Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và thời gian bón phân đạm đến tồn dư nitrat trong rau cải xanh ở vụ đông năm 2015 hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.01 KB, 59 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------------

NGUYỄN THANH TÙNG
Đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG VÀ THỜI GIAN
BÓN PHÂN ĐẠM ĐẾN TỒN DƢ NITRAT TRONG RAU CẢI XANH
Ở VỤ ĐÔNG NĂM 2015 HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo :

Chính quy

Chuyên ngành:

Khoa học Môi trƣờng

Lớp:

K44 – KHMT - N01

Khoa:

Môi trƣờng

Khóa học:



2012 – 2016

Thái Nguyên - Năm 2016


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------------

NGUYỄN THANH TÙNG
Đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG VÀ THỜI GIAN
BÓN PHÂN ĐẠM ĐẾN TỒN DƢ NITRAT TRONG RAU CẢI XANH
Ở VỤ ĐÔNG NĂM 2015 HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo :

Chính quy

Chuyên ngành:

Khoa học Môi trƣờng

Lớp:


K44 – KHMT - N01

Khoa:

Môi trƣờng

Khóa học:

2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Phan Thị Thu Hằng

Thái Nguyên - Năm 2016


iii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình
học tập, rèn luyện của mỗi sinh viên. Với phương châm “học đi đôi với hành, lý
thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp sẽ giúp cho sinh viên củng cố và
hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học, áp dụng một cách sáng tạo, linh hoạt vào
thực tế nhằm nâng cao năng lực chuyên môn để sau khi ra trường có thể đáp ứng
được nhu cầu của xã hội.
Được sự nhất trí của BGH nhà trường, BCN khoa Quản lí tài nguyên em đã
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và thời

gian bón phân đạm đến tồn dư Nitrat trong rau cải xanh ở vụ đông năm
2015 Hà Giang”.
Để hoàn thành khóa luận này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em

đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và cơ quan chủ quản.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Khoa Học
Môi Trường và các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Em
xin chân thành cảm ơn UBND Thị Trấn Việt Quang, và các hộ nông dân trên địa
bàn đã giúp đỡ , tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập thông tin để
thực hiê ̣n khóa luận này . Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS.
PHAN THỊ THU HẰNG đã chỉ bảo và hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ của bản thân còn hạn chế nên
khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài của em được
hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Nguyễn Thanh Tùng


iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Hàm lượng Nitrat (mg/kg sản phẩm theo tiêu chuẩn của Tổ chức
Thương Mại Thế Giới) .................................................................................... 23
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất rau ở một số nước Châu Á năm 2010 .............. 26
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam ................................................ 28
Bảng 2.1: Hàm lượng Nitrat trong các mẫu đất trước thí nghiệm .................. 33
Bảng 3.1: Diện tích, Năng suất, Sản lượng, của cây rau ................................ 35
Bảng 3.2: 1 số loại rau được trồng phổ biến ở huyện Bắc Quang, Hà Giang
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.3 : Hiện trạng sử dụng phân bón cho rauError!

Bookmark


not

defined.
Bảng 3.4 : Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến năng suất cải xanh ........... 41
Bảng 3.5 : Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến tồn dư nitrat trong cây cải
xanh ................................................................................................................. 43
Bảng 3.6 : Ảnh hưởng của thời gian bón đạm lần cuối đến tồn dư hàm lượng
NO3- trong rau cải xanh. .................................................................................. 44


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Bắc Quang năm 2015……34
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng phân bón cho rau ở huỵện Bắc
Quang
......................................................................................................................... 38


vi

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

AND

: Axit đêoxiribonucleic

ARN


: Axít ribonucleic

ATP

:Adenosin triphosphat

ADP

:Andenozin Diphotphat

BVTV

: Bảo vệ thực vật

FAO

: Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc

Cu

: Đồng

Fe

: Sắt

NN & PTNT

: Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn


NO3-

: Nitrat

TCQĐ

: Tiêu chuẩn quy định

Pb

: Chì

Zn

: Kẽm

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


vii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. iv

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................ v
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................ vi
MỤC LỤC ....................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết................................................................................................. 1
2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn ...................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1.Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 3
1.1.1. Khái quát về rau an toàn ......................................................................... 4
1.1.2. Dinh dưỡng đạm cho rau và vấn đề tồn dư nitrat ................................. 11
1.1.3. Ngưỡng hàm lượng NO3- trong rau xanh .............................................. 23
1.1.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 24
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 30
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 30
2.3. Nôi dung, vật liệu nghiên cứu .................................................................. 30
2.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 30
2.3.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 31


viii

2.4.1. Điều tra thực trạng sản xuất rau ............................................................ 31
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm nghiên cứu ........................................... 31
2.4.3. Kỹ thuật gieo trồng rau ......................................................................... 33

2.4.4. Phương pháp lấy mẫu kiểm tra hàm lượng NO3- .................................. 33
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ................................ 33
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 34
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 35
3.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón cho rau ....................................... 35
3.2. Ảnh hưởng của các liệu lượng bón đạm khác nhau đến năng suất và tồn
dư nitrat trong cây cải xanh ............................................................................ 40
3.2.1. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến năng suất cải xanh ................... 40
3.2.2. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến tồn dư nitrat trong cây cải xanh ..... 42
3.3. Ảnh hưởng của thời gian bón đạm lần cuối đến tồn dư hàm lượng NO 3trong rau cải xanh. ........................................................................................... 44
3.4. Đề xuất biện pháp hạn chế tồn dư NO3- trong rau cải xanh. .................... 45
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................... 46
1. Kết luận ....................................................................................................... 46
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
PHỤ LỤC ẢNH .................................................................................................


