Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.45 KB, 21 trang )

LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn tới cô Lê Thị Duyên, người mà tận tình chỉ
bảo, dìu dắt chúng em bước những bước đi trong cuộc đời làm nhân viên Công
tác xã hội! Trong môn học này đã giúp em hiểu, biết và vận dụng thêm nhiều kĩ
năng cho bản thân mình, để làm nền tảng cho công việc của em sau này.
Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong quá trình làm tiểu luận
không thể tránh khỏi những sai sót rất mong sự đóng góp của cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày tháng 12 năm 2016
Người thực hiện

Trương Thanh Thúy


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề:
Những năm gấn đây, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng gia tăng
nhành. Năm 2000, theo báo cáo của Viện kiểm sóat nhân dân tối cao, cả nước đã
khởi tố 1187 vụ và 1201 bị can phạm tội hiếp dâm, giao cấu, mua dâm trẻ em.
Riêng hiếp dâm trẻ em đã chiếm tới 747 vụ và số bị can cũng đông nhất : 808
người ? Đấy là những vụ hiếp dâm trẻ em bị phát hiện, những “con yêu râu xanh”
bị lôi ra tòa xử, còn bao nhiêu vụ hiếp dâm trẻ em không bị lộ, bao nhiêu “con yêu
râu xanh” thóat tội ? Chắc chắn thực tế còn lớn hơn những con số nêu trên.
Trong 6 tháng đầu năm 2001, ở thành phố Hồ Chí Minh phát hiện được 55
vụ xâm hại tình dục trẻ em. Tòa án các cấp của thành phố đã đưa ra xét xử 52 vụ,
y án 3 tên tù chung thân, 10 tên từ 15-20 năm tù, những tên còn lại dưới 12 năm
tù. Đặc biệt nghiêm trọng là vụ cháu Bùi Thị Lợi, quê ở Quãng Ngãi vào thành
phố Hồ Chí Minh đêm đêm đi bán bánh mì, đã bị hiếp và sau đó bị giết chết ở
phường 17, quận Gò Vấp. Ở tỉnh Khánh Hòa, theo thống kê năm 2000, đã phát
hiện trên 40 vụ xâm hại tình dục trẻ em, mà phần lớn là hiếp dâm trẻ em, tập trung


ở thành phố Nha Trang. Điều đang quan tâm là nhóm trẻ lang thang từ khắp nơi
kéo đến kiếm sống số này, có không ít trẻ, cả trai hay gái, bị dụ dỗ quan hệ tình
dục với khách du lịch để kiếm tiền. Một cuộc điều tra khảo sát gần đây ở ba địa
bàn trọng điểm : thành phố Vũng Tàu, huyện Tân Thành, huyện Xuyên Mộc (tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu) cho thấy : khảo sát 282 em (trong đó có 108 em gái) chỉ trong
vòng một năm, đã có 58 em bị xâm hại tình dục.
Nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục trẻ em phần lớn là dưới 15 tuổi. Nhiều
em còn chưa đến tuổi đi học, thậm chí có em mới mấy tháng tuổi đã trở thành nạn
nhân của những con thú đội lốt người. Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em cũng đủ
loại : có kẻ mới 14-15 tuổi nhưng cũng có kẻ đã ngòai 68-70 tuổi. Nguy hiểm hơn,
phần lớn bọn chúng là có quan hệ quen biết với nạn nhân và gia đình các em :
hàng xóm, người làng, nhân viên bảo vệ nhà trường. Nhiều trường hợp còn là họ
hàng, cha dượng, anh trai, thậm chí cả cha đẻ. Cả con trái lẫn con gái, cả những
người sống trên đường phố và những người sống với gia đình, cả người nghèo lẫn
người giàu, cả người lớn lẫn trẻ con … đểu có thể bị xâm hại tình dục.


2. Lý do chọn đề tài:
Quan điểm giáo dục giới tính cho trẻ ngày nay là không nên giấu diếm hay
giải thích nửa chừng vì làm như vậy càng khiến trẻ tò mò tìm hiểu, từ đó có thể
dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Cách tốt nhất để giúp trẻ tự bảo vệ mình và
tránh bị xâm hại tình dục là dạy cho trẻ những kiến thức, những kỹ năng giúp
phòng tránh nguy cơ bị xâm hại.
Giáo dục kỹ năng cho trẻ em trong phòng ngừa xâm hại tình dục là nhằm tạo
năng lực tâm lý xã hội cho lớp trẻ, chủ yếu nhằm giúp cho họ phát huy nội lực với
những kỹ năng hành động cụ thể để tự bảo vệ và ứng phó với cuộc sống, với
những hoàn cảnh bất lợi. Tâm lý lứa tuổi của người chưa thành niên đầy biến
động rất dễ dẫn đến sự khủng hoảng, nếu không được rèn luyện, giáo dục kỹ năng
sống, khi rơi vào những môi trường bất lợi sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề cho
chính bản thân các em cũng như đối với xã hội. Giáo dục kỹ năng cuối cùng phải

