Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đánh giá mô hình sản xuất khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu tại huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 131 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ TUYẾT NHUNG

ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH SẢN XUẤT KHOAI TÂY
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐẤT TỐI THIỂU
TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Dương Nga

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Thị Tuyết Nhung

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc TS. Nguyễn Thị Dương Nga đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn
Phân tích Định lượng – Khoa Kinh tế và PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tiếp đến, tôi xin chân thành cảm ơn các phòng; ban chức năng và Trạm Khuyến
nông huyện Gia Lâm; các tổ chức đoàn thể xã hội, Hợp tác xã DVNN cùng toàn thể các
hộ dân tại xã Kim Sơn, xã Lệ Chi, xã Đình Xuyên huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè – những người luôn động viên khích
lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Do thời gian và kiến thức có hạn, đề tài của tôi không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo

cùng toàn thể bạn đọc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Thị Tuyết Nhung

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................. vi
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục đồ thị, hình, hộp........................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis Abstract ........................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 1

1.2.1.

Mục tiêu chung ............................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ......................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận .................................................................................................. 4

2.1.1.

Các khái niệm và lý luận cơ bản ..................................................................... 4


2.1.2.

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản xuất khoai tây .......................................... 8

2.1.3.

Giới thiệu mô hình sản xuất khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu .......... 12

2.1.4.

Nội dung đánh giá mô hình sản xuất khoai tây bằng phương pháp làm đất
tối thiểu ........................................................................................................ 16

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng mô hình ........................................... 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 19

2.2.1.

Phát triển sản xuất khoai tây trên thế giới ...................................................... 21

2.2.2.

Tình hình phát triển sản xuất khoai tây ở Việt Nam....................................... 23


2.2.3.

Tình hình áp dụng kỹ thuật sản xuất khoai tây bằng phương pháp làm đất
tối thiểu tại Việt Nam.............................................. .........................................23

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 24

iii


3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 34

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 34

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 38

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 44

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................. 44


3.2.2.

Phương pháp thu thập tài liệu........................................................................ 45

3.2.3.

Phương pháp xử lý, phân tích số liệu, thông tin ............................................. 47

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 49

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 52
4.1.

Thực trạng triển khai mô hình sản xuất khoai tây bằng phương pháp làm
đất tối thiểu tại huyện Gia Lâm ..................................................................... 52

4.1.1.

Đánh giá chung tình hình sản xuất cây trồng vụ đông huyện Gia Lâm........... 52

4.1.2.

Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây ...................................................... 52

4.1.3.

Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất khoai tây tại huyện
Gia Lâm ....................................................................................................... 55


4.2.

Đánh giá mô hình sản xuất khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu
tại các điểm nghiên cứu ................................................................................ 58

4.2.1.

Thông tin chung của các hộ tham gia mô hình sản xuất khoai tây bằng
phương pháp làm đất tối thiểu ....................................................................... 58

4.2.2.

Tính phù hợp của mô hình ............................................................................ 60

4.2.3.

Tính hiệu quả của mô hình ............................................................................ 71

4.2.4.

Tính bền vững của mô hình .......................................................................... 77

4.2.5.

Tính lan tỏa của mô hình .............................................................................. 80

4.3.

Đánh giá khả năng mở rộng áp dụng mô hình sản xuất khoai tây bằng

phương pháp làm đất tối thiểu tại huyện Gia Lâm ......................................... 83

4.3.1.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng mô hình .......................................... 83

4.3.2.

Tiềm năng mở rộng mô hình sản xuất khoai tây bằng phương pháp
làm đất tối thiểu ........................................................................................... 87

4.3.3.

Phân tích SWOT đối với trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất
tối thiểu ........................................................................................................ 91

4.4.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nhân rộng mô hình trên toàn
huyện trong thời gian tới ............................................................................... 92

4.4.1.

Xây dựng quy hoạch vùng sản xuất tập trung ................................................ 93

4.4.2.

Tăng cường tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân .......................... 93

iv



4.4.3.

Tăng cường công tác khuyến nông ................................................................ 94

4.4.4.

Duy trì thực hiện các chính sách hỗ trợ mô hình............................................ 95

4.4.5.

Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất .................................................... 95

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 97
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 97

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 98

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 99
Phụ lục ................................................................................................................... 103

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

:Bảo vệ thực vật

CN – XD

:Công nghiệp-Xây dựng

GTSX

:Giá trị sản xuất

GTSXBQ

:Giá trị sản xuất bình quân

HTX DVNN

:Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp

HQKT

:Hiệu quả kinh tế

LĐTT


:Làm đất tối thiểu

MH

:Mô hình

NK

:Nhân khẩu

NLN-TS

:Nông lâm nghiệp-thủy sản

NN

:Nông nghiệp

NN-TS

:Nông nghiệp - Thủy sản

SX

:Sản xuất

TM

:Thương mại


TTCN-XDCB

:Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng cơ bản

TTKN

:Trung tâm khuyến nông

UBND

:Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Năng suất protein và năng lượng của một số cây ........................................ 9
Bảng 2.2. Sử dụng phân bón trong quy trình trồng khoai tây bằng phương pháp
làm đất tối thiểu ....................................................................................... 14
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 – 2015 ................... 37
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất - kinh doanh của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 – 2015.. 40
Bảng 3.3. Tình hình lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 – 2015 ................ 41
Bảng 3.4. Thu thập tài liệu thứ cấp .......................................................................... 45
Bảng 3.5. Dung lượng mẫu điều tra hộ sản xuất khoai tây ........................................ 46
Bảng 3.6. Tình hình phân bổ mẫu phỏng vấn ........................................................... 46
Bảng 4.1. Tổng hợp diện tích khoai tây và một số cây trồng chính vụ đông giai
đoạn 2012-2015 ....................................................................................... 52
Bảng 4.2. Diện tích khoai tây huyện Gia Lâm giai đoạn 2012-2015 ......................... 53
Bảng 4.3. Năng suất khoai tây huyện Gia Lâm giai đoạn 2012-2015 ........................ 54
Bảng 4.4. Sản lượng khoai tây huyện Gia Lâm giai đoạn 2012-2015........................ 55