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày
của con người, rau cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ… cho cơ thể
và rau có tính dược lý cao mà các thực phẩm khác không thể thay thế được.
Đồng thời, rau còn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, là mặt hàng
xuất khẩu quan trọng của nhiều nước. Vì thế, đây là loại thực phẩm rất cần
thiết và có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người.
Trước tình hình thế giới hiện nay, dân số ngày càng tăng nhu cầu
về lương thực, thực phẩm ngày càng lớn. Cùng với sự phát triển của nền kinh

tế - xã hội, đời sống của con người được nâng cao chất lượng lương thực
thực phẩm, nên buộc ngành nông nghiệp phải sản xuất rau nhiều hơn. Vì vậy,
bón phân là một trong những biện pháp làm tăng năng suất của cây trồng để
đáp ứng nhu cầu của con người.
Tuy nhiên, việc sử dụng lượng lớn và không đúng qui định phân hóa
học đã dẫn đến dư lượng nitrat tồn dư trong các sản phẩm nông sản cao gây ra
ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Việc sản xuất rau không thể không chú trọng tới hàm lượng nitrat,
Trong một số lương thực, thực phẩm và nước uống mà con người hấp thụ
hàng ngày rau đưa vào cơ thể người lượng nitrat cao nhất. Dù rằng, tính độc
của nitrat thấp nhưng hàm lượng nitrat vượt quá ngưỡng cho phép trong nông
sản sẽ nguy hiểm tới sức khỏe, tuổi thọ của con người. Hàm lượng NO 3- trong
rau đã được coi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá rau “an toàn”
Hàm lượng NO3- trong rau chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: Loại rau,
khí hậu, điều kiện canh tác (phân bón, thuốc trừ cỏ, đất đai, không
khí…)…Trong đó phân bón cũng ảnh hưởng lớn nhất tới hàm lượng NO 3trong rau.


2

Từ những nghiên cứu cơ bản này, các nhà khoa học đã đề cập đến việc
sản xuất rau sạch, rau an toàn cho một số loại rau. Một số cơ quan địa
phương, cơ quan đã và đang áp dụng sản xuất rau an toàn, nhưng vấn đề tồn
dư NO3- trong rau vẫn còn cao so với ngưỡng giới hạn.
Xuất phát từ các vấn đề trên để đáp ứng yêu cầu của thực tế, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và thời
gian bón phân đạm đến tồn dư Nitrat trong rau cải xanh ở vụ đông năm
2015 Hà Giang”.
2. Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và thời gian bón tới năng suất,

tồn dư NO3- trong rau. Từ đó lựa chọn mức bón rau an toàn và loại phân bón
phù hợp để áp dụng vào sản xuất rau an toàn.
3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp cơ sở khoa học cho việc hạn chế ảnh hưởng phân bón đến
tồn dư NO3- trong rau xanh.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đóng góp cơ sở để xây dựng qui trình sản xuất rau an toàn
- Góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất cải xanh an toàn theo hướng
VietGAP, có hiệu quả trong điều kiện huyện Bắc Quang, Hà Giang.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Cơ sở khoa học của đề tài
Bằng kinh nghiệm sản xuất của mình nhân dân ta đã đúc kết “nhất
nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” câu nông dao trên đã khẳng định vai trò
của phân bón trong hệ thống liên hoàn tăng năng suất cây trồng. Phân hóa học
không chỉ có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát
triển mà còn có tác dụng tăng chất hữu cơ cho đất thông qua việc làm tăng
sinh khối cây trồng. Nếu toàn bộ sản phẩm của cây trồng được trả lại cho đất
thì độ phì của đất được ổn định và nâng cao dần. Trong mấy thập kỉ qua, năng
suất cây trồng không ngừng tăng lên, ngoài vai trò của giống mới, phân bón
cũng có vai trò quyết định. Giống mới chỉ có thể phát huy được tiềm năng,
cho năng suất cao nhất khi được bón đầy đủ và hợp lí.Khi bón phân phải kết
hợp giữa phân vô cơ và phân hữu cơ thì mới phát huy được hiệu quả cao và
bền vững. Việc sử dụng phân bón thông thường cây hấp thu nhờ lông hút của
bộ rễ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đất, nước, giống, thời tiết, vi sinh vật,

phân chuồng… Mặt khác, chi phí phân bón trong nông nghiệp chiếm đến 30%
- 50% , trong đó, mục đích của người sản xuất không chỉ nhằm đặt năng suất
tối đa mà còn tìm lợi nhuận cao nhất cho nên con người phải tìm đến những
biện pháp kỹ thuật bón phân cân đối hợp lý cho từng loại cây trồng khác
nhau. Bón phân vô cơ là rất tốt cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, tuy
nhiên nếu bón không đúng nồng độ, liều lượng, thời gian cách ly không đảm
bảo sẽ dẫn đến tình trạng dư lượng NO3- trong sản phẩm vượt quá ngưỡng cho
phép ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng (Tạ
Thu Cúc (2006) [1]. Vì vậy, trong việc sử dụng phân đạm hay bất cứ loại
phân nào khác ta phải sử dụng hợp lý cho từng loại cây trồng, giai đoạn sinh
trưởng, loại đất, nước, vi sinh vật và mùa vụ khác nhau…đồng thời, bón đúng


