HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGÔ THỊ THUÝ HỒNG
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành:
Quản lý kinh tế
Mã số:
60 34 04 10
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Phạm Văn Hùng
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Lêi cam ®oan
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Ngô Thị Thúy Hồng
i
LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh” đã được hoàn thành với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ, động viên của nhiều tập thể và cá nhân trong học tập,
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Phó giáo sư, Tiến sỹ Phạm
Văn Hùng, người thầy trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của các thầy, cô giáo trong khoa
Kinh tế và PTNT, Bộ môn Phân tích định lượng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các phòng ban, phòng Tài chính-Kế
hoạch, các cấp lãnh đạo Thị xã và đồng nghiệp, UBND các xã, phường, tổ chức trên địa
bàn thị xã Từ Sơn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn sự quan tâm động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và các đồng
nghiệp trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Ngô Thị Thúy Hồng
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chũ ký hiệu viết tắt ....................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.2.1.
Mục tiêu nghiên cứu chung .............................................................................. 3
1.2.2.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ............................................................................. 3
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
1.4.1.
Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.4.2.
Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................... 5
2.1.
Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5
2.1.1.
Các khái niệm cơ bản....................................................................................... 5
2.1.2.
Vị trí, vai trò của Ngân sách xã trong hệ thống Ngân sách Nhà nước ............... 7
2.1.3.
Nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách của các xã ................................................ 9
2.1.4.
Đặc điểm của quản lý ngân sách xã, phường .................................................. 11
2.1.5.
Nguyên tắc quản lý ngân sách xã, phường ..................................................... 12
2.1.6.
Nội dung nghiên cứu của quản lý Ngân sách xã, phường ............................... 14
2.1.7.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã, phường ............................... 24
2.2.
Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 28
2.2.1.
Thực tiễn quản lý Ngân sách xã ở các địa phương .......................................... 28
2.2.2.
Bài học kinh nghiệm cho quản lý ngân sách xã, phường ................................ 32
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 34
iii
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 34
3.1.1.
Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 34
3.1.2.
Điều kiện kinh tế- xã hội ................................................................................ 36
3.1.3.
Đánh giá chung .............................................................................................. 41
3.2.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 41
3.2.1.
Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin ............................................. 41
3.2.2.
Phương pháp xử lý số liệu, thông tin .............................................................. 43
3.2.3.
Phương pháp phân tích số liệu, thông tin........................................................ 43
3.2.4.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 44
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 45
4.1.
Thực trạng quản lý ngân sách xã, phường ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh...... 45
4.1.1.
Hệ thống quản lý Ngân sách xã, phường tại thị xã Từ Sơn .................................. 45
4.1.2.
Lập dự toán ngân sách xã, phường tại thị xã Từ Sơn ...................................... 48
4.1.3.
Quản lý thu Ngân sách cấp xã, phường tại địa bàn nghiên cứu ....................... 51
4.1.4.
Quản lý chi ngân sách xã, phường của thị xã Từ Sơn ..................................... 64
4.1.5.
Quyết toán Ngân sách xã tại thị xã Từ Sơn .................................................... 76
4.1.6.
Thanh tra, kiểm tra Ngân sách xã tại thị xã Từ Sơn ........................................ 79
4.2.
Các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý ngân sách xã tại thị xã Từ Sơn............ 82
4.2.1.
Nhóm yếu tố khách quan ............................................................................... 83
4.2.2.
Nhóm yếu tố chủ quan ................................................................................... 87
4.3.
Định hướng và các giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã, phường
trên địa bàn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới .......................... 92
4.3.1.
Căn cứ đề xuất và giải pháp ........................................................................... 92
4.3.2.
Định hướng ................................................................................................... 92
4.3.3.
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn thị xã
Từ Sơn trong thời gian tới .............................................................................. 94
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 113
5.1.
Kết luận ....................................................................................................... 113
5.2.