hướng đến xây dựng hành vi tích cực hoặc thay đổi hành vi xấu hoặc để ứng xử
với hoàn cảnh sống phù hợp, tránh những hậu quả tiêu cực.
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho người chưa thành niên phải xuất phát
từ hai môi trường rất cơ bản là gia đình (chủ yếu là cha mẹ) và nhà trường. Đối với
nhà trường. Đây là môi trường học tập, đồng thời là môi trường để các em tiếp xúc
với xã hội, phát triển nhận thức và hoàn thiện nhân cách. Do vậy, giáo dục kỹ năng
sống cho các em khi đang theo các bậc học phổ thông là việc làm rất cần thiết,
trong đó có kỹ năng ứng phó với những hoàn cảnh bất lợi như bị xâm hại tình dục.
Nhằm giúp học sinh có cái nhìn nhận, hiểu rõ về xâm hại tình dục nên em đã
chọn chủ đề “kỹ năng phòng tránh xâm hại trình dục” để thiết kế hoạt động phù
hợp cho các em HS THPT. Với các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về xâm hại tình
dục sẽ giúp các em học sinh có cách phòng tránh và cách nhìn nhận đúng đắn về
xâm hại tình dục.


NỘI DUNG
I.

Mục tiêu
1. Mục tiêu về kiến thức
- Trình bày được thế nào là xâm hại tình dục trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của xâm hại tình dục trẻ em.

- Trình bày được hậu quả của cả về mặt tinh thần và vật chất xâm hại
tình dục trẻ em.
- Nêu được các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục trẻ em.
- Trình bày được cách an toàn để bảo vệ bản thân khỏi xâm hại tình dục
trẻ em.
- Xác định chỗ có thể giúp đỡ trong trường hợp nguy cơ hoặc bị xâm hại
tình dục trẻ em.

2. Mục tiêu về kỹ năng
- Xử lý được các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục.
- Có các kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiên định.
- Có các kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em.
- Kỹ năng tự bào vệ bản thân.
- Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi nguy cơ hoặc bị xâm hại tình dục.
3. Mục tiêu về thái độ
- Có thái độ lên án việc xâm hại tình dục trẻ em. Là một hành vi sai trái,
trái với đạo đức và pháp luật.
- Có thái độ biết bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại tình dục.
- Thừa nhận người xâm hại tình dục không có lỗi, đồng thời có cảm
thông, chia sẻ những người bị xâm hại tình dục.


II.

Nội dung của chủ đề

Xâm hại tình dục trẻ em là sử dụng trẻ em để thoả mãn nhu cầu tình dục
của người lớn hơn. Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm lạm dụng tình dục trẻ em
và bóc lột tình dục trẻ em.
Xâm hại tình dục trẻ em gây tác hại lớn đối với sự phát triển cơ thể và tinh
thần của trẻ. Vì vậy, kỹ năng phòng tránh và xử lý trước các tình huống có nguy
cơ bị xâm hại tình dục rất quan trọng.
III.

Thông điệp của chủ đề

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em có ý nghĩa quan trọng trong phòng
ngừa xâm hại tình dục trẻ em. Đó là việc tạo nền tảng để các em có những tri thức,

kỹ năng căn bản để thích ứng với môi trường sống, qua đó khi gặp những tình
huống có thể dẫn đến nguy cơ có thể bị xâm phạm tình dục các em biết cách
phòng tránh, thoát hiểm, hạn chế những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Hãy bình tĩnh, sáng suốt và nói KHÔNG trước nguy cơ xâm hại tình dục trẻ
em.
IV.

Đối tượng giáo dục của chủ đề

Chủ đề thiết kế dành cho đối tượng học sinh THCS. Cụ thể học sinh lớp 8,
trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm.
V.

Phương tiện hỗ trợ dạy học
- Máy chiếu.
- Các tình huống thảo luận có in sẵn.
- Các phiếu.
- Giấy Ao, Bút dạ.
- Tranh ảnh minh họa.
- Phương tiện di chuyển.

VI.

