Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Cải cách hành chính thực tiễn việt nam ban điều phối viện trợ nhân dân paccom và công tác quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài INGOs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.85 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
--------------Hoàng Thị Hương

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH-THỰC TIỄN VIỆT NAM
Ban Điều phối Viện trợ Nhân dân PACCOM
& Công tác quản lý các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài INGOs

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
Hoàng Thị Hƣơng

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH-THỰC TIỄN VIỆT NAM
Ban Điều phối Viện trợ Nhân dân PACCOM
& Công tác quản lý các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài INGOs
Chuyên ngành:

Chính sách công

Mã số:

60. 31. 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2010


Tôi xin chân thành cảm ơn bà Caroline Arnulf, Trƣởng đại diện Villes en Transtion
tại Việt Nam 2009-2010; ông Nguyễn Hùng Cảnh, cựu Phó ban Tổ chức cán bộ trung
ƣơng, phụ trách khu vực phía Nam 1984-1988; thầy Hồ Đăng Hòa, Giảng viên
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Việt Nam; ông Phạm Minh Hồng, Trƣởng
Ban Phi chính phủ thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hồ Chí Minh; ông
Nguyễn Hữu Hồng, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Đồng Tháp; thầy
Nguyễn Hữu Lam, Giảng viên Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và Chƣơng
trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Việt Nam; ông Marko Lovrekovic, Giám đốc Trung
tâm Dữ liệu phi chính phủ - Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam; thầy Phạm
Duy Nghĩa, Giảng viên Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Việt Nam; ông
Oyvind Floyster, Trƣởng đại diện Norwegian Mission Alliances tại Việt Nam; ông Đôn
Tuấn Phong, Giám đốc Ban Điều phối Viện trợ Nhân dân; ông Steven Price Thomas,
Trƣởng đại diện Oxfam Anh tại Việt Nam; thầy Scott Cheshier, Giảng viên Chƣơng
trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Việt Nam; ông Phạm Văn Thạch, Chánh văn phòng
Bộ Tài chính; bà Yani Lesteri, Giám đốc Dịch vụ hỗ trợ chƣơng trình vùng Đông Nam
Á của Oxfam Anh; các bạn học MPP1 và các cá nhân khác đã tạo điều kiện, ủng hộ,
giúp đỡ, hƣớng dẫn và góp ý tận tình để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Tôi luôn mong muốn nhận đƣợc nhiều góp ý hơn nữa về những nội dung chƣa hoàn
chỉnh của luận văn từ gia đình, bạn bè, thầy cô và những ân nhân khác. Xin cảm ơn
mọi ngƣời vì tất cả.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 05 năm 2010
HOÀNG THỊ HƢƠNG


MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................2
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................................3
TÓM TẮT .........................................................................................................................4
I. BỐI CẢNH, MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA
ĐỀ TÀI .............................................................................................................................6
1.1. Bối cảnh của đề tài nghiên cứu .............................................................................. 6
1.2. Phạm vi, đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu ........................................................... 7
1.3. Điểm nổi bật, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................... 9
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, THU THẬP VÀ PHÂN
TÍCH THÔNG TIN ...........................................................................................................9
2.1. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................... 9
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu, thu thập và phân tích thông tin .................................... 10
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống ................................................................. 10
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin .......................................................... 11
III. CỘNG ĐỒNG INGOs TẠI VIỆT NAM ....................................................................12
3.1. Định nghĩa về các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài (INGOs) ............................ 12
3.2. Sự lớn mạnh và những đóng của cộng đồng INGOs tại Việt Nam ....................... 13
3.3. Cộng đồng INGOs và phát triển xã hội dân sự tại Việt Nam ................................ 16
3.4. Nhu cầu quản lý nhà nƣớc INGOs trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ....... 19


IV. GIẤY PHÉP VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG INGOs TẠI VIỆT
NAM ...............................................................................................................................22
4.1. Giấy phép hoạt động INGOs tại Việt Nam........................................................... 22
4.2. Những vấn đề phát sinh liên quan đến chậm trễ ban hành giấy phép INGOs........ 25
4.3.Nguyên nhân của việc chậm trễ trong qui trình xử lý giấy phép INGOs ............... 30
V. PACCOM DƢỚI GÓC ĐỘ PHÂN TÍCH CỦA LÝ THUYẾT TỔ CHỨC, QUẢN LÝ
VÀ LÃNH ĐẠO CÔNG ..................................................................................................31

5.1. Lịch sử hình thành, chức năng và nhiệm vụ của Ban Điều phối Viện trợ Nhân dân
(PACCOM) ................................................................................................................ 31
5.2. Năng lực & nguồn lực của PACCOM.................................................................. 36
5.2.1. Chiến lƣợc phát triển (Strategy) ........................................................................ 36
5.2.2. Cấu trúc tổ chức (Structure) .............................................................................. 36
5.2.3. Các hệ thống vận hành tổ chức (Systems) ......................................................... 37
5.2.4. Nhân sự (Staffing) ............................................................................................ 37
5.2.5. Kỹ năng (Skill) ................................................................................................. 38
5.2.6. Phong cách (Style) ........................................................................................... 38
5.2.7. Các giá trị chung (Shared values) ..................................................................... 38
5.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ............................................. 39
5.3.1. Điểm mạnh ....................................................................................................... 39
5.3.2. Điểm yếu .......................................................................................................... 39
5.3.3. Cơ hội............................................................................................................... 40
5.3.4. Thách thức........................................................................................................ 41
5.4. Giải pháp hoàn thiện PACCOM .......................................................................... 43
5.4.1. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lƣợc và những giá trị chung ....................... 43
5.4.2. Tái cấu trúc tổ chức .......................................................................................... 49


5.4.3. Xây dựng và củng cố liên kết chiến lƣợc .......................................................... 50
5.4.4. Phát triển chiến lƣợc, kênh thông tin và truyền thông ....................................... 51
VI. GỢI Ý CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC INGOs TẠI VIỆT NAM ..................51
6.1. Gợi ý chính sách .................................................................................................. 51
6.1.1. Hoàn thiện những cơ sở pháp lý sẵn có và bổ sung hoàn chỉnh những qui định
theo yêu cầu mới ........................................................................................................ 51
6.1.2. Xây dựng một luật chơi chung cho INGOs và LNGOs ..................................... 52
6.1.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân sự hoạt động NGOs chuyên nghiệp .............. 53
6.2. Kết luận ............................................................................................................... 54
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................55