Kiến nghị ..................................................................................................... 114
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 116
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
BQ
Bình quân
CC
Cơ cấu
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa,hiện đại hóa
ĐTV
Đơn vị tính
ĐTH
Đô thị hoá
GTGT
Giá trị gia tăng
KBNN
Kho bạc nhà nước
NSĐP
Ngân sách địa phương
NSTU
Ngân sách trung ương
NSX
Ngân sách xã
NSNN
Ngân sách nhà nước
SL
Số lượng
TM - DV
Thương mại dịch vụ
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
UBND
Uỷ ban nhân dân
XDCB
Xây dựng cơ bản
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả phát triển kinh tế của thị xã (2012-2014) ...................................... 37
Bảng 3.2. Dân số trung bình năm 2014 của thị xã Từ Sơn theo đơn vị hành chính .... 40
Bảng 3.3. Số lượng và cơ cấu mẫu điều tra ................................................................ 43
Bảng 4.1. Tình hình cán bộ quản lý Ngân sách xã, phường tại thị xã Từ Sơn tính
đến 31/12/2015.......................................................................................... 48
Bảng 4.2. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia thu Ngân sách xã giữa các cấp Ngân
sách trên địa bàn thị xã Từ Sơn.................................................................. 53
Bảng 4.3. Tình hình thực hiện kế hoạch thu ngân sách xã, phường thị xã Từ Sơn
từ năm 2012-2014 ..................................................................................... 54
Bảng 4.4. Tình hình thu một số khoản thu chủ yếu của ngân sách xã, phường thị
xã Từ Sơn từ năm 2012-2014 .................................................................... 59
Bảng 4.5. Tổng hợp tình hình các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho
Ngân sách xã từ năm 2012-2014................................................................ 62
Bảng 4.6. Các khoản thu khác ngoài Ngân sách xã trên địa bàn thị xã Từ Sơn từ
năm 2012 -2014 ........................................................................................ 63
Bảng 4.7a. Dự toán chi Ngân sách xã tại thị xã Từ Sơn qua 3 năm 2012-2014 ............ 65
Bảng 4.7b. Tình hình thực hiện chi thường xuyên Ngân sách xã trên địa bàn thị xã
Từ Sơn giai đoạn (2012-2014) ................................................................... 69
Bảng 4.8. Tình hình thực hiện chi đầu tư phát triển Ngân sách xã trên địa bàn thị
xã Từ Sơn giai đoạn (2012-2014) ............................................................. 75
Bảng 4.9. Kết quả quyết toán Ngân sách xã thị xã Từ Sơn từ năm 2012 đến
năm 2014 .................................................................................................. 77
Bảng 4.10. Tình hình nợ đọng các khoản thu Ngân sách xã tại thị xã Từ Sơn từ
năm 2012 đến năm 2014............................................................................ 80
Bảng 4.11. Kết quả kiểm soát chi Ngân sách xã tại thị xã Từ Sơn ............................... 81
Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác phân bổ dự toán thu, chi
Ngân sách xã trên địa bàn thị xã Từ Sơn .................................................... 84
Bảng 4.13. Đánh giá của kế toán đơn vị thụ hưởng Ngân sách xã về định mức
phân bổ Ngân sách Nhà nước hàng năm của đơn vị mình .......................... 84
vi
Bảng 4.14. Đánh giá của đối tượng nộp Ngân sách xã về việc gặp phải khó khăn
và những hỗ trợ nhận được từ cơ quan quản lý của người nộp thuế............ 85
Bảng 4.15. Đánh giá của đối tượng nộp Ngân sách xã về hiệu quả công tác hỗ trợ
người nộp thuế và công tác giải quyết khiếu nại của người nộp thuế .......... 86
Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ, kế toán, đối tượng nộp Ngân sách về công tác
thanh tra, kiểm tra thu chi Ngân sách trên địa bàn thị xã ............................ 87
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ, kế toán đơn vị thụ hưởng và đối tượng nộp Ngân
sách về công tác tổ chức quản lý thu chi Ngân sách xã tại Từ Sơn
Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác kế toán và quyết toán Ngân
sách xã ...................................................................................................... 89
Bảng 4.19. Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác chấp hành dự toán Ngân sách xã ....... 89
Bảng 4.20. Đánh giá các đối tượng điều tra về cán bộ làm công tác quản lý Ngân
sách xã ...................................................................................................... 90
Bảng 4.21. Đánh giá về ý thức chấp hành các quy định, pháp luật về thu Ngân
sách của các đối tượng nộp Ngân sách trên địa bàn thị xã Từ Sơn ............. 91
Bảng 4.22. Đánh giá về ý thức chấp hành các quy định, pháp luật về chi Ngân sách
của các đơn vị thụ hưởng Ngân sách xã trên địa bàn Từ Sơn ..................... 92
vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá tình hình quản lý Ngân sách xã, phường trên địa bàn thị xã Từ Sơn
thời gian qua và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý Ngân sách xã,
phường trên địa bàn nghiên cứu cho những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu thứ cấp bao gồm được thu thập thông qua các báo cáo về tình hình cơ bản
của thị xã, tình hình thu, chi ngân sách của các xã, phường các văn bản pháp luật của
Nhà nước về quản lý và sử dụng ngân sách; các bài báo, bài viết và một số công trình
nghiên cứu có lien quan. Các dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này chủ yếu là lấy
ý kiến của các cán bộ quản lý, cán bộ công chức xã, phường sử dụng ngân sách. Phương
pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là qua phỏng vấn bằng bảng hỏi, đồng thời có tham vấn sâu
một số chuyên gia trong lĩnh vực quản lý ngân sách. Các dữ liệu thu thập được đều
được kiểm tra lại và hiệu chỉnh theo 3 yêu cầu: Đầy đủ, chính xác và lôgic.
Các phương pháp phân tích số liệu bao gồm phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp so sánh, phương pháp cân đối tài chính và phương pháp tham vấn ý kiến
chuyên gia.
Kết quả chính và kết luận
Từ Sơn là một thị xã thuộc tỉnh Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ ký quyết
định thành lập ngày 24 tháng 9 năm 2008 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số
của thị xã Từ Sơn cũ. Từ Sơn là một trong hai đô thị của tỉnh Bắc Ninh, là địa phương
có nhiều ngành nghề truyền thồng và nhiều khu công nghiệp phát triển, do đó nguồn thu
Ngân sách xã lớn đồng thời nhiệm vụ chi Ngân sách xã cho đầu tư cơ sở hạ tầng, phục
vụ sản xuất kinh doanh và đời sống sinh hoạt người dân cũng nhiều, do đó việc quản lý
Ngân sách nhà nước đặc biệt là ngân sách cấp xã hết sức phức tạp trong việc đảm bảo
cho việc sử dụng Ngân sách xã đạt hiệu quả cao nhất.