Hướng dẫn tổ chức hoạt động

1. Hoạt động 1: Trò chơi “ sờ”
a, Mục tiêu:
- Khởi động đầu giờ và giới thiệu vào chủ đề.



b, Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “ Sờ”
+ Học sinh đứng thành vòng tròn.
+ Sử dụng bài hát: Nhìn mặt nhau đi
Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn gì
Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn chi
Mình là anh em có chi đâu mà giận hờn
Nhìn mặt nhau đi, nhìn cái mặt nhau đi
Cách chơi:
Vuốt mũi nhau đi……
Nắm tay nhau đi……
Sờ má nhau đi……
+ Cô giáo hát như thế nào thì các em phải hát, vỗ tay và làm theo lời bài hát.
- Học sinh chơi trò chơi.
- Giáo viên hướng dẫn thảo luận lớp. Với câu hỏi: Qua trò chơi em cảm thấy như
thế nào?
- Học sinh chia sẻ.
- Giáo viên nhận xét và giới thiệu vào bài học.
c, Kết luận:
Có em cảm thấy vui và thoải mái, có em thì cảm thấy bối rối và khó chịu.
Hôm nay, cô sẽ dạy cho các em một chủ đề rất mới lạ và thiết thực với các em. Đó
là kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em.
2. Hoạt động 2: Bạn hiểu.
a, Mục tiêu:
- Dẫn dắt vào môn học.
- Giúp học sinh phân biệt được đụng chạm an toàn và đụng chạm không an
toàn.


- Nêu lên được như thế nào là đụng chạm an toàn, đụng chạm gây bối rối và

đụng chạm không an toàn.
b, Cách tiến hành:
- Giáo viên chia thành 2 nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm các phiếu về sự đụng chạm an toàn và đụng chạm không
an toàn.
- Cho các em sắp xếp cho đúng về sự đụng chạm an toàn và sự đụng chạm
không an toàn.(bộ phiếu được đính kèm ở mục lục)
- Các học sinh suy nghĩ và thực hiện.
- Học sinh đại diện lên trình bày về đáp án của nhóm mình.
c, Kết luận:
Có những sự đụng chạm an toàn, cũng có sự đụng chạm gây bối rối và
nặng hơn là sự đụng chạm không an toàn.
Ví dụ như cho kẹo là sự đụng chạm an toàn, là những đụng chạm khiến
người nhận cảm thấy được tôn trọng, được quan tâm, cảm thấy thoải mái và dễ
chịu. Còn ví dụ như nắm tay là sự đụng chạm gây bối rối, là những hàn động
làm người nhận cảm thấy không thoải mái, không dễ chịu, bối rối hoặc có cảm
giác không chắc chắn.
Còn đụng chạm không an toàn là những hành động như hôn hít, sờ mó,…
ở trên đây là những hành động làm tổn thương người nhận; làm cho người
nhận cảm thấy cảm xúc của mình bị coi thường hoặc không để ý đến.
Để hiểu rõ về xâm hại tình dục mời các em đi qua phần khái niệm và biểu
hiện của xâm hại tình dục trẻ em.
3. Hoạt động 3: Dán phiếu.
a, Mục tiêu:
- Trình bày được thế nào là xâm hại tình dục trẻ em.
- Nêu lên các biểu hiện của xâm hại tình dục trẻ em.
- Có thái độ lên án việc xâm hại tình dục trẻ em.
b, Cách tiến hành:



- Giáo viên đặt vấn đề: Qua sự hiểu biết và hoạt động của cô tổ chức, vậy
theo các em thế nào là xâm hại tình dục trẻ em?
- Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét và kết luận về khái niệm xâm hại tình dục trẻ em.
- Giáo viên phát cho các em phiếu.
- Yêu cầu các em hay viết các hành vi, biểu hiện của xâm hại tình dục.
- Phát đều cho học sinh.
- Học sinh suy nghĩ và ghi đáp án của mình.
- Lên dán trên tờ giấy Ao đã chuẩn bị trên bảng.
c, Kết luận:
-

Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em:

+ Xâm hại tình dục trẻ em là người lớn tuổi hơn sử dụng quyền lực và sức
mạnh, có thể là tiền bạc, vật chất, lợi dụng sự ngây thơ, lòng tin và sự tôn
trọng của trẻ để ép buộc các em tham gia vào hành vi tình dục.
+ Xâm hại tình dục có liên quan đến sự đụng chạm gây bối rối, tức giận. Đó
là sự đụng chạm không an toàn, khiến trẻ em phải bối rối, khó chịu, sợ hãi
(cũng có thể là lời nói, cử chỉ, cách nhìn).
- Biểu hiện của xâm hại tình dục trẻ em:
+ Hôn hít, sờ mó vào ngực hay bộ phận sinh dục của trẻ.
+ Bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của mình.
+ Quan hệ tình dục bằng đường miệng hay hậu môn.
+ Toan tính quan hệ tình dục.
+ Mại dâm trẻ em.
+ Phô bày bộ phận sinh dục của mình để trẻ nhìn thấy.
+ Nhìn trộm khi trẻ không mặc quần áo.
+ Dùng lời nói để kích thích tình dục.
+ Cho trẻ xem tranh ảnh, sách báo, băng hình, phim khiêu dâm.



