Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC THÔN AN HÒA, XÃ THANH HÀ, HUYỆN THANH LIÊM, HÀ NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.36 KB, 20 trang )

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Thôn An Hòa là một thôn nằm ở vị trí trung tâm của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà
Nam, có ranh giới như sau:
- Phía Đông giáp xã Thanh Bình;
- Phía Nam giáp xã Thanh Phong;
- Phía Tây giáp xã Thanh Tuyền;
- Phía Bắc giáp thôn Hòa Ngãi, xã Thanh Hà.
Làng An Hòa thuộc xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam có vị trí thuận
lợi trong việc lưu thông hàng hóa: nằm gần trung tâm huyện Thanh Liêm, có đường Quốc
lộ 1A đi qua, cách đường Quốc lộ 21A và thị xã Phủ Lý 5 km về phía Nam… Vì vậy rất
có lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là tiêu thụ hàng hóa tiểu thủ công nghiệp.
1.1.2. Điều kiện khí hậu
Khí hậu thôn An Hòa, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam nằm trong
vùng đồng bằng sông Hồng nên có đầy đủ các đặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng
sông Hồng, đó là nhiệt đới gió mùa ấm, có mùa đông lạnh.
Mùa đông lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước kết thúc vào tháng 4 năm sau, thuộc
khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, khô hanh. Hướng gió chính là gió Đông Bắc
và gió Đông Nam.
Mùa hè bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 10, số giờ nắng trong năm khoảng
1300 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình năm 24°C, nhiệt độ cao nhất lên đến 39,8°C. Chế độ
mưa thay đổi nhiều trong năm, mưa tập trung vào mùa hè (mùa mưa) bắt đầu từ tháng 5
kéo dài đến tháng 10, tổng lượng mưa trung bình trong năm là 1582 mm. Độ ẩm trung
bình năm khoảng 82,42%.
1.1.3. Địa hình thổ nhưỡng
Thôn An Hòa có địa hình bằng phẳng, thành phần đất chủ yếu là đất phù sa, thành
phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp. Nhìn chung đất đai của thôn thuộc loại có độ phì nhiêu cao.
thích hợp cho trồng rau màu, cây ăn quả, có điều kiện phát triển trang trại. Vùng đồng
thích hợp cho cấy lúa và có thể phát triển một số cây ăn quả như: cam canh, nhãn, vải ... .
GVHD: Th.S Trịnh Thị Thủy


Nhóm 3 – Lớp ĐH1KM

Trang 1


1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
1.2.1. Đặc điểm dân số và lao động
Nguồn lao động của làng An Hòa tương đối dồi dào, tính đến năm 2013, trong làng
có 465 hộ dân, với 2463 nhân khẩu,chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, số lao động ham
gia vào các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động và
có xu hướng tăng lên. Nếu như năm 2012, lao động tham gia vào các công đoạn của làng
nghề thêu ren là 1957 người, thì năm 2013 đã tăng lên 2240 người.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ngày càng
tăng, tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp đã chiếm ưu thế.Theo chiến lược phát triển kinh
tế của xã Thanh Hà, trong những năm tới phấn đấu ngành thủ công nghiệp đóng góp 60%
GDP của xã, đồng thời trở thành trung tâm thủ công nghiệp của huyện Thanh Liêm.
1.2.2. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai
Thôn An Hòa có diên tích là 127,28 ha, trong) đó đất nông nghiệp: 85,67 ha, diện
tích đất phi nông nghiệp là 41,61 ha (trong đó diên tích đất ở: 15,26 ha, diện tích đất
chuyên dùng là 22,54 ha…).
Bảng 1. Diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2013 (đơn vị: ha)
TT
1
1.1
1.2
2
2.1
2.2
2.3
2.4

2.5

Mục đích sử dụng đất

Diện tích
Tổng diện tích
127,28
Đất nông nghiệp
NNP
85,67
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
81,44
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
4,23
Đất phi nông nghiệp
PNN
41,61
Đất ở
OTC
15,62
Đất chuyên dùng
CDG
22,54
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
0,25
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD

1,85
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
SMN
3,45
(thống kê năm 2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam)

1.2.3. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi địa phương, cơ sở
hạ tầng cũng phản ánh trình độ phát triển của mỗi địa phương.

GVHD: Th.S Trịnh Thị Thủy
Nhóm 3 – Lớp ĐH1KM

Trang 2


- Đường giao thông: Làng An Hòa có vị trí địa lý khá thuận lợi trong việc lưu thông hàng
hóa: nằm gần trung tâm huyện Thanh Liêm, có đường Quốc lộ 1A và đường liên huyện
chạy dọc theo chiều dài của làng, cách đường Quốc lộ 21A và thị xã Phủ lý 5 km về phía
Nam.
- Năng lượng điện: Hiện tại làng An Hòa có 4 trạm biến áp với công suất 4790 KVA, mỗi
năm được cung cấp 15,7 triệu KW. Hệ thống điện đã được đầu tư cải tạo liên tục nhưng
vào những thời điểm, cao điểm lượng tiêu thụ trên địa bàn lớn nên thường xảy ra quá tải.
- Hệ thống thủy lợi: Hệ thống tưới tiêu của làng đã được đổ bê tông với chiều dài 16 km.
Hệ thống thoát nước, cống rãnh được xây dựng kiên cố, nhưng hiện nay do sự phát triển
quy mô sản xuất nên tình trạng ùn tắc, ứ đọng xảy ra thường xuyên, nhiều khi tràn lên mặt
đường, gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra việc đầu tư cho hệ thống thủy lợi không được
đồng bộ, đã làm cho hệ thống nhanh xuống cấp. Đây chính là điểm cần quan tâm giải
quyết vì nó gây ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề môi trường trong thôn.
1.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của làng nghề thêu ren An Hòa

