Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện cam lộ, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 123 trang )

Bĩ GIAẽO DUC VAè AèO TAO
AI HOĩC HU
TRặèNG AI HOĩC KINH T

tờ
H

uờ


TRệN THậ L THU

ho

c

Ki

nh

NNG CAO CHT LặĩNG CAẽN Bĩ,
CNG CHặẽC CP XAẻ HUYN CAM
Lĩ,
TẩNH QUANG TRậ



ai

CHUYN NGAèNH: QUAN LYẽ KINH T
MAẻ S: 60.34.04.10



ng

LUN VN THAC Sẫ KHOA HOĩC KINH T

CHIN

Tr



NGặèI HặẽNG DN KHOA HOĩC: TS. NGUYN ầNH

HU - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự vi phạm tôi sẽ bị xử


́

lý theo quy định.


́H


Quảng Trị, tháng 5 năm 2017

nh

Tác giả luận văn

Tr

ươ

̀ng

Đ

ại

ho

̣c

Ki

Trần Thị Lệ Thu

i


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp

đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân. Tất cả đều là những sự giúp đỡ quý báu mà tôi biết
ơn sâu sắc.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Đình Chiến đã hướng dẫn nhiệt tình


́

chu đáo và đóng góp ý kiến vô cùng quý giá để tôi có thể thực hiện được luận văn
hoàn thiện.


́H

Tôi rất cảm ơn các thầy cô giáo của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
cung cấp những kiến thức cần thiết giúp tôi phục vụ cho học tập, nghiên cứu và ứng
dụng thực tế vào nghiên cứu luận văn.

nh

Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Phòng nội vụ, các cán bộ, công chức cấp xã

Ki

huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên
cứu, điều tra, thu thập các số liệu cần thiết để tôi có thể hoàn thành luận văn của

ho

̣c


mình. Xin được cảm ơn những người dân đến thực hiện thủ tục hành chính công tại
UBND các xã đã vui vẻ giúp tôi thu thập số liệu điều tra.

ại

Cuối cùng, tôi cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi để tôi có điều
kiện thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện luận văn.

Đ

Xin chân thành cảm ơn./

̀ng

Quảng Trị, tháng 5 năm 2017

Tr

ươ

Tác giả luận văn

Trần Thị Lệ Thu

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: TRẦN THỊ LỆ THU
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế


Định hướng đào tạo: Ứng dụng

Mã số: 60340410

Niên khóa: 2015-2017

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
Tên đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ


́

HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu


́H

- Mục đích nghiên cứu: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức (sau đây gọi
tắt là CBCC) cấp xã, trong đó đánh giá thực trạng chất lượng CBCC cấp xã trong
những năm qua của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị và đưa ra những giải pháp thiết

nh

thực nhằm nâng cao chất lượng CBCC cấp xã của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

Ki

trong những năm tiếp theo.


- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng chất

ho

̣c

lượng CBCC cấp xã thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

ại

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp
nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu; phương pháp điều tra chọn mẫu; thống kê mô

Đ

tả, kiểm định, phân tích nhân tố, hồi quy bằng phần mềm SPSS. Ngoài ra, luận văn

̀ng

còn sử dụng một số phương pháp khác như so sánh, thống kê, quy nạp, vận dụng lý
luận và thực tiễn nhằm làm rõ và đảm bảo tính khoa học đối với các vấn đề luận văn

ươ

đề cập.

Tr


3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Luận văn đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng CBCC cấp

xã giai đoạn 2014 - 2016 để thấy được những hạn chế, tồn tại đối với chất lượng của
CBCC cấp xã. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CBCC
cấp xã của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra, luận văn cũng đã đưa ra một
số kiến nghị với Trung ương và địa phương về các giải pháp nâng cao chất lượng
CBCC cấp xã.

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Bí thư

CBCC:

Cán bộ, công chức

CHT:

Chỉ huy trưởng quân sự

CC:

Chứng chỉ

CT:

Chủ tịch


ĐU:

Đảng ủy

ĐTN:

Đoàn thanh niên

HĐND:

Hội đồng nhân dân

HPN:

Hội Liên hiệp phụ nữ

HND:

Hội nông dân

HCCB:

Hội Cựu chiến binh

PBT:

Phó Bí thư

PCT:


Phó Chủ tịch

UBMTTQ :

Ủy ban Mặt trận tổ quốc

UBND:

Ủy ban nhân dân

TK:

Thống kê

THPT:

Trung học phổ thông

nh

Ki
̣c

ho

ại

Đ


Sơ cấp

Tr

ươ

̀ng

SC:


́H


́

BT:

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN ........................................................................................ iii
MỤC LỤC...................................................................................................................v


́


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ .......................................................x
PHẦN I. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1


