Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện như xuân, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 139 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN
Ở HUYỆN NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Phương

i


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy
giáo - PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND huyện Như Xuân,
các phòng ban chuyên môn: Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài chính-Kế hoạch, Chi cục
Thống kê; lãnh đạo Đảng ủy, UBND và cán bộ Ủy ban xã Bãi Trành, xã Hóa Quỳ, xã
Thanh Hòa; các hộ nông dân đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng nghiệp, bạn bè cùng toàn thể gia
đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian nghiên cứu đề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Phương

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis Abstract ............................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2
1.3.


Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.4.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 3

1.5.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ nông dân ...................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế hộ nông dân ................................................. 4

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 4
2.1.2. Phân loại hộ nông dân....................................................................................... 5
2.1.3. Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân .................................................................... 6
2.1.4. Vai trò của phát triển kinh tế hộ nông dân ......................................................... 8
2.1.5. Nội dung và tiêu chí phát triển kinh tế hộ nông dân........................................... 9
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân................................ 10
2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế hộ nông dân ............................................ 14

2.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới ............................................... 14
2.2.2. Tổng quan về phát triển kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam ................................ 16
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam và

huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa................................................................... 21
2.2.4. Một số công trình nghiên cứu có liên quan ...................................................... 23

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 27
3.1.

Đặc điểm cơ bản của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa ................................. 27

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................................... 27
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................ 29
3.1.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh
Hóa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ................................................ 35
3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 36

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát và mẫu điều tra ........................ 36
3.2.2. Phương pháp thu thông tin .............................................................................. 40
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ........................................................... 41
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ........................................... 43
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 44
4.1.

Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân của huyện Như Xuân ..................... 44

4.1.1. Tình hình chung về sự phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện
Như Xuân ................................................................................................................................. 44

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân tại các điểm điều tra ....................... 52
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện
Như Xuân ....................................................................................................... 83

4.2.1. Nhóm các yếu tố bên trong nội bộ hộ nông dân............................................... 83
4.2.2. Nhóm các yếu tố bên ngoài ............................................................................. 90
4.3.3. Ý kiến, nguyện vọng của hộ nông dân để phát triển kinh tế hộ ở Như Xuân .... 95
4.4.

Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở
Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa ........................................................................... 104

4.4.1. Định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Như Xuân ....................... 97
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................ 114
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 114

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 116

Phụ lục ..................................................................................................................... 121

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

UBND

Ủy ban nhân dân

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

BQ

Bình quân

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp



Lao động

TC


Trung cấp



Cao đẳng

CN

Công nghiệp

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

CPSX

Chi phí sản xuất

TM - DV

Thương mại – dịch vụ

ĐTV

Đơn vị tính


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp huyện Như Xuân........................... 28
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Như Xuân năm 2014................... 29
Bảng 3.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế huyện Như Xuân 2012-2014 .......... 32
Bảng 3.4. Tình hình dân số và lao động huyện Như Xuân (2012-2014) ....................... 33
Bảng 3.5. Quy mô mẫu điều tra ................................................................................... 38
Bảng 3.6. Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu ............................................... 42
Bảng 4.1. Tình hình phát triển các loại hộ nông dân huyện Như Xuân giai đoạn
2012-2014 ................................................................................................... 46
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất một số loại cây trồng chính của các hộ nông dân
huyện Như Xuân ......................................................................................... 47
Bảng 4.3. Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân huyện Như Xuân .... 48
Bảng 4.4. Một số sản phẩm TTCN chính của huyện năm 2012-2014 ........................... 49
Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất trong kinh tế hộ nông dân của huyện
Như Xuân qua 3 năm .................................................................................. 50
Bảng 4.6. Cơ cấu các loại hộ theo thu nhập ở các vùng của huyện Như Xuân .............. 51
Bảng 4.7. Cơ cấu tổng giá trị thu nhập của các xã điều tra năm 2014 ........................... 53
Bảng 4.8. Dân số, lao động của các xã điều tra năm 2014 ............................................ 55
Bảng 4.9. Tình hình cơ bản của các chủ hộ được điều tra............................................. 56
Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu về lao động và nhân khẩu .................................................. 57
Bảng 4.11. Tình hình thu nhập của các hộ nông dân năm 2014 .................................... 58
Bảng 4.12. Cơ cấu hộ nông dân theo 03 nhóm thu nhập ............................................... 59
Bảng 4.13. Chi tiêu bình quân đời sống của nông hộ năm 2014 ................................... 61
Bảng 4.14. Chi tiêu và thu nhập bình quân đầu người của nông hộ năm 2014 .............. 62
Bảng 4.15. Tài sản và tư liệu sản xuất chủ yếu bình quân của hộ nông dân tại thời
điểm điều tra theo nhóm thu nhập ............................................................... 64
Bảng 4.16. Cơ cấu sử dụng đất đai cho phát triển kinh tế hộ theo xã điều tra ............... 65

