Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

đánh giá kết quả các dự án khuyến nông tại huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 121 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ HẠNH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG
TẠI HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đinh Văn Đãn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Những số
liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử
dụng để bảo vệ bất cứ một luận văn nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Thị Hạnh

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới TS. Đinh Văn Đãn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế &Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, nhân viên UBND huyện Mỹ Hào, phòng
Nông nghiệp và PTNN, Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Hào đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Thị Hạnh

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... ii
Lời cảm ơn .................................................................................................................. iii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ ........................................................................................................ viii
Danh mục hộp ............................................................................................................. ix
Danh mục từ viết tắt ..................................................................................................... x
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... xi
Thesis abstract ........................................................................................................... xiii
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 3


1.2.1.

Mục tiêu chung .............................................................................................. 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá kết quả của các dự án
khuyến nông ................................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận .................................................................................................. 5


2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản ................................................................................ 5

2.1.2.

Đánh giá kết quả dự án khuyến nông ............................................................ 12

2.1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả dự án khuyến nông ................................ 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 19

2.2.1.

Hoạt động khuyến nông ở một số nước trên thế giới ..................................... 19

2.2.2.

Kinh nghiệm xây dựng, đánh giá dự án khuyến nông ở một số địa
phương trong nước ....................................................................................... 22

2.2.3.

Kinh nghiệm trong thực hiện dự án khuyến nông ở nước ta .......................... 27

iv



Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 28

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 28

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................ 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 35

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................. 35

3.2.2

Phương pháp thu thập số liệu........................................................................ 36

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................... 37


3.2.4.

Các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................ 39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................... 40
4.1.

Thực trạng triển khai các dự án khuyến nông trên địa bàn huyện mỹ hào ............ 40

4.2.

Kết quả các dự án khuyến nông tại huyện mỹ hào ........................................ 48

4.2.1.

Tổ chức triển khai các dự án khuyến nông .................................................... 48

4.2.2.

Kết quả đào tạo, tập huấn ............................................................................. 52

4.2.3.

Kết quả các dự án khuyến nông tại huyện Mỹ Hào ....................................... 59

4.2.4.

Tác động của các dự án khuyến nông tại huyện Mỹ Hào .............................. 71


4.2.5.

Tính bền vững và sự lan toả của các dự án khuyến nông............................... 76

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dự án ...................................................... 77

4.3.1.

Nguyên nhân về yếu tố con người ................................................................ 78

4.3.2.

Yếu tố về vốn ............................................................................................... 81

4.3.3.

Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 84

4.4.

Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả các dự án khuyến nông trên
địa bàn huyện mỹ hào................................................................................... 84

4.4.1.

Định hướng chung........................................................................................ 84

4.4.2.


Các giải pháp cụ thể ..................................................................................... 86

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 99
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 99

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................100

5.2.1.

Đối với Nhà nước ........................................................................................100

5.2.2.

Đối với tỉnh Hưng Yên ...............................................................................100

5.2.3.

Đối với UBND huyện Mỹ Hào ....................................................................101

Tài liệu tham khảo .....................................................................................................102

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Mỹ Hào giai đoạn 2013 – 2015 ......... 30
Bảng 3.2. Tình hình dân số huyện Mỹ Hào giai đoạn 2013 – 2015 ............................. 32
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của huyện Mỹ Hào .................................... 34
Bảng 3.4. Cơ cấu phiếu điều tra ................................................................................. 37
Bảng 3.5. Các kỹ thuật và cách thức thực hiện PRA trong đề tài ................................ 38
Bảng 4.1. Số lượng dự án khuyến nông triển khai triên địa bàn huyện Mỹ Hào
giai đoạn 2013-2015................................................................................... 45
Bảng 4.2. Tình hình triển khai các DAKN ngành trồng trọt tại huyện Mỹ Hào
giai đoạn 2013 - 2015................................................................................. 45
Bảng 4.3. Tình hình triển khai các DAKN ngành chăn nuôi tại huyện Mỹ Hào
giai đoạn 2013 – 2015 ................................................................................ 46
Bảng 4.4. Tình hình triển khai các DAKN ngành thủy sản tại huyện Mỹ Hào
giai đoạn 2013-2015................................................................................... 47
Bảng 4.5. Kết triển khai các dự án khuyến nông tại huyện Mỹ Hào giai đoạn
2013-2015 .................................................................................................. 51
Bảng 4.6. Kết quả tập huấn khuyến nông cho nông dân huyện Mỹ Hào qua 3
năm 2013 – 2015........................................................................................ 53
Bảng 4.7. Kết quả thăm dò ý kiến nông dân về sự cần thiết của đào tạo, tập
huấn trong quá trình thực hiện DAKN huyện Mỹ Hào ................................ 55
Bảng 4.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về sự phù hợp trong công
tác tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo ......................................................... 57
Bảng 4.9. Kết quả thăm dò ý kiến về sử dụng kiến thức và kỹ năng vào sản
xuất của các hộ nông dân huyện Mỹ Hào ................................................... 58
Bảng 4.10. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .............................................. 60
Bảng 4.11. Kết quả mô hình CPSH năm 2015 ............................................................. 61
Bảng 4.12. So sánh kết quả của mô hình lúa thâm canh giống lúa Bắc thơm số 7
với giống đại trà ......................................................................................... 63
Bảng 4.13. So sánh kết quả của mô hình lúa Hương thơm số 1 với giống đại trà .......... 64
Bảng 4.14. Kết quả thực hiện mô hình ......................................................................... 67
Bảng 4.15. Kết quả đạt được của các hộ tham gia mô hình .......................................... 69

