Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường hưng thành thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------- -------------

HÀ THỊ THU GIANG
Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC SINH HOẠT
TẠI PHƢỜNG HƢNG THÀNH, THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG,
TỈNH TUYÊN QUANG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi Trƣờng

Khóa học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------- -------------

HÀ THỊ THU GIANG
Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC SINH HOẠT
TẠI PHƢỜNG HƢNG THÀNH, THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG,
TỈNH TUYÊN QUANG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi Trƣờng

Khóa học

: 2012 - 2016


Giảng viên hƣớng dẫn

: PGS.TS Trần Văn Điền

Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự đồng ý của khoa Môi trƣờng, trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, em đã đƣợc về về thực tập tại Tỉnh Tuyên Quang, Thành Phố Tuyên
Quang với đề tài: "Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc sinh hoạt tại Phƣờng Hƣng
Thành, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang".
Trong quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài, em đã nhận đƣợc sự quan tâm
và giúp đỡ của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS. TS
Trần Văn Điền đã giúp đỡ và tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện
đề tài. Và em cũng xin chân thành cảm ơn cán bộ Công Ty đã tạo mọi điều kiện và
nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại đó.
Do điều kiện và thời gian có hạn cho nên đề tài còn nhiều thiếu xót và khiếm
khuyết. Em rất mong đƣợc các thầy cô giáo trong khoa Môi trƣờng và các bạn sinh
viên đóng góp ý kiến bổ sung để khóa luận của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, Ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Hà Thị Thu Giang


ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Trữ lƣợng nƣớc trên thế giới .....................................................................13
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu và phƣơng pháp phân tích .....................................................24
Bảng 4.1 Tình hình sử dụng nguồn nƣớc sinh hoạt của các hộ dân trên địa bàn .....31
Bảng 4.2 Kết quả điều tra ngƣời dân về sử dụng thiết bị lọc nƣớc. ..........................32
Bảng 4.3. Các loại nhà vệ sinh trên địa bàn phƣờng hƣng thành. ............................33
Bảng 4.4 Khoảng cách từ nguồn nƣớc tơi khu chuồng trại chăn nuôi
và nhà vệ sinh. ...........................................................................................................34
Bảng 4.5. Ƣớc lƣợng nƣớc thải sinh hoạt của phƣờng Hƣng Thành. .......................37
Bảng 4.6. Kết quả phân tích nƣớc sinh hoạt – nƣớc giếng khoan tại
tổ 1 phƣờng Hƣng thành. ..........................................................................................39
Bảng 4.7. Kết quả phân tích nƣớc sinh hoạt – nƣớc máy tại tổ
2 phƣờng Hƣng Thành. .............................................................................................40
Bảng 4.8. Kết quả phân tích nƣớc sinh hoạt – nƣớc giếng đào tại tổ
3 phƣờng Hƣng thành................................................................................................41
Bảng 4.9. Kết quả phân tích nƣớc sinh hoạt – nƣớc giếng đào tại tổ
4 phƣờng Hƣng thành................................................................................................42
Bảng 4.10. Kết quả điều tra ý kiến của ngƣời dân trong phƣờng về
chất lƣợng nƣớc sinh hoạt đang sử dụng...................................................................42
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả ý kiến của ngƣời dân về mức độ ô nhiễm
các nguồn nƣớc. .......................................................................................................43
Bảng 4.12 Một số bệnh ngƣời dân mắc phải năm 2014-2015 ..................................44


iii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4.1 Biểu đồ nguồn nƣớc sử dụng trong phƣờng Hƣng Thành .........................31
Hình 4.2. Biểu đồ kết quả điều tra ngƣời dân về sử dụng thiêt bị lọc. .....................32
Hình 4.3. Biểu đồ Các loại nhà vệ sinh trên địa bàn phƣờng Hƣng Thành. .............33

Hình 4.4. Biểu đồ khoảng cách từ nguồn nƣớc tới khu chuồng trại
chăn nuôi và nhà vệ sinh ...........................................................................................35
Hình 4.5. Biểu đồ ý kiến của ngƣời dân về mức độ ô nhiễm các nguồn nƣớc. ........43


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BKHĐT

Bộ kế hoạch đầu tƣ

BNNPTNT

Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

BTC

Ban tổ chức

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trƣờng

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

BYT


Bộ y tế

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

CP

Chính phủ

KTXH

Kinh tế xã hội



Nghị định

QH

Quốc hội

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


TT

Thông tƣ

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMTNT

Vệ sinh môi trƣờng nông thôn


v

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài ..............................................................2
1.2.1. Mục đích của đề tài ...........................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài .............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................3
2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................5
2.3. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................7
2.3.1. Vai trò của nƣớc đối với cơ thể .........................................................................7
2.3.2. Các loại ô nhiễm nƣớc ......................................................................................8
2.3.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc ............................................................9
2.4. Tình hình sử dụng nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam ........................................12

2.4.1. Tài nguyên nƣớc trên thế giới .........................................................................12
2.4.2. Tình hình sử dụng nƣớc trên thế giới ..............................................................13
2.4.3. Tài nguyên nƣớc ở Việt Nam ..........................................................................15
2.4.4. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc sinh hoạt tại Việt Nam .......................................17
2.4.5. Tài nguyên nƣớc mặt và những thách thức trong tƣơng lai ............................18
2.4.6. Tài nguyên nƣớc mặt Tuyên Quang ................................................................19
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........22
3.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................22
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................22
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................22
3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của Tỉnh Tuyên Quang. ........................22
3.3.2. Nguồn nƣớc và tình hình sử dụng nƣớc sinh hoạt tại phƣờng Hƣng Thành,
Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang. .........................................................22


vi

3.3.3. Đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt tại phƣờng Hƣng Thành, Thành phố
Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang. ...........................................................................22
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp cung cấp nƣớc sinh hoạt tại tại phƣờng Hƣng
Thành, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang. .............................................22
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................23
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp ...........................................23
3.4.2. Phƣơng pháp phỏng vấn ..................................................................................23
3.4.3. Phƣơng pháp khảo sát thực tế, thực địa ..........................................................23
3.4.4. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ..........................23
3.4.5. Phƣơng pháp thống kê và xử lí số liệu ............................................................24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN ...........................................25
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Tỉnh Tuyên Quang ...............................25
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................25

