Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Xây dựng nông thôn mới ở huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.36 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM VĂM LÂM

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN MỸ HÀO,
TỈNH HƢNG YÊN

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lí công
Mã số: 60 34 04 03

HÀ NỘI - 2016


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG SỸ KIM

Phản biện 1: ...…………..........................................…………………….
………………………………………………………………..
Phản biện 2: .............................................……………………………….
………………………………………………………………..

Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính
Quốc gia


Địa điểm: Phòng họp......... Nhà ....... - Hội trƣờng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học
viện Hành chính Quốc gia
Số: 77 - Đƣờng Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – TP Hà Nội
Thời gian: vào hồi

giờ

tháng

năm 2016

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thƣ viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên
trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôN; bên cạnh đó, Ban Bí thƣ Trung ƣơng
Đảng đã chỉ đạo 11 xã đại diện cho các vùng kinh tế - văn hoá trên cả nƣớc xây dựng thí điểm mô hình nông
thôn mới nhằm thực hiện mục tiêu: Xây dựng nông thôn nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch. Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí đƣợc
nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, hệ thống chính quyền cấp xã ở nông thôn dƣới sự lãnh đạo của
Đảng đƣợc tăng cƣờng.
Sau 05 năm thực hiện Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010-2020, diện
mạo nông thôn trên địa bàn Mỹ đã có những thay đổi rõ rệt góp phần làm thay đổi nếp sống, nếp nghĩ, cách
làm của ngƣời dân, bộ mặt làng, xã cũng đƣợc thay đổi rõ rệt, cảnh quan môi trƣờng đƣợc bảo vệ... từ đó
góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Mỹ Hào vẫn có những hạn chế nhƣ: đây là một lĩnh vực mới, trong khi kinh nghiệm của

cán bộ (nhất là cán bộ cấp xã) chƣa cao; trong quá trình triển khai còn chú trọng xây dựng hạ tầng, chƣa
quan tâm nhiều đến các mô hình sản xuất mớ; Sự trông chờ ỷ nại của một bộ phận cán bộ cơ sở, dân cƣ là
khá lớn, vẫn tồn tại quan niệm “xin – cho”. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Việt Nam hiện nay cơ bản vẫn là một nƣớc nông nghiệp; do đó, bên cạnh việc đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế thì vẫn đề đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới cũng trở thành một đề tài đƣợc rất nhiều
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhƣ các tác phẩm: "Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và
thực tiễn" do tác giả Vũ Văn Phúc chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2012; “Nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới - quá khứ và hiện tại” của tác giả Nguyễn Văn Bích, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000; Công trình nghiên cứu: “Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau Nghị
quyết X của Bộ Chính trị” do PGS,TSKH Lê Đình Thắng chủ biên do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm
1998... Tuy nhiên xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới là vấn đề cần
đƣợc nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thể hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Thông qua đánh giá những thuận lợi và khó khăn việc quản lý xây dựng nông thôn
mới ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên để đánh giá tính khả thi của Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới 2010-2020 nói chung và khả năng triển khai việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ
Hào, tỉnh Hƣng Yên nói riêng.
- Nhiệm vụ:
Trình bày những vấn đề lý luận chung về xây dựng nông thôn mới.
Trình bày, đánh giá việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên.

1


Trình bày thành tựu và hạn chế trong quá trình triển khai việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ
Hào, tỉnh Hƣng Yên.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chƣơng trình Mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2016 -2020 ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên trong giai đoạn hiện nay.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Việc triển khai các chính sách về xây dựng nông thôn mới và hiệu quả
của nó trong thực tiễn ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát việc xây dựng nông thôn mới ở
huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên từ năm 2010 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác – Lênin và sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so
sánh, khảo sát thực tiễn... nhằm làm sáng tỏ vấn đề và trình bày luận văn một cách khoa học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ những khía cạnh lý luận trong quá trình xây dựng nông thôn mới và
hiệu quả của nó trong thực tiễn. Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo
cho việc học tập, nghiên cứu và làm tài liệu tham khảo để tuyên truyền trong quá trình xây dựng nông
thôn mới trong thời gian tiếp theo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm
03 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng
Yên
Chƣơng 3: Một số giải pháp chủ yếu tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc trong quá trình xây dựng nông
thôn mới ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng

2


Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI


1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1. Khái niệm về quản lý và quản lý nhà nƣớc
1.1.1.1. Khái niệm về quản lý
“Là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý và khách thể
của quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt
ra trong điều kiện biến động của môi trường”.
1.1.1.2. Khái niệm về quản lý nhà nước
“Quản lý nhà nước là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà
nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã
hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước”.
1.1.2. Khái niệm về nông thôn và nông thôn mới
1.1.2.1. Khái niệm nông thôn
Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4//2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn, thì: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã. Đặc điểm của các vùng nông thôn
nƣớc ta gắn liền với các loại hình lao động, sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp với tuyệt đại đa số dân cƣ sinh
sống bằng một loại hình lao động, bởi vậy diện mạo các vùng nông thôn rất ít có sự thay đổi nhất là về
phƣơng diện kinh tế - xã hội.
1.1.2.2. Khái niệm về nông thôn mới
Nông thôn mới là nông thôn mà trong đó đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của ngƣời dân không
ngừng đƣợc nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân đƣợc đào tạo, tiếp thu các
tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Bên cạnh đó,
nông thôn mới phải có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng đƣợc xây dựng đồng bộ, hiện đại,
phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn
định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị đƣợc
nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.
1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.2.1. Xây dựng nông thôn mới và vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế
- xã hội
1.2.1.1. Về xây dựng nông thôn mới

Là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cƣ ở nông thôn đồng lòng xây dựng
thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trƣờng và an ninh nông thôn đƣợc đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất,
tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao.

3


1.2.1.2. Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội
- Về kinh tế: Nông thôn có nền sản xuất hàng hoá mở, hƣớng đến thị trƣờng và giao lƣu, hội nhập.
- Về chính trị: Phát huy dân chủ với tinh thần thƣợng tôn pháp luật, gắn lệ làng, hƣơng ƣớc với
pháp luật để điều chỉnh hành vi con ngƣời, đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng kỷ cƣơng phép nƣớc, phát huy
tính tự chủ của làng xã.
- Về văn hoá xã hội: Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cƣ, giúp nhau xoá đói giảm nghèo,
vƣơn lên làm giàu chính đáng.
- Về con người: Xây dựng hình mẫu ngƣời nông dân sản xuất hàng hoá khá giả, giàu có, kết tinh
các tƣ cách: Công dân, thể nhân, dân của làng, ngƣời con của các dòng họ, gia đình.
- Về môi trường: Xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trƣờng, sinh thái. Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô
nhiễm nguồn nƣớc, môi trƣờng không khí và chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền
vững.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới
1.2.2.1. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới là hoạt động tổ chức, điều hành của cơ quan nhà
nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới; là tập hợp tất cả các
hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc tác động vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhằm hƣớng
đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế và đảm bảo cho cuộc sống của ngƣời dân ngày càng tốt đẹp hơn.
1.2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Xây dựng NTM không phải là đề án đầu tƣ của Nhà nƣớc mà là việc ngƣời dân cần làm, để cuộc
sống tốt hơn, Nhà nƣớc chỉ hỗ trợ một phần. Chính vì vậy, xét trên khía cạnh tổng thể, quản lý nhà nƣớc
trong xây dựng NTM cần tập trung vào một số nội dung sau:

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
- Quy hoạch, thực hiện quy hoạch và ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai
- Công tác triển khai và tổ chức thực hiện
- Quản lý và sử dụng các nguồn lực
- Công tác quản lý về phát triển kinh tế
- Quản lý việc phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI
1.3.1. Các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với vấn đề nông
nghiệp, nông dân và nông thôn
1.3.2. Trình độ quản lý, tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ công chức
1.3.3. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội

