Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 122 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐỨC HÙNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Hồ Ngọc Ninh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
được sử dụng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ đạo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến TS. Hồ Ngọc Ninh, thầy giáo đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn- Học viên Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Cục Thống kê tỉnh, Cục
Thuế tỉnh và các doanh nghiệp có vốn FDI đang đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh
trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Hùng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục hình và sơ đồ ..............................................................................................vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.4.
Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.5.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................ 4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................... 5
2.1.
Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5
2.1.1. Lý luận về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................ 5
2.1.2. Lý luận về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài ..................................................................................................... 10
2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài ..................................................................................................... 15
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................................ 20
2.2.
Cơ sơ thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài...................................................................... 22
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên thế giới .......................................................................... 22
2.2.2. Các văn bản, chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam ....................................................................................................... 25

iii


2.2.3.


Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở Việt Nam ........................................................................... 26
2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hải Dương trong quản lý nhà nước đối
với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ..................................... 33
2.2.5. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .................... 34
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 36
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 36
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Hải Dương .......................................................... 36
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh Hải Dương ................................................. 37
3.2.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 40
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 40
3.2.2. Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu .............................................................. 42
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 42
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 43
Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 44
4.1.
Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở tỉnh Hải Dương ......................................................................... 44
4.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
bàn tỉnh Hải Dương ....................................................................................... 44
4.1.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương ........................................................ 49
4.1.3. Đánh giá chung kết quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương....................................... 77
4.2.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương ..... 8080

4.2.1. Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách ............................................................. 8080
4.2.2. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước .......................................... 8282
4.2.3. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ........ 8484
4.2.4. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý các doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................. 8686
4.3.
Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương................................... 8686
4.3.1. Căn cứ và định hướng ................................................................................ 8686
4.3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương ............................ 9090
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ............................................................................... 9898
5.1.
Kết luận ..................................................................................................... 9898
5.2.
Kiến nghị ................................................................................................... 9999
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 101101
iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BOT

Build-Operation-Transfer
(Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao)


BTO

Build-Transfer-Operation
(Hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh)
Build-Transfer (Hợp đồng xây dựng-chuyển giao)
Cụm công nghiệp

BT
CCN
CNH-HĐH
FDI
GCNĐT
KCN
PPP
QLNN
UBND

Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
Foreign Direct Investment(Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
Giấy chứng nhận đầu tư
Khu công nghiệp
Hình thức hợp tác công tư
Quản lý nhà nước
Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.


Số lượng mẫu điều tra các doanh nghiệp có vốn FDI .............................. 41

Bảng 3.2.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.

Ma trận phân tích SWOT ....................................................................... 43
Số lượng doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương ............ 45
Phân loại doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương............ 47
Phân loại doanh nghiệp có vốn FDI theo đối tác đầu tư trên địa bàn
tỉnh Hải Dương ...................................................................................... 48
Phân loại doanh nghiệp có vốn FDI theo khu vực đầu tư trên địa

Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.
Bảng 4.9.
Bảng 4.10.
Bảng 4.11.
Bảng 4.12.
Bảng 4.13.
Bảng 4.14.
Bảng 4.15.

bàn tỉnh Hải Dương ................................................................................ 49
Hệ thống các văn bản pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài

được ban hành trên địa bàn tỉnh Hải Dương............................................ 64
Số lượng doanh nghiệp có vốn FDI được cấp GCNĐT giai đoạn
2013-2015 trên địa bàn tỉnh Hải Dương.................................................. 68
Số lượng doanh nghiệp có vốn FDI được điều chỉnh tăng vốn đầu
tư giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn tỉnh Hải Dương .............................. 68
Tình hình giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của các doanh nghiệp có vốn FDI điều tra trên địa bàn tỉnh Hải Dương ...... 71
Tình hình giám sát việc ký kết hợp đồng của các doanh nghiệp có
vốn FDI điều tra trên địa bàn tỉnh Hải Dương ......................................... 72
Tình hình theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của các doanh
nghiệp có vốn FDI điều tra trên địa bàn tỉnh Hải Dương ......................... 75
Tình hình theo dõi việc sử dụng vốn đầu tư của các doanh nghiệp
có vốn FDI điều tra trên địa bàn tỉnh Hải Dương .................................... 74
Tình hình theo dõi thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của các
doanh nghiệp có vốn FDI điều tra trên địa bàn tỉnh Hải Dương .............. 75
Tình hình sử dụng đất, nộp ngân sách nhà nước, sử dụng lao động
của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương .......................7979
Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại bộ phận đầu tư
tại cơ quan đăng ký đầu tư qua 3 năm (2013-2015) .............................8383
Ma trận phân tích SWOT trong QLNN các doanh nghiệp có vốn
FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương .........................................................8787

vi


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương ............................................................ 36
Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức QLNN các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn
tỉnh Hải Dương .......................................................................................... 50


vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Đức Hùng
Tên luận văn: “Tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
nhà nước (QLNN) đối với doanh nghiệp có vốn FDI ở tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất
giải pháp tăng cường QLNN đối với loại hình doanh nghiệp này nhằm thúc đẩy sự phát
triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập số liệu
thứ cấp và sơ cấp, phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu, phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp so sánh, phương pháp phân tích SWOT để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ
nghiên cứu đặt ra.
Kết quả chính và kết luận:
Một số kết quả nghiên cứu chính của luận văn như sau:
(1) Tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện tương đối tốt một số nội dung
QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI, như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của cơ quan QLNN về lĩnh vực quản lý và cấp GCNĐT tại địa phương; Lập
quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch tổng thể tại địa phương, lập quy hoạch
phát triển các KCN, CCN định hướng đến năm 2020; Ban hành các chính sách, văn bản
pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh như: Quy định chức năng,

quyền hạn của Ban Quản lý các KCN tỉnh, Quy chế phối hợp QLNN đối với các KCN,
CCN, Quy định phân cấp quản lý trong lĩnh vực xây dựng và Danh mục dự án kêu gọi
đầu tư và dừng thu hút đầu tư; Công tác thanh tra đã được tỉnh phê duyệt theo kế hoạch
hàng năm. Các sở, ngành đã chủ động xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch kiểm
tra, giám sát các doanh nghiệp có vốn FDI trong việc chấp hành quy định pháp luật.
Tuy đạt được những kết quả tích cực, thực trạng cho thấy tỉnh Hải Dương bộc lộ
những bất cập trong công tác QLNN đối với loại hình doanh nghiệp có vốn FDI như: Chưa
chú trọng đến việc xây dựng quy hoạch tổng thể gắn với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
của địa phương theo từng thời kỳ hoặc thiếu quy hoạch chi tiết theo vùng, ngành nghề; Các

viii


chính sách, văn bản pháp luật do UBND tỉnh ban hành chưa được chỉ đạo rà soát, xem xét
sửa đổi cho phù hợp với thực tế hoặc bãi bỏ đối với nội dung trái pháp luật hiện hành trong
thời gian qua còn chậm, không kịp thời, làm giảm hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật
khi ban hành; Chưa chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiên cứu xây dựng Quy chế phối hợp
giữa các cơ quan chức năng trong công tác QLNN đối với các dự án, doanh nghiệp có vốn
FDI ở ngoài khu công nghiệp; Công tác quản lý các dự án, doanh nghiệp có vốn FDI sau
khi được cấp GCNĐT còn lỏng lẻo, các sở, ngành và chính quyền địa phương chưa thực
hiện tốt, đầy đủ trách nhiệm được giao. Chưa xây dựng được chế độ tiếp xúc, đối thoại
thường xuyên giữa chính quyền, cơ quan nhà nước với doanh nghiệp có vốn FDI. Việc giải
quyết, xử lý những vướng mắc, đề xuất của các doanh nghiệp có vốn FDI được các sở,
ngành, cơ quan của tỉnh thực hiện còn chậm, chưa kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu của
nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn FDI. Công tác trao đổi thông tin, phối hợp giữa các sở,
ngành địa phương trong công tác QLNN đối với dự án, doanh nghiệp có vốn FDI còn bất
cập; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng còn chồng chéo, dẫn
đến doanh nghiệp có vốn FDI phải tiếp nhiều đoàn kiểm tra, giám sát trong cùng một thời
điểm hoặc trong năm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và
môi trường đầu tư của tỉnh.

(2) Thực trạng yếu kém trong công tác QLNN đối với các doanh nghiệp FDI còn
gặp một số khó khăn và thách thức như: Khung pháp lý về chuyển giá chưa hoàn thiện;
Thiếu thông tin, chất lượng thông tin còn nhiều hạn chế; Sự phối kết hợp giữa các cơ
quan trong việc chia sẻ thông tin còn yếu; Thiếu nguồn nhân lực đủ trình độ phục vụ
cho công tác kiểm soát chuyển giá và các hoạt động của doanh nghiệp FDI. Đây là
những yếu tố quan trọng cần được quan tâm và tháo gỡ nhằm củng cố và tăng cường
quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và
tăng thu ngân sách cho tỉnh.
(3) Để tăng cường QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn FDI tại tỉnh Hải
Dương nhằm thu hút đầu tư nước ngoài có hiệu quả cần thực hiện một số giải pháp như:
hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ,
tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ cho công tác quản lý, tăng cường sự phối
hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan, và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của
các doanh nghiệp FDI.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Duc Hung
Thesis title: “Strengthening state management for foreign direct investment
enterprises in Hai Duong Province”.
Major: Economic Management

