Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã tại thành phố hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ LAN ANH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CẤP XÃ TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đinh Văn Đãn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn tốt nghiệp
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc thầy TS Đinh Văn Đãn người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của UBND thành phố
Hà Giang, UBND các xã, phường và người dân trên địa bàn thành phố Hà Giang đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Anh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... vii
Thesis abstract.................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung .................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng cán bộ công
chức cấp xã ......................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4

2.1.1.

Một số khái niệm về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ............. 4

2.1.2.


Đặc điểm, nhiệm vụ cán bộ, công chức cấp xã ................................................... 7

2.1.3.

Nội dung nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ......................................... 8

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ............................. 11

2.2.

Cơ sở thực tiễn................................................................................................... 14

2.2.1.

Thực trạng lao động hành chính công ở cấp xã, phường, thị trấn hiện
nay ở Việt Nam.................................................................................................. 14

2.2.2.

Kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã ......................................................................................... 17

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm .......................................................................................... 23

2.3.


Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố............. 24

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 26

iii


3.1.

Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố hà giang ........................ 26

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 26

3.1.2.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội .................................................................. 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 36

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 36

3.2.2.

Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin ......................................................... 37


3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................. 38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 39
4.1.

Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại thành phố hà giang ............... 39

4.1.1.

Khái quát về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thành phố Hà Giang .............. 39

4.1.2.

Thực trạng trình độ đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở thành phố Hà Giang ......... 41

4.1.3.

Chất lượng hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã thành phố Hà Giang ....... 50

4.1.4.

Thành tựu và hạn chế về chất lượng của cán bộ, công chức cấp xã thành
phố Hà Giang ..................................................................................................... 64

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ công chức cấp xã thành

phố hà giang ...................................................................................................... 67

4.2.1.

Yếu tố ảnh hưởng từ công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng .......................... 67

4.2.2.

Yếu tố ảnh hưởng từ công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng đãi ngộ cán
bộ, công chức cấp xã. ........................................................................................ 68

4.2.3.

Yếu tố ảnh hưởng từ môi trường và điều kiện làm việc .................................... 71

4.2.4.

Yếu tố ảnh hưởng từ công tác giáo dục phẩm chất, tinh thần trách nhiệm cho
cán bộ, công chức ................................................................................................. 72

4.3.

Định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp
xã ở thành phố hà giang ..................................................................................... 76

4.3.1.

Bối cảnh phát triển và yêu cầu đối với cán bộ công chức cấp xã ở thành
phố Hà Giang đến năm 2020 ............................................................................ 76


4.3.2.

Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở
thành phố Hà Giang ........................................................................................... 82

4.3.3.

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thành
phố Hà Giang ..................................................................................................... 83

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 9999
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 9999

5.2.

Kiến nghị ................................................................................................... 100100

Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 101101

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH


Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

KH-XH

Kinh tế - Xã hội

CNTT

Công nghệ thông tin

UBND

Ủy ban nhân dân

SXKD

Sản xuất kinh doanh

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBMTTQ

Ủy ban mặt trận Tổ quốc


CBCC

Cán bộ công chức

QS

Quân sự

CC

Cơ cấu

SL

Số lượng

KHKT

Khoa học kỹ thuật

TDP

Tổ dân phố

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

CCB


Cựu chiến binh

TNCSHCM

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả thực tế việc sử dụng đất giai đoạn 2012 - 2015 ................................ 29
Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Giang giai đoạn 2012 - 2015 ..................... 32
Bảng 3.3. Đối tượng thu thập thông tin .......................................................................... 36
Bảng 4.1. Số lượng, cơ cấu cán bộ công chức cấp xã thành phố Hà Giang ................... 40
Bảng 4.2. Trình độ văn hóa CBCC cấp xã thành phố Hà Giang .......................................... 41
Bảng 4.3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ, công chức cấp xã thành phố
Hà Giang ........................................................................................................ 42
Bảng 4.4. Trình độ Lý luận chính trị CBCC cấp xã thành phố Hà Giang ...................... 45
Bảng 4.5. Trình độ tin học CBCC cấp xã thành phố Hà Giang ...................................... 46
Bảng 4.6. Trình độ ngoại ngữ CBCC cấp xã thành phố Hà Giang ................................. 46
Bảng 4.7. Cơ cấu độ tuổi cán bộ công chức cấp xã thành phố Hà Giang ....................... 48
Bảng 4.8. Cơ cấu cán bộ công chức cấp xã phân theo dân tộc ....................................... 50
Bảng 4.9. Đánh giá của cán bộ xã và cán bộ thôn về tiêu chuẩn chung của đội
ngũ công chức cấp xã ..................................................................................... 51
Bảng 4.10. Đánh giá của người dân về công chức cấp xã .............................................. 53
Bảng 4.11. Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của chức danh Trưởng công an ............. 55
Bảng 4.12. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của chức danh Chỉ huy trưởng quân sự ........ 57
Bảng 4.13. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của chức danh VP-TK ................................... 58
Bảng 4.14. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của chức danh ĐC-XD .................................. 59

Bảng 4.15. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của chức danh Tài chính - Kế toán ............... 61
Bảng 4.16. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của chức danh TP-HT ................................... 62
Bảng 4.17. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của chức danh VH-XH.................................. 63
Bảng 4.18. Thực trạng tuyển dụng cán bộ công chức xã, phường tại thành phố Hà Giang ....... 69
Bảng 4.19. Đánh giá của cán bộ thành phố về tiêu chuẩn chung của đội ngũ cán
bộ cấp công chức xã ....................................................................................... 73

