Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

đánh giá của hộ nông dân về thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo tại huyện lạc thủy, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 100 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HẢI BÌNH

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘ NÔNG DÂN VỀ THỰC HIỆN
HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP TRONG CHÍNH SÁCH
GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN LẠC THỦY,
TỈNH HÒA BÌNH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hải Bình

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc GS.TS Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phòng nông nghiệp tỉnh
Hòa Bình, phòng nông nghiệp huyện Lạc Thủy, Ban Thống kê 2 xã Lạc Long và Đồng
Tâm,UBND 2 xã Lạc Long và Đồng Tâm, và nhân dân các thôn của 2 xã đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hải Bình

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... ii
Lời cảm ơn .................................................................................................................. iii
Mục lục ....................................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình, sơ đồ .................................................................................................viii
Danh mục hộp .............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis abstract .............................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá của hộ nông dân về thực hiện hỗ trợ
nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo .................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về đánh giá của hộ nông dân tới thực hiện chính sách hỗ trợ
nông nghiệp cho giảm nghèo ........................................................................... 5

2.1.1.

Khái niệm về hộ, hộ nông dân và vai trò của hộ trong thực hiện chính sách .......... 5

2.1.2.

Lý luận về chính sách hỗ trợ nông nghiệp cho mục tiêu giảm nghèo ................ 9

2.1.3.

Lý luận về đánh giá thực hiện chính sách ....................................................... 11

2.1.4.

Nội dung đánh giá của hộ về thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp cho giảm nghèo .................................................................................. 13


2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp cho giảm nghèo .................................................................................. 14

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 16

2.2.1.

Kinh nghiệm thế giới về đánh giá chính sách ................................................. 16

2.2.2.

Thực tiễn chính sách hỗ trợ nông nghiệp cho giảm nghèo tại Việt Nam ......... 18

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 21
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 21

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................... 21

iv


3.1.2.


Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................... 23

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận, chọn điểm và khung phân tích .................................... 28

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu và thông tin...................................................... 30

3.2.3.

Chỉ tiêu phân tích........................................................................................... 31

3.2.4.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .......................................................... 32

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 34
4.1.

Khái quát về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ nông nghiệp tại huyện
Lạc Thủy. ...................................................................................................... 34

4.1.1.


Khái quát về chính sách hỗ trợ NN cho giảm nghèo trên địa bàn .................... 34

4.1.2.

Tình hình thực hiện chính sách tại tỉnh Hòa Bình ........................................... 36

4.2.

Đánh giá của người dân về thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất trong
giảm nghèo .................................................................................................... 43

4.2.1.

Vấn đề xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ............................. 43

4.2.2.

Khả năng về huy động nguồn lực thực thi chính sách ..................................... 47

4.2.3.

Công tác phổ biến tuyên truyền chính sách .................................................... 48

4.2.4.

Tình hình về công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách................ 51

4.3.


Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong chính sách
giảm nghèo .................................................................................................... 53

4.3.1.

Nguồn kinh phí .............................................................................................. 53

4.3.2.

Năng lực của cán bộ địa phương .................................................................... 54

4.3.3.

Đối tượng thụ hưởng của chính sách .............................................................. 55

4.4.

Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách.......................................... 58

4.4.1.

Hoàn thiện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ ............ 58

4.4.2.

Tăng hiệu quả huy động nguồn lực ................................................................ 59

4.4.3.

Nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền....... 60


4.4.4.

Hoàn thiện phân công, phối hợp thực hiện chính sách .................................... 60

4.4.5.

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá ......................................................... 61

4.4.6.

Hoàn thiện việc điều chỉnh chính sách, tổng kết rút kinh nghiệm ................... 61

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 62
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 62

5.2.

Khuyến nghị .................................................................................................. 63

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 64
Phụ lục ...................................................................................................................... 66

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BQL

Ban quản lý

CT

Chương trình

CT 135-II

Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn
vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn II (2006-2010)

CTMTQG-GN

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

CTVKN

Cộng tác viên khuyến nông cấp thôn, bản

CTVKN

Cộng tác viên khuyến nông thôn bản

DA


Dự án

ĐBDTTS

Đồng bào dân tộc thiểu số

HĐKN

Hoạt động khuyến nông

KN

Khuyến nông

KNTW

Khuyến nông trung ương

KHCNMT

Khoa học công nghệ môi trường

MHTD

Mô hình trình diễn

NNPTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


NGO

Tổ chức Phi chính phủ

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

TKN

Trạm khuyến nông

TTKN

Trung tâm khuyến nông

TTKNTW

Trung tâm khuyến nông quốc gia

UBND

Uỷ ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các hợp phần và chính sách hỗ trợ sản xuất............................................... 20
Bảng 3.1. Tình hình dân số, lao động huyện Lạc Thủy .............................................. 24