Tài liệu tiếng Việt ...................................................................................................... 55
Tài liệu tiếng Anh ...................................................................................................... 55
Website ...................................................................................................................... 57
VIII. PHỤ LỤC ..............................................................................................................58
8.1. Phụ lục 1 ............................................................................................................. 58
8.2. Phụ lục 2 ............................................................................................................. 59
8.3. Phụ lục 3 ............................................................................................................. 60


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và
số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong
phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của
Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình giảng dạy kinh tế
Fulbright.
Hoàng Thị Hƣơng


2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á
ADDA: Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Đan Mạch tại Châu Á
ACDI/VOCA: Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Hoa Kỳ
COMINGO: Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài
ENDA: Tổ chức Hành động vì môi trƣờng và phát triển
EU: Cộng đồng Châu Âu
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội

NGOs: các tổ chức phi chính phủ
GONGOs: các tổ chức phi chính phủ của nhà nƣớc.
INGOs: các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài
LNGOs: các tổ chức phi chính phủ trong nƣớc
MOU: Biên bản ghi nhớ/Thỏa thuận hợp tác
NMA: Tổ chức Liên minh Na Uy
ODA: Viện trợ phát triển chính thức
OGB: Oxfam Anh
PACCOM: Ban Điều phối Viện trợ Nhân dân
TCPCPNN: Tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài
UN: Liên hiệp quốc
UNDP: Chƣơng trình Phát triển Liên hiệp quốc
UB: Ủy ban
VeT: Tổ chức Các thành phố chuyển đổi Pháp
VUFO: Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam
WB: Ngân hàng Thế giới


3

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình vẽ
Hình 1.1. Vốn INGOs cam kết và giải ngân giai đoạn 1993 -2009 (trang 6)
Hình 5.1. Sơ đồ tổ chức của COMINGO và PACCOM (trang 34)
Hình 5.2. Sơ đồ tạo lập giá trị công của PACCOM (trang 43)
Hình 5.3. Cấu trúc tổ chức PACCOM theo mô hình ma trận (trang 49)
Bảng biểu
Bảng 3.1. Vốn INGOs cam kết và giải ngân tại Việt Nam các năm (trang 14)
Bảng 4.1. Giấy phép INGOs và thời gian xử lý hồ sơ cấp, gia hạn, bổ sung tại
PACCOM (trang 24)

Bảng 5.1. Nhiệm vụ chính và hoạt động của PACCOM (trang 32 và 33)
Bảng 5.2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của PACCOM (trang 42)
Bảng 5.3. Bảng điểm Hợp nhất mô tả các chiến lƣợc và viễn cảnh cải tiến của
PACCOM (trang 45)
Bảng 5.3. Bảng điểm Cân bằng về mục tiêu chiến lƣợc của PACCOM và các
chỉ số đo lƣờng năm 2011 (trang 48)


4

TÓM TẮT
Chƣơng trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nƣớc ngoài giai
đoạn 2006-2010 do Chính phủ khởi xƣớng không giúp giảm thiểu những khó khăn, dù
luôn lập lại và đƣợc tiên liệu trƣớc, liên quan đến vấn đề và thủ tục giấy phép trong
hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài (INGOs) từ tháng 05/2006 đến
nay. Nhằm hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ đƣợc giao, tôi bắt đầu tìm hiểu, tập hợp và hệ
thống lại các qui định pháp lý cho INGOs hoạt động tại Việt Nam. Trên cơ sở những
hiểu biết và hệ thống sẵn có, đào sâu thêm về khía quản lý nhà nƣớc đối với INGOs,
luận văn tốt nghiệp, khóa Thạc sĩ Chính sách công 2008-2010 của Chƣơng trình Giảng
dạy Kinh tế Fulbright, đƣợc phát triển.
Điểm qua những tài liệu nghiên cứu về INGOs ở Việt Nam thì vấn đề quản lý nhà
nƣớc và các giấy tờ thủ tục hành chính dƣờng nhƣ là vấn đề nhạy cảm mà rất ít nghiên
cứu đề cập tới, mặc dù đây là điều trăn trở đối với hầu hết INGOs. Áp dụng kỹ thuật
của phƣơng pháp nghiên cứu tình huống, các tình huống chậm trễ trong qui trình xử lý
giấy phép INGOs của Ban Điều phối Viện trợ Nhân dân(PACCOM) đƣợc nghiên cứu
và phân tích dƣới góc độ của lý thuyết quản lý về các nguyên nhân, vai trò, nhiệm vụ,
cấu trúc của tổ chức trong khuôn khổ chính trị, chính sách và pháp luật làm cơ sở để
đƣa ra những gợi ý hoàn thiện tổ chức và chính sách chung.
Ngoài những vấn đề của bản thân PACCOM nói riêng về chiến lƣợc, cấu trúc tổ
chức,… còn có năm nguyên nhân chính xuất phát từ cơ chế quản lý nhà nƣớc INGOs

gây ra những chậm trễ trong xử lý giấy phép nhƣ:
Nguyên nhân thứ nhất: Tình trạng tiến thoái lƣỡng nan của hệ thống quản lý
nhà nƣớc INGOs tại Việt Nam, vấn đề của việc phát triển các cấu trúc hệ thống ngƣợc,
thiếu chiến lƣợc và tầm nhìn.
Nguyên nhân thứ hai: Sự bất hợp lý giữa quyền hạn, trách nhiệm cũng nhƣ
nhiệm vụ đƣợc giao với nguồn lực của PACCOM.
Nguyên nhân thứ ba: Tính quan liêu, sức ỳ của bộ máy hành chính cũng nhƣ
công chức nhà nƣớc cùng với nhận thức ấu trĩ và sự thiếu đội ngũ công tác INGOs
chuyên nghiệp.