4


1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA MỘT
SỐ ĐỊA PHƢƠNG TRONG NƢỚC
1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Đan Phƣợng, Thành phố Hà Nội
1.4.3. Kinh nghiệm của huyện Phƣớc Long, Tỉnh Bạc Liêu

5


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN MỸ HÀO,
TỈNH HƢNG YÊN

2.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƢNG YÊN
2.1.1. Về Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Huyện Mỹ Hào có diện tích 79,1 km2. Dân số: trên 11 vạn ngƣời (tính đến 31/12/2015). Tài nguyên
thiên nhiên của huyện chủ yếu là đất cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, nguồn nƣớc ngầm và nguồn
nƣớc mặt phong phú. Huyện có diện tích tự nhiên là 7.910,96 ha, trong đó, đất nông nghiệp là 4.717,09 ha
chiếm 59,63% tổng diện tích, đất đã đành cho công nghiệp là 493,29 ha. Dân số phân bổ tƣơng đối đồng đều, do
là huyện đồng bằng, nằm trải dọc theo Quốc lộ 5A. Huyện có 13 đơn vị hành chính, gồm: 12 xã và 01 thị
trấn (có 2 xã loại I, 5 xã loại II và 6 xã loại 3); có 77 thôn, khu phố.
Từ khi tái lập huyện, tốc độ phát triển kinh tế của huyện tƣơng đối nhanh và khá toàn diện. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế
nhanh, bình quân 5 năm (2010 – 2015) là 17,68%. Cơ cấu kinh tế: NN - CN, TTCN – TMDV: 4,1% - 67,3%
- 28,6%. Giá trị sản xuất bình quân đầu ngƣời đạt 56 triệu đồng/năm. Giá trị xuất khẩu tăng bình quân
25,8%/năm.
2.1.2. Ảnh hƣởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến quá trình thực hiện xây dựng nông thôn
mới ở Huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên
- Những ảnh hưởng tích cực trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào
+ Xuất phát từ vị trí địa lý thuận lợi của huyện Mỹ Hào đƣợc tỉnh quan tâm đầu tƣ về xây dựng cơ
sở hạ tầng, đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực, xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, phân cấp thực
hiện nhiều dự án đầu tƣ, đƣợc tỉnh lựa chọn một xã Nhân Hòa của huyện để xây dựng NTM điểm của tỉnh.
+ Huyện Mỹ Hào đƣợc Bộ Xây dựng công nhận là đô thị IV vào 31/12/2014, hiện nay huyện đang
phấn đấu trở thành thị xã công nghiệp, dịch vụ trong thời gian gần nhất.
+ Tình hình chính trị và an ninh trên địa bàn huyện đƣợc bảo đảm, chủ trƣơng cải cách hành chính
nhà nƣớc trên địa bàn huyện có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội là một trong những
điều kiện thuận lợi để toàn huyện tập trung xây dựng TNM.
- Những khó khăn trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào:
+ Đại đa số nhân dân trong huyện mang lối sống làng, xã mang truyền thống nông dân vùng Bắc bộ
châu thổ Sông Hồng, do vậy việc tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi cách nghĩ, cách làm trong thực tế
còn có mặt hạn chế.
+ Cơ sở vật chất, nhân lực ở các xã còn thiếu và chậm cập nhật thƣờng xuyên các hƣớng dẫn mới
của nhà nƣớc về xây dựng NTM.

+ Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã ở các lĩnh vực còn hạn chế chủ yếu là các hệ
đào tạo từ xa, tại chức nên việc tiếp thu các qui định mới của nhà nƣớc gặp khá nhiều khó khăn.

6


2.1.3. Tình hình nông dân và nông thôn của huyện Mỹ Hào hiện nay
Về nông dân: Đến cuối năm 2015, trên địa bàn huyện có trên 11 vạn ngƣời. Trong đó, số dân cƣ
sinh sống ở khu vực nông thôn khoảng 1,4 vạn ngƣời, chiếm tỷ lệ 12,7%, tuy nhiên số lao động đơn thuần
trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp do tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa của huyện Mỹ Hào phát triển
nhanh chóng trong 15 trở lại đây.
Về nông thôn: Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn của huyện Mỹ Hào trong những năm qua luôn
đƣợc quan tâm đầu tƣ, cải tạo và nâng cấp. Mạng lƣới giao thông trên địa bàn tiếp tục đƣợc đầu tƣ phát triến,
thƣờng xuyên thực hiện duy tu, bảo dƣỡng các tuyến đƣờng huyện quản lý, tỉnh uỷ thác; đã nâng cấp cải tạo
đƣợc 63,352 km đƣờng, trong đó đƣờng huyện quản lý là 21,415 km, đƣờng xã 14,905 km, đƣờng thôn
14,602 km, đƣờng ra đồng 12,45 km. Hệ thống trƣờng học, đƣờng điện, trạm y tế, trụ sở làm việc, hệ thống
kênh mƣơng phục vụ sản xuất.
2.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƢNG YÊN
2.2.1. Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hƣng Yên hiện nay
Đến nay, Qua rà soát, đánh giá của các huyện, thành phố; đến nay, bình quân toàn tỉnh đạt 14,7 tiêu chí/xã,
tăng 8,1 tiêu chí/xã so với năm 2011. Số xã cơ bản đạt 19 tiêu chí: 38 xã (trong đó có 32 xã đã được công nhận đạt
chuẩn NTM); Số xã cơ bản đạt 15 - 18 tiêu chí: 29 xã; Số xã cơ bản đạt 10 - 14 tiêu chí: 78 xã; không còn xã đạt dƣới
10 tiêu chí.
Các huyện đạt tiêu chí bình quân cao là huyện Mỹ Hào đạt bình quân 16,4 tiêu chí/xã; huyện Văn
Giang đạt bình quân 16,0 tiêu chí/xã; huyện Văn Lâm đạt bình quân 15,8 tiêu chí/xã. Một số huyện tiêu chí
đạt thấp nhƣ: huyện Phù Cừ đạt 13,5 tiêu chí/xã, huyện Kim Động đạt 12,7 tiêu chí/xã. Một số tiêu chí đã đạt
tƣơng đối cao, nhƣ: Tiêu chí số 01 về Quy hoạch: 145/145 xã; tiêu chí 4 về Điện: 145/145 xã; tiêu chí 8 về
Bƣu điện: 144/145 xã; tiêu chí 19 về An ninh trật tự: 143/145 xã. Một số tiêu chí đạt kết quả thấp, nhƣ: tiêu
chí số 5 về trƣờng học: 52/145 xã; tiêu chí số 11 hộ nghèo: 63/145 xã; tiêu chí Thủy lợi có 77/145 xã; tiêu
chí 15 về Y tế: 83/145 xã; tiêu chí số 17 về Môi trƣờng đạt: 86/145 xã.

2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng
Yên hiện nay
2.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Ban Chỉ đạo Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 huyện Mỹ Hào đƣợc
thành lập tại Quyết định số 2339/QĐ-UBND ngày 10/9/2010; theo đó, BCĐ xây dựng NTM cấp huyện do
đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm trƣởng ban chỉ đạo; các Phó chủ tịch, Trƣởng phòng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn là Phó ban; thành viên là các Trƣởng phòng, ngành đoàn thể huyện. Đối với cấp xã: các
xã trên địa bàn huyện thành lập Ban quản lý Chƣơng trình xây dựng NTM do đồng chí đồng chí Chủ tịch
UBND xã làm Trƣởng ban quản lý; cấp thôn thành lập Ban phát triển thôn do đồng chí trƣởng thôn làm
Trƣởng ban. Sau khi đƣợc thành lập, BCĐ huyện đã tổ chức rà soát, đánh giá 19 tiêu chí quốc gia về NTM
tại 12 xã của huyện.
Cùng với việc triển khai Chƣơng trình, kế hoạch xây dựng NTM, UBND và BCĐ huyện đã tập
trung chỉ đạo các phòng, ngành chức năng, UBND các xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình căn cứ