Bảng 4.17. Cơ cấu sử dụng đất đai của các hộ điều tra phân theo thu nhập .................. 66
Bảng 4.18. Cơ cấu lao động trong độ tuổi của các hộ nông dân.................................... 67
Bảng 4.19. Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra ......................................................... 68

vi


Bảng 4.20. Vốn bình quân của hộ nông dân theo vùng nghiên cứu .............................. 70
Bảng 4.21. Quy mô vốn bình quân hộ nông dân tại thời điểm điều tra ......................... 71
Bảng 4.22. Cơ cấu nhóm hộ thuần nông theo hướng sản xuất kinh doanh chính ................. 72
Bảng 4.23. Giá trị sản xuất của các hộ thuần nông tại các xã điều tra .......................... 74
Bảng 4.24. Quy mô và cơ cấu chi phí sản xuất của các hộ thuần nông ......................... 76
Bảng 4.25. Tổng thu nhập từ sản xuất kinh doanh của các hộ thuần nông ở các xã
điều tra ........................................................................................................ 78
Bảng 4.26. Cơ cấu nhóm hộ phi nông nghiệp theo hướng SXKD chính ....................... 79
Bảng 4.27. Giá trị sản xuất của các hộ phi nông nghiệp ở các xã điều tra ..................... 80
Bảng 4.28. Quy mô và cơ cấu chi phí sản xuất của các hộ phi nông nghiệp ................. 81
Bảng 4.29. Tổng thu nhập bình quân từ SXKD của hộ phi nông nghiệp ....................... 83
Bảng 4.30. Ảnh hưởng của chủ hộ nông dân tới thu nhập ............................................ 84
Bảng 4.31. Ảnh hưởng của quy mô các nguồn lực đến thu nhập của hộ nông dân ........ 85
Bảng 4.32. Kết quả phân tích hàm Cobb – Douglas ở vùng nghiên cứu ....................... 86

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Duy Phương
Tên luận văn: “Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Như Xuân,
tỉnh Thanh Hóa”.
Chuyên ngành: Quản lí kinh tế


Mã số: 60 34 01 10

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoan
Tên đơn vị đào tạo sau đại học: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của luận văn.
Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Như
Xuân,tỉnh Thanh Hóa,đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở
huyện Như Xuân,tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện
Như Xuân,tỉnh Thanh Hóa.
Phương pháp nghiên cứu.
-Thông tin thứ cấp trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp kế thừa để thu
thập các tài liệu có sẵn trong sách báo,số liệu các phòng, ban chuyên ngành như phòng
nông nghiệp,phòng thống kê,chi cục thống kê….của huyện.Thông tin sơ cấp là những
thông tin được thu thập trực tiếp từ việc điều tra khảo sát thông qua phỏng vấn trực
tiếp,phỏng vấn bằng bảng câu hỏi điều tra.
-Áp dụng các phương pháp thống kê toán học đề xử lý số liệu và đánh giá kết
quả đảm bảo yêu cầu khách quan và độ chính xác cho phép với sự hỗ trợ của phần mềm
Microsoft Excel
9. Các kết quả chính và kết luận
-Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển knih tế hộ nông dân
-Luận văn làm rõ bức tranh tổng hợp về tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân của
huyện Như Xuân,tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua.Có sự đánh giá và so sánh khái
quát tình hình phát triển kinh tế hộ về một số chỉ tiêu của huyện qua các năm.
-Luận văn đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển kinh tế hộ
nông dân ở huyện Như Xuân.Qua đó chỉ rõ được những vấn đề cần nghiên cứu và giải
quyết để phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện trong thời gian tới.

-Luận văn cũng đã đề xuất với Nhà nước,tỉnh Thanh Hóa và huyện Như Xuân các
nhóm giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate : Nguyễn Duy Phương
Thesis title: “Solutions for Household Economics Improvement in Như Xuân
District, Thanh Hóa Province”.
Major: Economic Management

Code: 60 85 01 03

The scientific guidance: Associate Proffessor. Doctor. Nguyễn Hữu Ngoan
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA )
Objectives and Subjects
Objectives
Based on the study of economic development situation farmers in Như Xuân
District, Thanh Hoa Province, proposed a number of solutions to improve economic
development of farmer households in Như Xuân District, Thanh Hoa Province in the
near future.
Subjects
The theoretical issues and practical situation of economic development of
farmers in Nhu Xuan district, Thanh Hoa province.
Research Methods:
Ancillary information of the thesis is researched by using inheritance method to
collect available documents in books, magazines, data of specialized departments, for
instance: agriculture department, statistics department, etc. Primary information is
collected directly from survey through direct interviews, interviews with questionnaires.

Mathematical statistical methods is applied to process data and evaluate result in
order to ensure objective requirement and allowed accuracy with the support of
Microsoft Excel software
Main findings and conclusions
- The thesis had already codified the theoretical basis and practical situation of
economic development of farmers.
- The thesis gives us the overview on the economic development of farmer
households in Nhu Xuan district, Thanh Hoa province during the past few years. There
are analysis and comparison of economic development of the households based on some
indicators of the district over the years.
- The thesis showed the factors that affect the results of economic development in
the Nhu Xuan district through which specify the issues to be researched and resolved in
order improve economic development in rural households district in the near future.
- The thesis has also proposed to the State, Thanh Hoa and Xuan district the
groups of solutions to the economic development of rural households in the district.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, việc thực hiện và đưa nghị quyết đại hội Đảng
lần thứ VI vào cuộc sống (năm 1987) và đặc biệt là nghị quyết 10 của Bộ
chính trị (năm 1988). Kinh tế hộ nông dân nước ta đã đạt được những thành
quả to lớn, góp phần quan trọng tạo nên sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế
đất nước. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp – nông thôn,
phát huy những lợi thế vốn có của đất nước, tạo công ăn việc làm, từng bước
làm tăng thu nhập cho người lao động làm nông nghiệp là những mục tiêu mà
kinh tế hộ nông dân nước nhà về cơ bản làm được trong thời gian qua. Tuy

