối tượng quản lý là các đối tượng được quy
định trong quyết định 128– QĐ/HU, ngày 15 tháng 07 năm 2009 của Huyện ủy
Phú Xuyên bao gồm:
+ Trưởng, phó ban Đảng (không phải là ủy viên Ban thường vụ Huyện
ủy), trưởng phó ngành đoàn thể cấp huyện.
+ Trưởng, phó phòng thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
+ Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường THPT, các trường chuyên nghiệp trên
địa bàn.
+ Bí thư, Phó bí thư, ủy viên Ban thường vụ các tổ chức Đảng trực thuộc,
Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn.
2.1.1.4. Khái niệm chất lượng cán bộ do huyện ủy quản lý
Chất lượng được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên có thể hiểu
một cách khái quát đó là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một
thực thể, đáp ứng các yêu cầu. Theo đó, chất lượng cán bộ được hiểu là khả năng
giải quyết các vấn đề thuộc tất cả các lĩnh vực, khả năng thoả mãn các yêu cầu
của tổ chức, cá nhân về cung ứng các dịch vụ hành chính.
8


Trình độ chuyên môn là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương các
chức vụ quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Họ được đào tạo

trong các trường lớp, tổ chức dưới các hình thức khác nhau và có bằng hoặc
không có bằng nhưng nhờ kinh nghiệm thực tế trong sản xuất mà có trình độ nhất
định và thực hiện những nhiệm vụ nhất định trong tổ chức.
Việc quy định số lượng cán bộ huyện ủy phụ thuộc vào đặc điểm riêng
của từng địa phương như quy mô dân số, đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội. Chất
lượng người cán bộ thuộc diện Huyện ủy quản lý thể hiện thông qua thể lực, trí
lực, tinh thần, thái độ, động cơ và ý thức lao động. Chất lượng là sự tổng hòa
trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội con người và tính năng động xã hội
của con người. Trong đó thể lực là cơ sở nền tảng để phát triển trí tuệ, là phương
tiện để truyền tải trí thức, trí tuệ của con người và chuyên môn thực tiễn. Ý thức,
đạo đức, tinh thần, tác phong là yếu tố chi phối hoạt động chuyển hóa thể lực, trí
lực thành thực tiễn. Trí tuệ là yếu tố quyết định hàng đầu đến chất lượng cán bộ.
Trước hết, chất lượng người cán bộ được xác định trong mối tương quan
giữa số lượng với vị trí, vai trò và nhiệm vụ được giao. Chất lượng cán bộ trong
thời kỳ mới đòi hỏi phải có số lượng, cơ cấu hợp lý so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt
ra. Tính hợp lý được biểu hiện sự tinh giản ở mức tối ưu, đảm bảo gọn nhẹ, hoạt
động có hiệu quả, trong đó mỗi cá nhân phát huy được hết năng lực, sở trường
của mình, có thể đảm đương tốt công việc được giao, đảm bảo cho bộ máy vận
hành thông suốt và hiệu quả cao nhất. Một đội ngũ quá đông sẽ gây ra sự trì trệ
trong công việc, trong điều hành, gây ra sự dư thừa, lãng phí nhân lực và do đó
thiếu sự thúc đẩy tính tích cực của mỗi cá nhân (Trần Văn Đông, 2014). Tính
hợp lý về số lượng biểu hiện ở sự cân đối và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với yêu cầu của công việc, nhiệm vụ đặt
ra. Cơ cấu hợp lý, đó là sự cân đối giữa các thành phần giai cấp, độ tuổi, giới
tính, thế hệ. Sự hợp lý trong cơ cấu cán bộ sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả
đội ngũ, sẽ tạo nên tính năng động, sự phối hợp nhịp nhàng và hài hoà trong hoạt
động, tạo ra hiệu quả, năng suất lao động cao.
Thứ hai, chất lượng cán bộ được thể hiện ở hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của bộ máy chính trị; ở kết quả phát triển kinh tế xã hội địa phương. Có thể nói,
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố

như: cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, tính tổ chức khoa học, tính hợp lý
9


trong tổ chức bộ máy... trong đó, chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ là yếu
tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc.
Thứ ba, chất lượng của đội ngũ cán bộ là sự tổng hợp chất lượng của mỗi
cán bộ và có thể đánh giá qua các giác độ sau:
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức: đó là quan điểm, lập trường, tư tưởng, đạo
đức, lối sống của công chức; sự tín nhiệm của nhân dân và uy tín của họ trước tập thể.
+ Trình độ, năng lực: bao gồm trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận
chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế; sự am hiểu về đường lối, chủ trương
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
+ Khả năng hoàn thành nhiệm vụ: đó là một tập hợp khả năng của công
chức như: khả năng quản lý điều hành, khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng và
xử lý đối với từng công việc cụ thể được giao. Cùng với các yếu tố: sức khoẻ,
thâm niên công tác, thành phần, dân tộc, giới tính.
Từ những đặc điểm trên, có thể khái niệm: Chất lượng của đội ngũ cán bộ
là sự tổng hợp chất lượng của từng cán bộ, được phản ánh thông qua các tiêu
chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học, các kỹ
năng, kinh nghiệm trong quản lý, thái độ chính trị, đạo đức, năng lực cũng như
khả năng thích ứng, đáp ứng yêu cầu thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao
trong các mặt lĩnh vực công tác ở từng cấp chính quyền. Chất lượng còn bao hàm
tình trạng sức khỏe của người cán bộ, có đủ điều kiện sức khỏe cho phép cán bộ
thực thi nhiệm vụ công việc được giao.
2.1.2. Một số tiêu chuẩn đối với cán bộ
Tiêu chuẩn cán bộ là những quy định cụ thể các yêu cầu trình độ, chất
lượng, phẩm chất đạo đức của những người công chức theo những tiêu chí nhất
định đối với từng ngành nghề, chuyên môn riêng biệt. Tiêu chuẩn cán bộ do nhà
nước ban hành, được áp dụng thống nhất trong nền công vụ theo Luật Cán bộ

công chức năm 2008. Tiêu chuẩn đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc
xây dựng đội ngũ cán bộ có tài, có tâm, có tầm nhìn và có được sự tín nhiệm của
người dân. Đó cũng là đòi hỏi bức bách của công cuộc cải cách hành chính nhà
nước, thể hiện: quá trình tuyển dụng, đánh giá công chức. Tiêu chuẩn cán bộ là
căn cứ sắp xếp cán bộ vào những vị trí phù hợp, vào các ngạch bậc khác nhau, là
chỗ dựa để đề bạt, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ vào những chức vụ khác nhau
trong bộ máy nhà nước. Vì vậy, tiêu chuẩn cán bộ là một nội dung quan trọng để
xây dựng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ.
10


Đối với tất cả nền công vụ, việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ là một nội
dung quan trọng để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của nhà nước. Có xây
dựng được tiêu chuẩn cán bộ mới có kế hoạch đào tạo, phát triển nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Cũng căn cứ vào
tiêu chuẩn cán bộ mà có sự rà soát, sắp xếp, bố trí cán bộ cho phù hợp, loại bỏ
những cán bộ cơ hội, thoái hóa, biến chất một cách đúng đắn, chính xác. Việc
xây dựng chính xác tiêu chuẩn cán bộ có ý nghĩa sâu sắc trong phát triển kinh tế
xã hội mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Những căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cần dựa trên nguyên tắc khoa
học và thực tiễn để có những thước đo phù hợp với thực tế phát triển và định
hướng tương lai trong quy hoạch công chức.
Thứ nhất, trong xây dựng tiêu chuẩn cán bộ công chức phải dựa vào
những quan điểm, nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và của Đảng ta về cán bộ và tiêu chuẩn công chức phù hợp với các lĩnh vực
chuyên môn cụ thể. Tiêu chuẩn chung của người cán bộ là phẩm chất và chất
lượng, hay đức và tài. Hai mặt đó có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, trong đó
đức là gốc của mọi vấn đề. Đòi hỏi người công chức trong thời đại mới phải có
đủ phẩm chất đạo đức và chất lượng chuyên môn đáp ứng những yêu cầu trong
phát triển kinh tế xã hội.