Bảng 4.5. Tình hình triển khai mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất
tối thiểu ................................................................................................... 57
Bảng 4.6. Thông tin chung của các hộ tham gia mô hình ......................................... 59
Bảng 4.7. Đánh giá của các hộ điều tra về tập huấn kỹ thuật sản xuất khoai tây
bằng phương pháp làm đất tối thiểu ......................................................... 63
Bảng 4.8. Năng suất, giá bán khoai tây bình quân của các hộ điều tra trong vụ
đông 2015 (tính cho 1ha) ......................................................................... 71
Bảng 4.9. Đầu tư vật chất cho sản xuất 1 ha khoai tây theo hai phương pháp ........... 72
Bảng 4.10. Chi phí bình quân 1 ha trồng khoai tây của các hộ điều tra ....................... 73
Bảng 4.11. Kết quả và hiệu quả sản xuất khoai tây bằng PP LĐTT của các hộ nông dân .. 74
Bảng 4.12. Diện tích trồng khoai tây theo phương pháp LĐTT tại huyện Gia Lâm
giai đoạn 2011 - 2015 .............................................................................. 78
Bảng 4.13. Đánh giá về tính lan tỏa của mô hình sản xuất khoai tây bằng PP LĐTT
của hộ tham gia mô hình .......................................................................... 81
Bảng 4.14. Đánh giá về nhu cầu tham gia mô hình sản xuất khoai tây bằng PP
LĐTT của hộ chưa tham gia mô hình....................................................... 82

vii


Bảng 4.15. Đánh giá về ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật .............................................. 83
Bảng 4.16. Đánh giá về ảnh hưởng của yếu tố kinh tế ................................................ 84
Bảng 4.17. Đánh giá của hộ về ảnh hưởng của yếu tố thuộc về hộ sản xuất ................ 85
Bảng 4.18. Đánh giá của hộ về ảnh hưởng của yếu tố xã hội...................................... 87
Bảng 4.19. Điều kiện mở rộng mô hình trên địa bàn huyện Gia Lâm ......................... 90
Bảng 4.20. Tiềm năng mở rộng mô hình trên địa bàn huyện Gia Lâm ........................ 91
Bảng 4.21. Phân tích SWOT đối với trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu . 92

viii



DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH, HỘP
Tên đồ thị
Đồ thị 4.1. Nguồn tiếp cận thông tin về quy trình sản xuất khoai tây bằng
phương pháp làm đất tối thiểu ................................................................ 60
Đồ thị 4.2. Lý do tham gia mô hình của hộ điều tra .................................................. 62
Đồ thị 4.3. Ưu điểm của mô hình sản xuất khoai tây theo phương pháp làm đất
tối thiểu .................................................................................................. 64
Đồ thị 4.4. Nhược điểm của mô hình sản xuất khoai tây theo phương pháp làm
đất tối thiểu ............................................................................................ 65
Đồ thị 4.5. Đánh giá tính phù hợp của mô hình trồng khoai tây bằng phương
pháp làm đất tối thiểu ............................................................................. 66
Đồ thị 4.6. Đánh giá sự phù hợp về mặt kỹ thuật của mô hình .................................. 68
Đồ thị 4.7. Đánh giá tính phù hợp về mặt kinh tế của mô hình ................................. 70
Đồ thị 4.8. Hình thức tiêu thụ sản phẩm của hộ ........................................................ 70
Đồ thị 4.9. Đánh giá của người sản xuất về hiệu quả môi trường của phương
pháp LĐTT ............................................................................................ 76
Đồ thị 4.10. Quyết định của hộ về khả năng tiếp tục sản xuất khoai tây theo
phương pháp LĐTT ............................................................................... 78
Đồ thị 4.11. Quyết định thay đổi diện tích sản xuất của hộ khi không có hỗ trợ
kinh phí .................................................................................................. 79
Tên hình
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm ............................................................ 34
Hình 4.1. Kỹ thuật làm đất trồng khoai tây truyền thống (hình trái) và trồng theo
phương pháp làm đất tối thiểu (hình phải) ................................................. 68
Hình 4.2. Thu hoạch khoai từ phương pháp làm đất cũ (bên trái) tốn nhiều sức lao
động hơn so với phương pháp làm đất tối thiểu (bên phải)........................ 69
Tên hộp
Hộp 1. Hiệu quả từ sử dụng chân đất hai lúa ............................................................... 66
Hộp 2. Mô hình triển khai phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương ................... 67

Hộp 3. Chi phí sản xuất giảm là lợi thế của mô hình ................................................... 74
Hộp 4. Đầu ra sản phẩm rất quan trọng ....................................................................... 79
Hộp 5. Mô hình đang được triển khai tốt .................................................................... 82

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Lê Thị Tuyết Nhung
Tên Luận văn: “Đánh giá mô hình sản xuất khoai tây bằng phương pháp làm
đất tối thiểu tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng triển khai và đánh giá tính phù hợp, tính
hiệu quả, tính bền vững và tính lan tỏa của mô hình sản xuất khoai tây bằng phương
pháp làm đất tối thiểu trên địa bàn huyện Gia Lâm, trong đó tập trung nghiên cứu điểm
tại 3 xã xã Kim Sơn, Đình Xuyên, Lệ Chi, các số liệu được thu thập trong khoảng thời
gian từ năm 2011 đến năm 2015, (số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2011 – 2015; số liệu
sơ cấp thu thập năm 2014, 2015). Từ đó đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ
yếu nhằm phát triển và nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Mô hình là nói đến một hệ thống bao gồm các yếu tố quan hệ hoà đồng lẫn nhau.
Sự bố trí một cách hợp lý các yếu tố trong mô hình giúp cho hệ thống phát triển toàn
diện. Trồng khoai tây phương pháp làm đất tối thiểu ứng dụng được trên đất hai vụ lúa,
không cạnh tranh với cây rau, cây màu về đất trồng (chân đất cao, thành phần cơ giới
nhẹ); sử dụng phụ phẩm cây trồng (rơm, rạ…) làm vật liệu che phủ sẽ bổ sung lượng
lớn chất hữu cơ cho đất, giảm ô nhiễm môi trường; giảm công lao động (làm đất, chăm
sóc, thu hoạch); giảm chi phí sản xuất; năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao.