́H

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung.....................................................................................................2

nh

2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2

Ki

3.1. Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................................2

̣c

3.2. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................5

ho

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................6
4.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................6

ại


4.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................6

Đ

5. Tình hình nghiên cứu ..............................................................................................6

̀ng

6. Kết cấu luận văn......................................................................................................7
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................8

ươ

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ .............................................................8

Tr

1.1. Chính quyền cấp xã và một số nội dung liên quan ..............................................8
1.1.1. Khái niệm chung về chính quyền cấp xã ..........................................................8
1.1.2. Vai trò của chính quyền cấp xã .........................................................................8
1.1.3. Đặc điểm chính quyền cấp xã .........................................................................10
1.2. Khái niệm, phân loại và vai trò của CBCC cấp xã ............................................10
1.2.1. Khái niệm CBCC ............................................................................................10
1.2.2. Vị trí, vai trò của CBCC cấp xã ......................................................................12

v


1.2.3. Phân loại CBCC cấp xã...................................................................................12

1.3. Tiêu chuẩn của CBCC cấp xã ............................................................................13
1.4. Chất lượng CBCC cấp xã...................................................................................17
1.4.1. Khái niệm chất lượng CBCC cấp xã...............................................................17
1.4.2. Các hoạt động nâng cao chất lượng CBCC cấp xã .........................................18
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CBCC cấp xã.......................................22


́

1.5.1. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................22
1.5.2. Thị trường lao động.........................................................................................23


́H

1.5.3. Môi trường làm việc........................................................................................23
1.5.4. Công cụ và phương tiện làm việc của CBCC cấp xã......................................23
1.5.5. Chế độ, chính sách đối với CBCC ..................................................................24

nh

1.5.6. Tuyển dụng, bổ nhiệm CBCC cấp xã .............................................................24

Ki

1.5.7. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã .......................................................25
1.5.8. Các nhân tố thuộc về bản thân của người CBCC cấp xã ................................25

ho


̣c

1.6. Các tiêu chí đánh giá chất lượng CBCC cấp xã.................................................26
1.6.1. Nhóm tiêu chí về năng lực, trình độ và kỹ năng công tác...............................27

ại

1.6.2. Nhóm tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống ................................29
1.6.3. Tiêu chí sức khỏe ............................................................................................31

Đ

1.6.4. Khả năng hoàn thành nhiệm vụ.......................................................................31

̀ng

1.7. Kinh nghiệm một số địa phương về nâng cao chất lượng CBCC cấp xã...............33
1.7.1. Kinh nghiệm của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình .......................................33

ươ

1.7.2. Kinh nghiệm của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An........................................33

Tr

1.7.3. Kinh nghiệm của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.....................................34
1.7.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị..............................35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ..................................................................36
2.1. Tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu.................................................................36

2.2. Thực trạng CBCC cấp xã của huyện Cam Lộ....................................................39
2.2.1. Số lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ giai đoạn 2014-2016 ........................39

vi


2.2.2 Cơ cấu CBCC cấp xã phân theo độ tuổi. .........................................................41
2.2.3. Cơ cấu CBCC cấp xã của huyện Cam Lộ phân theo giới tính........................42
2.2.4. Chất lượng CBCC cấp xã của huyện Cam Lộ ................................................42
2.3. Kết quả điều tra chất lượng CBCC cấp xã của huyện Cam Lộ..........................58
2.3.1. Bảng mã hóa các biến .....................................................................................58
2.3.2. Đặc trưng mẫu nghiên cứu ..............................................................................60


́

2.3.3. Kết quả phân tích thống kê chất lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ - Ý
nghĩa của giá trị trung bình .......................................................................................61


́H

2.4. Đánh giá về thực trạng chất lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ .....................76
2.4.1. Ưu điểm...........................................................................................................76
2.4.2. Tồn tại, hạn chế ...............................................................................................78

nh

2.4.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ .........81


Ki

2.5. Các hoạt động nâng cao chất lượng CBCC cấp xã tại huyện Cam Lộ ..............84
3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ...................86

ho

̣c

3.1.1. Mục tiêu nâng cao chất lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ .........................86
3.1.2. Phương hướng nâng cao chất lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ................87

ại

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ...........................88
3.2.1. Nâng cao hiệu quả tuyển dụng, bổ nhiệm CBCC cấp xã................................88

Đ

3.2.2. Quy hoạch các chức danh lãnh đạo đúng đối tượng .......................................89

̀ng

3.2.3. Quản lý chặt chẽ quá trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã ........................90
3.2.4. Sử dụng CBCC đúng người đúng việc............................................................91