An Hòa là một thôn đứng đầu về sự phát triển kinh tế của xã Thanh Hà. Với bản
chất cần cù, chịu khó, không ngừng học hỏi vươn lên của người dân, nên kinh tế của làng
An Hòa đã phát triển mạnh với việc duy trì và phát triển nghề thêu ren. Nền kinh tế của
làng đang phát triển với sự gia tăng giá trị tất cả các ngành, cơ cấu kinh tế, thay đổi dần
theo hướng giảm tỷ trọng trong ngành nông nghiệp, tăng dần các ngành thủ công nghiệp
và dịch vụ.Doanh thu của làng nghề An Hòa được thể hiện qua bảng sau.
Bàng 2. Doanh thu từ làng nghề qua các năm (đơn vị: triệu đồng)
TT
1
2
3

Loại sản phẩm
Khăn trải bàn các loại
Ga, gối các loại
Túi thêu các loại
Tổng

Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
8.562
9.735
10.548
6.479
6.948
7.695
6.176
6.812
7.688

21.217
23.495
25.931
(Nguồn: phòng thống kê huyện Thanh Liêm)

CHƯƠNG 2. SỨC ÉP ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

GVHD: Th.S Trịnh Thị Thủy
Nhóm 3 – Lớp ĐH1KM

Trang 3


Nền kinh tế của xã Thanh Hà cũng như làng An Hòa đang phát triển với sự gia
tăng giá trị tất cả các ngành, cơ cấu kinh tế, thay đổi dần theo hướng giảm tỷ trọng ngành
nông nghiệp, tăng dần các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Làng nghề thêu ren luôn là một thế mạnh phát triển kinh tế. Năm 2013 giá trị ngành thêu
ren của làng đạt trên 25,93 tỉ đồng, tăng 2,44 tỉ so với 2012 (23,49 tỷ). Thu nhập bình
quân một lao động là trên 8,428 triệu/năm. Đã giải quyết việc làm cho 2240 lao động địa
phương. Thu nhập bình quân một hộ là khoảng 33,91 triệu/năm.
Làng nghề thêu ren An Hòa làm ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng
có 3 loại sản phẩm thêu ren chủ yếu là khăn trải bàn, ga gối, túi thêu các loại. sản lượng
của các sản phẩm năm 2013:




Khăn trải bàn các loại: 970.000 bộ

Ga, gối các loại: 790.000 bộ
Túi thêu các loại: 1.300.000 bộ
Năm 2013 giá trị sản xuất các mặt hàng thêu ren đạt doanh thu 10,55 tỉ đồng,

chiếm tỷ trọng khoảng 18% tổng doanh thu của xã.
Nông nghiệp và hoạt động thương mại đóng góp hơn 1/3 tổng doanh thu của làng, góp
phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.
Tuy nhiên, song song với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ ở xã Thanh Hà cũng như
làng thêu ren An Hòa, vấn nạn ô nhiễm môi trường đang là vấn đề được quan tâm nhiều.
Các hoạt động sản xuất trên thải ra một lượng lớn khí thải, nước thải, chất thải rắn gây tác
động xấu đến môi trường xung quanh và gây ô nhiễm môi trường ở khu vực.
Đặc biệt, vì là làng nghề thêu ren và gia công nên môi trường nước là môi trường
bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong đó giai đoạn giặt là là giai đoạn sử dụng nhiều nước và
hóa chất. Cụ thể, một số bước chính trong giai đoạn này:
-

Nấu tẩy bằng soda;
Ngâm nước oxi già công nghiệp;
Đánh ố;
Giặt sạch chủ yếu bằng xà phòng;
Hồ cứng vải bằng tinh bột.
Lượng nước thải từ các công đoạn khác là không đáng kể so với công đoạn giặt là

nên chúng tôi chỉ đánh giá về nước thải của các cơ sở giặt là trong làng. Trong làng có
khoảng 10 cơ sở giặt là, trong đó có 6 cơ sở quy mô lớn, các cơ sở còn lại có quy mô nhỏ.
GVHD: Th.S Trịnh Thị Thủy
Nhóm 3 – Lớp ĐH1KM

Trang 4



Lượng nước sử dụng tại các cơ sở có quy mô lớn khoảng 5-7 m 3/ngày/cơ sở. Vì vậy trung
bình một tháng sử dụng khoảng 1560m3.
Căn cứ vào quy trình sản xuất ta có thể tính toán được lượng chất gây ô nhiễm
nước của công đoạn gia công, giặt, tẩy. Trong giai đoạn này, có một số hóa chất được sử
dụng như: oxi già, soda, xà phòng và một số ít hóa chất tẩy rửa khác.
Các cơ sở đều không có hệ thống xử lý nước. Nước theo các ống dẫn chảy ra cống
chung của làng sau đó thoát ta mương tiêu nước hoặc ao tù trong làng. Các chất ô nhiễm
chính trong nước thải của các cơ sở giặt là là độ kiềm cao, hàm lượng các chất hữu cơ,
đặc biệt là nồng độ amoni rất cao.
Hơn nữa, vốn đầu tư cho sản xuất hạn hẹp nên việc đầu tư xử lý ô nhiễm là hầu
như không có. Ngay cả trong trường hợp nhiều cơ sở sản xuất liên doanh theo hướng hình
thành các doanh nghiệp, hợp tác xã lớn, có doanh thu không nhỏ nhưng vẫn không đầu tư
cho xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
Một vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường mà ít được đề cập sâu đó là ý
thức của người dân làng nghề, những người gây ra ô nhiễm nhưng cũng là nạn nhân của ô
nhiễm, ví dụ:


Trình độ sản xuất thấp và do lợi nhuận trước mắt nên chỉ quan tâm được đến sản
xuất, còn nhận thức về tác hại của ô nhiễm đến sức khỏe và ý thức trách nhiệm bảo



vệ môi trường rất hạn chế.
Nhiều cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại, làm tăng nguy
cơ và mức độ ô nhiễm của làng nghề, tác động tiêu cực tới môi trường, sức khỏe
cộng đồng và chính bản thân người lao động.