5

Nguyên nhân thứ tư: Hành lang pháp lý, nền tảng cho hoạt động của INGOs
chƣa rõ ràng, thiếu minh bạch và không nhất quán.
Nguyên nhân thứ năm: Cơ chế phối hợp hoạt động của các cơ quan hữu quan
trong công tác quản lý nhà nƣớc INGOs.
Gợi ý, trong ngắn hạn, để khắc phục đƣợc những vấn đề nêu trên, PACCOM nên
thực hiện cải tiến ở nội bộ nhƣ việc tái cấu trúc; xây dựng và củng cố các liên kết hành
động; xây dựng và phát triển chiến lƣợc, kênh thông tin, truyền thông. Đồng thời,
trong dài hạn, để giải quyết những nguyên nhân sâu xa nảy sinh từ chính những cơ chế
và qui định của hệ thống quản lý nhà nƣớc INGOs, cần phải bổ sung và hoàn thiện
những cơ sở pháp lý sẵn có; xây dựng một luật chơi chung cho INGOs; và đào tạo một
đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp.
Các nội dung nêu trên đƣợc phân tích và thể hiện trong 06 phần,
Phần 1: Giới thiệu bối cảnh, mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp, ý
nghĩa và những điểm nổi bật của đề tài nghiên cứu;
Phần 2: Sơ lƣợc về cơ sở lý thuyết và giả thuyết sử dụng; phƣơng pháp phân
tích thông tin, dữ liệu thu thập đƣợc để tìm ra vấn đề cần phải giải quyết liên quan đến
hoạt động quản lý INGOs tại Việt Nam;

Phần 3: Giới thiệu về cộng đồng INGOs tại Việt Nam, vai trò của INGOs trong
quá trình phát triển xã hội dân sự và nhu cầu quản lý nhà nƣớc với cộng đồng này
Phần 4: Giấy phép và các vấn đề liên quan mà INGOs gặp phải tại Việt Nam.
Phần 5: Phân tích và kiến nghị biện pháp hoàn thiện đối với Ban Điều phối
Viện trợ Nhân dân PACCOM;
Phần 6: Gợi ý chính sách quản lý nhà nƣớc INGOs trong dài hạn và kết luận.
Nếu giải quyết đƣợc những khúc mắc đầu tiên liên quan đến giấy phép INGOs,
Việt Nam chắc chắn sẽ tạo ra những bƣớc đột phá trong cạnh tranh thu hút vốn viện trợ
INGOs bên cạnh những điều kiện lý tƣởng sẵn có. Với sứ mệnh phục vụ cộng đồng,
PACCOM và những ngƣời có tâm huyết sẽ không ngần ngại phấn đấu để thích ứng
trong môi trƣờng chuyên nghiệp hơn.


6

I. BỐI CẢNH, MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ Ý NGHĨA THỰC
TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Bối cảnh của đề tài nghiên cứu
Sau khi Việt Nam chính thức bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ vào năm
1995, nhận đƣợc sự quan tâm ƣu ái của Chính phủ, số vốn cam kết viện trợ của các tổ
chức phi chính phủ nƣớc ngoài(INGOs) và số INGOs hoạt động tại Việt Nam tăng
nhanh, bất chấp những khó khăn tài chính từ khủng hoảng kinh tế và sự thay đổi các
ƣu tiên tài trợ. Hình 1.1 cho thấy xu thế và số lƣợng của vốn viện trợ INGOs tại Việt
Nam tăng nhanh từ 1993-2009, đặc biệt trong 04 năm từ 2005-2009, tổng giá trị viện
trợ cam kết và giải ngân tƣơng đƣơng cả thời kỳ từ 1993-2004

Hiện tại, chƣa có một nghiên cứu nào xác định đƣợc cụ thể những đóng góp của
các dự án sử dụng vốn INGOs cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội tại Việt Nam;
mặc dù đối với từng dự án cụ thể của INGOs đều có những báo cáo đánh giá nhƣng do
các tiêu chí đánh giá không thống nhất, các cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa có yêu cầu

thống kê hoặc/và không đủ nhân lực cũng nhƣ kinh phí thực hiện thống kê.


7

Ngày 27/12/2006, nhằm huy động mọi nguồn lực cho quá trình phát triển kinh tếxã hội Việt Nam, đặc biệt là đóng góp của cộng đồng INGOs, Chính phủ Việt Nam đã
ban hành Chƣơng trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ INGOs giai đoạn 20062010 và nhấn mạnh việc “Xây dựng một môi trƣờng pháp lý phù hợp và thuận lợi cho
hoạt động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài, nâng cao tính chủ động
của các ngành, địa phƣơng và tổ chức nhân dân trong quan hệ với các tổ chức phi
chính phủ nƣớc ngoài”1 nhƣ là một mục tiêu quan trọng.
Để thu hút đƣợc nguồn viện trợ cũng nhƣ hoạt động của INGOs, cần phải đánh giá
lại những qui định pháp lý cho INGOs vận hành tại Việt Nam. Cơ quan quản lý nhà
nƣớc INGOs hiện tại cần phải làm gì? Những thay đổi gì cần phải có trƣớc mắt và
chiến lƣợc về lâu dài? – Đối với bất cứ INGOs nào, việc đƣợc phép hoạt động hợp
pháp tại một quốc gia là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho tổ chức đó có thể vận
hành và phát triển tốt (Grant Stillman, 2007). Với mong muốn vấn đề giấy phép, thủ
tục pháp lý đầu tiên trong hoạt động của INGOs tại Việt Nam, đƣợc thực hiện chuyên
nghiệp, nhanh chóng nhƣng vẫn bảo đảm vai trò, chất lƣợng công tác quản lý nhà
nƣớc, không làm nản lòng INGOs hoặc gây tác động đến mối quan hệ tốt đẹp đã đƣợc
xây dựng thời gian qua; luận văn của tôi thông qua việc nghiên cứu các tình huống
chậm trễ trong qui trình xử lý giấy phép INGOs của PACCOM để đi sâu phân tích
về vai trò, nhiệm vụ, cấu trúc của PACCOM đồng thời đưa ra những gợi ý trong
khuôn khổ chính trị, chính sách và pháp luật nhằm hoàn thiện hơn các dịch
vụ/nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với INGOs.
1.2. Phạm vi, đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu
Hoạt động quản lý nhà nƣớc INGOs tại Việt Nam, tóm lƣợc các nội dung giáo trình
môn Quản lý nhà nƣớc NGOs của Học viện Hành chính Quốc gia, bao gồm:
a. Xây dựng hành lang pháp lý, các hình thức khen thƣởng và chế tài cho
hoạt động của INGOs tại Việt Nam;
b. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc quản lý,