4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội .................................................................................27
4.2. Nguồn nƣớc và tình hình sử dụng nƣớc sinh hoạt tại phƣờng Hƣng Thành,
Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang. .........................................................30
4.2.1.Tình hình sử dụng nƣớc sinh hoạt tại phƣờng Hƣng Thành. ...........................30
4.2.2. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm nguồn nƣớc của phƣờng Hƣng Thành,
thành phốTuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang. ...........................................................35
4.3. Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc sinh hoạt tại phƣờng Hƣng Thành,
Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang. .........................................................38
4.3.1. Thực trạng môi trƣờng nƣớc sinh hoạt tại tổ 1 phƣờng Hƣng Thành. ............39
4.3.2 Thực trạng môi trƣờng nƣớc sinh hoạt tại tổ 2 phƣờng Hƣng Thành. .............40
4.3.3. Thực trạng môi trƣờng nƣớc sinh hoạt tại tổ 3 phƣờng Hƣng Thành. ............40
4.3.4. Thực trạng môi trƣờng nƣớc sinh hoạt tại tổ 4 phƣờng Hƣng Thành. ............41
4.4. Ý kiến của ngƣời dân về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt tại phƣờng Hƣng Thành,
Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang. .........................................................42
4.4.1. Chất lƣợng nƣớc đang dùng: ...........................................................................42
4.4.2. Mức độ ô nhiễm các nguồn nƣớc. ...................................................................43
4.5. Một số căn bệnh ngƣời dân mắc phải có liên quan đến nguồn nƣớc. ................44


vii

4.6. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng nƣớc sinh hoạt
tại phƣờng Hƣng Thành. ..........................................................................................44
4.6.1. Giải pháp về thể chế, chính sách .....................................................................44
4.6.2. Giải pháp về công tác quản lý .........................................................................45
4.6.3. Giải pháp kỹ thuật ...........................................................................................45
4.6.4. Giải pháp tuyên truyền giáo dục .....................................................................47
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................48
5.1. Kết luận ..............................................................................................................48
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................49



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cũng nhƣ mọi sinh vật sống trên trái đất. Sự sống của con ngƣời không thể
tồn tại nếu không có nƣớc. Trung bình mỗi ngƣời trƣởng thành cần 2 lít nƣớc uống
và khoảng 10 lít nƣớc sinh hoạt hàng ngày. Nƣớc chiếm 99% trọng lƣợng sinh vật
sống trong môi trƣờng nƣớc và 70% trọng lƣợng cơ thể con ngƣời. Tài nguyên nƣớc
bao gồm các nguồn: Nguồn nƣớc mặt, nƣớc mƣa, nƣớc dƣới đất, nƣớc biển ảnh
hƣởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của con ngƣời.
Nguồn nƣớc mặt thƣờng đƣợc gọi là tài nguyên nƣớc mặt, tồn tại thƣờng
xuyên hay không thƣờng xuyên trong các thủy vực ở trên mặt đất nhƣ sông ngòi, hồ
tự nhiên, hồ chứa (nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết. Nƣớc ngầm là một
loại nƣớc dƣới đất, đƣợc sử dụng chủ yếu cho sinh hoạt ngoài ra còn sử dụng cho
nông nghiệp, công nghiệp,… Do đó tài nguyên nƣớc nói chung là một trong những
yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.
Thực tế hiện này cùng với quá trình phát triển kinh tế nhanh và lƣợng dân số
đông nhu cầu sử dụng nƣớc là vô cùng lớn dẫn đến những áp lực rất lớn tới tài
nguyên nƣớc. Những hoạt động tự phát không có quy hoạch của con ngƣời nhƣ chặt
phá rừng bừa bãi, canh tác nông, lâm nghiệp không hợp lý và thải trực tiếp chất thải
vào môi trƣờng,… đã và đang làm cho nguồn nƣớc bị ô nhiễm, vấn đề khan hiếm
nƣớc sạch ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn nhất là ở các xã vùng núi.
Thành phố Tuyên Quang với nền kinh tế đang và đã có sự chuyển hóa mạnh
mẽ từ nông nghiệp sang thủ công nghiệp và dịch vụ, đồng thời cũng đã áp dụng
đƣợc các thành tựu khoa học kĩ thuật để thúc đẩy nền kinh tế phát triển vƣợt bậc
hơn so với năm trƣớc. Song song với đó là mặt trái tác động không nhỏ đến môi
trƣờng đất, môi trƣờng không khí, nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm, nguy cơ ô nhiễm

ngày một gia tăng. Điều này đã gây ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe
của ngƣời dân trong Thành phố và khu vực lân cận. Nguồn nƣớc dùng cho sinh hoạt
tại Thành phố gồm nhiều nguồn khác nhau nhƣ: nƣớc mƣa, nƣớc giếng khoan, nƣớc
giếng đào.