4

chủng loại, đúng lúc đúng cách đúng nồng độ, liều lượng, đảm bảo thời gian
cách ly, như vậy, sẽ góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tránh lãng phí
và bảo vệ môi trường.
1.1.1. Khái quát về rau an toàn
1.1.1.1. Khái niệm về rau an toàn
Những sản phẩm rau tươi (bao gồm các loại rau ăn lá, củ, thân, hoa,
quả) có chất lượng như đặc tính của chúng, mức độ nhiễm các chất độc hại và
các vi sinh vật gây hại không vượt qua chỉ tiêu cho phép, đảm bảo an toàn cho
người tiêu dùng và nuôi trồng được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, gọi tắt là “Rau an toàn” (theo Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn)
1.1.1.2. Chất lượng của rau an toàn
Rau an toàn phải đạt được các yếu tố sau:
- Chỉ tiêu về hình thái: Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng với
yêu cầu từng loại rau, không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và
có bao gói thích hợp (tùy loại).

- Chỉ tiêu nội chất: Chỉ tiêu nội thất được quy định cho rau tươi bao
gồm: Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật; Hàm lượng Nitrat (NO3-); Mức độ
nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Salmonella…), và ký sinh trùng
đường ruột; Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu như ( Cd, Pb, Cu,
Zn,..). Tất cả các chỉ tiêu trong từng loại rau phải đạt mức cho phép theo tiêu
chuẩn của FAO/WHO.
1.1.1.3. Giá trị của cây rau
a. Giá trị dinh dưỡng
- Rau là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể con người.
- Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì nhu cầu tiêu thụ rau
bình quân hàng ngày của mỗi người trên thế giới cần khoảng 250300g/ngày/người tức 90-110kg/người/năm. Rau cung cấp cho cơ thể con


5

người các chất dinh dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối khoáng,
axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein, lipit, chất xơ, vv...Trong
rau xanh hàm lượng nước chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là chất khô. Trong
chất khô lượng cacbon rất cao (cải bắp 60%, dưa chuột 74-75%, cà chua 7578%, dưa hấu 92%). Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng đường
(chủ yếu đường đơn) chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần cacbon. Nhờ khả năng
hoà tan cao, chúng làm tăng sự hấp thu và lưu thông của máu, tăng tính hoạt
hoá trong quá trình ôxy hoá năng lượng của các mô tế bào. Một số loại rau
như khoai tây, đậu (nhất là đậu ăn hạt như đậu Hà Lan, đậu Tây), nấm, tỏi
cung cấp 70 - 312 calo/100g nhờ các chất chứa năng lượng như protit, gluxit.
(theo Hồ Thanh Sơn, Đào Thế Anh (2005) [8]).
- Rau là nguồn cung cấp vitamin phong phú và rẻ tiền.
Rau có chứa các loại vitamin A (tiền vitamin A), B1, B2, C, E và PP
vv... Trong khẩu phần ăn của nhân dân ta, rau cung cấp khoảng 95 - 99%
nguồn vitamin A, 60-70% nguồn vitamin B (B1, B2, B6, B12) và gần 100%
nguồn vitamin C.

Vitamin có tác dụng làm cho cơ thể phát triển cân đối, điều hòa, các
hoạt động sinh lý của cơ thể tiến hành bình thường. Thiếu một loại vitamin
nào đó sẽ làm cho cơ thể phát triển không bình thường và phát sinh ra bệnh
tật. Nếu ăn uống lâu ngày thiếu rau xanh ta thường thấy xuất hiện các triệu
chứng như da khô, mắt mờ, quáng gà... do thiếu vitamin A, bệnh chảy máu
chân răng, tay chân mỏi mệt, suy nhược do thiếu vitamin C, miệng lưỡi lở
loét, viêm ngứa chủ yếu do thiếu vitamin PP, tê phù do thiếu vitamin B (chủ
yếu là B1)... Ngoài ra thiếu vitamin làm giảm sức dẻo dai, hiệu suất làm việc
kém, dễ phát sinh nhiều bệnh tật, khi mắc bệnh chữa cũng lâu lành. Trong lao
động, công tác, học tập sinh hoạt hàng ngày mỗi người đều cần một lượng


6

vitamin nhất định, nhu cầu vitamin hàng ngày mỗi người cần 100mg C trong
đó 90% lấy từ rau quả.(theo Đặng Thị Vân, Vũ Thị Hiển. [11])
- Rau là nguồn cung cấp chất khoáng cho cơ thể.
Rau chứa các chất khoáng chủ yếu như Ca, P, Fe, là thành phần cấu
tạo của xương và máu. Những chất khoáng có tác dụng trung hòa độ chua do
dạ dày tiết ra khi tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, các loại ngũ cốc. Hàm
lượng Ca rất cao trong các loại rau cần, rau dền, rau muống, nấm hương, mộc
nhĩ (100 - 357 mg%).
- Rau là nguồn cung cấp các dinh dưỡng khác.
Rau cung cấp cho cơ thể các axit hữu cơ, các hợp chất thơm, các vi
lượng, các xellulo (chất xơ) giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn dễ dàng, phòng ngừa
các bệnh về tim mạch áp huyết cao. Ngoài ra nhiều loại rau còn chứa các
kháng sinh thực vật như Linunen, Carvon, Pinen ở cần tây, allixin ở tỏi, hành
có tác dụng như một dược liệu đối với cơ thể. Hơn 80% nguồn vitamin A sẵn
có và gần 100% nguồn vitamin C được cung cấp từ rau quả. Nghiên cứu cho
thấy, các loại rau như: rau ngót, rau đay, rau dền là những loại có giá trị dinh