2.2. SỨC ÉP DÂN SỐ VÀ ĐÔ THỊ HÓA

2.2.1. Tốc độ gia tăng dân số
Giai đoạn 2001-2008, dân số xã Thanh Hà tăng thấp hơn thời kỳ trước và trung
bình mỗi năm tăng khoảng 800 người. Tốc độ gia tăng dân số tăng khoảng 0,27%/năm.

GVHD: Th.S Trịnh Thị Thủy
Nhóm 3 – Lớp ĐH1KM

Trang 5


Dự báo sự gia tăng dân số đến năm 2015 và 2020: Dự báo đến năm 2015 dân số
của xã Thanh Hà là 10.200 người và đến năm 2020 dân số là 12.500 người. Dân số tăng
lên kèm theo tốc độ đô thị hoá, di dân và phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ sẽ tạo ra sức
ép đối với môi trường.
Môi trường tự nhiên có khả năng chịu tải nhất định, khi dân số tăng nhanh và chất
thải không được xử lý xả thải vào môi trường sẽ làm vượt quá khả năng tự làm sạch và
phục hồi của môi trường tự nhiên, tất yếu sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường.
2.2.2.Quá trình đô thị hóa
Sự phát triển nhanh chóng của xã cũng như các làng nghề đã thu hút lao động
trong vùng dẫn đến quá trình đô thị hóa diễn ra ở khu vực diễn ra nhanh, cùng với đó là
rất nhiều hệ lụy với môi trường sống cũng như hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực.
Quá trình tập trung dân cư đô thị: tốc độ tập trung dân cư tại ở những nơi công nghiệp
phát triển cũng diễn tương đối nhanh tập trung nhất là ở xã Thanh Hà. Quá trình di dân
dẫn đến việc phân bố dân cư theo lãnh thổ không đồng đều, có sự chênh lệch về mật độ
dân cư giữa các khu vực trong xã. Sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mục đích
sử dụng đất: giảm tỷ lệ người dân tham gia vào sản xuất nông nghiệp và tăng tỷ lệ lao
động trong các lĩnh vực công nghiệp.
Hơn nữa, kết cấu hạ tầng nông thôn như hệ thống đường sá, hệ thống cấp nước,
thoát nước,xử lý nước thải, điểm tập kết chất thải… rất yếu kém hoặc không đáp ứng
được nhu cầu của phát triển sản xuất; chất thải không được thu gom và xử lý, dẫn đến

làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan bị phá vỡ.
2.3. Phát triển giao thông vận tải
Từ năm 2009-2013 số lượng các phương tiện tham gia giao thông tăng lên rất
nhanh nhất là ô tô và xe máy. Theo thống kê năm 2008, số lượng ô tô trong làng là 5 xe
và số lượng xe máy trong làng là 68 xe, thì tính đến năm 2013 số lượng ôtô là 8 xe (tăng
khoảng 60%), số lượng xe máy là 108 xe (tăng khoảng 58,8%). Sự tăng trưởng hàng năm
của xe máy và ô tô là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu ở tuyến
đường giao thông khu vực.
Bên cạnh đó ý thức người dân và chất lượng phương tiện giao thông cũng là
nguyên nhân tăng nồng độ chất ô nhiễm. Cùng với việc phát triển kinh tế thì hệ thống
GVHD: Th.S Trịnh Thị Thủy
Nhóm 3 – Lớp ĐH1KM

Trang 6


giao thông trong địa phương cũng phát triển rất nhanh đặc biệt là việc mở mới và nâng
cấp các tuyến đường liên thôn, liên huyện, do đó làm cho môi trường không khí ngày
càng bị ô nhiễm do khói bụi, tiếng ồn.

CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI LÀNG AN HÒA
Theo phản ánh của người dân tại làng và theo điều tra của nhóm lập báo cáo, thì
hiện tại chất lượng môi trường nước mặt và nước ngầm tại làng nghề thêu ren An Hòa bị
ô nhiễm rất nghiêm trọng.
GVHD: Th.S Trịnh Thị Thủy
Nhóm 3 – Lớp ĐH1KM

Trang 7



3.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
Nguồn nước mặt trong làng chủ yếu là các ao, hồ. Hoạt động sản xuất, cũng như
sinh hoạt của nhân dân đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng môi trường nước mặt tại làng
An Hoà. Các ao trong làng đều là những ao tù, là nơi chứa nước thải từ hoạt động chăn
nuôi, sinh hoạt của nhân dân và sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Do đó nhóm phân tích sẽ
tiến hành quan trắc vào mùa mưa và mùa khô, tiến hành lấy mẫu tại các vị trí như sau:
Tên
mẫu
M1
M2
M3
M4
M5

Địa điểm lấy mẫu

Kinh độ

Vĩ độ

Cạnh đình làng An Hoà
105o92’69”
20o49’25”
Ao nhà bà Nguyễn Thị Hợi
105o92’74”
20o49’16”
o
Ao nhà ông Phạm Văn Tạo
105 93’03”
20o49’20”

