Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Giáo dục kỹ năng chào hỏi, lễ phép cho trẻ mẫu giáo.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.44 KB, 13 trang )

I.

Mở Đầu
Nhiều bậc phụ huynh quan niệm rằng: Trẻ con thường không biết gì
nên khi trẻ có thái độ không đúng mực với người khác thì phụ huynh
thường bỏ qua và không có thái độ uốn nắn. Nhưng việc giáo dục cho
trẻ lễ phép, lịch sự và ứng xử đúng mực với người khác là việc cần thiết
và phải giáo dục, uốn nắn trẻ ngay từ nhỏ.
Như chúng ta đã biết giáo dục lễ phép, chào hỏi được xem là giáo
dục cơ bản, đầu tiên trong quá trình học làm người. Tại sao phải lễ
phép? Đó là điều trẻ phải làm trong giao tiếp từ khi còn bé đến trưởng
thành và tồn tại xuyên suốt trong cuộc sống. Việc giáo dục lễ phép cho
trẻ không đơn giản như nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ là dạy trẻ
khoanh tay, chào hỏi……… Lễ phép là sự tôn trọng của mình đối với
người khác và cũng là tự tôn trọng mình. Bài học lễ phép cũng như mọi
bài học khác, cần được rèn ngay cho trẻ khi còn nhỏ bởi đây chính là
giai đoạn định hình tính cách trẻ. Người lớn vẫn thường “cho qua”
những cư xử thiếu lễ phép của trẻ khi còn nhỏ, tuy nhiên chính những
cư xử thiếu lễ phép đó sẽ dần dần góp phần làm nên tính cách trẻ. Hãy
rèn thói quen lễ phép, lịch sự ngay từ khi trẻ biết ý thức, để trẻ hiểu
mình là một thành viên của gia đình, xã hội và mình có trách nhiệm về
những hành vi cư xử của bản thân.

II.

Đặt vấn đề.
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là việc quan trọng, đặc biệt là kỹ
năng lễ phép chào hỏi mà người lớn cần phải chú ý đầu tiên. Từ cổ chi
kim ông bà ta đã dạy “tiên học lể, hậu học văn”, điều trước hết ta phải
dạy cho trẻ cách chào hỏi, biết được một số hành động lời nói thể hiện
sự lễ phép với ông bà, bố mẹ và mọi người xung quanh.


Nhằm giúp trẻ có cái nhìn nhận rõ hơn về việc chào hỏi, lễ phép có
vai trò quan trong như thế nào? em đã chọn chủ đề “kỹ năng lễ phép,
chào hỏi” để thiết kế hoạt động phù hợp cho các em HSTH. Với các
hoạt động trải nghiệm tìm hiểu rõ hơn về cách chào hỏi, lễ phép với ông
bà, cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh.


PHẦN NỘI DUNG.
I.
1.
-

2.
-

3.
II.

Mục Tiêu.
Mục tiêu về kiến thức.
Việc chào hỏi, lễ phép mang lại những gì cho tre.
Nêu lên được giá trị của bản thân và mọi người xung quanh.
Nêu lên được tầm quan trọng của việc chào hỏi, lễ phép ở lứa tuổi còn
nhỏ.
Nhận thấy được sự thiếu sót trong cách dạy trẻ chào hỏi, lễ phép.
Hiểu được việc chào hỏi, lễ phép quan trọng như thế nào trong cuộc
sống.
Mục tiêu về kỹ năng.
Có kỹ năng xác định giá trị của mọi người xung quanh và chính bản
thân.

