Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thường tín, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 127 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN LỆ HẰNG

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chun ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Ngơ Thị Thuận

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Lệ Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Thị Thuận là giảng viên đã trực
tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tơi trong suốt khoảng thời gian nghiên cứu đề tài. Với
vốn hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực, cô giáo đã tận tình giúp đỡ tơi trong việc tìm tịi,
nghiên cứu tài liệu để thực hiện Luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời, tơi xin được tỏ lịng cảm ơn chân thành tới các cô chú, anh chị hiện
đang công tác tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội. Tơi xin được cảm ơn ban lãnh đạo, các phòng, ban,
ngành của NHNo&PTNT Thường Tín đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong
q trình thu thập số liệu, tìm kiếm thơng tin và nghiên cứu thực tế để tơi hồn thành đề
tài tốt nghiệp của mình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu, đồng cảm ơn tất cả các thầy cơ giáo bộ mơn
Phân tích định lượng và ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn- Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học tập một cách thuận lợi và giúp
đỡ tơi hồn thành bài Luận văn này một cách hồn thiện nhất.
Tuy đã cố gắng hết sức nhưng do trình độ và chuyên môn chưa sâu, cùng với vốn hiểu
biết cịn nhiều hạn chế, nên đề tài của tơi khơng thể tránh khỏi những thiếu sót và nhược

điểm. Bởi vậy, tôi mong sẽ nhận được những đánh giá xác đáng và những đóng góp chân
thành của các thầy, cơ giáo trong khoa để đề tài của tôi ngày càng thêm hoàn thiện.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Lệ Hằng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................. vi
Danh mục các bảng.................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị, sơ đồ ............................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ...................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................ xi
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .............................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu......................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nơng nghiệp và
phát triển nông thôn ....................................................................................... 4


2.1.1.

Khái niệm cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT....................... 4

2.1.2.

Phân loại rủi ro tín dụng ................................................................................. 6

2.1.3.

Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ................................................................ 9

2.1.4.

Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng ................................................................ 12

2.1.5.

Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng ....................................................... 15

2.1.6.

Nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT ...................................... 17

2.1.7.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT ............ 22

2.2.


Cơ sở thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng tại nhno&ptnt............................... 26

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng trên thế giới ........ 26

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ở Việt Nam ................... 30

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng cho ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn huyện Thường Tín. .................................................. 32

2.2.4.

Các cơng trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến quản lý rủi ro tín
dụng tại NHNo&PTNT ................................................................................ 34

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 37
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 37

3.1.1.


Đặc điểm cơ bản của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thường Tín .............. 37

3.1.2.

Đặc điểm các đơn vị sử dụng vốn tín dụng của NHNN&PTNT Thường Tín ......... 44

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 46

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận ................................................................................... 46

3.2.2.

Phương pháp chọn mẫu khảo sát .................................................................. 47

3.2.3.

Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................... 47

3.2.4.

Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu ........................................................ 48

3.2.5.

Phương pháp phân tích thơng tin .................................................................. 48


3.2.6.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................. 49

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................... 50
4.1.

Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại nhno & ptnt thường tín ....................... 50

4.1.1.

Tổng quan hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Thường Tín .................... 50

4.1.2.

Hệ thống tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Thường Tín............. 56

4.1.3.

Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại
NHNo&PTNT Thường Tín .......................................................................... 59

4.2.

Đánh giá kết quả, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín
dụng tại nhno&ptnt huyện thường tín .............................................................. 75

4.2.1.

Đánh giá kết quả, hạn chế............................................................................. 75


4.2.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng .................................................................... 84

4.3.

Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại
nhno&ptnt huyện thường tín......................................................................... 88

4.3.1.

Căn cứ đề xuất ............................................................................................. 88

4.3.2.

Định hướng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện
Thường Tín .................................................................................................. 91

4.3.3.

Các giải pháp ............................................................................................... 92

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 98
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 98


5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 99

5.2.1.

Kiến nghị đối với Nhà Nước/ Chính Phủ ...................................................... 99

5.2.2.

Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước ..................................................... 100

5.2.3.

Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam................................................ 100

Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 102

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

DPRR

: Dự phòng rủi to


DN

: Doanh nghiệp

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

DV

: Dịch vụ

HĐKD

: Hoạt động kinh doanh

HĐTD

: Hợp đồng tín dụng

KH

: Khách hàng

KH&KD

: Kế hoạch và kinh doanh

KT-NQ


: Kế toán – ngân quỹ

NHNN

: Ngân hàng Nhà Nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHNo&PTNT

: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NHTMCP

: Ngân hàng thương mại cổ phần

NVTD

: Nhân viên tín dụng

PGD

: Phịng giao dịch

RRTD

: Rủi ro tín dụng


SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TD

: Tín dụng

TĐPTBQ

: Tốc độ phát triển bình qn

XHTD

: Xếp hạng tín dụng

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng lao động làm việc tại NHNo&PTNT Thường Tín ....................... 41
Bảng 3.2. Số lượng các đơn vị vay vốn tín dụng tại Agribank Thường Tín ................ 44
Bảng 3.3. Mục đích, thời gian và mức vay vốn tín dụng của khách hàng tại
NHNo&PTNT huyện Thường Tín năm 2015............................................. 45
Bảng 4.1. Tình hình vốn huy động theo kỳ hạn qua các năm từ 2013 – 2015 (tại
thời điểm 31/12 hàng năm) ........................................................................ 50
Bảng 4.2. Tình hình huy động vốn theo địa bàn (tính tại thời điểm 31/12
hàng năm) ......................................................................................... 52
Bảng 4.3. Tình hình cho vay vốn của NHNo Thường Tín qua 03 năm ....................... 53