Bảng 4.1. Cách xác định đối tượng hưởng lợi và mức độ tiếp cận hỗ trợ của
các nhóm ................................................................................................... 36
Bảng 4.2. Tỷ lệ hộ biết đến chính sách hỗ trợ giảm nghèo (%) .................................. 43
Bảng 4.3. Đánh giá của hộ về cách thức bình xét hộ nghèo tại địa phương phân
theo loại hộ. .............................................................................................. 44
Bảng 4.4. Đánh giá của hộ về bình xét đối tượng thụ hưởng ...................................... 45
Bảng 4.5. Nội dung hỗ trợ các hoạt động sản xuất nông nghiệp ....................................... 45
Bảng 4.6. Hình thức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp (%)..................................................... 46
Bảng 4.7. Đánh giá của hộ về vốn được hỗ trợ của chương trình phát triển sản
xuất cho giảm nghèo (%) ........................................................................... 47
Bảng 4.8. Cách thức tuyên truyền chính sách theo nhận định của hộ ......................... 48
Bảng 4.9. Đánh giá của hộ về cách thức tuyên truyền chính sách............................... 49
Bảng 4.10. Tỷ lệ hộ biết về phân công phối hợp thực hiện chính sách. ......................... 50
Bảng 4.11. Đánh giá của hộ về chính sách phát triển sản xuất ...................................... 50
Bảng 4.12. Lý do hỗ trợ không phù hợp đối với hộ ...................................................... 51
Bảng 4.13. Khảo sát hộ về giám sát, đánh giá thực hiện chính sách ............................. 51
Bảng 4.14. Đánh giá của hộ về điều chỉnh chính sách .................................................. 52
Bảng 4.15. Tỷ lệ hộ được tham gia vào tổng kết chính sách ......................................... 52
Bảng 4.16. Tình hình trình độ học vấn của hộ .............................................................. 55
Bảng 4.17. Sự đóng góp, tham gia của người dân ........................................................ 57

vii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ hành địa bàn nghiên cứu

21

Sơ đồ 3.1. Tình hình hộ nghèo trên địa bàn huyện


25

Sơ đồ 3.2. Cơ cấu kinh tế địa bàn xã Lạc Long 2015

26

Sơ đồ 3.3. Cơ cấu kinh tế xã Đồng Tâm, 2015

27

Sơ đồ 3.4. Khung phân tích

29

Sơ đồ 4.1. Quy trình phổ biến chính sách

38

Sơ đồ 4.2. Quy trình bình xét hỗ trợ

40

viii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến của người dân về cách bình xét hộ nghèo ...........................................44
Hộp 4.2. Đánh giá của hộ về cách thức bình xét đối tượng thụ hưởng ..........................45
Hộp 4.3. Ý kiến của người dân về mức vốn được hỗ trợ ..............................................47

Hộp 4.4. Đánh giá của hộ về phổ biến tuyên truyền chính sách ....................................49
Hộp 4.5. Đánh giá của hộ về tổng kết chính sách .........................................................52
Hộp 4.6. Ý kiến của hộ về năng lực của cán bộ thực thi chính sách..............................54

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Hải Bình
Tên Luận văn: “Đánh giá của hộ nông dân về thực hiện hỗ trợ nông nghiệp
trong chính sách giảm nghèo tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá của hộ nông dân và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc
thực thi từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách hỗ trợ nông nghiệp cho giảm nghèo của hộ nông dân tại huyện Lạc Thủy,
tỉnh Hòa Bình.
Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá của người dân về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nông nghiệp trong
giảm nghèo (bao gồm kết mong đợi và không mong đợi) từ việc thực hiện mỗi chính
sách. Đánh giá của người dân nhằm trả lời các câu hỏi chính về những nội dung được
thực hiện, không được thực hiện, ở đâu, tại sao và kết quả như thế nào. Để đạt được
mục tiêu của nghiên cứu này, cách tiếp cận như sau: Tiếp cận theo nội dung chính sách
quy định tại các văn bản chính sách; Tiếp cận theo kênh tác động và tác nhân hưởng lợi
trực tiếp từ chính sách; Tiếp cận theo vùng; Tiếp cận theo loại hộ.

Kết quả chính và kết luận
Chương trình giảm nghèo là một trong những mục tiêu lớn của nước ta hiện nay.
Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm nỗ lực thực hiện mục tiêu
này. Chính sách hỗ trợ nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với những hộ gia đình khó
khăn trên khắp cả nước. Huyện Lạc Thủy là một trong những huyện vùng cao, tỉnh Hòa
Bình. Huyện tập trung dân cư của nhiều dân tộc thiểu số, có điều kiện kinh tế xã hội khó
khăn; cũng chính vì thế đây là huyện nhận được sự quan tâm của Chính phủ trong công
cuộc xóa đói giảm nghèo. Việc nghiên cứu đánh giá của hộ về thực hiện hỗ trợ nông nghiệp
trong chính sách giảm nghèo là công việc cực kỳ quan trọng.
Đề tài tiến hành đánh giá điều tra của 140 hộ trên địa bàn huyện Lạc Thủy trong đó
khảo sát 2 xã Lạc Long và Đồng Tâm. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra phần lớn hộ tiếp nhận
được chính sách hỗ trợ về nông nghiệp. Đánh giá của hộ về tình hình thực thi chính sách:
x


