Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Luận văn nghề may ở xã vân từ, huyện phú xuyên, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 95 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..........................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................5
4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu ................................................................5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................................6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.....................................................6
7. Cơ cấu của luận văn ......................................................................................7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ TỔNG QUAN VỀ
XÃ VÂN TỪ.....................................................................................................8
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................8
1.2. Tổng quan về xã Vân Từ .........................................................................11
Chƣơng 2: DIỄN TRÌNH NGHỀ MAY COM LÊ Ở XÃ VÂN TỪ ......... 23
2.1. Nghề may Vân Từ trong bức tranh làng nghề Phú Xuyên ...................... 23
2.2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển nghề may com lê Vân Từ ..................... 31
2.3. Nghệ nhân nghề may................................................................................ 33
2.4. Tổ chức hoạt động sản xuất ..................................................................... 36
2.5. Kỹ thuật nghề may ................................................................................... 40
2.6. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ ............................................................... 47
2.7. Phương thức truyền nghề ......................................................................... 48
Chƣơng 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI VÂN
TỪ KHI NGHỀ MAY PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 52
3.1. Những biến đổi trong đời sống của người Vân Từ khi nghề may
phát triển......................................................................................................... 52
3.2. Một số vấn đề đặt ra đối với nghề may hiện nay ..................................... 61
KẾT LUẬN .................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71
PHỤ LỤC .......................................................................................................75



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HĐND: Hội đồng nhân dân
HTX: Hợp tác xã
Nxb: Nhà xuất bản
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
Tr.: Trang
UBND: Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phú Xuyên là một vùng đất được mệnh danh là “đất trăm nghề” của tỉnh
Hà Tây cũ, nay thuộc thành phố Hà Nội. Trong những năm gần đây, việc khôi
phục, phát triển các làng nghề truyền thống là một trong những chiến lược
phát triển kinh tế - văn hóa của huyện. Các làng nghề truyền thống không chỉ
mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn góp phần làm nên bản sắc văn hóa cho
mảnh đất Phú Xuyên. Từ năm 2011 huyện Phú Xuyên đã lấy ngày 26 tháng
10 hằng năm là ngày tổ chức lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống, nhằm
tôn vinh các nghệ nhân làng nghề, quảng bá sản phẩm của các làng nghề với
bạn bè trong và ngoài khu vực.
Ngoài những làng nghề truyền thống nổi tiếng có lịch sử lâu đời như
khảm trai (Chuyên Mỹ), đan cỏ tế (Phú Túc), nặn tò he (Phượng Dực)… trên
địa bàn huyện còn phát triển một số nghề mới mang lại thu nhập cao cho
người dân đó là nghề may com lê (Vân Từ), nghề giày da (Phú Yên). Trong
đó nghề may com lê ở Vân Từ đã và đang góp phần tích cực làm nên bức
tranh tươi sáng văn hóa các làng nghề ở Phú Xuyên.
Hiện nay cả xã Vân Từ có khoảng hơn 1000 hộ làm nghề may, trong đó
có thôn Từ Thuận, thôn Chung và thôn Dịch Vụ là ba thôn mà số hộ làm nghề
may chiếm tới hơn hơn 90% số dân trong thôn. Năm 2002 thôn Từ Thuận và

thôn Chung đã được UBND tỉnh Hà Tây cũ công nhận là làng nghề may
truyền thống. Vân Từ trước kia vốn là một xã thuần nông quanh năm bám vào
đồng ruộng là chính thì hiện nay đời sống của người dân ngày càng được
nâng cao, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, nhà tầng mọc lên san sát,
chủ yếu là nhờ vào nghề may.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường tiêu thụ và đa dạng
các mẫu mã sản phẩm, những người thợ Vân Từ đã mạnh dạn đầu tư nhiều
1


trang thiết bị hiện đại. Bằng sự cần cù chịu khó, sự mạnh dạn áp dụng khoa
học kỹ thuật, đôi tay tài hoa của người thợ Vân Từ đã tạo nên các sản phẩm
com lê rất được khách hàng ưa chuộng.
Hiện nay, có nhiều làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một dần trong
khi nghề may Vân Từ lại coi hội nhập kinh tế chính là sự thuận lợi để làng
nghề ngày càng phát triển. Bởi lẽ, nhu cầu của người dân không chỉ còn là
“đủ ăn, đủ mặc” mà phải là “ăn ngon, mặc đẹp”. Com lê không còn là trang
phục chỉ dành cho giới thượng lưu, quan chức mà một bác nông dân cũng có
thể sắm cho mình một vài bộ để diện trong những dịp quan trọng. Bằng
những bàn tay khéo léo của mình những người thợ may Vân Từ đang từng
ngày sáng tạo nên những giá trị văn hóa góp phần làm đẹp cho đời và cũng
chính là đang lưu giữ nghề truyền thống mà ông cha để lại, bên cạnh đó cũng
góp phần làm thay đổi bộ mặt quê hương Vân Từ .
Nghiên cứu về nghề may ở Vân Từ chúng ta không chỉ thấy được diễn
trình của nghề may từ xưa đến nay mà còn thấy được vai trò, vị trí và những
tác động của nó đến đời sống kinh tế - văn hóa của người dân Vân Từ nói
riêng và người Phú Xuyên nói chung. Việc phát triển thành công nghề trong
đó có nghề may là một hướng đi đúng trong chủ trương ly nông bất ly hương
ở Vân Từ hiện nay. Đây là một “bài toán khó” mà nhiều địa phương khác
chưa có hướng giải quyết. Chính vì thế, đối với chúng tôi nghề may ở Vân Từ

có một sức hấp dẫn riêng và cần phải được nghiên cứu cụ thể góp phần nhận
diện bức tranh văn hóa làng nghề ở Vân Từ nói riêng và ở huyện Phú Xuyên
nói chung một cách đầy đủ hơn. Chính điều này đã thôi thúc tác giả chọn đề
tài “Nghề may ở xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội” làm
luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