Nội dung đánh giá mô hình sản xuất khoai tây bằng phương pháp làm đất tối
thiếu được vận dụng trên cơ sở lý luận của phương pháp phân tích dự án để đánh giá mô
hình với các nội dung cụ thể bao gồm: Đánh giá tính phù hợp của mô hình; đánh giá
tính hiệu quả (hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường); đánh giá tính bền
vững; đánh giá tính lan toả.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lựa chọn điểm nghiên cứu là xã có thực hiện mô hình trồng khoai tây
bằng phương pháp làm đất tối thiểu qua nhiều năm, nhìn chung đạt hiệu quả, cho năng
suất cao, điểm nghiên cứu có tính đại diện về diện tích triển khai mô hình, trình độ thâm
canh, số hộ sản xuất tham gia mô hình tăng dần qua các năm gồm xã Kim Sơn, xã Lệ
Chi, Đình Xuyên, đề tài sử dụng cả phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và số liệu sơ
cấp, các số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn bằng

x


phương pháp phỏng vấn sâu và qua bảng hỏi với tổng dung lượng mẫu là 130 hộ với 90
hộ tham gia mô hình và 40 hộ không tham gia mô hình làm đối chứng, phỏng vấn sâu
15 cán bộ. Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích số liệu, thông tin bao
gồm: phương pháp thống kê mô tả; phương pháp phân tổ thống kê; phương pháp thống
kê so sánh; phương pháp chuyên gia; công cụ phân tích SWOT, sử dụng thang đo
LIKERT 3 và sử dụng phương pháp hoạch toán kinh tế để hoạch toán hiệu quả kinh tế
của mô hình.
Kết quả chính và kết luận
Mô hình sản xuất khoai tây bằng phương pháp LĐTT thể hiện rõ tính hiệu quả
hơn so với phương pháp trồng truyền thống. Trồng bằng phương pháp LĐTT cho năng
suất cao hơn; chất lượng củ đẹp hơn; thu nhập hỗn hợp cao hơn gấp 2,07 lần so với
phương pháp truyền thống; phương pháp LĐTT sử dụng ít hơn phương pháp truyền
thống 70 công lao động nhưng tạo ra thu nhập hỗn hợp/công lao động cao hơn 2,65 lần
so với phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó, mô hình còn thể hiện hiệu quả môi

trường và xã hội, cụ thể giảm thải khí đốt và khói bụi vào môi trường; chống xói mòn,
bổ sung dinh dưỡng cho đất; hạn chế cỏ dại, sâu bệnh dại và hạn chế sử dụng thuốc
BVTV; bảo vệ sức khỏe con người và sức khỏe cộng đồng. Tính bền vững và tính lan
tỏa của mô hình được đánh giá cao thông qua việc các hộ sản xuất không thuộc mô hình
vẫn đến tìm hiểu, học tập và áp dụng một phần kỹ thuật vào trong sản xuất. Bên cạnh
đó, có tới 67,78% hộ quyết định tiếp tục sản xuất theo phương pháp LĐTT kể cả khi mô
hình kết thúc và không được nhận hỗ trợ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng mô hình bao gồm yếu tố kỹ thuật, yếu tố
kinh tế, yếu tố thuộc về hộ sản xuất và yếu tố xã hội. Trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng mở rộng mô hình,có tới 86,67% cán bộ đánh giá mô hình có tiềm năng
mở rộng trên địa bàn huyện với các điều kiện như quy hoạch sản xuất cụ thể, hỗ trợ đầu
ra cho sản phẩm, tăng cường công tác khuyến nông, nâng cao trình độ và tính chủ động
của người sản xuất.
Đây là mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cần được nhân rộng, tuy nhiên để mở
rộng mô hình cần tính đến yếu tố đầu ra cho sản phẩm, các xã có khả năng mở rộng mô
hình bao gồm: Kim Sơn; Lệ Chi; Đình Xuyên; Dương Hà; Yên Viên; Dương Quang.

xi


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Le Thi Tuyet Nhung
Thesis title: “Estimating potato production model using the minimize tillage
method in Gia Lam District, Ha Noi Capital”.
Major: Economic management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives
Research concentrates on studying the executing situation and assesses the
relevance, effectiveness, sustainability and spread of potato growing model, minimize
tillage method, in Gia Lam. There will focus on three coummute are Kim Son, Dinh
Xuyen and Le Chi. The data were collected from 2011 to 2015, (secondary data is
collected from2011 to 2015, the primary data is collected in 2014 and 2015). Then,
orientations and key solutions are proposed in order to develop and wider the model in
Gia Lam District in the near future
Model refers to a system including elements having mutually sociable relations.
The logical arrangement of elements in the model helps to develop a comprehensive
system. Growing potatoes by minimize tillage method can apply on two rice crop soil,
without competing with other vegetables and others on arable land (land feet high, light
mechanical components); using crop residues (straw,..) to cover will add a large amount
of organic matter to the soil, reduce environmental pollution; reduce labor cost (land
preparation, harvesting); reduce production costs; finally increase productivity and
economic efficiency.
The master content reviews of potato production model by the method of
minimize ground was applied on the basis of the literature review of project analytical
methods for evaluating the model with specific content, including: reviewing of
suitability of the model; reviewing the effectiveness (economic performance, social
performance, environmental performance); sustainability assessment; reviewing spread
possibility.
Materials and Methods
Study of point selection is carried on the commutes implementing the method of
minimize ground in growing potatoes over the years, generally getting high efficiency,
high productivity. The point study has selected representing of area, intensive level, the