2

Xuất phát từ thực trạng chung của việc sử dụng nƣớc sinh hoạt của ngƣời
dân, để đánh giá chất lƣợng nƣớc đang sử dụng tại phƣờng Hƣng Thành, tìm ra
những nguyên nhân gây ô nhiễm, qua đó đƣa ra một số giải pháp để khắc phục
những nguy cơ ô nhiễm, đáp ứng nhu cầu sử dụng nƣớc sạch của ngƣời dân. Đƣợc
sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trƣờng dƣới
sự hƣớng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Trần Văn Điền em đã tiến hành nghiên
cứu đề tài: "Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại Phường Hưng
Thành, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên quang”.
1.2. Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc sinh hoạt tại Phƣờng Hƣng Thành,
Thành Phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang.
- Nắm đƣợc tình hình sử dụng nƣớc sinh hoạt trên địa bàn phƣờng Hƣng
Thành, Thành Phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang.
- Tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc trên địa bàn
Phƣờng Hƣng Thành, Thành Phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất một số biện pháp khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nƣớc
sinh hoạt và cung cấp nƣớc sạch nhằm nâng cao chất lƣợng nƣớc sinh hoạt, đáp ứng
nhu cầu nƣớc sạch của ngƣời dân.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đúng hiện trạng môi trƣờng nƣớc sinh hoạt tại phƣờng Hƣng
Thành, thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang.

- Đảm bảo tài liệu, số liệu đầy đủ, trung thực, khách quan.
- Kết quả phân tích các thông số về chất lƣợng nƣớc chính xác.
- Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị đƣa ra tính khả thi, phù hợp với điều
kiện địa phƣơng.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Vận dụng kiến thức đã học vào trong nghiên cứu khoa học.
- Đánh giá vấn đề thực tế và hiện trạng môi trƣờng nƣớc sinh hoạt.
- Từ việc đánh giá hiện trạng, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm đáp
ứng nhu cầu sử dụng nƣớc sạch của ngƣời dân tại địa phƣơng.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
- Khái niệm môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 luật bảo vệ môi trƣờng Việt Nam năm 2014, môi trƣờng
đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Môi trƣờng là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và
nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và sinh vật”.
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 8 điều 3 luật BVMT Việt Nam năm 2005: “Ô nhiễm môi trƣờng là sự
biến đổi của thành phần môi trƣờng không phù hợp với tiêu chuẩn môi trƣờng, gây
ảnh hƣởng xấu tới con ngƣời, sinh vật”.
- Khái niệm Quy chuẩn kĩ thuật môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ môi trƣờng 2014: “Quy chuẩn kỹ thuật môi
trƣờng là mức giới hạn của các thông số về chất lƣợng môi trƣờng xung quanh, hàm
lƣợng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý
đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành dƣới dạng văn bản bắt buộc áp
dụng để bảo vệ môi trƣờng.”

- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ môi trƣờng 2014: “Tiêu chuẩn môi trƣờng là
mức giới hạn của các thông số về chất lƣợng môi trƣờng xung quanh, hàm lƣợng
của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý đƣợc
các cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức công bố dƣới dạng văn bản tự nguyện áp dụng
để bảo vệ môi trƣờng”.
- Nước và một số khái niệm liên quan:
Trong tự nhiên nƣớc tồn tại ở cả 3 dạng: rắn, lỏng, khí, nƣớc đóng băng ở 0 0C
nƣớc có khối lƣợng riêng lớn nhất.
Nƣớc tham gia vào rất nhiều phản ứng hóa học, ở nhiệt độ bình thƣờng nƣớc không
màu, không mùi, không vị.


4

Nguồn nƣớc sinh hoạt: là nƣớc dùng để ăn uống, vệ sinh của con ngƣời
“nƣớc sạch” là nƣớc đáp ứng tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc sạch Việt Nam.
Phát triển tài nguyên nƣớc: là biện pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác,
sử dụng bền vững tài nguyên nƣớc và nâng cao giá trị của tài nguyên nƣớc.
Nƣớc sạch quy ƣớc: gồm các nguồn nƣớc sau (theo hƣớng dẫn của Ban chỉ đạo
Quốc gia về cấp nƣớc sạch và VSMTNT):
+ Nƣớc máy hoặc nƣớc cấp từ các trạm bơm nƣớc.
+ Nƣớc giếng khoan có chất lƣợng tốt và ổn định.
+ Nƣớc mƣa hứng và trữ sạch.
+ Nƣớc mặt (nƣớc sông, suối, ao) có xử lý bằng lắng trong và tiệt trùng
Nƣớc sạch là nƣớc có chất lƣợng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nƣớc sạch
của Việt Nam.
- Khái niệm ô nhiễm nước
Ô nhiễm nƣớc là hiện tƣợng các vùng nƣớc nhƣ sông, hồ, biển, nƣớc
ngầm…bị các hoạt động của con ngƣời làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con

ngƣời và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Hiến chƣơng châu Âu về nƣớc đã định nghĩa: “Ô nhiễm nƣớc là sự biến đổi
nói chung do con ngƣời đối với chất lƣợng nƣớc, làm nhiễm bẩn nƣớc và gây nguy
hiểm cho con ngƣời, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loài
hoang dã” (Trần Yêm và cs, 1998) [18].
Nhƣ vậy, ô nhiễm nƣớc là sự biến đổi tính chất vật lí, tính chất hóa học và
thành phần sinh học của nƣớc không phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật cho phép, gây ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời và sinh vật.
Suy thoái nguồn nƣớc là sự suy giảm về số lƣợng, chất lƣợng nguồn nƣớc đã
đƣợc quan trắc trong các thời kì trƣớc đó.
Nguồn gốc gây ô nhiễm có thể do tự nhiên hoặc do nhân tạo. Ô nhiễm nƣớc
có nguồn gốc tự nhiên nhƣ mƣa rơi kéo theo bụi thải của các khu công nghiệp.
Ngoài ra, nƣớc bị ô nhiễm còn phải kể đến sự có mặt của các xác động thực vật
chết. Ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải,…


