Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc giận dữ cho học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.91 KB, 15 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Cảm xúc của cá nhân là một động lực cơ bản thôi thúc con người làm việc bất kể họ làm
gì. Cảm xúc có thể đem lại cho cá nhân những ý tưởng, những lựa chọn đầy sáng tạo.
Cảm xúc có tính hai mặt, một mặt cảm xúc là động lực thúc đẩy cá nhân hoạt động có
hiệu quả. Mặt khác nếu không được quản lý và định hướng đúng đắn cảm xúc sẽ làm lệch
hướng, thậm chí phá hủy nhận thức và hành động của cá nhân, dẫn đến việc nhận thức và
hành động của cá nhân trở nên “ mù quáng” và sai lầm. Vì vậy quản lý và định hướng
cảm xúc để trở thành động lực tích cực là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo
hiệu quả hoạt động . Thực tế cho thấy, những người hiểu được các cảm xúc của mình,
nắm được và làm chủ được chúng, đoán được những cảm xúc của người khác và biết hòa
hợp với họ một cách hữu hiệu, là những người có lợi thế trong tất cả các lĩnh vực của
cuộc đời để thành công và hạnh phúc. Ngược lại, những người không kiểm soát được đời
sống cảm xúc của mình sẽ thường xuyên phải chịu những xung đột nội tâm, từ đó năng
lực tập trung chú ý và tư duy của họ sẽ bị phá vỡ và điều này chắc chắn có ảnh hưởng
xấu đến hiệu quả hoạt động cũng như cuộc sống của họ.
Cuộc sống này muôn màu muôn sắc, ai cũng có những sắc thái biểu cảm khác nhau khi
đối diện với việc xảy ra của một vấn đề nào đó. Cảm xúc cũng vậy, có lúc vui rất vui, có
lúc buồn rất buồn nhưng có lúc lại lo lắng, sợ hãi hoặc cũng có thể giận dữ tột cùng.
Chúng ta phải làm gì để ứng phó với những cảm xúc bất chợt đó mà không gây ảnh
hưởng đến bản thân và những người xung quanh mình?
Ở những cảm xúc có cường độ yếu như vui, buồn thì việc quản lý nó dễ chịu hơn, nhưng
đối với cảm xúc có cường độ mạnh như giận dữ thì việc kiểm soát nó không phải ai cũng
làm được, có khi còn gây khó khăn, trở ngại cho chính bản thân người đang giận dữ đó.
Như vậy, không phải ai cũng kiểm soát, quản lý được cảm xúc của mình, không phải ai
cũng có cách ứng xử phù hợp khi gặp vấn đề khó khăn.
Với việc rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc giận dữ chủ yếu dành cho học sinh trung học
cơ sở vì ở lứa tuổi này do những đặc điểm tâm sinh lý mà các em thường có những cảm


xúc nông nổi bất chợt, chính các em cũng không thể nào kiềm chế ngay lúc đó hoặc quản
lý nó một cách tốt nhất. Vì vậy, “ Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc giận dữ cho học


sinh trung học cơ sở “ thiết nghĩ là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng
nhằm giúp các em hiểu hơn cảm xúc là gì, cảm xúc giận dữ là gì và làm sao để có cách
ứng xử đúng khi cảm xúc giận dữ đang lấn áp bản thân mình?
PHẦN NỘI DUNG

I.
Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm cảm xúc là gì? giận dữ là gì? quản lý cảm xúc là gì? quản lý
-

cảm xúc giận dữ là như thế nào?
Những hậu quả của việc giận dữ quá mức.
Liệt kê được những biểu hiện của việc giận dữ và trình bày được các bước để quản

lý cảm xúc giận dữ.
- Giúp học sinh vận dụng kỹ năng quản lý cảm xúc giận dữ vào trong cuộc sống.
2. Về kỹ năng:
• Qua việc rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc giận dữ giúp các em hình thành được

3.
-

những kỹ năng như:
Kỹ năng kiềm chế cảm xúc.
Kỹ năng giải quyết vấn đề.
Kỹ năng ứng xử với bản thân và người khác trong các mối quan hệ.
Rèn luyện kỹ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực.
Kỹ năng ra quyết định.
Kỹ năng ứng phó với cảm xúc giận dữ.

Kỹ năng bảo vệ bản thân.
Về thái độ:
Có thái độ tôn trọng bản thân và những người xung quanh.
Thái độ đối xử lịch sự, phù hợp và tế nhị với những người xung quanh trong

-

những tình huống xảy ra.
Học sinh có thái độ tích cực xử lý những tình huống dẫn đến giận dữ.
Phê phán những hành vi sai lệch vượt quá tầm kiểm soát của bản thân mà để cảm

II.

xúc giận dữ lấn áp.
Đối tượng giáo dục của chủ đề.
Chủ đề trên được thiết kế dành cho học sinh trung học cơ sở.