Ao nhà ông Nguyễn Đình Trung
105o93’10”
20o49’42”
Ao nhà ông Nguyễn Viết Dũng
105o93’52”
20o49’40”
Sau khi lấy mẫu và đem phân tích, kết quả phân tích được thể hiện ở như sau
Bảng 3. Chất lượng nước mặt vào mùa mưa

Thông số
pH
DO
COD
BOD
Florua (F)
Sắt (Fe)
NH4+ (tình
theo N)
Coliform

QCVN

Đơn

M1

M2

M3


M4

M5

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

08:2008/BTNMT
Cột B1
5,5 – 9
>4
30
15
1,5
1,5

7,3
4,6
31
20,6
0,02
2,4

7,5
4,2
35
23,4

0,5
2,5

7,1
4,6
30,2
19,2
1,02
2,1

7,5
4,4
34,3
22,3
0,03
2,1

7,3
4,5
32,7
21,4
0,97
2,6

mg/l

0,5

6,3


4,4

5,3

4,5

6,3

7500

8861

10433

9464

9223

9765

vị

MPN/
100ml

(Thời điểm lấy mẫu ngày 08/5/2014)
Bảng 4. Chất lượng nước mặt vào mùa khô
Thông số
pH
DO

COD

Đơn
vị
mg/l
mg/l

GVHD: Th.S Trịnh Thị Thủy
Nhóm 3 – Lớp ĐH1KM

QCVN
08:2008/BTNMT
Cột B1
5,5 – 9
>4
30

M1

M2

M3

M4

M5

8,3
2,6
41


7,5
2,2
48

8,3
1,9
40,2

7,5
1,9
43

8,3
2,5
45,7

Trang 8


BOD
Florua (F)
Sắt (Fe)
NH4+ (tình
theo N)
Coliform

mg/l
mg/l
mg/l


15
1,5
1,5

19,6
0.01
5,4

20,4
0.4
4,9

19,0
0,9
5,4

20,3
0.01
5,1

18,4
0.8
6,0

mg/l

0,5

9,3


8,0

10,3

9,5

10,3

7500

8975

9521

8764

9736

8682

MPN/
100ml

(Thời điếm lấy mẫu 08/11/2014)
Từ hai bảng số liệu trên có thể thấy chất lượng nước ao trong làng đều không đạt
tiêu chuẩn loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT, không đủ tiêu chuẩn để dùng cho mục
đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự.




Đối với thông số DO (mg/l)
Theo QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

nướcmặt.Thông số DO quy định tại mục B1 là lớn hơn 4. Tuy nhiên, tại các điểm quan
trắc chất lượng nước ta có thể thấy vào mùa mưa thông số DO thấp hơn từ 1,5 đến 3,5 lần.
Vào mùa khô thông số DO tại tất cả các điểm quan trắc đầu lớn hơn 4 mg/l, đạt yêu cầu
về chất lượng nước mặt theo quy chuẩn. Do vào mùa mưa, nước mặt tại các khu vực quan
trắc thường xuyên bị xáo trộn và pha loãng do nước mưa. Điều này cho thấy, chất lượng
nước mặt của làng nghề đang ngày càng bị suy giảm.
Ngoài ra, So với QCVN 38:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh vật, đối với hàm lượng DO là lớn hơn 4 mg/l
thì các vị trí đều vượt quy chuẩn cho phép về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy

GVHD: Th.S Trịnh Thị Thủy
Nhóm 3 – Lớp ĐH1KM

Trang 9


sinh.Tại vị trí thứ 2, lượng oxy hòa ta trong nước là thấp nhất ở cả hai đợt quan trắc mùa
khô và mùa mưa (4.6 mg/l và 2,6 mg/l)
• Đối với thông số COD
Từ biểu đồ trên ta có thể thấy so với QCVN 08:2008/BTNMT đối với hàm lượng
COD (cột B1) là bằng 30 mgN/l thì vào mùa khô, và mùa mưa tất cả các mẫu trên đều
vượt tiêu chuẩn cho phép về chất lượng nước mặt. Vào mùa mưa, hàm lượng COD tại các
vị trí quan trắc vượt từ 1,0 đến 1,2 lần. Vào mùa khô, hàm lượng COD vượt từ 1,1 đến 1,6
lần. Điều này chứng tỏ các ao hồ đang bị ô nhiễm chất hữu cơ mà nguyên nhân chủ yếu là
do sự tiếp nhận nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất chưa qua xử lý của các hộ dân
sống xung quanh. Tại vị trí thứ 2, lượng COD tại hai đợt quan trắc vượt so với quy chuẩn

cao nhất trong cả hai đợt quan trắc mùa mưa và mùa khô (35 mg/l và 48 mg/l)


Đối với thông số BOD5
Theo QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước

mặt đối với hàm lượng BOD5 (Cột B1) là 15mg/l thì tất cả các mẫu tại các điểm quan trắc
trong cả hai đợt quan trắc đều vươt quá quy chuẩn. Điều này chứng tỏ chất lượng nước
mặt tại các ao hồ đang bị ô nhiễm chất hữu cơ mà nguyên nhân chủ yếu là do tiếp nhận
nước thải chăn nuôi, sinh hoạt và sản xuất (quá trình hồ cứng vải) chưa qua xử lý của các
hộ dân sống xung quanh. Tại vị trí thứ 2 là vượt quá so với quy chuẩn cao nhất (mùa mưa:
23,4 mg/l , mùa khô 20,4 mg/l).