dưỡng cao, đồng đều về hàm lượng caroten, vitamin C, sắt, giàu muối
khoáng, vi khoáng, lượng protein cao gấp 3-5 lần các loại rau khác. Rau là
nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp đào thải chất độc
cholesterol ra khỏi cơ thể và chống táo bón. Một số rau gia vị còn có tác dụng
chữa bệnh nhờ có các tinh dầu và kháng sinh thực vật. Hàm lượng các sinh tố
và chất xơ trong rau lại cao hơn so với trái cây. .(theo Đặng Thị Vân, Vũ Thị
Hiển. [11])
b. Giá trị kinh tế
- Rau là một mặt hàng xuất khẩu giá trị và có ý nghĩa chiến lược
Rau là cây trồng đem lại nhiều lợi nhuận góp phần phát triển kinh tế
quốc dân đáng kể, ngoài ra rau còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.


7

Trong những năm gần đây thị trường xuất khẩu rau được mở rộng. Theo Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2014, xuất khẩu rau
quả đạt 1,49 tỉ USD, tăng 36,2% so với năm 2013. Đây cũng là năm thứ 3 liên
tiếp ngành rau quả xuất khẩu lọt Top hàng xuất khẩu 1 tỉ USD. Theo
Vinafruit, xuất khẩu rau quả năm 2015 có triển vọng tăng lên 2 tỉ USD nhờ
các cú hích từ chính sách mở cửa thị trường của các đối tác nhập khẩu lớn
như Nhật Bản, EU, Mỹ với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: hoa quả tươi
(thanh long, vải, nhãn, chôm chôm…) rau xanh Đà Lạt. Thị trường xuất khẩu
rau chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Australia,
Singapore, Hàn Quốc, Mỹ.. và các nước châu Âu. Hàng năm lượng rau được
xuất khẩu rất nhiều cả dạng rau tươi và qua chế biến như rau đóng hộp, rau
gia vị, rau muối... trong đó rau tươi là hơn trên 200.000 tấn/năm.(Hồ Thanh
Sơn, Đào Thế Anh (2005),[8].)
- Rau là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm.
Những loại rau được sử dụng trong công nghiệp chế biến xuất khẩu

dưới dạng tươi, muối, làm tương, sấy khô, xay bột... công nghệ đồ hộp (dưa
chuột, cà chua, ngô rau, măng tây, nấm...), công nghiệp bánh kẹo (bí xanh, cà
rốt, khoai tây, cà chua...), công nghiệp sản xuất nước giải khát (cà chua, cà
rốt...), công nghiệp chế biến thuốc dược liệu (tỏi, hành, rau gia vị), làm hương
liệu (hạt ngò (hạt mùi), ớt, tiêu...). Đồng thời cũng là loại rau dự trữ được sử
dụng trong nội địa.
- Rau là nguồn thức ăn cho gia súc.
Với chăn nuôi gia súc, gia cầm, rau giữ vai trò khá quan trọng: 1 đầu
lợn tiêu thụ 1 ngày 2-3kg rau, trong đó có 50 - 60% loại rau dùng cho người:
rau muống, bắp cải, su hào, dền, mồng tơi, rau ngót, rau đậu,rau lang. Trung
bình 9kg rau xanh thì cho 1 đơn vị thức ăn và 100g đạm tiêu hóa được. Rau
thường chiếm 1/3 - 1/2 trong tổng số đơn vị thức ăn giành cho chăn nuôi, vậy


8

muốn đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính phải tính toán vấn đề sản xuất
rau và các loại rau có giá trị dinh dưỡng cao.
- Trồng rau sẽ phát huy thế mạnh của vùng, tăng thu nhập hơn so với
một số loại cây trồng khác.
Cây rau dễ trồng, lại có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng cho năng
suất cao, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, tận dụng được đất đai, thời tiết
khí hậu, công lao động nông nhàn, quay vòng đồng vốn nhanh, có thể chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, mang lại lợi nhuận cao so với một số cây trồng khác
cũng trồng trên chân đất ấy.
Sản xuất rau là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất 1
ha rau gấp 2 - 3 lần một ha lúa. Từ 2003 đến nay, ngành nông nghiệp phấn
đấu thu nhập 50 triệu/ha/năm, thì cây rau có thể thu được giá trị sản xuất 70100 triệu đồng/ha/năm. Tại vùng chuyên canh rau Hà Nội (2002-2004) theo
mô hình trồng rau ngoài đồng 4 vụ thu nhập bình quân 76-83 triệu
đồng/ha/năm, trong nhà lưới 124 - 153 triệu là mức có thu nhập cao so với

26,8 triệu/ha bình quân của ngành trồng trọt. (theo Đinh Văn Hùng (2005)
[6]). Nông dân trồng rau có xu hướng tạo thu nhập cao hơn nông dân trồng
cây khác vì năng suất và giá trị của cây rau cao hơn một cách đáng kể. Vì vậy
đây là điều kiện thuận lợi để người nông dân đầu tư mở rộng diện tích trồng
rau.
c. Giá trị khác
* Giá trị y học:
Một số loại rau còn được sử dụng để làm thuốc, được truyền miệng từ
đời này qua đời khác, đặc biệt cây tỏi được xem là dược liệu quý trong nền y
học cổ truyền của nhiều nước như Ai Cập, Trung Quốc, Việt Nam... Dùng
nhánh tỏi để chữa bệnh huyết áp cao và bệnh thấp khớp. Một số loại rau có