5

Các xu hƣớng chính thay đổi chất lƣợng nƣớc bị ô nhiễm là (Bộ khoa học
công nghệ và môi trƣờng) [3]:
- Giảm độ pH của nƣớc ngọt do ô nhiễm bởi H2SO 4, HNO3 từ khí quyển,
tăng hàm lƣợng SO2 -+ và NO3- trong nƣớc.
- Tăng hàm lƣợng các ion Ca2+, Mg2+, SiO32- trong nƣớc ngầm và nƣớc sông
do nƣớc mƣa hòa tan, phong hóa quặng cacbonat.
- Tăng hàm lƣợng các muối trong nƣớc bề mặt và nƣớc ngầm do chúng đi
vào môi trƣờng nƣớc cùng nƣớc thải, từ khí quyển và từ các chất thải rắn.
- Tăng hàm lƣợng các chất hữu cơ, trƣớc hết là các chất khó bị phân hủy
bằng con đƣờng sinh học (các chất hoạt động bề mặt và thuốc trừ sâu).
- Tăng hàm lƣợng các ion kim loại trong nƣớc tự nhiên, trƣớc hết là: Pb3+,

Cd+, Hg2+, Zn2+, As3+, Fe2+, Fe3+…
- Giảm nồng độ oxy tự nhiên hòa tan trong nƣớc tự nhiên do quá trình oxy
hóa các hợp chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí.
- Giảm độ trong của nƣớc
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trƣờng số: 55/2014/QH13 đã đƣợc Quốc hội khóa 13, kỳ
hợp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014. Luật BVMT 2014 gồm 20 chƣơng và 170
điều. Luật Bảo vệ Môi trƣờng 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.
- Luật Tài nguyên nƣớc của Quốc Hội số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6
năm 2012.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ
về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ban hành ngày 08/02/2008 của Chính phủ về
sửa đổi và bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về
việc quy định và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định số 162/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ ban hành
quy chế thu nhập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nƣớc.
-Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định
việc thi hành tài nguyên nƣớc.


6

- Nghị định 149/2004/NĐ-CP của chính phủ về việc cấp phép thăm dò, khai
thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, xả thải vào nguồn nƣớc.
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc.
- Thông tƣ số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004
của Chính phủ quy định việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên

nƣớc, xả thải vào nguồn nƣớc.
- Thông tƣ 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác
động môi trƣờng, cam kết bảo vệ môi trƣờng.
- Thông tƣ liên tịch số: 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và đầu tƣ về
việc hƣớng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nƣớc chi cho
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Nƣớc sạch và Vệ sinh môi trƣờng nông thôn giai
đoạn 2012-2015.
- TCVN 6187-1-1996 (ISO 9308-1-1990) - Chất lƣợng nƣớc - Phát hiện và
đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định Phần 1: Phƣơng pháp màng lọc.
- TCVN 6663-3:2008 - Chất lƣợng nƣớc - Lấy mẫu. Phần 3: Hƣớng dẫn bảo
quản và xử lý mẫu.
- TCVN 6663-1:2011 - Chất lƣợng nƣớc - Lấy mẫu. Phần 1: Hƣớng dẫn lập
chƣơng trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 6663-11:2011 - Chất lƣợng nƣớc - Lấy mẫu. Phần 11: Hƣớng dẫn
lấy mẫu nƣớc ngầm.
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng
nƣớc mặt.
- QCVN 09:2008/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng
nƣớc ngầm.


7

- QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc ăn
uống.
- QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc
sinh hoạt.

Để xử phạt các hoạt động gây ô nhiễm môi trƣờng, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 117/2009/NĐ-CP. Nghị định này quy định về các hành vi phạm trong
lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, hình thức xử phạt, mức phạt, thủ tục xử phạt và các
biện pháp khăc phục hậu quả.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Vai trò của nước đối với cơ thể
Nƣớc vô cùng quan trọng đối với cơ thể sống của chúng ta, nƣớc còn quan
trọng hơn cả đạm, chất béo, đƣờng, vitamin và muối khoáng. Nếu một ngƣời không
ăn gì chỉ uống nƣớc có thể sống đƣợc 2 tháng, nhƣng nếu không uống nƣớc chỉ
sống đƣợc khoảng 1 tuần.
Trong cơ thể ngƣời, chất lỏng chiếm tỷ trọng nhiều nhất, khoảng 60 - 70% tỷ
trọng. Chất lỏng trong cơ thể nhƣ máu, tuyến dịch limpa... là do nƣớc và một số
chất khác tạo nên. Đã trở thành dòng sông, kênh rạch, vận chuyển các chất dinh
dƣỡng đến các bộ phận của cơ thể. Nƣớc tham gia vào việc hình thành các dịch tiêu
hóa, giúp con ngƣời hấp thụ chất dinh dƣỡng, cũng nhƣ tạo thành các chất lỏng
trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nƣớc là chất quan trọng để các phản
ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nƣớc là một
dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dƣỡng đƣợc đƣa vào cơ thể, sau đó chuyển
vào máu dƣới dạng dung dịch nƣớc, nƣớc còn giúp cho các phế nang luôn ẩm ƣớt,
có lợi cho việc hô hấp. Nƣớc còn đƣợc gọi là dầu bôi trơn của toàn bộ khớp xƣơng
trong cơ thể, là một chất hoãn xung của hệ thần kinh. Vì vậy uống nƣớc không chỉ
đơn thuần là giải khát. Hàng ngày nếu lƣợng nƣớc nạp vào cơ thể không đủ hoặc bị
mất nƣớc do các nguyên nhân nhƣ tiêu chảy, nôn mửa... sẽ sinh ra mất nƣớc. Thế
nhƣng không phải ai cũng biết cách uống nƣớc, có ngƣời uống nhiều nƣớc (3 – 4
lít/ngày), có ngƣời lại uống quá ít (0,5 lít/ngày). Ngƣời uống quá nhiều nƣớc sẽ gây
áp lực cho thận, còn ngƣời uống quá ít nƣớc da sẽ khô, tóc gãy, bị táo bón...