Bảng 4.16. Hiệu quả đạt được của các hộ tham gia mô hình ....................................... 70

vi


Bảng 4.17. Hiệu quả dự án cá lúa so so với trồng lúa thông thường ............................. 71
Bảng 4.18. Tác động của dự án khuyến nông đến năng suất, sản lượng........................ 73
Bảng 4.19. Tác động của dự án khuyến nông đến thu nhập của hộ ............................... 74
Bảng 4.20. Tác động của dự án khuyến nông đến nhận thức và kiến thức của hộ ......... 75
Bảng 4.21. Tính bền vững và sự lan toả của các dự án khuyến nông ............................ 77
Bảng 4.22. Tình hình chung về nhóm hộ điều tra năm 2015......................................... 80
Bảng 4.23. Tình hình đất đai bình quân của hộ điều tra năm 2015 ............................... 82
Bảng 4.24. Tình hình thu nhập bình quân của hộ điều tra năm 2015 ........................... 83

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Bản đồ hành chính huyện Mỹ Hào.......................................................... 29

Sơ đồ 4.1.

Tổ chức hệ thống khuyến nông trên địa bàn huyện Mỹ Hào ................... 40

Sơ đồ 4.2.

Trình tự thực hiện các Dự án khuyến nông từ nguồn NSTW................... 42


Sơ đồ 4.3.

Trình tự thực hiện các Dự án khuyến nông từ nguồn NSĐP .................... 44

Biều đồ 4.1. Đánh giá của người dân về sự cần thiết của các lớp tập huấn
chuyển giao TBKT trong triển khai các dự án khuyến nông.................... 55
Biểu đồ 4.2. Sự khác biệt giữa hai nhóm hộ tham gia dự án và chưa tham gia dự án
khuyến nông trong việc hướng dẫn hộ khác cũng áp dụng tiến bộ kỹ
thuật mới đã được tập huấn vào trong sản xuất .............................................. 59
Sơ đồ 4.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của dự án khuyến nông ............................ 78

viii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Hiệu quả của dự án KSH ............................................................................... 66
Hộp 4.2. Khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật của người dân ...................................... 72
Hộp 4.3. Hiệu quả áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất của hộ ......................... 72