Thứ hai, tiêu chuẩn cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, đáp
ứng yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển từng ngành, từng cấp. Tránh
tình trạng hình dung ra một khuôn mẫu lý tưởng nhưng không phù hợp với thực
tiễn, không phù hợp với lịch sử phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, tránh tình
trạng khi áp dụng vào thực tiễn thì lại có những cán bộ không đáp ứng được
chất lượng, uy tín trong quản lý, phát triển làm hạn chế chất lượng của tổ chức
và địa phương.
Thứ ba, phải căn cứ vào vai trò, chức năng, chức danh của từng loại cán
bộ trong các cơ quan khác nhau để xác định tiêu chuẩn cán bộ. Những căn cứ này
là pháp lý để tiến hành xây dựng tiêu chuẩn cán bộ có chất lượng, phù hợp với
yêu cầu thực tiễn. Việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ phải thực hiện cụ thể hóa,
thực hiện áp dụng thí điểm và có sự đánh giá cụ thể nhằm tối đa hóa sự hợp lý và
hiệu quả của từng tiêu chuẩn nhất định đối với mỗi vị trí và chuyên môn.

11


2.1.3. Vị trí vai trò của cán bộ huyện ủy quản lý
Nói về trách nhiệm, vai trò của cán bộ công chức sau Cách mạng tháng
8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan
của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để
gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới
quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân
thì dân mới yêu ta, kính ta”. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu
cầu trong thời kỳ mới là nhiệm vụ cấp bách đặt ra hiện nay, đòi hỏi các cấp ủy
đảng, chính quyền, đoàn thể phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó coi
trọng phương pháp tuyển dụng nhân sự đáp ứng tất cả các tiêu chí cần thiết của
vị trí công việc; đánh giá đúng chất lượng thực hiện công việc thực tế của cán bộ;
tạo động cơ, động lực làm việc đúng đắn; tạo môi trường, cơ chế, chính sách,

khuôn khổ pháp lý cho hoạt động công chức, công vụ thông suốt. Có như thế thì
trong tương lai mới có thể xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng cao, làm việc
mẫn cán, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực sự là công bộc của nhân dân.
Cán bộ có vị trí, vai trò quan trọng đối với cơ quan, tổ chức, là thành viên,
phần tử cấu thành tổ chức bộ máy. Có quan hệ mật thiết với tổ chức và quyết
định mọi sự hoạt động của tổ chức. Hiệu quả hoạt động trong tổ chức, bộ máy
phụ thuộc vào công chức. Công chức tốt sẽ làm cho bộ máy hoạt động nhịp
nhàng, công chức kém sẽ làm cho bộ máy tê liệt.
Đảng ta luôn coi đội ngũ công chức có vai trò quyết định đối với sự
nghiệp cách mạng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) khẳng định
trong công cuộc đổi mới đất nước: “Cán bộ hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến
trình đổi mới. Cán bộ nói chung có vai trò rất quan trọng, cán bộ cơ sở nói riêng
có vị trí nền tảng cơ sở. Cấp cơ sở là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ
trương đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước. Chất lượng và hiệu quả
thực thi pháp luật nột phần được quyết định bởi sự triển khai ở địa phương. Cấp
địa phương là cấp trực tiếp gắn với quần chúng; tạo dựng phong trào cách mạng
quần chúng”.
Đội ngũ CB, CC là lực lượng đóng vai trò nòng cốt, điều hành và thực thi
hoạt động của bộ máy tổ chức. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao CB, CC phải
thường xuyên tiếp xúc với nhân dân để giải quyết các thủ tục hành chính liên

12


×