xii



number of households participating in the model production over the years including Kim
Son commune, Le Chi commune, Dinh Xuyen. Research used both methods of collection
secondary data and primary data; the primary data was collected by surveys, in-depth
interviews and through questionnaires with a total sample size of 130 households which has
90 households participating in the model and 40 households not participate as a control
model, in-depth interviews with 15 officers. The study uses a combination of data analysis
methods such as descriptive statistics; disaggregated statistical; comparative
statistics; professional approach; SWOT analysis tool, LIKERT 3 scales and econometric
methods to plan effectively the economic cost of the model.
Main findings and conclusions
Potato production model using the minimize tillage method is more efficient than
traditional methods. Applying the minimize tillage method is for higher
productivity; potato quality is more beautiful; mixed income is 2.07 times higher than
that in traditional methods; the minimize tillage method uses 70 labour less than
traditional methods but it creates mixed-income/labour which is 2.65 times higher than
that in traditional methods. Besides, the model also demonstrates the efficiency in social
environment like reducing a large amount of gas, smoke and dust into the
environment; against soil erosion, adding nutrients to the soil; restricting weed, weed
pest and restricting using pesticide; protecting human health. The sustainability and
spread of the model are more appreciated through the fact that even the households not
belonging to the model also want to learn, study and apply partly this technique on their
production. Moreover, there are up to 67.78% of households decided to continue
applying the minimize tillage method even if the model ends and not receiving any
support.
There are factors affecting the application of the model including technical
factors, economic factors, factors belonging to households and social factors. Following
on factors affecting to the ability to expand the model, there are up to 86.67% of staffs
evaluating that model has the potential to expand in Gia Lam district with some
conditions such as the specific production planning, supporting outputs and
strengthening agricultural extension, improving level production and the production

autonomy.
Generally, this is an effective model of production should be expanded, however,
in order to expand the model, the factor of product output should be taken into account.
There are communes having spread model, including Kim Son; Le Chi; Dinh
Xuyen; Duong Ha; Yen Vien; Duong Quang.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở nước ta, khoai tây là cây trồng quan trọng trong công thức luân canh lúa
xuân muộn - lúa mùa sớm - khoai tây đông và khoai tây xuân – lúa xuân muộn –
lúa mùa sớm – rau đông, do có thời gian sinh trưởng ngắn, từ 80 - 100 ngày,
nhưng có khả năng cho năng suất từ 15 - 30 tấn củ/ha với giá trị dinh dưỡng
cao. Đây là cây trồng có ưu thế hơn nhiều loại cây trồng khác về khả năng tiêu
dùng và bảo quản lâu, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế
biến, cho hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời nó cũng là cây trồng góp phần bảo đảm
an ninh lương thực. Tuy nhiên trồng khoai tây theo phương pháp canh tác truyền
thống khá vất vả, nhất là khâu làm đất và chăm sóc, chính vì vậy những tiến bộ
kỹ thuật mới nhằm giảm chi phí đầu vào, giảm công lao động, tận dụng nguồn
rơm rạ thừa góp phần tăng thu nhập luôn được nông dân học hỏi và áp dụng.
Được sự hỗ trợ của Chương trình IPM – Rau của Tổ chức Lương nông Liên
Hợp Quốc (FAO) và Tổ chức Oxfam từ năm 2008, Chương trình IPM quốc gia Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đã phối hợp với một số chi cục BVTV và nông dân
phát triển kỹ thuật mới “trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu”. Từ
4 tỉnh ban đầu áp dụng kỹ thuật sản xuất khoai tây bằng phương pháp làm đất tối
thiểu (năm 2009), đến vụ đông xuân năm 2011 – 2012, đã có 20 tỉnh, thành phố
triển khai ứng dụng kỹ thuật này (Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hải
Phòng, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Yên Bái, Điện Biên, Lào
Cai, Nghệ An…) với tổng diện tích gần 430ha, trong đó Hà Nội có 170ha và

Thái Bình có 130ha (Kim Uyên, 2013).
Báo cáo tổng quan về phương pháp này, Kỹ sư Hồ Đăng Cử, thành viên nhóm
nghiên cứu thuộc Cục BVTV cho biết, trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối
thiểu có phủ rơm rạ là kỹ thuật trồng khoai tây mới ở Việt Nam, đã chứng minh
được ưu điểm vượt trội so với phương pháp truyền thống như: tăng năng suất, hiệu
quả kinh tế, giảm công lao động do giảm bớt khâu nặng nhất là khâu làm đất, tăng
độ phì cho đất, bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp và góp phần cải tạo đất trồng lúa cho
vụ sau. Đặc biệt, phương pháp này có thể áp dụng với nhiều giống khoai tây khác
nhau, trên nhiều loại đất, chân đất khác nhau, thậm chí đất ướt để tranh thủ thời vụ.
Ngoài ra, phương pháp canh tác mới này còn có ý nghĩa và tác động tích cực lên
môi trường nhờ giảm tình trạng đốt rơm rạ (Việt Hà, 2013).
1


Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố
Hà Nội. Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp đã thu được nhiều kết
quả, trong đó sản xuất vụ đông đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao tổng
sản lượng lương thực và sản lượng các loại cây trồng trong năm. Từ năm 2011
đến nay, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông
Hà Nội, Huyện Ủy, UBND huyện Gia Lâm; sự phối hợp giúp đỡ của các phòng
chuyên môn trung tâm khuyến nông thành phố cũng như các phòng ban ngành
của Huyện, Trạm Khuyến nông Gia Lâm đã tổ chức thực hiện xây dựng mô hình
“Trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu” trên địa bàn một số xã như
Kim Sơn, Lệ Chi, Đình Xuyên, Yên Viên, Dương Hà... Mô hình đã nhanh chóng
được nông dân tiếp nhận và áp dụng. Năm 2014 đã có thêm một số xã đăng ký
thực hiện mô hình với sự hỗ trợ kinh phí của UBND huyện. Mô hình đã góp phần
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ trên chân đất cấy hai vụ lúa, nâng cao thu
nhập cho người sản xuất; tạo ra sản phẩm rau củ an toàn, chất lượng nhằm đa
dạng hóa sản phẩm rau củ, quả cung cấp cho thị trường Hà Nội; nâng cao nhận
thức cho nông dân, hạn chế đốt rơm rạ dư thừa sau thu hoạch, giảm thiểu ô