Rèn luyện được kĩ năng giao tiếp.
Rèn được kỹ năng quan sát, lắng nghe.
Rèn luyện được cách ứng xử với mọi người xung quanh.
Có kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn trong việc chào hỏi, lễ
phép.
Rèn khả năng diễn đạt mạch lạc, trả lời tròn câu, sử dụng một số từ
chào hỏi, lễ phép với người lớn.
Mục tiêu về thái độ.
Nâng cao ý thức của trẻ trong việc chào hỏi.
Hình thành được tính tự giác của trẻ.
Có thái độ vui vẻ, thân thiện khi chào hỏi, lễ phép với người lớn.
Giáo dục trẻ thói quen chào hỏi lễ phép, lịch sự văn minh.
Đối Tượng Giáo Dục Của Chủ Đề.
Chủ đề được thiết kế dành cho đối tượng lứa tuổi trẻ em, cụ thể là
HS tiểu học.
Thông Điệp Của Chủ Đề.
Chào hỏi, lễ phép là một trong những việc quan trọng có ảnh hướng
rất lớn đến cuộc sống của mỗi đứa trẻ. Nếu các em không được chỉ
bảo, dạy sớm sẽ dẫn đến tình trạng trẻ gặp người lớn không chào, ăn
nói cộc lốc, không kính trên nhường dưới,… Điều này ảnh hưởng đến
III.


tính cách của các em, không chỉ lúc nhỏ mà khi trưởng thành, các em sẽ
mang theo những tính cách được hình thành từ lúc nhỏ của mình, dẫn
đến từ những cái nhìn không mấy thiện chí của mọi người xung quanh
về tính cách của các em. Cho nên việc dạy kỹ năng chào hỏi, lễ phép
cho các em rất cần thiết, giúp các em hình thành một tính cách tốt từ lúc
nhỏ và xuyên suốt trong cuộc sống.
Phương Tiện Hỗ Trợ.

Bảng cài
Video tình huống.
Một số tranh, ảnh.
Bài hát.
IV.

-

Tổ Chức Hoạt Động.

V.

-

* Hoạt động 1: Ca hát - trò chuyện
a. Mục đích.
Giúp HS khởi động và giới thiệu chủ đề.
b. Cách tiến hành.
- GV cho HS nghe và hát theo nhạc bài: bài học lễ phép
- GV trò chuyện với trẻ
Câu 1: Trong bài hát em bé đã chào ai khi đến trường?
Câu 2: Khi chơi với bạn thì như thế nào?
Câu 3: Khi học về thì em bé làm gì?
Câu 4: Trước khi ăn thì em làm gì
Câu 5: Khi cho bánh kẹo thì em làm gì?
Câu 6: Khi phạm lỗi thì em bé làm gì nào?
GV nhận xét và giới thiệu nội dung chính.
c. Kết luận.
Qua bài hát, các em đã biết cách chào hỏi người lớn, mời người lớn
trước khi ăn, đó là các hành động thể hiện sự lễ phép của mình đối với

người lớn. Ngoài ra còn có rất nhiều các hành động khác cũng thể hiện
sự lễ phép như là chào cô thầy khi đến lớp, biết cảm ơn-xin lỗi.
* Hoạt động 2: Lễ phép khi ở nhà.
a. Mục đích.
Giúp trẻ nhận ra giá trị của bản thân và học được cách chào hỏi, lễ
phép.
b. Cách thực hiện.


-GV sẽ cho HS xem hoạt hình truyện “Lễ phép khi ở nhà”, các em
chú ý xem những hành động nào là thể hiện sự lễ phép.
-Trả lời câu hỏi “ ai nhanh, ai đúng”
+ khi GV đọc câu hỏi dưa ra 3 đáp án ABC, các em giơ tay phát biểu,
ai giơ tay sớm nhất và chọn đáp án đúng thì thắng.
Câu 1: Buổi sáng, sau khi thức dậy, các em nên làm những việc gì?
Câu 2: khi thấy người lớn như ông bà, ba mẹ đang đi thì ta nên làm
gì?
Câu 3: trước khi ăn cơm, các em nên làm gì?
Câu 4: trong bữa ăn gia đình, hành động nào sau đây ta nên làm?
Câu 5: muốn làm bé ngoan, khỏe mạnh thì ta nên làm nào
Câu 6: theo các em, trước khi đi học, điều chúng ta cần nhớ là gì?
Câu 7: Theo các con một em bé ngoan, lễ phép là phải như thế nào?
c. Kết quả.
Qua hoạt động trên các em đều biết thay đổi những thói quen sống
của mình tích cực hơn. Các bé ngoan, lễ phép là phải biết vâng lời
người lớn, nhường người lớn đi trước, mời người lớn trước khi ăn,
không kén chọn thức an, không dành hết thức ăn mà mình thích, khi
người lớn đưa cho mình món gì thì phải cầm bằng hai tay và nói cám
ơn, phải biết chào người lớn trước khi đi ra ngoài và khi về đến nhà.
*Hoạt động 3: Bé lễ phép.