ươ

3.2.5. Nâng cao hiệu quả đánh giá CBCC ................................................................92


Tr

3.2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát CBCC cấp trong thi hành công vụ. ...............93
3.2.7. Tăng cường chính sách hỗ trợ, đãi ngộ đối CBCC cấp xã..............................94
3.2.8. Tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương ở mỗi cơ quan chính quyền cấp xã .........94
3.2.9. Nâng cao tư tưởng, trách nhiệm và ý chí phấn đấu cho CBCC cấp xã...........95
3.2.10. Nâng cao thể lực cho CBCC cấp xã..............................................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................96
1. Kết luận .................................................................................................................96

vii


2. Kiến nghị ...............................................................................................................96
2.1. Đối với Đảng, chính phủ và các bộ, ngành trung ương .....................................96
2.2. Đối với tỉnh Quảng Trị và huyện Cam Lộ .........................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................99
QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỘNG
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2


́

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG
BẢN GIẢI TRÌNH

Tr

ươ


̀ng

Đ

ại

ho

̣c

Ki

nh


́H

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.

Số mẫu cần điều tra cho mỗi chức danh................................................3

Bảng 2.

Số lượng người sử dụng dịch vụ công thường xuyên nhất tại các xã

thuộc huyện Cam Lộ. ............................................................................5
Tiêu chuẩn công chức cấp xã ..............................................................15

Bảng 1.2.

Tiêu chuẩn Cán bộ cấp xã ...................................................................16

Bảng 2.1.

Tình hình phát triển kinh tế huyện Cam Lộ ........................................37

Bảng 2.2.

Số lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ giai đoạn 2014-2016 ............39

Bảng 2.3.

Cơ cấu CBCC cấp xã của huyện Cam Lộ phân theo độ tuổi ..............41

Bảng 2.4.

Cơ cấu CBCC cấp xã của huyện Cam Lộ phân theo giới tính............42

Bảng 2.5:

Trình độ văn hóa CBCC cấp xã huyện Cam Lộ 2014-2016 ...............42

Bảng 2.6:

Trình độ chuyên môn CBCC cấp xã huyện Cam Lộ 2014-2016 ........43


Bảng 2.7.

Trình độ QLNN CBCC cấp xã huyện Cam Lộ giai đoạn 2014-2016.46

Bảng 2.8.

Số lượng CBCC cấp xã theo chức danh năm 2016.............................47

Bảng 2.9.

Trình độ văn hóa, chuyên môn CBCC cấp xã huyện Cam Lộ 2016..50

Bảng 2.10.

Trình độ LLCT, quản lý Nhà nước của CBCC cấp xã năm 2016.......52

Bảng 2.11.

Trình độ ngoại ngữ, tin học của CBCC cấp xã năm 2016. .................55

Bảng 2.12.

Kết quả đánh giá CBCC cấp xã giai đoạn 2014-2016 ........................57

Bảng 2.13.

Mã hóa các biến trong mô hình...........................................................58

Bảng 2.14.


Đặc trưng mẫu nghiên cứu ..................................................................60

̀ng

Đ

ại

ho

̣c

Ki

nh


́H


́

Bảng 1.1.

Ý nghĩa giá trị trung bình đối với thang đo khoảng ............................61

Bảng 2.16.

Thống kê mô tả về đánh giá chất lượng CBCC ..................................61


ươ

Bảng 2.15.

Tr

Bảng 2.17.

Đánh giá của CBCC cấp xã huyện Cam Lộ về một số liên quan về
chất lượng CBCC. ...............................................................................67

Bảng 2.18.

Kiểm định KMO và Bartlett's .............................................................69

Bảng 2.19.

Các nhân tố tạo thành sau phân tích EFA ...........................................71

Bảng 2.20.

Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố đánh giá chất lượng CBCC
huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị ...........................................................72

Bảng 2.21.

Kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của hai giá trị trung bình CBCC
cấp xã và người dân được khảo sát. ....................................................73


ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Số lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ giai đoạn 2014-2016…….40

Biểu đồ 2.2:

Trình độ chính trị CBCC cấp xã huyện Cam Lộ 2014-2016 .......44

Biểu đồ 2 3.

Số chứng chỉ tin học, ngoại ngữ CBCC cấp xã huyện Cam Lộ 20142016..............................................................................................45
Đánh giá chung về chất lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ......66

Sơ đồ 1.1:

Các yếu tố đánh giá chất lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ ....32

Tr

ươ

̀ng

Đ

ại


ho

̣c

Ki

nh


́H


́

Biểu đồ 2.4.

x


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc…”,
“Công việc có thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém”[11]. Cán bộ,
công chức luôn là nguồn nhân lực quan trọng ở bất kỳ quốc gia nào. Hiệu quả hoạt
động của bộ máy hành chính Nhà nước phụ thuộc vào phẩm chất, trình độ, năng


́


lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC Nhà nước. Trong quá trình phát triển đất nước,


́H

Đảng ta cũng đã nhiều lần khẳng định vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát
triển đất nước. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Phát triển, nâng cao chất
lượng nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu

nh

tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững đất nước”[6].