7


chƣơng trình, kế hoạch của huyện chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nội dung của Chƣơng
trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Tập trung chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến các văn bản hƣớng dẫn,
các bƣớc tiến hành; hƣớng dẫn, chỉ đạo các xã thành lập các ban theo quy định.
Đến nay, 100% các xã đã đƣợc phê duyệt đồ án quy hoạch và đề án, đang tổ chức cắm mốc giới
theo đồ án. Cùng với hoạt động BCĐ, sự phối hợp giữa các cơ quan và phòng ban chuyên môn trong thực
hiện xây dựng nông thôn mới là một trong những điểm góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới
ở huyện Mỹ Hào. Đối với các phòng, ban UBND huyện đã có sự phối hợp tƣơng đối đồng bộ và thƣờng
xuyên trong việc kiểm tra, đôn đốc, hƣớng dẫn, chỉ đạo thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tại
các xã. Đối với Ủy ban MTTQ và các đoàn thể huyện đã tích cực tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên
và nhân dân tích cực tham gia thực hiện “phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Các đơn vị lực lƣợng vũ trang huyện đã tập trung chỉ đạo hƣởng ứng phong trào "Quân đội chung
sức xây dựng nông thôn mới", tích cực tham gia giúp các địa phƣơng thực hiện các tiêu chí nhƣ tiêu chí số 2
về giao thông, tiêu chí số 3 về thủy lợi, tiêu chí số 5 về trƣờng học, tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa; tổ

chức thực hiện tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chính sách hậu phƣơng quân đội...Trong giai đoạn 2011 2015, Công an huyện đã thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc; phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM.
Trong quá trình xây dựng NTM, việc chuẩn hóa cán bộ và từng bƣớc nâng cao trình độ, năng lực
của đội ngũ cán bộ công chức trong BCĐ xây dựng NTM nói riêng và cán bộ, công chức nói chung cũng
đƣợc huyện quan tâm thực hiện. Chính vì vậy, sau 5 năm, số cán bộ, công chức trên địa bàn huyện nói chung
và cán bộ công chức cấp xã có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị không
ngừng tăng lên. Huyện Mỹ Hào là một trong những huyện đầu của tỉnh Hƣng Yên có số cán bộ, công chức
đạt chuẩn theo quy định. Trong đó, đội ngũ CBCC cấp xã hiện nay của huyện có 271 ngƣời với 34 cán bộ
nữ; 105 ngƣời có trình độ chuyên môn là cao học, đại học; trình độ cao đẳng là 9 ngƣời; trình độ trung cấp là
132 ngƣời; trình độ sơ cấp là 21 ngƣời; và có 4 ngƣời chƣa qua đào tạo. Thực hiện Đề án thu hút sinh viên
tốt nghiệp đại học hệ chính quy vào làm công chức dự bị tại các xã, phƣờng, thị trấn, tính đến ngày
31/12/2015, theo đề nghị của Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn; trên cơ sở kết quả thẩm định của Sở Nội vụ;
Ủy ban nhân dân huyện đã quyết định tiếp nhận 25 sinh viên về làm công chức dự bị tại 13 xã, thị trấn trọng
huyện.
2.2.2.2. Quy hoạch, thực hiện quy hoạch và ban hành các văn bản hướng dẫn
Nhằm thực hiện mục tiêu phấn đấu xây dựng huyện Mỹ Hào trở thành đô thị loại IV và thị xã công
nghiệp, dịch vụ trong tƣơng lai; đồng thời, quán triệt Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng
(khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngay từ nhiệm kỳ 2005 – 2010, Ban Chấp hành Đảng bộ
huyện đã xây dựng Chƣơng trình hành động số 23 – CTr/HU về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn
2008 – 2020 và lập quy hoạch, đề án xây dựng NTM trên các nội dung cụ thể:
- Về việc lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng NTM
Các bƣớc thực hiện: Sau khi đơn vị tƣ vấn dự thảo, UBND xã tổ chức nhiều hội nghị xin ý kiến
BCĐ, các ngành có liên quan của huyện; các hội nghị xin ý kiến tại xã, thôn và nhân dân (riêng 2 xã điểm
mở hội nghị xin ý kiến một số Sở, Ban Thƣờng vụ Huyện ủy). Sau đó UBND xã tổng hợp yêu cầu đơn vị tƣ

8


vấn chỉnh sửa báo cáo thông qua Đảng ủy, HĐND xã, báo cáo lên các ngành huyện thẩm định trình UBND
huyện phê duyệt. Đến tháng 6/2012, 12/12 xã của huyện đã hoàn chỉnh quy hoạch và đƣợc UBND huyện phê

duyệt. Mặc dù theo kế hoạch ban đầu của tỉnh Hƣng Yên thì các xã điểm phải hoàn thành quy hoạch trong
năm 2011, nhƣng do hai xã làm điểm, việc chỉ đạo thận trọng đảm bảo chất lƣợng nên tiến độ chậm hơn so
với kế hoạch.
- Công tác lập đề án xây dựng NTM
Trên cơ sở nội dung quy trình đã đƣợc tỉnh, huyện tập huấn về công tác lập Đề án. UBND huyện
chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT trực tiếp hƣớng dẫn và gửi một số mẫu Đề án NTM của các xã điểm
toàn quốc để các xã tham khảo, chỉ đạo các xã căn cứ Hƣớng dẫn số 94/HD-NN ngày 08/11/2011 của Sở
Nông nghiệp và PTNT tỉnh về trình tự lập, thẩm định Đề án NTM, UBND huyện chỉ đạo các xã thành lập Tổ
khảo sát của xã, các thôn để khảo sát, đánh giá hiện trạng 19 tiêu chí. Sau khi các xã dự thảo xong Đề án và
tổ chức xin ý kiến các ngành, các thôn và nhân dân, UBND huyện tổ chức Hội nghị thẩm định và hƣớng dẫn
công tác lập Đề án đối với 12/12 xã. Sau khi xin ý kiến tham gia tại xã và huyện; UBND xã tổng hợp chỉnh
sửa và gửi lên Tổ thẩm định huyện (gồm các ngành Nông nghiệp, Kinh tế - Hạ tầng, Tài chính – Kế hoạch,
Tài nguyên – Môi trƣờng) thẩm định và yêu cầu xã chỉnh sửa và thông qua HĐND xã. Về tiến độ lập Đề án:
Năm 2012 có 7/12 xã đƣợc UBND huyện phê duyệt Đề án NTM giai đoạn 2011-2020 (Riêng hai xã điểm
phê duyệt trong tháng 10/2012, 5 xã phê duyệt trong tháng 12/2012). 5 xã còn lại đƣợc phê duyệt trong tháng
3/2013.
2.2.2.3. Công tác triển khai và tổ chức thực hiện
Để ngƣời dân nắm bắt đƣợc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc
về xây dựng NTM, huyện đã tăng cƣờng công tác tuyên truyền, thực hiện phối hợp với các cơ quan thông
tin, tuyên truyền nhƣ Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trang thông tin điện tử, Đài
truyền thanh huyện…để phục vụ công tác thông tin cho nhân dân.
UBND huyện đã chỉ đạo các xã tăng cƣờng công tác tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin
đại chúng, bảng tin, pano và qua hình thức họp dân nhằm phổ biến các nội dung, chính sách về công tác xây
dựng NTM.
Ủy ban MTTQ huyện đã phát động phong trào thi đua xây dựng “Khu dân cƣ 3 không” giai đoạn
2012 - 2015, gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; tiến hành ký giao ƣớc thi đua với 13/13 xã,
thị trấn, tập trung vào 3 nội dung chính (Không có tệ nạn xã hội; Không ô nhiễm môi trƣờng; Không lãng
phí, hủ tục lạc hậu trong việc cƣới, việc tang) đồng thời lựa chọn 02 khu dân cƣ làm điểm xây dựng “Khu
dân cƣ 3 không”; đó là Khu dân cƣ Thôn An Tháp xã Nhân Hòa và khu dân cƣ Thôn Dâu xã Cẩm Xá.
BCĐ huyện đã phát Sổ tay xây dựng NTM, Tài liệu hỏi đáp, Bộ tài liệu về xây dựng NTM và các

văn bản hiện hành cũng nhƣ đĩa hình về xây dựng mô hình NTM cho các xã để tuyên truyền và tham khảo
thực hiện. Cuộc vận động hiến đất xây dựng NTM đƣợc nhân dân nhiệt liệt ủng hộ. Toàn huyện đã vận động
nhân dân hiến hàng nghìn mét vuông đất làm đƣờng (ở các xã Dƣơng Quang, Xuân Dục, Nhân Hòa, Hƣng
Long và Hòa Phong). Đến tháng 9/2015, đã vận động các hộ dân hiến và tham gia góp đất đƣợc trên 257
nghìn m2 đất để làm đƣờng GTNT và nội đồng, trong đó đất ở khoảng 2.000m2.