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận văn nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, qua đó đánh giá thực chất lượng của cán bộ, công
chức cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Giang để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng và tăng cường vai trò của cán bộ, công chức cấp xã phục vụ cho phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã thu thập các số liệu thứ cấp và sơ cấp về chất lượng cán bộ đội ngũ
công chức xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Giang thông qua việc thảo luận nhóm
các chuyên gia, phỏng vấn các cán bộ quản lý và các đối tượng có liên quan bằng việc
chọn mẫu ngẫu nhiên. Từ các số liệu thu thập được tác giả tổng hợp bằng phương pháp
thống kê mô tả và thống kê so sánh để phân tích thực trạng những kết quả đạt được và
những khó khăn vướng mắc trong quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn.
Kết quả chính và kết luận
Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cơ bản đảm bảo về số lượng, chất
lượng, cơ cấu giữa các độ tuổi và có tính kế thừa; đa số cán bộ, công chức cấp xã được
rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu chấp
hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước, có ý thức tổ
chức kỷ luật, gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân

dân. Nhiều cán bộ, công chức cấp xã đảm bảo các tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công
chức theo quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ và
Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy, luôn có trách nhiệm, khắc phục khó khăn, nỗ lực
rèn luyện phấn đấu trong công tác và học tập, hăng hái đóng góp tích cực vào sự phát
triển của địa phương. Thái độ giao tiếp của đa số cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ ở
cấp xã đối với các tổ chức, công dân đến liên hệ công việc đã có chuyển biến rõ rệt, tận
tình, trực tiếp chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với nhân dân ở cơ sở.
Việc tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã đã cơ bản thực hiện nghiêm Nghị quyết
số 05-NQ/TU của Tỉnh uỷ và Quy chế tuyển dụng công chức cấp xã của UBND tỉnh;
đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được trẻ hoá, được đào tạo cơ bản và bố trí sử
dụng đúng người, đúng việc, đúng trình độ năng lực và được xếp lương theo ngạch, bậc;
hệ số lương tương ướng với trình độ đào tạo, đã tạo sự công bằng với cán bộ, công chức
từ cấp huyện trở lên, kịp thời động viên cán bộ, công chức cấp xã trong quá trình phấn
đấu học tập để đạt chuẩn trình độ chính trị, trình độ chuyên môn theo Nghị quyết số 05-

vii


NQ/TU của Tỉnh uỷ; vì vậy chất lượng cán bộ, công chức cấp xã được nâng lên năm sau
cao hơn năm trước.
Tuy nhiên, do trình độ dân trí chung trên địa bàn còn thấp, đời sống người dân còn
nhiều khó khăn chưa quan tâm đầu tư cho việc học tập của con em, do đó lực lượng
nguồn cho cán bộ công chức cấp xã hiện nay bị hạn chế nhiều về chất lượng. Mặt khác,
do kinh tế phát triển nhanh chóng, đội ngũ cán bộ cũ chậm thích ứng được với điều kiện
mới, quy định chuẩn hóa cán bộ công chức cấp xã được đặt ra dẫn tới sự cạnh tranh
trong đội ngũ cán bộ và một số nơi còn để xảy ra hiện tượng bè phái, cục bộ, phe cánh,
dòng tộc, mất đoàn kết, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, nhưng chậm được giải
quyết. Thêm vào đó, việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vừa qua mới chỉ
tập trung vào việc chuẩn hóa bằng cấp. Không ít cán bộ, công chức đương nhiệm phải
“chạy xô” đi học để có đủ bằng cấp, đáp ứng yêu cầu “chuẩn hóa”. Vì vậy, năng lực

thực tế của một số cán bộ, công chức cấp xã còn yếu so với yêu cầu nhiệm vụ, còn lúng
túng, bất cập về kiến thức, năng lực và kỹ năng công tác, nên có ảnh hưởng đến việc
giải quyết công việc chung, nhất là về thủ tục hành chính, làm cho một số tổ chức, công
dân đến liên hệ công việc thiếu hài lòng.
Xuất phát từ thực tế đó tác giả đã đưa ra các giải pháp cho địa bàn, cụ thể: hoàn
thiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đổi mới công tác tuyển dụng, bố
trí sử dụng và đãi ngộ đối với cán bộ;….
Từ khóa: chất lượng nhân lực; cán bộ, công chức cấp xã, chất lượng cán bộ công
chức cấp xã.

