Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG CĂNG THẲNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.19 KB, 17 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU.
I.

II.

Đặt vấn đề.
Trong thời đại ngày nay, thời đại mà nhân loại đang tiến vào nền văn minh
trí tuệ, thời đại bùng nổ thông tin, thời đại tiến bộ và phát triển như vũ bão
của khoa học – công nghệ .Với sự phát triển của xã hội, sự bộn bề của công
việc, con người thường gặp những tình huống gây căng thẳng cho bản thân.
Khi bị căng thẳng mỗi người có tâm trạng, cảm xúc khác nhau: có khi là
những cảm xúc tích cực nhưng thông thường là những cảm xúc tiêu cực gây
ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người…Khi
cuộc sống không có các tình huống căng thẳng sẽ chẳng có thách thức gì,
chẳng có trở ngại nào vượt qua. Nhưng tình huống căng thẳng có thể làm
phá vỡ sự cân bằng trong cuộc sống, làm nảy sinh nhiều căn bệnh tâm lý
nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến cuộc sống con người. Do áp
lực học tập của những năm cuối cấp, sự thay đổi về tâm lý và cả cơ thể mà
HS THPT thường xuyên rơi vào tình huống căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp
đến học tập cũng như sức khỏe của các em.Hiện nay có một số HS vì căng
thẳng quá mức đã tự tự để giải quyết, vấn đề do đâu? Vì các em còn quá
nhỏ, suy nghĩ chưa thật chính chắn, thiếu kỹ năng giải quyết khi gặp tình
huống căng thẳng. Nên việc trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng
khi gặp phải tình huống căng thẳng là rất cần thiết, hỗ trợ HS trong quá trình
phát triển về mặt tri thức cũng như nhận thức.
Lý do chọn đề tài.
Ở Việt Nam, số lượng trẻ em trong độ tuổi HS mắc rối loạn lo âu và trầm
cảm có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.
Nghiên cứu gần đây nhất của Đặng Hoàng Minh, Bahr Weiss và Nguyễn
Cao Minh (2013) đã điều tra dịch tễ trên 1.314 trẻ em từ 6 – 16 tuổi ở 10
tỉnh, thành phố Việt Nam đã cho thấy có 9,6% trẻ có các vấn đề hướng nội ở


mức lâm sàng. Trong đó, lo âu/ trầm cảm chiếm 1,8%, thu mình chiếm
2,1%, than phiền cơ thể chiếm 4,1%. Tỉ lệ này ở mức ranh giới là 18,3%.
Như vậy, cho thấy một xu hướng tương đối rõ rệt, đó là tỉ lệ học sinh có
các vấn đề về cảm xúc ngày càng gia tăng và là loại rối nhiễu chiếm tỉ lệ cao
nhất trong các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở học sinh phổ thông. Mà những
tác nhân là các kỳ kiểm tra/ kỳ thi, khối lượng kiến thức cần tiếp thu lớn,
khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, lịch học dày đặc, nhiệm vụ học tập
quá nhiều, không có đủ thời gian để ôn tập và củng cố kiến thức đã học,


phương pháp học tập của cá nhân không hiệu quả. Đây cũng chính là những
tác nhân gây căng thẳng trong học tập ở mức độ cao cho HS. Nhận thấy, HS
ngày này phải chịu rất nhiều áp lực mà kỹ năng giải quyết của các em còn
hạn chế. Nhằm giúp cho HS có đủ kỹ năng giải quyết các vẫn đề căng thẳng
trong trường học, cuộc sống em đã chọn chủ đề “ kỹ năng ứng phó với tình
huống căng thẳng” để thiết kế hoạt động phù hợp cho các em HS THPT.
Với các hoạt động trải nghiệm, trò chơi, thảo luận các em được trang bị
những kiến thức, giải pháp để ứng phó với những tình huống căng thẳng .