Thực hiện Chỉ thị của UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND thị xã Từ Sơn đã chỉ đạo
các phòng chức năng phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác quản lý
Ngân sách xã trên địa bàn. Trong 3 năm gần đây hàng năm tại thị xã Từ Sơn thu khoảng
100 tỷ đồng cho Ngân sách xã, đồng thời các khoản chi Ngân sách xã lên tới gần 90 tỷ
đồng/ năm. Công tác quản lý Ngân sách xã cũng được quan tâm chú trọng, hoạt động
thanh tra, kiểm tra thu, chi Ngân sách xã thường xuyên được tiến hành, kết quả thanh tra
đã phát hiện được hơn 10.000 món Ngân sách thanh toán sai với những lỗi sai như: chi
vượt dự toán, chi sai mục lục ngân sách, sai chế độ tiêu chuẩn định mức, sai yếu tố ghi
viii
trên chứng từ, các lỗi sai do thiếu hồ sơ thủ tục thanh toán đã được hạn chế nhiều (3
năm gần đây những lỗi sai này đã giảm khoảng 6%). Tuy nhiên, trên thực tế tại địa bàn
còn tồn tại tình trạng nợ đọng thuế, hàng năm con số thuế nợ đọng, chậm nộp lên tới
trên 10 tỷ đồng/năm.
Mặc dù Lãnh đạo thị xã đã quan tâm tới công tác đào tạo nâng cao trình độ đội
ngũ cán bộ quản lý Ngân sách xã, đồng thời thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về thuế, ngân sách song một số bộ phận trong cán bộ và nhân dân ở cơ sở còn chưa
nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ
công khai về tài chính và NS; việc phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành quản lý Ngân
sách xã còn chưa nhịp nhàng nên những khó khăn vướng mắc chưa được xử lý, tháo gỡ
kịp thời; chưa có sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa KBNN, Ban tài chính xã và cơ quan
thu trong việc xây dựng kế hoạch thu, đôn đốc, kiểm tra, bố trí điểm thu, tổng kết và đề
ra các giải pháp để tập trung các nguồn thu vào KBNN dẫn đến hiệu quả tập trung
nguồn thu NS xã qua KBNN còn bị hạn chế; thêm vào đó là trình độ đội ngũ cán bộ của
Ban Tài chính các xã trình độ còn nhiều hạn chưa cao, còn lúng túng trong việc lập báo
cáo quyết toán, nhất là trong điều kiện các chính sách thu-chi ngân sách luôn thay đổi,
các nghiệp vụ về quản lý như chế độ kế toán ngân sách chưa được thay đổi phù hợp.
ix
THESIS ABSTRACT
Research Objectives
Assess the situation of budget management communes in Tu Son town, past and
proposed a number of measures to strengthen financial management sahcs communes in
the study area for the coming years.
Materials and Methods
Secondary data were collected including through the report on the basic situation
of the town, on the collection and expenditure of the communes of the laws of the State
on the management and use of funds clean; articles, posts, and some studies have related.
The primary data for this study serves mainly opinions of the management staff, civil
servants of communes, wards budget use. Methods of collecting primary data through
interviews with questionnaires, and following consultation with a number of experts in
the area of budget management. The data collected will be checked and corrected for 3
requirements: Full, accurate and logical.
The method of data analysis included descriptive statistical method, comparative
method, the financial balance approach and methodology expert consultation.
Main findings and conclusions
Từ Son is a town in the province of Bac Ninh by the Prime Minister signed the
decision to establish September 24, 2008 on the basis of the entire natural area and
population of the old Tu Son town. From Son is one of the two cities of Bac Ninh province,
the locality has many traditional industries and industrial development, so big commune
budget revenues and expenditures budget tasks for social investments infrastructure,
business for production and people's daily life as much, so the management of the state
budget, especially social budgets very complicated in ensuring the use of budget The most
effective social.
Implementing Directive of the People's Committee of Bac Ninh province, Tu
Son town People's Committee has directed the functional departments to coordinate
with relevant agencies to strengthen the budget management villages in the area. In the
last 3 years annual revenues in Tu Son town about 100 billion budget for the commune,
and the commune budget expenditures amounted to nearly 90 billion / year. Budget
management is also interested in social focus, operational inspection and checks the
revenue and expenditure budgets regularly commune was conducted, the results of
inspections had detected more than 10,000 items wrong with the payment budget
mistakes such as over-spending, budget expenditures cataloged wrong, wrong mode
x
norms, false voucher factors, errors due to lack of records of payment procedures has
been limited more ( 3 mistakes in recent years has fallen about 6%). However, in reality
exist in geographical situation of tax debts, the annual child tax arrears, late payment of
over 10 billion / year.