Đối với thông số Flo

GVHD: Th.S Trịnh Thị Thủy
Nhóm 3 – Lớp ĐH1KM

Trang 10


Theo QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt, đối với hàm lượng Florua (Cột B1) là 1,5 mg/l thì tất cả các mẫu tại các điểm đều đạt
quy chuẩn trong hai đợt quan trắc mùa mưa và mùa khô.


Đối với thông số Sắt (Fe)
Từ biểu đồ trên có thể thấy, theo QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật


quốc gia về chất lượng nước mặt,tại các vị trí trong cả hai đợt quan trắc hàm lượng sắt
trong nước mặt vượt quá so với quy chuẩn từ 1.4 đến 1,7 lần (mùa mưa) và từ 3,26 đến 4
lần (mùa khô). Tại vị trí M5, hàm lượng sắt vượt quá quy chuẩn cao nhất.



Đối với thông số NH4+
Dựa vào biểu đồ và bản số liệu,theo QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, ta thấy mẫu ở vị trí 5 có hàm lượng NH 4+là lớn
nhất bằng 10,3 (mgN/l) vượt quy chuẩn cho phép 20,6 lần (mùa khô) và 6,3 mgN/l vượt
quy chuẩn 12,6 lần (mùa mưa). So với QCVN 08:2008/BTNMT đối với hàm lượng NH 4+
(cột B1) là bằng 0,5mgN/l tất cả các mẫu trên đều vượt tiêu chuẩn cho phép về chất lượng
nước mặt.


Đối với thông số Coliform
Theo QCVN 08: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước

mặt,từ biểu đồ thể hiện hàm lượng coliform trong nước mặt, có thể thấy, trong cả hai đợt
quan trắc vào mùa mưa và mùa khô lượng coliform trong nước đều cao vượt quá quy
chuẩn cho phép.Vào mùa mưa, hàm lượng coliform vượt từ 1,2 đến 1,4 lần. Và vượt từ
1,1 đến 1,3 lần vào mùa khô.

GVHD: Th.S Trịnh Thị Thủy
Nhóm 3 – Lớp ĐH1KM

Trang 11



Nhận xét: Từ kết quả quan trắc và phân tích các mẫu nước mặt tại các vị trí
khácnhau của làng nghề có thể thấy nhìn chung chất lượng nước mặt của làng nghề đang
bị suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động sản xuất của làng nghề,
chủ yếu từ khâu tẩy, giặt và hồ cứng vải đã đưa vào môi trường nước một lượng lớn nước
thải. Đặc biệt là nồng độ amoni rất cao do các cơ sở sử dụng nước ngầm đang bị ô nhiễm
nitơ đế sản xuất.
Ngoài ra, do các địa điểm lấy mẫu đều là ao nuôi cá của các hộ gia đình, đồng thời
cũng là nơi tiếp nhận trực tiếp nước thải từ quá trình sản xuất nên so với QCVN
38:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống
thủy sinh vật, thì hầu như các thông số trong các điểm quan trắc đầu không đạt quy chuẩn.
Điều này giải thích hiện tượng tại các ao tiếp nhận nước thải của các gia đình làng nghê
không thể thả cá.
3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NGẦM
Nước ngầm là một trong 2 nguồn nước sinh hoạt chính của nhân dân làng An Hòa
(bên cạnh nước mưa).Theo phản ánh của người dân và chính quyền địa phương thì trong
thời gian gần đây, hầu hết các mạch nước ngầm đều đã nhiễm mặn không thể sử dụng
được. Ngoài ra, qua quan sát của nhóm thực hiện báo cáo, cũng như phản ánh của người
dân địa phương thì nước ngầm có mùi tanh, nổi váng và có màu vàng nhạt. Do đó nhóm
phân tích sẽ tiến hành lấy mẫu vào mùa mưa và mùa khô tại các vị trí như sau:
Ghi chú: Độ sâu nước ngầm 20-50 mét
Tên
mẫ
u
M1
M2
M3
M4

Địa điểm lấy mẫu


Kinh độ

Vĩ độ

Nhà bà Nguyễn Thị Hợi
105o92’74”
20o49’17”
Nhà ông Nguyễn Đình Trung
105o93’11”
20o49’43”
Nhà ông Nguyễn Viết Dũng
105o93’10”
20o49’41”
o
Nhà ông Đinh Văn Yên
105 93’64”
20o49’16”
Sau khi lấy mẫu và phân tích, kết quả về chất lượng nước ngầm được thể hiện phía

dưới:

Bảng 5. Chất lượng nước ngầm vào mùa mưa
GVHD: Th.S Trịnh Thị Thủy
Nhóm 3 – Lớp ĐH1KM

Trang 12


TT

1
2
3
4
5
6
7

Thông số

Đơn vị

pH
Độ cứng (theo
mg/l
CaCO3)
Amoni
(tính
mg/l
theo N)
Clorua (Cl-)
mg/l
Sắt (Fe)
mg/l
Asen (As)
mg/l
Coliform
MPN/100
ml


M1
7,17

Kí hiệu mẫu
M2
M3
7,12
7,30

M4
7,21

500

615

627

791

694

0,1

3,4

4,1

3,5


3,8

250
5
0,05

456
15,2
0,1

437
17,8
0,09

468
16,6
0,08

467
15,6
0,06

QCVN 09:
2008/BTNMT
5,5 – 8,5

3

KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ


(Thời gian lấy mẫu phân tích ngày 08/5/2014)
Bảng 6. Chất lượng nước ngầm vào mùa khô
TT
1
2
3
4
5
6
7

Thông số

Đơn vị

pH
Độ
cứng
(tính
theo
mg/l
CaCO3)
Amoni (tính
mg/l
theo N)
Clorua (Cl-)
mg/l
Sắt (Fe)
mg/l
Asen (As)

mg/l
Coliform
MPN/100ml

M1
7,47

Kí hiệu mẫu
M2
M3
7,56
7,71

M4
7,51

500

815

827

971

894

0,1

5,7


6,0

4,5

4,1

QCVN 09 :
2008/BTNMT
5,5 – 8,5

250
556
547
618
512
5
20,2
23,8
21,6
22,6
0,05
0,06
0,08
0,09
0,06
3
KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ
(Thời gian lấy mẫu phân tích ngày 08/11/2014)

Từ 2 bảng số liệu trên, ngoài chỉ tiêu Colifrom, thì các chỉ tiêu khác đều cao hơn

QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.