2


Nghề và làng nghề truyền thống là một đề tài hấp dẫn và đã có nhiều
công trình nghiên cứu. Chúng tôi có thể nêu một vài công trình tiêu biểu như:
Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo với công trình Nghề thủ công
truyền thống và các vị tổ nghề đã giới thiệu một số nghành nghề, làng
nghề, phố nghề truyền thống Việt Nam. Các vị Tổ nghề và các nghề thủ
công truyền thông Việt Nam như: Nghề đúc đồng, nghề rèn, nghề kim
hoàn, nghề làm lược, nghề ván in, nghề tạc tượng…[26].
Tác giả Bùi Văn Vượng với công trình Làng nghề thủ công truyền thống
Việt Nam đã đề cập đến làng nghề thủ công truyền thống trong lịch sử và yêu
cầu bảo tồn và phát triển, đưa ra khái niệm nghề và làng nghề truyền thống,
đặc điểm của hàng thủ công truyền thống và đề cập cụ thể đến một số nghề
thủ công như đúc đồng, kim hoàn, rèn, gốm, dệt chiếu, mây tre đan….[25].
Năm 2012 tác giả Trương Minh Hằng (chủ biên) Tổng tập nghề và làng
nghề truyền thống Việt Nam. Có thể nói đây là một công trình có quy mô về
nghiên cứu nghề và làng nghề. Trong đó cuốn Tổng quan về nghề và làng
nghề truyền thống Việt Nam đã cho chúng tôi một cái nhìn tổng thể về nghề
và làng nghề từ cơ sở lý luận, các vị tổ nghề, địa danh làng nghề, thực trạng
phát triển và vấn đề bảo tồn, vấn đề biến đổi của các làng nghề trong giai
đoạn hiện nay [11].
Nghiên cứu về sự biến đổi của làng nghề nói riêng và ở các làng quê hiện

nay có một số công trình như: Trần Minh Yến (2004) với Làng nghề truyền
thống trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong cuốn sách tác giả
đã đánh giá thực trạng cũng như xu hướng vận động của làng nghề truyền
thống, trên cơ sở đó tác giả đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển
làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [28].
Nguyễn Thị Phương Châm (2009) Sự biến đổi văn hóa ở các làng quê
hiện nay. Trong công trình này tác giả đã nghiên cứu sâu sự biến đổi về mặt
3


kinh tế, xã hội, văn hóa ở làng Đồng Kỵ, Trung Liệt và Đình Bảng. Đồng thời
tác giả chỉ rõ những vấn đề đặt ra trong quá trình biến đổi của các làng này
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [2].
Hầu hết các công trình này đều đề cập đến những nghề thủ công truyền
thống ở nước ta mà nhiều nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ với một số nghề lâu đời
như nghề đúc đồng, nghề gốm, nghề mộc, nghề thêu, nghề đan lát…. Cùng
với đó là hướng nghiên cứu về sự biến đổi của nghề và làng nghề hiện nay.
Từ những nhận xét, kết luận của các tác giả đã cho chúng tôi cơ sở lý luận về
nghề và làng nghề truyền thống, để từ đó triển khai và thực hiện đề tài nghiên
cứu của mình.
Trong phạm vi hẹp, viết về nghề và làng nghề ở Phú Xuyên nói chung và
nghề may Vân Từ nói riêng có một số công trình đề cập đến như:
Trong cuốn sách Hà Tây làng nghề làng văn (tập 1: Làng nghề) do Sở
Văn hóa Thông tin – Thể thao Hà Tây xuất bản năm 1992 cũng đã giới thiệu
một số làng nghề ở Phú Xuyên trong đó có nghề khảm trai, nghề nặn tò he
[17].
Năm 2005, Huyện ủy – HĐND – UBND huyện Phú Xuyên chỉ đạo biên
soạn cuốn Đất Phú Xuyên người Phú Xuyên đã khái quát về các làng nghề
truyền thống trên địa bàn huyện. Trong đó khảo tả sâu hai làng nghề chính đó
là nghề khảm trai ở Chuyên Mỹ và đan có tế ở Phú Túc. Ngoài ra còn đề cập

nói sự phát triển của nghề may Vân Từ [12].
Năm 2011 Đảng ủy, HĐND, UBND xã Vân Từ đã tổ chức biên soạn
cuốn Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vân Từ. Trong đó có
đề cập tới nghề may và sự phát triển kinh tế xã hội của xã Vân Từ [7].
Ngoài ra một số bài báo trên mạng, tạp chí cũng viết về nghề may Vân
Từ như: Tác giả Bạch Thanh (2012), “Về làng may lừng danh đất Hà thành”,
Website báo Hà Nội mới [23]. Tác giả Hoàng Mẫn (2015), “Chàng thanh niên
4


làng Vân Từ giữ nghề may truyền thống”, Website báo điện tử Đảng cộng sản
Việt Nam [16]. Tác giả Nguyễn Văn Công (2016), “Độc đáo làng nghề com lê
Vân Từ”, Website Tạp chí Người làm báo [4].
Như vậy những tài liệu viết về nghề may xã Vân Từ còn khá ít ỏi và mới
chỉ mang tính chất giới thiệu về nghề may chứ chưa có công trình nào đi sâu
tìm hiểu một cách có hệ thống về may và tác động của nó tới đời sống kinh tế
văn hóa của người dân. Chính vì vậy, trên cơ sở những tài liệu đã đọc, chúng
tôi có điều kiện nghiên cứu sâu hơn và đầy đủ hơn về nghề may ở Vân Từ,
huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu về nghề may Vân Từ để thấy được những tác động của
nghề đến đời sống kinh tế, văn hóa của người dân. Góp phần tìm hiểu một địa
phương thành công trong hướng ly nông bất ly hương với việc phát triển
mạnh mẽ nghề may trên toàn xã.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Giới thuyết một số khái niệm như nghề và làng nghề;
+ Giới thiệu tổng quan xã Vân Từ;
+ Trình bày diễn trình nghề may com lê ở xã Vân Từ;
+ Trình bày một số nét biến đổi về kinh tế và văn hóa ở Vân Từ khi nghề

may phát triển;
+ Suy nghĩ về những vấn đề đang đặt ra như nghệ nhân làng nghề, xây
dựng thương hiệu, phát triển làng nghề kết hợp với du lịch.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghề may ở xã Vân Từ từ sau khi đất nước
thống nhất đến nay.