nhiên, cũng từ những kết quả đạt được đó, trên con đường phát triển kinh tế
hộ nông dân nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta làm tốt
hơn nữa trong thời gian tới như ruộng đất cho ngời nông dân, vốn, tín dụng
cho hộ nông dân, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thị trường cung ứng
đầu vào, đầu ra, nâng cao trình độ tay nghề, kiến thức cho người lao động
trong nông nghiệp nông thôn.
Như Xuân là một huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, có tiềm năng lớn về
phát triển nông lâm ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Quá trình phát triển kinh
tế hộ của huyện trong thời gian qua đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển
kinh tế chung của toàn huyện. Tuy nhiên, kinh tế hộ nông dân vẫn còn gặp nhiều
khó khăn trong sản xuất kinh doanh, sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng
lợi thế, chưa hình thành rõ nét các vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp,
thị trường tiêu thụ, sức cạnh tranh hiệu quả kinh doanh thấp. Bên cạnh những hộ
nông dân vươn lên mạnh mẽ, vẫn tồn tại một bộ phận khá lớn hộ nông dân có thu
nhập chưa thực sự bảo đảm cuộc sống, tỷ lệ đói nghèo còn khá cao.
Vì vậy, những vấn đề cần làm rõ là: Thực trạng kinh tế hộ nông dân của
huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa ra sao? Những giải pháp chủ yếu nào nhằm
phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng phát huy lợi thế so sánh, xây dựng một
nền sản xuất hàng hoá lớn gắn với thị trường, khả năng cạnh tranh cao? Đó là
một số vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu và giải đáp.

1


Đề tài: “Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Như Xuân,
tỉnh Thanh Hóa” được lựa chọn là đề tài nghiên cứu luận văn là vấn đề mang tính
cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện

Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ
nông dân ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ
nông dân.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Như Xuân,
tỉnh Thanh Hóa; phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ
nông dân.
- Đề xuất một giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Như
Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Đối tượng khảo sát của đề tài là các hộ nông dân, cán bộ quản lý ở huyện
Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế hộ nông
dân và một số yếu tố chủ yếu tác động đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân. Từ
đó, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện
Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
- Về không gian: Nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Như
Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

2


- Về thời gian: Trong quá trình thực hiện, các tài liệu, số liệu thứ cấp được
thu thập trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014. Thời gian khảo sát từ tháng
05/2015-08/2015.

1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ nông dân.
- Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Như Xuân, tỉnh
Thanh Hóa.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân ở
huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Như
Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
1.5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Đặc điểm, vai trò, nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế
hộ nông dân là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân?
(2) Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân của một số quốc gia trên
thế giới, ở Việt Nam và bài học rút ra?
(3) Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Như Xuân, tỉnh
Thanh Hóa ra sao?
(4) Những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa là gì ?
(5) Định hướng và các giải pháp nào cần đề xuất nhằm nhằm thúc đẩy
kinh tế hộ nông dân ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa phát triển trong thời gian
tới?

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm hộ nông dân
Hiện cũng có khá nhiều các quan điểm về hộ nông dân:

Tác giả Frank Ellis (1998), định nghĩa “Hộ nông dân là các hộ gia đình
làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng
chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh
tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường
và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”.
Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân.
Theo GS. Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã
hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”.
Theo PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc (2001) cho rằng: “Hộ nông nghiệp là
những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp
hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm
đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và thông thường nguồn sống
chính của hộ dựa vào nông nghiệp”.
Nghiên cứu những khái niệm trên đây về hộ nông dân của các tác giả và
theo nhận thức cá nhân, tác giả cho rằng:
- Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính
là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài hoạt
động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (như
tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ...) ở các mức độ khác nhau.
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa
là một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế
độc lập tuyệt đối mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của
nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của CNH, HĐH, thị
trường, xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì các hộ nông dân càng phụ
thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một
vùng, một nước.

4



2.1.1.2. Khái niệm kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của xã hội, trong
đó các nguồn lực của đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là
của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn
chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc vào
chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển.
Có ý kiến khác lại cho rằng, kinh tế hộ nông dân thể hiện được các loại hộ
hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ nông nghiệp, hộ nông - lâm - ngư
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp, ngư nghiệp.
Như vậy, kinh tế nông hộ là một hình thức cơ bản và tự chủ trong nông
nghiệp. Nó được hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu dài, dựa trên
sự tư hữu các yếu tố sản xuất (đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ
gia đình), sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, là loại hình
kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, thích ứng, tồn tại và phát
triển trong mọi chế độ kinh tế xã hội.
2.1.2. Phân loại hộ nông dân
Có nhiều cách phân loại hộ nông dân khác nhau:
- Theo tính chất của ngành sản xuất hộ gồm có:
+ Hộ thuần nông: là loại hộ chỉ thuần tuý sản xuất nông nghiệp.
+ Hộ kiêm nông: là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ
công nghiệp, nhưng thu từ nông nghiệp là chính.
+ Hộ nông lâm kết hợp: là hộ vừa làm nông nghiệp kết hợp với lâm nghiệp.
Sự phân nhóm này mang tính chất tương đối, trong phạm vi luận văn để
thuận tiện cho việc nghiên cứu và phân tích, tôi chia thành: hộ thuần nông, hộ
nông lâm kết hợp và hộ làm hỗn hợp.
- Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động gồm có:
+ Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp không có phản ứng với thị trường: loại hộ
này có mục tiêu sản xuất các sản phẩm cần thiết để tiêu dùng trong gia đình.
+ Hộ nông dân sản xuất hàng hoá chủ yếu: loại hộ này có mục tiêu là tối
đa hoá lợi nhuận được biểu hiện rõ rệt và sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ,

ruộng đất, lao động, vốn.