viii


THESIS ABSTRACT
Research Objectives
Dissertation studies the theoretical basis and practical for improving staff quality
civil servants, thereby assessing the quality of cadres, civil servants and wards in the
city Ha Giang to propose solutions to improve the quality and enhance the role of
officials and civil servants to serve economic development - local society.
Materials and Methods
The author has collected the secondary data on the quality of primary and staff
civil servants communes in Ha Giang city through expert group discussions, interviews
with managers and objects associated with random sampling. From the data collected by
the authors aggregated statistical method description and comparison statistics to
analyze the situation of the results achieved and the difficulties and problems in
business management in the area of agricultural materials you.
Main findings and conclusions
Overall staff, civil servants basically ensure the quantity, quality, structure and
age among legacy; the majority of cadres, civil servants have been trained, tested in
practice, with firm political bravery, exemplary observance of the guidelines, the party

line; policies and laws of the state, have a sense of organization and discipline, sticking
close to the people and capture the feelings and aspirations of the people. Many officials
and civil servants to ensure the standards of titles of civil servants as prescribed in
Circular No. 06/2012/TT-BNV dated 30/10/2012 of the Ministry of Internal Affairs and
Resolution No. 05- NQ/TU of the Provincial Committee, always responsible, overcome
difficulties and strive training efforts in the work and learning, eager to contribute
actively to the development of the locality. Communication attitude of the majority of
cadres and civil servants to do their duty at the commune level for organizations and
citizens to contact the work has changed markedly, dedicated, direct care and physical
life and the spirit of the people at the grassroots.
The recruitment of cadres, civil servants have basically strictly implement
Resolution No 05-NQ/TU of the Provincial Party Committee and the Regulation on
civil servants recruitment of PPC; cadres and civil servants gradually rejuvenate, basic
training and layout using the right person, right job, the right qualifications and salaries
according to ranks and grades; equivalents salary coefficients to training level, has to be
fair to the staff and officials from the district level upwards, timely mobilization of
cadres and civil servants in the process of learning to strive to meet the standards

ix


process political, professional qualification under Resolution No. 05-NQ / TU of the
Provincial Party Committee; so the quality of cadres and civil servants are raised year
after year.
However, due to the general educational level in the province is low, people's
lives more difficult not interested in investing in their children's learning, so the force
source for communal officials today restricted lot of quality. On the other hand, due to
rapid economic development, the old staff was slow to adapt to new conditions,
prescribed standardized communal civil servants are set to lead the competition in staff
and a some places still to occur factions, local, factions, clans, disunity, violates the

principle of democratic centralism, but slow to be resolved. In addition, the
standardization of cadres, civil servants have only recently focused on the
standardization of qualifications. Many officials and incumbent civil servants to "rush"
to go to school to get a degree sufficient to meet demand "normalization". Therefore,
the actual capacity of a number of officials and civil servants are weak compared to
mission requirements, they become confused and inadequate knowledge, ability and
work skills, should have an impact on the solving common tasks, especially in
administrative procedures, making a number of organizations and citizens to contact the
lack of satisfaction.
Stems from the fact that the author has given the solution for the province,
namely: completing the planning, training and retraining of personnel; recruitment
innovation, use and disposition of staff remuneration;....
Keywords: quality of human resources; officials and civil servants, ward
officials quality commune level.

x


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kinh nghiệm thực tiễn ở trong nước và ngoài nước cho thấy muốn CNH,
HĐH thắng lợi, muốn phát triển KT-XH nông thôn nhanh và bền vững thì phải
dựa vào đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Cán bộ, công chức cấp xã là trụ cột, là
nền móng, là nền tảng đối với toàn bộ chiến lược phát triển nguồn nhân lực nông
thôn và chiếm vị trí trọng yếu trong phát triển KT-XH nông thôn. Chính đội ngũ
nhân lực này sẽ nghiên cứu, vận dụng đưa nhanh các tiến bộ khoa học-công nghệ
vào sản xuất, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã phải có trí tuệ, tinh thông về nghiệp vụ, giàu tính nhân văn và phải có thể lực tốt.
Cấp cơ sở, trước tiên là cấp xã là nơi quyết định chất lượng trong công việc thực hiện
các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông

thôn mới, nên Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh "nền tảng mọi công tác là cấp xã".
Cán bộ, công chức cấp xã có vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với
quần chúng nhân dân đồng thời trực tiếp bảo đảm kỷ cương phép nước tại cơ sở,
bảo vệ các quyền tự do dân chủ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân. Do đó việc không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã là một nội dung quan trọng của chiến lược phát triển nguồn nhân lực
trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là đối với những
huyện, xã vùng sâu, vùng xa, những huyện miền núi đời sống người dân còn khó
khăn, lạc hậu.
Mặt khác, trong tình hình kinh tế, xã hội diễn biến phức tạp như hiện nay,
để đảm bảo giữ vững an ninh tổ quốc, đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát
triển kinh tế chung của đất nước thì càng cần có một đội ngũ cán bộ cơ sở có chất
lượng cao, có năng lực trong lãnh đạo, có phẩm chất đạo đức tốt để nhân dân tin
theo, ngoài ra cần có một khả năng nhạy bén trong học hỏi và trình độ học vấn
đáp ứng tiếp cận, ứng dụng được các khoa học kỹ thuật công nghệ cao trong việc
thực hiện quản lý Nhà nước. Từ thực tế đó đòi hỏi lực lượng cán bộ công chức
cấp xã phải đáp ứng không chỉ về số lượng mà quan trọng còn phải đáp ứng về
chất lượng
Hà Giang là vùng miền núi nên dân số trong tỉnh không đông, người Kinh
chiếm đa số, còn lại là các sắc dân gồm Thổ, H’Mông, Tày, Dao, Mán,