5


- Phạm vi nghiên cứu: Nghề may diễn ra ở Vân Từ từ sau khi đất
nước thống nhất đến nay. Ngoài ra luận văn cũng tìm hiểu những người thợ
Vân Từ đã làm nghề may ở Hà Nội trước 1975.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp luận:
Chúng tôi quan niệm nghề may Vân Từ gắn với bối cảnh tức là gắn với
làng nghề Vân Từ nói riêng, đặt nghề và làng nghề trong bối cảnh nghề và
làng nghề huyện Phú Xuyên nói chung.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Để hoàn thành luận văn này chúng tôi sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp các nguồn tư liệu thành văn đã viết
về làng nghề để có cơ sở hiểu biết trước khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài.
+ Phương pháp điền dã dân tộc học với nhiều thao tác như: Quan sát,
tham dự, phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm. Khi điền dã chúng tôi đã:
* Trực tiếp quan sát quy trình sản xuất nghề may tại Vân Từ.
* Phỏng vấn sâu các nghệ nhân lâu năm trong nghề như cụ Nguyễn Văn
Hòa, cụ Đào Văn Dự để có tư liệu viết về nguồn gốc hình thành nghề may ở
Vân Từ. Phỏng vấn một số thợ lành nghề quy trình, kỹ thuật của nghề may…
* Phỏng vấn chính quyền địa phương để có tư liệu định hướng phát triển
làng nghề trong thời gian tới.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Phác thảo diện mạo nghề may Vân Từ trong bối cảnh nghề và làng
nghề ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
- Nhận diện một địa phương thành công trong mô hình ly nông bất ly
hương.

6


- Kết quả của luận văn sẽ là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý, hoạch
định và thực thi chính sách phát triển nông thôn nói chung và trong việc bảo
tổn và phát triển làng nghề ở các vùng nông thôn nói riêng.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm có ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về làng nghề và tổng quan về xã Vân Từ
Chương 2: Diễn trình nghề may com lê ở xã Vân Từ
Chương 3: Những biến đổi trong đời sống của người Vân Từ khi nghề
may phát triển và một số vấn đề đặt ra

7


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ TỔNG QUAN
VỀ XÃ VÂN TỪ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm nghề
Theo Từ điển tiếng Việt: “ Nghề là công việc làm theo sự phân công lao
động của xã hội hay nghề khái niệm chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh” [

19, tr.676]. Từ khái niệm này có thể hiểu, nghề chính là sự chuyên môn hóa
về một lĩnh vực nhất định, hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường
được nhiều người biết đến.
Theo thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ nông nghiệp
và phát triển nông thôn để được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 3
tiêu chí sau: Thứ nhất, nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính
đến thời điểm đề nghị công nhận; thứ hai, nghề tạo ra những sản phẩm mang
bản sắc văn hoá dân tộc; thứ ba, nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ
nhân hoặc tên tuổi của làng nghề [1].
1.1.2. Khái niệm làng nghề và làng nghề truyền thống
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề, chúng ta có thể
tìm hiểu một số quan niệm như:
Về mặt pháp lý, theo thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì làng nghề được giải thích là:
“Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các
hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm
khác nhau” [1].
Theo thông tư này thì làng được công nhận là làng nghề phải đạt 3 tiêu
chí sau: Một là, có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt
8


động ngành nghề nông thôn; hai là, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối
thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; ba là, chấp hành tốt chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
Khái niệm này nhìn làng nghề dưới góc độ quản lý nhà nước chứ chưa
nhấn mạnh tới những đặc điểm văn hóa của làng nghề.
Tác giả Trần Minh Yến cho rằng: “Làng nghề là một thiết chế kinh tế
-xã hội ở nông thôn được cấu thành yếu tố làng nghề, tồn tại trong một

không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh
sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế - xã hội
và văn hóa” [28, tr. 11].
Theo tác giả Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt
Nam” thì làng nghề được định nghĩa như sau: “Làng nghề là một đơn vị hành
chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ
chức, kỉ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là
làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng sống hợp quần
để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa
làm ăn có tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá
biệt của địa phương” [20, tr.9].
Trong cuốn Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam, làng
nghề được định nghĩa như sau: “Làng nghề là những làng trước đây sống dựa
vào nông nghiệp do điều kiện khách quan nào đó (vị trí địa lý thuận lợi, nghề
phụ có thị trường tiêu thụ trên bình diện vùng, miền…) nên đã chuyển sang
sản xuất hàng thủ công mang tính chuyên biệt những vẫn không tách khỏi
nông nghiệp, có quy trình, bí quyết làm nghề nhất định. Những mặt hàng do
thợ thủ công sản xuất có tính thẩm mỹ và có thị trường tiêu thụ rộng lớn [11,
tr.202].
Về làng nghề truyền thống có một số quan điểm như sau:
9