Code: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
On the basis of assessing the situation and analyze the factors that affect the
state management for FDI enterprises in Hai Duong Province, which proposed solutions

to strengthen state management with this type of business to promote the economic
development of Hai Duong province upto 2020 and subsequent years.
Materials and Methods:
Data collection method (secondary and primary data); processing and
aggregating data; descriptive statistics, and statistic comparison methods, SWOT
analysis method to carry out the objectives and research tasks posed.
Main findings and conclusions:
Some key findings of the thesis are as follows:
(1) Has directed Hai Duong Province, held relatively well done some stuff for
state management of FDI enterprises, such as regulations on the functions, duties and
powers of the State management agencies in the field management and investment
certificates at local level; Planning for economic development and social and overall
planning in local development planning IPs, ICs orientation to 2020; Promulgate
policies and legal documents on foreign direct investment in the province, such as:
Defining the functions and powers of the Management Board of Industrial Zones,
Regulation and coordinate state management for IPs, ICs, decentralized regulation in
the field of construction and the list of projects calling for investment and stop attracting
investment; The inspection has been approved by the province under the annual plan.
The departments have actively built, approval and implementation of test plans,
monitoring of FDI enterprises in the observance of law.
However, the current situation shows that Hai Duong province revealed the
shortcomings in the work of state management for the type of FDI enterprises such as:
Never focus on the construction of the overall planning associated with war economic
development in local society in each period or lack of detailed planning by regions and
x


industries; Policies, legal documents issued by the PPC is not only directed to review,
consider amendments to suit the actual or annulled for unlawful content prevailing in
recent years has been slow, not in time, reduce the legal effect of legislation when

enacted; Never direct the research expertise built Regulation coordination between
authorities in the work of state management for projects, FDI enterprises outside
industrial parks; The management of the project, now the FDI after being granted
investment certificate loose, departments and local governments have not done well,
complete assigned responsibilities. Not developed exposure mode, regular dialogue
between the government, state agencies now have FDI. The settlement, handling inquiries
and proposals of FDI enterprises are the departments and agencies of the province to
slow, not in time, failing to meet the requirements of investors, business FDI now.
Business information exchange, coordination between departments in the work of local
state management for projects, FDI enterprises have some shortcomings; Inspection,
examination and supervision of agencies overlapping functions, leading to the FDI
enterprises have multiple inspection teams to supervise the same time or in years,
affecting operations production and trading of the business and investment environment
of the province.
(2) Poor performance in the work of state management of FDI enterprises are
facing some difficulties and challenges such as transfer pricing legal framework is not
complete; Lack of information, quality information is limited; Coordination between
agencies in sharing information is weak; Lack of qualified human resources to serve the
control of transfer pricing and the activities of FDI enterprises. These are important
factors to be considered and removed in order to consolidate and strengthen the
management of state enterprises contributed to attracting FDI foreign investment and
increase revenue for the province.
(3) To strengthen the state management of FDI enterprises in Hai Duong
province to attract foreign investment needed to effectively implement a number of
measures such as improving the system of legal documents, improve management of
staff, increase investment in infrastructure and technologies for the management,
strengthen the coordination between the relevant authorities, and to raise awareness of
law observance FDI enterprises.

xi



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tỉnh Hải Dương là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, thuộc khu vực trung tâm tam giác kinh tế
phát triển năng động giữa Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Trong quá trình hội
nhập và phát triển kinh tế, tỉnh Hải Dương đã vận dụng sáng tạo các chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời tận dụng lợi thế, tiềm năng,
cơ hội sẵn có để thu hút mọi nguồn lực đầu tư ở trong nước và nước ngoài, thực
hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát triển kinh tế-xã
hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, phấn đấu đến năm 2020
thực hiện hoàn thành mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra trở thành
tỉnh công nghiệp.
Sau khi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư được ban hành năm 2005 và sửa
đổi năm 2014, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách
nhằm thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Bên cạnh đó,
Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành Trung ương và địa phương tăng
cường đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
để đơn giản hóa các thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động đầu tư, sản
xuất kinh doanh của các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Nét nổi bật của tỉnh Hải
Dương sau khi được tái lập, tỉnh Hải Dương đã huy động, thu hút được các
nguồn lực cho đầu tư để phát triển kinh tế-xã hội. Tỉnh Hải Dương đã quy hoạch
và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung với kết cấu hạ tầng
được đầu tư xây dựng đồng bộ, có thể đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các nhà đầu
tư, doanh nghiệp đến để đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh
đó, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã chỉ đạo sâu sát, tích cực các sở, ngành, địa
phương đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách hành chính
trong lĩnh vực đầu tư. Qua đó, tỉnh Hải Dương từng bước xây dựng được môi
trường đầu tư ngày càng minh bạch, giảm thiểu rào cản cho doanh nghiệp nói

chung khi gia nhập thị trường, tạo sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh
tế, tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn FDI nói riêng
khi đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Chính bởi những sự đổi mới có
tính đột phá nêu trên, tỉnh Hải Dương đã thu hút được nhiều nhà đầu tư, doanh