Việc bình xét hộ nghèo và đối tượng thụ hưởng chính sách là phù hợp, vẫn còn một số bất
cập như bình xét chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của hộ. Việc huy động nguồn lực chưa
thực sự tốt lãng phí một lượng lớn nguồn lực từ các hộ dân. Người dân tại địa phương biết
đến chính sách thông qua truyền miệng và qua loa phát thanh. Việc giám sát và đánh giá
việc thực hiện chính sách, điều chỉnh chính sách chỉ có một số ít hộ tham gia. Chưa có sự
tham gia của hộ vào việc phân công, thực hiện chính sách và tổng kết rút kinh nghiệm, đa
số đều do cán bộ xã và cán bộ thực thi chính sách làm tham gia vào việc phân công, phối
hợp thực hiện chính sách, tổng kết chính sách và rút kinh nghiệm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách bao gồm: nguồn kinh phí, năng
lực của cán bộ địa phương, đối tượng thụ hưởng chính sách.
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá của hộ về thực hiện hỗ
trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo thấy rằng thực trạng tiếp nhận hỗ trợ, đánh
giá của hộ về tình hình thực thi chính sách và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình thực thi chính sách. Một số giải pháp để thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ nông
nghiệp phát triển sản xuất được đề xuất như sau: hoàn thiện xây dựng kế hoạch triển khai

thực hiện chính sách hỗ trợ, tăng hiệu quả huy động nguồn lực, nâng cao năng lực cán bộ
địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hoàn thiện phân công, phối hợp thực hiện
chính sách, hoàn thiện việc thực hiện chính sách, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá,
hoàn thiện việc điều chỉnh chính sách, hoàn thiện việc tổng kết, rút kinh nghiệm.

xi


THESIS ABSTRACT

Master candidate: NGUYEN HAI BINH
Thesis title: “Evaluation of household on an implementation of the policies to
support Agriculture Reduce Poverty in Lac Thuy district, Hoa Binh province”.
Major: Economic Management

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Evaluation studies of farmers and analyze the factors affecting the implementation
of which suggest some solution-oriented and improve the efficiency of implementation of
agricultural support policies for poverty alleviation of the farmers Lac Thuy district, Hoa
Binh province
Materials and Methods
Evaluation of household on the implementation of agricultural support policies in
reducing poverty (including the expected and unexpected) from the implementation of
each policy. Assessment of people to answer key questions about the content is done, not
done, where, why and how results. To achieve the objectives of this study, the following
approach: Approach policy content specified in the policy document; Impact approach
channel and agent directly benefit from the policy; Access to the area; Access by

households.
Main findings and conclusions
The poverty reduction program is one of the major goals of our country today. The
Party and the State have issued many guidelines and policies in an effort to realize this goal.
Agriculture support policies have played an important role to disadvantaged households
across the country. Lac Thuy district is a mountainous district in Hoa Binh province, with
high share of ethnic minority population and socio-economic disadvantages. Therefore, the
district has received a lot of attention from the Government in terms of poverty alleviation.
It is essential that there be a study on households’ evaluation of implementation of the
agriculture support policy as part of the poverty reduction policy.
Under my thesis, I conducted a survey of 140 households in 2 communes in Lac
Thuy district, namely Lac Long and Dong Tam communes. Research results have shown
that the majority of households are beneficial to the agriculture support policy. According to
xii


the household evaluation of the policy implementation: the selection of poor households
and beneficiaries is properly implemented, yet, there are still some cases where the selection
is not in line with the economic conditions of households; the mobilization of resources is
not really good and a large amount of resources from the households are still wasted; local
people are communicated about the policy through word of mouth and loudspeakers; only a
small number of household a participate in the monitoring and evaluation of the policy
implementation and adjustments. No involvement of households is noted in the assignment
and implementation of the policy and in the lesson learned practice, rather than communal
officials and policy implementing staff.
The factors affecting the implementation of the policy include: the funding, the
capacity of local officials and the policy beneficiaries.
The paper, based on the theoretical and practical research on evaluation of
household as of the implementation of the agriculture support policy as part of the poverty
reduction policy, summarizes the actual situation and household evaluation of the support

implementation and then analyzes a number of factors affecting the process of policy
implementation. After that, the paper provides some recommendations for the effective
implementation of support policies in terms of support for agricultural and product
development as follows: to finalize the implementation plan of support policies, to improve
the effective mobilization of resources, to enhance the capacity of local officials in
promoting communication activities, to improve the task assignment and the collaboration
during implementation of policies, to complete the implementation of policies, to strengthen
the monitoring and evaluation, to complete policy adjustments and lessons learned

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng
và triển khai thực hiện rất nhiều chương trình hướng tới xóa đói giảm nghèo như:
Các chương trình về xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới…; Trong đó,
chương trình 135 (135/1998/QĐ-TTg), chương trình 134 (134/2004/QĐ-TTg),
chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 20012005 (143/2001/QĐ-TTg) và giai đoạn 2006-2010 (Số: 20/2007/QĐ-TTg),
chương trình 167 (167/2008/QĐ-TTg), Nghị quyết 30a của Chính phủ về giảm
nghèo nhanh bền vững ở 61 huyện nghèo (30/A/2008/NQ-CP), chương trình mục
tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 – 2015 (1489/QĐ-TTg năm
2012) và Định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2020 theo nghị
quyết 80 (80/NQ-CP năm 2011)... Các chương trình trên đều đã và đang được
triển khai thực hiện ở vùng Tây Bắc. Ở một góc độ nào đó, tổng nguồn lực huy
động cho xóa đói giảm nghèo là một con số không nhỏ, riêng nguồn lực đầu tư
cho chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo khoảng 21.000 tỷ đồng. Đối với
chương trình 135 giai đoạn II qua báo cáo tổng kết của Ủy ban thường vụ Quốc
hội thì có nhiều mục tiêu chưa đạt, đây cũng là một trong những thách thức trong
việc thực hiện chính sách giảm nghèo.