nhiễm môi trường;...
Thực tế cho thấy mô hình nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía người sản
xuất, tuy tồn tại một số ưu, nhược điểm riêng nhưng mô hình được đánh giá phù
hợp với đặc điểm tự nhiên và cơ cấu mùa vụ tại địa phương, đồng thời phù hợp
cả về yếu tố kinh tế và kỹ thuật. Vấn đề đặt ra là mô hình đem lại hiệu quả cao
như vậy thì có nên tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất nữa hay không? Những khó
khăn, tồn tại là gì, tiềm năng của mô hình đến đâu và cần những điều kiện gì để
có thể mở rộng mô hình?
Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá toàn diện về mô hình và
tìm ra các giải pháp nhằm phát triển, nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện. Xuất
phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mô hình sản
xuất khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu tại huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng triển khai và đánh giá tính phù hợp, tính
hiệu quả, tính bền vững và tính lan tỏa của mô hình sản xuất khoai tây bằng
phương pháp làm đất tối thiểu ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, qua đó đề
xuất các định hướng và giải pháp nhằm phát triển và nhân rộng mô hình trên địa
bàn Huyện trong thời gian tới.
2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá mô hình
sản xuất khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu.
2. Đánh giá thực trạng triển khai và đánh giá tính phù hợp, tính hiệu quả,
tính bền vững và tính lan tỏa của mô hình sản xuất khoai tây bằng phương pháp
làm đất tối thiểu trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
3. Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nhân

rộng mô hình trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan tới đánh giá mô hình sản xuất
khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu với chủ thể nghiên cứu là các hộ
nông dân trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu và các hộ nông dân
trồng khoai tây bằng phương pháp truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
Tập trung nghiên cứu thực trạng triển khai và đánh giá tính phù hợp, tính
hiệu quả, tính bền vững và tính lan tỏa của mô hình sản xuất khoai tây bằng
phương pháp làm đất tối thiểu trên địa bàn huyện Gia Lâm. Trên cơ sở đó đề
xuất các định hướng và giải pháp nhằm phát triển và nhân rộng mô hình trên
địa bàn Huyện trong thời gian tới.
* Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi huyện Gia Lâm, trong đó các điểm nghiên
cứu được tiến hành tại 3 xã Kim Sơn, Đình Xuyên, Lệ Chi.
* Phạm vi về thời gian
Đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập trong khoảng thời gian từ năm
2011 đến năm 2015. Trong đó:
- Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2011 – 2015;
- Số liệu sơ cấp thu thập năm 2014, 2015.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 03 năm 2015 đến tháng 05 năm 2016.
3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm và lý luận cơ bản

2.1.1.1. Sản xuất và mô hình sản xuất
a. Sản xuất
Hiện nay theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất (Production)
được hiểu là một quá trình (Process) tạo ra sản phẩm (Goods) hoặc dịch vụ
(Services) (Nguyễn Thị Minh An, 2006).
Sản phẩm của quá trình sản xuất bao gồm hai loại chính. Thứ nhất, sản
phẩm hữu hình là kết quả của quá trình sản xuất thoả mãn nhu cầu của con
người và tồn tại dưới dạng vật thể. Thứ hai, sản phẩm vô hình là kết quả của
quá trình sản xuất thoả mãn nhu cầu của con người nhưng không tồn tại dưới
dạng vật thể (thường gọi là dịch vụ). Như vậy, về thực chất, sản xuất chính là
quá trình chuyển hoá các yếu tố đầu vào, biến chúng thành các đầu ra dưới
dạng sản phẩm hoặc dịch vụ (Nguyễn Thị Minh An, 2006).
b. Mô hình sản xuất
Để nghiên cứu các hiện tượng, vấn đề kinh tế kinh tế xã hội, chúng ta phải
sử dụng phương pháp gián tiếp, trong đó các đối tượng nghiên cứu trong hiện
thực được thay thế bởi “hình ảnh” của chúng gọi là các mô hình. Đây là phương
pháp tiếp cận mô hình các đối tượng, các vấn đề kinh tế. Phương pháp mô hình
toán kinh tế với việc sử dụng lý thuyết quy hoạch tuyến tính là phương pháp
mang lại tính thuyết phục và hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề tối ưu. Mô
hình của một số đối tượng là sự phản ánh hiện thực khách quan của đối tượng, sự
hình dung, tưởng tượng đối tượng đó bằng những ý nghĩ của những người nghiên
cứu và việc trình bày, thể hiện, diễn đạt những ý nghĩ đó bằng lời văn, sơ đồ,
hình vẽ... Như vậy nói đến mô hình là nói đến một hệ thống bao gồm các yếu tố
quan hệ hoà đồng lẫn nhau. Sự bố trí một cách hợp lý các yếu tố trong mô hình
giúp cho hệ thống phát triển toàn diện (Khuyết danh, 2008).
Mô hình của các đối tượng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế gọi là mô hình
kinh tế. Những vấn đề liên quan đến đối tượng này là những vấn đề hết sức phức
tạp, đặc biệt là những vấn đề đương đại. Để xây dựng mô hình kinh tế cần thu