1


nghiệp có vốn FDI thuộc các công ty đa quốc gia hoặc tập đoàn kinh tế lớn trên
thế đến đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Việc các doanh nghiệp có
vốn FDI hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh trong thời gian
qua được đánh giá tương đối hiệu quả, góp phần gia tăng giá trị kim ngạch xuất
khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp không nhỏ cho nguồn thu ngân
sách địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật
chất, tinh thần cho nhân dân địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực
mà các doanh nghiệp có vốn FDI đem lại, trong công tác QLNN đối với loại hình
doanh nghiệp này còn bộc lộ những mặt còn hạn chế như: Việc chuyển giao thiết
bị, công nghệ còn lạc hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, làm tổn hại cho
quá trình phát triển kinh tế bền vững trong tương lai; Thủ tục hành chính có liên
quan đến lĩnh vực đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
có vốn FDI đã được các sở, ngành của tỉnh cải thiện, đơn giản hóa theo chỉ đạo
của UBND tỉnh song ở một số lĩnh vực còn phiền hà, ảnh hưởng không tốt đến
môi trường đầu tư của tỉnh, làm nản lòng nhà đầu tư và ảnh hưởng không nhỏ
đến hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có vốn FDI.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài
“Tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở tỉnh Hải Dương” để làm luận văn thạc sĩ kinh tế. Với mong muốn
kết quả nghiên cứu của đề tài có thể góp một phần nhất định vào việc giải quyết
những vấn đề cấp bách và lâu dài trong công tác QLNN đối với loại hình doanh
nghiệp có vốn FDI, để doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp tích

cực hơn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, đánh giá thực trạng và phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước (QLNN) các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Hải Dương. Từ đó đề xuất giải pháp tăng cường
QLNN các doanh nghiệp có vốn FDI ở tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và các
năm tiếp theo.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN các doanh
nghiệp có vốn FDI.
2


- Đánh giá thực trạng QLNN các doanh nghiệp có vốn FDI ở tỉnh Hải Dương.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN các doanh nghiệp có vốn FDI
ở tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất một số giải pháp để tăng cường QLNN các doanh nghiệp có vốn
FDI ở tỉnh Hải Dương thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn FDI bao gồm những
nội dung nào? Sử dụng công cụ và phương pháp quản lý nào?
- Các doanh nghiệp có vốn FDI ở tỉnh Hải Dương đã và đang hoạt động
như thế nào?
- Thực trạng QLNN các doanh nghiệp có vốn FDI ở tỉnh Hải Dương đang
diễn ra như thế nào? Những thuận lợi, khó khăn trong QLNN đối với loại hình
doanh nghiệp này?
- Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN các doanh nghiệp có vốn
FDI ở tỉnh Hải Dương?
- Để tăng cường QLNN các doanh nghiệp có vốn FDI hiệu quả hơn trong

thời gian tới, tỉnh Hải Dương cần chủ trương, giải pháp như thế nào?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động và nội dung QLNN các
doanh nghiệp có vốn FDI ở tỉnh Hải Dương. Cụ thể:
- Các nội dung QLNN.
- Các cơ quan QLNN có liên quan.
- Các doanh nghiệp có vốn FDI thuộc các ngành nghề khác nhau, thuộc
loại hình sở hữu khác nhau; thuộc quy mô khác nhau.
- Các văn bản pháp quy liên quan QLNN các doanh nghiệp có vốn FDI.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
+ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN các doanh
nghiệp có vốn FDI.

3


+ Phân tích tình hình thu hút vốn FDI. Hoạt động và thực trạng QLNN đối
với các lĩnh vực: Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch; Ban hành quy
định, chính sách và pháp luật; Công tác QLNN các doanh nghiệp có vốn FDI;
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp có vốn FDI.
+ Đánh giá một cách khách quan, chính xác về kết quả đạt được; Những
hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong công tác QLNN đối với thu hút và hoạt
động của các doanh nghiệp có vốn FDI ở tỉnh Hải Dương.
+ Đề xuất giải pháp và kiến nghị cho các cơ quan QLNN để thực hiện
hiệu quả công tác QLNN các doanh nghiệp có vốn FDI ở tỉnh Hải Dương trong
những năm tiếp theo.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu QLNN các doanh nghiệp có vốn FDI,
bao gồm: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ ở tỉnh Hải Dương.
- Về thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho đánh giá thực trạng được thu thập, khảo sát
trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015. Dữ liệu sơ cấp khảo sát tại các doanh
nghiệp có vốn FDI, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, Ban Quản lý các khu công
nghiệp tỉnh… vào năm 2015.
+ Các giải pháp đề xuất áp dụng cho đến năm 2020 và năm tiếp theo.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Luận văn có những đóng góp mới như sau:
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề về lý luận doanh
nghiệp có vốn FDI và lý luận về QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI. Rút
ra được những bài học có thể vận dụng vào thực tiễn ở tỉnh Hải Dương từ kinh
nghiệm QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI ở một số địa phương trong
nước và trên thế giới;
- Đánh giá đúng thực trạng QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI ở
tỉnh Hải Dương. Phân tích chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với doanh
nghiệp có vốn FDI ở tỉnh Hải Dương. Đề xuất được phương hướng và giải pháp
tăng cường QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương
đến năm 2020 và các năm tiếp theo. Đây là những thông tin quan trọng giúp cho
các nhà quản lý ở địa phương có các phương án và chính sách quản lý hiệu quả
hơn các doanh nghiệp FDI trên địa bàn và góp phần làm tăng thu ngân sách.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Lý luận về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.1.1. Các khái niệm
a) Khái niệm đầu tư
Người ta thường có quan niệm về đầu tư là việc bỏ vốn hôm nay để mong
thu được lợi nhuận trong tương lai. Ở mỗi góc độ khác nhau, người ta có thể đưa
ra quan niệm khác nhau về đầu tư, nhưng một quan niệm hoàn chỉnh về đầu tư
phải bao gồm các đặc trưng cơ bản như: công việc đầu tư là phải bỏ vốn ban đầu;
đầu tư luôn gắn liền với rủi ro, mạo hiểm và nhà đầu tư cần nhìn nhận trước
những khó khăn này để có biện pháp phòng ngừa; mục tiêu của đầu tư là hiệu
quả song đứng ở những vị trí khác nhau, người ta nhìn nhận vấn đề hiệu quả
không giống nhau. Với các doanh nghiệp thường thiên về hiệu quả kinh tế, mục
tiêu là tối đa hóa lợi nhuận. Còn đối với nhà nước, mục tiêu mong muốn hiệu quả
kinh tế phải gắn liền với lợi ích xã hội, một số trường hợp lợi ích xã hội được đặt
lên hàng đầu. Từ đó, chúng ta hiểu khái quát, đưa ra khái niệm đầu tư: “Đầu tư
là hoạt động sử dụng vốn, tài nguyên trong một thời gian tương đối dài nhằm thu
lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế-xã hội” (Trần Xuân Tùng, 2005). Ở đây, chúng ta
cần lưu ý hoạt động sử dụng vốn, tài nguyên là hình thức sử dụng nguồn lực đầu
tư này không chỉ đơn thuần là tài sản hữu hình như: tiền vốn, đất đai, máy móc,
thiết bị, hàng hóa... mà nó còn oại tài sản vô hình như: bằng sáng chế, phát minh
nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết kỹ thuật, uy tín kinh doanh, bí quyết thương mại.
b) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Vốn đầu tư trong nền kinh tế thị trường được hiểu là tiền tích lũy của xã
hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, của người dân hoặc từ các nguồn
lực khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì
tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội. Trong hoạt động đầu
tư, đích thân các nhà đầu tư phải bỏ vốn, tài sản của mình để thực hiện hoạt động
đầu tư, sản xuất kinh doanh theo chiến lược và mục tiêu của mình đề ra. Vì vậy,
vốn đầu tư được hiểu như sau: “Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác
5



