Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 122 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN NGỌC KHÁNH

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH
BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, Ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Khánh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ long biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế NN & CS, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ban Đền Bù
GPMB huyện Bình Xuyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, Ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Khánh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ .........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về thực thi chính sách bồi thường
giải phóng mặt bằng ...................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4

2.1.1.

Thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ...................................... 4

2.1.2.


Vai trò của thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ....................... 7

2.1.3.

Đặc điểm thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ........................ 9

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 10

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực thi các chính sách bồi thường
giải phóng mặt bằng....................................................................................... 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 25

2.2.1.

Thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở Việt Nam .................. 25

2.2.2.

Thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số nước trên
thế giới .......................................................................................................... 26

iii



Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 31
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 31

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 31

3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................ 35

3.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................... 39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 40

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................... 40

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 40


3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý thông tin ...................................................... 42

3.2.4.

Xử lý số liệu .................................................................................................. 43

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 43

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 44
4.1.

Thực trạng tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng
trên địa bàn huyện Bình Xuyên ...................................................................... 44

4.1.1.

Xác định nhu cầu, lập kế hoạch và chuẩn bị triển khai ................................... 44

4.1.2.

Thực hiện các hoạt động đền bù GPMB ..................................................... 5353

4.1.3.

Kết quả thực thi chính sách bồi thường GPMB .......................................... 6666


4.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách bồi thường gpmb trên
địa bàn huyện bình xuyên .......................................................................... 7171

4.2.1.

Công tác quản lý hồ sơ về đất đai tại các địa phương ................................. 7171

4.2.2.

Năng lực, trình độ của cán bộ, công chức và khả năng thực hiện, giải
quyết các chế độ chính sách bồi thường GPMB ......................................... 7474

4.2.3.

Khả năng hoàn thành khu tái định cư, bố trí di rời mồ mả .......................... 7575

4.2.4.

Trình độ, sự đồng thuận của người bị thu hồi đất ....................................... 7878

4.2.5.

Yếu tố định giá đất và giá đất thực tế ......................................................... 7979

4.3.

Một số giải pháp nâng cao kết quả công tác thực thi chính sách đền bù

giải phóng mặt bằng trong thời gian tới ...................................................... 8383

4.3.1.

Giải pháp về tổ chức thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng .. 8383

4.3.2.

Giải pháp về tổ chức bộ máy thực thi chính sách bồi thường giải phóng
mặt bằng .................................................................................................... 8787

4.3.3.

Giải pháp về chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ........................... 8888

4.3.4.

Giải pháp về giá bồi thường ...................................................................... 8989

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ............................................................................... 9090
5.1.

Kết luận ..................................................................................................... 9090

5.2.

Kiến nghị ................................................................................................... 9191


5.2.1.

Kiến nghị đối với chính quyền huyện Bình Xuyên ..................................... 9191

5.2.3.

Kiến nghị đối với cơ quan trung ương ........................................................ 9292

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 9393
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 9595

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BĐS
BTNMT

Nghĩa tiếng Việt
Bất động sản
Bộ Tài nguyên môi trường

CN
DT
GPMB
HĐND

Công nghiệp

Diện tích
Giải phóng mặt bằng
Hội đồng nhân dân

KT - XH
KCN


Kinh tế xã hội
Khu công nghiệp
Nghị định

NN
QSD
QSDĐ

Nông nghiệp
Quyền sử dụng
Quyền sử dụng đất

QSH

Quyền sở hữu

TB
TT
TĐC
THPT

Thông báo

Thị trấn
Tái định cư
Trung học phổ thông

THCS
TN&MT
UBND

Trung học cơ sở
Tài nguyên và môi trường
Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình phát triển trên địa bàn huyện ............................................... 35
Bảng 3.2. Các dự án chọn nghiên cứu................................................................. 40
Bảng 3.3. Thống kê số lượng mẫu điều tra .......................................................... 42
Bảng 4.1. Nhu cầu về bồi thường GPMB huyện Bình Xuyên ............................... 44
Bảng 4.2. Kế hoạch triển khai các dự án trên địa bàn huyện ................................ 46
Bảng 4.3. Kế hoạch thực hiện dự án Khu đô thị Việt Đức legend city và KCN
Thăng Long Vĩnh Phúc ...................................................................... 49
Bảng 4.4. Tổng hợp các văn bản hướng dẫn thực thi chính sách bồi thường
giải phóng mặt bằng ........................................................................... 51
Bảng 4.5. Tập huấn, đào tạo chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ......... 5353
Bảng 4.6. Tổng hợp điều tra người dân về công tác tuyên truyền chính sách .... 5454
Bảng 4.7. Hệ thống thông tin phản hồi trong thực thi chính sách bồi thường
GPMB ........................................................................................... 5959
Bảng 4.8. Giá bồi thường các loại đất nông nghiệp và hoa màu ....................... 6262