5


- Căn cứ vào mức thu nhập của nông hộ:
+ Hộ khá, giàu
+ Hộ trung bình
+ Hộ nghèo, cận nghèo
2.1.3. Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân
Theo các tác giả Lê Đình Thắng (1993), Vũ Đình Thắng (2006) và Tô
Tiến Dũng (1996), kinh tế hộ nông dân có những đặc điểm cơ bản sau:
- Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, các thành
viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế cũng như huyết thống. Về mức
độ phát triển có thể trải qua các hình thức: kinh tế hộ sinh tồn, kinh tế hộ tự cấp
tự túc và kinh tế hộ sản xuất hàng hoá.
- Đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong các tư liệu sản xuất của hộ nông
dân. Cuộc sống của họ gắn liền với ruộng đất. Giải quyết mối quan hệ giữa nông
dân và đất đai là giải quyết vấn đề cơ bản về kinh tế nông hộ.
- Kinh tế hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình, việc thuê mướn lao động
mang tính chất thời vụ không thường xuyên hoặc thuê mướn để đáp ứng nhu cầu
khác của gia đình. Một thực tế là hiệu quả sử dụng lao động trong nông nghiệp
rất cao, khác với các ngành kinh tế khác.
- Sản xuất của hộ nông dân là tập hợp các mục đích kinh tế của các thành
viên trong gia đình, thường nằm trong một hệ thống sản xuất lớn hơn của cộng
đồng. Kinh tế hộ nông dân là tế bào kinh tế của sản xuất nông nghiệp, tất yếu có
quan hệ với thị trường song mức độ quan hệ còn thấp, chưa gắn chặt với thị
trường. Nếu tách họ ra khỏi thị trường họ vẫn tồn tại.
- Kinh tế hộ nông dân có cấu trúc, tổ chức gồm nhiều thành viên liên kết
với nhau vô cùng chặt chẽ với nhau bởi quan hệ hôn nhân và huyết thống. Điều

này làm cho nó có sức mạnh nội lực, biểu hiện cụ thể là: Có sự nhất trí cao trong
việc tổ chức sản xuất, quản lý, phân phối và tiêu dùng sản phẩm lao động; sẵn
sàng chủ động cống hiến không tiếc công sức cho sự phát triển của gia đình; có
khả năng ứng xử nhanh nhạy, kịp thời trong mọi tình huống. Do đó kinh tế hộ
nông dân có khả năng hạn chế đến mức thấp nhất về mâu thuẫn lợi ích, và có sức
sống dẻo dai, bền bỉ. Đặc điểm này không chỉ phản ánh tính khác biệt của kinh tế

6


hộ nông dân với các hình thức kinh tế khác, mà còn ảnh hưởng đến qui mô, cơ
cấu và hoạt động của chính kinh tế hộ nông dân.
- Kinh tế hộ nông dân là tổ hợp kinh tế mang tính thống nhất giữa quyền
sở hữu, quyền quản lý và quyền sử dụng các yếu tố sản xuất, đồng thời thống
nhất đảm nhiệm tất cả các khâu của quá trình sản xuất tái sản xuất. Do đó, kinh tế
hộ nông dân vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng.
- Kinh tế hộ nông dân có tính cơ động linh hoạt và có khả năng tự điều
chỉnh cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thật vậy, nếu gặp rủi
ro thì nó có thể chuyển một phần sản phẩm tất yếu thành sản phẩm thặng dư,
hoặc lấy thu nhập của ngành này bù cho ngành khác nhằm tạo nguồn lực đầu tư
cho quá trình sản xuất tiếp theo. Điều đó là do kinh tế hộ nông dân không chỉ có
sức sống dẻo dai mà còn thích ứng với nền kinh tế thị trường hiện đại, có khả
năng tham gia cạnh tranh kinh tế và sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong sản suất,
kinh doanh.
- Kinh tế hộ nông dân có cơ cấu sản xuất tổ chức quản lý sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm vận động theo xu hướng thương phẩm hóa, chuyên môn hóa và đa
dạng hóa. Trong nền kinh tế thị trường kinh tế hộ nông dân có cơ cấu sản xuất tổ
chức quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vận động theo xu hướng thương
phẩm hóa, chuyên môn hóa và đa dạng hóa gắn liền với tiến bộ của khoa học
công nghệ, phù hợp với điều kiện tự nhiên, truyền thống ngành nghề và yêu cầu

của thị trường, thực hiện theo hướng thuần nông hoặc nông, lâm, ngư kết hợp với
các ngành nghề. Do đó, đặc điểm này nói lên tính khác biệt rất cơ bản trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ nông dân so với hoạt động của các
ngành kinh tế công nghiệp khác.
- Kinh tế hộ nông dân có địa bàn và phạm vi hoạt động rất rộng, lại phụ
thuộc đậm nét vào những điều kiện tự nhiên. Chính điều đó làm cho hộ nông dân
gặp không ít khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề lớn liên quan đến
những khâu của quá trình sản xuất và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp như:
vấn đề thủy lợi, phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi, cây trồng, ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật để thực hiện thâm canh tăng năng suất, tìm kiếm thị trường, đây là những
thách thức lớn trong điều kiện hiện nay.