Theo cố GS. Trần Quốc Vượng: Làng nghề (như làng gốm Bát Tràng,
Thổ Hà, Phù Lãng, Phù Dực, Đa Hội…), là làng ấy tuy vẫn còn trồng trọt
theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ (lợn, gà…), cũng có một nghề phụ khác
(đan lát, làm tương, làm đậu phụ…), song đã nổi lên một số nghề cổ truyền,
tinh xảo với một tầng lớp thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có
phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông phó cả…cùng một số thợ và phó
nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư

nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” sống chủ yếu được bằng nghề đó và
sản xuất ra những hàng thủ công, những mặt hàng đã có tính mỹ nghệ, đã trở
thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng
rộng xung quanh với thị trường đô thị, thủ đô (kẻ Chợ, Huế, Sài Gòn) và tiến
tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài. Những làng
nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu (có một quá khứ trăm ngàn năm) “Dân biết
mặt, nước biết tên, tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao, tục ngữ…trở thành
di sản văn hóa dân gian” [26, tr.372].
Tác giả Dương Bá Phượng cho rằng, làng nghề là một thiết chế gồm hai
bộ phận cấu thành là “làng” và “nghề”….Là làng ở nông thôn có một (hoặc
một số) nghề thủ công nghiệp tách hẳn ra khỏi nông nghiệp và kinh doanh
độc lập. Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện lâu đời trong
lịch sử và còn tồn tại cho đến ngày nay, là những làng nghề tồn tại hàng trăm
năm, hàng nghìn năm [18, tr.10-15]. Trong khái niệm này, tác giả đã phân
biệt rõ sự khác nhau giữa làng nghề và làng nghề truyền thống.
Tác giả Bùi Văn Vượng cho rằng: “Làng nghề truyền thống là làng cổ
truyền làm nghề thủ công. Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất
hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời làm
nghề nông (nông dân). Nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo thành

10


những thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng của mình” [25,
tr.13].
Như vậy từ những quan điểm của các tác giả đi trước về nghề và làng
nghề, tác giả luận văn sử dụng thuật ngữ nghề may Vân Từ chứ không phải
làng nghề may Vân Từ. Chúng tôi không tìm hiểu riêng lẽ một làng nào ở
Vân Từ mà tìm hiều trên phạm vi toàn xã, bởi lẽ hiện nay nghề may đã xuất
hiện trên cả 10 thôn. Nghiên cứu trên phạm vi toàn xã để thấy hết được sự

biến đổi và những tác động của nghề may đến đời sống của người dân.
1.2. Tổng quan về xã Vân Từ
1.2.1. Vị trí địa lý, dân cƣ và lịch sử hình thành xã Vân Từ
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Vân Từ nằm bên tả ngạn sông Nhuệ, phía Tây Nam huyện Phú
Xuyên, cách trung tâm Hà Nội khoảng gần 40 km. Phía Bắc giáp thị trấn Phú
Xuyên, xã Sơn Hà, xã Tân Dân; phía Đông giáp xã Phúc Tiến; phía Nam giáp
xã Phú Yên; phía Tây giáp xã Chuyên Mỹ và xã Minh Đức (huyện Ứng Hòa).
Xã có 10 đơn vị dân cư gồm: làng Chản (gọi là Vân Hoàng Chản, có 2 xóm:
Xóm Trên và Xóm Bè, làng Chính (gọi là Vân Hoàng Chính, có tên tục là
Chiều), làng Chung (còn gọi là Vân Hoàng Chung), làng Cựu (còn gọi là Vân
Hoàng Cựu, làng Thượng (còn gọi là Vân Hoàng Thượng, có 3 xóm là Đồng
Khoai, làng Nghèo, làng Nguộn), làng Trãi (có 3 xóm: Trãi 1, Trãi 2 và Thủy
Long), làng Từ Thuận (vốn thuộc xã Từ Điều trước đây, nay có 2 xóm là xóm
Trong và xóm Ngoài), làng Ứng Cử (còn gọi là Vân Hoàng Ứng Cử, có 6
xóm là Cầu, Đá, Đình Đông, Mới và Trong), làng Vực (còn gọi là Vân Hoàng
Vực), làng Dịch Vụ [12].
Vân Từ có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông đi lại, để đến Vân Từ
chúng ta có thể đi bằng đường bộ, đường thủy.

11


Đường bộ: Từ Hà Nội xuôi xuống Nam khoảng 40 km là tới xã Vân Từ,
ở đây vốn nổi tiếng với nghề may com lê. Xã Vân Từ thuộc trục đường có
tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ và đầu của tuyến Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Đường thủy: Trên địa bàn huyện Phú Xuyên có trên 30km sông chảy qua
đó là sông Hồng, sông Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Lương, sông Vân Đình.
Tuyến đường thủy sông Hồng dài 17 km thuận lợi cho đi lại bằng đường thủy.
1.2.1.2. Dân cƣ

Huyện Phú Xuyên cũng là một vùng đất lâu đời và là nơi sinh sống của
những người Việt cổ “ Những phát hiện khảo cổ học – cổ nhân trên vùng đất
Phú Xuyên như các khu mộ cổ ở “ao hồn ma” xã Châu Can, ở làng Xuân La
xã Phượng Dực hay ở xã Sơn Hà đã minh chứng rằng từ hơn hai nghìn năm
trước đây, Phú Xuyên đã có người sinh sống và khai thác vùng đồng đất ngập
nước này” [12, tr.34].
Ở Vân Từ hiện nay còn lưu giữ một số chuyện kể liên quan tới nguồn
gốc cư dân ở đây. “ Tương truyền, làng Ứng Cử ngày nay vốn là dân làng Cổ
Bông, thuộc khu vực Tây Hồ, thành Thăng Long xưa. Dưới thời vua Lý Thái
Tổ, do nhu cầu giãn dân để mở mang Kinh đô, nhà vua cho phép dân vùng
Tây Hồ (trong đó có cả dân Cổ Bông) đi tìm đất lập làng mới, nếu ưng nơi
nào thì vua cấp cho nơi ấy. Cổ Bông vốn là dân chài, họ xuôi dòng sông Nhuệ
tới xã Vân Hoàng thấy thế đất nơi đây rất đẹp, đời sống dân làng phong lưu,
sung túc, bèn xin được cấp đất lập làng. Cái tên Ứng Cử xuất hiện từ đó. Xưa
kia, người ta gọi Ứng Cử là Vân Hoàng Ứng Cử để ghi nhớ nơi đất mới
chuyển đến” [12, tr.51].
Còn theo gia phả họ Trần làng Cựu ghi lại: Đầu thế kỉ 13, trước kia làng
là khu vực vùng chiêm trũng, hoang vu chỉ toàn là cây cỏ. Cụ tổ của làng là
Trần Ninh Thuận làm nghề chài lưới, khi tới vùng đất này thấy có vài gò đồi
nên đã quyết định ở lại sinh sống.
12