4. Hoạt động 4: Truy tìm thủ phạm.
a, Mục tiêu:
- Cho các em biết được những ai có thể gây thủ phạm gây xâm hại tình dục
trẻ em.
- Thủ phạm xâm hại tình dục thường dụ dỗ như thế nào?
- Trình bày được hậu quả của xâm hại tình dục trẻ em về mặt thể chất và
tinh thần.
b, Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn thảo luận nhóm.
- Chia nhóm và thảo luận 2 câu hỏi:
+ Những ai là thủ phạm xâm hại tình dục? Ai là người bị xâm hại?
+ Theo các em, thủ phạm xâm hại tình dục thường dụ dỗ trẻ em như thế
nào?
+ Hậu quả như thế nào của xâm hại tình dục trẻ em.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời.
- Giáo viên kết luận.
c, Kết luận:
- Kẻ xâm hại tình dục trẻ em có thể là bất cứ ai: già hay trẻ, người quen hay
người không quen, người trong gia đình hay ngoài gia đình,…
- Xâm hại tình dục có thể xảy ra với bất cứ trẻ em nào: cả con nhà giàu
cũng như con nhà nghèo, bạn gái cũng như bạn trai, vào bất cứ lúc nào và ở
bất cứ đâu.
- Người bị xâm hại tình dục (đặc biệt trẻ em) thường bị tổn thương nặng nề
cả về cơ thể và tâm lý trong một thời gian dài.
5. Hoạt động 5 : Bài tập “Hãy bày tỏ thái độ”
a, Mục tiêu : Giúp học sinh có thái độ đúng đắn đối với vấn đề xâm hại
tình dục trẻ em.
b, Cách tiến hành :



- Giáo viên hướng dẫn chia 4 nhóm .
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tình huống, yêu cầu các em hãy “Hãy
bày tỏ thái độ” với nạn nhân bị xâm hại tình dục. ( bộ tình huống được đính
kèm ở mục lục)
- Học sinh làm bài tập cá nhân.
- Thảo luận lớp về thái độ đối với nạn nhân bị xâm hại tình dục trong từng
trường hợp.
- Giáo viên nhận xét và khen ngợi.
c, Kết luận:
- Thủ đoạn phổ biến của xâm hại tình dục trẻ em là:
+ Lợi dụng sự lơ là, mất cảnh giác của các bậc cha mẹ, người lớn trong việc
trông coi, quản lý các cháu, đối tượng thực hiện hành vi xâm hại.
+ Lợi dụng lòng tin của trẻ em qua các mối quan hệ từ trước như quan hệ tr
ong gia đình, họ hàng, hàng xóm, bạn bè để dụ dỗ, khống chế
thực hiện hành vi xâm hại tình dục.
+ Lợi dụng sự non nớt, khờ dại, yếu ớt của trẻ em; dùng vật chất (tiền, quà
bánh…) để dụ dỗ nhằm thực hiện hành vi xâm hại.
- Nạn nhân không phải là người có lỗi trong bất cứ trường hợp nào.
- Cần cảm thông và giúp đỡ; không phân biệt đối xử đối với họ.
- Nạn nhân không phải là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục.
6. Hoạt động 6: Thử tài phá án
a, Mục tiêu:
- Nêu được các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục trẻ em.
- Trình bày cách quy tắc an toàn để tự bảo vệ bản thân mình.
- Có trách nhiệm đối với bản thân mình, đề cao cảnh giác trước các tình
huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục trẻ em.
b, Cách tiến hành:
-


Giáo viên yêu cầu:


+ Học sinh liệt kê thật nhiều tình huống, trường hợp có thể dẫn đến nguy
cơ hoặc bị xâm hại tình dục.
+ Mỗi tình huống yêu cầu cách giải quyết ( phòng tránh) thích hợp.
- Giáo viên cho các em chia sẻ ý kiến với cả lớp.
- Giáo viên nhận xét và kết luận một số tình huống trẻ em có nguy cơ bị
xâm hại tình dục trẻ em.
- Giáo viên kết luận về các quy tắc an toàn cá nhân.
c, Kết luận:
+ Một số tình huống trẻ em có nguy cơ bị quấy rối, xâm hại tình dục là : Đi
một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ; ở trong phòng một mình với người lạ;
nhận được tiền, quà có giá trị hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà
không rõ lý do; đi nhờ xe người lạ;…
+ Cách phòng tránh không bị xâm hại tình dục trẻ em:
- Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.
- Không ở trong phòng kín một mình với người lạ.
- Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà
không rõ lý do.
- Không đi nhờ xe người lạ.
- Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người
mình.
- Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình.
- Không nói chuyện điện thọai với người lạ là mình đang ở nhà một mình.
7. Hoạt động 7: Đóng vai
a, Mục tiêu:
- Học sinh biết ra quyết định đúng và kịp thời, biết kiên định, phản đối và
biết một số kỹ năng tự bảo vệ trong những tình huống có nguy cơ bị quấy