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


ATSH

An toàn sinh học

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

BQ

Bình quân

CLB KN

Câu lạc bộ khuyến nông

CNH - HĐH

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

CN - TTCN

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

CPSH

Chế phẩm sinh học

DAKN


Dự án khuyến nông

DVTM

Dịch vụ thương mại

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐVT

Đơn vị tính

GT

Giá trị

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật


NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSTT

Năng suất thực thu

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

UBND

Ủy ban nhân dân

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thị Hạnh
Tên Luận văn: “Đánh giá kết quả các dự án khuyến nông tại huyện Mỹ Hào,
tỉnh Hưng Yên”
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá kết quả của các dự án khuyến nông tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên,
từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả và những tác động tích cực của các
dự án đến phát triển kinh tế của các hộ nông dân tại địa phương.
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã thu thập các số liệu thứ cấp và sơ cấp về các dự án khuyến nông trên
địa bàn thông qua việc thảo luận nhóm các chuyên gia, phỏng vấn các cán bộ quản lý và
các đối tượng có liên quan bằng việc chọn mẫu ngẫu nhiên. Từ các số liệu thu thập được
tác giả tổng hợp bằng phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh để phân tích
thực trạng những kết quả đạt được và những khó khăn vướng mắc trong quản lý kinh
doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn.
Kết quả chính và kết luận
Mỹ Hào là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hưng Yên thuộc đồng bằng
Bắc Bộ, trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ
thay đổi nhanh chóng cùng với quá trình CNH – HĐH, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp
– xây dựng, thương mại – dịch vụ. Do quá trình đô thị hóa nên diện tích đất nông
nghiệp ngày càng thu hẹp, để nông nghiệp của huyện đứng vững được thì công tác
khuyến nông được tăng cường triển khai nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền
vững, thông qua các hoạt động của dự án khuyến nông. Việc đánh giá những kết quả
đã đạt được cũng như chỉ ra những tồn tại cần khắc phục trong quá trình thực hiện
những dự án khuyến nông là hết sức cần thiết.
Thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Mỹ
Hào, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Mỹ Hào và hướng dẫn
của Khuyến nông tỉnh Hưng Yên, Khuyến nông huyện Mỹ Hào đã triển khai 23 dự án
khuyến nông trong 3 năm 2013-2015, với tổng mức đầu tư lên tới xấp xỉ 20 tỷ đồng với
hơn 700 hộ tham gia. Các dự án khuyến nông trên địa bàn bước đầu cũng đã đạt được
những thành tích đáng mừng: thu nhập các hộ dân tham gia dự án tăng lên trên 50% so


xi


với trước tương ứng với mức tăng trên 12 triệu đồng. Thu nhập từ trồng trọt trên 1 m2
đất canh tác một năm tăng 65%, thu nhập của lao động trong trồng trọt tăng 58%/năm;
thu nhập của lao động trong chăn nuôi tăng trên 46%/năm và cao nhất là thu nhập của
lao động trong nuôi trồng thủy sản tăng trên 92%/năm.
Tuy nhiên, do trình độ của các cán bộ khuyến nông trên địa bàn chủ yếu chỉ qua
đào tạo về trung cấp và sơ cấp nên hạn chế trong nhận thức và chuyên môn, trình độ của
người dân trên địa bàn cũng chưa cao, những chủ hộ có trình thấp không dám tham gia
vào các dự án của khuyến nông triển khai, họ không đủ tự tin và e sợ rủi ro khi bỏ vốn
lớn để đầu tư sản xuất theo công nghệ sản xuất mới. Mặt khác nguồn vốn đầu tư cho các
dự án còn nhiều hạn chế, các hộ dân trên địa bàn chủ yếu nguồn thu nhập từ nông
nghiệp là chính nên có thu nhập thấp, từ đó các hộ thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất.
Thêm vào đó diện tích đất sản xuất của các hộ dân còn manh mún, không tập trung, sản
xuất chủ yếu là ngoài trời chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện thời tiết khắc nghiệt,… từ
những yếu tố đó là làm hạn chế hiệu quả của các dự án khuyến nông, dẫn tới chưa
khuyến khích được nhiều hộ nông dân tham gia vào các dự án khuyến nông.
Xuất phát từ thực tế đó tác giả đã đưa ra các giải pháp cho địa bàn, cụ thể: cần
nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện, tăng cường kinh phí cho
hoạt động khuyến nông, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống khuyến nông cơ sở,
và nâng cao hiệu quả các hoạt động bổ trợ như tuyên truyền, nâng cao khả năng tiếp thu
tiến bộ mới cho các hộ nông dân,…

xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Thi Hanh
Thesis title: “An evaluation of the result of agriculture extension projects in My

Hao district, Hung Yen province”
Major: Economic Management

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The result of agriculture extension projects in My Hao district, Hung Yen
province is the basis of proposing some measures to enhance the result and the positive
impact of the projects on the economic development of rural household residents in this
local area.
Methodologies
The author has collected the primary and secondary data of the projects in the
area through the expert group discussions, interviews with management personnel
related people by sample random selection. The author summarized the collected data
by statistic description and comparison method in order to analyze the the results
achieved and the difficulties in the business management of agricultural materials in this
area.
Main findings and conclusion
My Hao is a district located in Hung Yen province which is northeast of North
Delta. In recent years the economic structure of agriculture - industry - services has
changed rapidly along with the process of industrialization and modernization. The
proportion of key industries - construction, trade – service has increased. Because of the
urbanization, the area of farmland has been narrowed down. In order to withstand the
district’s agriculture, the extension mission is enhanced to promote sustainable
development, through extension activities of the project. It’s necessary to evaluate the
results achieved and point out some shortcomings which need to overcome in the
process of implementing extension projects.
Based on the implementation of sustainable agricultural development policies in
My Hao district, Hung Yen and My Hao People's Committee leadership, Hung Yen and