4



thập sử dụng các thông tin về những công trình nghiên cứu có liên quan, các dữ
liệu đã được công bố và thậm chí phải sử dụng kiến thức của các ngành khoa học
khác (Khuyết danh, 2008).
Mô hình kinh tế là cách thức mô tả thực thể kinh tế đã được đơn giản hóa
bằng cách loại bỏ các chi tiết không quan trọng, giữ lại đặc điểm quan trọng nhất
để giải quyết vấn đề nghiên cứu nhằm hiểu và dự đoán được mối quan hệ của các
biến số trên cơ sở dựa vào hành vi của các biến số đó, nó cung cấp cách thức giải
quyết vấn đề (Phan Minh Mẫn, 2012).
Trong thực tế, mô hình kinh tế có các đặc trưng sau (Phan Minh Mẫn, 2012):
- Là hình mẫu tối ưu cho một giải pháp sản xuất.
- Phải có tính đại diện cho vùng có điều kiện tương tự.
- Phải ứng dụng được các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.
- Phải có tính hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Như vậy, mô hình sản xuất tức là những mô hình kinh tế đã bố trí được
sản xuất hợp lý để có được hiệu quả kinh tế cao nhất. Đây là mô hình trên cơ
sở thực trạng đất đai và dưới tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội và thị trường cụ thể, con người đưa ra quyết định về cơ cấu sản xuất, về
các loại mô hình sản xuất cũng như việc đầu tư các yếu tố sản xuất hợp lý cho
được thu nhập cao nhất.
2.1.1.2. Khái niệm “Tiến bộ kỹ thuật”
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư
số 13/2015/TT-BNNPTNT ngày 25/3/2015 hướng dẫn trình tự, thủ tục công
nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015) trong đó quy định rõ:
Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới (sau đây viết tắt là tiến bộ kỹ thuật) là
sản phẩm tạo ra từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; giải pháp
kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp ứng dụng.
Tiến bộ kỹ thuật phải đáp ứng quy định tại Điều 6 của Thông tư này và do

cơ quan có thẩm quyền công nhận.
“Điều 6. Điều kiện công nhận tiến bộ kỹ thuật
1. Đối với tiến bộ kỹ thuật tạo ra công nghệ, giải pháp mới phải đáp ứng
các điều kiện sau:
5


a) Có tính mới, tính sáng tạo, tính ổn định và cạnh tranh cao;
b) Sản phẩm phải được chứng nhận chất lượng đạt yêu cầu, giảm thiểu tác
động đến môi trường, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, có triển vọng mở
rộng sản xuất, góp phần ổn định an sinh xã hội.
2. Đối với tiến bộ kỹ thuật tạo ra công nghệ, sản phẩm nhằm cạnh tranh
hoặc thay thế sản phẩm tương tự đã có được công nhận trong thời gian gần nhất,
ngoài quy định tại khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tiết kiệm tối thiểu 5% chi phí sản xuất;
b) Năng suất vượt trên 10%.
2.1.1.3. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) của một hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu
đề cập đến lợi ích kinh tế sẽ thu được trong hoạt động đó. HQKT là một phạm trù
phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt
động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong
hoạt động kinh tế. Đây là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội do
nhu cầu vật chất cuộc sống của con người ngày một tăng. Nói một cách biện
chứng do yêu cầu của công tác quản lý kinh tế cần thiết phải đánh giá nhằm nâng
cao chất lượng các hoạt động kinh tế đã làm xuất hiện các phạm trù kinh tế
(Phạm Thị Mỹ Dung, 1996).
Từ năm 1878, Sapodonicop và nhiều nhà kinh tế, nhà khoa học đã tổ chức
tranh luận về vấn đề hiệu quả kinh tế. Nhưng phải hơn 30 năm sau (1910) mới có
văn bản pháp quy đánh giá hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư cơ bản. Từ đó đến
nay khái niệm này đang được quan tâm nghiên cứu và là một bộ phận quan trọng

của kinh tế chính trị học trong nền kinh tế thị trường. Khi nói về HQKT, các nhà
kinh tế ở nhiều nước, nhiều lĩnh vực có quan điểm khác nhau, có thể tóm tắt
thành ba hệ thống quan điểm như sau: (Thái Bá Cẩn, 1989)
Hệ thống quan điểm thứ nhất: Cho rằng HQKT được xác định bởi tỷ số
giữa kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra (như các nguồn nhân, tài, vật lực...).
Hệ thống quan điểm thứ hai cho rằng: Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu
số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả đạt được – Chi phí.
Hệ thống quan điểm thứ ba : Xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến
động giữa chi phí và kết quả sản xuất.

6


Theo quan điểm này, hiệu quả kinh tế biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần
tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay qua hệ tỷ lệ giữa kết
quả bổ xung và chi phí bổ xung.
Một số ý kiến chú ý đến quan hệ tỷ lệ giữa mức độ tăng trưởng kết quả sản
xuất với mức độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội.
Hiệu quả kinh tế = ∆K/∆C
∆K: Phần tăng thêm của kết quả sản xuất
∆C: Phần tăng thêm của chi phí sản xuất
Như vậy HQKT của một hiện tượng (một quá trình) kinh tế là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và
phương thức quản lý. Nó được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu nhằm phản
ánh các mục tiêu cụ thể của các cơ sở sản xuất phù hợp với yêu cầu xã hội.
2.1.1.4. Hiệu quả xã hội, môi trường
Mô hình sản xuất đạt hiệu quả xã hội khi nó đạt được các tiêu chí về mặt xã
hội như (Trần Bích Hồng, 2009):
- Phân phối thu nhập và công bằng: thể hiện qua sự đóng góp đối với việc

phát triển các vùng kinh tế kém phát triển, vùng hải đảo, xa xôi… và đẩy mạnh
công bằng xã hội;
- Cải thiện điều kiện vật chất và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
dân, đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo;
- Cải thiện điều kiện sức khỏe cho người dân: giảm tỷ lệ số người mắc
bệnh, giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong ở người lớn và
trẻ nhỏ…;
- Cải thiện môi trường làm việc, phát triển giáo dục nâng cao tỷ lệ giáo dục
phổ cập, tăng tỷ lệ số học sinh đến trường;
- Tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương;
- Phải nâng cao sự gắn kết trong cộng đồng địa phương; lôi kéo được sự
tham gia của cộng đồng địa phương;
- Phải góp phần bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc.
Mô hình sản xuất mang lại hiệu quả môi trường khi mô hình đó không làm
suy thoái, ô nhiễm môi trường hay làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra,