8


Vai trò của nƣớc đối với đời sống sản xuất
- Đối với đời sống sinh hoạt: nƣớc sử dụng cho nhu cầu ăn uống, tắm giặt,
hoạt động vui chơi giải trí nhƣ bơi lội...
- Đối với hoạt động nông nghiệp: nhƣ trồng lúa, hoa màu... nƣớc là yếu tố
không thể thiếu.
- Đối với công nghiệp: nƣớc đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất giấy,
công nghiệp hóa chất và kim loại, xử lý rác thải...
- Nƣớc có vai trò với các hoạt động nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, thủy điện.
Tóm lại: Đối với con ngƣời nƣớc và nƣớc sạch sinh hoạt là nguồn thực phẩm
chính. Qua đây chúng ta thấy đƣợc vai trò và tầm quan trọng của nƣớc đặc biệt là
nƣớc sạch sinh hoạt. Muốn sử dụng tốt tài nguyên nƣớc đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ
chức, địa phƣơng, mỗi quốc gia phải sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn tài nguyên vô
giá này với công tác quản lý chặt chẽ và đúng đắn.
2.3.2. Các loại ô nhiễm nước
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nƣớc: Dựa vào nguồn gốc ô nhiễm có ô
nhiễm do nông nghiệp, công nghiệp hoặc sinh hoạt. Dựa vào môi trƣờng nƣớc có ô
nhiễm nƣớc ngọt, ô nhiễm biển và đại dƣơng. Dựa vào tính chất ô nhiễm nhƣ ô
nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý.
- Ô nhiễm sinh học của nƣớc: Ô nhiễm nƣớc về mặt sinh học chủ yếu là do
sự thải các chất hữu cơ có thể lên men đƣợc, các nguồn thải đô thị hay công nghiệp
bao gồm các chất thải sinh hoạt, phân, nƣớc rửa của các nhà máy đƣờng, giấy... sự ô
nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng.
- Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ: Do thải vào nƣớc các chất nitrat, photphat
dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác nhƣ
Zn, Cr, Niken, Mn, Cd, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật. Sự ô nhiễm do
các chất khoáng là do sự thải vào nƣớc các chất nhƣ nitrat, photphat và các chất
dùng trong nông nghiệp, các chất thải từ ngành công nghiệp
- Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: Ô nhiễm chủ yếu do hidrocacbon,
nông dƣợc, các chất tẩy rửa.



9

- Ô nhiễm vật lý: Các chất rắn không tan khi đƣợc thải vào nƣớc làm tăng
lƣợng chất lơ lửng, tức là làm tăng độ đục của nƣớc. Các chất này có thể là gốc vô
cơ hay hữu cơ, có thể đƣợc vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh
vật khác lại càng làm tăng độ xuyên thấu của ánh sáng. Nhiều chất thải công nghiệp
có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nƣớc
về mặt y tế cũng nhƣ thẩm mỹ.
Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hóa học nhƣ
muối, sắt, mangan, clo tự do… làm cho nƣớc có vị không bình thƣờng. Các chất
amoniac, sulfua, đều làm nƣớc có mùi lạ. Tảo làm nƣớc có mùi bùn, một số sinh vật
đơn bào làm nƣớc có mùi tanh của cá (Dƣ Ngọc Thành, 2009) [12].
2.3.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau gồm: Nguyên
nhân khách quan (thiên tai, lũ lụt..), nguyên nhân chủ quan (do các hoạt động sống
của con ngƣời gây ra, nƣớc thải đổ xuống các sông, hồ, kênh, rạch không qua xử lý
làm ô nhiễm nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm). Tuy nhiên ta có thể liệt kê một số
nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm nguồn nƣớc nhƣ sau:
2.3.3.1. Ô nhiễm do rác thải sinh hoạt của người dân
Ở Việt Nam mỗi năm phát sinh đến hơn 15 triệu tấn chất thải rắn, trong đó
chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, từ các nhà hàng, các khu chợ và kinh doanh
chiếm 80% tổng lƣợng chất thải phát sinh trong cả nƣớc. Lƣợng còn lại phát sinh từ
các cơ sở công nghiệp và các chất thải y tế.
Các đô thị là nguồn phát sinh chính của chất thải sinh hoạt. Các khu đô thị
tuy dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nƣớc nhƣng lại phát sinh đến 6 triệu tấn
chất thải mỗi năm (tƣơng ứng 50% tổng lƣợng chất thải rắn sinh hoạt của cả nƣớc).
Ƣớc tính mỗi ngƣời dân đô thị ở Việt Nam trung bình phát thải khoảng 2 – 3 kg
chất thải mỗi ngày, gấp đôi lƣợng thải bình quân đầu ngƣời vùng nông thôn. Chất
thải phát sinh từ các hộ gia đình, các khu kinh doanh ở nông thôn và đô thị có sự

khác nhau, chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, khu chợ và các khu kinh doanh ở
nông thôn chứa một tỷ lệ lớn các chất hữu cơ dễ phân hủy (chiếm 70 - 80%), ở các


10

vùng đô thị chất thải có thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy thấp hơn (chiếm
khoảng 60% tổng lƣợng chất thải sinh hoạt) (Trần Yêm và cs, 1998) [18].