Độ cứng trong nước (Tính theo CaCO3)
Từ biểu đồ có thể thấy, tại tất cả các điểm lấy mẫu nước ngầm, độ cứng đều vượt

cao hơn so với QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm, từ khoảng 1.45 đến 1,63 lần (mùa mưa) và 1,63 đến 1,84 lần (mùa khô). Độ
cứng trong nước ngầm là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
Khi độ cứng trong nước quá cao, và người dân sử dụng trực tiếp nước ngầm cho việc sinh
hoạt và ăn uống lâu ngày sẽ gây nên các bệnh như sỏi thận và một trong các nguyên nhân
gây tắc động mạch do đóng cặn vôi ở thành trong của động mạch.
GVHD: Th.S Trịnh Thị Thủy
Nhóm 3 – Lớp ĐH1KM

Trang 13




Amoni tính theo nitơ (mgN/l)
Từ biểu đồ thể hiện hàm lượng amoni trong nước ngầm, so sánh với QCVN

09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lương nước ngầm. Ta có thể
thấy, tại tất cả các vị trí quan trắc trong mùa mưa và mùa khô hàm lượng amoni trong
nước ngầm đều vượt quá quy chuẩn. Tại vị trí lấy mẫu quan trắc M2, hàm lượng amoni
trong nước ngầm vượt là cao nhất. Nước nhiễm amoni quá cao đặc biệt nguy hiểm cho
người sử dụng vì khi nước đã nhiễm chất này, chúng có thể chuyển hoá thành nitrit bất kỳ
lúc nào và có thể gây nên các bênh ung thư.



Thông số Clorua (Cl-)
Hàm lượng clorua trong nước ngầm tại các vị trí quan trắc vượt cao hơn so với quy

chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lương nước
ngầm,từ khoảng 1,7 đến 1,9 lần(vào mùa mưa), và vượt từ 2 đến 2,5 lần (vào mùa
khô).Nguồn nước có hàm lượng clorua cao là do ô nhiểm từ nguồn nước thải trong quá
trình tẩy rửa và giặt tẩy trong quá trình sản xuất của làng nghề. Clorua không gây hại cho
sức khỏe. Giới hạn tối đa của clorua được lựa chọn theo hàm lượng natri trong nước, khi
kết hợp với clorua sẽ gây vị mặn khó uống.


Thông số Sắt (Fe)
Từ biểu đồ thể hiện hàm lượng sắt trong nước ngầm, so sánh với QCVN

09:2008/BTNMT -Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước ngầm, có thể thấy tại tất cả
các điểm quan trắc trong cả hai đợt quan trắc hàm lượng sắt trong nước ngầm của khu vực
làng nghề rất cao và vượt quá quy chuẩn rất nhiều lần. Tại vị trí lấy mẫu phân tích M2
hàm lượng sắt luôn vượt cao hơn so với quy chuẩn là cao nhất.Và tại điểm phân tích M1
hàm lượng sắt vượt quy chuẩn là thấp nhất.


Thông số Asen (As)
Từ biểu đồ thể hiện hàm lượng asen trong nước ngầm có thể thấy, hàm lượng asen

trong nước ngầm tại các vị trí quan trắc đều vượt quá so với QCVN 09:2008/BTNMT
GVHD: Th.S Trịnh Thị Thủy
Nhóm 3 – Lớp ĐH1KM

Trang 14



Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.Lượng asen trong nước ngầm cao
sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của người dân khi sử dụng trực tiếp nguồn nước ngầm
này cho mục đích sinh hoạt.

CHƯƠNG 4. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỚI CÁC HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất của làng nghề thêu ren An Hòa
vuợt quá khả năng chịu tải của môi tnrờng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và
tác động trực tiếp tới sức khoẻ của người dân.
4.1. TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Sức khỏe của con người và môi trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Con
người muốn khỏe mạnh thì phải sống trong một môi trường trong lành khi chúng ta sống
trong một môi trường ô nhiễm thì sức khỏe chúng ta không được đảm bảo. Ô nhiễm môi
trường tùy thuộc vào mức độ, loại ô nhiễm mà nó gây nên những bệnh khác nhau,nhiều
trường hợp còn ảnh hưởng đến tính mạng.
Theo kết quả thống kê từ 100 phiếu điều tra các hộ gia đình tại An Hòa thì tỷ lệ số
lượt người mắc các loại bệnh như sau:
Bệnh
GVHD: Th.S Trịnh Thị Thủy
Nhóm 3 – Lớp ĐH1KM