7


mô hình đó có thể mạng lại những lợi ích cho môi trường như: góp phần ngăn
chặn ô nhiễm khôi phục, cải tạo chất lượng môi trường sao cho tốt hơn so với
trước khi thực hiện mô hình; góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa
dạng sinh học… (Trần Bích Hồng, 2009).
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản xuất khoai tây
2.1.2.1. Một số nghiên cứu về nguồn gốc cây khoai tây
Cây khoai tây (họ Solanaceae, loại Solanum L., loài Solanum tuberosum
L.) có nguồn gốc ở vùng cao nguyên thuộc dãy núi Andes (nam châu Mỹ) ở độ
cao 2000 – 5000 mét. Người Tây Ban Nha lần đầu tiên phát hiện ra cây khoai
tây khi họ đặt chân lên thung lũng Magdalenna (Nam Mỹ) của người bản xứ
chạy trốn, họ đã tìm thấy cây đậu, ngô và khoai tây. Lúc đó người ta gọi khoai

tây là Truffles vì hoa có màu sặc sỡ (Lê Sỹ Lợi, 2008).
Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều di tích lịch sử chứng minh cây
khoai tây có từ khoảng 500 năm trước công nguyên. Thời kỳ người Tây Ban Nha
chinh phục châu Mỹ thế kỷ 16, nông dân đã trồng hàng trăm giống khoai tây dọc
miền núi, bây giờ là Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador và Peru. Ngày nay
người da đỏ ở vùng Titicaca (nam Peru, bắc Bolivia) vẫn còn trồng những giống
khoai tây khởi thủy (Lê Sỹ Lợi, 2008).
Khoai tây được bán đầu tiên ở Seville năm 1573 do những thủy thủ người
Tây Ban Nha mang chúng đến, từ đó khoai tây lan truyền khắp châu Âu. Nước
Anh trồng khoai tây rất sớm, từ năm 1590 do thuyền trưởng người Anh trên tầu
buôn Tây Ban Nha đem củ giống về. Khoảng năm 1600, diện tích trồng khoai
tây mở rộng sang Italia rồi Đức, trong vòng một trăm năm sau khoai tây đã có
mặt ở hầu hết các nước châu Âu và trồng rộng rãi vào những năm 1800 (Lê Sỹ
Lợi, 2008).
Vào thế kỷ 17, những nhà truyền giáo người Anh đã đưa khoai tây đến
nhiều vùng thuộc châu Á. Thế kỷ 19 những nhà truyền đạo người Bỉ cũng giới
thiệu khoai tây tại Công Gô. Tuy nhiên, việc sử dụng khoai tây làm lương thực ở
các nước nhiệt đới vẫn còn hạn chế vì những khó khăn cố hữu trong sản xuất và
bảo quản khoai tây ở vùng thấp. Hiện nay cây khoai tây được trồng rất rộng rãi ở
130 nước trên thế giới, từ 600 vĩ Bắc đến 530 vĩ Nam (Lê Sỹ Lợi, 2008).

8


2.1.2.2. Đặc tính sinh học
- Đời sống của cây khoai tây có thể chia thành 4 thời kì: ngủ, nẩy mầm,
hình thành thân củ và thân củ phát triển.
- Rễ khoai tây phân bố chủ yếu ở tầng đất sâu 30cm.
- Thân cây khoai tây là loại thân bò, có giống có thân đứng. Thân dài 50-60
cm. Trên thân có thể mọc các nhánh.

- Lá kép gồm 1 số đôi lá chét, thường là 3-4 đôi.
- Hoa màu trắng, phớt tím, có 5-7 cánh hoa lưỡng tính, tự thụ phấn.
- Cây con sau khi mọc khỏi mặt đất 7-10 ngày thì trên các đốt đoạn thân,
nằm trong đất xuất hiện những nhánh con. Đó là những đoạn thân địa sinh. Các
thân địa sinh này phát triển được dồn về tập trung ở đầu mút, ở đây thân phình to
dần lên và phát triển thành củ. Trên thân củ có nhiều mắt (Lê Sỹ Lợi, 2008).
2.1.2.3. Một số nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của cây khoai tây
Bảng 2.1. Năng suất protein và năng lượng của một số cây
Loại cây
trồng

Kcal/100 g

NS năng lượng

Tỷ lệ protein

NS protein

(kcal/ngày/ha)

(%)

(kg/ngày/ha)

90,82

48,64

2,0


1,1

Sắn

185,87

45,12

0,7

0,2

Khoai lang

138,30

48,93

1,5

0,5

Đậu đỗ
Lúa
Ngô

400,24

11,72


22,0

0,6

420,90

35,10

7,0

0,6

138,91

38,97

9,5

0,8

Khoai tây

Nguồn: Vander Zaag (1976)

Khoai tây vừa là cây lương thực, vừa là cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao, hàm lượng dinh dưỡng của khoai tây chỉ kém trứng. Sử dụng 100g
khoai tây có thể đảm bảo ít nhất 8% nhu cầu protein, 3% năng lượng, 10% sắt,
10% vitamin B1 và 20 – 50% nhu cầu vitamin C cho một người trong một ngày
đêm (Beukema et al., 1990; Horton, 1987).