11

2.3.3.2. Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp
Để nâng cao năng suất cây trồng, trong quá trình sản xuất nhân dân đã sử
dụng nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trƣởng,... dẫn đến tình
trạng ô nhiễm môi trƣờng hiện nay là do việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý
các loại hóa chất trong sản xuất nông nghiệp.
Các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp nhƣ: phân bón hóa học, thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc trừ sâu là hiện tƣợng phổ biến trong các vùng nông nghiệp thâm
canh gây ô nhiễm nguồn nƣớc.
Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học một
lƣợng đáng kể thuốc và phân bón không đƣợc cây trồng tiếp nhận chúng sẽ lan
truyền và tích lũy trong đất, nƣớc và các sản phẩm nông nghiệp dƣới dạng dƣ lƣợng
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
làm suy thoái chất lƣợng môi trƣờng khu vực canh tác nông nghiệp nhƣ: phú dƣỡng
đất, nƣớc, ô nhiễm đất, nƣớc làm giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông
thôn, suy giảm các loài thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với
thuốc bảo vệ thực vật.
Các nguồn nguyên nhân trên nhìn chung đều xuất phát từ ý thức trách nhiệm

của ngƣời dân chƣa cao, do tập quán và thói quen sống chƣa hợp vệ sinh. Các chất
thải nếu chƣa đƣợc xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài môi trƣờng thì dù dƣới hình thức
nào cuối cùng cũng gây ra bất lợi đối với nguồn nƣớc tại khu vực đó. Các chất ô
nhiễm tồn tại trong nƣớc sinh hoạt có thể gây bệnh trực tiếp cho con ngƣời sau khi
sử dụng nguồn nƣớc nhƣ các bệnh về da... Nhƣng chúng cũng có thể tồn tại lâu dài
ngoài môi trƣờng, hoặc tích lũy trong cơ thể con ngƣời khi nào có đủ nồng độ chất
độc thì chúng mới gây nên những bệnh nguy hiểm thậm chí có thể đe dọa đến tính
mạng con ngƣời.
2.3.3.3. Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp
Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo hàng loạt
các khu công nghiệp đƣợc thành lập vấn đề nƣớc thải công nghiệp chƣa đƣợc xử lý
triệt để. Ví dụ nhƣ khu công nghiệp Than Lƣơng, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn


12

nƣớc nhiễm bẩn bởi nƣớc thải công nghiệp với tổng lƣợng nƣớc thải ƣớc tính
500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Ở thành phố Thái
Nguyên, nƣớc thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện màu, luyện
gang thép, khai thác than, về mùa cạn tổng lƣợng nƣớc thải của thành phố Thái
Nguyên chiếm 15% lƣu lƣợng nƣớc Sông Cầu, nƣớc thải từ sản xuất giấy có pH từ
8,4 - 9 và hàm lƣợng NH4+ là 4 mg/l, hàm lƣợng chất hữu cơ cao, nƣớc thải có màu
nâu, mùi khó chịu. Các khu công nghiệp ở khu vực Hà Nội mỗi ngày có khoảng
260.000m3 rác thải công nghiệp và chỉ có 10% đƣợc xử lý còn lại đều đƣợc đổ trực
tiếp ra các con sông vùng châu thổ sông Hồng. Ngoài ra tại các khu công nghiệp
Hải Phòng, Việt Trì thải ra lƣợng rác thải lớn gây ô nhiễm nguồn nƣớc nặng nề
(Chiras, 1991) [2].
2.4. Tình hình sử dụng nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1. Tài nguyên nước trên thế giới
Nƣớc bao phủ 71% diện tích của quả đất trong đó có 97% là nƣớc mặn, còn

lại là nƣớc ngọt. Trong 3% lƣợng nƣớc ngọt có trên quả đất thì có khoảng hơn 3/4
lƣợng nƣớc mà con ngƣời không sử dụng đƣợc vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị
đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục địa…chỉ có 0,5%
nƣớc ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con ngƣời đã và đang sử dụng. Tuy
nhiên, nếu ta trừ phần nƣớc bị ô nhiễm ra thì chỉ có khoảng 0,003% là nƣớc ngọt
sạch mà con ngƣời có thể sử dụng đƣợc và nếu tính ra trung bình mỗi ngƣời đƣợc
cung cấp 879.000 lít nƣớc ngọt để sử dụng( Chiras, 1991) [2].
Theo tính toán thì khối lƣợng nƣớc ở trạng thái tự do phủ lên trên trái đất
khoảng 1,4 tỉ km3, nhƣng so với trữ lƣợng nƣớc ở lớp vỏ giữa của quả đất (khoảng
200 tỉ km3) thì chẳng đáng kể vì nó chỉ chiếm không đến 1%. Tổng lƣợng nƣớc tự
nhiên trên thế giới theo ƣớc tính có khác nhau theo tác giả và dao động từ
1.385.985.000 km3 (Lvovits, Xokolov – 1974) đến 1.457.802.450 km3 (F.Sargent1974) (F. Sargent và cs, 1974) [13].
Về trữ lƣợng nƣớc ngầm, ở độ sâu 1000m có khoảng 4 triệu km3 nƣớc còn ở
độ sâu 1000 đến 6000m có khoảng 5 triệu km3 nƣớc. Nhìn chung nƣớc ngầm là
nguồn cung cấp quan trọng cho con ngƣời và cây trồng. Khi sử dụng nƣớc ngầm


13

cần chú ý đến độ khoáng hóa nếu <1 g/l là dùng cho sinh hoạt và tƣới tốt. Rác thải
lớn gây ô nhiễm nguồn nƣớc nặng nề (Chiras, 1991) [2].
Bảng 2.1 Trữ lƣợng nƣớc trên thế giới
stt

Loại nƣớc

Trữ lƣợng nƣớc (km3)