Although the town's leaders were concerned about the training improve staff
management commune budget, and often propagate and disseminate the legislation on
taxes, the budget, but some parts of staff and people at the grassroots are not fully aware
of the meaning and importance of the implementation of democratic public finance and
NS; coordination among agencies and departments to manage social budget was not
smooth these difficulties should not be processed, timely solutions; there is no
collaboration, incorporating between Treasury, social and financial committee
collecting agencies in building the revenue plan, supervise, inspect and arrange
collection points, review and propose solutions to focus the resulting revenues to the
state treasury effective social focus NS revenues through the State Treasury has been
limited; plus the staff level of the Finance Committee of the commune has suffered as
the level is not high, confusion in finalization of the report, especially in terms of
policy-budget revenues are replaced change, management operations such as budget
accounting system is not yet appropriate changes
xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngân sách nhà nuớc có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh
tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Vai trò của ngân sách
nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định.
Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ
mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội.
Ngân sách xã (NSX) là cấp cuối cùng trong phân cấp quản lý ngân sách
Nhà nước (NSNN). NSX bao gồm toàn bộ các khoản thu, nhiệm vụ chi được quy
định trong dự toán một năm do Hội đồng nhân dân (HĐND) xã quyết định và
giao cho Ủy ban nhân dân (UBND) xã thực hiện nhằm đảm bảo các chức năng
nhiệm vụ của chính quyền xã. NSX có vai trò rất quan trọng trong đời sống của
người dân, đặc biệt đối với người dân nông thôn. Là một đơn vị hành chính Nhà
nước cấp cơ sở, chính quyền cấp xã trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa
Nhà nước với nhân dân dựa trên các quy định của pháp luật. Do vậy, NSX là
công cụ tiên quyết cho chính quyền xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
(Nguyễn Hữu Khánh, 2014).
Từ Sơn là một thị xã thuộc tỉnh Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ ký
Quyết định thành lập ngày 24 tháng 9 năm 2008 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên
và dân số của huyện Từ Sơn cũ. Thị xã Từ Sơn là đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội
và là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa – giáo dục của tỉnh Bắc Ninh (sau
thành phố Bắc Ninh). Đây là một đô thị phát triển mạnh về công nghiệp, có nhiều
làng nghề truyền thống nổi tiếng như Đa Hội, Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc,
Tương Giang ... và có nhiều trường cao đẳng, đại học như: Đại học Thể dục Thể
thao Bắc Ninh, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cơ sở 2, Cao đẳng Thủy
Sản, Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà, Cao đẳng Quản lý kinh tế Công nghiệp,
Trong những năm qua, công tác quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng
trên địa bàn thị xã đã được HĐND, UBND thị xã quan tâm, chỉ đạo sát sao. Quản
lý NSX đã được thực hiện theo luật NSNN, góp phần đảm bảo ổn định, dân chủ,
công khai và đúng nguyên tắc ở cấp cơ sở. Qua đó đã góp phần không nhỏ vào sự
nghiệp phát triển kinh tế, xã hội chung toàn thị xã, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao, bền vững, đẩy mạnh phát triển đô thị theo hướng hiện đại, văn minh, đi
1
đôi với công tác bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng vững chắc, nâng
cao chất lượng sinh hoạt văn hóa, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Tính riêng năm 2015, mặc
dù trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng thị xã Từ Sơn đã tập trung
đoàn kết, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ quan trọng. Nổi bật là cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị tổng sản phẩm tăng 14%, tổng thu
ngân sách Nhà nước trên địa bàn 690,7 tỷ đồng, đạt 129,4 % kế hoạch, thu nhập
bình quân đầu người đạt 5860 USD (UBND thị xã Từ Sơn, 2016).
Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý NSX trên địa bàn thị xã Từ Sơn
cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Hệ thống chính sách,
chế độ quản lý về NSX còn quá cũ, mục lục NSNN thay đổi thường xuyên nên
việc thực hiện ở cơ sở còn thụ động. Sự phối hợp giữa các cơ quan tài chính với
cơ quan thuế và KBNN và Ban tài chính xã có nơi chưa thực hiện tốt do đó
những khó khăn vướng mắc chưa được xử lý, tháo gỡ kịp thời. Bên cạnh đó,
trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách thuộc ban
tài chính cấp xã còn hạn chế, lúng túng nhất là trong điều kiện các chính sách
thu-chi ngân sách luôn thay đổi, các nghiệp vụ về quản lý như chế độ kế toán
ngân sách chưa được thay đổi phù hợp. Việc lập báo cáo hàng tháng, báo cáo
tổng quyết toán năm thực hiện bằng chương trình quản lý ngân sách trên phần
mềm máy vi tính, nhưng chương trình phần mềm chậm hoàn chỉnh vẫn phải
nâng cấp thường xuyên. Những yếu tố trên đã góp phần làm ảnh hưởng không
nhỏ đến quản lý NSX trên địa bàn. Việc quản lý các khoản thu đóng góp của dân
ở một số nơi chưa được thực hiện đúng quy định, thu ngân sách vẫn chưa bao
quát các nguồn thu trên địa bàn, vẫn còn tình trạng thất thu, nguồn thu ngân sách
còn hạn chế và không đồng đều, tập trung ở một số xã. Hiệu quả các khoản chi
ngân sách còn thấp, chi đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung dẫn đến hiệu quả đầu
tư còn thấp, gây lãng phí, chi thường xuyên còn vượt dự toán.