Như vậy có thể nói rằng các làng ở Vân Từ có lịch sử lâu đời, trong quá
trình phát triển người dân đã tìm nhiều phương thức sinh kế như nghề đánh
bắt cá, nghề nông nghiệp, thủ công nghiệp… để từ đó hình thành một miền
quê Vân Từ như ngày hôm nay.
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 tổng dân số xã Vân Từ là 2.844 người
đến năm 1995 tổng số dân là 4.442 người, năm 2000 là 4.635 người. Hiện nay
tổng dân số toàn xã là 5.790 người với 1.706 hộ, trong đó đều là người kinh.

Cũng như các địa phương khác con em Vân Từ dựng vợ gả chồng ở nhiều nơi
về đây sinh sống. Chính điều này đã làm trong đời sống văn hóa của người
Vân Từ có sự giao thoa giữa các vùng miền.
Trong xã có nhiều dòng họ cùng sinh sống như dòng họ Trần (chủ yếu ở
thôn Cựu), dòng họ Nguyễn (chủ yếu ở thôn Từ Thuận), dòng họ Phạm,
Kiều….
1.2.1.3. Lịch sử hình thành xã Vân Từ
So với nhiều huyện khác trong vùng thì huyện Phú Xuyên ít được ghi
chép trong sử sách. Vì vậy quá trình nhận biết về huyện Phú Xuyên về mặt
hành chính cũng khá đơn giản. Cho đến nay huyện Phú Xuyên đã trải qua 4
lần thay đổi tên gọi: Phù Lưu, Phù Vân, Phú Nguyên, Phú Xuyên. Có người
lý giải cái tên Phú Xuyên đó là sự trù phú của sông ngòi (Phú = Trù phú,
Xuyên = Sông). Sự lý giải này cũng khá hợp lý vì trên địa bàn huyện có nhiều
sông ngòi chảy qua.
Theo tư liệu trong cuốn Đất Phú Xuyên – người Phú Xuyên đến đầu thế
kỷ XX huyện Phú Xuyên có 10 tổng với 72 xã. Cụ thể như sau:
“- Tổng Già Cầu có 5 xã: Già Cầu, Ngải Khê, Hà Thao, Sơn Thanh, Lễ
Nhuế.
- Tổng Hoàng Trung có 5 xã: Cổ Hoàng, Hoàng Trung, Hoàng Đông,
Viên Hoàng, Hoàng Hạ.
13


- Tổng Khai Thái có 5 xã: Cổ Liêu, Tầm khê, Khai Thái, Vĩnh Xuân, Lật
Dương.
- Tổng Lương Xá có 5 xã: Bất Nạo, Phú Đôi, Đồng Phố, Văn Trai,
Lương Xá.
- Tổng Mỹ Lâm có 10 xã: An Khoái, Cổ Châu, Đại Đồng, Mỹ Lâm,
Thao Chính, Nam Phú, Ứng Hòa, Phú Mỹ, Phong Triều, Nam Quất.
- Tổng Thịnh Đức Hạ có 8 xã: Giới Đức, Thịnh Đức Hạ, Nam Chính,

Quan Châm, Thịnh Đức Cầu, Thịnh Đức Phùng, Thịnh Đức Thuần, Thịnh
Đức Thượng.
- Tổng Thịnh Đức Thượng có 7 xã: Bối Khê, Chuyên Mỹ Ngọ, Chuyên
Mỹ Hạ, Chuyên Mỹ Trung, Đồng Vinh, Kim Lũ, Nhị Khê.
- Tổng Thường Xuyên có 10 xã: Ba Lai, Cầu Đoài, Cầu Đông, Cổ Trai,
Đa Chất, Thượng An, Thượng Xuyên Thái, Thượng Xuyên Thượng, Từ
Thuận, Vân Hoàng.
- Tổng Tri Chỉ có 4 xã: Hoàng Lưu, Tri Chỉ, Trung Lập, Tư Sản.
- Tổng Tri Thủy có 13 xã: Bái Đô, Bái Xuyên, Đạo Nguyên, Đồng Lạc,
Khả Liễu, Kim Quy, Nhân Sơn, Thành Lập, Thần Quy, Tri Thủy, Vĩnh Ninh,
Mai Trang Mũ” 1 [12, tr. 28].
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 xã Vân Từ vốn từ hai xã Từ Thuận
và Vân Hoàng thuộc tổng Thường Xuyên. Cách mạng tháng tám năm 1945
thành công là mốc lịch sử trọng đại khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa. Tất cả các mặt của xã hội đều có sự chuyển biến lớn, trong đó hệ thống
hành chính cũng thay đổi so với trước đó. Xã Từ Thuận được đổi thành xã Từ
Điều. Đến tháng 1 năm 1946 hai xã Vân Hoàng và Từ Điều hợp nhất lấy tên
là xã Vân Từ. Năm 1950 xã Vân Từ sáp nhập với xã Phú Yên thành xã Trần
Phú. Năm 1957 lại tách xã Trần Phú làm 2 xã như cũ là Phú Yên và Vân Từ
như ngày nay.
(1) Trong tài liệu ghi thiếu tên một xã
14