Trong hệ thống tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở thì

Ki

chính quyền cơ sở (cấp xã) có một vị trí rất quan trọng, là cầu nối trực tiếp của hệ

̣c

thống chính quyền Nhà nước với nhân dân. “Chính quyền cấp xã hoạt động có hiệu

ho

quả thì các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước dễ
dàng đi vào cuộc sống, trở thành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển, tạo niềm tin và

ại


sự phấn khởi của nhân dân vào Đảng và Nhà nước”[14]. Đối với thực hiện chức

Đ

năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp xã, CBCC cấp xã là lực lượng
nồng cốt, có vai trò quyết định trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của

̀ng

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

ươ

Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị là một trong những huyện có nhiều tiềm năng,
lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, kinh tế của huyện đã có

Tr

nhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công
nghiệp, xây dựng, dịch vụ; cơ sở hạ tầng được tăng cường đầu tư, bộ mặt nông
thôn từng bước được cải thiện, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Ủy ban nhân
dân (UBND) tỉnh Quảng Trị đã ban hành quyết định số 1928/QĐ-UBND ngày
23/10/2013 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cam Lộ đến
năm 2020, trong đó xác định một trong những giải pháp để đạt được mục tiêu là:
“Phát huy nhân tố con người, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, tăng cường

1


công tác về giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng lao

động đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội, nhất là cán bộ, công chức,…”[13].
Tuy nhiên, trên các phương diện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ
CBCC cấp xã tại huyện Cam Lộ còn nhiều hạn chế; năng lực quản lý Nhà nước của
một số CBCC cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, dẫn đến những bất cập
trong công tác quản lý Nhà nước, phục vụ nhân dân.


́

Tại Kế hoạch số 15/KH-HU ngày 1/6/2016 của Huyện ủy Cam Lộ về việc ban
hành Kế hoạch hành động “Đẩy mạnh cải cách hành chính...” có đề cập: “Chất


́H

lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhìn chung chưa cao, cả về năng
lực thực tiễn và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân” [10]. Thực thế cho thấy chất
lượng của CBCC cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của huyện: Hạn chế

nh

về chất lượng phục vụ nhân dân, tư tưởng kém năng động sáng tạo, việc đánh giá

Ki

còn cả nể, chưa phản ánh đúng thực chất và còn nặng tính thành tích. Việc nghiên
cứu lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng CBCC để có những giải pháp nhằm

ho


̣c

nâng cao chất lượng CBCC, đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện Cam Lộ là yêu
cầu bức thiết. Với lý do đó nên tác giả chọn đề tài “Nâng cao chất lượng CBCC

ại

cấp xã, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Đ

2.1. Mục tiêu chung

̀ng

Nâng cao chất lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
2.2. Mục tiêu cụ thể

ươ

- Các cơ sở lý luận và thực tiễn đối với chất lượng và nâng cao chất lượng

Tr

CBCC cấp xã.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Luận văn nghiên cứu tài liệu thứ cấp thông qua các nguồn tài liệu có sẵn như:

2


Các văn bản được cơ quan có thẩm quyền ban hành, tài liệu các nhà xuất bản, các
công trình nghiên cứu khoa học về nâng cao chất lượng CBCC.
Nghiên cứu, phân tích các công trình nghiên cứu liên quan và kế thừa, phát
triển để phù hợp với đề tài mà luận văn nghiên cứu; thu thập thông tin từ các báo
cáo tổng hợp của địa phương, các báo cáo chuyên môn của các cơ quan quản lý
quản lý Nhà nước ban hành trong lĩnh vực luận văn nghiên cứu.


́

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
+ Phương pháp chọn mẫu


́H

Tại thời điểm ngày 31/12/2016, trên địa bàn huyện Cam Lộ có 191 CBCC
đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn, với độ tin cậy chính xác là 90%, sai số
lệch chuẩn là ±10%. Do tổng thể nhỏ và biết được tổng thể nên xác định kích cỡ
191/[1+191(10%2)]= 66

Ki


N/[1+N(e2)] =

nh

mẫu tối thiểu theo công thức sau:

Kích thước mẫu tối thiểu theo công thức ở trên là 66 mẫu, dựa vào kết quả

ho

̣c

này và trong khuôn khổ thời gian cho phép cũng như khả năng có thể tiếp cận, để
tăng độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất kích thước mẫu được chọn

ại

để điều tra là 90 mẫu, lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo tỷ lệ.
Căn cứ vào đó tác giả tính toán được số mẫu cần điều tra cho mỗi chức danh được

Đ

thể hiện ở bảng sau:

ươ

TT

̀ng


Bảng 1.1. Số mẫu cần điều tra cho mỗi chức danh.
Chức vụ

Số lượng

%

Đơn vị tính: Người
Số mẫu

BT ĐU

2

1,05

1

-

BT kiêm CT HĐND

6

3,14

3

-


BT kiêm CT UBND

1

0,52

0

2

PBT ĐU

5

2,62

2

-

Kiêm CT HĐND

1

0,52

0

3


Thường trực ĐU

5

2,62

2

4

CT HĐND

2

1,05

1

Tr

1

3


TT

Chức vụ

Số lượng


%

Số mẫu

PCT HĐND

9

4,71

4

6

CT UBND

4

2,09

2

-

Kiêm PBT ĐU

4

2,09


2

7

PCT UBND

9

4,71

4

8

CT MTTQ

9

4,71

4

9

BT Đoàn TN

9

4,71


4

10 CT HPN
11 CT HND

9

4,71

12 CT HCCB
13 T. Công an

9

14 CHT Quân sự

9

15 Văn phòng – TK

15


́H

9

4


4,71

4

7,85

7

19

9,95

9

13

6,81

6

17

8,90

8

16

8,38


8

Ki

4

ại

19 Văn hóa – Xã hội

4,71

̣c

18 Tư pháp – Hộ tịch

4

4,71

ho

17 Tài chính – Kế toán

4

4,71

nh


9

16 Địa chính – XD-MT


́

5

Đ

100,00
TỔNG CỘNG
191
90
(Nguồn: Phòng nội vụ huyện Cam Lộ và tính toán của tác giả.)

̀ng

Ngoài ra, để tăng tính tin cậy cho số liệu điều tra, tác giả xác định điều tra số
lượng người đến sử dụng dịch vụ công tại xã thường xuyên nhất (>4 lần/năm

ươ

2016). Căn cứ vào số liệu thống kê của các xã, tác giả xác định số lượng người

Tr

dân đến làm việc thường xuyên nhất ở bảng dưới đây:


4


Bảng 1.2. Số người sử dụng dịch vụ công thường xuyên nhất ở các xã năm 2016
TT



Số lượng (người)

Cam An

105

2

Cam Thanh

103

3

Cam Thủy

98

4

Cam Hiếu


114

5

Cam Tuyền

95

6

Cam Thành

105

7

Cam Chính

8

Cam Nghĩa

9

TT Cam Lộ


́H



́

1

100
90

nh

130

Tổng cộng

940

Ki

(Nguồn: UBND các xã huyện Cam Lộ và tính toán của tác giả)
Sử dụng công thức xác định mẫu tối thiểu cho ra kết quả như sau:

̣c

940/[1+940(10%2)]= 90

ho

N/[1+N(e2)] =

Như vậy luận văn điều tra 90 CBCC và 90 người dân thuộc 9 xã, thị trấn


ại

của huyện Cam Lộ. Bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập thông tin nhằm đánh

Đ

giá chất lượng CBCC cấp xã. Số liệu thu thập được phân theo nội dung các tiêu
chí về chất lượng CBCC và đưa ra nhận xét cụ thể. Số phiếu phát ra là 190 phiếu

̀ng

và thu về đủ 190 phiếu.

ươ

3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Luận văn sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.

Tr

3.3. Phương pháp phân tích
- Phương pháp chuyên gia: Thực hiện phỏng vấn một số lãnh đạo cấp huyện,

Phòng Nội vụ huyện Cam Lộ và các chuyên viên phụ trách quản lý công chức cấp xã
thuộc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị để rút ra những vấn đề thường gặp cũng như kinh
nghiệm trong quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng CBCC cấp xã.
- Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả chất lượng CBCC qua các chỉ tiêu
giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm các nội dung đánh giá chất lượng CBCC.

5



4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu thực trạng và giải
pháp về nâng cao chất lượng CBCC cấp xã thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu trên địa bàn các xã, thị trấn tại huyện Cam Lộ, tỉnh


́

Quảng Trị, giai đoạn từ năm 2014-2016.
5. Tình hình nghiên cứu


́H

Liên quan đến đề tài Chất lượng của CBCC này có một số công trình và bài
viết của các nhà khoa học như:

- PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên):

nh

"Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy
2003. Trong cuốn sách này, tác giả đã:

Ki


mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

̣c

+ Phân tích và hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất

ho

lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải pháp để củng cố và phát

ại

triển đội ngũ cán bộ và phát triển cả về chất lượng số lượng.

Đ

- GS. TSKH Vũ Huy Từ: “Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán
bộ cơ sở”, Tạp chí Quản lý hành chính Nhà nước, số 5/2002;

̀ng

+ Phân tích thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở nước ta hiện nay

ươ

+ Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ
góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước.