9

tính trừ sâu như xà lách, một số loại rau lại có giá trị cho giá trị thẩm mỹ như
ớt đỏ, dưa leo, cà chua, mướp đắng.
* Giá trị xã hội:
Vị trí cây rau trong đời sống - xã hội ngày càng được coi trọng nên diện
tích gieo trồng và sản lượng rau ngày càng tăng. Ngành sản xuất rau phát triển
sẽ góp phần tăng thu nhập, sử dụng lao động hợp lý, mở rộng ngành nghề,
giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động ở các vùng nông
thôn, ngoại thành và các lĩnh vực kinh doanh khác như marketting, chế biến
và vận chuyển. Ngoài ra ngành sản xuất rau còn thúc đẩy các ngành khác
trong nông nghiệp phát triển như cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến.
Khi ngành sản xuất rau được phát triển một cách nhanh chóng và vững
chắc sẽ góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động, thỏa mãn nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng đồng thời đáp ứng nhu cầu của công cuộc
xây dựng đất nước. Khi sản xuất rau được coi là một nghề thì những khu

chuyên canh rau được mở rộng sẽ có điều kiện để sắp xếp lao động một cách
hợp lí, giải quyết việc làm cho nông dân trong lúc nông nhàn. Ngoài những
mặt ưu điểm ngành sản xuất rau còn những hạn chế sau:
- Rau chứa nhiều nước (70 – 90%), chứa nhiều chất dinh dưỡng nên
dễ biến chất trong khi vận chuyển, chế biến và bảo quản.
- Thành phàn dinh dưỡng trong rau phong phú nhưng lại luôn thay đổi
theo điều kiện thời tiết, khí hậu, giống và kỹ thuật trồng trọt. Vì vậy trong sản
xuất rau cần chọn giống tốt, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến làm cho
giá trị dinh dưỡng của rau không ngừng tăng lên và nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng.


10

1.1.1.4 Vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp
Qua điều tra, tổng kết về vai trò của phân bón với cây trồng ở trên thế
giới cũng như ở Việt Nam cho thấy: Trong số các biện pháp kỹ thuật
trồng trọt liên hoàn (làm đất, giống, mật độ gieo trồng, BVTV...), bón phân
luôn là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng lớn nhất, quyết định nhất đối với
năng suất và sản lượng cây trồng. Giống mới cũng chỉ phát huy được tiềm
năng của mình cho năng suất cao khi được bón đủ phân và bón hợp lý. Phân
hóa học không chỉ có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng sinh
trưởng và phát triển mà còn có tác dụng tăng chất hưu cơ cho đất thông qua
việc làm tăng sinh khối cây trồng. Toàn bộ sinh khối nếu được trả lại cho đất,
độ phì của đất sẽ được ổn định và nâng cao dần.
Từ thực tiễn sản xuất ở các nước này cũng cho thấy: Không có phân
hoá học thì không có năng suất cao. Ở các nước có hệ thống nông nghiệp phát
triển trong hơn 100 năm trở lại đây (từ khi bắt đầu sử dụng phân bón hoá
học), việc sử dụng phân khoáng làm tăng hơn 60% năng suất cây trồng.
Giống mới chỉ có thể phát huy được tiềm năng, cho năng suất cao nhất khi

được bón đầy đủ và hợp lí. FAO đã tổng kết bón phân không cân đối làm
giảm hiệu suất sử dụng 20-50%. Kết quả trong thí nghiệm và mô hình ở nước
ta trong mấy năm qua cho thấy nếu NPK cân đối so với chỉ bón đạm, năng suất
lúa trên đất bạc màu có thể tăng 100 – 200%. Kỹ nghệ phân bón không chỉ chú ý
đến đạm, lân, kali mà phải chú ý đầy đủ đến các nguyên tố khác như lưu huỳnh
(S), magie (Mg), với các nguyên tố vi lượng như: Mo, Bo, Mn, Fe…
Cây trồng hút chất dinh dưỡng từ đất và từ phân bón để tạo nên sản
phẩm của mình sau khi kết hợp với sản phẩm của qúa trình quang hợp, cho
nên sản phảm nông ngiệp phản ánh tình hình đất đai và việc cung cấp thức ăn
cho cây. Nhờ có phân bón mà phẩm chất nông sản được nâng cao. Bón phân
không cân đối làm giảm chất lượng nông sản. Bón phân cũng làm thay đổi


11

thành phần hóa học của hạt, việc bón phân thừa hay thiếu đạm làm giảm tỷ lệ
vitamin B2 trong rau. Và việc bón quá thừa đạm, bón gần đến ngày thu hoạch
dẫn đến tình trạng dư lượng NO3- trong sản phẩm vượt quá mức cho phép,
gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. (Hồ Thanh Sơn, Đào Thế
Anh (2005),[8].)
Nền nông nghiệp thế kỷ 21 là nền nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp
sinh thái. Nhiệm vụ của loài người là phải tạo nên một nền nông nghiệp bền
vững trong đó giảm tối đa các chất phế thải, cũng như giảm tối đa việc mất
chất dinh dưỡng để không làm ô nhiễm môi sinh (ngăn chặn việc thải nitotrat
vào nguồn nước uống, ngăn việc thải các chất oxit nito bắt nguồn từ quá trình
khử đạm trong nông nghiệp để làm phá hoại tầng ozon. Nông nghiệp thế kỷ
21 cùng với việc sử dụng tối thích phân hóa học phải làm cho đất phát huy
tích cực hơn. Đất trở thành nơi đồng hóa chất thải, biến chất thải thành nguồn
các chất dinh dưỡng. Trong việc nghiên cứu phân bón không chỉ chú ý đến
việc tăng năng suất mà phải đánh giá chất lượng sản phẩm. Biện pháp bón