9


2.2.2.4. Quản lý và sử dụng các nguồn lực
- Về quản lý và sử dựng nguồn nhân lực: Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Chính phủ,
trong 05 năm qua, toàn huyện đã đào tạo đƣợc gần 3.000 lao động nông thôn, đạt 65% và tỷ lệ lao động có
việc làm sau đào tạo đạt 90%. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện không chỉ là việc nâng
cao chất lƣợng lao động mà còn giúp cho ngƣời lao động có thể dễ dàng tiếp cận và chuyển đổi nghề nghiệp
mới, tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất.
- Về quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính: Ngoài các nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách, huyện Mỹ
Hào tiếp tục chỉ đạo các xã đẩy nhanh việc xử lý đất dôi dƣ, xen kẹp theo Quyết định số 14 của UBND tỉnh
và đấu giá đất ở mới. Tổng nguồn vốn huy động từ năm 2011-2015 trên địa bàn huyện là: 391.642 triệu
đồng, trong đó: NSNN là 172.230 triệu đồng, vốn lồng ghép: 21.988 triệu đồng, vốn tín dụng: 450 triệu
đồng, vốn doanh nghiệp: 8.075 triệu đồng, vốn huy động cộng đồng: 36.650 triệu đồng, vốn khác: 152.231
triệu đồng; nguồn kinh phí hỗ trợ xi măng (từ năm 2013-2015) của tỉnh khoảng 12,9 tỷ đồng, kinh phí hỗ trợ
đá của huyện khoảng 4,67 tỷ đồng đã góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân cũng
nhƣ làm “thay da, đổi thịt” cho các xã của huyện.
2.2.2.5. Công tác quản lý về phát triển kinh tế
Trong 05 năm qua, huyện đã đẩy mạnh đầu tƣ triển khai thực hiện các chƣơng trình, đề án, dự án
hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và lồng ghép với thực hiện các mô hình khuyến nông, chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật mới, hỗ trợ giống, vật tƣ, phân bón; góp phần quan trọng phát triển sản xuất nông nghiệp,
nâng cao năng suất, giá trị thu trên một ha canh tác, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của cƣ
dân nông thôn. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa 'bốn nhà' có vai trò quan trọng, đóng góp lớn vào sự thành công
trong quá trình chuyển đổi, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa

chuyên canh, thâm canh cao ở Mỹ Hào. Ðề án sản xuất lúa giống của tỉnh đã đƣợc các hộ nông dân trên địa
bàn huyện hƣởng ứng tham gia, hình thành vùng sản xuất thóc giống trên địa bàn tỉnh, cung cấp hơn 70%
giống lúa tốt cho sản xuất nông nghiệp; giúp nông dân chuyển sang sản xuất lúa hàng hóa chất lƣợng cao,
với diện tích ngày càng lớn. Chƣơng trình phát triển kinh tế vƣờn, cải tạo ruộng trũng đƣợc sự hỗ trợ của
chính quyền các cấp, của các tổ chức đoàn thể, của nhà khoa học đã giúp nông dân chuyển đổi cây trồng,
hình thành những vùng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, cho sản lƣợng hàng trăm nghìn tấn quả mỗi năm.
Ðiển hình là vùng trồng cam, bƣởi, chuối, đào ở các xã: Phan Đình Phùng, Xuân Dục, Hòa Phong...
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Trạm
khuyến nông huyện…đã phối hợp chuyển giao khoa học - kỹ thuật, một phần giống, vốn chăn nuôi, sản xuất
cho các hộ đủ điều kiện ở 13 xã, thị trấn thông qua các dự án, đề án nhƣ: Dự án khảo nghiệm lúa Nam Định
3, Nếp 9603; Dự án chăn nuôi gà an toàn sinh học ở xã Cẩm Xá; Hỗ trợ kinh phí xây hầm biogas (1,2 triệu
đồng/hầm) cho các hộ chăn nuôi; Mô hình nuôi cá trắm đen ở xã Hòa Phong ; Hỗ trợ 02 máy gặt đập liên
hợp ở xã Phùng Chí Kiên và thị trấn Bần Yên Nhân (mức 75 triệu đồng/máy)...
2.2.2.6. Công tác quản lý về phát cơ sở hạ tầng thiết yếu
Các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu luôn đƣợc huyện quan tâm đầu tƣ phát triển. Đến nay, toàn
huyện Mỹ Hào có trên 97% dân số đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh. Một số xã đã thực hiện phân loại rác thải

10


tại chỗ của hộ gia đình; thu gom, vận chuyển đến địa điểm tập kết để xử lý; đồng thời thực hiện tốt công tác
tuyên truyền, vận động nhân dân mai táng theo hình thức hỏa táng hoặc trong trong nghĩa trang đã đƣợc quy
hoạch. Hiện nay, huyện Mỹ Hào đã có 3 nhà máy nƣớc tập trung và đang triển khai xây mới 01 nhà máy
nƣớc và ký hợp đồng cung cấp nƣớc sạch với nhà máy nƣớc sạch Hải Dƣơng để phấn đấu cung cấp nƣớc
sạch cho toàn bộ nhân dân trên địa bàn huyện. Công tác quản lý về phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cụ thể
nhƣ sau:
- Về hệ thống đường giao thông nông thôn: Toàn huyện đã hoàn thiện đƣợc 30,92km đƣờng huyện
với bề mặt rộng từ 5,5m trở lên, các tuyến đƣờng xã (gồm đƣờng thôn, xóm) dài 143,63 km, mặt đƣờng rộng
từ 2,5-3,5m chủ yếu là bê tông và đá răm. Thực hiện cơ chế hỗ trợ xi măng từ đầu năm 2013 đến nay, huyện nhà
đã thực hiện triển khai trải bê tông hóa đƣờng thôn, ngõ xóm đƣợc 24 tuyến đƣờng ngõ xóm với tổng chiều dài