Bảng 4.4. Dư nợ phân theo thời hạn, đối tượng cho vay ............................................ 55
Bảng 4.5. Xếp hạng và phân loại khách hàng theo nhóm nợ ...................................... 58
Bảng 4.6. Hệ thống ký hiệu XHTD doanh nghiệp của Agribank Thường Tín ............ 61
Bảng 4.7. Hệ thống ký hiệu XHTD khách hàng cá nhân của Agribank Thường Tín ....... 62
Bảng 4.8. Tổng hợp xếp loại khách hàng doanh nghiệp năm 2015 ............................. 62
Bảng 4.9. Tổng hợp xếp loại khách hàng cá nhân năm 2015 ...................................... 63
Bảng 4.10. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn theo nhóm ................................................ 69
Bảng 4.11. Trích lập và sử dụng quỹ DPRR của Agribank Thường Tín ....................... 70
Bảng 4.12. Lãi suất cho vay tại NHNo&PTNT huyện Thường Tín .............................. 71
Bảng 4.13. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay ........................................................ 75
Bảng 4.14. Hệ số thu nợ qua 03 năm ........................................................................... 76
Bảng 4.15. Kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Thường Tín qua 03 năm ..................... 77
Bảng 4.16. Tỷ trọng tổng chi phí/ tổng doanh thu ....................................................... 80
Bảng 4.17. Tổng hợp ý kiến của khách hàng vay vốn về 1 số chỉ tiêu có liên quan
đến kết quả quản lý rủi ro tại Agribank Thường Tín .................................. 82
Bảng 4.18. Ma trận phân tích SWOT trong quản lý rủi ro tín dụng của
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thường Tín Hà Nội ................................. 88

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Phân loại rủi ro tín dụng tại ngân hàng ......................................................7

Sơ đồ 3.1.

Cơ cấu tổ chức của chi nhánh..................................................................38


Biểu đồ 4.1. Cơ cấu huy động vốn theo địa bàn qua 3 năm .........................................53
Sơ đồ 4.1.

Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng của Agribank Thường Tín ......................56

Sơ đồ 4.2.

Quy trình xếp hạng tín dụng tại NHNo&PTNT Thường Tín....................59

Sơ đồ 4.2.

Quy trình giám sát rủi ro tín dụng ...........................................................66

Sơ đồ 4.3.

Quy trình thẩm định dự án đầu tư của chi nhánh .....................................72

Sơ đồ 4.4.

Quy trình phịng ngừa rủi ro tín dụng ......................................................74

Biểu đồ 4.2. Kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Thường Tín qua 03 năm ..................78

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: NGUYỄN LỆ HẰNG
Tên Luận văn: “Quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp

và phát triển nông thôn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội”.
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi mong muốn khảo sát, đánh giá tình hình và hiệu quả hoạt động tín
dụng. Thơng qua đó, đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tín
dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Thường Tín, góp phần tích cực vào việc phát triển
kinh tế chung của toàn huyện. Để đạt được mục tiêu chung đó cần phải làm rõ ba mục
tiêu cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT.
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng tại
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thường Tín trong những năm qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo
Thường Tín trong những năm tiếp theo.
Để giải quyết các mục tiêu đã đưa ra, chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về lý
luận. Vì vậy, tơi đã trích dẫn các khái niệm chi tiết về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro
tại ngân hàng. Đặc biệt là đưa ra các tiêu chí phân loại tín dụng, các nội dung quản lý
rủi ro tín dụng, phân tích các nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro tín
dụng. Hơn nữa, đề tài đã đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm trong quản lý rủi ro của các
ngân hàng trong nước và trên thế giới, từ đó rút ra 6 bài học kinh nghiệm cho mơ hình
quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả tại NHNo&PTNT Thường Tín.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp 6 phương pháp nghiên cứu trên cơ sở thu thập các số liệu
thứ cấp và sơ cấp. Sau đó tiến hành tổng hợp, phân tích số liệu và đưa ra hệ thống các
chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện
Thường Tín.
Kết quả chính và kết luận
Quản lý rủi ro tín dụng bao gồm 5 nội dung chính là : xác định danh mục các mức
rủi ro, giám sát rủi ro tín dụng, quản lý nợ quá hạn nợ khó địi, dự phịng rủi ro và ngăn

ngừa rủi ro tín dụng.