1


Biển và đại dƣơng

1.370.322.000

2

Nƣớc ngầm

60.000.000

3

Băng và băng hà

26.660.000

4

Hồ nƣớc ngọt

125.000

5

Hồ nƣớc mặn

105.000

6


Khí ẩm trong đất

75.000

7

Hơi nƣớc trong khí ẩm

14.000

8

Nƣớc sông

1.000

9

Tuyết trên lục địa

250

( Nguồn F.Sargent,1974)[13]
2.4.2. Tình hình sử dụng nước trên thế giới
Nhu cầu nƣớc ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công nghiệp, nông
nghiệp và sự nâng cao mức sống của con ngƣời. Theo sự ƣớc tính, bình quân trên
toàn thế giới có chừng khoảng 40% lƣợng nƣớc cung cấp đƣợc sử dụng cho công
nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10 % cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nhu cầu nƣớc sử
dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Ví dụ: Ở Hoa Kỳ,
khoảng 44% nƣớc đƣợc sử dụng cho công nhân nghiêp, 47% sử dụng cho nông

nghiệp và 9% cho sinh hoạt và giải trí. Ở Trung Quốc thì 7% nƣớc đƣợc sử dụng
cho công nghiệp, 87% cho công nghiệp, 6% sử dụng cho nƣớc sinh hoạt và giải trí
(Chiras, 1991) [2].
Nhu cầu về nƣớc trong công nghiệp: Sự phát triển ngày càng cao của nền
công nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng nhu cầu về nƣớc, đặc biệt đối với một
số ngành sản xuất nhƣ chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy, luyện kim, hóa chất…,
chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ mất 90% tổng lƣợng nƣớc sử dụng cho công
nghiệp. Ví dụ cần 1.700 lít nƣớc để sản xuất một thùng bia chừng 120 lít, cần
300.000 lít nƣớc để lọc một thùng dầu mỏ chừng 160 lít, cần 300.000 lít nƣớc để


14

sản xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép, cần 2.000.000 lít nƣớc để sản xuất 1 tấn nhựa
tổng hợp, để làm ra 01 lít nhiên liệu sinh học phải cần khoảng từ 1.000 đến 4.000 lít
nƣớc, sản xuất điện từ nguồn thủy điện dự kiến tăng trung bình hàng năm là 1,7% từ
năm 2004 đến năm 2030 gia tăng tổng thể là 60%. Phần nƣớc tiêu hao không hoàn
lại và lƣợng nƣớc còn lại sau khi đã sử dụng đƣợc quay về sông hồ dƣới dạng nƣớc
thải chứa đầy những chất ô nhiễm (Cao Liêm và cs, 1990) [6].
Nhu cầu về nƣớc trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông
nghiệp nhƣ sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi hỏi
một lƣợng nƣớc ngày càng cao. Theo M.I.Lvovits (1974) [19] Trong tƣơng lai do
thâm canh nông nghiệp mà dòng chảy cả năm của các con sông trên toàn thế giới có
thể giảm đi khoảng 700 km3/năm. Phần lớn nhu cầu về nƣớc đƣợc thỏa mãn nhờ
mƣa ở vùng có khí hậu ẩm, nhƣng cũng thƣờng đƣợc bổ sung bởi nƣớc sông hoặc
nƣớc ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô. Ngƣời ta ƣớc tính đƣợc
mối quan hệ giữa lƣợng nƣớc sử dụng với sản phẩm thu đƣợc trong quá trình canh
tác nhƣ sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500 tấn nƣớc, 1 tấn gạo cần đến
4.000 tấn nƣớc và 1 tấn bông vải cần 10.000 tấn nƣớc. Sở dĩ cần số lƣợng nƣớc lớn
nhƣ vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của quá trình thoát hơi nƣớc của cây, sự bốc hơi

nƣớc của lớp nƣớc mặt trên đồng ruộng, sự trực di của nƣớc xuống các lớp đất bên
dƣới và phần nhỏ tích tụ lại trong các sản phẩm nông nghiệp. Cho đến nay, nông
nghiệp vẫn là đối tƣợng tiêu thụ nhiều nƣớc nhất chiếm 50% lƣợng nƣớc tiêu thụ
(so với 40% dành cho công nghiệp và 10% danh cho sinh hoạt đời sống). Nếu
không có quy hoạch sử dụng hợp lý, nhu cầu nƣớc sẽ tăng lên từ 50% đến 70% vào
năm 2050, mặc dù sử dụng tài nguyên nƣớc của một số nƣớc hiện đã chạm đến mức
giới hạn. Đồng thời, thay đổi về lối sống và thói quen ăn uống đã diễn ra trong
nhiều năm gần đây, nhất là gia tăng tỷ lệ tiêu thụ thịt và các sản phẩm bơ sữa tại
những nƣớc vừa giàu lên đã tác động mạnh mẽ tới tài nguyên nƣớc. Để sản xuất 1
kg ngũ cốc cần từ 800 đến 4.000 lít nƣớc, trong khi đó để sản xuất 1 kg thịt bò phải
tốn từ 2.000 đến 16.000 lít nƣớc. Nếu vào thời điểm năm 1985, một ngƣời Trung
Quốc tiêu thụ 20 kg thịt thì vào năm 2009 con số này đã là 50 kg, điều đó có nghĩa
là Trung Quốc cần có thêm 390 km3 nƣớc.