7


2.1.4. Vai trò của phát triển kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân đã có từ lâu đời cho đến nay nó vẫn tồn tại và phát
triển. Trải qua mỗi thời kỳ lịch sử khách nhau thì kinh tế hộ nông dân biểu hiện
dưới nhiều hình thức khách nhau, càng ngày càng khẳng định vai trò của nó
trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt đối với sự phát triển nông nghiệp và nông
thôn. Có thể tóm lược vai trò của phát triển kinh tế hộ nông dân như sau:
Thứ nhất, kinh tế hộ nông là tế bào của xã hội, sự phát triển của nó trước tiên
nâng cao đời sống của người dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở chứa đựng một hệ thống các nguồn lực (đất đai,
vốn, lao động, tư liệu sản xuất...) và sở hữu các sản phẩm mà mình sản xuất ra. Kinh
tế hộ nông dân thích hợp với đặc điểm sinh thái của sản xuất nông nghiệp trong khi
cơ cấu lớn tỏ ra không hiệu quả. Với một quy mô thích hợp, hộ nông dân có khả
năng kết hợp lao động, đất đai, truyền thống gia đình một cách hiệu quả.
Thứ hai, hộ nông dân là đơn vị duy trì, tái tạo và phát triển các nguồn lực
có hiệu quả cao. Với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ, hoạt động sản xuất theo cơ

chế thị trường, các hộ nông dân nước ta đã tích cực đẩy mạnh phát triển sản xuất
một cách năng động, đa dạng, phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của mỗi
hộ, góp phần quan trọng tạo ra thị trường hàng hoá ngày càng phong phú, dồi dào
ngay tại các vùng nông thôn. Mặt khác, dưới tác động khách quan của các quy
luật kinh tế thị trường, các hộ nông dân đang tìm mọi biện pháp để nâng cao
năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu sản xuất, trên cơ sở sử
dụng tốt các nguồn lực sẵn có của từng hộ về vốn, đất đai, lao động, tư liệu sản
xuất và tri thức. Việc coi hộ là đơn vị tự chủ, đã giúp cho hộ nông dân có điều
kiện chủ động đầu tư thâm canh, cải tạo đất làm cho đất ngày càng tốt hơn và sử
dụng tiền vốn, lao động có hiệu quả hơn. Sản xuất có thu nhập cao là điều kiện
để hộ có thể tái đầu tư các nguồn lực.
Ở nước ta, kinh tế hộ nông dân phát triển mạnh trong những năm gần đây
(nhất là kinh tế trang trại gia đình) đã thể hiện vai trò, ưu thế của nó cả về mặt kinh
tế, xã hội, văn hoá và môi trường. Có thể khẳng định: Kinh tế hộ nông dân sản góp
phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn;
Kinh tế hộ nông dân góp phần giải quyết các vấn đề về văn hoá - xã hội trong nông
thôn; Kinh tế hộ nông dân hoá góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường sinh thái (Lê Trọng, 2003 và Nguyễn Văn Tuấn, 2000).

8


2.1.5. Nội dung và tiêu chí phát triển kinh tế hộ nông dân
2.1.5.1. Nội dung phát triển kinh tế hộ nông dân
Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong
một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và
tiến bộ mọi mặt của xã hội hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.
Kinh tế hộ nông dân là một thành phần của kinh tế nông nghiệp, do đó có
thể hiểu rằng phát triển kinh tế hộ nông dân chính là quá trình tăng trưởng về sản
xuất, gia tăng về thu nhập, tích lũy của kinh tế hộ nông dân, làm cho kinh tế nông

nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung đi lên (Phạm Ngọc Anh,
2008). Cụ thể, nội dung phát triển kinh tế hộ nông dân:
Thứ nhất, phát triển qui mô các yếu tố sản xuất của kinh tế hộ nông dân.
Các yếu tố sản xuất chủ yếu của kinh tế hộ nông dân bao gồm: đất đai, vốn, lao
động. Phát triển các yếu sản xuất là nhằm gia tăng qui mô đất đai tính trên hộ
nông dân (hoặc tính trên 1 lao động); gia tăng vốn đầu tư cho sản xuất của hộ, gia
tăng số lượng lao động.
Thứ hai, nâng cao trình độ sản xuất của chủ hộ. Trình độ của chủ hộ bao
gồm trình độ học vấn và kỹ năng lao động. Người lao động phải có trình độ học
vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu những tiến hộ khoa học kỹ thuật và kinh
nghiệm sản xuất tiên tiến. Trong sản xuất, phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật, trình
độ quản lý mới mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất
nhằm giảm sức lao động, tiết kiệm chi phí, mang lại lợi nhuận cao. Điều này là
rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trong sản xuất kinh doanh của hộ,
ngoài ra còn phải có những tố chất của một người dám làm kinh doanh. Vì vậy,
phát triển kinh tế hộ nông dân cần chú trọng nâng cao trình độ lao động của hộ,
đặc biệt là trình độ quản lý, tổ chức sản xuất của chủ hộ.
Thứ ba, gia tăng kết quả sản xuất của kinh tế hộ. Kết quả sản xuất của kinh
tế hộ biểu hiện ở đầu ra của kinh tế hộ như: Sản lượng hàng hóa nông sản, giá trị
tổng sản lượng, giá trị sản lượng hàng hóa, đặc biệt là doanh thu của hộ...Kết quả
này có được nhờ sự kết hợp các yếu tố nguồn lực lao động, vốn, đất đai, trình độ
sản xuất của chủ hộ và sự lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh như chọn cơ
cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho hộ nông
dân từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người nông dân…