để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư
gián tiếp” (Quốc hội, Luật Doanh nghiệp, 2005).
Ở các nước đang phát triển, do thu nhập thấp, khả năng tiết kiệm và đầu tư
nội bộ thường thấp hơn so với nhu cầu đầu tư phát triển rất nhiều. Do vậy để đạt
được tốc độ tăng trưởng phát triển cao cần phải thu hút một lượng đáng kể vốn
đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo tỷ lệ đầu tư tương xứng. Nguồn vốn đầu tư
nước ngoài thông thường gồm: Vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp. Đầu
tư nước ngoài là hình thức di chuyển vốn quốc tế từ nước này sang nước khác,
nhằm thực hiện những mục đích nhất định. Vốn đầu tư nước ngoài được thể hiện
dưới dạng tiền mặt, vật thể hữu hình, các giá trị vô hình hoặc các phương tiện
đầu tư khác như: trái phiếu, cổ phiếu, các chứng khoán cổ phần khác. Người bỏ
vốn gọi là nhà đầu tư hay chủ đầu tư, có thể là cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ
chức. Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất
kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Đây là hình thức đầu tư trực
tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ. Hình
thức đầu tư này đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển của
nền kinh tế tại mỗi quốc gia (Đỗ Đức Bình và cs., 2010).
Ở Việt Nam, chưa có một khái niệm chính thức về vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Từ khái niệm về vốn đầu tư và đặc điểm đã phân tích nêu trên,
chúng ta có thể hiểu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài là tiền và các tài sản hợp pháp khác do tổ chức, cá nhân ở một
quốc gia khác trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, điều hành hoạt động, sử
dụng vốn đầu tư để thực hiện hoạt động đầu tư sang quốc gia khác trong một
khoảng thời gian nhất định nhằm thực hiện mục tiêu của mình.
c) Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Xét trong một quốc gia đầu tư gồm: Đầu tư trong nước và đầu tư ra nước
ngoài. Đầu tư ra nước ngoài là một cách hiểu của đầu tư quốc tế, là một trong
những hình thức cơ bản của quan hệ kinh tế quốc tế và ngày càng chiếm tỷ trọng
lớn trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đầu tư
nước ngoài là hoạt động di chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm thực

hiện những mục đích nhất định. Nhà đầu tư nước ngoài khi bỏ vốn đầu tư tại Việt
Nam thông thường sẽ thành lập doanh nghiệp thông qua 2 hình thức gồm: Đầu tư
trực tiếp và đầu tư gián tiếp, trong đó hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là
6