My Hao agriculture extension guidance guidance, My Hao District has implemented 23
extension projects in 2013-2015 with a total investment amounted to approximately 20
billion VND and the participation of over 700 households. Initially, the extension

xiii


projects also have gained encouraging achievements: the household incomes increase by
50% corresponding which is over 12 million, the crop productions incomes on 1m2 of
arable land have increased by 65% per year, the farming workers incomes have
increased by 58% per year; the animal husbandry income have increased by 46% per
year and the aquaculture workers incomes have increased over 92% per year which is
the highest one.
However, due to the level of extension workers in the province are mainly
trained in primary and secondary should be limited in knowledge and expertise and
qualifications of the people in the province is also not high, the low-educated household
head could not participate in the extension of the project implementation, they are not
confident enough and feared risk large capital investment to produce new
manufacturing technology. On the other hand for capital investment projects is limited,
households in the province are mainly income from agriculture is the key to lowincome, from which farmers lack the capital to invest in production. Add to that the
production area of the households still fragmented, unfocused, producing outdoor
mainly influenced by extreme weather conditions, ... from the factors that limit
performance result of the extension project, which led to not encourage farmers to be
more involved in the extension project.
Stems from the fact that the author has given the solution for the province,
namely: to improve the efficiency of agricultural activities in the district, increase
funding for extension activities, improve performance extension of the base system, and
improve the effectiveness of complementary activities such as propaganda, enhanced
ability to acquire new advances for farmers, ...


xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện vẫn được coi là vấn đề then chốt,
quyết định sự thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc
biệt với Việt Nam, một nước có nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, sự đóng
góp của nông nghiệp, nông thôn vào sự phát triển chung của quốc dân càng to
lớn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn là một quá trình tất yếu cải thiện một cách
bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.
Một trong những giải pháp quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông thôn
bền vững là phải đưa những tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất nông nghiệp.
Hay nói cách khác là đưa những tiến bộ kỹ thuật mới thường nảy sinh ra từ các tổ
chức nghiên cứu khoa học (viện, trường, trạm, trại ...) vào trong thực tiễn sản xuất
của người nông dân. Như vậy giữa nghiên cứu và phát triển nông thôn có mối
quan hệ chặt chẽ ràng buộc nhau như sản xuất - tiêu dùng, giữa người mua - người
bán. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để kiến thức đó đưa vào được thực tiễn và người
nông dân làm thế nào để sử dụng được chúng. Nghĩa là giữa nghiên cứu và nông
dân cần có một trung gian làm nhiệm vụ lưu thông kiến thức và khuyến nông trong
quá trình đó là chiếc cầu nối giữa khoa học với nông dân.
Với vai trò là tổ chức giúp nhà nước thực hiện những chính sách, chiến
lược về nông dân, nông nghiệp và nông thôn, vận động nông dân tiếp thu và thực
hiện các chính sách nông nghiệp, trực tiếp cung cấp thông tin về những nhu cầu,
nguyện vọng của nông dân cho nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước hoạch định
những chính sách phù hợp. Trong những năm qua, hệ thống khuyến nông đã triển
khai nhiều chương trình dự án nhằm đưa các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong thực
tiễn sản xuất của người nông dân, nhiều tiến bộ kỹ thuật đưa vào sản xuất được
nông dân đón nhận và áp dụng rộng rãi, góp phần tích cực tăng năng suất cây

trồng, vật nuôi. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn
Việt Nam ngày càng được đổi mới.
Mỹ Hào là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hưng Yên thuộc đồng
bằng Bắc Bộ. Huyện Mỹ Hào có hệ thống giao thông phát triển mạnh, có khu