9


Thứ tư, nâng cao thu nhập, đời sống và tích lũy của kinh tế hộ. Phát triển
kinh tế hộ cuối cùng phải có tác động tích cực đến thu nhập các hộ nông dân,

phải làm gia tăng thu nhập bình quân của hộ nông dân, gia tăng mức sống, thỏa
mãn các điều kiện sống cơ bản như nhà ở, điện, nước sạch, nhà vệ sinh… và
ngày càng gia tăng mức tích lũy của hộ (Đặng Kim Sơn, 2008).
2.1.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh phát triển của kinh tế hộ nông dân
- Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất chủ yếu của hộ nông dân bao gồm:
Đất đai bình quân l hộ, l lao động, 1 nhân khẩu; vốn sản xuất bình quân 1 hộ và
cơ cấu vốn theo tính chất vốn; lao động bình quân 1 hộ, lao động bình
quân/người tiêu dùng bình quân.
- Chỉ tiêu đánh giá trình độ sản xuất của hộ nông dân bao gồm các chỉ tiêu
phản ánh về chủ hộ, về điều kiện sản xuất, phương hướng sản xuất. Chỉ tiêu phản
ánh về chủ hộ nông dân: Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh
nghiệm sản xuất, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, khả năng tiếp cận thị
trường, độ tuổi bình quân, giới tính.
- Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của hộ nông dân: Sản lượng hàng
hóa; gía trị sản xuất; giá trị sản lượng hàng hóa; doanh thu…
- Chỉ tiêu phản ánh thu nhập, đời sống và tích lũy của hộ nông dân bao
gồm: tổng thu nhập của hộ, thu nhập bình quân người/tháng; tổng chi tiêu trong
năm; cơ cấu chi tiêu trong năm; chi đời sống; chi tiêu bình quân người/tháng; chi
đời sống bình quân người /tháng, tỷ lệ thặng dư và tích luỹ của hộ (Nguyễn Thu
Hằng, 2008 và Nghiêm Vĩnh Trường, 2002).
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân
2.1.6.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
(1) Vị trí địa lý và đất đai:
Vị trí đại lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đến sự
phát triển kinh tế hộ nông dân. Những hộ nông dân có được những vị trí thuận lợi
như gần đường giao thông, gần cơ sở chế biến nông sản, gần thị trường tiêu thụ
sản phẩm, gần trung tâm các khu công nghiệp, đô thị lớn... sẽ có điều kiện phát
triển sản xuất hàng hoá. Thực tế cho thấy,càng ở những vùng xa... do vị trí không
thuận lợi nên kinh tế hộ nông dân kém phát triển.


10


Những yếu tố về điều kiện tự nhiên phải kể đến là các ưu đãi của tự nhiên có
ảnh hưởng trực tiếp đến mảnh đất mà người nông dân canh tác, như thời tiết khí hậu,
quá trình hình thành đất có tác động quyết định đến độ phì tự nhiên, vị trí của mảnh
đất đó, hay có thể nói gọn lại là địa tô chênh lệch. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu
trong nông nghiệp, quỹ ruộng đất nhiều hay ít, tốt hay xấu đều có ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả sản xuất; đến khả năng sản xuất hàng hoá (Lê Quốc Doanh, 2006).
(2) Khí hậu và môi trường sinh thái:
Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Điều
kiện thời tiết, khí hậu bao gồm: lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng... có mối
quan hệ chặt chẽ đến sự phát triển các loại cây trồng vật nuôi. Những nơi có điều
kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi sẽ hạn chế được những
bất lợi, những rủi ro do thiên nhiên gây ra và có cơ hội để phát triển nông nghiệp,
tăng cường nông sản hàng hoá của các hộ nông dân.
Môi trường sinh thái cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân,
nhất là nguồn nước, không khí. Bởi vì, những cây trồng và con gia súc tồn tại và
phát triển theo quy luật sinh học. Nếu môi trường sinh thái thuận lợi thì cây trồng,
con gia súc phát triển tốt, cho năng suất sản phẩm cao. Nếu môi trường sinh thái
không phù hợp dẫn đến cây trồng, con gia súc phát triển, năng suất, chất lượng sản
phẩm giảm, từ đó sản xuất hiệu quả của hộ nông dân thấp (Vũ Đình Thắng, 2006).
2.1.6.2. Các yếu tố về điều kinh tế - xã hội và tổ chức quản lý
(1) Yếu tố về lao động, vốn sản xuất và cơ sở hạ tầng nông thôn:
Người lao động phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu
tiến bộ khoa học kỹ thuật về kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Trong sản xuất phải
giỏi chuyên môn, kỹ thuật mới mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học vào sản
xuất nhằm đem lại lợi nhuận cao. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, cũng
như kinh nghiệm sản xuất của người chủ hộ có vị trí quan trọng, ảnh hưởng trực
tiếp đến sự thành công và thất bại t rong sản xuất hàng hoá của hộ nông dân.