Tr


- Phạm Minh Thủy, “Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo, bồi

dưỡng CBCC cấp xã tỉnh Điện Biên”, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công,
Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2004;
+ Phân tích cơ sở lý luận trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã.
+Khái quát thực trạng đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã tỉnh Điện Biên.
+ Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã
của tỉnh Điện Biên.

6


- Bài viết: “Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong bộ máy chính
quyền cơ sở”, Trần Kim Hoàng , Khoa Nhà nước và pháp luật, Trường Chính Trị
Tôn Đức Thắng trên báo ngày 9/12/2014 đã:
+ Khái quát khái niệm chính quyền cơ sở, khái niệm và vai trò CBCC cấp xã.
+ Sự cần thiết trong xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã có đủ trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ và năng lực tổ chức để thực hiện tốt vai trò của chính quyền cơ sở.


́

- Đối với tỉnh Quảng Trị, có công trình của Phạm Minh Thắng, Luận văn
thạc sĩ kinh tế “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại các cơ quan chuyên


́H

môn cấp tỉnh của tỉnh Quảng Trị.”, bảo vệ tại đại học Kinh tế Huế, 2013 đã:


+ Khái quát cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tạo các
cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh Quảng Trị.

nh

+ Phân tích thực trạng vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong

Ki

các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thuộc tỉnh Quảng Trị.

+ Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các

ho

̣c

cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thuộc tỉnh Quảng Trị.
Như vậy, đã có nhiều công trình của nhiều tác giả nghiên cứu về CBCC cấp

ại

xã nhưng huyện Cam Lộ chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống,
đầy đủ về mặt lý luận và thực tiễn về vấn đề này. Do vậy, nghiên cứu vấn đề nâng

Đ

cao chất lượng cho đội ngũ CBCC cấp xã tại huyện Cam Lộ là hết sức cần thiết.


̀ng

6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và danh mục tài liệu tham

ươ

khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Tr

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức

cấp xã.

Chương 2: Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức huyện Cam Lộ, tỉnh

Quảng Trị.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
cấp xã của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

7


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.1. Chính quyền cấp xã và một số nội dung liên quan
1.1.1. Khái niệm chung về chính quyền cấp xã



́

Thuật ngữ “chính quyền” trong tiếng Việt được hiểu là “bộ máy điều hành,
quản lý công việc của Nhà nước ở các cấp [20]”. Và Nhà nước là thiết chế gắn liền


́H

với lãnh thổ quốc gia nên việc quản lý thường dựa trên sự phân chia lãnh thổ thành
các đơn vị hành chính - lãnh thổ, và thiết lập quyền lực, bộ máy quản lý của Nhà
nước trên các đơn vị hành chính - lãnh thổ đó.

nh

Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: Các đơn vị hành

Ki

chính nước ta được phân định theo gồm: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc

̣c

trung ương ; Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã); Đơn vị hành chính - kinh

ho

tế đặc biệt. Theo đó, Việt Nam có 3 cấp hành chính và cấp xã là cấp thấp nhất.

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các

ại

đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính

Đ

quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND được tổ chức

̀ng

phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt do luật định” [16].

ươ

Với các quy định trên, có thể khái quát chính quyền cấp xã, phường, thị trấn

(gọi chung là chính quyền cấp xã) như sau: Chính quyền cấp xã là bộ máy điều hành,

Tr

quản lý công việc của Nhà nước ở cấp xã, bao gồm HĐND và UBND xã. Như vậy,
chính quyền cấp xã trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở cơ sở, là cầu nối trực giữa
Nhà nước và nhân dân, xử lý những khó khăn, vướng mắc hàng ngày của nhân dân.
1.1.2. Vai trò của chính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xã có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển


8


kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là hiện nay nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. “Vai trò của chính quyền xã thể hiện tính chất đặc
thù của hệ thống chính quyền ở cơ sở xã; đồng thời, phải phản ánh tính chất tự
quản khá cao của nó” [21]. Cụ thể chính quyền cấp xã có các vai trò:
Cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân: Chính quyền cấp xã trực tiếp
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của


́

Nhà nước cho nhân dân. Qua đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân
trên những vấn đề đang gặp phải của người dân.


́H

để hiểu dân, gần dân, giải quyết các vướng mắc của người dân và phản ánh lên cấp
Thực thi quyền lực Nhà nước tại địa phương: Chính quyền cấp xã là cấp quản
lý các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn cơ

nh

sở. Chính quyền xã nhân danh đại diện cho Nhà nước, nhân danh Nhà nước thực
hiện các chức năng quản lý của mình. Hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước

Ki


thể hiện qua hiệu quả hoạt động của chính quyền xã.