vận động, đàm phán, phê duyệt và ký kết hợp tác;
1

Quyết định 286/2006/QĐ-TTg, 2006, trang 2


8

c. Quản lý cấp, gia hạn, sửa đổi và thu hồi các loại giấy phép để INGOs có
đủ tƣ cách pháp lý triển khai hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam;
d. Quản lý và điều phối viện trợ INGOs để đảm bảo các nguồn viện trợ đƣợc
sử dụng hiệu quả, đúng mục đích và tuân thủ thỏa thuận với nhà tài trợ
Do phạm vi của hoạt động quản lý nhà nƣớc INGOs khá rộng nên nghiên cứu của
tôi chú trọng tìm hiểu, phân tích và giải thích những yếu tố dẫn đến sự chậm trễ, những
hạn chế đang tồn tại trong qui trình xử lý cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép INGOs tại
PACCOM; qua đó đào sâu thêm những vấn đề và trục trặc của công tác quản lý nhà
nƣớc INGOs tại Việt Nam. Nội dung phân tích đƣợc phát triển dựa trên một số giả
thuyết và giới hạn nhƣ sau:
Một là, đề tài không nghiên cứu những nguyên nhân do sự quản lý yếu kém, sự
thiếu chuyên nghiệp trong nội bộ INGOs.
Hai là, đề tài không nghiên cứu những phần kỹ thuật, chuyên ngành trong quản
lý INGOs nhƣ quản lý các hoạt động dự án, quản lý nguồn vốn viện trợ, quá trình đàm
phán phê duyệt hay ký kết hợp tác.
Ba là, đánh giá về PACCOM đƣợc thực hiện dựa trên lý thuyết quản lý công
mới; áp dụng triết lý quản lý kinh doanh của khu vực tƣ nhân để giúp PACCOM tạo ra
những giá trị công cho khách hàng INGOs, nhà nƣớc và nhân dân Việt Nam.
Bốn là, PACCOM luôn nhận đƣợc sự ủng hộ về mặt chính trị, tài chính, cơ sở
vật chất và sự giúp đỡ từ Đảng, Chính phủ cũng nhƣ INGOs.
Năm là, đề tài chƣa phân tích đƣợc về mặt định lƣợng, tác động cụ thể của giấy
phép chậm trễ đến số vốn tài trợ và ngƣời hƣởng lợi.

Mục tiêu của nghiên cứu này, ngoài việc vạch ra những vấn đề mà các cơ quan
quản lý nhà nƣớc Việt Nam và INGOs thƣờng gặp phải (nhƣng ngại đề cập đến); bài
viết dựa trên nền tảng của những công cụ và kiến thức quản lý nhà nƣớc đã đƣợc học,
vận dụng trong bối cảnh chung của Việt Nam và từ bài học kinh nghiệm của các nƣớc
có điều kiện tƣơng đồng, để phân tích chính sách; tìm kiếm giải pháp cải thiện trƣớc


9

mắt cũng nhƣ trong dài hạn có thể áp dụng giúp PACCOM nâng cao hiệu quả thực
hiện các thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép nhanh chóng và có chất lƣợng hơn.
1.3. Điểm nổi bật, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đa phần các tài liệu nghiên cứu viết về INGOs ở Việt Nam hiện nay chủ yếu chỉ đề
cập đến cách thức triển khai, quản lý và vận hành hiệu quả các nguồn vốn tại chính bản
thân các INGOs; hầu nhƣ không có hoặc có rất ít nghiên cứu viết về quản lý nhà nƣớc
đối với INGOs. Thậm chí, các giáo trình quản lý nhà nƣớc của Học viện Hành chính
Quốc gia, những thông tin về quản lý nhà nƣớc INGOs chỉ mang tính tổng quan và
chƣa đi sâu vào thực tiễn.
Với kinh nghiệm làm việc tại các tổ chức nhà nƣớc và INGOs, nghiên cứu của tôi
mong muốn cung cấp cho ngƣời đọc những vấn đề thực tiễn để hiểu sâu hơn một khía
cạnh của khâu quản lý nhà nƣớc; đồng thời gợi ý một số cách thức, thách thức chính
sách cho việc hoàn thiện hay nghiên cứu về sau đối với quản lý INGOs.
Ngoài việc gợi ý áp dụng các kỹ thuật quản lý hiện đại, đề tài của tôi không tham
vọng đƣa ra những giá trị khoa học mới mà đi sâu vào việc phân tích, đánh giá để giúp
cải tiến hiện trạng. Khi tôi thảo luận về luận văn của mình trong các cuộc họp INGOs,
tôi đã nhận đƣợc nhiều gợi ý chia sẻ, đóng góp và ủng hộ. Hy vọng nghiên cứu này sẽ
là bƣớc khởi đầu cho việc hiểu nhau hơn nữa giữa PACCOM và INGOs, tạo điều kiện
để các bên giúp đỡ lẫn nhau đóng góp nhiều lợi ích hơn cho xã hội, cho nhân dân.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, THU THẬP VÀ
PHÂN TÍCH THÔNG TIN

2.1. Cơ sở lý thuyết
Lý thuyết nền tảng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu và phân tích đề tài này gồm:
Lý thuyết tổ chức và quản lý, các mô hình tổ chức và quản lý hiện đại, phân tích
7S đánh giá các khả năng của tổ chức, định hƣớng sử dụng và phát triển nguồn lực;
phân tích SWOT xác định đƣợc vị trí của tổ chức trong quá trình tạo giá trị công và
những chiến lƣợc để huy động nguồn lực, khả năng của môi trƣờng bên ngoài lẫn bên
trong tổ chức.


10

Lý thuyết Quản lý công mới, định hình lại mô hình chiến lƣợc dành cho các nhà
quản lý của chính phủ trong Tam giác chiến lƣợc tạo ra giá trị công; áp dụng công cụ
của quản lý kinh doanh khu vực tƣ nhân vào khu vực quản lý nhà nƣớc nhƣ mục tiêu
tối thƣợng của tổ chức là làm hài lòng khách hàng, sử dụng các công cụ Bảng điểm
Hợp nhất và Bảng điểm Cân bằng trong quá trình quản lý để đạt đến mục tiêu, v.v .
Lý thuyết Lãnh đạo, giúp khuyến khích hay thách thức khả năng của nhân viên
thông qua phát triển tầm nhìn, sứ mệnh và những giá trị chung đồng thời phát triển văn
hóa tổ chức phù hợp với những thay đổi của môi trƣờng.
Lý thuyết về xã hội dân sự, những đặc điểm và nền tảng cơ bản để phát triển xã
hội trong bối cảnh chung và ở Việt Nam
Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đối với INGOs nhƣ hợp tác bình
đẳng cùng có lợi; tăng cƣờng và mở rộng hợp tác; tôn trọng và bảo đảm lợi ích chính
đáng của các bên; hoàn thiện thể chế; thực hiện dân chủ thông qua việc đổi mới và
tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng/Chính phủ;v.v.
Hiến chƣơng, sứ mệnh, các giá trị chung, cơ sở hợp tác và triển khai hoạt động
INGOs nhƣ sự bình đẳng về tín ngƣỡng, tôn giáo và quyền con ngƣời; hợp tác, minh
bạch, trách nhiệm giải trình và sự tận tâm; v.v
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu, thu thập và phân tích thông tin
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tình huống