rối, bị xâm hại tình dục.
- Học sinh hiểu rằng mình không phải là người có lỗi khi bị quấy rối, bị
xâm hại tình dục.


b, Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm và phân công mỗi nhóm thảo luận
chuẩn bị đóng vai một tình huống.
- Các nhóm học sinh thảo luận, lựa chọn cách ứng xử và chuẩn bị đóng vai
- Các nhóm học sinh lên đóng vai.
- Giáo viên hướng dẫn thảo luận lớp :
+ Vì sao em lại chọn cách ứng xử đó ?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy ?
+ Còn có những cách ứng xử nào khác không ? Hãy phân tích lợi, hại và
cảm xúc của nạn nhân trong mỗi trường hợp ứng xử ?
+ Những kẻ có ý định hoặc có hành vi xâm hại tình dục trẻ em sẽ nghĩ và
cảm thấy thế nào trước thái độ, hành động phản đối kiên quyết của trẻ em ?
Trước thái độ sợ hãi, phục tùng, im lặng của trẻ em ?
+ Trẻ em có phải là người có lỗi khi bị kẻ khác quấy rối hoặc xâm hại tình
dục không ?
+ Cần làm gì khi bị quấy rối, bị xâm hại tình dục ? Vì sao ?
- Giáo viên kết luận và củng cố với học sinh.
c, Kết luận:
- Khi em cảm thấy sợ hãi do có người muốn đụng chạm , hay xâm hại tình
dục em (dù là người lạ, người quen, hay người thân), em cần :
+ Đứng ngay dậy.
+ Nhìn thẳng vào kẻ định xâm hại tình dục.
+ Lùi ra xa đủ để kẻ đó không với tay được đến người mình.
+ Nói to/hét to và kiên quyết : Không ! Hãy dừng lại ! Tôi không cho
phép ! Tôi không muốn ! Nếu không dừng lại, tôi sẽ mách với mọi người

… Có thể nhắc lại lần nữa, nếu thấy cần thiết.
+ Bỏ đi ngay.


+ Kể ngay với những người tin cậy. Nếu người thứ nhất chưa tin lời em thì
kể với người thứ hai, nếu người thứ hai chưa tin thì kể cho người thứ ba,…
cho đến lúc có người tin và giúp đỡ em.
+ Nếu em bị cưỡng hiếp, hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.
- Hãy nhớ rằng em không phải là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục.
- Hãy nhớ rằng em có quyền được bảo vệ và có quyền được giúp đỡ để
được an toàn.
8. Hoạt động 8: Phiếu điều tra
a, Mục tiêu: Kiểm tra và củng cố kiến thức về cách ứng phó khi bị xâm hại
tình dục.
b, Cách tiến hành:
- Giáo viên phát cho mỗi em 1 phiếu về cách ứng phó khi bị xâm hại tình
dục.
- Yêu cầu học sinh trả lời phiếu.
- Học sinh làm vào phiếu.
Khoanh vào chữ cái đặt trước cách ứng phó khi bị xâm hại tình dục:
a. Không nhận tiền, quà, vàng, vật chất của người khác.
b. Trả lời thẳng là mình không muốn đi theo khi người khác rủ.
c. Đứng ngay dậy.
d. Nhìn thẳng vào kể định xâm hại tình dục.
e. Lùi ra xa đủ để kẻ đó không với tay được đến người mình.
g. Nói to và kiên quyết: không! Hãy dùng lại! Tôi không cho phép! Tôi
không muốn! Nếu không dừng lại, tôi sẽ mách với mọi người….Có thể
nhắc lại lần nữa, nếu thấy cần.
h. Bỏ đi ngay.
i. Nếu em bị cưỡng hiếp, hãy đến ngay cơ quan y tế để khám và điều trị.