̣c

Trực tiếp triển khai, tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách

ho

và pháp luật của Đảng và Nhà nước ở xã: Chính quyền xã hoạt động tốt thì đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào được cuộc

ại

sống người dân, phát huy được hiệu lực, hiệu quả và sức mạnh của mình để phát

Đ

triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, anh ninh quốc phòng được giữ
vững…. Ngược lại chính quyền xã hoạt động kém thì người dân có thể hiểu sai

̀ng

lệch đường lối, chính sách, pháp luật, khó áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, và

ươ

không phát huy được sức mạnh của chính quyền cấp trên.
Giám sát việc tự quản của các thôn/làng trên địa bàn xã về phát triển nông

Tr


thôn: Chính quyền cấp xã điều tiết, hướng dẫn các hoạt động tự quản của người
dân. Từ đó tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế - xã hội. Đây là nét đặc
thù của chính quyền cấp xã, so với các cấp chính quyền khác.
Gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa, phong tục
tập quán của dân tộc: Chính quyền cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc giữ
gìn bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng đời
sống văn hoá mới, đặc biệt là ở vùng nông thôn.

9


Với vai trò, vị trí quan trọng của chính quyền cấp xã, Đảng và Nhà nước ta
luôn tạo ra hành lang pháp lý để chính quyền cấp xã thực hiện tốt vai trò và vị trí
của mình. Song song với việc hoàn thiện thể chế chính sách, đầu tư phát triển thì
Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến củng cố, đào tạo nâng cao năng lực của đội
ngũ CBCC cấp xã để hoàn thiện bộ máy Nhà nước chính quyền cơ sở.
1.1.3. Đặc điểm chính quyền cấp xã


́

Chính quyền cấp xã có những đặc điểm chính sau:
Một là, Chính quyền cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền các


́H

cấp của Nhà nước ta, là cấp quản lý hành chính Nhà nước trực tiếp trên các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa bàn cơ sở.

Hai là, chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp tổ chức và thực hiện đường lối

nh

chính trị, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong cuộc sống, là cầu nối
giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là cấp gần gũi dân nhất, là nơi trực tiếp đáp

Ki

ứng và giải quyết các yêu cầu chính đáng của nhân dân.

̣c

Ba là, khác với chính quyền cấp huyện, tỉnh, chính quyền cấp xã chỉ gồm

ho

HĐND và UBND mà không có cơ quan tòa án nhân dân, Viện kiểm soát nhân dân.
HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước và đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền

ại

làm chủ của nhân dân ở cơ sở, UBND là cơ quan chấp hành chủ trương, đường lối

Đ

của Đảng, Nghị quyết của HĐND và là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước trên
trên địa bàn cơ sở.

̀ng


Bốn là, HĐND và UBND hoạt động khó tách biệt nhau. Chính quyền cấp xã

ươ

quản lý toàn diện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. HĐND
cấp xã ban hành Nghị quyết, còn UBND cấp xã ban hành các Quyết định, chỉ thị để

Tr

tổ chức thực hiện các Nghị quyết của HĐND. Tổ chức bộ máy của HĐND không
hoạt động độc lập mà lồng ghép vào bộ máy của UBND.
1.2. Khái niệm, phân loại và vai trò của CBCC cấp xã
1.2.1. Khái niệm CBCC
Thuật ngữ CBCC được gọi chung cho những người làm việc cho Nhà nước.
Tuy nhiên, luật CBCC số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội, quy định
tách biệt khái niệm CBCC:

10


“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách Nhà nước [15].”


́


Đối với công chức, luật này cũng quy định: “Công chức là công dân Việt
Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan


́H

của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương,
cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không
phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan,

nh

đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên

Ki

nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi

ho

̣c

chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
Nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự

ại

nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công

lập theo quy định của pháp luật [15]”.

Đ

Từ quy định của luật, có thể hiểu công chức ở Nước ta không chỉ là những

̀ng

người làm việc trong các cơ quan Hành chính Nhà nước mà còn bao gồm cả những
người làm việc ở các cơ quan của Đảng, Mặt trận tổ quốc (MTTQ); các tổ chức

ươ

Chính trị xã hội như: Hội Liên hiệp phụ nữ (HPN), Hội nông dân (HDN), Hội Cựu

Tr

chiến binh (HCCB), Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt
Nam, các cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Tòa án
nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân từ cấp Trung ương đến cấp huyện.
- Cán bộ cấp xã
CBCC cấp xã cũng được quy định rõ tại Khoản 3, Điều 4 Luật Cán bộ, công
chức năm 2008 là: “Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công
dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng

11


nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức
chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một

chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách Nhà nước” [15].
Như vậy, CBCC cấp xã đều là những người làm việc cho Nhà nước, Đảng,
đoàn thể, là khối thống nhất trong hệ thống chính trị, trong biên chế, hưởng lương từ


́

ngân sách Nhà nước và thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước ở cấp cơ sở.
1.2.2. Vị trí, vai trò của CBCC cấp xã


́H

Một là, CBCC cấp xã tổ chức thực hiện các đường lối chủ trương của Đảng,
Chính sách, pháp luật của Nhà nước ở địa phương. Mọi chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước ban hành nếu không được đội ngũ CBCC cấp xã phổ biến, tổ chức

nh

thực hiện tốt ở địa phương thì khó có thể phát huy hiệu quả vào thực tiễn đời sống.