Bảng 4.9. Tổng hợp những điều chỉnh chính sách HT khi thu hồi đất nông nghiệp 6464
Bảng 4.10. Tổng hợp những điểu chỉnh chính sách tái định cư .......................... 6565
Bảng 4.11. Kết quả bồi thường GPMB của huyện Bình Xuyên giai đoạn 2013-2015 6767
Bảng 4.12. Kế hoạch và kết quả thực hiện bồi thường GPMB dự án Xây dựng
khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc ........................................ 6868
Bảng 4.13. Kế hoạch và kết quả thực hiện bồi thường GPMB dự án Khu đô thị
Việt Đức Legend city ..................................................................... 6868
Bảng 4.14. Kết quả tiếp nhận và giải quyết đơn thư, khiếu nại .......................... 7070
Bảng 4.15. Đánh giá về công tác quản lý hồ sơ về đất đai của các xã, TT .......... 7272
Bảng 4.16. Đánh giá của hộ dân về công tác quản lý hồ sơ về đất đai ................ 7373
Bảng 4.17. Đánh giá của người dân đồi với cán bộ thực thi chính sách .............. 7474
Bảng 4.18. Kết quả thực thực hiện Đền bù GPMB dự án phục vụ TĐC .............. 7575
Bảng 4.19. Kết quả bồi thường di chuyển mồ mả.............................................. 7676
Bảng 4.20. Đánh giá của hộ dân về xây dựng bố trí TĐC, di chuyển mồ mả ...... 7777
Bảng 4.21. Sự đồng thuận của người có đất bị thu hồi ...................................... 7878
Bảng 4.22. Bảng so sánh giá đất ...................................................................... 8080
Bảng 4.23. Hệ số điều chỉnh và giá đất bồi thường trên địa bàn huyện ............... 8282

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Mục tiêu của chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ................................6
Sơ đồ 2.2. Mục tiêu của thực thi chính sách bồi thường GPMB ....................................7
Sơ đồ 2.3. Các giai đoạn của quá trình tổ chức thực thi chính sách ..............................10
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng bồi thường GPMB ........................................45
Sơ đồ 4.2. Cơ cấu tổ chuyên viên giúp việc cho Hội đồng bồi thường ..........................46

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Khánh
Tên luận văn: “Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường giải
phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc là một huyện có cả ba địa hình đồng bằng,
trung du và miền núi, có vị trí nằm gần trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành
phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo quốc lộ 2, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50km theo hướng
Tây – Tây Bắc. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế. Trước thuận lợi đó
cũng đặt ra yêu cầu cần phải có nhiều mặt bằng cho đầu tư xây dựng và phát triển. Vậy
công tác thực thi chính sách bồi thường GPMB ở đây phải rất được chú trọng. Tuy
nhiên trên thực tế việc thực thi chính sách giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Bình
Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện như thế nào. Để thấy được điều này tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng
mặt bằng trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”. Đề tài nghiên cứu nhằm
mục tiêu hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách bồi thường giải
phóng mặt bằng và chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng. Nghiên cứu tình hình
thực thi và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách bồi thường
giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Bình Xuyên từ đó đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa
bàn huyện Bình Xuyên trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp điều tra phỏng vấn người có đất bị thu hồi,
cán bộ thực thi chính sách, thu thập số liệu từ sách, báo, internet, các báo cáo thu thập từ các

phòng ban chuyên môn sau đó tổng hợp so sánh để phân tích về tình hình thực thi chính
sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện. Trong đề tài chọn 2 dự án để
nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy về cơ bản tình hình thực thi chính sách bồi thường
giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Bình Xuyên cũng đã đạt được một số kết quả,
đúng pháp luật và được đại đa số người bị thu hồi đất đồng tình ủng hộ. Tuy n hiên bên