- Giáo viên hướng dẫn và khen ngợi.
c, Kết luận:
Tóm lại, khi đứng trước nguy cơ hoặc bị xâm hại tình dục các em cần nói
nói to và kiên quyết: Không, trả lời thẳng, đứng ngay dậy, bỏ đi ngay và
nếu bị thì hãy đến ngay cơ quan y tế để khám và điều trị.
9. Hoạt động 9: Vẽ bàn tay tin cậy


a, Mục tiêu:
- Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ , tâm sự, nhờ người
giúp đỡ khi bản thân bị hại.
- Xác định được những người và địa chỉ tin cậy có thể giúp đỡ được các
em trong trường hợp nguy cơ hoặc bị xâm hại tình dục trẻ em.
b, Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu các em vẽ bàn tay của mình với các ngón tay xòe ra lên
giấy A4.
- Yêu cầu học sinh trên đầu ngón tay ghi tên một người mà em tin cậy có
thể giúp đỡ, tâm sự và chia sẻ những điều thầm kín cho họ nghe nếu nguy cơ hay
bị xâm hại tình dục.
- Giáo viên nghe học sinh trao đổi với bạn bên cạnh.
- Giáo viên gọi một vài em nói về “bàn tay tin cậy” của mình cho cả lớp
nghe.
c, Kết luận:
Khi gặp phải các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục trẻ em, cần tìm
kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ những người đáng tin cậy để giúp đỡ mình thoát khỏi
tình huống và hoàn cảnh khó khăn.
Xung quanh các em có nhiều lớn tin cậy sẵn sàng giúp đỡ các em khi cần,
vì vậy khi cảm thấy bất an hoặc có nguy cơ bị xâm hại tình dục, em hãy liên hệ
ngay với họ để nhận sự giúp đỡ phù hợp và kịp thời.
Ví dụ các em có thể nhờ sự giúp đỡ của mà em tin tưởng nhất khi bị xâm

hại tình dục như ( đính kém ở mục lục)
10. Hoạt động 10: Trải nghiệm
a, Mục tiêu:
- Kiểm tra độ hiểu biết của bài giảng.
b, Cách tiến hành:
- Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh:
+ Các em cảm thấy nhớ nhất môn học này là gì?


- Cho học sinh chia sẻ.
- Giáo viên nhắc lại.
c, Kết luận:
Qua bài học, các em có những cái đáng nhớ riêng cho mình. Có em nhớ đến
những biểu hiện của xâm hại tình dục trẻ em như là hôn hít, sờ mó vào
ngực hay bộ phận sinh dục trẻ hoặc quan hệ tình dục bằng đường miệng
hay hậu môn,…
Có em thì nhớ các tình huống có nguy cơ xâm hại tình dục là đi một mình ở
nơi tối tăm, vắng vẻ, ở phòng một mình với người lạ,…
11. Hoạt động 11: Vận dụng
a, Mục tiêu
- Học sinh được vận dụng kỹ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục trẻ em
trong các tình huống thực tiễn cuộc sống.
b, Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh :
+ Sưu tầm khoảng 2 câu chuyện về xâm hại tình dục trẻ em mà em biết
hoặc thông qua báo chí.
+ Phân tích rõ nạn nhân, thủ phạm, tình huống của câu chuyện đó.
+ Nếu rơi vào trường hợp đó em sẽ xử lý như thế nào?
- Giáo viên có thể cho học sinh đóng vai thể hiện cách xử lý cụ thể.
c, Kết luận:

Thông qua hoạt động mà cô tổ chức hôm nay, mục đích giúp em có thêm
kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trong cuộc sống. Có thêm hiểu biết
về xâm hại tình dục như khái niệm, biểu hiện, thủ phạm, cách phòng tránh
bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại tình dục,… Có thái độ đúng đắn
với xâm hại tình dục và thái độ cảm thông với người bị xâm hại tình dục.
12. Hoạt động 12: Hướng về tương lai.
Hoạt động này là kế hoạch hoạt động cho tương lai. Kiểm tra và theo
dõi sự thay đổi nhận biết của học sinh về xâm hại tình dục trẻ em.


Stt

Mục tiêu

Thời gian

1

Kiểm tra lại sự Mỗi tuần một buổi/
hiểu biết và
2 tiếng.
những gì em đã
Thực hiện trong 2
học được.
tháng

Kế hoạch hoạt động
Chuẩn bị đầy đủ các
phương tiện.
Ôn và kiểm tra lại kiến

thức đã học.
Quan sát, theo dõi sự
thay đổi trong suy nghĩ
của các em.
Tổ chức chơi trò chơi
cho học sinh.