phân đưa ra phải không gây ô nhiễm môi trường sống, để vừa đảm bảo tăng
được sản lượng mà vẫn đảm bảo chất lượng cũng như môi trường. Ta phải
bón phân hợp lý phù hợp cho mỗi loại cây trồng, mỗi giai đoạn sinh trưởng,
mỗi loại đất, nước và mùa vụ khác nhau…Tuy nhiên cũng phải bón đúng
chủng loại, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng thời vụ, đúng cách bón và bón
theo nhu cầu của cây. Ngoài ra để tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh
tế cao nhất thì chúng ta cũng phải có những biện pháp làm hạn chế tối đa
lượng phân bón dư thừa trong đất do bón quá liều. Như vậy sẽ góp phần tăng
hệu suất sử dụng phân bón, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường.
1.1.2. Dinh dưỡng đạm cho rau và vấn đề tồn dư nitrat
1.1.2.1. Vai trò của N đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau


12

Tỷ lệ nitơ trong cây biến động từ 1 - 6 % trọng lượng chất khô. N là
yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cơ thể sống vì nó là thành phần cơ bản của
các prôtêin - chất cơ bản biểu hiện sự sống. Nitơ nằm trong nhiều hợp chất cơ
bản cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục và các chất men. Các
bazơ nitơ là thành phần cơ bản của axit nucleic, trong các ADN và ARN của
nhân tế bào, nơi cư trú các thông tin di truyền đóng vai trò quan trọng trong
việc tổng hợp prôtêin. Do vậy N là yếu tố cơ bản trong việc đồng hoá C, kích
thích sự phát triển của bộ rễ và hút các yếu tố dinh dưỡng khác.( Đặng Thu
Hòa (2002),[4].)
Đạm đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các cơ quan sinh
vật, là thành phần của nhiều hợp chất như ancaloit, glucozit, phophatit, enzim
và diệp lục… Đạm thúc đẩy quá trình quang hợp của cây, kích thích thân lá
phát triển, kéo dài thời gian sinh trưởng và tuổi của lá. Đạm là yếu tố quyết
định đến năng suất và chất lượng rau ăn lá như cải bắp, cải bao, cải xanh…
Cây trồng được bón đủ đạm lá có màu xanh lá cây thẫm, sinh trưởng

khỏe mạnh năng suất cao.
Đối với rau, đạm là yếu tố tác động rất lớn đến sinh trưởng phát triển
như chiều cao cây, diện tích lá. Với cải bẹ xanh khi sử dụng lượng đạm từ
120N - 180 N/ha thì chiều cao cây, chỉ số diện tích lá tăng dần. Nghiên cứu
của Phạm Minh Tâm (2001)[9] với cải bẹ xanh trên nền đất xám cũng cho kết
quả tương tự, chiều cao cây cải tăng dần khi tăng lượng đạm bón, ở mức 120
kg N/ha chiều cao cây là 23,70cm so với 10,50 cm khi không bón đạm, động
thái ra lá, trọng lượng trung bình cây cũng tăng dần khi tăng lượng đạm bón,
đạt cao nhất ở mức bón 120 kg N/ha.
Cây thiếu đạm lá có màu vàng, sinh trưởng kém, còi cọc, có khi bị thui
chột, thậm chí rút ngắn thời gian tích luỹ hoàn thành chu kỳ sống. Bón thừa
đạm lá cây có màu xanh tối, thân lá mềm, tỷ lệ nước cao, dễ mắc sâu bệnh, dễ


13

lốp đổ và thời gian sinh trưởng kéo dài. Bón nhiều đạm và không cân đối thì
dẫn đến sự tích luỹ nitrat trong cây và làm ô nhiễm nitrat trong nước ngầm.
1.1.2.2. Quá trình chuyển hóa đạm trong cây
Việc cung cấp nitơ và các chu trình vật chất trong tự nhiên phụ thuộc
nhiều vào quá trình phân huỷ sinh học các hợp chất chứa nitơ trong môi trường.
Toàn bộ nitơ trong chu trình nitơ sinh học diễn ra chủ yếu qua hoạt
động cố định đạm của các vi khuẩn sống trong cây, các tảo lục và các vi
khuẩn cộng sinh trong rễ của một số loài thực vật (ví dụ như Rhizobium có ở
trong nốt sần của rễ một số loài họ đậu). Những sinh vật này có khả năng
chuyển hoá N2 thành N-NH4+, mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ dòng nitơ trên toàn
cầu, quá trình cố định đạm là nguồn cung cấp nitơ cao nhất cho cả sinh vật
trên cạn và sinh vật thủy sinh.
Cây trồng hút đạm ở cả hai dạng NH4+ và NO3-. Mức độ hấp thu nhiều
N-NH4+ hoặc N-NO3- của cây trồng phụ thuộc vào tuổi, loại cây trồng, môi

trường và các yếu tố khác. Một số loại rau như bắp cải, củ cải sử dụng được
cả NH4+ và NO3- nhưng cải xoăn, cần tây, bí, các loại đậu sinh trưởng tốt hơn
khi cung cấp đạm ở dạng NO3-, các loại cây như cà chua, khoai tây lại thích
hợp môi trường dinh dưỡng có tỷ lệ N-NO3-/N-NH4+ cao. Nhiệt độ cũng ảnh
hưởng rất lớn đến việc hấp thu N-NO3- hơn N-NH4+, đặc biệt ở nhiệt độ 2 160C (Chiêng Hông (2003),[7])
1.1.2.3. Độc tính của Nitrat
Sự tích luỹ NO3- cao trong mô cây không gây độc đối với cây nhưng
khi sử dụng cây có hàm lượng NO3- cao có thể làm hại gia súc và con người
đặc biệt là trẻ em do NO3- được tích lũy trong bộ máy tiêu hoá có khả năng
khử thành NO22H+ + 2e = H2O
NO3- + 2e + 2H+ = NO2- + NAD+ + H2O