Tình huống chậm trễ cấp phát, sửa đổi và gia hạn giấy phép của INGOs ở qui mô
lớn, vừa và nhỏ (OGB, NMA, VeT); trình độ từ chuyên nghiệp (OGB) cho đến không
chuyên nghiệp (VeT) đƣợc xem xét, phân tích để đi đến những kết luận, gợi ý cải thiện
tại PACCOM và các đề xuất chính sách.
Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống, theo Bruce L. Berg (2009, trang 317-337),
là một cách tiếp cận, thông qua các phƣơng pháp phân tích khác nhau, có khả
năng áp dụng cho việc nghiên cứu một hiện tƣợng đơn giản hay phức tạp của
bản thân những cá nhân đơn lẻ đến các tập đoàn và tổ chức kinh doanh lớn. Cụ
thể, "Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống công cụ” (Instrumental case study),


11

tức tình huống nghiên cứu đóng vai trò công cụ, hỗ trợ cho những vấn đề mà
ngƣời nghiên cứu muốn thực sự tìm hiểu. Bằng việc tập trung vào một vấn đề
đơn lẻ và xác định tình huống minh họa của vấn đề nghiên cứu; phƣơng pháp
này cho phép nghiên cứu đi sâu chi tiết vào nhiều khía cạnh và hoạt động mà
không hề làm làm phức tạp hóa tình huống nhƣ bản chất của nó.
Việc lựa chọn Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống cho phép vận dụng nhiều nguồn
thông tin khác, thay cho thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi và phiếu điều tra theo dự
định ban đầu (do hạn chế về mặt thời gian đã không thể tiến hành). Với mong muốn
luận văn này có thể góp phần trình bày một cách sống động vấn đề của cả Chính phủ
và INGOs gặp phải, bà Caroline Arnulf - Trƣởng Đại diện tổ chức Villes en Transition
(VeT), một INGO của Pháp hoạt động tại Việt Nam, đã cho phép sử dụng một số tài
liệu của VeT liên quan đến qui trình thủ tục giấy phép INGOs trong 15 năm hoạt động
(từ 1995-2010) của tổ chức để làm tài liệu đính kèm trong Phụ lục 1 của luận văn. Các
vấn đề của VeT trình bày trong những văn bản gửi tới PACCOM, liên quan đến việc
chậm trễ giấy phép, có thể coi nhƣ một ví dụ về những khó khăn điển hình liên quan
đến giấy phép của hầu hết INGOs tại Việt Nam.
2.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

Thông tin cho việc phân tích đƣợc thu thập ở cả dạng sơ cấp lẫn thứ cấp,
Thông qua thực tế làm việc, quan sát, gặp gỡ và trao đổi trực tiếp hoặc qua điện
thoại với với các nhân viên/lãnh đạo INGOs và PACCOM.
Thông qua những tình huống phối hợp giải quyết những vấn đề phái sinh mà
các INGOs và PACCOM cùng gặp phải
Thông tin từ các tài liệu lịch sử, chuyên ngành, văn bản pháp lý quan trọng do
các INGOs cũng nhƣ PACCOM cung cấp và các website trong, ngoài nƣớc.
Những nguồn thông tin chủ yếu cho đề tài nghiên cứu này gồm có:
Các bộ ban ngành: Bộ Tài chính Việt Nam, Bộ Ngoại Giao, Bộ Kế hoạch &
Đầu tƣ, PACCOM, các cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và điều phối
những vấn đề liên quan đến viện trợ INGOs tại Việt Nam.


12

Các báo cáo nghiên cứu INGOs của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB),
Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP)
Các website của Chính phủ Việt Nam, INGOs, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị
Việt Nam (VUFO) và các trang thông tin khác của các nƣớc.
Các cuộc họp, gặp gỡ và trao đổi thông tin của INGOs Admin Working Group;
các cuộc họp hoặc trò chuyện trao đổi trực tiếp, qua điện thoại với các nhân viên và
lãnh đạo của PACCOM, INGOs, một số cơ quan ban ngành tại trung ƣơng/địa phƣơng,
đối tác, các cá nhân và học giả có kinh nghiệm trong quản lý nhà nƣớc INGOs tại Việt
Nam/các nƣớc.
Kinh nghiệm công tác tại INGOs: Oxfam Anh (OGB), Liên minh Na Uy
(NMA), Các thành phố chuyển đổi Pháp (VeT).
III. CỘNG ĐỒNG INGOs TẠI VIỆT NAM
3.1. Định nghĩa về các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài (INGOs)
INGOs là cộng đồng hình thành và phát triển phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội
Việt Nam từ sau thời kỳ đổi mới. Thông tƣ số 05/UB-PCPNN ngày 7/8/1996, do Ủy

ban Công tác về các tổ chức Phi chính phủ ban hành, định nghĩa về INGOs nhƣ sau:
“Các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài là các tổ chức phi chính phủ, các quỹ văn hoá
xã hội, viện nghiên cứu, các trƣờng đại học, trung tâm giáo dục, hội đoàn và các hội
hữu nghị đƣợc thành lập ở nƣớc ngoài (kể cả cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài và ngƣời
Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài) hoạt động tại Việt Nam với mục đích hoạt động viện
trợ phát triển, viện trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận hay các mục đích khác”.
Từ định nghĩa trên đây, có thể thấy 03 đặc điểm chính của INGOs tại Việt Nam là:
Đặc điểm thứ nhất: tổ chức có trụ sở chính ở nƣớc ngoài và đƣợc thành lập bởi
tổ chức hoặc cá nhân ngƣời nƣớc ngoài và/hoặc ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài.
Đặc điểm thứ hai: tổ chức có mục đích hoạt động tại Việt Nam là thực hiện viện
trợ phát triển, viện trợ nhân đạo và không vì mục đích lợi nhuận hay các mục đích
chính trị, truyền bá tôn giáo, lồng ghép dân chủ khác;