ix


canh đó thì vẫn còn những mặt yếu kém mà chính quyền huyện phải quan tâm xem xét
và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế địa phương. Giá bồi thường còn thấp hơn so với
giá thị trường. Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện chưa rõ ràng và cụ thể; công
tác tập huấn nâng cao chất lượng cán bộ thực thi còn hạn chế. Công tác quản lý hồ sơ
địa chính về đất đai tại các địa phương còn nhiều bất cập. Phương án bồi thường chủ
yếu bằng tiền, chưa có định hướng giúp người dân sử dụng các khoản tiền bồi thường,
hỗ trợ.
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt
bằng trên địa bàn huyện Bình Xuyên đề tài đề xuất một số giải pháp về công tác thực
hiện, giải pháp về công tác tổ chức bộ máy thực thi chính sách, giải pháp về chính sách
bồi thường và giải pháp về giá như: xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết cụ thể; Ban
hành văn bản hướng dẫn kịp thời đúng luật, điều chỉnh chính sách sát với thực tế; nâng
cao chất lượng công tác tập huấn đào tạo cán bộ; đẩy mạnh công tác truyền thông, tư
vấn cho người bị thu hồi đất; nâng cao công tác phối hợp của các cơ quan; Thực hiện tốt
việc xây dựng các khu tái định cư; Quy định đơn giá bồi thường sát với thực tế.
Nghiên cứu đã đã hoàn thành được các mục tiêu là hệ thông hoá cơ sở lý luận về
thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng; nghiên cứu được thực trạng thực
thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Bình Xuyên và đề
xuất được một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác thực thi chính sách bồi

thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Bình Xuyên trong thời gian tới.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Ngoc Khanh
Thesis title: “Study on compensation policy enforcement clearance Binh
Xuyen district, Vinh Phuc province”.
Major: Economic Management

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Binh Xuyen district, Vinh Phuc province is a district with all three terrain delta,
midland and mountainous region, is located near the center of the provincial capital of
Vinh Phuc province, Vinh Yen City and 7 km along Highway 2 , from Hanoi about
50km to the west - northwest. This is very favorable conditions for economic
development. Prior has created favorable requirements need to have more space for the
construction and development. So enforcement of site clearance compensation policy
here is to be focused. But in fact the policy enforcement clearance Binh Xuyen district,
Vinh Phuc province performed like. To see that I conducted research entitled "Study on
the compensation policy enforcement clearance Binh Xuyen district, Vinh Phuc
province." Research project aims to systematize the theoretical basis and practical
implementation of policies on compensation for site clearance and compensation
policies on ground clearance. Implementation Study and analyze the factors that affect
the implementation of compensation policies clearance Binh Xuyen district then
propose some solutions to improve the effectiveness of policy implementation
compensation clearance Binh Xuyen district in the near future.

Materials and Methods
Researchers have used the survey method interviewed people whose land is
recovered, policy enforcement personnel, collecting data from books, newspapers, the
internet, reports collected from the specialized departments then synthetic comparative
analysis of the situation in order to implement compensation policies clearance in the
district. In selecting topics for study 2 Project Implementation Status Policy clearance
compensation.
Main findingsand conclusions
Research results show that basically the situation compensation policy
enforcement clearance Binh Xuyen district has also achieved some results, in

xi


accordance with law and the majority of land acquisition contract supporter. But beside
that, the n porch still has weaknesses that concerned district authorities have reviewed
and adjusted to suit local realities. Compensation rates even lower than the market price.
Business plan implementation is not clear, and concrete; the training improve the
quality of enforcement officers is limited. The management of cadastral records of land
in localities still inadequate. Compensation plans mainly in cash, no guide to help
people use the compensation, support.
Based on research policy enforcement situation compensate clearance Binh
Xuyen district proposed several topics about working solution implementation, solution
of organization policy enforcement apparatus solution on compensation policies and
pricing solutions such as building plans specifics; Guidelines promulgated by the rules
in time, policy adjustments close to reality; improve the quality of the training staff
training; promote communication and counseling for people whose land is recovered;
improve the coordination of the agencies; Make good the construction of resettlement
areas; Provisions of the compensation rate close to reality.
Research already has accomplished the goal of systematizing the rationale for

policy enforcement clearance compensation; research policy enforcement situation
compensate clearance Binh Xuyen district and propose some solutions to improve the
effectiveness of policy implementation clearance compensation in the district Binh
Xuyen in the near future.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) là một trong những
công cụ được Nhà nước sử dụng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhu
cầu thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và
đầu tư xây dựng các công trình công cộng, phát triển đô thị, các dự án sản xuất,
kinh doanh là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Thực tế hiện nay cho thấy công tác thực thi chính sách bồi thường GPMB khi
nhà nước thu hồi đất là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp, tác động đến nhiều
mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước nói
chung và từng địa phương nói riêng yêu cầu nâng cao chất lượng, kết quả chính
sách bồi thường GPMB luôn được đặt ra. Để làm được điều đó cần có sự hoàn
thiện quy trình chính sách trong đó có tổ chức thực thi chính sách bước đặc biệt
quan trọng của quy trình chính sách. Thực thi chính sách bồi thường GPMB là
một khâu quan trọng quyết định sự thành bại của chính sách này.
Việc thực thi chính sách bồi thường GPMB không chỉ góp phần thực hiện
các mục tiêu của chính sách mà còn khẳng định tính đúng đắn của chính sách, vai
trò của chủ thể trong việc thực thi chính sách, góp phần nâng cao niềm tin của đối
tượng quản lý đối với chủ thể chính sách cũng như niềm tin của nhân dân đối với
các cấp ủy Đảng và chính quyền. Tuy nhiên để thực hiện việc thu hồi đất của
người dân trên thực tế cũng gặp phải rất vướng mắc nhiều mặt như: điều kiện được
bồi thường, giá trị bồi thường về đất, nhà ở và các tài sản trên đất, tái định cư….ở