1.2.2. Nghề nghiệp
Cũng như những vùng quê khác, trước đây người Vân Từ chủ yếu sống
bằng nông nghiệp. Nói đến công việc đồng áng là nói tới sự vất vả của người
nông dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, nhưng với người Vân Từ thì
khó khăn tăng lên gấp bội. Vốn là xã thuộc đồng bằng chiêm trũng, nên việc
sản xuất nông nghiệp của người dân gặp muôn vàn khó khăn. Vân Từ nằm

ngay cạnh Sông Nhuệ, đó là khúc sông hình chữ S, hai bờ sông không có đê,
lòng sông nông, mùa mưa nước từ đầu nguồn đổ về ở đây trở thành túi nước
của huyện Phú Xuyên. Trước đây khi hệ thống thủy lợi chưa được cải tiến thì
từ tháng 4 đến tháng 5 âm lịch các thôn xóm sống lênh đênh như hòn đảo, khi
nước rút đồng ruộng lại hạn hán. Người dân Vân Từ chỉ cấy được một vụ lúa
chiêm từ tháng 9 âm lịch năm trước đến tháng 4 sang năm. Năng suất một sào
lúa chiêm chỉ được từ 30 – 40 kg thóc, nhiều năm còn mất trắng. Có lẽ vì phải
chịu nhiều nỗi mất mát mà người nông dân Vân Từ đã đúc rút kinh nghiệm
“xanh nhà còn hơn già đồng”. Hiện nay hệ thống kênh mương đã được cải
tiến, đưa nước, thoát nước vào đồng ruộng theo ý muốn của người nông dân
nên việc sản xuất nông nghiệp cũng thuận lợi hơn, năng suất lúa đạt 233kg/
sào/vụ, một năm làm hai vụ.
Chính vì việc sản xuất nông nghiệp rất vất vả nên người Vân Từ đã làm
thêm nhiều nghề thủ công khác nhau để kiếm sống, trong đó có nghề may
com lê, nghề đóng giày, khâu giày, nghề khảm trai…
* Nghề may
Hiện nay nghề may được xem là nghề chính của người Vân Từ, cả xã có
10 thôn thì cả 10 thôn đều có nghề may, trong đó có hai thôn đã được công
nhận là làng nghề truyền thống. Nghề may đã giải quyết việc làm cho hàng
nghìn lao động trong xã và một số xã lân cận. Nhờ đó mà đời sống của người
dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn có sự chuyển biến, thu nhập bình quân
15


trên đầu người ngày càng tăng (năm 2016 thu nhập bình quân trên đầu người
là 32,8 triệu đồng). Thu nhập bình quân của thợ làm nghề là khoảng 5 triệu
đến 6 triệu một người/tháng. Bên cạnh những hiệu may lớn trong xã xuất hiện
nhiều công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã chuyên về may mặc
đã khẳng định sự phát triển của nghề may ở Vân Từ.
* Nghề đóng giày, khâu giày

Phú Yên là xã làm nghề đóng giày nổi tiếng của huyện Phú Xuyên, do
tiếp giáp về vị trí địa lý mà người Vân Từ cũng học được nghề đóng giày.
Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là khâu giày thuê cho các chủ xưởng lớn ở Phú Yên.
Việc khâu giày đơn giản, dễ học nên những người có tuổi và trẻ nhỏ đều có
thể làm được. Ngoài ra những cán bộ, công chức nhà nước ở Vân Từ cũng
làm thêm để kiếm thêm thu nhập, tận dụng thời gian buổi tối. Tuy trong xã có
nghề may nhưng một số người vẫn chọn nghề khâu giày bởi vì không mất
công phải học nhiều, chỉ cần ngồi học chăm chú vài tiếng đồng hồ là có thể
làm được, hơn nữa việc khâu giày cũng không đòi hỏi hiều kỹ thuật giống
như nghề may.
* Nghề khảm trai
Làng Ứng Cử xã Vân Từ có vị trí tiếp giáp với làng Chuôn Ngọ xã
Chuyên Mỹ nổi tiếng về nghề khảm trai truyền thống, do đó họ cũng học
được nghề khảm trai và làm rất giỏi. Làng có 210 hộ thì có khoảng 150 hộ
làm nghề khảm trai, cho thu nhập cao. Làng đã được UBND Thành phố Hà
Nội công nhận là làng nghề truyền thống.
1.2.3. Tín ngƣỡng, phong tục tập quán
Nằm trong cái nôi của văn hóa đồng bằng Bắc bộ Vân Từ là xã có bề
dày lịch sử và giá trị văn hóa truyền thống. Trải qua quá trình lịch sử cho đến
ngày nay, các thôn trong xã đều có những quy ước chung về việc thực hiện

16


nếp sống theo đúng thuần phong mỹ tục. Đến nay thì các thôn trong xã đều
được công nhận danh hiệu “Làng văn hóa”.
Về tín ngưỡng – tôn giáo, ngoài tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt thì ở đây còn có tín ngưỡng thờ thành hoàng làng. Các vị thành hoàng
mà người Vân Từ thờ phụng đều là các bậc tướng tài có công dẹp giặc ngoại
xâm như Bảo Ninh, Bảo Quốc, Lê Doanh, Đông Hải, Lê Thành, Thạch

Linh… Hàng năm các làng đều tổ chức các ngày lễ như: lễ kỳ yên, lễ khai hạ,
lễ hạ điền… Lễ hội chính được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng giêng hằng
năm, cứ 2 năm lại tổ chức lễ hội lớn một lần. Đối với những hộ làm nghề may
còn có thêm tín ngưỡng thờ tổ nghề may.
Ở Vân Từ hầu hết đại đa số người dân đều tin theo đạo Phật. Họ
thường đi lễ chùa vào ngày rằm và mùng một, hoặc gia đình có việc gì trọng
đại đều lên chùa thắp hương và hỏi ý kiến của sư thầy.
Ngày nay ở Vân Từ vẫn còn giữ được những phong tục tốt đẹp như
cưới hỏi, mừng thọ, tang ma… Tuy nhiên để phù hợp với nếp sống mới, mỗi
phong tục cũng có sự biến đổi nhất định, nhất là trong “việc cưới, việc tang và
lễ hội”. Chẳng hạn như thực hiện việc tang văn minh tiết kiệm, người Vân Từ
rất hưởng ứng việc khuyến khích hỏa táng theo chủ trương của thành phố Hà
Nội.
1.2.4. Đình, chùa và nhà cổ
* Đình làng
Cũng như những vùng quê khác, đối với người Vân Từ đình làng là nơi
gần gũi, quen thuộc. Đây không chỉ là nơi diễn ra các công việc hội hè, đình
đám của làng mà còn là nơi mà trong tâm của mỗi người dân xa quê nhớ về.
Hiện nay ở Vân Từ còn giữ lại được một số ngôi đình như: đình làng Từ
Thuận, đình làng Chản, Chính, Chung, Cựu, Thượng, Vực. Trong đó đình
làng Từ Thuận là một ngôi đình tiêu biểu.
17