hình thức phổ biến và quan trọng. Đầu tư nước ngoài là việc các công ty đa quốc
gia tiến hành đầu tư ở nước sở tại thông qua việc thiết lập liên doanh với các
công ty của nước sở tại, mua các công ty của nước sở tại và có thể thông qua việc
thiết lập chi nhánh của mình tại nước sở tại. Đầu tư nước ngoài được hiểu như
sau: “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn
bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư” (Quốc
hội, Luật Đầu tư, 2005).
Có rất nhiều định nghĩa và khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài như:
Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu
tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản
nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này”. Theo quan
điểm của các nhà kinh tế học định nghĩa “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là người
sở hữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Đó
là một khoản tiền mà nhà đầu tư phải trả cho một thực thể kinh tế của nước
ngoài để có ảnh hưởng quyết định đối với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm
quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy” (Nguyễn Bạch Nguyệt và cs., 2010).
Từ các khái niệm nêu trên, có thể hiểu khái quát về đầu tư trực tiếp nước
ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công
nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước ngoài đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư
để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi”.
Tài sản theo thông lệ quốc tế bao gồm: tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy
trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị …) và
tài sản vô hình (quyền sở hữu tí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý… ) hoặc tài
sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ….). Đầu tư trực tiếp

nước ngoài bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Đặc
điểm cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài là: có sự dịch chuyển tư bản trong
phạm vi quốc tế; Chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia hoạt động
sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư (Nguyễn Bạch Nguyệt và cs., 2010).
d) Doanh nghiệp
Doanh nghiệp được hiểu như sau: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp
luật nhằm mục đích kinh doanh (Quốc hội, Luật Doanh nghiệp, 2005). Như vậy,
theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp được thành lập, tổ chức

7


quản lý và hoạt động theo những loại hình kinh doanh sau: Công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế; nhóm công ty.
đ) Doanh nghiệp có vốn FDI
Doanh nghiệp có vốn FDI do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư hoặc góp
vốn thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp có vốn FDI
có nhiều loại hình, cách thức tổ chức hoạt động khác nhau. Chúng ta có thể cơ bản
khái quát và đưa ra khái niệm về doanh nghiệp có vốn FDI như sau: “Doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập
để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư
nước ngoài mua cổ phần, sát nhập, mua lại” (Quốc hội, Luật Đầu tư, 2005).
2.1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều hình thức tham gia đầu tư trực tiếp
vào nước sở tại thông qua các quan hệ kinh tế khác nhau. Trong quá trình thu hút
vốn FDI, Việt Nam đã cấp GCNĐT cho nhiều loại hình đầu tư nước ngoài. Một
số hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam như sau:
a) Doanh nghiệp liên doanh

Là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó pháp nhận mới được
thành lập gọi là doanh nghiệp liên doanh. Liên doanh là một hình thức tổ chức
kinh doanh có tính chất quốc tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên
về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sắc văn hoá; Hoạt
động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn, quản lý lao động và cùng chịu
trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra; Hoạt động của liên doanh
rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt động
nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai (Trần Xuân Tùng, 2005).
b) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh có tư
cách pháp nhân, được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc
công ty cổ phần là pháp nhân Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư,
Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành khác của Việt Nam. Doanh nghiệp
thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, được hình thành bằng
toàn bộ vốn nước ngoài, tự quản lý, điều hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về
kết quả kinh doanh (Trần Xuân Tùng, 2005).
8


c) Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó hợp đồng hợp tác kinh
doanh được ký kết giữa hai bên hay nhiều bên để tiến hành một hoặc nhiều hoạt
động kinh doanh tại nước nhận đầu tư trên cơ sở quy định rõ trách nhiệm và phân
chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí nghiệp
liên doanh hoặc pháp nhân mới. Pháp lý hợp doanh là một thực thể kinh doanh
hoạt động theo luật pháp nước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại.
Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hợp doanh được ghi trong hợp đồng hợp tác
kinh doanh (Trần Xuân Tùng, 2005).
d) Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT)
Là một phương thức đầu tư trực tiếp được thực hiện trên cơ sở văn bản

được ký kết giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định,
hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó
cho nước chủ nhà. Hình thức BOT thường được thực hiện bằng 100% vốn nước
ngoài, cũng có thể được thực hiện bằng vốn nước ngoài và phần vốn góp của
chính phủ hoặc các tổ chức, cá nhân của nước chủ nhà. Nhà đầu tư nước ngoài có
toàn quyền tổ chức xây dựng, kinh doanh công trình trong một thời gian đủ thu
hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý, sau đó có nghĩa vụ chuyển giao cho nước
chủ nhà mà không được bồi hoàn bất kỳ khoản tiền nào (Trần Xuân Tùng, 2005).
đ) Hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh (BTO)
Là hình thức đầu tư dựa trên văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có
thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh
công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển
giao công trình cho nước chủ nhà. Nước chủ nhà có thể sẽ dành cho nhà đầu tư
quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu
tư và lợi nhuận hợp lý (Trần Xuân Tùng, 2005).
e) Hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT)
Là một phương thức đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây
dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài
chuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà. Chính phủ nước chủ nhà tạo điều
kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi
nhuận hợp lý.