ix


Thực tiễn cũng cho thấy nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT
Thường Tín chủ yếu do Chất lượng cơng tác thẩm định khách hàng cịn hạn chế và việc
kiểm tra, giám sát sau khi cho vay còn bất cập.
Trong những năm qua, NHNo&PTNT Thường Tín đã từng bước đổi mới tổ chức
hoạt động, mở rộng mạng lưới, nâng cao trình độ, thái độ và tác phong giao dịch của cán bộ
công nhân viên để giảm thiểu tối đa rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro vẫn luôn hiện hữu và gây ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tính đến cuối năm 2015, dù
nguồn thu từ hoạt động tín dụng đạt 147,34 tỷ đồng trên tổng doanh thu là 179,68 tỷ đồng;
lợi nhuận trung bình tăng 145% qua ba năm nhưng nợ xấu vẫn tồn tại ở mức 1,55%.
Định hướng cho NHNo&PTNT Thường Tín trong những năm tiếp theo là:
Tổng nguồn vốn: tăng 35% so với 2015, Tổng dư nợ tín dụng : tăng 25% so năm 2015,
Tỷ lệ nợ xấu: < 2%.
Để khắc phục những khó khăn, tồn tại và phát huy những điểm mạnh, lợi thế
nhằm quản lý tốt rủi ro tín dụng, NHNo&PTNT Thường Tín cần phải áp dụng đồng bộ
tám giải pháp sau: (1) Nâng cao chất lượng, độ tin cậy nguồn thông tin đầu vào; (2)
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;(3) Tăng cường công tác đánh giá và phân loại
khách hàng; (4) Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý nợ vay ; (5) Tăng cường công
tác thu hồi nợ gia hạn, nợ đã xử lý rủi ro ; (6) Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo ; (7)
Tiếp tục hồn thiện quy trình tín dụng mới và (8) Đa dạng hóa danh mục cho vay. Từ
đó, góp phần tăng doanh thu lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời cũng giúp cho các hộ,
doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu vay vốn ổn định sản xuất kinh doanh để phát triển
kinh tế đất nước.

x



THESIS ABSTRACT
Student name: NGUYEN LE HANG
Thesis title: “Credit risk management in Vietnam Bank for Agriculture and
Rural Development (Agribank)’s branch, Thuong Tin district, Hanoi”.
Major: Business administration

Code: 60 34 04 10

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives:
We want to investigate the situation and assess performance of credit activities, in
order to propose numerous suggestions to improve the credit operation quality at
Agribank Thuong Tin branch and positively contribute to the overall economic
development of the district. To achieve these general goals, three specific objectives need
to be achieved:
- Systematizing theories and practices about credit risk management at Agribank.
- Assessing the current situation and identifying factors that affect credit risk
management at Agribank Thuong Tin throughout the years.
- Suggesting various solutions to enhance credit risk management at Agribank
Thuong Tin for the following years.
In order to resolve the targets, an overview of the theoretical background is
needed. Therefore, I gave detailed definitions about core concepts in credit risk and risk
management in the bank, along with criteria to classify credit worthiness, contents of
credit risk management, analyse the causes and determinations of credit risk management.
Moreover, through studying in depth about practical experiences in credit risk
management of local and international banks, the thesis draws six lessons for an efficient
credit risk management model at Agribank Thuong Tin.
Research methods
The thesis uses six research methods based on secondary and primary data. It

synthesizes and analyses the data, and creates a system of assessment criteria to evaluate
the quality of credit management at Agribank Thuong Tin.
Main findings and conclusions
Credit risk management includes five main topics: determining the portfolio of
risks, monitoring credit risk, managing overdue and uncollectible debts, managing risk
provisions and mitigating credit risk.
In practice, it seems that the credit risk at Agribank Thuong Tin is mainly due to
limited quality of the customer credit evaluation, and inadequate inspection and
monitoring after lending.
xi


Over the years, Agribank Thuong Tin has gradually renovated its organizational
operations, expanded its network, improved quality, attitudes and behaviour of its staff and
personnel to minimize the risks. However, risks have still existed, affecting operational
efficiency of the bank. By the end of 2015, although revenues from credit operations
reached VND 147.34 billion over total revenue of VND 179.68 billion, and profits rose by
145% on average over three years, bad debt level has still remained at 1.55%.
Agribank Thuong Tin, therefore, should shift its orientation on achieving these
targets: Total assets increasing by 35% compared to 2015, total credit outstanding balance
increasing by 25% compared to 2015, and bad debt ratio below 2%.
To overcome these challenges, while promoting the strengths and advantages for a
better credit risk management, Agribank Thuong Tin should uniformly apply eight
recommendations: (1) Improving the quality and trustfulness of information sources; (2)
Enhancing the quality of human resources; (3) Strengthening the assessment and
classification of customers; (4) Strengthening the inspection, monitoring and management
of the loans; (5) Enhancing the collection of extended-term loans and risk-mitigated
loans; (6) Increasing loans with collateral; (7) Further improving the new credit process
and (8) Diversifying the loan portfolio. These will lead to growth in revenues and profits
for the bank, as well as provide households, businesses and organizations with loans for