Trước yêu cầu bức thiết đó, tôi chọn đề tài “Quản lý ngân sách xã,
phường trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” để nghiên cứu, với mong
muốn góp một phần nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề nêu trên, xác định vị trí,
vai trò hết sức quan trọng của NSX trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của chính quyền xã cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, đặc biệt là sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thị
xã Từ Sơn trong những năm tiếp theo.
2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Đánh giá tình hình quản lý NSX xã, phường trên địa bàn thị xã Từ Sơn
thời gian qua và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý NSX xã,
phường trên địa bàn nghiên cứu cho những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách xã, phường;
- Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thị xã Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh thời gian qua;
- Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách
xã, phường trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Quản lý NSX được quy định bao gồm những nội dung gì?
- Những kết quả và tồn tại trong quản lý NSX trên địa bàn thị xã Từ Sơn là
gì? Do nguyên nhân nào?
- Để tăng cường quản lý Ngân sách xã, phường trên địa bàn thị xã Từ Sơn
cần thiết phải có những giải pháp gì?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản lý NSX
và hoàn thiện quản lý NSX.
- Các nguồn NSX.
- Các đối tuợng thu, chi NSX: Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp
tư nhân, hộ cá thể, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
+ Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các vấn đề lý
luận và thực tiễn về quản lý và thực trạng quản lý Ngân sách xã, phường trên
địa bàn thị xã Từ Sơn; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Ngân
sách xã, phường.
3
* Phạm vi không gian
+ Phạm vi về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn thị xã
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
* Phạm vi về thời gian
- Về thời gian: Số liệu sử dụng cho phân tích thực trạng được thu thập từ
năm 2012-2014, dữ liệu sơ cấp khảo sát năm 2015 và đề xuất giải pháp đến
năm 2020.
4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
* Khái niệm ngân sách Nhà nước
Ngân sách nhà nước (NSNN) là một phạm trù mang tính chất lịch sử, nó
phản ánh những mặt nhất định của quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối sản
phẩm xã hội và được sử dụng như một công cụ Nhà nuớc để thực hiện các chức
năng của mình. Điều này càng có nghĩa là sự ra đời của NSNN gắn liền với sự ra
đời và quyết định sự tồn tại của một thể chế Nhà nước. NSNN là một tổng thể
những mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà
nước huy động vốn và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực
hiện các chức năng của Nhà nước đối với mọi hoạt động (Hồ Thị Duyên, 2011).
Theo luật NSNN năm 2002 thì “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của
nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước"
(Quốc Hội, 2002).
Theo luật NSNN năm 2015 “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước được dự toán và thực hiện trong khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ
của Nhà nước”. (Quốc hội, 2015)
NSNN gồm ngân sách trung ương (NSTƯ) và ngân sách địa phương
(NSĐP). NSTƯ là các khoản thu ngân sách của Nhà nước phân cấp cho trung
ương hưởng và các khoản thu chi ngân sách của Nhà nước thuộc nhiệm vụ chi
của cấp trung ương. NSĐP là các khoản thu ngân sách của Nhà nước phân cấp
cho địa phương hưởng, thu bổ sung từ NSTƯ cho NSĐP và các khoản chi ngân
sách Nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
NSNN được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm,
công khai, minh bạch, công bằng có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn
và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp (Quốc hội, 2015).
* Khái niệm ngân sách xã
Ngân sách xã là một bộ phận của hệ thống ngân sách nhà nước, Ngân sách
xã do Uỷ ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định
5
và giám sát. Ngân sách xã bao gồm các khoản thu ngân sách xã và chi ngân sách
xã (Bộ Tài chính, 2003).
Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu của ngân sách nhà nước phân
cấp cho ngân sách xã và các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân trên
nguyên tắc tự nguyện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định
của pháp luật do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý.
Thu ngân sách xã gồm: các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%, các khoản thu
phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên, thu
bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Chi ngân sách xã bao gồm các khoản chi duy trì hoạt động của các cơ quan
Nhà nước, Đảng, đoàn thể cấp xã và các khoản chi về quản lý và phát triển kinh tế
xã hộithuộc chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã (Bộ Tài chính, 2003).
* Khái niệm quản lý
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Thực tế
đã chứng minh, quản lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có sự nỗ
lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức, từ phạm
vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ xã hội hóa càng cao, yêu cầu
quản lý càng cao thì vai trò của quản lý càng tăng lên.
Ngày nay, quản lý hiện diện trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời
sống chính trị - xã hội, và hơn thế nữa, là nhân tố tất yếu để duy trì sự tồn tại và
phát triển của các loại hình tổ chức của con người với mọi quy mô và phạm vi
khác nhau.
Vậy quản lý là gì? Quan niệm trước đây cho rằng: Quản lý chủ yếu là giữ
cho đối tượng quản lý nguyên vẹn, không suy chuyển, bắt nó vận động theo ý
muốn chủ quan của chủ thể quản lý. Quan niệm hiện nay cho rằng: "Quản lý là
hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý
vào đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã định” (Nguyễn Thanh Hiệp, 2010).