9


Qua nghiên cứu cho thấy, Việt Nam đang có nhiều hình thức đầu tư trực
tiếp nước ngoài, mỗi hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài đều có ưu điểm,
nhược điểm khác nhau. Do đó, mỗi địa phương cần phải kết hợp hài hòa lợi ích

của các bên tham gia đầu tư và phải phù hợp mục tiêu của mình sẽ có hình thức
đầu tư vốn FDI ưu việt nhất, phát huy được tiềm năng của từng địa phương cũng
như đem lại lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài (Trần Xuân Tùng, 2005).
2.1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Doanh nghiệp có vốn FDI có nhiều loại hình, cách thức tổ chức hoạt động
khác nhau, thường thể hiện chủ yếu dưới hai hình thức là: doanh nghiệp liên
doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn FDI có
đặc điểm cơ bản như sau:
- Là một tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. Là tổ
chức kinh doanh có yếu tố quốc tế, chủ yếu được thành lập theo hình thức công
ty trách nhiệm hữu hạn.
- Có sự quản lý trực tiếp của người nước ngoài, quyền quản lý phụ thuộc
mức vốn góp của chủ đầu tư. Nếu đầu tư 100% vốn thì toàn bộ quyền điều hành
thuộc về nhà đầu tư nước ngoài và có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý doanh
nghiệp. Nhà đầu tư vừa là người sở hữu, vừa là người sử dụng vốn đầu tư.
- Hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, tuân thủ theo khuôn khổ và quy định
của luật pháp Nhà nước Việt Nam. Chịu sự quản lý vĩ mô và chịu sự ảnh hưởng,
tác động bởi tình hình chính trị, kinh tế xã hội, văn hóa của Nhà nước Việt Nam.
- Chế độ sở hữu doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài bị giới hạn
trong thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam quy định thời
hạn của doanh nghiệp, dự án có vốn nhà đầu tư nước ngoài thường không quá 50
năm, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn nhưng tối đa không quá 70 năm.
2.1.2. Lý luận về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài
2.1.2.1. Các khái niệm
a) Khái niệm quản lý
Có rất nhiều học giả trong nước và ngoài nước đưa ra giải thích không
giống nhau về thuật ngữ “quản lý” bởi tính đa nghĩa và sự khác biệt giữa nghĩa
rộng, nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, chế độ, xã hội, nghề


10


nghiệp nên thuật ngữ “quản lý” cũng có nhiều giải thích và lý giải khác nhau.
Tuy nhiên, luận văn sử dụng khái niệm về quản lý như sau: “Quản lý là sự tác
động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm
đạt mục tiêu đã đề ra” (Hồ Văn Vĩnh và cs., 2003).
b) Quản lý nhà nước
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, gồm các cơ
quan hành chính nhà nước có trong hệ thống chính trị theo thể chế của từng quốc
gia. Trong cơ chế tổng hợp quản lý đất nước, Nhà nước là chủ thể duy nhất thực
hiện chức năng quản lý nhà nước. QLNN là quản lý xã hội mang tính quyền lực
của nhà nước, được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan
trọng là con người. Sự khác nhau cơ bản giữa QLNN với các hình thức quản lý
khác bởi tính quyền lực của nhà nước được thể hiện thông qua bộ máy chuyên
trách để cưỡng chế và quản lý xã hội, nhằm thực hiện và bảo vệ trước hết lợi ích
của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động, quyền lợi của xã hội. QLNN được thực hiện bởi toàn bộ hoạt
động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước để thực hiện chức năng đối nội, đối
ngoại của nhà nước trên cơ sở pháp luật. Như vậy, chúng ta có thể định nghĩa,
hiểu khái quát về QLNN như sau: “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội
đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để
điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội
do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy
trì sự ổn định và phát triển của xã hội” (Nguyễn Hữu Hải và cs., 2010).
c) Quản lý nhà nước các doanh nghiệp có vốn FDI
Hiện nay, ở mỗi quốc gia với thể chế, chế độ chính trị khác nhau đều có
điểm chung là coi trọng vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước. Vai trò quản lý
kinh tế của nhà nước, trong đó có QLNN đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế ngày càng được quan tâm. QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI

là một bộ phận và là một nội dung cơ bản của QLNN về kinh tế. Nó được thể
hiện qua mối quan hệ tương tác, liên quan mật thiết giữa chủ thể quản lý là cơ
quan QLNN và đối tượng quản lý là doanh nghiệp có vốn FDI. Ở Việt Nam,
chưa có một khái niệm chính thức về QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI.
Từ khái niệm và phân tích về quản lý, quản lý nhà nước nêu trên, chúng ta có thể
hiểu QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI: Quản lý nhà nước đối với doanh