trên 25 km, tổng khối lƣợng 4.200 tấn xi măng, tổng giá trị thành tiền gần 7 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2015, toàn
huyện Mỹ Hào đã có 8/12 xã (chiếm 66,7% số xã) đạt yêu cầu về hệ thống đƣờng trục giao thông xã, liên xã đạt
chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải. Chỉ tính riêng từ năm 2013 đến nay toàn huyện đã cứng
hoá đƣờng trục thôn, xóm, đƣờng trục chính nội đồng theo cơ chế hỗ trợ xi măng của tỉnh và đá của huyện
đƣợc khoảng 56km.
- Về thủy lợi: Việc xây dựng, nâng cấp, tu bổ, nạo vét kênh mƣơng nhằm đảm bảo phục vụ phát
triển sản xuất và đời sống dân sinh đƣợc UBND huyện, và UBND các xã quan tâm chỉ đạo thƣờng xuyên.
Đến nay, toàn huyện có 12/12 xã (đạt 100% số xã) đạt tiêu chí về thủy lợi.
- Về hệ thống lưới điện: Trong giai đoạn 2011 - 2015, điện lực Mỹ Hào đã có nhiều dự án đầu tƣ
xây dựng, cải tạo, sửa chữa và nâng cấp lƣới điện nông nông thôn đƣợc triển khai. Tính đến hết năm 2015,
toàn huyện có 12/12 xã (đạt 100%) đạt tiêu chí về điện.
- Về trường học: Trong 5 năm từ 2010 đến 2015 huyện đã đầu tƣ xây mới trên 50 phòng học và mua
sắm bàn, ghế, trang thiết bị đồ dùng học tập. Toàn huyện có 28/36 trƣờng của 12 xã đạt chuẩn quốc gia. Đến nay,
toàn huyện có 6/12 xã (chiếm 50%) số xã đạt tiêu chí trƣờng học. Toàn huyện có 28/36 trƣờng đƣợc công
nhận đạt chuẩn quốc gia cùng với 01 trƣờng đại học và 02 trƣờng cao đẳng đã góp phần thúc đẩy giáo dục
trên địa bàn huyện phát triển mạnh mẽ.
- Về cơ sở vật chất văn hóa: : Ngoài vốn hỗ trợ của nhà nƣớc, các xã đã tích cực thực hiện chủ
trƣơng huy động từ nguồn xã hội hóa để xây dựng cơ sở vật chất (nhà văn hóa, sân vận động, nhà tập thể
thao...). 100% các thôn đã có nhà văn hóa hoặc sử dụng đình làng làm điểm sinh hoạt văn hóa. Toàn huyện
có 66/72 thôn có Nhà văn hóa thôn đạt chuẩn về hạ tầng. Đến nay, trên địa bàn huyện có 6/12 xã (chiếm
50%) đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa. Việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở luôn đƣợc huyện quan tâm,
hiện nay, tỷ lệ gia đình văn hóa trong toàn huyện đạt 89%; 12/12 xã của huyện có 72/72 làng đạt danh hiệu Làng
văn hóa, trên 25% số ngƣời dân tham gia vào các hoạt động tập luyện thể thao thƣờng xuyên. 100% các xã trên địa
bàn huyện đạt tiêu chí về văn hóa.
- Về chợ nông thôn: Từ năm 2011 đến nay, huyện đã tập trung vốn đầu tƣ để xây dựng mới, cải tạo
và nâng cấp mạng lƣới chợ trên địa bàn nông thôn huyện; toàn huyện có 3 chợ đƣợc Dự án cạnh tranh bảo
đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (LIFSAP). Đến nay, trên địa bàn huyện có 11/12 xã (chiếm 91,7%) đạt tiêu chí
chợ (xã không có chợ coi như đã đạt tiêu chí).

11



- Điểm bưu điện văn hóa: 100% các xã có điểm phục vụ bƣu chính viễn thông và Internet đến thôn. Đến
nay, toàn huyện có 12/12 xã (đạt 100%) các xã đạt tiêu chí về bƣu điện.
- Về nhà ở dân cư: Từ năm 2013-2014, chƣơng trình hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà cho ngƣời có
công thực hiện đƣợc 215 ngôi, góp phần nâng cao tỷ lệ nhà đạt tiêu chuẩn trong toàn huyện lên trên 95%.
Đến nay, toàn huyện có 12/12 xã (đạt 100%) đạt tiêu chí về nhà ở.
2.2.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Về công tác thanh tra: Nhiệm vụ thanh tra của huyện trong công tác quản lý nhà nƣớc đƣợc giao
cho Thanh tra nhà nƣớc huyện. Sau nhiều năm triển khai xây dựng nông thôn mới, hầu hết các vấn đề có liên
quan đến thanh tra đều là vƣớng mắc trong đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và việc
dồn điền đổi thửa.
Về công tác kiểm tra: Với chức năng, nhiệm vụ của mình, huyện đã có Quyết định số 576-QĐ/HU
ngày 15/8/2012 về việc thành lập các tổ kiểm tra công tác xây dựng nông thôn mới và dồn điền đổi thửa các
xã giai đoạn 2010-2015. Các tổ này thƣờng xuyên bám sát địa bàn, kịp thời chấn chỉnh công tác triển khai
thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa phƣơng. Vai trò của ngƣời dân trong việc kiểm tra quá trình xây
dựng nông thôn mới cũng đƣợc coi trọng nhằm thực hiện đúng mục đích “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra”
Về công tác giám sát: Bên cạnh chức năng giám sát của cơ quan nhà nƣớc thì tại các thôn, xã trong
huyện đều thành lập các ban giám sát nhân dân với mục đích tạo thêm cơ chế để nhân dân tham gia giám sát,
hạn chế những sai phạm, tiêu cực trong quá trình thực hiện các công trình, dự án.
2.2.3. Đánh giá chung
Cho đến nay, chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào đạt đƣợc
những kết quả đáng ghi nhận cụ thể là cuối nawm 2015, huyện Mỹ Hào có 5/12 xã đƣợc UBND tỉnh Hƣng
Yên công nhận đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về quá trình xây
dựng nông thôn mới, về công tác quản lý nhà nƣớc, về những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, bất cập, tính
bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình.
2.2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
- Về những kết quả đạt được:
Tổng hợp đến tháng 12/2015, toàn huyện đã đạt đƣợc tổng 204 tiêu chí (tăng 139 tiêu chí so với

năm 2011), bình quân mỗi xã đạt 17 tiêu chí, là huyện dẫn đầu của tỉnh Hƣng Yên về xây dựng NTM. Năm
2015, huyện có thêm 03 xã đƣợc UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn năm 2015, nâng tổng số xã của huyện đạt
chuẩn đến nay là 5 xã, các xã còn lại đạt từ 15-16 tiêu chí. Để đạt đƣợc những kết quả trên là sự kết hợp của
nhiều yếu tố:
Về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất: Đời sống kinh tế - xã hội của ngƣời dân tại các xã
đƣợc cải thiện. Năm 2015, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt gần 700 tỷ đồng, bình quân thu nhập đầu ngƣời
đạt 2.545 USD/năm. Đồng thời, một số lƣợng lớn lao động ở nông thôn đã đƣợc đào tạo nghề, tham gia vào
các hoạt động phi nông nghiệp có thu nhập ổn định và cao hơn. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đã chuyển
dịch mạnh theo hƣớng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất khu vực phi nông nghiệp.
Nhờ phát triển kinh tế, tăng thu nhập nên công tác giảm nghèo đã đƣợc thực hiện một cách hiệu quả.

12


Về phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu: Đây là nhóm tiêu chí đƣợc các địa phƣơng quan tâm và chỉ
đạo tích cực trong quá trình triển khai chƣơng trình. Việc xây dựng nâng cấp các công trình đều do ngƣời
dân và cộng đồng lựa chọn từ nhu cầu thực tế và nguồn lực tổng hợp từ nhiều nguồn, nhà nƣớc, địa phƣơng,
doanh nghiệp, ngƣời dân và vốn vay, trong đó nguồn vốn của Nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Trong quá trình xây dựng quy hoạch: các xã đã thực hiện lấy ý kiến góp ý của cộng đồng dân cƣ từ
khâu khảo sát, lập danh mục đầu tƣ, xác định nguồn vốn đến khâu hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành theo
phƣơng châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Về huy động các nguồn lực: Đã huy động đƣợc nguồn lực tài chính nhiều hơn cho Chƣơng trình
xây dựng nông thôn mới, nhất là Chƣơng trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn theo
hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những kết quả trên đây cho thấy, quá trình quản lý nhà nƣớc trong xây
dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào đã đƣợc triển khai một cách đúng đắn, kịp thời và hiệu quả. Thành
công bƣớc đầu này còn cho thấy tác động tích cực đối với các cấp, các ngành và ngƣời dân, các doanh
nghiệp về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.
- Nguyên nhân thành công:
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã thể hiện đƣợc tính đúng đắn, kịp