Số người mắc bệnh (người)
Trang 15


Đau đầu
45
Hô hấp

20
Ngoài da
30
Đau mắt
30
Tiêu hóa
15
Ung thư
10
Về tình hình mắc bệnh trong cộng đồng diễn ra không giống nhau giữa các hộ và
tần suất xuất hiện bệnh không giống nhau ở mỗi người nó tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi
người. Thực tế cho thấy bệnh ngoài da trên địa bàn chiếm 30% nhưng bệnh này có khả
năng tái phát bệnh rất cao do điều kiện sản xuất thường phải tiếp xúc với các hoá chất tẩy,
rửa. Ớ các hộ có người mắc bệnh ngoài da đều nói rằng bệnh này khi đã chữa khỏi nhưng
trong quá trình lao động mà không cẩn thận thì rất dễ bị lại.
Các bệnh về đau mắt, tiêu hóa và ung thư chủ yếu bắt nguồn từ việc người dân sử
dụng các nguồn nước bị ô nhiễm. Hiện tại, nước ngầm là nguồn nước chính cung cấp cho
tất cả các hoạt động sinh hoạt của người dân làng An Hòa, nhưng chất lượng nước ngầm
lại không đảm bảo. Thời gian qua, do tình hình ô nhiễm môi trường nước nên nhiều hộ
gia đình trong làng đã có hệ thống lọc nước để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt hàng ngày.
Qua nghiên cứu, ta thấy mức độ nhận thấy các loại bệnh trong cộng đồng còn rất
đơn giản, chủ quan, do vậy tỷ lệ mắc bệnh cao. Đây chính là điểm cần quan tâm trong
công tác y tế không chỉ ở làng nghề An Hòa mà còn đối với tất cả các làng nghề trong
khu vực Hà Nam.
4.2 TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI
Khi sản xuất của làng nghề vẫn còn ở quy mô nhỏ thì ảnh hưởng của môi trường
làng nghề tới kinh tế - xã hội còn ít nhưng với xu hướng phát triển làng nghề như hiện
nay thì ảnh hưởng của môi trường tới kinh tế xã hội là rất lớn.
Hầu hết các ao trong làng đều là những ao tù, nước bị ô nhiễm nghiêm trọng
không đủ tiêu chuẩn để cấp nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân và nuôi trồng thuỷ sản .

Các nguồn nước sử dụng cho mục đích chăn nuôi và tưới tiêu nông nghiệp đều bị ô nhiễm
nặng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và năng suất của cây trồng và vật nuôi. Điều này
gây tác động trực tiếp đến nguồn thu nhập của các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, song song với thu nhập của người dân trong làng nghề đang được cải
thiện thì người dân đang phải gánh chịu những hậu quả của phát triển làng nghề mạnh ai
GVHD: Th.S Trịnh Thị Thủy
Nhóm 3 – Lớp ĐH1KM

Trang 16


đấy làm như: môi trường xung quanh ngày càng ô nhiễm, bệnh tật ngày càng nhiều kéo
theo tiền chữa bệnh cũng tăng theo.
Môi trường hiện nay bị ô nhiễm rất nhanh nhưng đế khắc phục hậu quả thì rất tốn
kém và lâu dài. Hiện nay hệ thống nước ngầm và nước mặt của làng nghềAn Hoà đang bị
ô nhiễm, đế khắc phục lại hiện trạng ban đầu như cách đây 20 năm là gần như không thể.
Theo kết quả tổng hợp các phiếu điều tra thì hầu hết người dân trong làng đều đồng ý là
cần phải cải thiện môi trường tại địa phương. Tuy nhiên, đây là vấn đề cần có sự tham gia
vào cuộc của nhiều phía và những người dân trong làng cũng cam kết sẽ cố gắng nâng
cao ý thức và thực hiện những giải pháp đưa ra nếu nó khả thi và mang lại hiệu quả với
chất lượng môi trường của làng.
Vì vậy, trong tương lai khi phát triển làng nghề cần quan tâm rất nhiều đến môi
trường làng nghề, như hệ thống xử lý chất thải rắn, khí thải và nước thải để hạn chế sự tác
động xấu của môi trường đến sự phát triển bền vững của nền kinh
CHƯƠNG 5. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
5.1 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG


GVHD: Th.S Trịnh Thị Thủy
Nhóm 3 – Lớp ĐH1KM

Trang 17


Nhìn chung, việc thực hiện những quy định của pháp luật về BVMT đối với các hộ
gia đình trong làng An Hòa còn nhiều bất cập như:
- Địa phương còn chậm trong việc quán triệt và triển khai thực hiện các quy định về
BVMT tới các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, giặt là thêu ren tại làng.
- Nhiều hộ gia đình, cơ sở giặt là chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm BVMT, đặc biệt
là thực hiện quy định về thu gom, xử lý chất thải, nước thải; không có công trình xử lý
nước thải, chưa lập cam kết bảo vệ môi trường.
- Hầu như các hộ gia đình không thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản phí, lệ phí về BVMT và
khai thác tài nguyên trừ phí thu gom chất thải rắn, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về
BVMT tại đây là tương đối phổ biến; công tác xử lý vi phạm pháp luật về BVMT tại làng
cũng triển khai rất khó khăn.
5.2. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
5.2.1. Áp dụng các công cụ quản lý bảo vệ môi trường làng nghề
Sở TN &MT cần hướng dẫn bằng văn bản cho cấp huyện, xã lập biếu thống kê các
nguồn thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, chất thải rắn của các
cơ sở sản xuất trong làng nghề ở địa phương theo phương pháp tính trung bình lượng sản
phẩm sản xuất /ngày. Từ đó tính phí BVMT cho mỗi cơ sở sản xuất.
Tuyên truyền phổ biến luật BVMT, phổ biến các thể chế môi trường trong các nội
dung tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong làng nghề để dễ dàng thi hành
pháp luật, các hành vi đổ chất thải ra môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép, gây tác
động xấu tới sức khoẻ cộng đồng và ảnh hưởng tới cây trồng vật nuôi cần xử phạt theo
quy định của Nhà nước và của địa phương.