Theo lời kể của các bậc cao niên trong làng thì đình được xây dựng từ
thời nhà Lê. Trải qua thời gian đình làng đã nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Hiện
nay đình có kiến trúc hình chữ Nhất với 3 gian và một hậu cung để đặt ngai
thờ thành hoàng. Mái đình được lợp ngói vảy rồng, bên trên mái đắp nổi hình
lưỡng long chầu nguyệt, là một mô típ quen thuộc ở các đình làng. Đình là
nơi thờ hai vị thành hoàng Lê Thành và Lê Doanh – là hai vị tướng tài thời

Lê. Mỗi khi vào dịp lễ hội con cháu trong làng lại được nghe lại bản thần tích
của hai vị thành hoàng và cầu mong sự phù hộ độ trì từ các ngài.
* Chùa làng Ứng Cử
Ngoài đình làng ở Vân Từ còn có nhiều ngôi chùa cổ đã được công nhận
là di tích văn hóa cấp thành phố như chùa làng Ứng Cử, chùa Dồi…
Chùa làng Ứng Cử có tên tự là Viên Quang tự, thuộc thôn Ứng Cử, xã
Vân Hoàng, tổng Thường Xuyên, huyện Phú Xuyên nay là chùa thôn Ứng
Cử, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Chùa tọa lạc trên một
khu đất rộng trên 3.000 m2, được xây dựng từ năm 1624. Chùa khởi công xây
dựng khi chưa có dòng sông Nhuệ, chùa được xây hướng về phía Tây Nam,
đây là thế đất tam thai ngũ nhạc. Chùa có kiến trúc hình chữ đinh, có 3 gian
đại bái. Hậu cung là nơi thờ phật có diện tích 60 m2. Ngoài ra còn có một khu
nhà tổ đường 3 gian 2 chái quay về hướng Đông.
Hiện nay chùa Viên Quang còn lưu giữ được nhiều bia quý như: Bia
Viên Quang tự - bia khắc vào tháng 2 năm Kỷ Mùi (1679); Thừa Ẩn bi ký
khắc vào năm 1913; Hậu bi ký khắc vào năm 1937; Kỷ kỷ hậu bi khắc năm
1938; Nguyễn Tăng bi ký khắc năm 1924; Sơn Hà Tĩnh Thọ bi khắc 1944.
Chùa còn lưu giữ được một quả chuông đúc năm 1877 và 2 tấm hoành phi
Tuệ nhất tâm, 13 pho tượng cổ, 1 ngôi tháp thờ nhà sư tổ Thích Thông Viên.
Chùa Viên Quang là một ngôi chùa cổ mang nhiều giá trị lịch sử văn hóa của

18


vùng đất Thăng Long xưa. Năm 2013 chùa đã được công nhận là di tích lịch
sử văn hóa cấp thành phố.
* Chùa Dồi
Chùa Dồi còn có tên gọi là Phúc Nhuệ tự thuộc thôn Cựu xã Vân
Từ. Người dân nơi đây cho rằng chùa này rất linh ứng và cái tên “Phúc Nhuệ”
ý nói Phật luôn ban phước lành cho dân như nước dòng Nhuệ Giang. Theo

lời sư thầy Thích Đàm Quyến trụ trì chùa Dồi truyền kể lại: Chùa được
xây dựng khoảng trên 500 năm nay, xưa nay rất linh thiêng và trong chùa có
một giếng thiên tạo quanh năm nước đầy.
Tam quan chùa Dồi gồm có cổng chính, tả môn hữu môn được xây 2
tầng, 8 mái lợp ngói ống, hai cột trụ cao có hình rồng uốn lượn. Chùa được
xây dựng xây theo kiến trúc hình chữ đinh, trước tiền đường sau hậu cung.
Chùa là một quần thể gồm nhà tiền đường, thượng điện, nhà mẫu, nhà vong,
nhà tổ đường, phía sau là nhà tổ ni và một dãy nhà khác.
Tiền đường là khu nhà có quy mô lớn nhất gồm 5 gian xây tường bao
quanh, bờ nóc và bờ hồi đắp thẳng. Ngôi chùa có kiến trúc gỗ độc đáo được
trang trí hoa văn tinh tế hình hoa sen, hoa cúc, nậm rượu… Tiếp sau tiền
đường là thượng điện. Đây là công trình đẹp nhất và cổ kính nhất của chùa.
Ngày nay chùa còn lưu giữ được nhiều bức tượng gỗ quý. Chùa Dồi không
những có nét kiến trúc cổ kính mà còn là nơi thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng
người dân làng Cựu nói chung và Vân Từ nói riêng.
* Kiến trúc nhà cổ làng Cựu
Làng Cựu ở Vân Từ được mệnh danh là “làng biệt thự cổ”. Nơi đây còn
lưu giữ được lối kiến trúc Việt cổ và lối kiến trúc mang đậm phong cách
phương Tây. Thời Pháp thuộc, người thợ làng Cựu nổi tiếng với nghề may âu
phục ở khắp Bắc Kỳ, nhiều người giàu lên nhanh chóng. Khi về làng, họ xây
nhà theo lối kiến trúc Pháp đang thịnh hành thời đó ở các thành phố lớn như
19