nhiều nơi công tác này đã gặp phải sự phản ứng của người dân, thậm chí có nơi trở
thành vấn đề xã hội bức xúc.
Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc thực thi chính sách bồi
thường GPMB những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương đã
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong
việc phối hợp triển khai thực thi chính sách về bồi thường GPMB và đạt được
những kết quả tích cực góp phần làm cho nền kinh tế có bước phát triển và tăng
trưởng khá, đất nước ta từng bước vượt ra khỏi tình trạng các nước kém phát
triển. Vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao, góp phần xây
dựng một thế giới, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.

1


Trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá để đưa đất đai thực sự trở
thành nguồn vốn, nguồn thu hút cho các nhà đầu tư phát triển thì việc thu hồi đất
chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị,
xây dựng cơ cấu đất đai hợp lý thì việc thực thi chính sách bồi thường giải phóng
mặt bằng để thu hồi đất cho đầu tư phát triển là thực sự cần thiết.
Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc là một huyện có cả ba địa hình
đồng bằng, trung du và miền núi, có vị trí nằm gần trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh
Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo quốc lộ 2, cách Thủ đô
Hà Nội khoảng 50km theo hướng Tây – Tây Bắc. Đây là điều kiện rất thuận
lợi để phát triển kinh tế. Trước thuận lợi đó cũng đặt ra yêu cầu cần phải có
nhiều mặt bằng cho đầu tư xây dựng và phát triển. Vậy công tác thực thi chính
sách bồi thường GPMB để thu hồi đất ở đây phải rất được chú trọng. Tuy
nhiên, trên thực tế việc thực thi chính sách giải phóng mặt bằng trên địa bàn
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện như thế nào, còn hạn chế yếu
kém ở đâu, cần có những giải pháp gì để nâng cao kết quả công tác thực thi
chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện trong thời gian

tới. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa
bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở huyện Bình Xuyên thời gian
qua, đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả thực thi chính sách bồi thường giải
phóng mặt bằng trong thời gian.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách bồi thường
giải phóng mặt bằng và chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng.
- Nghiên cứu tình hình thực thi và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến
việc thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Bình
Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao kết quả công tác thực thi chính sách
bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Bình Xuyên trong thời gian tới.

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng
- Tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa
bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng và
tình hình thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện

Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu, tìm thông tin, số liệu
được thu thập trong 3 năm từ 2013-2015.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI
CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng
2.1.1.1. Khái niệm thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng
Chính sách công là một tuyên bố mang tính quyền lực, về những dự định
của chính phủ, dựa trên những giả thuyết về nguyên nhân và ảnh hưởng và được
thiết kế, cấu trúc dựa trên những mục tiêu (Althaus, Bridgman & Davis 2007).
Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đối với người dân bị thu hồi
đất là một dạng chính sách công có nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực như
đất đai, tài chính, an ninh, chính trị.
Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là tổng thể các quan điểm, các
giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng bị thu
hồi đất nhằm có đất để xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế xã hội theo
định hướng mục tiêu đề ra (Phạm Tiến Dũng, 2012).
Chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là những chính sách
được áp dụng trong quá trình thực hiện các công việc liên quan đến bồi hoàn giá
trị về đất, tài sản trên đất bằng tiền hoặc bằng tài sản tương ứng cùng một số
chính sách hỗ trợ xã hội. Tổ chức việc di dời tài sản, hoa màu trên đất để giải
phóng mặt bằng. Bàn giao phần diện tích mặt bằng đó cho chủ thể mới để cải tạo,
xây dựng công trình mới có giá trị, lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội lớn hơn (Phạm
Tiến Dũng, 2012).
Về mặt lý luận, có thể coi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng là