15

Nhu cầu về nƣớc sinh hoạt và giải trí: Theo sự ƣớc tính thì các cƣ dân sinh
sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nƣớc/ngƣời/ngày. Ngày nay, do sự phát triển
của xã hội loài ngƣời ngày càng cao nên nhu cầu về nƣớc sinh hoạt và giải trí ngày
càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị lớn, nƣớc sinh hoạt tăng gấp
hàng chục đến hàng trăm lần nhiều hơn. Theo sự ƣớc tính đó thì đến năm 2000 nhu
cầu về nƣớc sinh hoạt và giải trí sẽ tăng gần 20 lần so với năm 1990, tức là chiếm
7% tổng nhu cầu nƣớc trên thế giới (Cao Liêm và cs, 1990) [6].
Theo ƣớc tính, năm 2030 sẽ có 47% dân số thế giới sinh sống tại các vùng
căng thẳng về nƣớc. Chỉ riêng tính ở châu Phi, do biến đổi khí hậu, số ngƣời chịu
cảnh thiếu nƣớc nhiều hơn vào năm 2020 là từ 75 đến 250 triệu ngƣời. Ngoài ra,
còn rất nhiều nhu cầu khác về nƣớc trong các hoạt động khác của con ngƣời nhƣ
giao thông vận tải, giải trí ngoài trời nhƣ đua thuyền, trƣợt ván, bơi lội…nhu cầu
này cũng ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội

2.4.3. Tài nguyên nước ở Việt Nam
Tổng lƣợng nƣớc mặt trên và đến và đến lãnh thổ trên một năm là: 830 – 840
tỷ m3, trong đó: Nội sinh là 310- 315 tỷ m3chiếm 37%. Ngoại sinh là 520 – 525 tỷ
m3 chiếm 63%.
Ở Việt Nam, tài nguyên nƣớc mặt ( dòng chảy sông ngòi ) tƣơng đối phong
phú, có mạng lƣới sông suối dày đặc với 2372 con sông với dòng chảy quanh năm (
với độ dài con sông hơn 10km ). Tổng diện tích lƣu vực sông là: 1.167.000 km2,
trong đó phần lƣu vực nằm ngoài lãnh thổ là: 835,442 km2, chiếm đến 72%. Có 13
sông chính và sông nhánh lớn có diện tích lƣu vực từ 10.000 km2 trở lên; 166 con
sông có diện tích lƣu vực dƣới 10.000 km2. Tuy nhiên, tài nguyên nƣớc mặt biến
đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân bố không đều trong
năm) và còn phân bố không đồng đều giữa các hệ thống sông và các vùng.
Việt Nam là một quốc gia có lƣợng mƣa trung bình năm khá lớn tới trên
2000mm. 3/4 lãnh thổ là đồi núi với độ che phủ rừng hiện khoảng 29%, mạng lƣới
sông, suối, đầm, hồ, ao, kênh mƣơng khá dày đặc và có nƣớc quanh năm. Nhờ đó
tài nguyên nƣớc nhìn chung tƣơng đối: hàng năm lƣợng nƣớc mặt sản sinh nội địa
đạt 32,5 tỷ m3/ năm, nếu kể cả lƣợng nƣớc từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào khoảng


16

889 tỷ m3/năm, nƣớc dƣới đất có trữ lƣợng tiềm năng khoảng 48 tỷ m3/năm (trầm
tích bờ rời: 12,6; đá lục nguyên: 7,31; đá phun trào: 2,11; đá xâm nhập: 8,05; đá
carbonat: 2,4; đá biến chất:7,79 và đá hỗn hợp:7,75).
Việt Nam có 9 hệ thống sông lớn trải dài từ bắc vào nam gồm:
+ Hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng: Hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ
Cùng bao gồm 2 con sông chảy ngƣợc hƣớng nhau và gặp nhau ở Quảng Tây
(Trung Quốc) tạo thành sông Tả Giang chảy vào sông Tây Giang và đổ ra biển
Quảng Châu. Sông Kỳ Cùng đoạn chảy trên đất Việt Nam dài khoảng 243 km, diện
tích lƣu vực 6.660 km2. Từ biên giới Việt – Trung sông chảy trên đoạn dài khoảng

55 km tới Long Châu. Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo
hƣớng đông nam – tây bắc sang Trung Quốc. Sông Kỳ Cùng có 3 chi lƣu chính là
sông Bắc Giang, sông Bắc Khê và sông Ba Thín. Sông Bằng Giang có tổng chiều
dài khoảng 108 km, trên đất Việt Nam sông Bằng Giang có chiều dài khoảng 90
km, diện tích lƣu vực 4.000 km2. Sông Bằng Giang có 24 chi lƣu trong đó có 3 chi
lƣu lớn đó là sông Bao, sông Hiếu, sông Bắc Vọng.
+ Hệ thống sông Thái Bình: gồm sông Thái Bình cùng các phụ lƣu và chi lƣu
của nó, các phụ lƣu gồm sông Cầu, sông Thƣơng và sông Lục Nam ở thƣợng
nguồn. Tổng chiều dài của hệ thống sông là 1.650 km và diện tích lƣu vực khoảng
10.000 km2. Ngoài ra, hệ thống sông này còn nhận một phần dòng chảy của sông
Hồng để đổ ra biển Đông.
+ Hệ thống sông Hồng: là hệ thống sông lớn nhất Việt Nam. Hệ thống sông
Hồng có rất nhiều phụ lƣu, hai phụ lƣu quan trọng nhất là sông Đà và sông Lô. Hai
phụ lƣu chính này cùng với các phụ lƣu khác tạo thành mạng lƣới sông hình dẻ quạt
và hội tụ tại Việt Trì. Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km với lƣu vực 143.700 km2.
+ Hệ thống sông Mã: gồm dòng chính là sông Mã và hai phụ lƣu lớn là sông
Chu, sông Bƣởi. Hệ thống sông này có tổng chiều dài là 881 km, tổng diện tích lƣu
vực là 39.756 km2 trong đó có 17.520km2 nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Sông Mã
là một con sông của Việt Nam và Lào có chiều dài 512 km, trong đó phần trên lãnh
thổ Việt Nam dài 410 km. Lƣu vực của sông Mã là 28.400 km2, ở Việt Nam rộng
17.600 km2. Sông Bƣởi hay còn gọi là sông Sòi, là phụ lƣu của sông Mã. Tổng


×