a. Mục đích.
Giúp các bé nhận thức và tự giác, có thái độ vui vẻ, thân thiệt, lịch
sự văn minh khi chào hỏi.
b. Cách thực hiện.
GV đưa ra tình huống cho các em là chào hỏi, lễ phép với ông bà, ba
mẹ, thầy cô, chủ bảo vệ… Lần lượt các bạn trong lớp sẽ lên sắm vai
những vai mà GV đưa ra.
c. Kết quả.
Các em đã được sắm vai như học sinh, ông bà, con cái, cha mẹ…
Đã được thành hiểu và nắm rõ cách chào hỏi lễ phép ( con chào ông ạ,
con chào chú, thưa ba mẹ con mới đi học về…), được GV hướng dẫn
và sửa lỗi sao cho đúng và thân thiện nhất.
*Hoạt động 4: Trò chơi: Bé thông minh
a. Mục đính.


Dạy cho các em nhanh nhẹn, nhận thức được những việc đúng việc
sai trong việc chào hỏi, lễ phép.
b. Cách thực hiện.
- GV giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi:
+ Cách chơi: GV chia lớp thành hai đội, mỗi đội có một bảng cài và
các hình ảnh về các hành động thể hiện sự lễ phép hoặc không lễ phép.
Khi có hiệu lệnh thì tất cả các bạn trong đội sẽ cùng chọn hình gắn lên
bảng cài.
Hình vẽ hành động lễ phép sẽ gắn lên bảng cài phía có hình tròn
màu xanh.
Hình vẽ hành động không lễ phép sẽ gắn lên bảng cài phía có
hình tròn màu đỏ.
Hết thời gian đội nào chọn được nhiều hình đúng theo yêu cầu của
GV sẽ chiến thắng.

+ Luật chơi: Khi hết thời gian thì hai đội phải dừng tay, nếu còn
thực hiện thì những hình đó sẽ không được tính.
- GV tổ chức cho HS chơi.
- GV và HS cùng nhận xét kết quả.
c. Kết luận.
Trẻ rất nhạy bén và nhận biết rõ tranh nào chào hỏi, lễ phép đúng,
tranh nào chào hỏi, lễ phép sai.
*Hoạt động 5: Ai hát hay, múa đẹp.
a. Mục đính.
Ôn lại cho các em các kỹ năng chào hỏi lễ phép, kết thúc buổi dậy kỹ
năng sống cho các em.
b. Cách tiến hành.
GV mở bài hát “chim vành khuyên” cho các em nghe và hát theo.
Sau bài hát GV và HS cùng nêu lại những hành động mà chim vành
khuyên đã làm.
c. Kết luận.
kết thúc bài hát, các em đã được ôn lại các kỹ năng về chào hỏi, lễ
phép.
IV. Tổng Kết.
- GV yêu cầu HS.

+ Những thu hoạch, kinh nghiệm mà các em rút ra qua các hoạt
động thông qua các hoạt động trên.


+ Những kỹ năng sống đã được sử dụng trong chủ đề.
- GV tổng kết lại những điều cần ghi nhớ trong chủ đề:
+ Tầm quan trọng của việc chào hỏi, lễ phép.
+ So sánh giữa hành động không lễ phép và hành động lễ phép.
+ HS cần phải ý thức chủ động, vui vẻ khi chảo hỏi, lễ phép với mọi

người xung quanh.
+ HS cần nhận thức rõ của việc chào hỏi, lễ phép ở tất cả mọi nơi
như trường học, ở nhà hay ở nơi công cộng,…
+ Việc chào hỏi, lễ phép là nền tảng cho tính cách sau này của mỗi
em.
+ Những kỹ năng sống đã thực hành và vận dụng.