Ki

Hai là, CBCC cấp xã trực tiếp quản lý, điều hành, đảm bảo mọi hoạt động
phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng...ở địa phương

ho

̣c


diễn ra trong khuôn khổ pháp luật. CBCC cấp xã là chủ thể quản lý của bộ máy
chính quyền cấp xã, vì vậy đây là vai trò trực tiếp, cần thiết và thường xuyên nhất.

ại

Ba là, CBCC cấp xã gần dân nhất, họ đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền lợi của nhân dân địa phương; đấu tranh và bảo vệ các quyền lợi chính

Đ

đáng của người dân đồng thời chăm lo cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và

̀ng

tinh thần của người dân. Họ gắn bó trực tiếp và mật thiết với nhân dân. Các
quyền lợi và nghĩa vụ của người dân cơ bản đội ngũ CBCC cấp xã hiểu rõ và

ươ

chia sẻ được tâm tư nguyện vọng của họ. Thực tiễn cho thấy CBCC cấp xã có

Tr

ảnh hưởng quyết định đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đội ngũ
CBCC có thể hoạt động phong trào sôi nổi, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển,
ổn định an ninh, quốc phòng…
1.2.3. Phân loại CBCC cấp xã
Nghị định số 92/2009/NĐCP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định “Về
chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị

trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” thì đội ngũ CBCC

12


cấp xã bao gồm: Cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ ở cấp xã
(gọi chung là cán bộ cấp xã), Công chức cấp xã.
Cán bộ chuyên trách cấp xã là những cán bộ phải dành phần lớn thời gian lao
động, làm việc công để thực hiện chức trách được giao, bao gồm: Bí thư (BT), Phó
Bí thư (PBT) Đảng ủy (ĐU), BT, Chủ tịch (CT), Phó Chủ tịch (PCT) HĐND; CT,
PCT UBND; CT Ủy ban Mặt trận tổ quốc (UBMTTQ); BT Đoàn thanh niên


́

(ĐTN) Cộng sản Hồ Chí Minh; CT HPN; CT HND ; CT HCCB.

Công chức cấp xã làm công tác chuyên môn, giúp UBNB cấp xã quản lý trên


́H

các lĩnh vực, bao gồm: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng quân sự (CHT); Văn
phòng - Thống kê (TK); Địa chính - Xây dựng - Đô thị và môi trường (ĐC-XDMT) (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi

nh

trường (đối với xã); Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội.

Ki


Ngoài các chức danh theo quy định trên, công chức cấp xã còn bao gồm cả CBCC

ho

- Số lượng công chức cấp xã

̣c

được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.

Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định về số

ại

lượng CBCC cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã: Xã loại 1
không quá 25 người, Xã loại 2 không quá 23 người, Xã loại 3 không quá 21 người

Đ

(bao gồm cả CBCC được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã).

̀ng

Việc xếp loại đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo quy định tại Nghị định
số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về việc phân loại đơn vị hành

ươ

chính xã, phường, thị trấn.


Tr

1.3. Tiêu chuẩn của CBCC cấp xã
Tiêu chuẩn cán bộ xã được quy định tại nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/

10/2003 về CBCC xã, phường, thị trấn và Quyết định 04/2004/QĐ/BNV ngày
16/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với
CBCC xã, phường thị trấn.
Tiêu chuẩn của công chức cấp xã được quy định tại nghị định số
112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã phường, thị

13


trấn và Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về
chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị
trấn quy định như sau:
- Tiêu chuẩn chung của cán bộ cấp xã
- “Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; có năng lực và tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả


́

đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước [2]”;

- “Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân.



́H

Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức
kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân,
được nhân dân tín nhiệm” [2];

nh

- “Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị (LLCT), quan điểm, đường lối

Ki

của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hoá, chuyên
môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm

ho

̣c

vụ được giao” [2].

- Tiêu chuẩn chung của công chức cấp xã

ại

- “ Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước” [3];

Đ


- “Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu

̀ng

quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước” [3];
- “Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm

ươ

vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao” [3].

Tr

- “Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa

bàn công tác.” [3].

14


×