Vốn là điều kiện không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó
là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Vốn là một
trong những yếu tố quyết định sự hình thành hộ sản xuất hàng hoá. Khi có quy
mô vốn đủ lớn kinh tế hộ mới chuyển thành kinh tế trang trại gia đình.
Muốn sản xuất có hiệu quả, năng suất lao động cao cần phải sử dụng một
hệ thống công cụ phù hợp. Ngày nay với kỹ thuật canh tác tiên tiến, công cụ sản

11


xuất nông nghiệp đã không ngừng được cải tiến và đem lại hiệu quả kinh tế rất
lớn cho các hộ nông dân. Năng suất cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng lên,
chất lượng sản phẩm được đảm bảo tốt hơn. Do đó nó ảnh hưởng rất lớn đến kết
quả sản xuất của hộ nông dân.
Cơ sở hạ tầng chủ yếu trong nông nghiệp nông thôn bao gồm: đường giao
thông nông thôn, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống điện, trang thiết bị trong nông
nghiệp... Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất hàng hoá
của kinh tế hộ nông dân. Thực tế cho thấy, nơi nào cơ sở hạ tầng phát triển nơi
đó sản xuất phát triển, thu nhập tăng, đời sống của các hộ nông dân được cải
thiện (Nghiêm Vĩnh Trường, 2002).
(2) Yếu tố thị trường:
Thị trường là một quá trình mà trong đó người mua và người bán tác động
qua lại để xác định giá cả và sản lượng. Cơ chế thị trường bao gồm nhiều yếu tố:
hàng hoá, tiền, mua, bán, cung cầu tác động qua lại với nhau. Trong cơ chế thị
trường, các hộ nông dân hoàn toàn tự do lựa chọn hàng hoá họ có khả năng sản
xuất. Đối với từng hộ nông dân, để đáp ứng yêu cầu thị trường về nông sản hàng
hoá, họ có xu hướng liên kết, hợp tác sản xuất với nhau.
Sản xuất hàng hoá phụ thuộc chủ yếu vào giá cả trên thị trường, những
sản phẩm nào được giá thì hộ nông dân chú ý phát triển. Vì vậy nhu cầu thị
trường sẽ quyết định hộ sản xuất với số lượng hàng hoá bao nhiêu và theo tiêu

chuẩn chất lượng nào. Thực tế cho thấy vùng nào có thị trường thuận lợi, nơi đó
có sản xuất hàng hoá phát triển.
Trong cơ chế thị trường, các hộ nông dân hoàn toàn tự do lựa chọn hàng
hoá mà thị trường cần và họ có khả năng sản xuất. Từ đó kinh tế hộ có điều kiện
phát triển sản xuất hàng hoá (FAO, 1999).
2.1.6.3. Yếu tố về hợp tác, liên kết trong sản xuất kinh doanh
Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, để cạnh tranh có hiệu quả
các hộ nông dân càng cần có sự hợp tác để có thêm vốn, thêm nhân lực, thêm
kinh nghiệm sản xuất và tiến hành sản xuất hàng hoá có hiệu quả cao hơn, tự vệ
chống lại sự chèn ép (ép cấp, ép giá) của tư thương. Thực tế trong thời gian qua
cho thấy, để đáp ứng yêu cầu của thị trường về nông sản hàng hoá, các hộ nông
dân phải liên kết, hợp tác lại với nhau để sản xuất, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật
và điều quan trọng là giúp nhau tiêu thụ nông sản phẩm. Nhờ có các hình thức

12


liên kết hợp tác mà các hộ nông dân có điều kiện áp dụng các thành tựu khoa học
kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng,
năng suất gia súc và năng suất lao động của mình (Nguyễn Văn Phú, 2000).
2.1.6.4. Các yếu tố về khoa học kỹ thuật công nghệ
(1) Yếu tố kỹ thuật canh tác:
Do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vùng có khác nhau, với yêu
cầu giống cây, con khác nhau đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau. Trong
nông nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương có ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế hộ nông
dân sản xuất hàng hoá (Tô Tiến Dũng, 1996).
(2) Yếu tố ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ:
Sản xuất của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹ
thuật, vì nó tạo ra cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt. Thực tế

cho thấy những hộ nhạy cảm với tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất,
hiểu biết thị trường, dám đầu tư lớn và chấp nhận những rủi ro trong sản xuất
nông nghiệp, họ giầu lên rất nhanh. Nhờ có công nghệ mà các yếu tố sản xuất
như lao động, đất đai, sinh vật, máy móc và thời tiết khí hậu được kết hợp với
nhau để tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Như vậy, việc ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật mới vào sản xuất hàng hoá phát triển, thậm chí những tiến bộ kỹ thuật
có thể làm thay đổi hẳn trình độ sản xuất của một vùng (Tô Tiến Dũng, 1996).
2.1.6.5. Các yếu tố thuộc về chính sách của Nhà nước
(1) Quan điểm phát triển:
Các chính sách kinh tế có ảnh hưởng lớn đến sản xuất của nông hộ. Chính
sách kinh tế là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp vào sản xuất, khuyến
khích hoặc hạn chế sản xuất loại nông sản hàng hoá. Từ năm 1988, theo tinh thần
Nghị quyết 10 giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân và hàng loạt
các chính sách được ban hành đã tác động to lớn trước những thành tựu to lớn
trong phát triển nông nghiệp ở nước ta (Nguyễn Sinh Cúc, 2010).
(2) Hệ thống chính sách:
Nhóm các yếu tố này bao gồm các chính sách, chủ trương của Đảng và
Nhà nước như: Chính sách thuế, chính sách đất đai, đầu tư cho nông nghiệp, đào
tạo nguồn nhân lực, khuyến khích xuất khẩu… đã có tác động to lớn đối với phát
triển nông nghiệp.