Mục tiêu của chương trình giảm nghèo đều nhằm mục đích chung tăng thu
nhập của hộ, và được cụ thể hóa bằng nhiều chỉ tiêu cũng như tiêu chí khác nhau
nhằm phát huy đồng bộ nguồn lực cũng như tạo điều kiện phát triển một cách bền
vững cho hộ. Tuy nhiên hiện nay việc thực hiện chính sách giảm nghèo ngoài việc
căn cứ vào những mục tiêu được đề ra thì việc xem xét đánh giá nhận định từ chính
những cá nhân, chủ thể thực hiện chính sách và hưởng lợi từ chính sách lại chưa
được quan tâm như là một căn cứ để đánh giá mức độ phù hợp cũng như hiệu quả
của chương trình dự án. Một số tổng kết của các chương trình dự án có đưa đánh giá
của người dân trong việc đánh giá hiệu quả tuy nhiên mức độ xem xét đánh giá
mang tính khái quát chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu vào việc đánh giá của hộ.
Trong thời gian qua tỉnh Hòa Bình đã tập trung triển khai thực hiện có
hiệu quả việc đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp vào cuộc sống. Từ đó đã

1


tạo sự chuyển biến về vai trò của các tổ chức Đảng trong thực hiện nhiệm vụ,
nhất là trong lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chính sách hỗ
trợ hộ nghèo, từng bước xóa nghèo, xây dựng nông thôn mới. Trên tinh thần đó,
đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về tự lực trong phát triển
kinh tế gia đình. Việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm
nghèo tại Hòa Bình trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực,
được người dân và cán bộ các cấp đánh giá cao. Mặc dù còn một số khó khăn,
hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện, tác động của chương trình đã vượt ra
khỏi phạm vi quy mô vốn của nó. Tình hình đói nghèo, theo kết quả điều tra rà
soát hộ nghèo cuối năm 2013 tỉnh Hòa Bình có 199.099 hộ dân trong đó có
43.263 hộ nghèo chiếm 21,73% và 32.132 hộ cận nghèo chiếm 16,14% (Nguyễn
Ánh, 2014). Nguyên nhân nghèo đói chủ yếu là do các hộ thiếu vốn và phương
tiện sản xuất, thiếu đất canh tác, thiếu kiến thức cách làm ăn, chủ yếu làm ăn quy
mô nhỏ lẻ và có nhiều người ăn theo.

Lạc Thủy là một huyện thuộc tỉnh Hòa Bình, mang những nét đặc trưng cơ
bản về điều kiện tự nhiên (đồng bằng xen lẫn với núi thấp) và kinh tế - xã hội của
Tỉnh Hòa Bình. Trong những năm qua, huyện Lạc thủy có vai trò quan trọng trong
công cuộc giảm nghèo của tỉnh Hòa Bình. Sự thành công có được không thể không
kể đến các đối tượng trực tiếp tham gia hưởng lợi từ các chính sách của Nhà nước
đó là các hộ nông dân tại Lạc Thủy. Với đặc trưng là một trong những huyện có tỷ
lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số cao, cho nên ảnh hưởng không nhỏ đến phát
triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, nhất là các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc
biệt khó khăn. Nhưng với nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất nông
nghiệp, liên kết giữa doanh nghiệp với người dân trong tiêu thụ sản phẩm nông sản,
đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư vốn, cây con giống trong sản xuất nông nghiệp v.v.. Đến
nay hàng trăm hộ nghèo trên địa bàn đang được hưởng lợi và có cơ hội thoát nghèo.
Vì vậy, việc thực hiện các chính sách giảm nghèo có tác động rất lớn tới các cơ quan
quản lý và các hộ nông dân trên địa bàn. Trong quá trình thực hiện các chương trình
xóa đói giảm nghèo của Chính phủ, bên cạnh những thuận lợi thì các cơ quan quản
lý, các hộ nông dân trên địa bàn huyện Lạc Thủy cũng gặp rất nhiều vướng mắc, bấp
cập cần giải quyết đó là sự tiếp cận tới các chính sách hỗ trợ nông nghiệp cho giảm
nghèo. Đồng thời trong quá trình thực thi các chính sách về giảm nghèo thì thường
bị chồng chéo nhiều chương trình khác nhau cụ thể như: Hỗ trợ về Nông nghiệp; hỗ
trợ về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ về phát triển thương mại du lịch
2