1


Nùng, Giáy và Lô Lô. Phần đông đều thờ cúng tổ tiên, thần linh; và đều có
những sắc thái văn hóa đặc thù. Cũng vì địa thế toàn rừng núi nên kinh tế Hà
Giang tương đối kém phát triển. Song nhìn chung nền kinh tế của tỉnh chủ yếu
vẫn là nông nghiệp, lâm nghiệp, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, GDP bình quân
đầu người thấp hơn nhiều so với bình quân chung của các tỉnh khác. Nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với đội ngũ

cán bộ công chức nói chung, đặc biệt đối với cán bộ, công chức cấp xã nói riêng,
bởi lẽ đây là đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống chính trị ở cơ sở trực tiếp
lãnh đạo, tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp
luật của Nhà nước trên địa bàn địa phương.
Tuy nhiên, một thực tế khách quan đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của
tỉnh hiện nay không chỉ còn thiếu về số lượng mà chất lượng còn rất thấp. Điều
này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính
quyền cơ sở nói riêng và của Đảng và nhà nước nói chung; tình trạng bất ổn cục
bộ ở một số địa phương, làm suy giảm niềm tin của người dân đối với Đảng và
Nhà nước.
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng cán bộ, công
chức cấp xã tại thành phố Hà Giang" làm luận văn nghiên cứu.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.2.1 . Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực chất lượng của cán bộ, công chức cấp xã trên địa
bàn thành phố Hà Giang đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và tăng
cường vai trò của cán bộ, công chức cấp xã phục vụ cho phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và làm sáng tỏ về chất lượng cán bộ
công chức cấp xã để hình thành khung nội dung và phương pháp nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ công chức cấp xã của thành phố
Hà Giang.
- Đề xuất một số giải pháp để đào nâng cao chất lượng cán bộ công chức
cấp xã cho thành phố Hà Giang.

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng cán bộ công chức
cấp xã, phường của thành phố Hà giang.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu công tác tuyển dụng, quy hoạch
cán bộ và đào tạo phát triển năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại
thành phố Hà Giang
- Về không gian, đề tài tập trung nghiên cứu tại thành phố Hà Giang, trong
đó tập trung nghiên cứu sâu tại 03 xã/phường trên địa bàn.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các thông tin, số liệu trong khoảng thời
gian từ đầu năm 2013 đến cuối năm 2015 và đề suất một số giải pháp cho những
năm tiếp theo đến năm 2020.
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng về số lượng và chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại thành
phố Hà Giang ra sao?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ công chức cấp xã trên
địa bàn thành phố Hà Giang?
- Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã
tại thành phố Hà Giang?

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, PHƯỜNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Trong cuộc nói chuyện với các học viên Trường Nguyễn Ái Quốc năm
1963, Bác có nói: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính
phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của

dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng.
Vì vậy, cán bộ là gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc
gốc của Đảng” (Hồ Chí Minh toàn tập, 1963)
a. Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã
+ Khái niệm cán bộ:
Khoản 1 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 quy định:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội Trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
Vì vậy, cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công
chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội thông qua bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức
danh theo nhiệm kỳ thì được xác định là cán bộ.
+ Khái niệm công chức:
Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 quy định: Công
chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân
đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị

4


đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được
bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội.
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức
danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
b. Khái niệm chất lượng cán bộ công chức cấp xã
Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Đà Nẵng năm
2000, định nghĩa: Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người,
một sự vật, sự việc.
Khi đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã, một vấn đề đặt ra là hiểu
cho đúng thế nào là chất lượng của cán bộ, công chức? Chất lượng của cán bộ,
công chức được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau: Chất lượng của cán bộ,
công chức được thể hiện thông qua hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã, ở
việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã. Chất lượng
của cán bộ, công chức được đánh giá dưới góc độ phẩm chất đạo đức, trình độ
năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như hiệu quả công tác.
Chất lượng của cán bộ, công chức là chỉ tiêu tổng hợp chất lượng của từng
cán bộ. Đối với cán bộ, công chức cấp xã, muốn xác định chất lượng cao hay thấp
ngoài việc đánh giá phẩm chất đạo đức phải có hàng loạt chỉ tiêu đánh giá trình độ
năng lực và sự tín nhiệm của nhân dân địa phương. Chẳng hạn, các lớp đào tạo huấn
luyện đã qua; bằng cấp (kể cả ngoại ngữ, tin học) về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý
nhà nước, pháp luật v.v...; độ tuổi; thâm niên công tác v.v... Chất lượng của cán bộ,
công chức còn được đánh giá dưới góc độ khả năng thích ứng, xử lý các tình huống
phát sinh của người cán bộ, công chức đối với công vụ được giao.
c. Khái niệm chính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cụ thể quản lý hành
chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế,
văn hóa, xã hội ở cơ sở, đảm bảo các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước đi vào cuộc sống, nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân. Sự

trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cấp xã

5


đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp
dịch vụ công phục vụ nhân dân. Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện bộ máy
nhà nước, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đối với chính quyền cấp
xã. Cùng với việc hoàn thiện thể chế, chính sách đãi ngộ và đầu tư cơ sở vật chất,
Đảng và Nhà nước luôn chăm lo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm
chất đạo đức, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.
Qua từng thời kỳ lịch sử, chính quyền cấp xã không ngừng được xây dựng
và củng cố, bảo đảm cho chính quyền nhà nước vững mạnh từ cơ sở. Cán bộ là
một yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và củng cố chính quyền cấp xã
vững mạnh. Đồng thời muốn xây dựng và củng cố chính quyền cấp xã vững
mạnh thì phải xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện
sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta đã khởi xướng.
Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền gần dân nhất, là cầu nối trực tiếp
giữa hệ thống chính quyền cấp trên với nhân dân, hàng ngày tiếp xúc, nắm bắt và
phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Cấp xã có vai trò rất quan trọng trong
việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của
cộng đồng dân cư. Chính quyền được hiểu là bộ máy điều khiển, quản lý công việc
của nhà nước và hoạt động của nó mang tính chất quyền lực của Nhà nước, bằng
phương thức tác động của Nhà nước. Vì thế, Chính quyền cấp xã bao gồm Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Qua đó có thể hiểu, chính quyền cấp xã là cấp
thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp của Việt Nam: Trung ương, tỉnh,
huyện, xã, đó là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước, các mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng ở