Thuật ngữ “Quản lý” thường được hiểu đó là quá trình mà chủ thể quản
lý sử dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp nhằm điều
khiển đối tượng quản lý hoạt động và phát triển nhằm đạt đến những mục tiêu
đã định. Quản lý được sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà
nhà quản lý phải thực hiện thường xuyên từ việc lập kế hoạch đến quá trình
6
thực hiện kế hoạch đồng thời tổ chức kiểm tra. Ngoài ra nó còn hàm ý cả mục
tiêu, kết quả và hiệu năng hoạt động của tổ chức (Bộ Nội vụ, 2013).
Như vậy, khái niệm về quản lý bao gồm hai mặt: Một mặt, quản lý là cần
thiết để bảo đảm tính nhất trí công việc giữa các cá nhân, tổ chức, hay nói cách
khác, quản lý là sự tác động đến cách thức xử sự của những người bị quản lý từ
phía những chủ thể quản lý; mặt khác, quản lý còn là sự thực hiện những chức
năng chung nảy sinh từ sự vận động của toàn bộ thực thể xã hội.
* Quản lý ngân sách xã
Quản lý NSX được hiểu là quá trình Nhà nước sử dụng các phương pháp,
các công cụ thích hợp nhằm hướng dẫn, điều khiển các hoạt động tài chính trên
địa bàn vận động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan và có thể đạt
được các mục tiêu phát triển kinh tế xã- xã hội của địa phương là tổ chức điều
khiển và theo dõi thực hiện công việc nào đó (Đặng Văn Du và Hoàng Thị Thúy
Nguyệt, 2012).
Quản lý NSX là việc thực hiện tất cả các khâu của chu trình ngân sách (từ
lập dự toán ngân sách - chấp hành ngân sách - quyết toán ngân sách); phải đảm
bảo tính thống nhất trong thực hiện và quản lý thu, chi ngân sách trong hệ thống
ngân sách các cấp; phải đảm bảo tính cân đối của ngân sách; phải được quản lý
rành mạch, công khai để mọi đối tượng biết trong suốt chu trình ngân sách và
phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình ngân sách (cả ở
cơ quan quản lý và cơ quan đối tượng thụ hưởng); tạo tiền đề cho mọi đối tượng
có thể nhìn nhận được hiệu quả các chương trình hành động của Chính quyền địa
phương trên cơ sở các chính sách tài chính quốc gia (Quốc hội, 2002).
2.1.2. Vị trí, vai trò của Ngân sách xã trong hệ thống Ngân sách Nhà nước
2.1.2.1. Vị trí của Ngân sách xã trong hệ thống Ngân sách Nhà nước
Theo Luật NSNN sửa đổi năm 2002 thì tổ chức hệ thống NSNN ở nước ta
gồm Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương. Trong đó, ngân sách địa
phương bao gồm (Quốc Hội, 2002).
- Ngân sách cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (gọi là ngân
sách tỉnh);
- Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi là
Ngân sách huyện);
7
- Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi là Ngân sách xã).
Như vậy, ngân sách xã là ngân sách cấp cơ sở thấp nhất thuộc ngân sách
địa phương. Đó là nơi trực tiếp tổ chức triển khai, chỉ đạo và thực hiện mọi chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các văn bản
dưới Luật của cấp trên thành hiện thực. Nó cũng là nơi thể hiện rõ nhất các quan
hệ trực tiếp giữa Nhà nước với nhân dân. Do đó NSX có vị trí rất quan trọng
trong hệ thống NSNN, biểu hiện cụ thể ở các mặt sau:
+ Xã là một đơn vị hành chính cơ sở ở nông thôn. Hội đồng nhân dân xã
là cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương, triển khai thực hiện mọi chủ
trương đường lối của Đảng và Nhà nước, ngoài ra HĐND xã còn được quyền ban
hành các Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội và quản lý ngân sách trên địa
bàn, vì vậy NSX thể hiện rõ mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân.
+ Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp liên hệ với nhân dân giải quyết các
mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước với nhân dân bằng pháp luật. NSX cung cấp
là công cụ huy động các nguồn lực tài chính để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của
chính quyền xã. Do đó, nếu xét ở góc độ kinh tế thì quy mô và mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của chính quyền xã phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn NSX (Quốc
Hội, 2002).
Trong điều kiện hiện nay, sự tồn tại và hoạt động của NSX được coi là
một tất yếu khách quan. Chính vì vậy, trong cơ cấu tổ chức hệ thống NSNN ở
hầu hết mọi quốc gia đều có NSX, song quan niệm về NSX lại không đồng nhất.
Ngay ở nước ta, trong khuôn khổ các văn bản pháp quy về NSX cũng có nhiều
quan điểm khác nhau.