production and business, fostering national economic development.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, xu hướng tự do hóa trong lĩnh vực tài chính đã tạo ra cơ hội
cho các tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động về mặt địa lý và hạn chế được những
tổn thất do sự thay đổi điều kiện kinh tế trong nước. Tuy nhiên, cạnh tranh giữa
các tổ chức tín dụng trên phạm vi tồn cầu cũng tạo ra một thị trường tài chính
rủi ro hơn. Rủi ro được hiểu một cách khái quát là khả năng xảy ra các biến cố
không lường trước, khi rủi ro xuất hiện sẽ làm cho kết quả thực tế khác kết quả
kỳ vọng theo kế hoạch. Rủi ro luôn phát sinh bất ngờ và là vấn đề không được
mong đợi ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Với riêng hoạt động ngân
hàng, rủi ro tín dụng là loại phổ biến, thường gặp nhất và gây ra những hậu quả
nặng nề nhất. Rủi ro tín dụng gây ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập và sự tồn tại
phát triển của ngân hàng. Nếu rủi ro tín dụng xảy ra ở mức độ cao sẽ dẫn đến
khủng hoảng thanh khoản và sẽ dẫn đến sự phá sản ngân hàng. Theo phản ứng
dây chuyền, sự phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của các
ngân hàng khác, gây ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ ngành kinh tế.
Trên thế giới, các ngân hàng coi rủi ro tín dụng là một tất yếu, khơng thể
loại bỏ hồn tồn ra khỏi hoạt động của mình. Họ buộc phải chấp nhận sự tồn tại
của nó và tìm mọi phương thức để có thể hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro tín
dụng. Nhiều ngân hàng đã triển khai hệ thống quản lý rủi ro tín dụng chuyên
nghiệp và áp dụng các mơ hình hiện đại để đo lường, kiểm sốt rủi ro, nâng cao
chất lượng hoạt động tín dụng như xây dựng hệ thống xếp hạng tài sản bảo đảm,
xếp hạng tín dụng nội bộ, kiểm sốt nguồn tiền vay và thắt chặt công tác kiểm
định... Tuy nhiên, xu hướng này vẫn mới mẻ với các tổ chức tín dụng và ngân

hàng ở Việt Nam. Thời gian qua, một số nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng
của Giáo sư Phạm Hi Đức (giáo sư đầu ngành về tài chính ngân hàng) hay PGS
Trần Thị Thái Hà (chuyên gia phân tích tài chính) đã giúp ích được rất nhiều cho
hệ thống quản trị của bộ máy ngân hàng thương mại nói riêng và ngân hàng nơng
nghiệp và phát triển nơng thơn nói chung. Nhờ những nghiên cứu sâu trong lĩnh
vực dự đốn rủi ro tín dụng, các nhà khoa học đã chia sẻ những kinh nghiệm quý
báu về mơ hình tài chính dựa trên xác suất, bài học từ thực tế khủng hoảng tài

1


chính thế giới giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng ngân hàng. Các nghiên cứu đã
khẳng định: xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng có vai trò sống còn
đối với hoạt động của mọi ngân hàng.
Trước bối cảnh đó, nhằm đi tắt đón đầu và triển khai phương pháp quản lý
rủi ro tín dụng mới dựa trên phân tích của các nhà kinh tế- các nhà khoa học,
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thường Tín đã được thành lập năm 1991 và
ngày càng phát triển lớn mạnh. Tính đến ngày 31/12/2015 Agribank Thường Tín
đã huy động nguồn vốn là 1149.44 tỷ đồng, tăng so với năm trước là 8.87 tỷ
đồng. Tổng dư nợ tính đến hết năm 2015, tăng so với năm trước khoảng trên
100.000 triệu đồng. Các kết quả đạt được là rất khả quan, tuy nhiên, trong chặng
đường phát triển, NHNo Thường Tín đã khơng ít lần gặp phải những rủi ro tín
dụng, nghiêm trọng điển hình là vụ việc đầu năm 2015, khách hàng kinh doanh
thiết bị điện nước làm ăn thua lỗ không trả tiền vay gây thiệt hại cho
NHNo&PTNT Thường Tín số tiền tương đương 2 tỷ đồng.
Xét riêng về quản lý rủi ro tín dụng, trước đây, có nhiều nghiên cứu khoa
học liên quan như Chu Thị Nhung (2009) Phan Thị Linh Giang (2012), Trần
Quỳnh Anh (2013)…Song những nghiên cứu này mới chỉ khái quát quản lý rủi
ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung mà chưa đề cập rõ
quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT nói riêng.

Chính bởi những lý do như vậy, tơi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Quản lý
rủi ro tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn
huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng
đến rủi ro tín dụng, đề xuất những giải pháp để tăng cường quản lý rủi ro tín
dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Thường Tín nhằm góp phần tích cực trong
việc huy động vốn và cho vay vốn hiệu quả để phát triển kinh tế-xã hội huyện
Thường Tín.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng tại
NHNo&PTNT.