1


công nghiệp Phố Nối A, Phố Nối B, khu công nghiệp Minh Đức... nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thuận tiện trong giao lưu kinh tế, văn hóa, có
điều kiện tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Mỹ Hào đã và
đang phát triển thành một huyện có nền kinh tế đa dạng và phong phú với cơ cấu
công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, thương mại hợp lý.
Trong những năm qua, để các hộ nông dân được truyền bá kiến thức và
huấn luyện dạy nghề và đưa đến cho họ những hiểu biết để họ có khả năng tự
giải quyết những vấn đề gặp phải nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao
thu nhập, cải thiện mức sống, nâng cao dân trí trong cộng đồng nông thôn.
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung tâm khuyến nông tỉnh Hưng Yên, UBND
huyện Mỹ Hào, Trạm khuyến nông huyện Mỹ Hào đã triển khai nhiều dự án
khuyến nông trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, cơ giới hóa,…
tới đông đảo người dân trên địa bàn huyện. Do quá trình đô thị hóa nên diện
tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, để nông nghiệp của huyện phát triển
bền vững thì công tác khuyến nông được tăng cường triển khai nhằm thúc đẩy
nông nghiệp phát triển bền vững, thông qua các hoạt động của dự án khuyến
nông càng trở lên quan trọng. Tuy nhiên, công tác khuyến nông còn tồn tại
nhiều khó khăn, thách thức nên chưa phát huy hết tiềm năng phát triển của
huyện. Các nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế bao gồm cả yếu tố chủ quan
và yếu tố khách quan, như các kênh thông tin đến với người dân còn ít và
thiếu đồng bộ; trình độ, nhận thức của người dân còn nhiều chênh lệch và
chưa nhận thấy tầm quan trọng của khuyến nông; các dự án khuyến nông vẫn

còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và bên cạnh đó là do công
tác đánh giá dự án, hoạt động khuyến nông chỉ dừng lại ở đánh giá năng suất
và chất lượng dự án, không có đánh giá xem nông dân có hiểu và áp dụng
những kiến thức được tập huấn vào sản xuất như thế nào.
Việc đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như chỉ ra những tồn tại
cần khắc phục trong quá trình thực hiện những dự án khuyến nông là hết sức
quan trọng và cần thiết để qua đó có các cơ sở làm đề xuất cũng đúc rút ra
những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các dự án khuyến nông trong
những năm tiếp theo. Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá kết quả các dự án khuyến nông tại huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá kết quả của các dự án khuyến nông tại huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả và những tác động
tích cực của các dự án đến phát triển kinh tế của các hộ nông dân tại địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Hệ thống hóa cở sở lý luận và thực tiễn về đánh giá kết quả của dự án

khuyến nông.
-

Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của


các dự án khuyến nông tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
-

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các dự án khuyến

nông tại huyện Mỹ Hào.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nào có thể làm rõ về dự án khuyến nông
và vai trò của các dự án khuyến nông?
- Thực trạng kết quả của các dự án khuyến nông tại huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên như thế nào?
- Tác động của các dự án khuyến nông đến phát triển kinh tế các hộ nông
dân tại huyện Mỹ Hào như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới kết quả của các dự án khuyến nông tại
huyện Mỹ Hào?
- Những giải pháp nào để nâng cao kết quả của các dự án khuyến nông tại
huyện Mỹ Hào?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về các dự án khuyến
nông tại huyện Mỹ Hào, kết quả và các tác động của các dự án khuyến nông đến
phát triển kinh tế của các hộ nông dân tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
* Đối tượng khảo sát:
- Các cán bộ ở các phòng ban của huyện, xã, thị trấn liên quan đến các dự
án khuyến nông.

3


+ Cấp huyện bao gồm: phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm khuyến nông.

+ Cấp xã, thị trấn bao gồm: Chủ tịch UBND xã, thị trấn, chủ nhiệm HTX
dịch vụ nông nghiệp.
- Người nông dân.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá kết quả của các dự án
khuyến nông tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Dự án khuyến nông gồm có 5 nhóm nội dung chính sau: (i) Thông tin
tuyên truyền; (ii) Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo; (iii) Xây dựng mô hình và
chuyển giao công nghệ; (iv) Tư vấn và dịch vụ; (v) Hợp tác quốc tế. Trong
nghiên cứu này tôi chỉ tập trung vào 3 nhóm nội dung: i, ii, iii.
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên.
- Về thời gian:
+ Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2015 - 2016.
+ Đề tài thu thập số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2013 – 2015.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ CỦA CÁC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về dự án
“Dự án” theo từ điển bách khoa toàn thư được định nghĩa là “điều người
ta có ý định làm”, hay “đặt kế hoạch cho một ý đồ, một quá trình hành động”.
Có thể thấy rằng trong khái niệm “dự án” bao gồm 2 ý: vừa là ý tưởng, ý định, ý
muốn và vừa có ý hành động.
Ở nước ta hiện nay, thuật ngữ “dự án” được sử dụng tương đối rộng rãi.
Dự án có thể thực hiện trên một quy mô lớn do Chính phủ tiến hành, nhỏ hơn là