2.1.2.2. Vai trò của ngân sách xã
Vai trò của NSX được thể hiện như sau:
NSX là công cụ tài chính quan trọng, đảm bảo sự tồn tại và hoạt động của
bộ máy Nhà nuớc ở cơ sở. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng
minh rằng” Nhà nước xuất hiện là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp. Sự
ra đời của Nhà nước sẽ kéo theo sự tập trung nguồn lực tài chính vào trong tay
Nhà nước nhằm đảm bảo phương tiện vật chất, của cải để nuôi sống bộ máy và
thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội của Nhà nước. Nguồn để trang trải các
khoản chi phí đó là từ NSNN. Do đó trong điều kiện hình thành cấp NSX thuộc
Hệ thống NSNN thì chi phí của Bộ máy Nhà nước ở cấp xã đương nhiên phải do
8
NSX đảm nhận. Do vậy mà các khoản lương, sinh hoạt phí của công chức, viên
chức xã, các khoản chi tiêu cho quản lý hành chính hay mua sắm các trang thiết
bị cho xã mới được đảm bảo kịp thời.
Xã, phường, thị trấn là một cấp chính quyền trong bộ máy quản lý Nhà
nước, do đó NSX là công cụ đặc biệt quan trọng để chính quyền xã thực hiện
quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội tại địa phương. Nó trực tiếp giải
quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân đồng thời đảm bảo nhiệm vụ
phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và
thực thi mọi chính sách, chế độ của Nhà nước trên địa bàn. NSX chính là công
cụ, phương tiện vật chất hữu hiệu nhất giúp chính quyền xã giải quyết tốt các mối
quan hệ trên. Vai trò của NSX được thể hiện trên cả hoạt động thu và hoạt động
chi NSX (Đặng Văn Du và Hoàng Thị Thúy Nguyệt, 2012).
2.1.2.3. Đặc điểm hoạt động của ngân sách cấp xã
Là một bộ phận trong hệ thống NSNN và là cấp ngân sách của chính
quyền cơ sở, ngân sách nhà nước cấp xã có đặc điểm sau:
- Hoạt động thu, chi NSX luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị
của chính quyền cấp xã và được tổ chức thực hiện trên cơ sở những quy định,
luật lệ thống nhất được Nhà nước ban hành. Biểu hiện của đặc điểm này là nội
dung, mức độ, cơ cấu của các khoản thu, chi của NSX được Nhà nước quyết định
và trở thành chỉ tiêu pháp lý yêu cầu các chủ thể trên địa bàn xã thực hiện.
- Thu, chi NSX gắn chặt với hoạt động của chính quyền cơ sở do vậy ngân
sách nhà nước cấp xã là một cấp ngân sách đặc biệt trong hệ thống NSNN, bởi vì
với vị trí là một ngân sách hoàn chỉnh, NSX là toàn bộ dự toán thu, chi ngân sách
một năm đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát thực hiện. Mặt
khác, do cấp xã là cấp cơ sở, dưới đó không còn đơn vị dự toán, các đơn vị thụ
hưởng ngân sách trực thuộc nên ngân sách xã cũng chính là đơn vị dự toán
(Phạm Thị Uyên Thi, 2015).
2.1.3. Nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách của các xã
2.1.3.1. Nguồn thu Ngân sách xã
Nguồn thu của NSX do hội đồng nhân dân tỉnh quyết định phân cấp trong
phạm vi nguồn thu của ngân sách địa phương được hưởng. Bao gồm các nguồn
thu ngân sách xã hưởng 100%, nguồn thu ngân sách xã hưởng theo tỷ lệ %, và
nguồn ngân sách cấp bổ sung từ cấp trên.
9
* Các khoản thu từ ngân sách địa phương hưởng 100%
Là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài
chính bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư. Căn cứ vào quy mô
nguồn thu, chế độ phân cấp quản lý và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ
cân đối cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, khi phân cấp nguồn thu. HĐND
tỉnh xem xét dành cho ngân sách xã hưởng 100% các khoản thu sau:
- Các khoản thu phí và lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định.
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NSNN theo chế độ
quy định;
- Thu từ đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi
công sản khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý;
- Các khoản huy động từ các tổ chức cá nhân để đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật,
- Nguồn thu từ đóng góp tự nguyện của các cá nhân trong và ngoài nước.
- Thu kết dư ngân sách, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu chuyển
nguồn.
- Các khoản thu khác của ngân sách địa phương theo quy định (Bộ Tài
chính, 2003).
* Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%) giữa NS xã và ngân sách cấp trên:
Các loại thuế chuyển quyền; thuế nhà đất, lệ phí trước bạ nhà đất, thuế sử dụng
đất nông nghiệp…. (Bộ Tài chính, 2003).
2.1.3.2. Nhiệm vụ chi NSX
Chi NSX gồm: Chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. HĐND cấp tỉnh
quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX để thực hiện nhiệm vụ chi:
+ Chi đầu tư phát triển:
+ Chi thường xuyên, bao gồm:
- Chi hoạt động cho các cơ quan nhà nước cấp xã, phường như tiền lương,
tiền công cho cán bộ công chức xã, chi sinh hoạt phí, các khoản phụ cấp khác,
chi công tác phí, chi hoạt động, chi điện, nước, hội nghị, tiếp khách…
Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên.
Chi khác theo chế độ quy định.
10
- Kinh phí hoạt động của các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị xã hội ở
xã, phường
- Các khoản đóng góp theo quy định.