2


- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng
tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thường Tín trong những năm qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại
NHNo Thường Tín trong những năm tiếp theo.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động quản lý rủi ro tín dụng
của Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn. Cụ thể:
+ Phịng tín dụng của NHNo&PTNT
+ Các đơn vị vay và cho vay vốn tín dụng tại NHNo&PTNT như : doanh
nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế- xã hội khác.
+ Vốn cho vay và huy động tiết kiệm
+ Các cơ chế, chính sách của Nhà Nước về quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung
tập trung làm rõ thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp tăng cường
quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Thường Tín. Một số nội dung
chuyên sâu sẽ khảo sát ở một số doanh nghiệp, cá nhân có phát sinh hoạt động tín
dụng trên địa bàn huyện.
Về không gian
Đề tài được triển khai trên địa bàn với tất cả các đơn vị có hoạt động tín dụng,
điển hình là NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thường Tín – thành phố Hà Nội.
Về thời gian
+ Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2013 đến 2015.
+ Dữ liệu sơ cấp được thu thập đầu năm 2016
+ Các giải pháp đề suất đến năm 2020

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
2.1.1. Khái niệm cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT
Theo cuốn Bank management & financial services thì Ngân hàng là loại
hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất,
đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và các dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều
chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền
kinh tế (Peter Rose, 2004).
2.1.1.1. Tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động tạo phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng.
Hoạt động tín dụng có tầm quan trọng bậc nhất trong ngân hàng, đặc biệt là ở các
nước đang phát triển và có nền kinh tế thị trường như ở nước ta. Đối với hầu hết

các ngân hàng, dư nợ tín dụng thường chiếm tới hơn 1/2 tổng tài sản có, thu nhập
do tín dụng đem lại chiếm khoảng 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập cho ngân hàng.
Ngày nay, khái niệm tín dụng được định nghĩa như sau : “Tín dụng là một
giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng và các
định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể
khác). Trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong
một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên vay có trách nhiệm hồn trả vơ điều
kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán”(Lê Văn Tề, 2009).
Với định nghĩa như trên, điều kiện để hoạt động tín dụng đạt hiệu quả, cần
phải đảm bảo một số yếu tố sau:
Thứ nhất, thời hạn, lãi suất và hạn mức hoàn trả của hợp đồng. Sau khoảng thời
gian ghi trong hợp đồng, người vay cần phải hoàn trả vốn và lãi cho ngân hàng.
Thứ hai, vốn vay phải đảm bảo được sử dụng đúng mục đích. Khoản vay
phải dựa trên phương án sản xuất kinh doanh nhằm phòng tránh rủi ro đạo đức
trong quá trình giải ngân.
Thứ ba, vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản tương đương. Tài sản đảm
bảo có thể là: vốn vay ngân hàng, tài sản cầm cố hoặc thế chấp, bảo lãnh…

4


2.1.1.2. Rủi ro tín dụng
Hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn mà chúng ta khó có
thể lường trước được. Rủi ro là những biến cố không mong đợi xảy ra và gây tổn
thất đối với tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc
phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hồn thành được một nghiệp vụ tài
chính nhất định. Ngân hàng kinh doanh huy động vốn và cho vay ở rất nhiều các
lĩnh vực dịch vụ khác nhau nên có thể nói rủi ro ngân hàng rất đa dạng..Trong số
các rủi ro đó, rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn và phức tạp nhất, có thể gây tác
động nặng nề đến các hoạt động khác, thậm chí có thể đe doạ tới sự tồn tại của

các ngân hàng.
Theo thời gian, quan niệm của các nhà nghiên cứu khoa học về Rủi ro tín
dụng ngày càng được phát triển.
- Rủi ro tín dụng được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả
được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay (Nguyễn Thị
Mùi, 2006).
- Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được
đầy đủ gốc và lãi của khoản vay hoặc là việc thanh tốn nợ gốc và lãi khơng
đúng kỳ hạn (Phan Thị Thu Hà, 2009).
- Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể
chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời gian đã ấn định trong hợp đồng
tín dụng. Đây là thuộc tính vốn có của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng tức
là việc chi trả bị trì hỗn, hoặc tồi tệ hơn là khơng hồn trả được tồn bộ. Điều
này gây ra sự cố đối với dịng chu chuyển tiền tệ, và gây ảnh hưởng tới khả năng
thanh khoản của ngân hàng (Lê Văn Tề, 2009).
Căn cứ vào khoản 01 điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng (Ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn
thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng khơng thực
hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” (Ngân
hàng nhà nước, 2005).
5


Tổng quát, rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng không trả, hoặc không
trả đầy đủ, hoặc không trả đúng hạn gốc và lãi cho ngân hàng. Nói một cách
khác, rủi ro tín dụng là rủi ro mà bên vay trong một giao dịch không thực hiện
được theo thời hạn và điều kiện của hợp đồng làm cho người cho vay phải gánh
chịu tổn thất tài chính.