và dịch vụ; hỗ trợ về lao động, xã hội, văn hóa, giáo dục; hỗ trợ về phát triển sản
xuất, nước sạch, vệ sinh môi trường...vv...khiến cho sự nhận thức cũng như công tác
thực hiện gặp nhiều khó khăn và bất cập. Điển hình để người dân hiểu rõ cũng như
tiếp cận được các chính sách hỗ trợ nông nghiệp cho giảm nghèo thì cần có sự phối
hợp của các cơ quan chức năng phụ trách về Nông nghiệp, trong khi nguồn kinh phí
Ngân sách Nhà nước ở các địa phương cho Nông nghiệp còn rất hạn hẹp. Mặt khác,
trình độ dân trí cũng như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đặc thù của người dân

nơi đây cũng ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ nông nghiệp cho
giảm nghèo. Vậy làm thế nào để người dân đánh giá được các chính sách hỗ trợ
nông nghiệp cho giảm nghèo cũng như giải pháp giúp người nông dân Lạc Thủy
giảm nghèo… đây là những câu hỏi đặt ra cho các cơ quan chức năng.
Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá của hộ nông dân về thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách
giảm nghèo tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình” nhằm nghiên cứu cụ thể thực tiễn
từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các
chính sách hỗ trợ nông nghiệp cho giảm nghèo tới hộ nông dân tại Lạc Thủy một
cách hiệu quả và bền vững.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu đánh giá của hộ nông dân và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới
việc thực thi từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực
hiện chính sách hỗ trợ nông nghiệp cho giảm nghèo của hộ nông dân tại huyện
Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề đánh giá việc
thực hiện chính sách hỗ trợ nông nghiệp cho giảm nghèo.
- Nghiên cứu, đánh giá của người dân về thực trạng và phân tích nguyên
nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ nông nghiệp cho
giảm nghèo trên địa bàn huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng và hiệu quả thực hiện
các chính sách hỗ trợ nông nghiệp cho giảm nghèo cho hộ nông dân tại địa bàn
nghiên cứu trong thời gian tới.
3


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là sự đánh giá của hộ nông dân
và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách hỗ trợ nông nghiệp
cho giảm nghèo.
- Đối tượng nghiên cứu cụ thể là:
+ Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp cho giảm nghèo.
+ Đối tượng thụ hưởng chính sách( Hộ nông dân)
+ Đối tượng thực thi chính sách (Cán bộ cấp Huyện, Cán bộ cấp Xã)
- Đối tượng chính cần nghiên cứu là đối tượng thụ hưởng mà cụ thể là các
hộ nông dân.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
*Phạm vi nội dung
Đề tài này tập trung nghiên cứu về đánh giá của người dân trong thực thi
chính sách giảm nghèo trong nông nghiệp: (i) Các chính sách hỗ trợ nông nghiệp
trong giảm nghèo; (ii) Vấn đề đánh giá từ phía người dân đối với các chính sách;
(iii) Cách thức triển khai và các hoạt động bổ trợ của chính sách hỗ trợ nông
nghiệp trong giảm nghèo.
*Phạm vi không gian
Xã là đơn vị cơ sở trong thực hiện các chính sách hỗ trợ nông nghiệp
trong giảm nghèo cũng như trong xây dựng NTM. Cấp xã là cấp tổ chức thực
hiện phần lớn các chương trình/dự án nhằm mục tiêu hỗ trợ trong công tác giảm
nghèo, tiêu chí xây dựng NTM cũng lấy cấp xã là cấp cơ sở. Vì vậy, trong nghiên
cứu này giới hạn không gian đánh giá chính sách của người dân là cấp xã.
Đề tài nghiên cứu lựa chọn cấp cơ sở tại 2 xã Đồng Tâm và Lạc Long (xã
135) của huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
*Phạm vi thời gian
Các thông tin được thu thập phục vụ đánh giá của người dân về chính sách hỗ
trợ nông nghiệp cho giảm nghèo là trong khoảng thời gian năm từ 2012 đến 2015.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ CỦA
HỘ NÔNG DÂN VỀ THỰC HIỆN HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP
TRONG CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘ NÔNG DÂN TỚI THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP CHO GIẢM NGHÈO
2.1.1. Khái niệm về hộ, hộ nông dân và vai trò của hộ trong thực hiện chính sách
2.1.1.1. Khái niệm và bản chất của hộ nông dân
Trong từ điển ngôn ngữ của Mỹ (Oxford Press – 1987) có nghĩa “Hộ là
tất cả những người sống chung một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những
người cùng chung huyết tộc và những người làm ăn chung”. Thống kê Liên Hợp
Quốc cũng có khái niệm về Hộ bao gồm những người sống chung dưới một ngôi
nhà, cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ.
Theo Mc Gê (1989) – Đại học tổng hợp Colombia (Canada) nhận định
rằng “Hộ là một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng chung
huyết tộc ở trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm”. Đối với các học giả
lý thuyết phát triển cho rằng: “Hộ là một hệ thống các nguồn lực tạo thành một
nhóm các chế độ kinh tế riêng nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ và phục vụ hệ
thống kinh tế lớn hơn”
Theo Wallerstan (1982); Wood (1981, 1982); Smith (1985); Martin and
BellHel (1987) cho rằng: Hộ là một nhóm người có cùng chung sở hữu, chung
quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh. Hộ là một đơn vị kinh tế giống như các
công ty, xí nghiệp khác”. vì vậy, cải cách kinh tế ở một số nước những thập kỷ
gần đây đã thực sự coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ và cơ bản, từ đó
đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
Tại Việt Nam khái niệm hộ nông dân được nhận định theo nhiều khía
cạnh khác nhau, cụ thể theo Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là
những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề
rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. Còn theo Nguyễn

Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng: "Hộ nông
nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia
5


trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp
(làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và thông thường nguồn
sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp"
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa
là đơn vị tiêu dùng. Xét về khía cạnh kinh tế hộ nông dân là một chủ thể trong hệ
thống kinh tế và môi trường kinh doanh như vậy hộ nông dân chịu sự phụ thuộc
vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát
triển lên mức cao của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thị trường xã hội càng mở
rộng và đi vào chiều sâu, thì các hộ nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các
hệ thống kinh tế lớn hơn (Mai Văn Xuân, 2009)
2.1.1.2. Vai trò của hộ nông dân trong đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ
nông nghiệp cho giảm nghèo
Trong sản xuất phát triển kinh tế, hộ nông dân tạo ra động lực kinh tế thức
đẩy sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, góp phần quan trọng trong
phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Hợp quốc (FAO) khẳng định, hộ nông dân đóng vai trò trọng tâm trong nỗ lực
giải quyết đói nghèo và suy dinh dưỡng toàn cầu.
Trong việc đánh giá thực hiện chính sách nói chung và đánh giá thực hiện
chính sách hỗ trợ nông nghiệp cho giảm nghèo nói riêng, hộ nông dân đóng vai
trò chủ thể cung cấp các thông tin cần thiết, hữu ích cho cơ quan nhà nước, các
nhà nghiên cứu về việc thực hiện các chính sách của chính phủ, giúp cho việc
thực hiện chính sách, lập chính sách cũng như hưỡng dẫn thực hiện chính sách
cải thiện mang lại hiệu quả như mong muốn.
2.1.1.3. Khái niệm hộ nghèo
Hiện nay có rất nhiều quan điểm cũng như khía cạnh về hộ nghèo, theo

Trần Chí Thiện, Đỗ Anh Tài (2006), hộ nghèo là những hộ gia đình có hoàn cảnh
sống khó khăn và thiếu thốn về điều kiện vật chất. Họ không được thỏa mãn
những nhu cầu tối thiếu của con người để duy trì cuộc sống như cơm ăn chưa no,
áo không đủ mặc, nhà cửa không che được mưa nắng.
Hộ nghèo là các hộ có thu nhập bình quân dưới ngưỡng nghèo đói theo
quy định của Chính phủ hay của địa phương. Đây là đơn vị cơ bản để tính mức
độ đói nghèo trong cộng đồng dân cư. Việc hỗ trợ thông qua hộ có nhiều ưu
điểm: một là, hộ là đơn vị cơ bản cuối cùng của cộng đồng. Hai là, hộ là tế bào
6


kinh tế gắn kết thành viên trong gia đình để thực hiện các hoạt động sản xuất và
tái sản xuất kinh doanh. Ba là, đơn vị hộ tiện lợi cho việc quản lý hành chính khi
tiến hành các biện pháp hỗ trợ (Vũ Ngọc Thư, 2014).
Ở nước ta căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân
dân trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau:
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn
những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn
mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới
ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc
điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát
triển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia.
Ở Việt Nam thì nghèo được chia thành các mức khác nhau: nghèo tuyệt
đối, nghèo tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu.
- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo
không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi lại...
- Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có
mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét.
- Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có

những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số
sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu.
- Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình
chỉ thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn
mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Ngoài ra còn có khái niệm xã nghèo và vùng nghèo.
* Xã nghèo là xã có những đặc trưng như sau:
- Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40% số hộ của xã.
- Không có hoặc thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng như: Điện
sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm ytế và nước sinh hoạt.
- Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao.

7


* Khái niệm về vùng nghèo:
Vùng nghèo là chỉ địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền kề nhau
hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thông không thuận
tiện, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, không có điều kiện phát triển sản xuất đảm bảo
cuộc sống và là vùng có số hộ nghèo và xã nghèo cao.
Đối tượng hỗ trợ cụ thể của chính sách hỗ sản xuất nông nghiệp trong giảm
nghèo chủ yếu là hộ nghèo, các hộ ở khu vực nông thôn. Căn cứ vào tình hình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ mà Chính phủ ra Quyết định về
việc ban hành chuẩn hộ nghèo áp dụng cho từng giai đoạn 2011-2015, đây cũng là
cơ sở lý luận mà nghiên cứu bám vào trong việc xác định hộ nghèo trong khảo sát.
Hộ nghèo
a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các

dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến
1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo
a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Hộ có mức sống trung bình
a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

8


b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, chính phủ đưa ra quyết định số
59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho
giai đoạn 2016 – 2020, trong đó ngoài chuẩn nghèo căn cứ vào thu nhập tại khu
vực thành thị và nông thôn thì tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội
cơ bản cần được đưa vào thông qua chỉ số đo lường cho 5 dịch vụ: y tế, giáo dục,
nhà ở, nước sạch vệ sinh và thông tin.
2.1.2. Lý luận về chính sách hỗ trợ nông nghiệp cho mục tiêu giảm nghèo
2.1.2.1. Khái niệm chính sách hỗ trợ nông nghiệp cho giảm nghèo

Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào
đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách
làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển
toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường (Wikipedia).
Chính sách là đường lối cụ thể của một chính đảng hoặc một chủ thể quyền lực
về một lĩnh vực nhất định cùng các biện pháp, kế hoạch thực hiện đường lối ấy
(GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, 2012)
Chính sách được hiểu là phương cách, đường lối hoặc phương hướng dẫn
dắt hành động trong việc phân bố và sử dụng nguồn lực. Chính sách là tập hợp
các quyết sách của Chính phủ được thể hiện ở hệ thống quy định trong các văn
bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn trong thực tiễn, điều khiển nền
kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định, bảo đảm sự phát triển ổn định của
nền kinh tế (Phạm Vân Đình, 2003).
Chính sách được hiểu là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt được một
mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề
ra (Hoàng Phê, 2010).
Theo Phạm Xuân Nam, Peter Boothroyd (2003), chính sách là những quyết
định, qui định của nhà nước (tức là các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa
phương) được cụ thể hóa thành các chương trình, dự án cùng các nguồn nhân lực,
vật lực, các thể thức, qui trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động vào đối tượng có
liên quan, thay đổi trạng thái của đối tượng theo hướng mà Nhà nước mong muốn.
Từ những quan điểm trên có thể khái quát lại như sau: Chính sách là tập
hợp các quan điểm về đường lối, mục tiêu và phương pháp mà Chính phủ lựa
9


chọn nhằm đạt được một mục đích nhất định trong một lĩnh vực xác định.
Hỗ trợ giảm nghèo được hiểu là quá trình sử dụng cơ chế chính sách,
nguồn lực của Chính phủ, của các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước để
hỗ trợ cho quá trình xóa đói giảm nghèo thông qua thực hiện các cơ chế chính

sách, các giải pháp đầu tư công để tăng cường năng lực vật chất và nhân lực tạo
điều kiện cho người nghèo và vùng nghèo có cơ hội phát triển nhanh và bền
vững, giải quyết các vấn đề nghèo đói có tính vùng, từng nhóm mục tiêu và xây
dựng tính bền vững và tự lập cho cộng đồng. Hỗ trợ giảm nghèo là chủ trương
phổ biến của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển và chậm phát
triển vì nhiều lý do (Đỗ Kim Chung, 2010).
Chính sách hỗ trợ nông nghiệp cho giảm nghèo là tập hợp các chủ trương
và hành động từ Chính phủ đến các cơ quan thực thi nhằm hỗ trợ về phát triển
nông-lâm-ngư nghiệp thông qua nhiều biện pháp, công cụ khác khau nhằm nâng
cao hiệu quả thu nhập kinh tế tiến tới giảm nghèo bền vững.
2.1.2.2.Vai trò và sự cần thiết của chính sách hỗ trợ nông nghiệp cho giảm nghèo
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối
với các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam khi đa số người dân sống dựa
vào nông nghiệp, vấn đề giảm nghèo từ việc hỗ trợ nông nghiệp là hết sức cần
thiết. Khu vực nông nghiệp còn là một nguồn cung cấp vốn cho phát triển kinh
tế, với ý nghĩa lớn lao là vốn tích lũy ban đầu cho công nghiệp hóa. Dân số nông
thôn ở các nước đang phát triển còn là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm
công nghiệp như tư liệu sản xuất và hàng hóa tiêu dùng.
Thành công hay thất bại của những nỗ lực nhằm chuyển biến nền nông
nghiệp không những phụ thuộc vào khả năng sản xuất của người nông dân trong
việc nâng cao năng suất lao động và cây trồng mà quan trọng hơn là phụ thuộc
vào sự hỗ trợ của Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm của nông dân.
Đối với công tác giảm nghèo đặc thù của những hỗ nghèo là nền sản xuất
nông nghiệp với quy mô nhỏ, còn thô sơ, thiếu sự đầu tư cả về quy mô cũng như
khoa học kỹ thuật, Ngoài ra sản xuất nông nghiệp còn mang tính rủi ro do phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khách quan, như thời tiết, sâu bệnh... vì vậy việc thực hiện các
nhóm chính sách hỗ trợ nông nghiệp trong giảm nghèo là điều hết sức cần thiết, và
có vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp.
10