- Chi cho công tác dân quân, chi cho các sự nghiệp ….
- Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định.
Căn cứ vào định mức, chế độ tiêu chuẩn của Nhà nước; HĐND cấp tỉnh
quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với tình hình
đặc điểm và khả năng ngân sách của địa phương (Bộ Tài chính, 2003).
2.1.4. Đặc điểm của quản lý ngân sách xã, phường
Quản lý ngân sách nhà nước là một trong những hoạt động cơ bản, có ý
nghĩa vô cùng quan trọng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là hoạt
động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực tổ chức quản lý có
nguồn thu, kiểm soát chi ngân sách nhà nước và điều hoà vốn trong hệ thống Kho
bạc nhà nước nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả và sử dụng có hiệu quả
nguồn của ngân sách nhà nước. Nói một cách khái quát, quản lý NSNN là hoạt
động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm 3 hoạt động chính là quản lý
nguồn thu, kiểm soát chi và điều hoà vốn trong Kho bạc nhà nước (Đặng Văn Du
và Hoàng Thị Thúy Nguyệt, 2012).
Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn thị xã là quá trình quản lý hệ
thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng
quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã; quản lý các khoản thu, chi của xã đã
được giao dự toán bởi UBND thị xã và được thực hiện trong một năm để đảm bảo
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cấp trên giao và UBND xã đề ra.
Ngân sách xã được quản lý bằng pháp luật và theo dự toán. Quản lý
NSNN cấp xã sử dụng một hệ thống các biện pháp.
Nói đến quản lý hành chính là nói đến hình thức bắt buộc của chủ thể
quản lý đối với đối tượng quản lý. Đặc điểm này được thể hiện rõ trong cơ chế
quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn thị xã. Thông qua các quy định
của UBND tỉnh về phân cấp NSNN, lập dự toán và chấp hành dự toán NSNN cấp
xã, các quyết định quản lý ngân sách của HĐND, UBND thị xã để điều chỉnh
11
hoạt động quản lý ngân sách nhà nước cấp xã thống nhất trên toàn thị xã (Đặng
Văn Du và Hoàng Thị Thúy Nguyệt, 2012).
2.1.5. Nguyên tắc quản lý ngân sách xã, phường
Ngân sách xã là một bộ phận của NSNN, do đó việc quản lý NSX phải
tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý của NSNN, Luật NSNN số 83/2015/QH 13
ban hành ngày 25 tháng 6 năm 2015 cụ thể như sau:
1. Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu
quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý;
gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
2. Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy
đủ vào ngân sách nhà nước.
3. Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và
chế độ thu theo quy định của pháp luật.
4. Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có
thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân
sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có
nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ
bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.
5. Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói, giảm
nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông
nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những
chính sách quan trọng khác.
6. Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo
đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước.
7. Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức
chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội.
8. Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo
đảm; ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy
định của Chính phủ.
12
9. Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân
sách nhà nước.
10. Chi NSX cho đầu tư phát triển phải phù hợp với Luật đầu tư công và
quy định của pháp luật có liên quan (Quốc hội, 2015).
Ngoài việc phải tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định trong luật
ngân sách, quản lý NSX còn phải tuân thủ theo một số nguyên tắc được quy định
cụ thể trong Thông tư 03/2005/TT-BTC ngày 6/1/2005 của Bộ Tài chính Hướng
dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN và chế độ báo
cáo tình hình thực hiện công khai tài chính (Bộ Tài Chính, 2005).
- Nguyên tắc một ngân sách duy nhất:
Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các khoản thu, chi của nhà nước đều phải
phản ánh đầy đủ, rõ ràng trong dự toán, quyết toán Ngân sách nhà nước để Hội
đồng nhân dân xã quyết định.
- Nguyên tắc niên độ:
Nguyên tắc này yêu cầu dự toán ngân sách phải được cơ quan có thẩm
quyền quyết định cho từng năm và việc sử dụng kinh phí đã được duyệt cũng
giới hạn trong năm theo dự toán đã được duyệt.
- Nguyên tắc chuyên dụng:
Các khoản chi chỉ được sử dụng cho đối tượng và mục đích đã được cơ
quan có thẩm quyền quyết định. Tính chuyên dụng này được thể hiện qua việc
phân bổ chi tiêu theo cách phân loại trong mục lục ngân sách và các đơn vị chi
tiêu phải tuân thủ theo đúng dòng, mục đã được ghi trong dự toán ngân sách.
- Nguyên tắc đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước:
Về nguyên tắc, ngân sách xã được cân đối với tổng số chi không được
vượt quá tổng số thu.
- Nguyên tắc hiệu quả:
Nguồn lực thì có hạn nhưng nhu cầu thì không có mức giới hạn. Do vậy,
trong quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính toán
sao cho với chi phí ít nhất nhưng vẫn đạt kết quả đầu ra như dự kiến. Cần thực
hiện ưu tiên cho các loại hoạt động hoặc theo các nhóm mục chi sao cho với tổng
số chi có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn hoàn thành và đạt chất lượng cao.
- Nguyên tắc công khai, minh bạch:
13