cơ sở, thực hiện việc quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn.
Từ những phân tích trên đây, có thể nêu khái quát chính quyền cấp xã như
sau: Chính quyền cấp xã bao gồm HĐND và UBND là cấp thấp nhất trong hệ
thống chính quyền 4 cấp ở Việt Nam, thực hiện quyền lực nhà nước ở địa
phương, có chức năng thay mặt nhân dân địa phương, căn cứ vào nguyện vọng
của nhân dân địa phương, quyết định và tổ chức thực hiện những vấn đề có liên
quan đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống của
nhân dân địa phương theo Hiến pháp, pháp luật và các mệnh lệnh, quyết định của
cơ quan quản lý cấp trên.

6


2.1.2. Đặc điểm, nhiệm vụ cán bộ, công chức cấp xã
2.1.2.1. Đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức cấp xã là người đại diện cho Nhà nước ở cơ sở thực
hiện chức năng Quản lý nhà nước theo đúng chính sách và thẩm quyền được
giao và đại đa số cán bộ, công chức cấp xã hầu hết đều là người địa phương,
sinh sống tại địa phương, có quan hệ giàng buộc lẫn nhau ở một khía cạnh tình
cảm nào đó.
Cán bộ, công chức cấp xã: đó là cấp cơ sở triển khai các Nghị quyết, đường
lối của Trung ương, nơi đây có các mối quan hệ xóm làng, dòng họ và trực tiếp
do dân bầu ra cho nên cán bộ công chức cấp xã có đặc điểm riêng. Do vậy, chúng
ta phải xây dựng các chỉ tiêu sự tín nhiệm trong dân; sự hài lòng của người dân
trong giải quyết công việc; chỉ tiêu đánh giá năng lực cán bộ công chức cấp xã;
đối với công tác tuyên truyền vận động cơ sở được coi là tiêu chí đánh giá quan
trọng của cấp trên đối với cấp dưới hoặc ngược lại.
Cán bộ, công chức cấp xã là những người hàng ngày trực tiếp tiếp xúc với
dân, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào
cuộc sống và biến thành hành động cách mạng của quần chúng. Ta thấy việc làm

cán bộ, công chức cấp xã hàng ngày cọ sát với thực tiễn rất phức tạp thuộc nhiều
lĩnh vực nên họ cần phải có bản lĩnh, có bề dày kinh nghiệm và hiểu biết.
Như chúng ta đã biết cán bộ, công chức cấp xã khác với công chức hành
chính cấp huyện, cấp tỉnh: đó là công chức ở cơ sở gần dân thường xuyên triển
khai các Nghị quyết, đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của
Nhà nước, cán bộ ở cơ sở có mối quan hệ họ hàng làng xóm gắn bó khó có thể
tách rời, cán bộ cấp xã là chế độ dân bầu. Chúng ta cần phải xây dựng chỉ tiêu
văn hóa, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình
độ quản lý nhà nước, kỹ năng trong giải quyết công việc, kỹ năng giao tiếp với
mục đích nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là nền tảng cho phát
triển kinh tế - xã hội đó là mục đích cuối cùng của việc nâng cao chất lượng
CBCC cấp xã.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã
Theo quy định tại Điều 61 Luật cán bộ, công chức (năm 2008), Điều 3 Nghị
định 92/2009/NĐ-CP thì:

7


- Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau:
+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc;
+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có
hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
- Công chức cấp xã có các chức danh sau:

+ Trưởng Công an;
+ Chỉ huy trưởng Quân sự;
+ Văn phòng - thống kê;
+ Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn)
hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
+ Tài chính - kế toán;
+ Tư pháp - hộ tịch;
+ Văn hóa - xã hội.
2.1.3. Nội dung nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
- Nâng cao trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công
chức cấp xã.
Trình độ văn hóa là cơ sở để cán bộ, công chức có điều kiện tiếp thu các
kiến thức, các kỹ năng trong công tác chuyên môn, trong công tác quản lý nhà
nước với những lượng kiến thức được cập nhật liên tục. Ngày nay trình độ dân trí
của chúng ta ngày càng được nâng lên đòi hỏi người cán bộ, công chức nhà nước
cũng phải nâng tầm hiểu biết của mình đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình
mới. Không nên chủ quan, duy ý chí hài lòng với những gì mình có mà thường
xuyên trau dồi các kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm sống không ngừng học tập,
nâng cao trình độ văn hóa, trình độ học vấn, các kỹ năng về chuyên môn nghiệp
vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết công việc một cách hài hòa, có hiệu quả.