2.1.1.3. Quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý rủi ro là một nội dung quan trọng gắn liền với mọi hoạt động của
ngân hàng thương mại. Quản lý rủi ro tín dụng khơng có nghĩa là né tránh rủi ro
mà là việc xác định một mức rủi ro có thể chấp nhận được, trên cơ sở đó đưa ra
các biện pháp để đảm bảo rủi ro tín dụng của ngân hàng khơng vượt quá mức xác
định trước đó (Nguyễn Văn Tiến, 2001).
Quản lý rủi ro tín dụng là q trình xây dựng và thực thi các chiến lược,
chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hố lợi nhuận trong phạm
vi mức rủi ro có thể chấp nhận.
Quản lý rủi ro tín dụng là q trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ
chức triển khai thực hiện và giám sát, kiểm tra tồn bộ hoạt động cấp tín dụng,
nhằm tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận (Lê
Văn Tề, 2009),
“Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng là một bộ phận quan trọng trong cách
tiếp cận rủi ro tổng thể và được coi là đóng vai trị cốt tử cho sự thành công
của Ngân hàng trong dài hạn” (Core Principles for Effective Banking
Supervision, 2000).
Chính sách quản lý rủi ro tín dụng có tính chất phịng ngừa, ngăn ngừa và
làm giảm những tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, đảm bảo các
khoản cho vay được hoàn trả đầy đủ, đúng hạn.
2.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro của ngân hàng có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau
nhưng đều có bản chất chung đó là : rủi ro là những tổn thất có thể xảy ra ngoài
dự kiến. Và rủi ro của ngân hàng gắn liền với giảm sút thu nhập ngoài dự kiến
(Lê Văn Tề, 2009)

6


Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng có thể được phân thành hai

loại chính là rủi ro lường trước và rủi ro khơng lường trước.
Rủi ro tín dụng lường trước xuất phát từ việc thay đổi các chính sách của
chính phủ theo từng thời kỳ để dự báo các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
Rủi ro tín dụng khơng lường trước thường phát sinh từ nội tại, từ chính khâu
thẩm định và phân loại khách hàng. Rủi ro không lường trước xảy ra khi cán bộ
quản lý vay khơng làm theo đúng quy trình ban hành, đánh giá, phân loại khách
hàng theo ý kiến chủ quan.
Như vậy, tổng quát việc phân loại rủi ro tín dụng theo sơ đồ sau:

Rủi
ro lãi
suất

RR
hối
đoái

RR
thanh
khoản

Rủi
ro
khác

Sơ đồ 2.1. Phân loại rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Nguồn: Ngân hàng nơng nghiệp và phát tiển nông thôn Việt Nam (2004)

2.1.2.1. Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất khi lãi suất ngân hàng

thay đổi ngồi dự tính. Lãi suất ngân hàng (cả bên tài sản và bên nguồn vốn)
thường xuyên biến động với các mức độ khác nhau có thể dẫn đến tổn thất. Rủi
ro lãi suất không những gắn với biến động của lãi suất ngân hàng mà còn gắn với
nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn, quy mô và
kỳ hạn của các hợp đồng kỳ hạn…Rủi ro lãi suất có liên quan chặt chẽ với rủi ro
tín dụng hay nói cách khác rủi ro tín dụng thường bắt nguồn từ rủi ro lãi suất
(Nguyễn Quang Thu, 2011).

7


2.1.2.2. Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng
khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính. Trong cơ chế thị trường, tỷ
giá hối đoái thường xuyên dao động. Sự thay đổi này cùng với trạng thái hối đoái
của ngân hàng tạo ra thu nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời. Tuy nhiên, có
những thay đổi tỷ giá ngồi dự kiến dẫn đến tổn thất cho ngân hàng. Để phòng
ngừa rủi ro hối đối phát sinh thì ngân hàng phải làm cho cân xứng giữa tài sản
có và tài sản nợ đối với mỗi loại ngoại tệ trong bảng cân đối tài sản của ngân
hàng mình (Nguyễn Thị Mùi, 2006).
2.1.2.3. Rủi ro thanh khoản
Tính thanh khoản (hay cịn gọi là tính lỏng) của thị trường là một thuật
ngữ kinh doanh dùng để chỉ khả năng có thể nhanh chóng mua hoặc bán hàng
hố trên thị trường mà không bị ảnh hưởng của yếu tố giá cả. Và khoảng thời
gian để mua và bán háng hố thường là ngắn hạn.
Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức
thời để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết.
Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung
ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ
nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp

ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền
mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.
Rủi ro thanh khoản ở mức ngân hàng phải gia tăng các chi phí để đáp ứng
nhu cầu thanh khoản sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng; ở mức cao hơn, ngân
hàng mất khả năng thanh toán sẽ dẫn đến phá sản (Nguyễn Văn Tiến, 2001).
2.1.2.4. Rủi ro giao dịch
Rủi do này phát sinh do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt
cho vay, đánh giá khách hàng. Theo Phan Thị Thu Hà (2009), rủi ro giao dịch gồm
có ba thành tố chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến q trình đánh giá và phân tích
tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn các phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết
định cho vay.