các dự án do một tỉnh, huyện, một tổ chức xã hội thực hiện. Dự án có thể đơn
giản như một kế hoạch hoạt động của các nhân, một gia đình, như cải tạo một
khu vườn, phát triển một mô hình trang trại, phát triển chăn nuôi một loại gia súc,
gia cầm, … Tựu chung lại, dự án có thể được hiểu như một kế hoạch can thiệp để
giúp một tổ chức, một cộng đồng hoặc một các nhân nhằm thay đổi cái hiện tại
đến một cái mới tốt đẹp hơn. Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về dự án,
cụ thể như:
Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó dưới
sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn lực đã định. Thông qua việc thực hiện dự án
để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quá của nó có thể là một
sản phẩm hay một dịch vụ mà bạn mong muốn (VIM, 2007).
Dự án là một nỗ lực phức tạp, không thường xuyên, mang tính chất đơn
nhất được thực hiện trong điều kiện ràng buộc nhất định về thời gian, ngân sách,
nguồn lực và các tiêu chuẩn chất lượng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng
(Nguyễn Quốc Duy, 2012).
“Dự án là sự can thiệp một cách có kế hoạch nhằm đạt được một hay một
số mục tiêu cũng như hoàn thành những công việc đã được định trước tại một địa
bàn trong một khoảng thời gian nhất định, với những tiêu phí về tài chính và tài
nguyên đã được định trước” (Nguyễn Thị Oanh,1995).

5


Theo khoản 7 Điều 4 Luật Đâu thầu: Dự án là tập hợp các đề xuất để thực
hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó
trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định (Quốc hội, 2005).
Về mặt lý thuyết, dự án được hiểu là một công việc với các đặc tính sau:
Cần tới nguồn lực (con người, máy móc, vật tư và tiền vốn); có mục tiêu cụ thể;
phải được hoàn thành với thời gian và chất lượng định trước; có thời điểm khởi
đầu và kết thúc rõ ràng; có khối lượng công việc cần thực hiện cụ thể; có ngân

sách hạn chế và sự kết nối hợp lý của nhiều phần việc lại với nhau.
Tóm lại: Dự án là một nhiệm vụ mang tính chất một lần, có mục tiêu rõ
ràng (trong đó bao gồm chức năng, số lượng và tiêu chuẩn chất lượng), yêu cầu
phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định, có dự toán tài chính
từ trước và nói chung không được vuợt qua dự toán đó.
Như vậy, Dự án là đối tượng của quản lý và là tập hợp của những hoạt
động khác nhau có liên quan với nhau theo một logic, một trật tự xác định nhằm
vào những mục tiêu xác định, được thực hiện bằng những nguồn lực nhất định
trong những khoảng thời gian xác định. Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án
không có tính chất đầu tư.
2.1.1.2. Khái quát về khuyến nông
Dưới đây là một số khái niệm về khuyến nông.
Theo Hán – Văn: “khuyến” có nghĩa là khuyên người ta cố gắng sức trong
công việc, còn “khuyến nông” là khuyến mở mang phát triển trong nông nghiệp.
Theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông – lâm – ngư
nghiệp, các trung tâm khoa học nông lâm nghiệp để phổ biến, mở rộng kết quả
nghiên cứu tới nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ áp dụng nhằm
thu được nhiều nông sản hơn. Hiểu theo nghĩa này thì khuyến nông chỉ là
công việc của chuyển giao kĩ thuật tiến bộ trong nông nghiệp mà thôi (Đỗ
Kim Chung, 2011).
Theo nghĩa rộng: khuyến nông ngoài việc hướng dẫn cho nông dân biết kĩ
thuật tiến bộ còn phải giúp hộ liên kết với nhau để phòng chống thiên tai, để có
vật tư, kĩ thuật, để sản xuất, để tiêu thụ sản phẩm, để thi hành chính sách của
Chính phủ và luật lệ của Nhà nước, giúp cho nông dân phát triển khả năng tự
quản lý, tổ chức cuộc sống một cách tốt nhất (Đỗ Kim Chung, 2011).