PHẦN KẾT LUẬT:
Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Kỹ năng
sống mang tính cá nhân là gợi cho HS cách hiểu hơn về bản thân mình,
vai trò của mình trong gia đình, trong tập thể để từ đó hướng cho các
em phát huy được thế mạnh của mình, khẳng định được mình trong
cuộc sống. Kỹ năng sống mang tính xã hội là hướng cho HS hiểu được
mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, lịch sử vùng miền, phong tục, tập
quán đòi hỏi mỗi cá nhân phải có được kỹ năng sống thích hợp.
Nói tóm lại, Kỹ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức
"cái chúng ta biết và thái độ, giá trị "cái chúng ta nghĩ, tin tưởng" thành
hàng động
thực tế "làm gì và làm cách nào" là tích cực nhất và mang tính xây
dựng."
Trong cuộc sống của chúng ta luôn cần đến một kỹ năng sống. Nó là
một trong những hoạt động thiết thực hàng đầu để con người có một
cuộc sống an toàn và khỏe mạnh. Sự hiểu biết về cuộc sống sẽ là hành
trang giúp con người hòa nhập được với cộng đồng xã hội một cách mật
thiết, gần gũi. Trong nhà trường, việc phối hợp giáo dục, rèn kỹ năng
sống cho HS là vấn đề quan trọng, cấp thiết là trách nhiệm chung của
gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Một trong số những kỹ năng quan trọng, cần thiết là kỹ năng sống về
chào hỏi, lễ phép ở HSTH. Việc dạy cách chào hỏi, lễ phép cho các em
là một quá trình bởi đây là nền móng cho cuộc sống của các em, nền

móng thì cần vững chắn thực sự. Một khi các em có được kỹ năng chào


hỏi, lễ phép thì hành trình cuộc sống các các em sẽ bớt gặp khó, dị nghị
của mọi người xung quanh. Việc khuyến kích HS trò chuyện với ba mẹ,
thầy cô,…tiếp thu những đức tính tốt đẹp của người thân của những
người bên cạnh trẻ sẽ giúp trẻ có nền tảng vững bền.
Chào hỏi, lễ phép không đơn giản là việc dạy bảo. Với các em chào
hỏi, lễ phép còn là một cách sống văn minh, các em tự tìm tòa học hỏi.
Các em cũng giống như những chồi non đang đâm chồi nảy lộc đề rồi
đứng vững trong phong ba bảo táp trên đường đời này.

PHỤ LỤC
BẢNG TÓM TẮT
HS : Học sinh.
HSTH : Học sinh tiểu học.
GV : Giáo viên

Hoạt động 1:
Lời của bài hát “ Bài học lễ phép “
/>


…♫…♪…♫…♪…
Mỗi khi em đến Trường
Gặp Cô em phải chào
Gặp Thầy em phải thưa
Thì em thật là ngoan
Mỗi khi chơi với bạn
Đừng trêu nhau khóc nhè

Đừng xô nhau té đau
Thì em thật là ngoan
Bé ngoan..thật ngoan..
Bé ngoan ..thật ngoan..
Bé ngoan .. thật ngoan..
Bé ngoan.. thật ngoan.. !!
Mỗi khi đi học về


Gặp ai em cũng chào
Gặp ai em cũng thưa
Thì em thật là ngoan
Mỗi khi em vào bàn
Ngồi ăn với cả nhà
Mời xong em mới ăn
Thì em thật là ngoan
Bé ngoan .. thật ngoan..
Bé ngoan.. thật ngoan ..
Bé ngoan .. thật ngoan..
Bé ngoan.. thật ngoan ..!
Mỗi khi ai đến chơi
Đều cho em bánh kẹo
Một tay em cám ơn
Thì em thật là ngoan
Nếu em có lỗi lầm
Làm cho ai phải buồn
Vòng tay xin lỗi ngay
Thì em thật là ngoan
Bé ngoan..thật ngoan..
Bé ngoan ..thật ngoan..