8


+ Rủi ro đảm bảo: phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo cho các điều khoản
trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức
đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và
hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật
xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
2.1.2.5. Rủi ro danh mục
Đây là loại rủi ro phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho
vay của ngân hàng. Theo Phan Thị Thu Hà (2009) rủi ro danh mục được phân
chia thành hai loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính
riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất
phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng.
+Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều

với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng
một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, hoặc
cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
2.1.2.6. Rủi ro khác
Các rủi ro khác xảy ra đối với ngân hàng ví dụ như rủi ro cơng nghệ (xảy
ra khi những khoản đầu tư cho công nghệ không tạo ra được khoản tiết kiệm
trong chi phí như nó dự tính), rủi ro hoạt động (xảy ra khi hệ thống công nghệ
trục trặc hay hệ thống bên trong ngừng hoạt động), rủi ro từ trách nhiệm của
cán bộ ngân hàng, rủi ro từ các chính sách vĩ mơ của nhà nước, rủi ro từ hoả
hoạn, cướp bóc.
2.1.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Thơng thường, người ta
phân rủi ro tín dụng thành ba nhóm: nguyên nhân thuộc về ngân hàng, nguyên
nhân thuộc về người vay, và nguyên nhân khác.
2.1.3.1. Nguyên nhân thuộc về ngân hàng
Thứ nhất: Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ. Sự yếu kém ở đây bao gồm cả
về năng lực và phẩm chất đạo đức. Nếu một cán bộ tín dụng non kém về trình độ,
thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm thì sẽ khơng có khả năng thẩm định và xử lý
9


thơng tin, đánh giá khách hàng thiếu chính xác, mức vay,lãi suất vay và kỳ hạn
không phù hợp; dẫn đến chất lượng tín dụng thấp, rủi ro cao. Ngồi ra, nếu cán
bộ tín dụng khơng tn thủ theo đúng quy trình tín dụng như giải ngân trước khi
hồn thành chứng từ hay không kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của người
vay, thì việc mất vốn rất dễ xảy ra. Hơn nữa, cán bộ tín dụng mà phẩm chất đạo
đức kém, khơng có tinh thần trách nhiệm, dễ bị cám dỗ thì sẽ gây thiệt hại rất lớn
cho ngân hàng bằng cách cho vay chỉ dựa trên mối quan hệ với khách hàng, dựa
trên lợi ích cá nhân mà bỏ qua những điều kiện và thủ tục cần thiết (Phan Thị
Linh Giang, 2012).

Thứ hai: Sự giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng là thiếu sát sao.
Cán bộ tín dụng cần có sự phê duyệt của lãnh đạo trước khi giải ngân. Vậy nên
nếu cấp trên không có sự kiểm tra, đánh giá xem quyết định của cán bộ đã thực
sự chính xác chưa thì nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ là rất cao. Hơn nữa, sau khi giải
ngân rồi, cán bộ tín dụng vẫn phải tiếp tục theo dõi khách hàng để sớm phát hiện
ra dấu hiệu của những khoản nợ có vấn đề. Tuy nhiên, việc theo dõi này đối với
nhiều cán bộ chỉ mang tính hình thức. Do vậy, nếu các cấp quản lý khơng có sự
giám sát đối với cán bộ tín dụng, hoạt động của các cán bộ tín dụng sẽ khơng
hiệu quả, thậm chí dẫn đến những sai phạm đạo đức trong cho vay và thu nợ.
Ngoài ra, các cơ quan cấp trên khơng quan tâm đến thực trạng tín dụng của ngân
hàng thì sẽ khơng có những chỉ đạo kịp thời để ngăn ngừa và xử lý rủi ro xảy ra
(Phan Thị Linh Giang, 2012)
Thứ ba: Ngân hàng chưa đa dạng hố các danh mục đầu tư. Một cơng cụ
ln được nhắc đến trong quản trị tín dụng ở tất cả các ngân hàng trên thế giới là
quản trị danh mục đầu tư. Quản trị danh mục làm cân đối và kiềm chế rủi ro bằng
cách nhận dạng, dự báo và kiểm soát mức độ rủi ro với từng thị trường, khách
hàng, loại sản phẩm tín dụng và điều kiện hoạt động khác nhau. Nhiều chuyên
gia ngân hàng tin rằng đa dạng hố là giải pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng hữu
hiệu nhất. Một danh mục đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào một ngành hay một loại
mặt hàng là rất nguy hiểm vì khơng ngành nào là khơng có rủi ro. Mặc dù hiểu rõ
tầm quan trọng của việc đa dạng hoá danh mục đầu tư, song rất nhiều ngân hàng
chỉ cho vay một hoặc hai ngành hoặc chỉ cho vay một vài doanh nghiệp lớn,
nhóm kinh doanh đơn lẻ (Lê Huỳnh Như, 2014).
Thứ tư: Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng. Về
cơ cấu, lãi suất cho một khoản vay phải được xác định ở mức đảm bảo bù đắp
10