6


Theo trung tâm khuyến nông khuyến lâm Quốc gia (2007): Khuyến nông

là một quá trình, một dịch vụ thông tin nhằm truyền bá những chủ trương, chính
sách về nông nghiệp, những kiến thức về kĩ thuật, kinh nghiệm tổ chức và quản
lý sản xuất, những thông tin về thị trường giá cả và rèn luyện tay nghề cho nông
dân đề họ có đủ khả năng tự giải quyết vấn đề cho sản xuất, đời sống, của bản
thân họ và cộng đồng, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao dân trí, cải thiện đời
sống và phát triển nông nghiệp nông thôn.
Theo tổ chức FAO (1987): khuyến nông được xem như một tiến trình của
sự hòa nhập các kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại. Các quan điểm kĩ năng để
quyết định cái gì cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa phương sử
dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ với sự hỗ trợ giúp đỡ từ bên ngoài để có khả
năng vượt qua các trở ngại gặp phải (FAO, 1987).
Như vậy, có thể hiểu như sau: khuyến nông là một cách giáo dục không
chính thức nhằm chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào quá trình sản xuất và nâng cao
trình độ cho người dân, giúp nông dân có thể giải quyết được những khó khăn
của chính họ.
- Mục tiêu của khuyến nông:
+ Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu
nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về
kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản
xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và
thị trường.
+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển
sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm
đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh
lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.
+ Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
tham gia khuyến nông (Chính phủ, 2010).
- Chức năng của khuyến nông:
Chức năng cơ bản của khuyến nông không những truyền bá thông tin,

huấn luyện nông dân mà còn biến những thông tin, kiến thức được truyền bá,
những kỹ năng đã đào tạo thành những kết quả cụ thể trong sản xuất và đời sống.

7


+ Bồi dưỡng, tập huấn: Tổ chức các khoá tập huấn, xây dựng mô hình
tham quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân.
+ Thúc đẩy: Tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất những ý tưởng,
sáng kiến và thực hiện thành công các ý tưởng sáng kiến của họ. Phát triển các
hình thức liên kết, hợp tác của nông dân nhằm mục tiêu phát triển nông lâm
nghiệp và nông thôn.
+ Trao đổi và truyền bá thông tin: Bao gồm việc xử lý, lựa chọn các thông
tin cần thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân, giúp họ
cùng nhau chia sẻ và học tập.
+ Giúp nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn tại địa phương: Tạo điều
kiện giúp họ có thể phát hiện, nhận biết và phân tích các vấn đề khó khăn trong sản
xuất, đời sống và bàn bạc cùng nông dân tìm biện pháp giải quyết. Phát triển các
chương trình khuyến nông, khuyến lâm với các phương pháp và cách tiếp cận
thích hợp. Trên cơ sở cùng người dân, cộng đồng phân tích thực trạng địa phương,
xây dựng kế hoạch, thực hiện các chương trình khuyến nông, khuyến lâm phù hợp
đáp ứng được nhu cầu lợi ích của nhiều đối tượng người dân trong cộng đồng.
+ Giám sát và đánh giá các hoạt động khuyến nông: Đây là một trong
những nội dung rất quan trọng, nếu làm tốt công tác giám sát đánh giá có nghĩa là
đã cụ thể hoá được những kế hoạch, chương trình khuyến nông tới người dân,
nắm bắt những mặt được, chưa được trong quá trình triển khai hoàn thiện.
+ Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuật mới,
hoặc kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện trường, từ đó làm cơ
sở cho việc khuyến khích lan rộng.
+ Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển

sản xuất quy mô trang trại.
+ Tìm kiếm và cung cấp cho nông dân các thông tin về giá cả, thị trường
tiêu thụ sản phẩm (Trung tâm khuyến nông Quốc gia, 2007).
- Nguyên tắc hoạt động khuyến nông
+ Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển nông nghiệp
của Nhà nước.
+ Phát huy vai trò chủ động, tích cực và sự tham gia tự nguyện của nông
dân trong hoạt động khuyến nông.

8


+ Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các
doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân.
+ Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nông
để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham
gia hoạt động khuyến nông.
+ Dân chủ, công khai, có sự giám sát của cộng đồng.
+ Nội dung, phương pháp khuyến nông phù hợp với từng vùng miền, địa
bàn và nhóm đối tượng nông dân, cộng đồng dân tộc khác nhau (Chính phủ, 2010).
2.1.1.3. Dự án khuyến nông
Từ các quan điểm, khái niệm về dự án và khuyến nông, tác giả đi đến khái
niệm chung nhất về dự án khuyến nông như sau: Dự án khuyến nông là một loại
dự án được đưa đến người dân nông thôn nhằm đạt được những hiệu quả nhất
định... Có thời gian bắt đầu và kết thúc cụ thể, và những mục tiêu cần đạt được
trong thời gian đó; mang tính xác định về mặt địa lý (ở một vùng hoặc một khu
vực nhất định có điều kiện phù hợp để thực hiện dự án), thể hiện bằng một
chương trình hành động với những tiêu phí về tài chính và tài nguyên đã được
định trước.
Dự án khuyến nông thực chất là tên gọi khác của hoạt động khuyến nông,

nó đi theo một mô hình cụ thể mang tính tổng hợp. Căn cứu theo Nghị định
02/2010/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến nông, các nội dung của Dự án khuyến
nông bao gồm:
- Thông tin, tuyên truyền
+ Tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,
tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến
điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh, phát triển nông nghiệp,
thuỷ sản.
+ Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng các
phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm và
các hình thức thông tin tuyên truyền khác.
- Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
+ Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao
kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong nông nghiệp, thuỷ sản.