một dạng chính sách đặc biệt của Nhà nước thể hiện cách ứng xử vừa đại diện
cho chủ sở hữu đất đai, vừa phản ánh thái độ của cơ quan được xã hội trao quyền
quản lý đất đai, vừa bao hàm nội dung điều hòa lợi ích theo hướng đảm bảo
quyền lợi chính đáng của các bên liên quan phục vụ mục tiêu hiệu quả kinh tế và
công bằng xã hội, trong đó các cơ quan nhà nước sử dụng nhiều công cụ tổ chức,
tài chính, giá cả để đạt được mục tiêu của mình. Khi bàn về chính sách bồi
thường giải phóng mặt bằng phải chú ý các phương diện sau:

4


Về mặt quan điểm: chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng phải kết
hợp hợp lý các yêu cầu quản lý hành chính với các yêu cầu của cơ chế quản lý thị
trường trong xác định mức bồi thường và các thủ tục liên quan. Ở đây nhấn mạnh
hai yêu cầu là dân chủ và công bằng. Yêu cầu dân chủ là khi xác định mức bồi
thường, phương thức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải tham vấn ý kiến
người mất đất và thể hiện được ý kiến, nguyên vọng của họ một cách hợp lý. Yêu
cầu công bằng là khi phân chia lợi ích, phải đảm bảo các bên được hưởng lợi ích
phù hợp với đóng góp của họ. Phần lợi ích thuộc xã hội phải được sử dụng chung
một cách công khai, minh bạch.
Về mặt chủ thể: Chế độ phân cấp cho các cơ quan nhà nước trong việc thu
hồi, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng phải rõ ràng, trách nhiệm, quyền
hạn, lợi ích tương xứng, có sự phối hợp và kiểm tra giám sát chặt chẽ nhằm hạn
chế tối đa sự lạm dụng quyền hạn để tư lợi cho cá nhân.
Về mặt mục tiêu: Cần kết hợp hài hòa mục tiêu của người sử dụng đất,
của xã hội và người dân, trong đó ưu tiên cao nhất cho việc sử dụng có hiệu quả
quỹ đất phục vụ đời sống nhân dân.
Về mặt công cụ và cơ chế tác động: Cân phối hợp hài hòa với nhau có tính
đến các giới hạn về sử dụng đất, ngân sách nhà nước và năng lực tổ chức thực
hiện của các chủ thể.

Thực thi chính sách là giai đoạn thứ hai trong quá trình chính sách sau giai
đoạn hoạch định chính sách, nhằm biến chính sách thành hành động và kết quả
trên thực tế (Phạm Tiến Dũng, 2012).
Thực thi chính sách bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất của chính
quyền huyện là quá trình triển khai các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của
Trung ương, tỉnh thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ
chức trong bộ máy Nhà nước huyện nhằm có đất để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương (Phạm Tiến Dũng, 2012).
Thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng là quá trình áp dụng
các chính sách, điều luật được quy định khi nhà nước bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối,
các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được
quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới (Nguyễn
Thị Minh Tâm, 2010).

5


2.1.1.2. Mục tiêu của thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng
Mục tiêu của chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng là đảm bảo
quyền lợi chính đáng, hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất
thông qua việc chi trả, bù đắp những tổn thất thiệt hại về đất đai, những chi phí
tháo dỡ, di chuyển nhà ở, vật kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật…và các chi
phí khác để ổn định đời sống, sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị thu
hồi đất, sở hữu tài sản trên đất khi bị thu hồi nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho
phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng.
Mục đích của chính sách bồi thường GPMB
Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng

Mục tiêu của chính sách bồi thường GPMB


Đảm bảo
quyền lợi
chính đáng
của đối tượng
bị thu hồi đất

Giúp đỡ người
bị thu hồi đất
nhằm ổn định
đời sống sau khi
bị thu hồi đất

Hỗ trợ tạo
việc làm,
ổn định nơi
ăn chốn ở

Sơ đồ 2.1. Mục tiêu của chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Nguồn: Phạm Tiến Dũng (2012)

Mục tiêu của thực thi chính sách bồi thường GPMB của chính quyền
huyện là kết quả cần đạt được trong tương lai, nó thể hiện kì vọng của Nhà nước
và chủ thể tham gia quan tâm; và được xây dựng dựa trên các văn bản pháp luật,
khả năng về nguồn lực để thực hiện chính sách, trình độ dân trí và tác động tâm
lý của những người tham gia thực thi chính sách, cụ thể như sau:

6



Mục đích của thực thi chính sách bồi thường GPMB
Có đất để xây dựng các công trình phục vụ phát triẻn KT-XH, phát triển đô thị
Mục tiêu của thực thi chính sách bồi thường GPMB
Về bồi thường

Về hỗ trợ

Về tái định cư

- Diện tích đất được bồi

- Diện tích đất được hỗ

- Diện tích đất được xây

thường (m2).

trợ.

dựng làm khu tái định

- Diện tích đất đã phê

- Tổng tiền hỗ trợ về đất

cư (m2).

duyệt bàn giao được

đai, cây cối hoa màu, vật


- Các tiêu chí về cơ sở

cho chủ đầu tư.

kiến trúc.

hạ tầng của khu tái định

- Tổng tiền bồi thường

- Số hộ gia đình, cá nhân

cư đạt được so với quy

về đất đai, cây cối hoa

được hỗ trợ ổn định đời

định của Nhà nước.

màu, vật kiến trúc.

sống và ổn định sản

- Số hộ gia đình nhận

- Số tổ chức, hộ gia

xuất, hỗ trợ di chuyển


đất, nhà tái định cư.

đình, cá nhân được bồi

chỗ ở.

- Tổng tiền sử dụng đất

thường.

- Số người được đào tạo

thu được từ tiền tái định

- Tỷ lệ % đơn thư khiếu

nghề mới.

cư để nộp vào ngân

nại, tố cáo trong tổng số

sách.

đối tượng bị thu hồi đất

Sơ đồ 2.2. Mục tiêu của thực thi chính sách bồi thường GPMB
Phạm Tiến Dũng (2012)


2.1.2. Vai trò của thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng
2.1.2.1. Thể hiện quyền định đoạt, quyền thu hồi đất của nhà nước
Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng là chính sách của nhà nước nhằm
thực hiện chức năng quản lý về công tác đền bù GPMB nhằm phát triển kinh tế,
chính trị, xã hội. Do vậy thực thi chính sách bồi thường GPMB là chuyển tải ý đồ
của giai cấp cầm quyền, giai cấp lãnh đạo thông qua nhà nước bằng sức mạnh
cưỡng chế trong lĩnh vực bồi thường GPMB. Trong quản lý xã hội nói chung và
trong lĩnh vực bồi thường GPMB nói riêng. Công cụ được nhà nước dùng để biểu
hiện thái độ ứng xử của mình đến các đối tượng quản lý là chính sách bồi thường
GPMB. Tuỳ theo yêu cầu quản lý ở từng thời kỳ, nhà nước chủ động ban hành
các chính sách bồi thường GPMB cụ thể.

7


2.1.2.2. Thực thi chính sách bồi thường GPMB để thực hiện các mục tiêu
chính sách và mục tiêu chung
Mục tiêu của chính sách đền bù GPMB liên quan đến nhiều hoạt động
chính trị, kinh tế, xã hội theo những cấp độ khác nhau nên không thể cùng một
lúc giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan và cũng không thể đốt cháy giai đoạn
của mỗi quá trình. Thực thi chính sách bồi thường GPMB để giải quyết các vấn
đề trong mối quan hệ với mục tiêu cơ bản nhất để thúc đẩy quá trình vận động
của cả hệ thống đến mục tiêu chung (Nguyễn Xuân Tiến, 2015)
2.1.2.3. Thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng giúp cho chính
sách này ngày càng hoàn chỉnh
Chính sách về bồi thường GPMB được hoạch định bởi nhiêu chủ thể trong
điều kiện nhất định. Đặc biệt chính sách đền bù GPMB khi triển khai bị tác động
rất lớn bởi yếu tố môi trường, do đó khi thực hiện nó có thể sai lệch với mục tiêu
đã đặt ra. Đồng thời khi hoạch định chính sách về bồi thường GPMB còn bị tác
động bởi rất nhiều yếu tố như lợi ích của các chủ thể hoạch định, ý chí chủ quan