14

Trong dạ dày con người, do tác dụng của hệ vi sinh vật, các loại enzym
và do các quá trình hoá sinh mà NO2- dễ dàng tác dụng với các acid amin tự
do tạo thành Nitrosamine gây nên ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày. Các
acid amin trong môi trường acid yếu (pH = 3 - 6), đặc biệt với sự có mặt của
NO2- sẽ dễ dàng bị phân huỷ thành andehyt và acid amin bậc 2 từ đó tiếp tục
chuyển thành nitrosamine. Ngày nay nhiều tác giả nhắc đến nitrosamine như
là một tác nhân làm sai lệch nhiễm sắc thể, dẫn đến truyền đạt sai thông tin di
truyền gây nên các bệnh ung thư khác nhau.
Trong máu NO2- ngăn cản sự kết hợp của O2 với hemoglobin ở quá
trình hô hấp, quá trình này được lặp lại nhiều lần vì vậy mỗi ion NO2- có thể
biến rất nhiều phân tử hemoglobin thành methaemoglobin. Methaemoglobin
được tạo thành do oxyhemoglobin đã ôxyhoá Fe2+ thành Fe3+ làm cho phân tử
hemoglobin mất khả năng kết hợp với oxy tức là việc trao đổi khí của hồng
cầu không được thực hiện.Cơ chế này dễ dàng xảy ra với trẻ nhỏ đặc biệt là
trẻ có sức khoẻ yếu, tiêu hoá kém vì trẻ em còn thiếu các enzym cần thiết để

khử NO2- xuống N2 và NH3 rồi thải ra ngoài.
1.1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng hàm lượng NO3- trong rau xanh
Nitrat (NO3) là dạng chất đạm hiện diện trong cây rau. Sử dụng lượng
nitrat ít hoặc vừa đủ, giúp cho cây rau nhìn xanh, đẹp mắt. Lượng nitrat có thể
tích lũy trong mỗi loại rau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó liều lượng
phân đạm sử dụng cho cây trồng được đặc biệt quan tâm. Sự có mặt của nitrat
trong nông sản sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và dư lượng nitrat
trong mô thực vật vượt quá ngưỡng an toàn được xem như một độc
chất.Nitrat lần đầu được phát hiện như dạng độc chết tồn dư trong nông sản,
gây hại sức khỏe con người. Mặc dù nitrat không độc với thực vật nhưng nếu
sản phẩm cây trồng được người sử dụng , đặc biệt là bộ phận lá, nitrat được
khử thành nitrit trong quá trình tiêu hóa lại là một chất độc vì nitrit dễ phản


15

ứng với amin tạo thành nitrosamin , là chất gây ưng thư dạ dày. Mặt khác
trong cơ thể con người, do sự khử nitrat nhanh hơn sự chuyển đổi nitrit thành
ammonia, nitrit nhanh tróng bị tích tụ, gây bệnh Methemoglobinemia, làm
mất khả năng vận chuyển oxy trong máu, đồng thời hạ huyết áp. Nitrit không
chế sự sinh sản của một số vi khuẩn hiếu khí, yếm khí và ở nồng độ cao cũng
có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tăng nguy cơ sẩy thai ở
người. (theo Chiêng Hông (2003),[7].)Vì vậy nitrat trong rau ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe con người, nên nó luôn được xem là một trong những tiêu chuẩn
để đánh giá chất lượng rau quả.
a. Ảnh hưởng phân bón
Phân đạm: Trong các loại phân bón dùng cho cây trồng thì phân đạm được sử
dụng nhiều nhất và cũng là yếu tố then chốt quyết định năng suất cây trồng.
Thực tế cây trồng được cung cấp đủ đạm sẽ phát triển mạnh, tổng hợp được
nhiều chất tạo nên sinh khối và tăng sản phẩm. Nhưng bón nhiều đạm trong

điều kiện quang hợp, hô hấp kém, không đủ xetoaxid để chuyển hóa N-NO3thành N-NH4+ rồi thành axitamin, N sẽ tích luỹ trong cây ở dạng Nitrat hoặc
Cyanogen.
b. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến năng suất và tồn dư NO 3trong rau.
Ở Việt Nam do chạy theo năng suất và lợi nhuận, người sản xuất đã
lạm dụng phân đạm. Trong khi sử dụng phân đạm theo chiều hướng gia tăng
thì việc sử dụng phân lân và phân kali rất ít, phối hợp theo tỷ lệ không hợp lý
điều đó đã làm cho hàm lượng nitrat trong thương phẩm rất cao.
Đinh Văn Hùng (2005) [6] cho biết: nông dân sử dụng lượng đạm lớn
và mất cân đối với phân lân và kali; đặc biệt đối với cây rau đậu, lượng phân
đạm sử dụng phổ biến ở mức 500 kg N/ha với xu hào, bắp cải là 550 kg N/ha,
cà chua là 640 kg N/ha.