2

3

Kiểm tra sự
vận dụng của
các em

Mỗi tuần 2 buổi/ 1
tiếng

Kết thúc hoạt
động

Một buổi

Chuẩn bị cho các em
tình huống.
Cho các em xử lý và
đóng vai các tình huống.
Chuẩn bị các phiếu khảo
sát.
Cho các em chia sẻ trong

2 tháng hoạt động vừa
qua.
Làm các phiếu khảo sát
về sự hiểu biết và khả
năng vận dụng của học
sinh.


KẾT LUẬN
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho người chưa thành niên phải xuất phát
từ hai môi trường rất cơ bản là gia đình (chủ yếu là cha mẹ) và nhà trường.
Đối với nhà trường. Đây là môi trường học tập, đồng thời là môi trường để
các em tiếp xúc với xã hội, phát triển nhận thức và hoàn thiện nhân cách.
Do vậy, giáo dục kỹ năng sống cho các em khi đang theo các bậc học phổ
thông là việc làm rất cần thiết, trong đó có kỹ năng ứng phó với những hoàn
cảnh bất lợi như bị xâm hại tình dục. Đối với môi trường giáo dục (nhà
trường), giáo dục kỹ năng sống cho người học có thể thông qua tích hợp
những nội dung vào bài lên lớp, thông qua hoạt động ngoại khóa, hoạt
động tự chọn trong và ngoài nhà trường. Một trong những yêu cầu của giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ em là phương pháp tiếp cận tích cực đối với đối
tượng, khích lệ yếu tố bảo vệ để hạn chế yếu tố nguy cơ bị xâm hại. Đối
với trẻ em, đây là giai đoạn đang có sự trưởng thành về mặt thể lực và sinh
lý. Tuy nhiên, sự nhận thức về xã hội và ý thức về bảo vệ bản thân cũng
như nhận thức về tình cảm, sinh lý còn nhiều hạn chế. Nhìn chung, lứa tuổi
các em đã phát triển cân đối, khỏe và đẹp; nhiều em ở lứa tuổi cuối bậc phổ
thông cơ sở hoặc bậc phổ thông trung học có thể đạt được những khả năng
phát triển về cơ thể như người lớn.
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em cần phải có cách nhìn nhận
đúng về hoạt động này, đó là hoạt động của người học và do người học. Nó
chỉ tạo ra sự thay đổi ở các em khi các em tham gia tự giác tích cực và chủ

động. Ngoài việc giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử, học tập, sinh hoạt, cha
mẹ, nhà trường cần quan tâm hướng dẫn các em các kỹ năng thoát hiểm khi
bị tấn công, cưỡng bức; các tình huống bất lợi thường gặp như: khi đi
đường vắng, đêm tối, ở nhà một mình, tiếp xúc với người lạ, người khác
giới…; đặc biệt, cần chú ý giáo dục, hướng dẫn các các em về giới tính, ý
thức cảnh giác, về cách thức tố giác, thông tin cho người lớn, các cơ quan
chức năng những hiện tượng, hành vi liên quan đến xâm hại tình dục (như
dụ dỗ, lừa phỉnh, đe dọa, lợi dụng nghề nghiệp để có hành vi dâm ô…).
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em một cách khoa học, bài bản chắc chắn sẽ
hình thành ở các em một nhân cách tâm lý tích cực và làm hạn chế những
tiêu cực trong nhận thức, hành vi, thái độ, thói quen xấu và ngăn ngừa tội
phạm có thể xảy ra, trong đó có tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.


PHỤ LỤC
Thông điệp: Nói KHÔNG với xâm hại tình dục trẻ em.

Hoạt động 2: Bạn hiểu.
Sắp xếp cho đúng về sự đụng chạm an toàn và sự đụng chạm không an
toàn?
-

Nắm tay.

-

Đi chơi.

-


Ôm.

-

Hôn hít.

-

Quan hệ tình dục.

-

Sờ mò.

-

Cho kẹo.

-

Mại dâm trẻ em.

-

Phô bày bộ phận sinh dục cho trẻ thấy.

-

Ngồi cùng nhau.


-

Nói chuyện.

-

Vuốt tóc.