8


Đây là một tiêu chí quan trọng trong công tác đánh giá hoàn thành nhiệm
vụ được giao hàng năm. Khi trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhu cầu cuộc sống, trong giải quyết công việc thì
việc tiếp thu các kiến thức mới sẽ bị hạn chế, những ý tưởng sâu xa trong công
tác tuyên truyền phổ biến chủ trương, tư tưởng, đường lối, các chính sách pháp
luật của Đảng và nhà nước dẫn đến việc thực thi, triển khai Nghị quyết của cấp

ủy đảng, chính quyền khi đi vào cuộc sống cũng sẽ bị hạn chế, gặp nhiều khó
khăn nên việc truyền đạt sẽ dẫn đến thiếu sót hoặc thậm chí có những lúc còn gây
hiểu sai thì hậu quả thật khôn lường.
- Quy hoạch phát triển là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của công tác
tổ chức cán bộ. Quy hoạch phát triển là việc lựa chọn những người có đủ các
điều kiện, tiêu chuẩn quy định về khả năng, năng lực, phẩm chất đạo đức, tinh
thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật…và phù hợp với tình hình cụ thể ở địa
phương để đưa vào nguồn kế cận tạo nguồn bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công
chức đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Do đó quy
hoạch phát triển còn là cơ sở của việc đào tạo bồi dưỡng và định hướng việc bố
trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm trong tương lai.
- Trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước nhà nước của cán bộ, công
chức cấp xã.
Trình độ lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước nhà nước đó là
những kiến thức chuyên môn rất quan trọng bổ trợ cho cán bộ, công chức trong giải
quyết công việc thường xuyên. Có những kỹ năng này người cán bộ, công chức cấp
xã được trang bị cho mình lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định với lý
tưởng cộng sản, không dao động trước mọi khó khăn thử thách về vật chất, sẵn sàng
nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Lấy học thuyết Mác - Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động, thường xuyên trau dồi đạo
đức cách mạng người cộng sản, suốt đời cống hiến cho lý tưởng không đòi hỏi,
không phai nhạt lý tưởng, coi đó như là những phần thưởng vô giá giành cho những
con người cống hiến suốt đời cho công lý, cho cách mạng, xây dựng chế độ chính trị
xã hội bền vững thông qua những đấu tranh tư tưởng, coi vật chất trở thành hư vô,
suốt đời phấn đấu phục vụ nhân dân coi đó là niềm vui, là chân lý cách mạng.
- Trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ công chức cấp xã
Chúng ta phải khẩn trương và hoàn thiện ngay, trang bị và đào tạo ngay cho
cán bộ, công chức cấp xã về chỉ tiêu này. Có thể chỉ tiêu về ngoại ngữ chúng ta

9



đào tạo sau vì bây giờ nhu cầu về ngoại ngữ chưa thực sự cần thiết lắm trong lúc
này, nhưng nhất thiết phải đào tạo ngay để người cán bộ, công chức cấp xã có thể
sử dụng máy vi tính một cách thành thạo, hoàn thành bản báo cáo hoặc xử lý các
văn bản thông thường hàng ngày trên máy vi tính là hết sức cấn thiết và quan
trọng. Bởi phần lớn cán bộ, công chức cấp xã ở Việt Nam nói chung và cán bộ,
công chức cấp xã ở Hải Hậu nói riêng chưa được đào tạo bài bản, học hành thì
chắp vá, cán bộ nguồn thì đi lên từ cơ sở không được theo học các khóa học
nghiệp vụ hay các kỹ năng chuyên sâu, chuyên nghiệp. Bên cạch đó, cán bộ, công
chức không chịu khó mày mò nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
tiên tiến hiện đại phục vụ cho công việc. Cho nên, việc nâng cao năng lực về trình
độ tin học là việc làm quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết trong lúc này nhằm
đáp ứng yêu cầu đòi hỏi đối với công việc phục vụ nhân dân địa phương.
- Đào tạo theo nghĩa chung nhất là quá trình tác động có hệ thống đến con
người nhằm làm cho con người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo… đạt được năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định, để chuẩn bị cho
người đó thích nghi với cuộc sống, có khả năng nhận sự phân công lao động xã
hội nhất định. Công tác đào tạo bồi dưỡng là con đường cơ bản để nâng cao kiến
thức, sự hiểu biết toàn diện: nhận thức về lý luận chính trị, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, trình độ về quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế xã hội, tin học, ngoại ngũ, kỹ
năng nghề nghiệp… nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Bồi dưỡng là giai đoạn tiếp theo sau đào tạo, là hoạt động hướng vào
mục tiêu liên tục bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề
nghiệp, nâng cao năng lực nói chung cho những người đã được đào tạo sau một
thời gian công tác nhất định.
Theo điều 5 Nghị định số 18/CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 xác định: “Bồi
dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc. Bồi
dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch là trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động theo chương

trình quy định cho từng ngạch công chức. Bồi dưỡng theo chức vụ lãnh đạo, quản lý
là trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc theo chương trình quy định
cho từng chức vụ lãnh đạo, quản lý. Bồi dưỡng theo vị trí việc làm là trang bị, cập
nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công tác được giao”.
Trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, bồi dưỡng cập
nhật, trang bị thêm, trang bị mới về kiến thức, kỹ năng, thái độ thực thi nhiệm vụ,