16

Đặng Thu Hoà (2002) [4] khi khảo sát tình hình sử dụng phân bón cho rau ở
một số vùng chuyên canh rau của Hà nội cũng cho kết quả tương tự, lượng phân
đạm nông dân sử dụng thường gấp từ 2 – 3 lần so với quy trình sản xuất rau an
toàn, trong khi đó phân lân và kali sử dụng rất ít thậm chí không sử dụng.
Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định sử dụng lượng lớn phân đạm và
không hợp lý là nguyên nhân dẫn đến hàm lượng nitrat cao trong sản phẩm.
Theo Tạ Thu Cúc (2006) [1] khi bón phân đạm vào đã làm tăng tồn dư
NO3- trong cà chua từ 370 mg/kg lên 485 mg/kg và hành tây từ 72,8 mg/kg
lên 87,4 mg/kg.
Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón đối với sự tích luỹ
nitrat trong rau cải bẹ xanh trên nền đất xám tại thành phố Hồ Chí Minh,
Phạm Minh Tâm (2001) [9] cho thấy năng suất cải bẹ xanh tăng dần khi tăng
lượng đạm bón, cao nhất ở mức bón 150 kg N/ha, tuy vậy thì hàm lượng NO 3trong rau khi thu hoạch quan hệ chặt với lượng đạm bón, từ 31,7mg NO 3-/kg
rau tươi ở mức 0 kg N/ha lên 524,9 mg NO3-/kg ở mức 180 kg N/ha.
Kết quả nghiên cứu của Đặng Thu Hoà (2002) [4] trên đất phù sa Sông

Hồng cũng cho kết quả tương tự, tăng lượng đạm bón làm tăng sự tích luỹ
nitrat trong rau, với rau muống tăng mức đạm bón từ 120kg N/ha lên 180kg
N/ha thì hàm lượng NO3- trong rau tăng lên thêm 250 mg/kg rau. (Theo
Chiêng Hông (2003),[7] )
c. Ảnh hưởng của thời gian bón thúc đạm lần cuối đến thu hoạch tới
mức độ tích luỹ NO3- trong rau xanh.
Ngoài việc sử dụng một lượng lớn phân đạm thì thời gian kết thúc bón
đạm trước thu hoạch cũng là một hiện tượng rất phổ biến ở tất cả các vùng
trồng rau trong cả nước. Nông dân thường thu hoạch rau chỉ sau khi bón đạm
3 - 7 ngày (Đặng Thu Hòa, 2002 [4]), (Phạm Minh Tâm, 2001 [9]). Người


17

sản xuất hầu như không quan tâm đến tồn dư nitrat trong rau mà thời gian thu
hoạch do thị trường quyết định, đặc biệt vào mùa khan hiếm rau.
Nghiên cứu của tác giả Phạm Minh Cương (2005) [2] năm 2001 - 2004
cho thấy: thời gian bón đạm lần cuối đến thu hoạch có ảnh hưởng tới dư
lượng NO3- trong rau. Khả năng tích lũy NO3- phụ thuộc vào từng loại cây.
Hầu hết các loại rau sau bón 3 - 5 ngày hàm lượng NO3- cao nhất và đều vượt
ngưỡng cho phép, sau đó lại giảm dần. Sau khi bón đạm lần cuối 10 ngày hàm
lượng NO3 - thấp nhất và đều đảm bảo độ an toàn cho phép, tồn dư NO3trong rau liên quan chặt chẽ tới sự cung cấp đạm và quá trình quang hợp trước
lúc thu hoạch. Nếu có đủ thời gian và điều kiện để cây quang hợp mạnh tạo ra
glucid và hô hấp tạo ra acetoacid thì hàm lượng NO 3- trong cây không đến
mức gây độc. Do đó thời gian bón đạm trước khi thu hoạch quyết định đến
tồn dư nitrat trong rau. Tuy vậy khả năng hấp thụ N và tích luỹ NO 3- nhanh
hay chậm còn phụ thuộc vào từng loại rau. Hầu hết các loại rau có hàm
lượng NO3- đạt cao nhất sau khi bón thúc đạm lần cuối từ 3 - 10 ngày.
Phạm Minh Tâm (2001) [9] khi nghiên cứu trên rau cải xanh tại thành
phố Hồ Chí Minh cũng cho kết quả: với mức bón 90 kg N/ha thì hàm lượng

nitrat trong cải bẹ xanh đạt cực đại ở 16 ngày sau bón thúc đạm lần cuối và
giảm mạnh ở các ngày tiếp theo.
Kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm chậu vại trên nền đất phù sa Sông
Hồng tại Hà Nội, Đặng Thu Hoà (2002) [4] cho biết: Đối với rau muống ở mức
bón 120 - 210 kg N/ha thì hàm lượng nitrat trong rau muống đạt cao nhất trong
khoảng 7 - 10 ngày sau bón thúc đạm lần cuối giảm dần ở những ngày tiếp theo,
với xà lách và dưa chuột hàm lượng nitrat đạt cao nhất ở ngày thứ 3 - 5.
d.Ảnh hưởng của loại đạm bón đến tồn dư nitrat trong rau
Bón dạng đạm khác nhau (NH4+ hoặc NO3-) cũng có ảnh hưởng khác
nhau đến sự tích luỹ nitrat trong cây.Theo Venter và cs (2007) [13] cho rằng


×