9


+ Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt động
khuyến nông, khuyến ngư.
+ Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập trong và ngoài nước
- Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ
+ Xây dựng mô hình trình diễn về các tiến bộ khoa học công nghệ phù
hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất.
+ Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ
sản.
+ Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra
diện rộng.
- Tư vấn và dịch vụ
+ Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về: đất đai, thuỷ sản, thị trường,

khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh
doanh về phát triển nông nghiệp, thuỷ sản.
+ Dịch vụ trong các lĩnh vực: pháp luật, tập huấn, đào tạo, cung cấp
thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường,
giá cả đầu tư, tín dụng, xây dựng dự án, cung cấp vật tư kỹ thuật, thiết bị và
các hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp, thuỷ sản theo quy định
của pháp luật.
+ Tư vấn, hỗ trợ việc khởi sự doanh nghiệp nhỏ và vừa lập dự án đầu tư
phát triển nông nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn, tìm kiếm mặt bằng
sản xuất, tuyển dụng, đào tạo lao động, huy động vốn, phù hợp với quy hoạch
phát triển nông nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn theo vùng, lãnh thổ và
địa phương.
+ Tư vấn, hỗ trợ, phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến
nông lâm, thuỷ sản, nghề muối.
+ Tư vấn, hỗ trợ quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi
trường nông thôn.
+ Tư vấn, hỗ trợ đổi mới tổ chức, cải tiến quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ
giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, của tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn (Chính phủ, 2010).

10


Phương pháp khuyến nông
- Trình diễn
Trình diễn phương pháp: là một phương pháp đào tạo thực hành nhằm chỉ cho
nông dân biết cách làm một thao tác hay một hoạt động cụ thể nào đó, nhằm trả lời
câu hỏi: Làm như thế nào? Vì thế trình diễn phương pháp là phương pháp huấn luyện
hiện trường, nông dân phải thực hiện những công việc, thao tác cụ thể. Trình diễn
phương pháp có nghĩa là hướng dẫn cho nông dân cách làm một công việc gì đó.

Trình diễn kết quả: là một phương pháp huấn luyện nhằm chứng minh và
chỉ cho nông dân những kết quả thực tiễn của hoạt động sản xuất nào đó cũng
như thuyết phục nông dân chấp nhận và làm theo kỹ thuật khuyến cáo.
- Hội thảo đầu bờ
Hội thảo đầu bờ (hay còn gọi là hội thảo trên hiện trường) là một hình
thức huấn luyện bằng việc trao đổi kinh nghiệm để đánh giá và giải quyết các vấn
đề ngay tại hiện trường. Đây là hình thức đào tạo chuyển giao kỹ thuật tiến bộ
mang lại kết quả ở cả hai mặt: nâng cao kiến thức kinh nghiệm cho nông dân và
giải quyết các vấn đề ngay trên hiện trường để có thể mở rộng các kết quả đã
trình diễn trong cộng đồng.
Vì vậy, hội thảo đầu bờ là quá trình học hỏi kinh nghiệm giữa những nông
dân với nhau trong cộng đồng, là phương pháp khuyến nông “từ nông dân đến
nông dân” dưới sự hỗ trợ của một hay nhiều chuyên gia, đó là cán bộ khuyến
nông hay giáo viên đến từ bên ngoài cộng đồng.
- Tham quan
Nông dân thường rất muốn đi thăm các cơ sở sản xuất khác để tìm hiểu
xem người dân ở những nơi đó họ làm ăn ra sao, họ trồng cây gi, nuôi những con
gì, họ gặp những khó khăn gì, sinh kế ra sao,...
Đi tham quan còn giúp nông dân so sánh cách làm ăn của mình với người
khác và trao đổi kinh nghiệm với nhau. Do vậy, điều quan trọng là nơi được chọn
đến tham quan phải có những điều kiện canh tác tương tự với địa phương của
người đi tham quan.
Đi tham quan là một biện pháp tốt trong khuyến nông nhằm tạo điều kiện
cho nông dân “trăm nghe không bằng một thấy”, “đi một ngày đàng học một
sàng khôn” và khuyến khích họ trao đổi kinh nghiệm, học được các bài học bổ
ích từ những địa phương khác nhau (SNV, CIDSE, SFDP..., 2003)

11



×