Hoạt động 4: Truy tìm thủ phạm.
Thủ phạm thường sử dụng phổ biến cách sau:

Hoạt động 6 : Bài tập “Hãy bày tỏ thái độ”
- Chuyện của M:
M mới 13 tuổi, học lớp 6. Em sống cùng với bà ở một vùng quê. BuỔI
chiều, trên đường đi học về, M đã bị dụ dỗ bỏ nhà đến làm tại cơ sở may mũ bông
vải của ông Q. Tại đây, em đã phải làm việc đến 11-12 giờ đêm, bị ăn đói, bị đánh
đập mà mỗi tuần chỉ được 1 ngàn đồng. Không những thế, em còn bị cha con ông
Q cưỡng hiếp 5 lần. Tủi nhục, sợ hãi, M đã thắt cổ tự tử nhưng không chết. Sau
hơn 4 tháng sống trong địa ngục trần gian nhà ông Q, cuối cùng, gia đình mới tìm
được em và nhờ có công an can thiệp, M mới được trả về gia đình trong tình trạng
ốm yếu, ngớ ngẩn phải nằm điều trị tại bệnh viện tâm thần.
- Chuyện của H:
Tối chủ nhật, H sang nhà ngoại ở làng bên để trong nom bà bị mệt. Dọc
đường, cô gặp mấy trai làng vừa đi xem phim sex về. Sẵn trong người đang rậm
rựt, đường vắng vẻ, đám thanh niên choai choai liền lôi H xuống ruộng ngô ven
đường giở trò thú vật, mặc cho cô bé khóc lóc van xin. Chỉ đến khi có mấy người
đi đánh cá đêm về qua, chúng mới bỏ đi, để mặc H nằm bất tỉnh, tái nhợt, trên
người không còn một mảnh vài che thân …
- Chuyện của T:

T mới 13 tuổi là HS trường cấp 2. Hàng ngày đến trường được ông G, một
ông già 68 tuổi là bảo vệ của trường tỏ ra quan tâm, lúc thì cho quà bánh, lúc thì


cho 1000-2000d. T đã ngây thơ coi ông ta như một người ông và không đề phòng
gì. Không ngờ ông G đã lợi dụng sự ngây thơ đó của ông T và cưỡng hiếp 4 lần
ngay trong phòng bảo vệ của trường. Đến khi mọi chuyện vỡ lở thì T đã có mang
được 8 tháng. Giờ đây em phải nghỉ học, suốt ngày đóng cửa ngồi khóc trong
phòng. Bố mẹ em cũng rất bàng hoàng, đau buồn và lo lắng cho tương lai của con
gái.
-

Chuyện của N

N là cậu bé bán thuốc lá và kẹo cao su trên đường phố. Một lần, N gặp một
người khách nước ngoài trong công viên. Ông ta hào phóng mua cho Nam cả mấy
bao thuốc lá và nhiều kẹo cao sư, khiến em rất cảm kích. Ông ta tỏ ra ân cần hỏi N
có muốn có nhiều tiền không, chỉ cần về khách sạn đấm bóp cho ông một chút.
Tưởng thật, N đi theo ông về khách sạn. Trong khi N đang đấm bóp, ông ta chợt
ôm chòang lấy N mà hôn, khiến N rất hoảng sợ. May mà cửa mở, em giằng ra
được và bỏ chạy.
Hoạt động 8: Đóng vai
* Tình huống 1 : Lan là một nữ sinh lớp 8. Dạo này Lan thường bị một bạn
trai lớn hơn, học cùng trường đón đường trêu chọc và có hành vi đụng chạm vào
người Lan khiến em rất khó chịu …
Lan nên làm gì ?
* Tình huống 2 : Hôm nay Phương bị hỏng xe, phải đi bộ từ trường về nhà.
Dọc đường có một người đàn ông lạ mặt đi xe máy, cứ lẽo đẽo bám theo, gạ gẫm
rủ em lên xe để ông ta đèo về …
Phương có thể làm gì?

* Tình huống 3 : Trưa nay, Hồng đang ở nhà thì một người hàng xóm gõ
cửa vào xin nước uống. Sau khi uống nước, thấy chỉ có một mình Hồng ở nhà,
người hàng xóm bèn giở trò gạ gẫm em.
Theo em, Hồng nên làm gì ?
* Tình huống 4 : Mỗi kỳ nghỉ hè, Vân đến ở với chú thím ở thành phố. Khi
còn bé, Vân rất quý chú. Khi Vân 12 tuổi, một lần đang chơi, chú bắt đầu sờ mó
người cô một cách lạ lùng, làm cho cô bé thấy sợ hãi. Chú ấy nói đây là điều bí
mật, đừng nói cho người khác biết, và mùa hè ấy chú thường làm vậy với Vân. Hềt
hè, được về nhà, Vân mừng quá. Nhưng mùa hè năm nay lại sắp đến làm cho Vân
sợ. Cô bé nói với mẹ rằng cô không muốn đến ở nhà chú nữa, nhưng không dám


nói chuyện đã xảy ra. Mẹ Vân rất bực mình, mắng cô bé là đỏng đảnh và vẫn bắt
cô đến nhà chú thím khiến Vân rất tuyệt vọng.
Theo em, Vân phải làm gì ?
Hoạt động 9: Vẽ bàn tay tin cậy



×