2.1.3. Lý luận về đánh giá thực hiện chính sách
2.1.3.1. Khái niệm đánh giá/đánh giá thực hiện chính sách
Theo nhóm IRD-DIAL (2008), đánh giá chính sách công với mục tiêu
chính là thông tin phục vụ việc đưa ra quyết định, là một trong những thách thức
chính của khoa học xã hội hiện nay. Câu hỏi chính cần phải giải đáp là “điều gì
sẽ diễn ra (hoặc đã diễn ra) nếu chính sách, chương trình hay dự án đó không
được triển khai”. Khi đó, khó khăn nằm ở việc lựa chọn một kịch bản tham chiếu
(hay kịch bản đối chứng) để đối chiếu với chính sách có liên quan nhằm đánh giá
những tác động quan sát được hay những tác động kỳ vọng. Khi đánh giá đầy đủ
cần quan tâm đến ba nội dung:
- Đánh giá nhu cầu: xác định mục tiêu chính sách, đối tượng mục tiêu, nhu
cầu cần thiết phải có chính sách…
- Đánh giá quy trình: việc đánh giá nhằm xác định chính sách đã được
triển khai thế nào trong thực tế. Với cùng một chính sách áp dụng chung cho
nhiều vùng, có thể mỗi địa phương có cách triển khai khác nhau dẫn đến những
tác động khác nhau.
- Đánh giá tác động: đánh giá nhằm xác định liệu chương trình/chính sách
có tạo ra tác động mong đợi đối với các đối tượng mục tiêu, các hộ gia đình, các
thể chế, các đối tượng thụ hưởng của chương trình/chính sách. Những tác động
này là nhờ chương trình hay nhờ yếu tố khác.
2.1.3.2. Vai trò, ý nghĩa của đánh giá thực thi chính sách
Trong những năm gần đây, đánh giá chính sách được nhiều quốc gia và
các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm để xác định hiệu quả của các khoản đầu tư,
các chính sách. Một sự thay đổi ở kết quả đầu ra có thể do tác động của nhiều
yếu tố khác nhau. Đánh giá tác động nhằm chứng minh sự thay đổi nào gắn với
những tác động trực tiếp từ các chính sách, chương trình, dự án. Đây là căn cứ để
xây dựng chính sách và thường được gọi là xây dựng chính sách thực chứng
(Evidence-based policy making). Ví dụ, việc tăng thu nhập của các hộ nông thôn

Hàn Quốc những năm 1970s, việc giảm nhanhh tỉ lệ nghèo ở Hàn Quốc được cho
là nhờ chương trình Saemaul Undong. Tuy nhiên, các đánh giá tác động đã chỉ ra
rằng việc tăng thu nhập của các hộ nông thôn Hàn Quốc chủ yếu là do chính sách
trợ giá gạo của Chính phủ Hàn Quốc và sự gia tăng cơ hội việc làm phi nông
nghiệp (Park and Ahn, 1999). Việc giảm nhanh tỉ lệ nghèo nông thôn là do
11


người nghèo nông thôn di cư ra thành thị (Seo, 1981). Một ví dụ khác về việc
nhầm lẫn trong việc xác định chính sách có ảnh hưởng tới việc giảm tỷ lệ sinh
sản ở Indonesia. Kết quả giảm tỷ lệ sinh sản ở Indonesia tưởng như nhờ chính
sách trợ cấp cho các hoạt động phòng tránh thai, song thực tế các nhà nghiên cứu
đã chứng minh được nguyên nhân chính là nhờ chính sách giáo dục đào tạo cho
nữ sinh trước khi họ đến tuổi sinh đẻ (World Bank, 2008).
Như vậy, việc đánh giá tác động là rất cần thiết cho xây dựng chính sách.
Đánh giá tác động có thể giúp:
- Định lượng được những tác động của một chương trình/chính sách tới
lợi ích của đối tượng hưởng lợi. Ví dụ: một mô hình phát triển sản xuất mới có
giúp tăng thu nhập không, một khoản hỗ trợ làm nhà mới có giúp người dân cải
thiện được sức khoẻ không.
- So sánh những lợi ích đạt được của các nhóm hưởng lợi khác nhau. Ví
dụ: có thể so sánh kết quả sản xuất của nhóm hộ nghèo và cận nghèo khi cùng
hưởng lợi từ một chính sách giảm nghèo.
- Kiểm chứng và đưa ra các lựa chọn thay thế. Ví dụ: kiểm chứng kết
quả giảm nghèo nhờ trợ cấp tiền hay nhờ đầu tư khoa học công nghệ.
Trong mỗi trường hợp trên, đánh giá tác động cung cấp các thông tin về
tác động tổng thể của một chương trình, đối lập với các nghiên cứu trường hợp
cụ thể mà chỉ có thể cung cấp một phần thông tin và không thể trở thành đại diện
cho tổng thể tác động của chương trình. Theo ý nghĩa này, đánh giá tác động
được thiết kế và triển khai tốt sẽ có thể cung cấp các chứng cứ thuyết phục và

đầy đủ giúp cho việc xây dựng chính sách.
Mỗi chính sách được xây dựng đều phải dựa trên nhu cầu thực tế. Nhu cầu
thực tế này được xác định dựa trên nhiều cách khác nhau, có thể chia thành hai nhóm:
(i) Dựa trên đánh giá tác động của chính sách: giúp các nhà làm chính
sách xác định được những thay đổi gắn trực tiếp với những tác động từ các
chương trình, chính sách; (ii) không dựa trên đánh giá tác động của chính sách.
Các chính sách được xây dựng trong nhóm thứ hai có nhiều mặt hạn chế hơn bởi
có ít căn cứ thực tiễn, vừa triển khai vừa điều chỉnh cho phù hợp.
Việc xác định những thay đổi do chính sách, chương trình hay bởi những
nguyên nhân khác đòi hỏi phải có phương pháp đánh giá hợp lý. Tuy nhiên trong
vấn đề đánh giá thì người hưởng lợi là đối tượng làm cơ sở căn cứ trong việc
12


×