13

Đặc điểm thứ ba: là đặc điểm phái sinh từ 02 đặc điểm trên, đó là ngân sách
hoạt động của INGOs đƣợc huy động từ nƣớc ngoài chứ không phải từ các hoạt động
kinh doanh, vận động quyên góp hay các hoạt động gây quỹ khác tại Việt Nam
3.2. Sự lớn mạnh và những đóng của cộng đồng INGOs tại Việt Nam
Một số nhận định chung của lãnh đạo Nhà nƣớc Việt Nam về hoạt động của cộng
đồng INGOs những năm qua:
“ Viện trợ của các TCPCPNN không lớn, nhƣng có qui mô thích hợp và mục
tiêu cụ thể, nhìn chung có tác động thiết thực đối với nhiều ngành, địa phƣơng
và cơ sở, nhất là những cơ sở nghèo.”2, Phó Thủ tƣớng Phan Văn Khải.
“Các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài đã góp phần làm cho chính giới và
nhân dân các nƣớc hiểu thêm và hiểu đúng về đất nƣớc, con ngƣời và chính
sách của Việt Nam. Họ cũng là những ngƣời đóng góp rất có ý nghĩa vào việc
giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội ở Việt Nam, giúp đỡ thiết thực cho những
khu vực và cộng đồng dân cƣ gặp nhiều khó khăn nhất”, Phó Thủ tƣớng Vũ

Khoan phát biểu tại Hội nghị quốc tế về hợp tác giữa Việt Nam-INGOs, tại Hà
Nội từ 19-21 tháng 11 năm 2003.
“Quan hệ đối tác giữa phía Việt Nam với các TCPCPNN đƣợc triển khai và
mở rộng cả ở trung ƣơng lẫn địa phƣơng, với hình thức và lĩnh vực rất đa
dạng, bao gồm từ xây dựng nông thôn, phát triển cộng đồng, hỗ trợ phát triển
kinh tế, xã hội, y tế và giáo dục, tạo công ăn việc làm, bảo vệ môi trƣờng và
quản lý tài nguyên bền vững, hỗ trợ kinh tế hộ gia đình, cho tới phòng chống
dịch bệnh, giải quyết các vấn đề xã hội, khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên
tai... Các dự án hợp tác này đã thực sự là những đóng góp có ý nghĩa cho sự
phát triển kinh tế - xã hội, cũng nhƣ nâng cao đời sống các mặt của ngƣời dân
Việt Nam”, Thứ trƣởng Ngoại giao Lê Văn Bàng phát biểu tại Hội nghị quốc tế
về hợp tác giữa Việt Nam-INGOs, tại Hà Nội từ 19-21 tháng 11 năm 2003.

2

Công văn số 25/TB ngày 15/03/1996 của Văn phòng Chính phủ


14

Có thể thấy, Chính phủ Việt Nam đã nghiêm túc thừa nhận INGOs và những đóng
góp của cộng đồng này nhƣ một tất yếu trong xu thế quá trình phát triển chung. Tháng
08/2005, khi xây dựng Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội 05 năm 2006-2010 của Việt
Nam, Chính phủ đã tham khảo ý kiến của cộng đồng INGOs và khoảng 35 INGOs đã
đóng góp những ý kiến chi tiết, cụ thể liên quan đến các vấn đề về chính sách nhƣ phát
triển nông thôn; công nghiệp và dịch vụ; thƣơng mại và hội nhập kinh tế; giáo dục và
đào tạo; y tế; tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng; quản lý nhà nƣớc và dân chủ cơ sở;…
Bảng 3.1: Vốn INGOs cam kết và giải ngân tại Việt Nam qua các năm
NĂM


SỐ LƢỢNG
(tổ chức)

VỐN GIẢI NGÂN
(triệu USD)

TỶ LỆ
(%GDP)

1993

90

40

0.24%

1994

133

60

0.29%

1995

165

63


0.26%

1996

277

87

0.31%

1997

293

71

0.24%

1998

350

76

0.26%

1999

410


80

0.25%

2000

465

83

0.25%

2001

498

76

0.21%

2002

510

85

0.21%

2003


541

98

0.21%

2004

560

140

0.26%

2005

582

175

0.29%

2006

600

217

0.30%


2007

650

250

0.27%

2008

730

189

0.21%

2009

800

271

0.29%

Nguồn: Bộ Tài chính Việt Nam


15


Một điểm khá đặc biệt của viện trợ INGOs, khác với nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài,
vốn cam kết hàng năm thƣờng bằng với vốn giải ngân vì các INGOs luôn phải chứng
minh cho nhà tài trợ về khả năng lập kế hoạch, quản lý và sử dụng nguồn vốn. Nhƣng
nếu chỉ tính đóng góp của viện trợ INGOs đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt
Nam bằng số vốn viện trợ hay số dự án thực hiện, điều này sẽ cực kỳ khiếm khuyết.
“Chƣơng trình dự án của các TCPCPNN đã tác động thay đổi và đa dạng hóa hoạt
động sản xuất, tiếp cận công nghệ thích hợp, cải thiện mức sống và điều kiện làm việc,
tạo thu nhập và sở hữu, giảm nợ nần, tiếp cận chăm sóc sức khỏe và y tế, tăng sự tự tin
và tăng quyền lực, tăng cƣờng vai trò của gia đình và cộng đồng ….” 3 là những đánh
giá thƣờng gặp về viện trợ và dự án INGOs tại Việt Nam. Theo kinh nghiệm công tác
thực tế, những đóng góp cụ thể của cộng đồng INGOs gồm:
Phƣơng pháp làm việc có sự tham gia của cộng đồng (Participatory Rural
Appraisal Approach) đƣợc đa số INGOs đang áp dụng hiện nay trong thực hiện đánh

giá nhu cầu, đánh giá dự án, đánh giá tác động đã giúp nâng cao năng lực, nhận thức
của ngƣời dân và tạo ra nhiều cơ hội để hòa nhập với xã hội cũng nhƣ tham gia các
chƣơng trình của nhà nƣớc.
Những chƣơng trình đối thoại, trao đổi thông tin và kinh nghiệm (Study tours,
Lesson learned sharing activities) giữa các dự án INGOs trong và nƣớc ngoài, phổ
biến các kiến thức, kỹ thuật quản lý, …giúp ngƣời dân cộng đồng và cán bộ quản lý có
nhiều góc nhìn khác nhau về các vấn đề kinh tế xã hội, giúp xóa bớt ranh giới trong
quản lý và giúp nâng cao dân chủ cơ sở;
Các tổ giám sát dự án INGOs đƣợc thành lập ở cộng đồng (tổ tự quản thôn,
bản, tổ vay vốn, …) giúp mở rộng khả năng giám sát và tham gia quản lý nhà nƣớc của
nhân dân trong việc sử dụng các nguồn lực của quốc gia;
Ngƣời nghèo, những đối tƣợng dân cƣ dễ bị tổn thƣơng (nhƣ trẻ em, phụ nữ,
nông dân nghèo, ngƣời khuyết tật, ngƣời nhiễm HIV/AIDs,…) là những đối tƣợng
hƣởng lợi mà các dự án INGOs thƣờng hƣớng tới nhằm giúp nâng cao công bằng xã