5.2.2. Tăng cường nhân lực và tài chính trong bảo vệ môi trường làng nghề


GVHD: Th.S Trịnh Thị Thủy
Nhóm 3 – Lớp ĐH1KM

Trang 18


Bổ sung cơ cấu cán bộ cho các tổ chức, bộ phận chuyên môn có liên quan ở cấp xã
và cấp thôn. Bổ xung một cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường cấp xã và một cán
bộ vệ sinh môi trường cấp thôn.
Tố chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về môi trường cho các cán
bộ quản lý môi trường các cấp và các lóp tập huấn nâng cao nhận thức môi trường cho
cộng đồng để có phương pháp và nội dung sát thực, phù hợp với mục tiêu tập huấn đặt ra.
5.2.3. Tăng cường đa dạng hóa đầu tư tài chính cho bảo vệ môi trường làng nghề
Do nguồn lực BVMT làng nghề cũng hạn chế nên cần có sự hỗ trợ ban đầu của
Nhà nước đế tạo sự chuyển biến về cả nhận thức và việc làm nhằm giảm tải lượng ô
nhiễm của làng nghề. Trước hết cần tập trung vào:
- Hỗ trợ kinh phí tạo cơ sở hạ tầng, trong đó có việc quy hoạch các khu cụm làng nghề, hỗ
trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống quản lý chất thải rắn của cụm
khu làng nghề.
- Xã hội hoá bảo vệ môi trường.
- Hồ trợ kinh phí nghiên cứu, khuyến khích áp dụng công nghệ bảo vệ môi trường cho các
mô hình trình diễn đế nhân rộng mô hình.
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn và quản lý môi
trưòng bằng vốn vay ưu đãi.
-Hỗ trợ một phần kinh phí quan trắc môi trường định kỳ hàng năm từ nguồn thu của các
cơ sở sản xuất.
- Xây dựng mức thuế thu nhập doanh nghiệp, mức lãi suất tín dụng ưu đãi cho các cơ sở
sản xuất kinh doanh tại làng nghề có áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm khuyến khích các
doanh nghiệp như giảm thuế cho phần lợi nhuận do sản xuất sạch hơn mang lại.

Nguồn đầu tư:
- Từ ngân sách Nhà nước dành cho BVMT ở địa phương (1% tổng chi phí ngân sách).
Xây dựng cơ chế cho phép dùng vốn sự nghiệp môi trường đế hỗ trợ xử lý môi trường
làng nghề theo tỷ lệ phù hợp.
- Từ nguồn vốn đầu tư của chủ sản xuất.
- Từ nguồn vốn ODA dành cho BVMT.
- Từ quỹ BVMT Việt Nam (năm 2002 ngân sách Nhà nước cấp cho các làng nghề trong
GVHD: Th.S Trịnh Thị Thủy
Nhóm 3 – Lớp ĐH1KM

Trang 19


nước ban đầu 200 tỷ đồng và hàng năm bổ xung thêm 10%, đến năm 2008 là 500 tỷ đồng
vốn điều lệ từ các nguồn thu nước thải, chất thải rắn các nguồn tài trợ khác).
- Từ khoản thu 50% nguồn thu phí nước thải để lại cho địa phương quản lý theo NĐ
67/2003/NĐ-CP. cần tăng cường thu phí nước thải, thu gom vận chuyến chất thải rắn để
có nguồn kinh phí cấp cho BVMT làng nghề.
- Từ nguồn tài trợ không hoàn lại của các tố chức quốc tế cho BVMT làngnghề.
5.3. CỤ THỂ HÓA CÁC GIẢI PHÁP
- Nâng cao vai trò và trách nhiệm của UBND xã trong công tác bảo vệ môi trường tại địa
phương.
- Xây dựng hương ước làng nghề vì hương ước là công cụ quản lý môi trường hữu hiệu ở
nông thôn do thích hợp với cộng đồng dân cư, về phong tục tập quán.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh về bảo
vệ môi trường trong làng nghề truyền thống.
- Thực hiện công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
- Thực hiện đầy đủ những biện pháp khắc phục tác động tiêu cực đến môi trường cần có
kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường. Hàng năm cần bổ sungmột số nguồn ngân sách
cho công tác khắc phục ô nhiễm môi trường các khu vực làng nghề, giám sát theo dõi

diễn biến ô nhiễm môi trường khu vực làng nghề.
- Tăng cường giáo dục môi trường trong các làng nghề như giáo dục cho mọi người về ý
thức bảo vệ giữ gìn môi trường chung và nhận thức được rằng môi trường làm việc và
môi trường xung quanh cần được bảo vệ trước hết vì sức khỏe chính bản thân những
người lao động trực tiếp sau đó đến cộng đồng dân cư. Tuyên truyền cho nhân dân ý thức
bảo vệ môi trường, không xả các chất thải ra môi trường.
- Cần có quy hoạch cụm tiểu thủ công nghiệp ở xã để di dời các cơ sở giặt là. Xây dựng
hệ thống xử lý chất thải của cụm tiểu thủ công nghiệp đế đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
- Khuyến khích áp dụng công nghệ mới ít chất thải, giảm thiểu mức tiêu hao nguyên
nhiên liệu. Tạo điều kiện cho các chủ cơ sở sản xuất được tập huấn về công nghệ và thiết
bị mới trong quy mô sản xuất vừa và nhỏ. Nâng cao hiệu suất sản xuất, giảm lượng hoá
chất sử dụng, sử dụng nhiên liệu.

GVHD: Th.S Trịnh Thị Thủy
Nhóm 3 – Lớp ĐH1KM

Trang 20



×