của chủ thể đứng đầu, cơ chế của hệ thống cơ quan hoạch định, thể chế chính trị
của quốc gia, tác động của các nhóm lợi ích....những yếu tố này không phải chỉ
ảnh hưởngđến quá trình hoạch định chính sách mà còn tác động qua nhiều quá
trình như: phân tích, dự báo, lựa chọn để có được các mục tiêu, biện pháp chính
sách. Đồng thời, các quá trình kinh tế, xã hội lại thường xuyên vận động, phát
triển, trong khi chính sách được hoạch định lại dựa chủ yếu vào thực trạng của môi
trường sống và có khoảng cách khá lớn về thời gian kể từ khi hoạch định đến lúc
tổ chức thực thi. Do bị ảnh hưởng bởi yếu tố, điều kiện trên nên giữa chính sách về
bồi thường GPMB và thực tế xã hội trong giai đoạn tổ chức thực thi chắc chắn có
khoảng cách cần được lấp đầy bằng những điều chỉnh về chính sách hay các biện
pháp tổ chức thực thi chính sách về bồi thường GPMB (Nguyễn Xuân Tiến, 2015).
2.1.2.4. Thực thi chính sách bồi thường GPMB là để khẳng định tính đúng
đắn của chính sách
Khi chính sách về bồi thường GPMB được triển khai thực hiện rộng rãi
trong đời sống xã hội, thì tính đúng đắn của chính sách được khẳng định ở mức
cao hơn, được cả xã hội thừa nhận, nhất là các đối tượng thu hưởng chính sách.
Ngược lại nếu chính sách về bồi thường GPMB không được áp dụng rộng rãi thì
chính sách đó đã thất bại. Điều đó thể hiện tính đúng đắn của chính sách thấp có
thể không phù hợp với thực tiễn và người dân không chấp nhận chính sách này
(Nguyễn Xuân Tiến, 2015).

8


2.1.3. Đặc điểm thực thi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng
Một dự án có thể được xây dựng và được đưa vào sử dụng theo đúng tiến
độ, thì chủ đầu tư phải có mặt bằng để thi công công trình. Để có được mặt bằng
thì nhà nước phải thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho chủ đầu tư thuê
và sử dụng. Ngày nay, công việc này rất khó khăn do đất đai ngày càng có giá trị
và khan hiếm. Bên cạnh đó công tác thực thi chính sách bồi thường - GPMB liên

quan đến lợi ích của nhiều cá nhân, tập thể và của toàn xã hội. Do vậy để hài hoà
lợi ích giữa các bên là hết sức khó khăn. Chính vì thế cần phải có những phương
pháp hợp lý mới có thể thực hiện tốt công tác này. Và để làm được điều đó ta cần
nhìn nhận công tác thực thi chính sách bồi thường - GPMB mang đặc điểm đa
dạng và phức tạp (Bùi Quang Huy, 2009).
- Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau
với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và trình độ dân trí nhất định. Đối với khu
vực đô thị, mật độ dân cư cao ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất
lớn dẫn đến quá trình thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng
có những đặc trưng nhất định. Đối với khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư
khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán …quá trình thực thi chính sách đền
bù - GPMB cũng có đặc trưng riêng của nó. Còn đối với khu vực nông thôn, hoạt
động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp, đời sống phụ thuộc
chính vào nông nghiệp. Do đó, việc thực thi chính sách bồi thường - GPMB và
giá đất tính bồi thường, hỗ trợ cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng
biệt (Trần Thị Hợi, 2008).
- Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng
trong đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân. Ở khu vực nông thôn, dân
cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đất đai lại là tư liệu sản
xuất quan trọng. Trình độ sản xuất của người nông dân thấp, khả năng chuyển đổi
nghề nghiệp kém do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ đất để sản xuất. Trước tình
hình đó dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển là rất
khó khăn và việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời
sống dân cư sau này. Mặt khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng,
không được tập trung một loại nhất định nên gây khó khăn cho công tác định giá khi
thực thi chính sách bồi thường (Trần Thị Hợi, 2008).
Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau:
+ Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt
của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở.


9


+ Do yếu tố lịch sử để lại nên nguồn gốc sử dụng phức tạp. Do cơ chế
chính sách chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế sử dụng đất nên chưa giải
quyết được các vướng mắc tồn tại cũ.
+ Việc quản lý đất đai chưa được chặt chẽ dẫn đến các hiện tượng lấn
chiếm, xây dựng nhà trái phép nhưng lại không được chính quyền địa phương xử
lý dẫn đến việc phân tích hồ sơ đất đai và áp giá phương án bồi thường gặp rất
nhều khó khăn.
+ Thiếu quỹ đất dành cho xây dựng khu tái định cư cũng như chất
lượng khu tái định cư thấp chưa đảm bảo được yêu cầu.
+ Việc áp dụng giá đất ở để tính bồi thường thực tế và quy định của nhà
nước có những khoảng cách khá xa cho nên việc triển khai thực hiện cũng không
đạt được sự đồng thuận của người dân.
2.1.4. Nội dung nghiên cứu
Quá trình tổ chức thực thi chính sách bồi thường GPMB của chính quyền huyện
là một quá trình liên tục bao gồm các bước chính được mô phỏng qua sơ đồ 2.3:
a. Nhu cầu thực thi chính sách bồi thường GPMB
Xác định nhu cầu, lập
b. Lập các kế hoạch triển khai
kế hoạch và chuẩn bị
c. Ra các văn bản hướng dẫn
triền khai
d. Tổ chức tập huấn