PHẦN NỘI DUNG.
Mục tiêu.
Mục tiêu về kiến thức.
Nêu được khái niệm căng thẳng và liệt kê được một số tình huống căng thẳng.
Nhận biết được nguyên nhân gây căng thẳng.
Liệt kê được các biện pháp ứng phó với căng thẳng và hiểu được tầm quan
trong của việc kiểm soát cảm xúc..
- Biết cách giải tỏa cảm xúc và làm chủ cảm xúc.
Mục tiêu về kỹ năng.
- Bước đầu hình thành các kỹ năng tự nhận thức.

- Kỹ năng quản lý thời gian và lên kế hoạch.
- Kỹ năng tư duy tích cực, tự phê phán.
- Kỹ năng phòng tránh, ứng phó tích cực với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc
bản thân.
3. Mục tiêu về thái độ.
- Thái độ tin tưởng và trân trọng bản thân.
- Thái độ nhìn nhận vấn đề một cách tích cực.
- Thái độ tôn trọng người khác khi giao tiếp.
- Chấp nhận sự căng thẳng như một phần tất yếu.
II. Đối tượng giáo dục của chủ đề:
Chủ đề được thiết kế dành cho đối tượng lứa tuổi HS. THPT.
III. Thông điệp của chủ đề:
Kỹ năng ứng xử trước tình huống căng thẳng, là kỹ năng quan tọng và rất
cần thiết cho HS cấp 3. Vì lúc này, các em đang trải qua rất nhiều áp lực,
cũng như suy nghĩ, định hướng về tương lai. Bản thân các em phải chịu
nhiều áp lực từ gia đình , bản thân , bạn bè, và một phần do tâm sinh lý ở lứa
tuổi các em có nhiều thay đổi. Chính những nguyên nhân trên đã gây rất
nhiều căng thẳng cho HS. THPT. Cho nên việc rèn luyện kỹ năng ứng xử
trước tình huống căng thẳng cho HS. THPT là rất cần thiết, hỗ trợ cho các
em những kiến thức cơ bản để có thể tự giải quyết các tình huống căng
thẳng khi ngồi trên ghế nhà trường. Từ đó tránh được những rủi ro đáng tiếc
cũng như giúp đỡ các em trong quá trình học tập có hiệu quả hơn.
IV. Phương tiện hỗ trợ:
- Giấy A4, giấy A0.
- Bút lông, bút dạ, bút viết, phấn viết.
- Tình huống thảo luận.
- Tài liệu phát tay.

I.
1.

-

2.


Máy chiếu.
Bộ phiếu ghi các cách ứng phó (mỗi phiếu một cách ứng phó).
Danh sách một số tình huống gây căng thẳng.
Hướng dẫn tổ chức hoạt động.
1. Hoạt động 1: Khởi động- Trò chơi Biệt mắt bắt sâu ( 15 phút).
a. Mục tiêu: Giúp học sinh trải nghiệm lại và nhận dạng được căng thẳng.
b.
Phương tiện:
- Kẹp áo.
c.
Cách tiến hành:
- Giáo viên phổ biến luật chơi:
+ Chọn 6 HS, chia làm 3 cặp.
+ Mỗi thành viên trong cặp sẽ được gắn kẹp áo lên các vị trí khác nhau trên cơ
thể, thành viên còn lại bị bịt mắt và dùng tay để tìm và lấy toàn bộ kẹp được
gắn trên người đồng đội của mình xuống.
+ Mỗi cặp có 1 phút 30 giây để hoàn thành trò chơi.
- GV cho học sinh tham gia trò chơi.
- Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên cho học sinh chia sẻ cảm xúc khi chơi.
2. Hoạt động 2.( 20 phút).
Bắt đầu: Khái niệm, các biểu hiện của cảm xúc khi căng thẳng.
a. Mục tiêu:
Cho học sinh hiểu được căng thẳng là gì?
- Các biểu hiện cho thấy HS đang bị căng thẳng.
b. Phương tiện:

- Máy tính, máy chiếu, xem video về căng thẳng của HS hiện nay.
c. Cách tiến hành.
Xem video , trình bày.
- Bước 1: Cho HS xem video về những tình huống căng thẳng và áp lực của HS,
và hậu quả của việc căng thẳng.
- Bước 2: Cho học sinh nêu lên ý kiến sau khi xem video.
- Bước 3: Cho HS nêu lên ý kiến của mình về các tình huống căng thẳng, biểu
hiện.
Khái niệm: căng thẳng là gì? Biểu hiện của cảm xúc khi căng thẳng?
Kết luận: GV tổng kết câu trả lời của HS và trình bày về khái niệm, biểu hiện
của cảm xúc khi căng thẳng.
3. Hoạt động 3: tìm hiểu các tình huống gây căng thẳng. ( 20 phút).
a. Mục tiêu:
- Kiệt kê được các tình huống có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến HS.
- Nhận diện được tình huống gây căng thẳng.
- Diễn tả được cảm xúc thường gặp khi căng thẳng.

V.


Phương tiện:
Giấy, phấn viết.
c. Cách tiến hành:
Giáo viên cho cả lớp trả lời các câu hỏi sau:
• Em hãy liệt kê các tình huống làm em cảm thấy căng thẳng.
• Cảm giác tâm trạng của em lúc đó như thế nào?
• Lúc đó em đã làm gì?
• Tâm trạng của em sau đó thay đổi ra sao? Có bớt căng thẳng hơn không.
Phát cho mỗi HS một mẫu giấy, và sau đó ghi đáp án vào và chia sẻ với cả lớp.
Giáo viên ghi lại các ý kiến lên bản và tổng hợp.


b.
-

-

Kết luận: + Tình trạng căng thẳng là cách phản ứng của cơ thể để đáp ứng lại tác
động của những sự kiện, tình huống làm cho ta bị mất cân bằng, bị đe dọa, hoặc quá
sức chịu đựng…
+ Căng thẳng có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ lứa tuổi nào.
+ Khi bị căng thẳng mỗi người có tâm trạng, cảm xúc khác nhau: cảm
xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.
+ Tình huống gây căng thẳng luôn tồn tại trong cuộc sống.
Hoạt động 4: Các nguyên nhân gây căng thẳng.
Mục tiêu:
Trình bày được các nguyên nhân gây ra căng thẳng ở HS.
b. Phương tiện: Không.
c. Cách tiến hành:
GV cho HS lần lượt nêu lên những nguyên nhân mà bản thân cảm thấy gây
cẳng thẳng.
GV lắng nghe và tổng kết, nhận xét từ ý kiến tổng hợp của HS.
Kết luận:
Có 2 nguyên nhân chủ yếu gây căng thẳng ở HS:
+ Nguyên nhân chủ quan: là những suy nghĩ tiêu cực, tự tạo áp lực cho bản
thân, thiếu tin tưởng vào bản thân.
+ Nguyên nhân khách quan: là từ môi trường sống tiêu cực, áp lực từ công việc
và cuộc sống.
5. Hoạt động 5.Các cách ứng phó (35 phút).
4.
a.

-

-

a. Mục tiêu :


- Giúp học sinh tìm hiểu và phân tích các cách ứng phó khác nhau đối với những tình
huống gây căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
- Giúp HS biết đưa ra những cách ứng phó tích cực đối với các tình huống căng thẳng
gặp phải.
b. Phương tiện:
- Bộ phiếu ghi các cách ứng phó (mỗi phiếu một cách ứng phó).
- Danh sách một số tình huống gây căng thẳng.
c. Cách tiến hành:
- GV dùng phương pháp động não, yêu cầu HS nêu vài ví dụ về các tình huống gây
căng thẳng.
- Yêu cầu học sinh chọn một tình huống, và yêu cầu các em nêu vài cách ứng phó khi
bị căng thẳng, GV ghi nhanh các ý kiến của các em lên bảng.
- Phát cho mỗi HS một phiếu trong bộ phiếu ghi cách ứng phó, chẳng hạn :
+ Nghe nhạc.
+ Chơi thể thao.
+ Xem tivi.
+ Bỏ đi chỗ khác.
+ Đi du lịch.
+ Tâm sự với người mình tin cậy.
+ Cố gắng giải thích, thương lượng với người gây căng thẳng cho mình.
+ Đập phá đồ đạc.
+ Trút giận lên người khác.
- Dựa vào các tình huống mà các em đã nêu và đã được ghi lên bảng, GV đọc lên một

tình huống gây căng thẳng cụ thể nào đó, yêu cầu HS suy nghĩ xem em có thích phiếu
ứng phó mà các em đã cầm trong tay khi đối chiếu nó với tình huống vừa nêu.