Bé ngoan .. thật ngoan..
Bé ngoan.. thật ngoan.. !!


Hoạt động 2.

/>Câu hỏi?

Câu 1: Buổi sáng, sau khi thức dậy, các em nên làm những việc gì?
A. Gấp gọn chăn màn và dọn dẹp giường ngủ gọn gàng.
B. Mau đi tập thể dục để chuyện dọn phòng cho mẹ lo.
C. Chạy ngay đến bàn ăn.
Câu 2: khi thấy người lớn như ông bà, ba mẹ đang đi thì ta nên làm
gì?
Đi thật nhanh, đi trước.
Nhường dường cho ông bà, ba mẹ đi trước.
Chạy thẳng đến nơi mà mìn muốn, không quan tâm mọi người.
Câu 3: trước khi ăn cơm, các em nên làm gì?
A. Lấy chén gắp đồ ăn vào chắn mình trước.
A.
B.
C.


Đi đến bàn ăn trước, không mời người lớn.
Vòng tay lại, mời người lớn trong nhà dùng cơm.
Câu 4: trong bữa ăn gia đình, hành động nào sau đây ta nên làm?
A. Chiếm hết thức ăn mình thích.
B. Mời ông bà, ba mẹ và anh chị ăn cơm.
C. Chỉ ăn thịt với cá chứ không ăn rau xanh.

Câu 5: muốn làm bé ngoan, khỏe mạnh thì ta nên làm nào?
A. Ăn đầy đủ cá thịt và rau.
B. Chỉ ăn các món mà mình thích.
C. Không ăn rau chỉ ăn cá với thịt.
Câu 6: theo các em, trước khi đi học, điều chúng ta cần nhớ là gì?
A. Mang theo một hộp sữa.
B. Thưa ông bà, ba mẹ trước khi đi học.
C. Không đem gì cả, vì có quên mẹ cũng nhắc mang theo.
Câu 7: Theo các em một em bé ngoan, lễ phép là phải như thế nào?
A. Ngủ dậy không gấp chăn gọn gàng, trước khi ăn không mời
ông bà, ba mẹ và anh chị, không chịu ăn rau,…
B. Không làm gì hết cũng là em bé ngoan, lễ phép.
C. Các bé ngoan, lễ phép là phải biết vâng lời người lớn, nhường
người lớn đi trước, mời người lớn trước khi ăn, không kén
chọn thức an, không dành hết thức ăn mà mình thích, khi
người lớn đưa cho mình món gì thì phải cầm bằng hai tay và
nói cám ơn, phải biết chào người lớn trước khi đi ra ngoài và
khi về đến nhà.
B.
C.

Hoạt động 3:
Các tình huống cho bé sắm vai:
Khi bé đi học về và gặp ông bà.
Khi bé đến trường gặp thầy cô.
Khi bé đi chợ cùng mẹ gặp cô bán rau.
Khi bé đi chơi công viên gặp chú bảo vệ.
Khi bé đi xe buýt gặp chú lái xe.



-

Hoạt động 4:
*Những hình ảnh chào hỏi, lễ phép.





*Những hình ảnh không chào hỏi, lễ phép.




Hoạt động 5:

/>
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Khanh (2012), Phương pháp giáo dục giá trị sống,
kỹ năng sống. NXB Đại học Sư phạm.
2. Lê Thị Duyên (2013), Đề cương bài giảng giáo dục kỹ năng sống.
Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.
3. Dương Thị Diệu Hoa (2011), Giáo trình tâm lý học phát triển, NXB
Đại học Sư phạm.


4. Công văn 463/BGDĐT-GDTX 2015 giáo dục kỹ năng sống cơ sở
giáo dục mầm non, phổ thông.
5. />6. />7. />8. />



×