10


công vụ; giúp cho người cán bộ, công chức càng ngày càng hoàn thành công việc
được giao có chất lượng, hiệu quả hơn.
- Sử dụng cán bộ, công chức cấp xã: việc bố trí, xắp xếp, sử dụng cán bộ
công chức đúng người, đúng việc, đúng với năng lực, trình độ của cán bộ, công
chức rất quan trọng quyết định yếu tố thành công trong giải quyết công việc làm
phát huy hết giá trị thực của bản thân người cán bộ công chức, thông qua người
cán bộ, công chức mà mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước được truyền đạt đến người dân một cách thấu đáo, rõ ràng nhờ những người
cán bộ gương mẫu, tận tuỵ trong công việc hết lòng phục vụ nhân dân lấy nhân
dân làm chủ thể hành động, là đối tượng phục vụ chứ không phải ta vào vai cán
bộ công chức có quyền hách dịch, sách nhiễu gây khó khăn, phiền hà cho nhân
dân trong giải quyết công việc.
Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và
công nghệ, sự bùng nổ thông tin, chính sách pháp luật của nhà nước luôn có sự
điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát
sinh một cách kịp thời, đảm bảo cho sự nghiệp cải cách kinh tế, cải cách nền
hành chính nhà nước, do vậy bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính và nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực thi công vụ cho công chức cấp
xã là vấn đề quan trọng và mang tính cấp thiết.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ, công chức cấp xã

2.1.4.1. Yếu tố bên trong
- Tuổi tác và số năm kinh nghiệm làm việc. Cán bộ, công chức cấp xã là
những người làm việc trực tiếp với người dân và tiếp xúc với nhân dân hàng
ngày nên ngoài kinh nghiệm chuyên môn, các cán bộ, công chức cần có kinh
nghiệm giao tiếp, ứng xử với người dân và nắm rõ phong tục, tập quán địa
phương để ứng xử cho phù hợp. Cán bộ, công chức có càng nhiều năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực hoạt động sẽ có năng lực tốt hơn.
- Sức khỏe, giới tính. Trên thực tế các cán bộ và công chức cấp xã thường
xuyên phải xuống cơ sở, thậm chí vào các ngày cuối tuần và ngoài giờ hành
chính. Do đó, yêu cầu thể lực là một yếu tố quan trọng đối với hoàn thành công
việc. Cũng như vậy thì nam giới thường có ưu thế hơn nữ giới trong hầu hết các
công việc yêu cầu làm việc trên địa bàn rộng và thời gian linh động như vậy, ví
dụ như công tác thú y, thủy lợi.

11


- Tinh thần học và tự học. Phát triển kinh tế- xã hội nông thôn là cả một
quá trình trong một bối cảnh xã hội luôn biến động, đòi hỏi mỗi cán bộ, công
chức cần luôn tự học, tự rèn luyện để đáp ứng với đòi hỏi của sự phát triển.
Ngoài các lớp đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức, cán bộ công chức cấp xã còn nên
tự học và học hỏi từ kinh nghiệm thực tế của đồng nghiệp.
- Sự yêu nghề và gắn bó với nghề. Yêu nghề là yếu tố hàng đầu gắn bó
người cán bộ công chức cấp xã với công việc của họ, và là một trong những động
lực quan trọng nhất giúp người cán bộ, công chức cấp xã thường xuyên học hỏi
và tự đổi mới, nâng cao năng lực của bản thân.
2.1.4.2. Yếu tố bên ngoài
- Quy hoạch, bố trí và sử dụng cán bộ. Theo Nguyễn Thị Khoa (2013),
quy hoạch cán bộ là một trong những khâu quan trọng trong công tác cán bộ, tạo
điều kiện để kiện toàn tổ chức và đổi mới cán bộ một cách thường xuyên, bảo

đảm được tính kế thừa và liên tục trong đội ngũ cán và có thể xây dựng được kế
hoạch cán bộ. Quy hoạch cán bộ được thực hiện đồng bộ sẽ tạo nguồn cán bộ
đến việc dự kiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh
đạo, quản lý các cấp. Mục tiêu của quy hoạch là lựa chọn được những cán bộ
thực sự có đức, có tài để đưa vào nguồn kế cận, dự bị; từng bước giao nhiệm vụ,
thử thách, rèn luyện, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thông qua trường lớp và qua
thực tiễn nhằm tạo nguồn bổ sung cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm
chât, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới.
- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ. Theo Nguyễn Thị Khoa
(2013), đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vừa là yêu cầu trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu
dài. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng là một khâu quan trọng trong công
tác cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch là khâu cơ bản có tính chiến
lược trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ cho tương lai. Trên cơ sở lấy chất lượng
và hiệu quả làm mục triêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm trang bị những kiến
thức cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, bổ sung và nâng cao kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp
vụ, theo tiêu chuẩn chức danh đã được xác định. Cán bộ được luân chuyển phải
trong quy hoạch và được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức cơ bản trước khi
luân chuyển. Chú trọng việc thường xuyên bồi dưỡng cập nhật những kiến thức
mới về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