3


VUFO-NGO Resource Centre, Lesson Learned from a Decade of Experience, A strategic
analysis of INGO methods and activities in Vietnam 1990-1999, 2001, trang 30-33


16

hội, lấp đầy những góc khuất mà Nhà nƣớc không thể bao quát hết trong phát triển
kinh tế-xã hội;
Ngân sách đào tạo nhân viên (từ 500-2.000 USD/nhân viên/năm tùy qui mô tổ
chức) và các cuộc tập huấn chƣơng trình dự án INGOs đã giúp nâng cao tính chuyên
nghiệp cho nhân viên, tổ chức hoạt động, đối tác, cộng đồng liên quan. Bên cạnh đó,
một dự án INGOs khi triển khai thƣờng lồng ghép nhiều hoạt động và mục tiêu song
song, cho phép nhân viên, đối tác cũng nhƣ cộng đồng có điều kiện, kinh nghiệm tiếp
cận và triển khai dự án đa dạng.
Thành công của các mô hình tín dụng nhỏ (Quĩ CEP của Cộng đồng Châu Âu
và Bỉ ở thành phố Hồ Chí Minh , Dự án nuôi ngêu của Oxfam Anh ở Trà Vinh, Dự án
Cacao của ACDI/VOCA tại Tiền Giang và Bến Tre,…), mô hình phòng chống suy
dinh dƣỡng án trẻ em (Save Children UK tại Lào Cai), mô hình giáo dục hòa nhập cho
trẻ khuyết tật (NMA tại Vĩnh Long), mô hình giáo dục lấy học sinh làm trung tâm
(Oxfam Anh tại Lào Cai và Hà Tĩnh)… đã trở thành những kinh nghiệm và kỹ thuật
triển khai các dự án và hoạt động cộng đồng; góp phần định hình và phát triển đội ngũ
nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Hiện nay, các chính phủ và các tổ chức đa phƣơng nhƣ WB, EU, UN… dành
một số vốn đáng kể tài trợ qua INGOs khiến INGOs cũng phải thay đổi các chiến lƣợc
triển khai dự án, hƣớng đến phát triển bền vững thay cho viện trợ không hoàn lại.
Những tiêu chí và điều kiện triển khai các dự án phát triển bền vững đã giúp thay đổi
lối nhận thức ấu trí và trì trệ về quản lý nhà nƣớc INGOs, hợp tác quốc tế cũng nhƣ
viện trợ phát triển của cán bộ, ngƣời dân.
3.3. Cộng đồng INGOs và phát triển xã hội dân sự tại Việt Nam

Xã hội dân sự là khái niệm đƣợc sử dụng trong lịch sử loài ngƣời từ thời Hy Lạp cổ
đại, theo website , bàn về xã hội dân sự có 02 định nghĩa phổ
biến sau:
Liên minh vì sự tham gia của công dân (CIVICUS – Tổ chức phi chính phủ
đi tiên phong trong việc nêu lên khái niệm và công cụ đánh giá xã hội dân sự hiện


17

đại): Xã hội dân sự (CIVICUS 2005) là “Diễn đàn giữa gia đình, nhà nƣớc và thị
trƣờng, nơi mà mọi con ngƣời bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung”
Cụ thể hơn, định nghĩa của Trung tâm Xã hội dân sự của Trường đại học kinh
tế London: "Xã hội dân sự đề cập tới một mảng các hoạt động tập thể tự nguyện xung
quanh các giá trị, mục tiêu, ý thích chung. Về lý thuyết, các hình thái tổ chức xã hội
dân sự khác biệt hẳn với các hình thái tổ chức nhà nƣớc, gia đình và thị trƣờng. Nhƣng
trong thực tế thì, ranh giới giữa nhà nƣớc, xã hội dân sự, gia đình và thị trƣờng là khá
lẫn lộn, mập mờ và không rõ ràng. Xã hội dân sự thƣờng bao gồm một sự đa dạng về
phạm vi hoạt động, các thành viên tham gia và các hình thái tổ chức, khác nhau về
mức độ nghi lễ, tự do và quyền lực. Xã hội dân sự thƣờng đƣợc hình thành dƣới dạng
các tổ chức nhƣ các hội từ thiện, các hiệp hội, các công đoàn, các nhóm tƣơng trợ, các
phòng trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sƣ”.
Có thể thấy, theo 02 định nghĩa nêu trên, tại Việt Nam đã tồn tại một xã hội dân sự
từ rất lâu đời qua sự hình thành của các hƣơng ƣớc, hội đồng hƣơng, phƣờng buôn, hội
nghề vƣờn cây cảnh, hội khuyến học…. và INGOs là một trong những thực thể của xã
hội dân sự Việt Nam. Dù đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc phát huy mọi
nguồn lực xã hội cho công cuộc phát triển chung, nhƣng Chính phủ Việt Nam vẫn
chƣa xây dựng đƣợc Luật hoạt động cho các tổ chức phi lợi nhuận hay các hội, trong
đó có INGOs. Theo thông tin trên trang Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Luật về
hội đã đƣợc chấp bút dự thảo từ những năm 1990; đến nay qua hơn 50 lần chỉnh sửa
vẫn chƣa ban hành đƣợc, chủ yếu do những lo ngại xoay quanh đối tƣợng áp dụng luật

và những vấn đề chính trị nảy sinh.
Những thành tựu và đóng góp của INGOs cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội
của Việt Nam trong quá trình hơn 25 năm qua là một minh chứng cho khả năng vận
hành thành công của xã hội dân sự tại Việt Nam, theo quan điểm của Benjamin
Constant (1767-1830, nhà chính trị ngƣời Pháp, tác giả bộ Dân luật của Pháp) xã hội
dân sự đƣợc thiết lập và vận hành theo pháp luật sẽ duy trì sự cân đối mà không đối lập
giữa xã hội dân sự và Nhà nƣớc; vì vậy Nhà nƣớc không nên tạo ra những rào cản mà
cần tạo những điều kiện để xã hội dân sự tự tổ chức.