13


Ngoài các yếu tố như đã nêu ở trên, hộ nông dân còn có những điều kiện
khác ảnh hưởng đến mức độ sản xuất, đó là việc nắm bắt được nhu cầu thị trường;
khả năng gắn sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm, đồng thời phải có kỹ năng tổ
chức sản xuất và tiếp cận thị trường, có sản phẩm thặng dư (Đặng Kim Sơn, 2008).
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN
2.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân của Nhật Bản
Ở Nhật Bản, từ năm 1946 - 1950: Chính phủ đã trưng thu ruộng đất của
địa chủ đem bán lại cho nông dân tá điền với phương thức trả tiền dần. Từ đó
hình thành nền kinh tế hộ nông dân phát triển từ sản xuất tự túc lên sản xuất hàng
hoá theo mô hình trang trại gia đình.
Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, Chính phủ đã tập trung các chính
sách, giải pháp để đưa nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ và phục vụ sản
xuất, từ giống cây trồng, vật nuôi đến vật tư, kỹ thuật, máy móc thiết bị, công
nghệ sản xuất và chế biến nông sản trên cơ sở tham khảo và vận dụng kinh
nghiệm của thế giới nhưng có chọn lọc, cải tiến, sáng tạo nhằm đạt hiệu quả kinh
tế cao với chi phí thấp. Đồng thời khuyến khích việc thành lập các hợp tác xã
dịch vụ đầu vào và đầu ra để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các trang trại
và hộ nông dân. Số trang trại chuyên làm nông nghiệp trong giai đoạn 1960-2012
giảm trên 4 lần, từ 2 triệu xuống chỉ còn 520.000 cơ sở. Các trang trại có thu
nhập từ nghề nông nghiệp giảm dần, làm nghề ngoài nông nghiệp tăng lên. Mạng
lưới các hợp tác xã cung ứng vốn, vật tư, thiết bị nông nghiệp và tiêu thụ nông sản
có chân rết đến từng làng xã. Ở Nhật Bản có hơn 400.000 hợp tác xã dịch vụ nông
thôn đã cung cấp cho nông nghiệp 70% phân bón, 50% hóa chất khác, 40% thức
ăn gia súc, 45% máy công nghiệp và đảm nhiệm tiêu thụ 95% sản phẩm lúa gạo,
25% rau quả, 16% sản phẩm thịt.
Nhà nước khuyến khích phát triển ngành nghề truyền thống hướng vào các
hàng hoá tinh, mẫu mã đẹp, giá thành hạ để thu hút lao động nông thôn và tăng thu
nhập cho nông dân. Đặc biệt Chính phủ Nhật Bản đã thành công trong việc xây
dựng mô hình phát triển công nghiệp 3 tầng theo nguyên tắc liên hoàn có quan hệ
chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau phát triển. Trong đó tầng 3 là công nghiệp hộ gia đình
nông dân thực hiện các hợp đồng gia công sản xuất các chi tiết máy đơn giản, yêu
cầu kỹ thuật thấp cho các xí nghiệp ở tầng 2 và cả tầng 1. Hoạt động của hệ thống

14



công nghiệp 3 tầng đã thúc đẩy chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang
khu vực công nghiệp ngay tại các vùng nông thôn (Lê Thị Giang, 2011).
2.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân của Trung Quốc
Từ năm 1982 Trung Quốc đã nhanh chóng thực hiện chế độ khoán đến
từng hộ. Năm 1984 Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông
dân. Đồng thời Chính phủ đưa ra chính sách khuyến khích việc mở mang ngành
nghề và dịch vụ, khuyến khích sản xuất hàng hoá và khuyến khích các thành
phần kinh tế trong nông thôn cũng phát triển. Cải cách giá cả thu mua nông sản
theo hình thức “cách kéo giá cả hợp lý”, để bảo trợ sản xuất và thu nhập của
nông dân. Đẩy mạnh phát triển các xí nghiệp Hương trấn với ngành nghề chính
như gia công nông phẩm, phát triển công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở “li nông bất
li hương”, “lấy công bù nông” đã tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông
nghiệp hiện đại hoá nông nghiệp và thu hút được số lao động dư thừa trong nông
nghiệp. Xây dựng hệ thống dịch vụ xã hội ở nông thôn: ngoài nông nghiệp, công
nghiệp Hương trấn, hệ thống dịch vụ ở nông thôn đã hình thành như một ngành
độc lập. Hệ thống dịch vụ ra đời trước hết đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa
theo mô hình kinh tế hộ. Hệ thống dịch vụ này có thể làm cầu nối giữa hộ gia
đình và thị trường. Nhà nước luôn duy trì được vai trò quản lý vĩ mô trong việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn để phát triển kinh tế hộ nông
dân theo hướng CNH, HĐH (Nguyễn Thu Hằng, 2008).
2.2.1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân của Thái Lan
Thái Lan là một nước trong khu vực Đông Nam châu Á, vốn là nước độc
canh cây lúa nước đã vươn lên với tốc độ tăng trưởng nhanh gắn với đa dạng hóa
trong sản xuất nông nghiệp. Thái Lan chủ trương ưu tiên đặc biệt cho việc
chuyển dịch từ độc canh cây lúa sang đa dạng cây con trong nông nghiệp để thúc
đẩy nhanh nền kinh tế quốc dân và kinh tế hộ nông dân. Chính phủ Thái Lan
khuyến khích ứng dụng nhanh các thành quả khoa học - công nghệ sinh học, hóa
học, thủy lợi cũng như công nghiệp hóa nhanh ngành nông nghiệp: cơ giới hóa
làm đất, thu hoạch, chế biến... Sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh ở thị

trường trong nước và trên thế giới do chất lượng cao, giá thành thấp. Chính phủ
Thái Lan chủ động phát triển nông nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở
rộng thị trường xuất khẩu, khuyến khích nông dân trồng các loại cây có giá trị
xuất khẩu lớn, xây dựng các công trình thủy lợi, trợ giá cho sản xuất nông nghiệp

15


×