12


nước cho cán bộ lãnh đạo, quản lý. Kết hợp chặt chẽ học đi đôi với hành, học tập
lý luận với nâng cao phẩm chất, đạo đức và rèn luyện trong thực tiễn công tác.
- Chế độ chính sách. Theo Nguyễn Thế Vịnh (2013), hoàn thiện chế độ,
chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã là một quá trình; về khách
quan, phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; về chủ
quan, đòi hỏi phải đổi mới tư duy của những người, những cơ quan hoạch định

chế độ, chính sách, trước hết phải đổi mới ngay từ khâu phối hợp ban hành văn
bản, khắc phục tình trạng bộ, ngành, địa phương nào cũng tham mưu ban hành
chế độ đãi ngộ, tạo nên những mâu thuẫn, bất cập trong hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành. Trong chế độ, chính sách đãi ngộ cần quan tâm chế độ
tiền lương, nghiên cứu việc áp dụng trả lương theo hệ thống vị trí việc làm, bảo
đảm cán bộ, công chức cấp xã làm việc ở vị trí như nhau, tài năng và cống hiến
như nhau thì được hưởng lương như nhau (không phụ thuộc nhiều vào bằng cấp
với tính chất là một tiêu chí của đầu vào); nguồn kinh phí trả lương không chỉ
phụ thuộc vào ngân sách nhà nước cấp mà phải phù hợp với tính chất, đặc điểm
từng loại đối tượng cán bộ, từng loại hình cơ sở.
Chính sách tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đi kèm với chính sách đãi ngộ là
một yếu tố rất quan trọng. Nếu chính sách tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đãi ngộ
cán bộ, công chức cấp xã được thực hiện tốt sẽ thu hút được những người có
năng lực thật sự, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao bổ sung
cho đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng một tốt hơn còn nếu làm không tốt thì
sẽ có tác dụng ngược lại.
Hiện nay có tình trạng, cán bộ trẻ, cán bộ giỏi hầu như không muốn chọn
cấp cơ sở là nơi gắn bó cống hiến lâu dài. Bên cạnh đó nguồn cán bộ ở xã hạn hẹp,
một số đồng chí không đủ tiêu chuẩn vẫn đưa vào quy hoạch, có nơi do nể nang, rà
soát nhưng chưa mạnh dạn đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi quy
hoạch và chưa bổ sung kịp thời những người trẻ, sức phấn đấu tốt vào quy hoạch.
Một số chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước có thay đổi điều chỉnh nhưng
chưa tương ứng với công sức của cán bộ bỏ ra trong quá trình thực thi nhiệm vụ;
thành phố có chế độ hỗ trợ khi đi học nhưng mức trợ cấp không theo kịp mức tăng
giá hiện nay; cán bộ lại thực hiện chế độ bầu cử theo nhiệm kỳ từ đó cũng khó
khăn cho công tác quy hoạch, bố trí cán bộ ở cơ sở. Do vậy cần sử dụng đồng bộ
các chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần nhằm khuyến khích cán bộ, công
chức đem hết khả năng, năng lực của mình công hiến cho xã hội.

13



- Sự phát triển của công nghệ thông tin và hội nhập quốc tế
Sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ngày nay báo
trước một thời kỳ mới với những thay đổi xã hội lớn lao. CNTT như một công
nghệ chung xâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình
hội nhập quốc tế của tất cả các quốc gia trên thế giới.
CNTT đang có khuynh hướng xóa nhòa các biên giới, không thừa nhận sự
biệt lập, mở ra không gian rộng rãi hơn cho con người, vì thế ứng dụng CNTT
đang đặt ra những cuộc chơi mới, với những nguyên tắc mới, buộc người tham
gia phải chấp nhận. Áp lực này chắc hẳn ảnh hưởng không ít đến hoạt động bộ
máy hành chính Việt Nam từ cấp Trung ương đến cấp xã phường, thị trấn. CNTT
như một thách thức đồng thời cũng là công nghệ quan trọng phổ biến nhất, lan
tỏa mạnh nhất và hứa hẹn nhất giúp các cấp chính quyền Việt Nam nhanh chóng
hòa nhập vào hệ trị thống kinh tế - chính trị và xã hội toàn cầu. Vấn đề là phải
hướng đến việc tìm ra con đường để CNTT thâm nhập, lan tỏa nhanh nhất cải
cách nền hành chính quốc gia.
CNTT cũng mở ra không gian rộng lớn để các cấp chính quyền cải cách
bộ máy tổ chức. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ thông tin là loại cải tiến có tính
công nghệ, nó có thể thâm nhập vào mọi lĩnh vực, làm thay đổi căn bản quy trình
làm việc đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải nhanh chóng nắm bắt và thích
ứng. Các cấp chính quyền cần phải nhận thức về khả năng áp dụng của CNTT.
Phải tạo ra các điều kiện tổ chức tốt hơn và chú ý đến việc phát triển tầm nhìn
chiến lược về bộ máy tổ chức, về cán bộ. Đối với Việt Nam, khi mà đội ngũ cán
bộ, công chức các cấp, nhất là ở cấp xã còn có những hạn chế và chưa thích ứng
được muốn nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trước hết, không thể không
nhận thức những vấn đề cốt lõi chấp nhận và ứng dụng CNTT.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Thực trạng lao động hành chính công ở cấp xã, phường, thị trấn hiện
nay ở Việt Nam

Xã, phường, thị trấn (cấp xã) có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống
chính trị - hành chính. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị.
Hiện nay, nước ta có 11.112 xã, phường, thị trấn với tổng số 222.735 cán
bộ, công chức và 317.766 cán bộ không chuyên trách cấp xã (Dương Trung Ý,

14


×