- HS di chuyển đến một trong ba vị trí ở trong phòng để thể hiện thái độ của mình đối
với cách ứng phó được ghi trên phiếu mà mình đang có
- THÍCH
- KHÔNG THÍCH
- KHÔNG RÕ LẮM, LƯỠNG LỰ
- GV yêu cầu một vài HS đọc phiếu ứng phó của mình và giải thích vì sao các em lại
thích, không thích hoặc lưỡng lự.
- Đọc tiếp một vài tình huống gây căng thẳng nữa và yêu cầu HS tiếp tục làm như
trên
- Thảo luận nhóm theo các câu hỏi :
+ Có các cách ứng phó khác nhau đối với một tình huống căng thẳng không ? Điều
này có nghĩa gì ?
+ Có những cách ứng phó phù hợp cho tình huống này nhưng không phù hợp đối với
tình huống khác không ?
+ Có phải người ta luôn biết vận dụng những cách ứng phó phù hợp và không sử dụng
những cách ứng phó không phù hợp không? Cho ví dụ?
Kết luận :
- Có thể có nhiều cách ứng phó khác nhau đối với tình huống căng thẳng. Tuy nhiên
không phải bao giờ người ta cũng sử dụng những cách ứng phó phù hợp và không sử
dụng những cách ứng phó không phù hợp, dù có biết.
Cần ý thức là trên thực tế khi căng thẳng, người ta khó có thể có được những cách
thức ứng phó phù hợp, tuy nhiên bản thân thường hay vận dụng. Ý thức được điều
này để rèn luyện có được cách ứng phó phù hợp đối với tình huống căng thẳng.
- Các kỹ năng tự nhận thức, bày tỏ, thổ lộ, nhờ người giúp đỡ, suy nghĩ linh hoạt,
thương thuyết … là rất cần thiết để giúp các em có cách ứng phó phù hợp khi bi8
căng thẳng : các hình thức đi du lịch, đi dạo, chơi thể thao, nghe ca nhạc, làm một

công việc mình vốn ưa thích, … cũng là những cách ứng phó tích cực đối với căng
thẳng.


6. Hoạt động 6. . Các bước rèn luyện kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát
cảm xúc ( 15 phút ).
a. Mục tiêu:
- Giải quyết tình huống, vận dụng kỹ năng đã được nêu ở trên vào xử lý tình huống.
- trình bày được các bước rèn luyện kỹ năng ứng phó với căng thẳng.
b. Phương tiện:
- máy chiếu. slie.
c. Cách tiến hành:
- GV đưa ra tình huống trên slie.
* Bài tập tình huống:
Chuẩn bị đến kỳ thi “ Giám sát chất lượng” ngày nào cô giáo cũng giao rất nhiều bài
tập về nhà. Mặc dù em đã cố gắng hết sức, nhưng không làm hết và cũng có rất nhiều
bài tập khó em không làm được. Em cảm thấy rất lo lắng, sợ hãi và mệt mỏi. Em sẽ
ứng phó thế nào?
- Cho HS đưa ra ý kiến, và cách xử lý của mình nếu trong tình huống đó.
- GV nhận xét và đưa ra cách giải quyết tốt nhất cho HS.
Kết luận:
Căng thẳng là điều hiển nhiên trong cuộc sống và việc bạn đối mặt với nó như thế
nào sẻ thể hiện được bạn là người thành công vượt qua thử thách hay bạn là người
thất bại lùi bước trước khó khăn.
Để hạn chế căng thẳng các em cần:
+ Học tập có kế hoạch( có thời gian cụ thể).
+ Thường xuyên tập thể dục thể thao.
+ Sống vui vẻ, chan hòa, lạc quan.
+ Tự tin.
+ Biết chia nhỏ vấn đề để giải quyết từng bước.



+ Ứng xử linh hoạt, biết hòa hiệp, nhượng bộ khi cần, biết tìm kiếm sự giúp đỡ.
7.