được chi phí vốn đầu vào, chi phí quản lý, phần lợi nhuận mong muốn và phần
bù đắp rủi ro của khoản vay. Khách hàng được đánh giá có mức độ rủi ro càng

cao, phần bù rủi ro càng lớn. Nhưng vì cạnh tranh nên một số ngân hàng có thể
chấp nhận mức giá cho vay thấp, thậm chí chỉ đủ chi phí vốn đầu vào và chi phí
quản lý, khơng tính đến phần bù rủi ro. Việc làm đó trong dài hạn khơng những
làm giảm lợi nhuận mà cịn làm tăng tính rủi ro trong hoạt động tín dụng của
ngân hàng (Lê Huỳnh Như, 2014).
2.1.3.2. Nguyên nhân thuộc về người vay
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng, có thể chia nhóm này
thành hai loại chính:
Thứ nhất: Do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả nợ.
Trường hợp này rất phổ biến do khách hàng có trình độ yếu kém trong dự đoán
các vấn đề kinh tế, yếu kém trong năng lực quản lý, sử dụng vốn sai mục đích,
sản phẩm chất lượng thấp khơng bán được… Hơn nữa có rất nhiều người vay
sẵn sàng lao vào những cơ hội kinh doanh mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi
nhuận cao, mà khơng tính tốn kỹ hoặc khơng có khả năng tính tốn những bất
trắc có thể xảy ra nên khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng là rất lớn (Chu
Thị Nhung, 2009).
Thứ hai: Do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng. Để đạt
được mục đích thu được lợi nhuận, nhiều khách hàng sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn
để ứng phó với ngân hàng như mua chuộc hoặc cung cấp các báo cáo tài chính
sai lệch. Trong trường hợp này, nếu không phát hiện ra, ngân hàng sẽ đánh giá
sai về khả năng tài chính của khách và cho vay vốn với khối lượng và thời hạn
không hợp lý, dẫn đến rủi ro tín dụng (Chu Thị Nhung, 2009).
Ngồi ra, cũng có những trường hợp người kinh doanh có lãi song vẫn
khơng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn mà cố tình kéo dài với ý định không trả nợ
hoặc tiếp tục sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.
2.1.3.3. Nguyên nhân khác
Những nguyên nhân này phần lớn xuất hiện từ môi trường xung quanh
như chất lượng thơng tin, biến động kinh tế, chính sách pháp luật…
Thứ nhất: Chất lượng thông tin chưa cao. Các thông tin mà ngân hàng thu
thập thường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của

khách hàng, tình hình kinh tế xã hội, cạnh tranh trên thị trường; sau đó dựa vào
11


các thông tin thu thập được để ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế,
không phải lúc nào các thơng tin ngân hàng thu thập được đều có tính chính xác,
đầy đủ và kịp thời. Do vậy, nếu hệ thống thơng tin tín dụng của ngân hàng khơng
hoạt động có hiệu quả, cập nhật được những thơng tin đáng tin cậy thì tất yếu dẫn
đến việc ngân hàng thất thoát vốn khi cho vay (Lê Văn Tư, 2005).
Thứ hai: Những biến động kinh tế không dự báo được. Khi nền kinh tế ổn
định, tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong xã hội có xu hướng gia
tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, khi xuất hiện
những biến động kinh tế như lạm phát, giá tăng ở một số mặt hàng nào đó ảnh
hưởng đến một nhóm ngành thì rủi ro tín dụng với ngân hàng là rất lớn. Nhiều
người vay có thể thích ứng và vượt qua khó khăn đó, nhưng cũng có rất nhiều
người bị đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ nên khả năng trả nợ vốn
vay ngân hàng không được đảm bảo (Phan Thị Linh Giang, 2012).
Thứ ba: Sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật. Sự thiếu nhất
quán trong các chính sách kinh tế pháp luật cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới
ngân hàng cũng như như các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngân hàng. Hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khơng ổn định khi có những thay đổi trong
quy định về thuế, vốn..,cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị tác
động nhiều bởi những văn bản luật về tài sản đảm bảo, dự trữ, trích lập… Như
vậy, các chính sách kinh tế, pháp luật khơng hồn chỉnh cũng gây khó khăn có
doanh nghiệp về khả năng trả nợ, cũng như đe doạ đến sự an toàn của ngân hàng
trong cho vay (Phan Thị Thu Hà, 2009).
2.1.4. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
Chính bởi những thiệt hại nghiêm trọng mà rủi ro tín dụng có thể gây ra
nên việc nhận biết dấu hiệu rủi ro tín dụng là đặc biệt quan trọng. Nó giúp cảnh
báo sớm và giúp ngân hàng đưa ra các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn rủi ro

kịp thời. Theo Nguyễn Quang Thu (2011) một số dấu hiệu rủi ro có thể xảy ra
đối với khoản vay như:
Khách hàng trả nợ gốc, lãi không đúng hạn
Đây là dấu hiệu ngân hàng dễ nhận thấy nhất, nó phản ánh khả năng xảy ra
rủi ro rất cao, việc hoàn trả gốc và lãi là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng tín
dụng, nếu khách hàng khơng trả nợ gốc và lãi đúng hạn như đã cam kết trong hợp
đồng tín dụng khi vay vốn thì đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng xảy ra.

12


×