18

Dù hành lang pháp lý cho INGOs hoạt động tại Việt Nam chƣa hoàn chỉnh, chủ yếu
dựa trên các văn bản dƣới luật (nghị định, quyết định, thông tƣ, hƣớng dẫn,…) nhƣng
đến nay vẫn chƣa có nhiều vấn đề phát sinh cần phải giải quyết liên quan đến cộng
đồng này. Kinh nghiệm rút ra từ vận hành INGOs ở Việt Nam đối với các hội trong
nƣớc và với việc phát triển xã hội dân sự Việt Nam có thể điểm qua gồm:
Cộng đồng INGOs luôn kiên định thực hiện mục tiêu, tích cực đối thoại và trao
đổi thông tin để tìm kiếm nhận đƣợc sự lắng nghe và giải quyết từ các bên hữu quan;
Cộng đồng INGOs luôn hoạt động trên nguyên tắc phát huy sức mạnh tập thể,
làm việc theo nhóm và phù hợp với nhu cầu của cộng đồng nhằm tạo ra những tiếng
nói chung có sức thuyết phục thay đổi;
Tính chuyên nghiệp, sứ mạng, mục tiêu, chiến lƣợc và tiêu chí hoạt động rõ
ràng cùng với nhận thức gắn kết trách nhiệm xã hội sâu sắc giúp cho INGOs tự điều
chỉnh trong những bối cảnh chính trị xã hội cụ thể;
INGOs luôn tuân thủ qui định pháp luật, ngay cả khi qui định chƣa đƣợc hoàn
chỉnh, hay có sự xung đột về quyền lợi;
INGOs đƣợc quyền thực hiện những hoạt động kinh doanh gây quĩ, dù không
đƣợc phép tiến hành ở Việt Nam. Bên cạnh đó, việc mở cửa cho INGOs tham gia đấu
thầu các dự án của chính phủ và các tổ chức quốc tế đã giúp rất nhiều INGOs trong

việc duy trì hoạt động;
Hành lang pháp lý cho hoạt động INGOs, tuy chƣa hoàn chỉnh, nhƣng cụ thể và
chi tiết, thậm chí có một số ƣu đãi hơn các qui định hoạt động của hội, nhóm, tổ chức
trong nƣớc;
Các cơ chế phối hợp giám sát và giám sát chéo của cơ quan quản lý nhà nƣớc,
các tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức ngoại giao nhân dân, các tổ
dân cƣ,… giúp cho hoạt động INGOs luôn đi theo định hƣớng chung.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, INGOs còn luôn chú trọng ƣu tiên hợp tác, xây
dựng các liên kết và hỗ trợ các cộng đồng, các tổ chức phi lợi nhuận khác cùng phát
triển (Tổ chức LIN Foundation hỗ trợ kinh phí và tƣ vấn cho hoạt động của Tổ chức 5


19

giờ sang; Oxfam Anh cùng ActionAid và một số tổ chức khác tham gia tích cực trong
việc ra mắt Liên minh các tổ chức vì Giáo dục cho mọi ngƣời Việt Nam vào tháng
06/2010 tiến tới thành lập Quỹ Giáo dục xã hội dân sự tại Việt Nam; Trung tâm nghiên
cứu phát triển xã hội thành phố Hồ Chí Minh – SDRC luôn là địa chỉ hợp tác ƣa thích
đƣợc INGOs,…). Một bộ phận không nhỏ các cựu nhân viên INGOs trở thành những
trụ cột trong LNGOs, ông Lê Quang Bình – Quản lý Chƣơng trình kiêm Đại diện quốc
gia của Oxfam Anh tại Việt Nam năm 2005-2006 là một trong số những sáng lập viên
của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trƣờng; bà Võ Thị Ái Mỹ - Chuyên viên
đào tạo về giới của Care International đang xúc tiến thành lập Hội hỗ trợ phụ nữ tại
thành phố Hồ Chí minh,… Vì vậy, có thể nói, những thành công và kinh nghiệm vận
hành cộng đồng INGOs ngoài việc đóng góp những bài học quí báu cho các tổ chức,
hội và cơ quan quản lý hoạt động; còn giúp đƣa ra lời giải cho những gút mắc e ngại
hiện nay về phát triển xã hội dân sự tại Việt Nam.
3.4. Nhu cầu quản lý nhà nƣớc INGOs trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội
Từ việc chỉ có một số ít tổ chức hoạt động cầm chừng, thực hiện mục đích cứu trợ
khẩn cấp hay cứu trợ nhân đạo trong thời gian trƣớc năm 1986. Năm 2009, số tổ chức

INGOs tại Việt Nam đã lên đến con số 800 và số vốn viện trợ INGOs tăng kỷ lục đạt
271 triệu USD. Lĩnh vực và phạm vi viện trợ ngày càng trở nên đa dạng, gắn kết và
phù hợp hơn với chủ trƣơng, định hƣớng phát triển của Nhà nƣớc, ƣu tiên phát triển
bền vững thông qua các dự án Y tế-chăm sóc sức khỏe (37,5% tổng vốn tài trợ); Giáo
dục (chiếm 14% tổng vốn tài trợ); Phát triển kinh tế xã hội cùng với nâng cao năng lực
và khả năng hòa nhập cộng đồng (33% tổng vốn tài trợ); Cải cách thể chế xã hội và
quản lý nhà nƣớc (7% tổng vốn tài trợ); Chống biến đổi khí hậu (3% tổng vốn tài trợ);
v.v4. Hiện tại ở Việt Nam,
Vai trò của INGOs đang ngày càng đƣợc thừa nhận rộng rãi nhƣ là một xu
hƣớng tất yếu của quá trình phát triển xã hội dân chủ, công bằng và văn minh; cải tiến,
xây dựng xã hội dân sự luôn là những vấn đề INGOs quan tâm và nêu ra trong các
phiên họp Hội đồng các nhà tài trợ cho Việt Nam hàng năm (INGOs có 02 đại diện).
4

Website:


×