thời; có sự đồng thuận cao của ngƣời dân nông thôn.
Các cấp ngành từ trên xuống dƣới, đặc biệt là cấp cơ sở đã quán triệt và triển khai nghiêm túc để
ngƣời dân hiểu rõ xây dựng nông thôn mới là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc, đây là một quá
trình mang tính lâu dài. Bƣớc đầu huy động các nguồn lực của địa phƣơng và sự đóng góp của nhân dân.
2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Về những hạn chế:
Công tác chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình có lúc, có nơi chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; nhận thức
của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn chƣa thật đầy đủ; sự lãnh đạo, chỉ đạo ở một số xã còn
chƣa sâu sát, thiếu quyết liệt; nguồn lực đầu tƣ còn hạn chế.
Việc triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết nhiều xã thực hiện còn lúng túng. Nhiều xã đã quy
hoạch rồi lại sửa lại quy hoạch, trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ làm công tác quy hoạch còn hạn
chế, khi vào việc thƣờng lúng túng, dựa dẫm.
Các xã còn rất hạn chế trong việc huy động các nguồn lực, tạo nguồn vốn đầu tƣ thực hiện chƣơng
trình. Nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc bố trí cho chƣơng trình xây dựng NTM còn rất thấp. Bên cạnh đó, việc
sử dụng nguồn vốn vào xây dựng NTM tại một số địa phƣơng chƣa thực sự hiệu quả.
Công tác đánh giá thực trạng nông thôn theo tiêu chí NTM tại một số địa phƣơng còn chƣa sát với thực tế,
thiếu sự quan tâm đúng mức, Một số tiêu chí đạt nhƣng không cao.
Tiến độ triển khai đề án phát triển sản xuất ở một số xã còn chậm, kết quả phát triển sản
xuất, xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh lớn và vừa còn ít.
Vai trò của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới vẫn còn rất mờ nhạt.
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan:

13


Tình hình kinh tế hiện nay gặp khó khăn nên nguồn vốn rất hạn chế, nguồn vốn thực hiện chủ yếu
từ ngân sách nhà nƣớc.
Một số chỉ tiêu, tiêu chí yêu cầu lớn nên khó thực hiện, khó nâng cao. Một số xã đạt yêu cầu về các
tiêu chí này nhƣng không cao.

+ Nguyên nhân chủ quan:
Sự vào cuộc của một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phƣơng chƣa quyết liệt, thiếu tâm huyết,
thiếu trách nhiệm.
Năng lực cán bộ lãnh đạo một số xã còn hạn chế, chƣa chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên;
Thiếu chủ động, chƣa tích cực trong việc triển khai chƣơng trình.
UBND các xã chƣa có kế hoạch và giải pháp cụ thể nhằm phát huy các nguồn lực trong cộng đồng
dân cƣ.
2.2.4. Những vấn đề đặt ra
2.2.4.1. Vấn đề xác định mục tiêu ưu tiên
Đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp nhằm phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế ở mỗi địa phƣơng,
ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lƣợng, tăng thu nhập cho nông dân.
2.2.4.2. Vấn đề phát huy vai trò của người dân
Phát huy vai trò của ngƣời dân là thực hiện đồng bộ, có hệ thống các biện pháp về kinh tế, chính
trị, văn hoá, giáo dục, y tế, môi trƣờng… nhằm khơi dậy, sử dụng, phát triển trên tất cả các yếu tố cấu thành:
số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu đội ngũ đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
2.2.4.3. Vấn đề quản lý, sử dụng và huy động các nguồn lực
Việc quản lý, sử dụng các nguồn lực đƣợc giao cho các Ban quản lý xây dựng nông thôn mới tại
các địa phƣơng cho nên yêu cầu đặt ra là trách nhiệm thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nƣớc và ngƣời dân
trong sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này nhƣ thế nào.
2.2.4.4. Vấn đề cơ chế chính sách
Hiện nay, việc quy hoạch sản xuất vẫn theo kế hoạch hàng năm, chƣa có chuyển biến rõ rệt. Một
vấn đề nữa là ngƣời dân rất khó trong việc tiếp cận đƣợc nguồn vốn của Chính phủ về chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
2.2.4.5. Vấn đề về các tiêu chí chưa phù hợp
Bộ tiêu chí quốc gia qua một thời gian triển khai cho thấy có nhiều vấn đề còn những hạn chế, bất
cập, chƣa có tính khả thi cao, gây khó khăn cho công tác triển khai, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
2.2.4.6. Vấn đề năng lực của cán bộ quản lý, điều hành, giám sát
Trình độ chuyên môn của cán bộ tại các xã của huyện Mỹ Hào còn thấp. Họ không chỉ thiếu những
kiến thức về kỹ năng lãnh đạo, quản lý hành chính, quản lý kinh tế, quản lý tài chính, mà còn thiếu cả những
kỹ năng về công tác dân vận, tuyên truyền.


14


Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG QUÁ
TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƢNG YÊN
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI Ở HUYỆN MỸ HÀO
3.1.1. Xây dựng nông thôn mới phải gắn với tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng,
chính quyền, huy động cả hệ thống chính trị cùng thực hiện
- Trƣớc hết cấn tập trung sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự phối hợp
giữa các ngành của cả hệ thống chính trị là nhân tố quyết định sự thành công trong thực hiện Chƣơng trình
MTQG xây dựng NTM ở huyện Mỹ Hào.
- Chính quyền các cấp từ huyện đến xã cần có trách nhiệm thực tốt các chƣơng trình, đề án phát
triển nông thôn mà Ban Thƣờng vụ Huyện ủy đã đề ra đó là: Chƣơng trình đào tạo nghề, việc làm và giảm
nghèo giai đoạn 2016 – 2020; Chƣơng trình phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao huyện Mỹ Hào
giai đoạn 2016 – 2020; Chƣơng trình phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và quản lý đô thị Mỹ Hào từ năm
2015 đến năm 2020; đặc biệt, cần phải gắn xây dựng nông thôn mới với Đề án thành lập thị xã Mỹ Hào trong
thời gian sớm nhất và hƣớng tới xây dựng huyện Mỹ Hào đạt tiêu chí đô thị loại III vào năm 2020.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu, quán triệt các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để mỗi cán bộ, đảng viên và các
tầng lớp nhân dân xác định đƣợc vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới.
3.1.2. Xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nhiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật
chất, kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo định hƣớng sản xuất hàng hóa
lớn, hiện đại, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực và
lợi thế của nền nông nghiệp, mở rộng giao lƣu trong nƣớc và quốc tế nhằm nâng cao năng suất lao động xã
hội trong nông nghiệp và nông thôn.

3.1.3. Xây dựng nông thôn mới phải lấy phát huy nội lực làm trọng tâm
- Nội lực xây dựng NTM nằm trong sức dân, trong sự đoàn kết, nhất trí, trong sự đồng lòng, chung
sức phát huy tiềm lực, thế mạnh của mỗi địa phƣơng. Vì vậy, nội lực cộng đồng thể hiện ở trí tuệ, tâm huyết
cũng nhƣ công sức, tiền của do mỗi ngƣời dân và cả cộng đồng tự bỏ ra để góp sức cùng Nhà nƣớc xây dựng
các công trình phát triển NTM.
- Trong xây dựng NTM, nội lực đƣợc thể hiện cụ thể ở sự đóng góp, xây dựng các công trình công
cộng của làng, xã nhƣ đƣờng giao thông, trƣờng học, nhà văn hóa, khu thể thao, trạm y tế, chợ, kiên cố hóa
kênh mƣơng… và việc mỗi gia đình, cộng đồng chung sức xóa nhà tạm, xây dựng nhà đạt chuẩn; chỉnh trang
nơi ở của chính gia đình mình (xây dựng, nâng cấp nhà ở, nhà bếp; xây dựng công trình vệ sinh; cải tạo, bố
trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh).