Khi xem xét các cây trồng nhiệt đới và cận nhiệt đới (từ 300 vĩ Bắc đến 300 vĩ
Nam) (Vander Zaag, 1976) cho rằng, cây khoai tây sinh lợi hơn bất cứ cây trồng nào
khác vì nó cho năng suất năng lượng và năng suất protein cao nhất.
9


Ngoài việc dùng khoai tây làm lương thực và thực phẩm, các nước phát
triển sử dụng khoai tây làm thức ăn cho gia súc, hàng năm ở Pháp sử dụng từ 1
đến 1,4 triệu tấn khoai tây cho chăn nuôi. Bên cạnh đó, khoai tây còn được dùng
nhiều trong công nghiệp dệt, sợi, gỗ (ván ép), giấy, đặc biệt trong công nghiệp
sản xuất axit hữu cơ như axit lactic, axit xitric; các dung môi hữu cơ như etanol,
butanol, xeton... (Lê Sỹ Lợi, 2008).
2.1.2.4. Một số nghiên cứu về yêu cầu ngoại cảnh của khoai tây
a. Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định khả năng phân bố, thời vụ
gieo trồng, quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây khoai tây. Tổng
nhu cầu nhiệt độ cho khoai tây sinh trưởng và phát triển dao động từ 16000C đến
18000C. Yếu tố chính để khoai tây có thể phát triển rộng khắp thế giới là lựa
chọn được nhiều vùng có nhiệt độ gieo trồng thích hợp (Beukema et al., 1990).
Cây khoai tây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao trong điều kiện
nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thích hợp cho thân lá phát triển là 18 – 20 0C, thân củ phát
triển là 18 – 19 0C. Tuy nhiên, khi nhiệt độ quá thấp làm cây bị chết rét, còn nhiệt
độ cao thì củ hình thành kém, nhanh thoái hóa và bệnh virus phát triển mạnh. Để
nâng cao năng suất và chất lượng củ khoai tây cần nghiên cứu để có thời vụ thích
hợp với từng vùng, đặc biệt là vụ Xuân ở miền bắc Việt Nam (Lê Sỹ Lợi, 2008).
b. Yêu cầu về ánh sáng
Khoai tây là cây ưa sáng, năng suất khoai tây phụ thuộc vào khả năng hấp
thu và hiệu quả của việc sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên chất khô
của củ và chỉ số thu hoạch. Cường độ ánh sáng thích hợp cho sự hình thành củ
và năng suất khoai tây là từ 20.000 – 50.000 lux (Lê Sỹ Lợi, 2008).

Trong điều kiện khí hậu giống nhau, không thiếu nước hoặc dinh dưỡng và
không xuất hiện sâu bệnh hại thì sự khác nhau về sinh trưởng, phát triển và năng suất
là do khả năng hấp thu ánh sáng khác nhau giữa các giống (Lê Sỹ Lợi, 2008).
Độ dài chiếu sáng trong ngày cũng ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát dục của
cây khoai tây (ra hoa, đậu quả và kết hạt). Thời kỳ từ cây con đến hình thành củ,
đòi hỏi ánh sáng ngày dài để tiến hành quang hợp và tích lũy chất hữu cơ, khi củ
bắt đầu hình thành cần thời gian chiếu sáng ngày ngắn. Điều kiện chiếu sáng
ngày ngắn ở giai đoạn mọc mầm và nhiệt độ cao trong suốt thời gian sinh trưởng
sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng của khoai tây (Lê Sỹ Lợi, 2008).
10


c. Yêu cầu về nước
Trong quá trình sinh trưởng khoai tây cần rất nhiều nước. Để tạo ra 100 kg
củ khoai tây cần 12 -15 m3 nước, để đạt được năng suất củ từ 19 - 33 tấn/ha, mỗi
hecta khoai tây cần 2800 đến 2900 m3 nước (Ngô Đức Thiệu và cs., 1978).
Giai đoạn trước khi hình thành củ đòi hỏi ẩm độ đất khoảng 60%, giai đoạn
hình thành củ là 80%. Nếu thiếu nước ở giai đoạn hình thành củ thì năng suất giảm
rõ rệt cụ thể: Ẩm độ đất là 60% thì năng suất giảm 4,3%; ẩm độ đất còn 40%, năng
suất giảm 33,9%; không tưới năng suất giảm 63% (Tạ Thị Thu Cúc, 1979).
Như vậy, nước rất cần thiết cho sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất của
cây khoai tây. Thiếu nước ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều
nhất đến năng suất. Vì vậy trong điều kiện ở miền Bắc Việt Nam, vụ Đông
thường có lượng mưa thấp và biến động giữa các vùng khá lớn nên cần nghiên
cứu chế độ tưới nước hợp lý cho khoai tây trong từng điều kiện cụ thể (Lê Sỹ
Lợi, 2008).
d. Yêu cầu về đất đai, dinh dưỡng của khoai tây
Củ khoai tây khi phát triển có khả năng dịch chuyển các phân tử đất yếu
hơn so với nhiều loại rễ củ khác nên đòi hỏi lớp đất mặt, là nơi khoai tây hình
thành củ phải rất tơi xốp. Các loại đất cát pha, đất nhẹ, thậm chí là đất cát là

thích hợp với cây khoai tây. Các loại đất nặng và quá ẩm ướt, cây khoai tây phát
triển không tốt và thường bị bệnh thối ướt gây hại. Trên các loại đất nặng, hàm
lượng tinh bột trong củ giảm, củ cũng nhỏ đi nhiều. Mặt khác khoai tây còn sinh
trưởng, phát triển và cho năng suất giảm dần khi trồng liên tiếp từ vụ này sang
vụ khác trong nhiều năm trên cùng một chân đất (Đường Hồng Dật, 2005).
Khoai tây có nhu cầu cao đối với các chất dinh dưỡng. Với năng suất bình
quân 260 tạ củ/ha, cây khoai tây lấy đi từ đất 106 N, 40 P2O5, 171 K2O, 63 kg
CaO, 40 kg MgO. Năng suất khoai tây phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng đất và
khả năng cung cấp của con người. Trong hầu hết các trường hợp có sự tương
quan giữa khối lượng chất khô và nồng độ N, P, K. Tuy nhiên mỗi nguyên tố
dinh dưỡng đều tác động đến sinh trưởng, phát triển và năng suất khoai tây theo
góc độ khác nhau (Đường Hồng Dật, 2005).
Phân bón và kỹ thuật bón phân là ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất
khoai tây. Kết quả của nhiều thí nghiệm trong thời gian dài ở phía Bắc Việt Nam
cho biết 1 kg N làm tăng từ 40 – 100 kg củ khoai tây, 1 kg P2O5 tăng từ 0 – 40 kg
củ và 1 kg K2O tăng từ 12 – 15 kg củ (Nguyễn Văn Thắng và cs., 1996).
11


×