11


nghiệp có vốn FDI là sự tác động có chủ đích, có tổ chức và bằng pháp quyền
nhà nước lên các doanh nghiệp này và vì mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của
đất nước. Nếu xét khía cạnh chủ thể quản lý, nhà nước thực hiện chức năng,
nhiệm vụ quản lý đối với tất cả doanh nghiệp theo quy định pháp luật, nhưng
không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu xét khía cạnh đối tượng
quản lý, doanh nghiệp có vốn FDI có quyền tự chủ hoạt động đầu tư, sản xuất
kinh doanh theo lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm.
2.1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có đầu tư trực
tiếp nước ngoài
Doanh nghiệp có vốn FDI có tính đặc thù, mang đặc điểm của kinh tế đối
ngoại. Vì vậy, ngoài yếu tố khách quan của QLNN đối với doanh nghiệp nói
chung thì cần phải đề cập đến sự cần thiết mang tính khách quan của QLNN đối
với kinh tế đối ngoại. Nhà nước và doanh nghiệp có vốn FDI có mối qua lại, tác
động lẫn nhau bởi vì những yếu tố như sau:
a) Nhà nước quan tâm đến doanh nghiệp có vốn FDI bởi các yếu tố
- Thứ nhất, Tính chất giai cấp, tính chất dân tộc trong các doanh nghiệp có
vốn FDI do có sử dụng lao động làm thuê và có tư bản nước ngoài:
Doanh nghiệp được đề cập đến nội dung này thường là doanh nghiệp tư
bản dân doanh và doanh nghiệp tư bản nước ngoài. Loại hình doanh nghiệp này
thì mối quan hệ giữa chủ-thợ hoặc quan hệ giữa chủ nước ngoài-thợ tại nước sở

tại là vấn đề mang tính chính trị. Việc đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp có vốn FDI thường hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu
chi phí… nên có thể dẫn đến việc bóc lột sức lao động của người làm thuê hoặc
bất bình đẳng dân tộc ngay tại doanh nghiệp. Với bản chất giai cấp, tính dân tộc,
đại diện quyền và lợi ích cho nhân dân mình, Nhà nước không thể đứng ngoài mà
phải ban hành chính sách, quy định pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế để
điều chỉnh các quan hệ trên trong doanh nghiệp có vấn đề nêu trên nhằm đảm
bảo cho mục tiêu ổn định cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
- Thứ hai, Sự mâu thuẫn quyết liệt về lợi ích của các doanh nhân, doanh
nghiệp trên thị trường:
Trong hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh thì các doanh nhân, doanh
nghiệp có nhiều mối liên hệ, quan hệ khác nhau. Mỗi một mối quan hệ có thể
đem lại lợi ích cho doanh nhân, doanh nghiệp hoặc có thể nảy sinh, dẫn đến các
12


xung đột mà chỉ có nhà nước với chế định thống nhất, được thực thi bởi các cơ
quan QLNN mới có đủ khả năng giải quyết, xử lý các vấn đề, xung đột đó, đảm
bảo tính công bằng cho doanh nhân, doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nhân,
doanh nghiệp trên thị trường với bản chất, mục tiêu hàng đầu là tạo ra nhiều lợi
nhuận. Do vậy, mâu thuẫn giữa doanh nhân, doanh nghiệp với nhau trên mối
quan hệ là đối tác hoặc đối thủ cạnh tranh là điều không tránh khỏi. Nó được thể
hiện thông qua ba mối quan hệ cơ bản sau:
+ Quan hệ giữa các doanh nhân, doanh nghiệp với nhau: Các doanh nhân,
doanh nghiệp có nhiều nội dung quan hệ liên quan với nhau như: Quan hệ cổ
phần, cổ phiếu khi thành lập chung doanh nghiệp hoặc phân chia quyền lợi, trách
nhiệm và nghĩa vụ về lợi nhuận thu được; Quan hệ giao dịch về hàng hóa-tiền
bạc với rất nhiều nội dung liên quan đến hàng hóa, nguồn đầu vào sản xuất tại
doanh nghiệp; Quan hệ tranh chấp khai thác tài nguyên hoặc vấn đề môi trường
khi doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề hoặc hoạt động trên cùng

một địa bàn liền kề nhau.
+ Quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp:
Đây là mối quan hệ rất quan trọng liên quan trực tiếp đến quá trình hoạt động,
phát triển ổn định tại mỗi doanh nghiệp. Mối quan hệ này tựu trung là quan hệ
lao động-tiền công-tiền lương-điều kiện làm việc-thái độ ứng xử giữa chủ doanh
nghiệp với người lao động, đó là sự tuân thủ quy định pháp luật và theo hợp
đồng, thỏa ước lao động đã ký giữa hai bên.
+ Quan hệ giữa doanh nhân, doanh nghiệp với xã hội: Mỗi doanh nhân,
doanh nghiệp đều có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế-xã hội tại
chính địa bàn nước sở tại nơi mình đầu tư thông qua nhiều hình thức khác nhau.
Mối quan hệ đó thông qua hành vi của họ trong việc sử dụng nguồn tài nguyên,
môi trường, bảo vệ bí mật quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, đảm
bảo chất lượng sản phẩm, công tác phúc lợi xã hội tại địa phương.
- Thứ ba, Sự hạn chế của các doanh nhân, doanh nghiệp trong việc xử lý
các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh:
Để triển khai dự án đầu tư hoặc tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,
doanh nhân, doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích và giải quyết hàng loạt vấn
đề liên quan đến kế hoạch của mình. Một số vấn đề, doanh nhân, doanh nghiệp
không đủ khả năng giải quyết. Nội dung cụ thể của vấn đề mà doanh nhân, doanh

13


×