15


- Nội lực còn thể hiện bằng hoạt động tích cực sản xuất, đầu tƣ cho sản xuất ngoài đồng ruộng, cơ
sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, cải tạo lại vƣờn, ao…., để tạo ra thu nhập cao, phát triển kinh tế
gia đình; tự giác góp công, đóng góp kinh phí, hiến đất để làm đƣờng giao thông, kênh mƣơng nội đồng, vệ
sinh công cộng…
3.2. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA HUYỆN MỸ
HÀO GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
3.2.1. Về phƣơng hƣớng
- Gắn việc thực hiện chƣơng trình MTQG xây dựng NTM với thực hiện Đề án thành lập thị xã Mỹ
Hào trong thời gian sớm nhất và hƣớng tới xây dựng huyện Mỹ Hào đạt tiêu chí đô thị loại III vào năm 2020.
Thông qua xây dựng NTM mới sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa khu vực nội thị cũng nhƣ chỉnh
trang diện mạo khu vực ngoại thị của Mỹ Hào.
- Thực hiện tốt phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”. Đề cao vai trò phát huy nội lực
của mỗi địa phƣơng cũng nhƣ vai trò của các ngành đoàn thể và toàn thể nhân dân cùng với việc đẩy mạnh
xã hội hóa, lồng ghép, huy động tổng hợp mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, phát triển nông thôn
nói riêng và đô thị Mỹ Hào nói chung toàn diện, bền vững.
Thực hiện xây dựng NTM đồng bộ ở tất cả các địa phƣơng còn lại trong huyện, trên tất cả các tiêu

chí và các tiêu chí đạt đƣợc với tỷ lệ cao.
3.2.2. Về mục tiêu
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc hiện đại; cơ cấu kinh tế và
các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát
triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; an ninh trật tự đƣợc giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của
ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao theo định hƣớng XHCN.
- Tập trung nâng cấp, chỉnh trang, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất hàng hóa và
cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và chất lƣợng sống của dân cƣ nông thôn.
Mỗi xã đạt thêm từ 1 - 2 tiêu chí/năm, mỗi năm có thêm khoảng 2-3 xã đạt chuẩn nông thôn mới;
đến năm 2017, phấn đấu có 9-10 xã đạt chuẩn NTM, bằng 75-83% tổng số xã trong huyện. Phấn đấu đến
năm 2018, huyện đƣợc công nhận là huyện nông thôn mới.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG QUÁ
TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƢNG YÊN
3.3.1. Giải pháp về chỉ đạo, điều hành
- Quán triệt nghiêm túc các cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc, vận dụng một cách sáng tạo vào điều
kiện cụ thể, sát với thực tế của địa phƣơng.
- Tăng cƣờng hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp, định kỳ giao ban các xã và các đơn vị có liên
quan.
- Quá trình tổ chức thực hiện phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; phân cấp, phân công
nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm và sự nỗ lực, gƣơng mẫu thực hiện của mỗi cán bộ, đảng viên, hội viên,
đoàn viên.
- Tiến hành sơ kết 6 tháng, 1 năm về kết quả thực hiện Chƣơng trình, trên cơ sở đó tổ chức đánh

16


giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện để công tác chỉ đạo đạt hiệu quả cao hơn.
3.3.2. Giải pháp về tuyên truyền, hƣớng dẫn, tập huấn
- Tiếp tục tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về Chƣơng trình, tiến độ thực hiện
Chƣơng trình tại địa phƣơng mình. Trong đó xác định rõ mục tiêu, định hƣớng, nội dung và giải pháp thực

hiện nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân nhận thức
đúng về chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới.
- UBND và BCĐ, BQL xây dựng NTM các xã, Ban phát triển các thôn tổ chức tuyên truyền các cơ
chế, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới trên hệ thống đài phát thanh của xã, các
buổi sinh hoạt của cộng đồng dân cƣ, sinh hoạt đoàn thể để nhân dân nhận thức đúng những chủ chƣơng,
chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phong trào xây dựng nông thôn mới để tổ chức thực hiện tại cơ sở mình.
- Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và Ban Thi đua khen thƣởng huyện tăng cƣờng việc kiểm tra,
hƣớng dẫn các xã xây dựng kế hoạch thực hiện các cuộc vận động thi đua xây dựng NTM.
- BCĐ huyện tiếp tục phối hợp với Ban chỉ đạo tỉnh và Chi cục PTNT tỉnh tổ chức các lớp tập huấn
theo kế hoạch đảm bảo đúng thời gian và chất lƣợng.
3.3.3. Giải pháp về lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch
- Trƣớc hết về lập quy hoạch không gian toàn xã: đây là yêu cầu đầu tiên trong phát triển quy
hoạch chung của cả huyện. Bởi công tác quy hoạch tại huyện Mỹ Hào giai đoạn vừa qua còn nảy sinh nhiều
bất cập do quy hoạch xây dựng NTM mới phải gắn với quy hoạch vũng lõi đô thị và vùng ngoại thị, chính vì
vậy quy hoạch xây dựng NTM phải căn cứ trên quy hoạch chung của đô thị Mỹ Hào.
- Để khắc phục tình trạng quy hoạch thiếu, không có cơ chế bắt buộc thực hiện theo quy hoạch
đang gây ra tình trạng tự phát, lộn xộn gây lãng phí nguồn lực trƣớc mắt cũng nhƣ sau này để khắc phục hậu
quả. Vì vậy yêu cầu tiên quyết đó là phải thực hiện quy hoạch tổng thể, làm căn cứ cho các quy hoạch khác.
Khi đã lập đƣợc quy hoạch tổng thể cần có mô hình trực quan trƣng bày để cán bộ, đảng viên và nhân dân
biết và thực hiện theo.
- Công tác quy hoạch NTM phải đƣợc đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
đất nƣớc, của tỉnh và của huyện. Quy hoạch xây dựng NTM ở huyện Mỹ Hào cần tính đến việc gắn với quy
hoạc huyện phấn đấu trở thành đô thị loại III vào năm 2020.
- Quy hoạch NTM cần chú trọng tính liên kết, bảo đảm thống nhất với quy hoạch xây dựng liên
vùng và các quy hoạch chuyên ngành khác để có thể phát triển và khai thác đồng bộ kết cấu hạ tầng, đáp ứng
sản xuất nông nghiệp ở quy mô lớn.
3.3.4. Giải pháp về tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu
- Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn: Tỉnh Hƣng Yên đã có chủ trƣơng
hỗ trợ các địa phƣơng trong huyện xi măng và huyên Mỹ Hào đã có chủ trƣơng hỗ trợ các xã trong huyện đá
để làm đƣờng giao thông nông thôn. Kêu gọi các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện, kêu gọi con em quê

hƣơng về chung tay xây dựng NTM. Ngoài ra, trục đƣờng thôn, ngõ, xóm và đƣờng ra đồng của các xã cũng
cần phải cứng hóa để đảm bảo đi lại, sản xuất kinh doanh thuận lợi, đặc biệt là sau khi hoàn thành dồn thửa
đổi ruộng. UBND các xã phải xác định rõ và phân kỳ đầu tƣ cụ thể, trong đó cần lựa chọn các đoạn, tuyến
đƣờng trọng điểm làm trƣớc; Đồng thời phải lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các nội dung thuộc tiêu