Thực hiện các hoạt
động Đền Bù GPMB


a. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân có
đất bị thu hồi
b. Phối hợp các cơ quan ban ngành
c. Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi và thu thập thông
tin thực hiện chính sách
d. Tiến hành giám sát, đánh giá sự thực hiện
e. Điều chỉnh chính sách
f. Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới

a. Kết quả bồi thường GPMB
Kết quả thực thi
b. Đàm phán và giải quyết xung đột
chính sách bồi thường
c. Sử dụng nguồn ngân sách
GPMB
Sơ đồ 2.3. Các giai đoạn của quá trình tổ chức thực thi chính sách
Nguồn: Ban Đền Bù GPMB huyện Bình Xuyên (2015)

10


2.1.4.1. Xác định nhu cầu, lập kế hoạch và chuẩn bị triển khai
a. Nhu cầu thực thi chính sách bồi thường GPMB
Sau khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, chủ đầu tư hoặc
tổ chức được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng có trách nhiệm gửi văn bản đến
UBND huyện có đất thuộc phạm vi dự án đề nghị thành lập Hội đồng bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư đồng thời gửi Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng huyện để
theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện. Văn bản gửi kèm theo gồm:
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan thẩm quyền hoặc quy
hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, kèm theo phạm vi, ranh giới khu đất được

chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Kế hoạch chi tiết tiến độ giải phóng mặt bằng.
- Dự toán chi phí để tổ chức công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
theo quy định hiện hành của UBND tỉnh.
- Kế hoạch đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tuyển dụng lao động cho
các hộ trong phạm vi thu hồi đất (nếu có).
- Văn bản cử đại diện tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
và tham gia Tổ công tác giải phóng mặt bằng.
Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ,
trình UBND huyện, ký quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư và thành lập Tổ công tác.
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Tổ công tác tự chấm dứt
hoạt động sau khi hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao đất
cho chủ đầu tư.
- Thành phần Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện gồm có:
+ Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND huyện là chủ tịch Hội đồng.
+ Trưởng Ban Đền bù - GPMB - Phó chủ tịch hội đồng
+ Trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường - ủy viên.
+ Trưởng Phòng Tài chính Kế hoạch - ủy viên.
+ Trưởng Ban quản lý dự án - ủy viên.
+ Trưởng Phòng nông nghiệp - ủy viên.
+ Chủ tịch UBND xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án - ủy viên.
+ Chủ đầu tư - ủy viên.
+ Đại diện cho lợi ích hợp pháp của những người có đất thuộc phạm vi dự
án (từ 1 đến 2 người) do UBND và Mặt trận tổ quốc xã, phường nơi có đất thuộc

11


phạm vi dự án giới thiệu được tham gia khi thẩm định phương án bồi thường, hỗ

trợ và tái định cư. Đại diện những người có đất thuộc phạm vi dự án có trách
nhiệm phản ánh nguyện vọng của những người có đất thuộc phạm vi dự án và
vận động những chủ sử dụng đất nằm trong phạm vi dự án thực hiện di chuyển,
bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện làm việc theo nguyên tắc
tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện
theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
- Thành phần của Tổ công tác gồm:
+ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã làm tổ trưởng.
+ Đại diện của Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện - tổ phó.
+ Cán bộ địa chính cấp xã - tổ viên.
+ Tổ trưởng tổ dân phố hoặc trưởng thôn nơi có đất thuộc phạm vi
dự án - tổ viên.
+ Đại diện Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án - tổ viên.
+ Đại diện chủ đầu tư - tổ viên.
Trên cơ sở yêu cầu thực tế tổ chức công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư của dự án, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện có thể trình UBND
cấp huyện quyết định bổ sung một số thành viên khác tham gia Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư và Tổ công tác.
b. Lập các kế hoạch triển khai chính sách bồi thường GPMB
Sau khi có quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện, chủ trì phối hợp với chủ đầu tư
và UBND cấp xã nơi có dự án đầu tư lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt
bằng, thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình UBND
huyện phê duyệt.
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình
của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND huyện có trách nhiệm ký quyết
định phê duyệt.
Căn cứ quyết định phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng
của UBND huyện và dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái

định cư của chủ đầu tư, phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm thẩm tra, trình
UBND huyện, thị xã phê duyệt dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư.

12


×