Hoạt động 7 ( 15 phút).
a. Mục tiêu:
- HS có khả năng xây dựng một cuộc sống lành mạnh.
- Hạn chế những yếu tố có nguy cơ tạo nên căng thẳng.
b. Phương tiện:
c. Cách tiến hành:
- GV đặt câu hỏi : làm thế nào để hạn chế căng thẳng trong cuộc sống?
- HS suy nghĩ và nêu lên ý kiến .
- GV ghi lại ý kiến lên bảng và tổng hợp.
Kết luận:
Cần có chế độ học tập, và sinh hoạt hợp lý.
Biết cách quản lý thời gian hợp lý để giải quyết từng vấn đề.
Nhận thức được tình huống gây căng thẳng để tránh được tình huống căng
thẳng.
- Có lối sống lành mạnh, thường xuyên rèn luyện bản thân.
8. Hoạt động 8. Bài tập củng cố (5 phút).
a. Mục đích:
- Giúp HS củng cố kiến thức, rèn luyện để từng bước hình thành kỹ năng ứng
phó với căng thẳng.
b. Bài tập;
- HS ghi lại những căng thẳng mà bản thân thấy khó vượt qua nhất và cách ứng
phó với căng thẳng đó .
- Lập bảng thời gian biểu sinh hoạt và học tập hợp lý.
- Những gì đã đạt được khi giải quyết căng thẳng sau khi học kỹ năng này.
- Nộp bài báo cáo vào tiết sau.

VI.
Tổng kết.
- GV yêu cần HS nêu lên:
+ Những thu hoạch, kinh nghiệm mà các em rút ra sau các hoạt động các em đã
tham gia qua bài thu hoạch.
+ Những kỹ năng sống đã được sử dụng trong chủ đề.
- GV tổng kết lại điều cần ghi nhớ trong chủ đề:
-

+ Tầm quan trọng của kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng.
+ Cần nhận thức rõ bản thân mình những biểu hiện của cơ thể , cảm xúc, hành vi, để
từ đó có thể tìm được cách ứng phó phù hợp với từng tình huống căng thẳng.


+ Phải biết chấp nhận căng thẳng, coi căng thẳng như là thử thách mà ai cũng phải
vượt qua và trưởng thành. Từ đó có suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn trong mội hoàn
cảnh.
+ Rèn luyện bản thân, sống lành mạnh, tham gia các hoạt động tập thể, tập thể thao…
để hạn chế tối đa được các tình huống căng thẳng có thể xảy ra.

PHẦN KẾT LUẬN.
Trước những thách thức và quy luật đào thải khắc nghiệt của cuộc sống, con người
phải không ngừng cập nhật và nâng cao giá trị bản thân về mọi mặt để đáp ứng đầy đủ
những đòi hỏi thiết yếu của xã hội. Một trong những vấn đề được mọi người quan tâm
hàng đầu hiện nay, đặc biệt là giới trẻ, đó chính là việc trang bị cho mình kiến thức về
Kỹ năng sống. Kỹ năng sống quan trọng và cần thiết với mỗi người chúng ta như thế.
Nhưng không phải ai cũng hiểu được khái niệm về nó và làm thế nào để sử dụng công
cụ này một cách hữu ích. Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân, cộng đồng,
nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp cho con người xây dựng một xã hội có văn
hóa. Kỹ năng sống chỉ được hình thành thông qua giáo dục, đào tạo và rèn luyện. Các

kỹ năng sống có liên quan và hỗ trợ cho nhau.