17


chí giao thông, đảm bảo 100% đƣờng giao thông nông thôn, 80% đƣờng trục chính nội đồng đạt chuẩn theo
quy định.
- Phát triển hệ thống thủy lợi: Tiếp tục xây dựng, hiện đại hóa các công trình đầu mối, đẩy nhanh
việc nạo vét, tu sửa, hoàn chỉnh hệ thống kênh mƣơng nội đồng. Đẩy nhanh việc thay thế các công trình thủy
nông đã xuống cấp, tiếp tục xây dựng mới và đổi mới kỹ thuật những trạm bơm đã sử dụng lâu năm.
- Phát triển mạng lƣới điện nông thôn: Xây dựng, sửa chữa và nâng cấp các trạm biến thế ở các
thôn, xã; có quy hoạch cụ thể về hành lang an toàn lƣới điện cũng nhƣ chất lƣợng dây dẫn. Các xã cần thực
hiện đa dạng hóa các phƣơng thức đầu tƣ sản xuất kinh doanh điện.
3.3.5. Giải pháp về phát triển kinh tế
- Khuyến khích đầu tƣ phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế nông thôn khác nhƣ chế biến,
tiểu thủ công nghiệp…, thu hút doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, thu mua nông sản của nông
dân, tạo sự gắn kết chặt chẽ trong sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất tập trung, giá trị cao,
góp phần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân.
- Đối với sản xuất lƣơng thực: Cần thực hiện phát triển nền nông nghiệp sinh thái, toàn diện và bền
vững; Điều chỉnh lại cơ cấu đất đai cho các loại cây trồng, giảm tỷ trọng ruộng đất trồng cây lúa gắn với
chính sách đảm bảo an ninh lƣơng thực, tăng tỷ trọng các diện tích đất canh tác các loại cây trồng có giá trị
cao trên đơn vị diện tích nhƣ trồng đào, trồng hoa…; xây dựng và tiếp tục hoàn thiện các vùng chuyên canh
trồng lúa đặc sản ở các xã
- Về sản xuất rau quả và hoa các loại: Các mặt hàng về rau xanh, hoa các loại cần tiếp tục đƣợc
phát triển tại các vùng chuyên canh, đặc biệt coi trọng sản xuất các loại hoa và đào, quất, rau mùa đông để
phục vụ nhu cầu trong huyện và cung cấp cho thị trƣờng Hà Nội.
- Về chăn nuôi: Đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, gia cầm; nhất là tăng về số lƣợng và chất lƣợng

đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong huyện và cung cấp cho thị trƣờng Hà Nội.
Chính quyền huyện và các xã cần đầu tƣ vốn, hỗ trợ kỹ thuật, hình thành và phát triển các trang trại
chăn nuôi gia súc, gia cầm, loại bỏ dần kiểu sản xuất nhỏ lẻ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Cần hƣớng các
nguồn lực vào các dự án chăn nuôi nhƣ: dự án chăn nuôi lợn hƣớng nạc, gà lấy thịt, lấy trứng… đáp ứng nhu
cầu trong huyện và cung cấp cho thị trƣờng Hà Nội và các địa phƣơng lân cận.
3.3.6. Giải pháp về nâng cao trình độ cán bộ quản lý và chất lƣợng lao động
- Có kế hoạch xây dựng, phát triển, tuyển dụng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đáp ứng
yêu cầu đề ra; trƣớc mắt cần bố trí, phân công cán bộ một cách hợp lý, theo đúng khả năng, trình độ, vị trí
công tác.
- Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác
quy hoạch và phụ trách mảng xây dựng NTM từ huyện đến cơ sở.
- Đào tạo nghề cho nông dân, các chủ trang trại, cán bộ quản lý hợp tác xã, cơ sở kinh doanh nông
nghiệp.
- Bồi dƣỡng kiến thức xây dựng NTM để giúp nông dân tham gia vào quá trình xây dựng và phát
triển NTM tại làng, xã.
3.3.7. Giải pháp về quản lý, sử dụng và huy động vốn

18


- Trƣớc hết các xã, các ngành phải nỗ lực hơn nữa trong việc huy động các nguồn lực để tập trung
xây dựng nông thôn mới trong đó có nguồn lực tài chính. Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để
triển khai thực hiện. Trong đó cùng với thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chƣơng trình mục tiêu
quốc gia, các chƣơng trình dự án hỗ trợ trên địa bàn và nguồn vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của Chƣơng
trình, cần huy động tối đa các nguồn lực của địa phƣơng.
- Đối với huyện Mỹ Hào trong giai đoạn hiện nay nguồn vốn ngân sách cần tập trung vào việc xây
dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, trƣớc hết là giao thông nông thôn, xây dựng và cải tạo các công trình thủy lợi,
giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; trong đó cần ƣu tiên cho các trung tâm dạy nghề, khuyến
nông, tiểu thủ công nghiệp và đầu tƣ cho các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp nhƣ: chế tạo máy,
phân bón, thuốc trừ sâu...

- Ngoài ra, huyện cần huy động vốn đầu tƣ của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng
thu hồi vốn trực tiếp; các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân và các nguồn vốn tín dụng, các khoản
viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện cho các dự án đầu tƣ...
- Cần tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng năng lực quản lý, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ
cán bộ quản lý; sử dụng đúng ngƣời, đúng việc, thƣờng xuyên thanh tra, kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn
đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc.
- Việc sử dụng nguồn lực vào các công trình công cộng phải đƣợc ngƣời dân bàn bạc dân chủ và
thống nhất, có giám sát cộng đồng đảm bảo công khai minh bạch.
3.3.8. Giải pháp về đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện xây dựng nông
thôn mới
- Các thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện, các ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao phải
thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện để kịp thời hƣớng dẫn, giải quyết những khó
khăn, vƣớng mắc.
- Tăng cƣờng vai trò giám sát của ngƣời dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới: Đi đôi với
biện pháp tuyên tuyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm là chính sách hỗ trợ hoạt động cho ban giám sát cộng
đồng để các thành viên tích cực, chủ động hơn trong công việc.
- Thực hiện công khai minh bạch ở tất cả các khâu từ xây dựng, thực hiện quy hoạch đến quản lý
vốn và tài chính, phát hiện kịp thời những sai phạm để chấn chỉnh.
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
3.4.1. Đối với Trung ƣơng
- BCĐ Trung ƣơng quy định rõ trách nhiệm của ngành điện trong việc thực hiện các tiêu chí
Điện nông thôn.
- Ngân hàng Nhà nƣớc chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Nghị
định số 55 về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
3.4.2. Đối với tỉnh
- Ngoài Chƣơng trình hỗ trợ xi măng, đề nghị tỉnh quan tâm hỗ trợ phát triển sản xuất: cơ giới hóa
nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp...

19



- Đổi mới phƣơng pháp tập huấn cho đội ngũ cán bộ các cấp, cần lồng ghép việc học tập lý luận đi
kèm với nghiên cứu thực tế.
3.4.3. Đối với huyện
- Cần nâng cao hơn nữa vai trò của cấp ủy, chính quyền từ huyện tới cơ sở trong việc lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện Chƣơng trình NTM, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị.
- Định kỳ kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới, chủ động đề xuất các giải pháp tháo
gỡ khó khăn trong tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các xã.
3.4.4. Đối với các xã
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm,
thƣờng xuyên ở địa phƣơng.
- Rà soát, đánh giá lại một số chỉ tiêu, tiêu chí đảm bảo tính chính xác, phù hợp với thực tế của địa
phƣơng.

20


KẾT LUẬN
Xây dựng nông thôn mới không chỉ là công việc của chính quyền các cấp mà là nhiệm vụ của toàn
dân, cần huy động nhân lực, vật lực của toàn xã hội để chung tay xây dựng. Nội dung của luận văn trên cơ sở
quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và thực trạng xây dựng nông thôn mới
của huyện Mỹ Hào, luận văn đã chỉ ra đƣợc những vấn đề còn tồn tại trong quản lý nhà nƣớc về xây dựng
nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào và đƣa ra các giải pháp cụ thể để xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào.
Bên cạnh đó, nội dung của luận văn đã làm rõ đƣợc một số kết quả nhƣ sau:
Thứ nhất: Luận văn đã xác định đƣợc xây dựng nông thôn mới là một chủ trƣơng lớn của Đảng và
nhà nƣớc ta và chủ trƣơng này có đầy đủ cơ sở lý luận cũng nhƣ cơ sở thực tiễn.
Thứ hai: Luận văn cũng xác định xây dựng nông thôn mới là công việc lâu dài, đòi hỏi sự chung
tay vào cuộc của toàn thể xã hội và đóng vai trò quan trọng chính là ngƣời nông dân.
Thứ ba: Luận văn đã cho thấy thực trạng về quản lý nhà nƣớc trong xây dựng nông thôn mới ở
huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên trong thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Song vẫn còn nhiều

tồn tại hạn chế nhƣ: công tác quy hoạch nông thôn còn yếu, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc đầu tƣ xây
dựng nhƣng còn thiếu và chƣa đồng bộ, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức làm việc ở nông
thôn vẫn còn nhiều hạn chế.…

21



×