Hà Nội, Hải Phòng. Quá trình xây dựng diễn ra từ những năm 1920 đến năm
1945. Hiện nay làng còn 30 ngôi nhà có kiến trúc pháp và hơn 10 ngôi nhà
Việt cổ. Trong tổng thể của ngôi làng hai lối kiến trúc này không làm mất đi
vẻ hài hòa mà càng làm đẹp hơn, độc đáo hơn kiến trúc của làng.
Kiến trúc nhà Việt cổ với ngói vảy rồng (hay còn gọi là ngói ta) lợp mái,
cột gỗ, sân gạch rộng, tường xây bao quanh. Kiểu nhà Việt cổ 3 gian là phổ

biến nhất ở làng Cựu chỉ có một vài nhà là nhà 5 gian hoặc nhà 3 gian 2 chái.
Có thể thấy, những căn nhà ba gian với khoảng sân rộng là kiến trúc thường
thấy ở cả làng. Nét tinh tế thể hiện trên những mái nhà cong vút, những khung
cửa được chạm tỉ mỉ trong từng chi tiết và những hình hoa văn dù đã bị thời
gian lấp đi bằng rêu mốc vẫn nói về vẻ đẹp của một thời vàng son. Cánh cửa
là loại "cửa bức bàn", cầu kỳ hơn một số nhà dùng cửa "thượng song hạ bản"
tức là phía trên chấn song, phía dưới làm gỗ kín.
Xưa kia làng Cựu được coi là làng của những nhà giàu có với nhà ở được
xây dựng với nhiều phong cách khác nhau, nhưng chủ yếu là chịu sự ảnh
hưởng của lối kiến trúc Pháp. Một trong những kiến trúc đẹp nhất của làng
Cựu hôm nay là ngôi nhà của cụ Phó Du mà hiện gia đình ông Bùi Văn
Khánh đang sinh sống, ngôi nhà được xây dựng từ năm 1929 và cũng là một
trong những ngôi nhà cổ nhất làng Cựu. Trên cổng vào, hình tượng con tôm
đắp nổi tinh tế, với đôi càng khoẻ như đang nâng niu bức đại tự bốn chữ Nhập
hiếu xuất đễ (hàm ý: vào nhà có hiếu với cha mẹ. ra ngoài nhường nhịn anh
em). Vừa qua cổng, không gian kiến trúc nhà ở là những nét pha trộn kiến trúc
Á – Âu, cửa lá sách, rồi các cột trụ, đầu hồi… đều được đắp nổi nhiều hoa lá,
tỉa cạnh rất đặc trưng của Tây Âu, nhưng trên chóp mái lại là bức phù điêu
Tam tinh – chính là bộ Tam đa (phước – lộc – thọ) quen thuộc trong văn
hoá Á Đông thường thấy tại các nước Việt Nam, Trung Quốc… với
dòng Hán tự: Tam tinh cung chiếu (ba vì sao toả chiếu). Sự hoà trộn tây –
ta ấy chẳng


20


hề… lạc lõng, mà trái lại trông rất hài hoà, sang trọng, bề thế, phần nào thể
hiện một vị thế cao quý của gia chủ trong làng Cựu thời bấy giờ.
Sự pha trộn kiến trúc là điều dễ dàng nhìn thấy trong quần thể các ngôi

nhà ở làng Cựu. Bên cạnh một ngôi nhà gác xây theo phong cách phương tây
là một ngôi nhà 5 gian 2 chái nhỏ nhắn giữa vườn cây. Sự pha trộn có khi
được thể hiện ở ngay trong một ngôi nhà, một chiếc cổng được đắp long – ly
– quy – phượng phía trước một ngôi biệt thự. Những đường nét hoa văn
truyền thống với hoa cúc, hoa trà, hoa sen xuất hiện trên những cột trụ lớn của
ngôi nhà gác.
Ngày nay, vẫn còn đó những ngôi biệt thự cổ với nét kiến trúc kết hợp
Đông - Tây, những biệt thư cũ thêm đẹp với màu thời gian kết hợp với những
mảng tường rào rêu xanh, những ngõ lát đá xanh vuông vức...
Những ngôi nhà cổ kính của làng Cựu giờ đây đang đứng trước bài toán
về mối quan hệ giữa việc giữ gìn di sản kiến trúc với việc đổi mới không gian
sống. Nhiều gia đình không có đủ kinh tế để phục dựng những tư gia bề thế
như xưa trong khi các công trình đã bắt đầu xuống cấp. Thiết nghĩ cần phải có
sự vào cuộc của các cấp lãnh đạo để bảo tồn nét văn háo độc đáo này.
Tiểu kết chƣơng 1
Nằm trong cái nôi của vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ, Vân Từ là một
trong những xã có bề dày lịch sử và văn hóa. Con người Vân Từ vốn cần cù,
chịu khó và tài hoa. Với địa hình là một trong những vùng trũng nhất của
huyện Phú Xuyên, việc sản xuất nông nghiệp của xã lại khó khăn gấp bội.
Chính sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên mà con người Vân Từ sớm tìm
cho mình những nghề phụ để tăng thêm thu nhập, trong đó có nghề may com
lê truyền thống. Chính nghề may đã giúp đời sống của người dân Vân Từ có
sự trù phú hơn các làng quê khác trên địa bàn huyện. Điều này được thể hiện
21


rất rõ qua các sinh hoạt văn hóa, kiến trúc nhà ở, bố cục đường làng ngõ
xóm….Hiện nay khi vào trong những làng này chúng ta vẫn thấy được những
con đường được lát đã xanh cẩn thận, hầu hết lối vào ngõ nào cũng có cổng
được trang trí cầu kỳ, nhà cửa san sát. Người Vân Từ hiện nay luôn có ý thức

giữ gìn và bảo tồn nghề may truyền thống của làng, sự phát triển của nghề là
sự nỗ lực cố gắng của từng thành viên trong cộng đồng làng. Hiện nay xã Vân
Từ đã trở thành một xã đạt chuẩn nông thôn mới tiêu biểu của huyện Phú
Xuyên.

22


×