Trong cuộc sống hiện đại, mỗi chúng ta cần phải trang bị cho bản thân những kỹ năng
sống để vượt qua mọi khó khăn , thách thức. Kỹ năng sống có thể giúp một con người
tự ti trở nên tự tin hơn khi đứng trước đám đông, một người luôn cảm thấy thiếu thốn
thời gian để hoàn thành công việc lại có kế hoạch sắp xếp thời gian hợp lý và hoàn
thành công việc trước thời hạn, một người có thể chết đuối khi được học kỹ năng bơi
lội không những cứu được bản thân mà còn cứu những người khác…và còn rất nhiều
điều mà kỹ năng sống đem lại cho chúng ta. Hướng chúng ta đến góc nhìn mới, sự
hiểu biết về cuộc sống, sẽ là hành trang giúp con người nhập với thiên nhiên, cộng
đồng, hay xã hội. Hiện nay khi con người dần có nhận thức về tầm quan trọng của kỹ
năng sống, thì việc lồng ghép dạy cho học sinh học những kỹ năng sống là rất cần
thiết và quan trọng.
Một trong số những kỹ năng quan trọng và cần thiết đó là “ kỹ năng ứng phó với tình
huống căng thẳng” hướng đến đối tượng là học sinh THPT . Do sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học, sự bùng nổ về thông tin kéo theo nội dung học tập của học sinh
ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, phức tạp và nhiều chiều tác động. Bước sang
lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, hoạt động của các em được mở rộng, đa dạng
hơn. Vì vậy vai trò, vị trí xã hội của các em không chỉ được mở rộng về số lượng,
phạm vi mà còn biến đổi cả về chất lượng. Ngoài ra hàng ngày các em phải đáp ứng
rất nhiều yêu cầu của cuộc sống đối với lứa tuổi mới (thanh niên). Trong học tập ở
nhà trường giáo viên đặt ra những yêu cầu đối với các em cao hơn, giải quyết các
nhiệm vụ học tập độc lập, tự giác hơn. Càng đến cuối cấp, học sinh học tập không chỉ
vì mục đích đáp ứng nhu cầu hiểu biết, yêu cầu của nhiệm vụ học tập mà còn đáp ứng
nhiệm vụ đặc trưng của lứa tuổi này là chọn nghề. Cùng với sự năng động của tuổi
trẻ, nhiệt huyết của thanh niên mới lớn, với các yêu cầu ngày một cao của xã hội đối
với họ, học sinh trung học phổ thông không thể tránh khỏi những áp lực nặng nề tác
động từ nhiều phía đến quá trình học tập của các em làm cho các em nhiều lúc cảm
thấy căng thẳng, mệt mỏi và có khi còn chán nản với việc học tập của mình. Để giúp

HS tự tin hơn khi đứng trước các tình huống khó khăn gặp phải ở lứa tuổi này, thì kỹ
năng ứng phó với tình huống khó khăn như là một biện pháp hỗ trợ HS vượt qua các
tình huống khó khăn mà các em gặp phải ở trong trường học, cũng như ngoài xã hội.
Qua kỹ năng này nhằm trang bị cho HS các kiến thức, kinh nghiệm để xử lý tình
huống khó khăn, thông qua đó giúp HS tránh những suy nghĩ tiêu cực mà hướng đến
những suy nghĩ tích cực hơn. Có kế hoach ứng phó với khó khăn cũng như rèn luyện


kỹ năng xử lý tình huống khó khăn và các kỹ năng cần thiết khác.Để kỹ năng sống
cùng các em đồng hành trên con đường chinh phục những cái mới của nhân loại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1.
2. />3. />4. />5. />

6. />7. />8. />9. />
PHỤ LỤC.

Căng thẳng do công việc,xã hội,sức khỏe

Bị chỉ trích


Dùng chất kích thích

Dùng lời nói xúc phạm người khác

Lập kế hoạch



BẢNG CHỮ VIẾT TẮT.

Chữ thường.

Chữ viết tắt.

Giao viên.

GV.

Học sinh.

HS.

Trung học phổ thông.

THPT.


Điểm kết luận của bài thi.

Chữ ký xác nhận của CB
chấm thi.

Bằng số.

CB chấm 1.

Bằng chữ.


CB chấm 2.

Chữ ký xác nhận
của CB nhận bài
thi.


Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà.

Ngày sinh: 21.9.1996;

Lớp: 14 CTXH.

Khoa tâm lý- giáo dục.

mã phách:

Tên tiểu luận: KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHÓ KHĂN .
Học phần: Kỹ năng sống.
Giảng viên phụ trách: ThS. Lê Thị Duyên.

Sinh viên ký tên



×