III.

Thông điệp của chủ đề.

Chủ đề thiết kế giáo dục “Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc giận dữ cho học sinh trung
học phổ thông” muốn nhắn nhủ chúng ta một điều dù bạn là ai, bạn ở vị trí nào, bạn làm
ở lĩnh vực nào thì việc bạn phải đối diện với cảm xúc giận dữ của bản thân hoặc của
người khác là không thể tránh khỏi. Do đó, bạn không thể né nó mà bạn phải chấp nhận
và tìm cách phù hợp để khống chế cảm xúc giận dữ ngay thời điểm đó. Nói thì dễ nhưng
làm thì thật không dễ chút nào. Để làm được và nhận thức đúng cách thì chúng ta phải
trải qua quá trình rèn luyện, trải nghiệm và tích cực giải quyết, lúc đó mọi thứ đã ăn sâu
vào con người chỉ cần chạm phải thì tự động hóa bạn sẽ có cách giải quyết đúng đắn

nhất. Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở- lứa tuổi không quá lớn cũng không quá nhỏ, đây
là tuổi phù hợp để giáo dục, rèn luyện cho các em kỹ năng quản lý cảm xúc giận dữ này.
Không những hỗ trợ các em trong việc tạo mối quan hệ mà còn giúp cho các em thành
công trong tương lai khi hợp tác, làm việc với những người khác.

IV.
V.
VI.

Phương tiện hỗ trợ.
Máy chiếu.
Loa.
Bảng.
Phấn.
Bút lông.
Giấy A4.
Bàn.
Ghế.
Phương pháp sử dụng.
Tổ chức chơi trò chơi.
Phương pháp giảng dạy.
Xem video.
Phương pháp sắm vai.
Phương pháp tình huống.
Hướng dẫn tổ chức hoạt động.

Bước 1: Khám phá.

1. Hoạt động 1: Trò chơi khởi động.



a. Mục tiêu:
- Tạo không khí thoải mái, thân thiện, gần gũi trước khi vào bài học.
- Giới thiệu với các em để đi vào rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc giận dữ.
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu các em lấy ra một tờ giấy và một cây bút.
- Trong vòng 3 phút các em sẽ vẽ lên tờ giấy hình khuôn mặt biểu lộ cảm xúc hiện
giờ của các em.
- GV mời một số em đứng lên nói về biểu cảm của mình vừa mới vẽ lên giấy.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận.
c. Kết luận:
Qua trò chơi, chúng ta thấy cảm xúc rất đa dạng, mỗi người đều có những cung bậc
cảm xúc khác nhau như vui vẻ, lo lắng, sợ hãi, giận dữ… Trong đó cảm xúc giận dữ là
một trong những cảm xúc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của
chúng ta. Để hiểu rõ hơn về cảm xúc này cũng như cách quản lý cảm xúc giận dữ. Chúng
ta cùng đi vào trải nghiệm các hoạt động tiếp theo.
Bước 2: Kết nối.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cảm xúc giận dữ.
a. Mục tiêu:
- Liệt kệ được những tình huống dẫn đến giận dữ và ý nghĩa của việc nhận thức
-

được những cảm xúc giận dữ đó.
Hiểu được các khái niệm cảm xúc, giận dữ, quản lý cảm xúc và quản lý cảm xúc

giận dữ.
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu học sinh liệt kê những tình huống dẫn đến giận dữ trong cuộc sống


-

hằng ngày.
GV ghi tóm tắt các tình huống đó lên bảng. VD: bị bạn bè trêu chọc. bị bố mẹ

-

đánh, bị bạn bè chơi xấu…
Từ những tình huống đó GV giới thiệu cho các em các khái niệm cơ bản: Cảm xúc
là gì, giận dữ là gì, quản lý cảm xúc là gì và quản lý cảm xúc giận dữ là như thế
nào.
c. Kết luận.


Thông qua việc liệt kê những tình huống về cảm xúc giận dữ ta thấy, trong cuộc sống
hằng ngày không phải ai cũng có thể kiềm chế được cảm xúc giận dữ. Do đó, việc quản
lý cảm xúc giận dữ rất cần thiết với mọi người. Nắm vững các kiến thức cơ bản về quản
lý cảm xúc giúp các em hình thành những kỹ năng cơ bản như kỹ năng ra quyết định, kỹ
năng giải quyết mâu thuẫn.
Khái niệm:

- Cảm xúc hay xúc cảm là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái
độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người

-

khác và với bản thân.
Theo nhà nghiên cứu cảm xúc hàng đầu Paul Ekman, tức giận là một trong bảy
cảm xúc phổ biến ở mọi giới tính, lứa tuổi và các nền văn hóa. Ông cho rằng sự
tức giận có thể là kết quả khi một thứ gì đó cản trở chúng ta đạt được một mục tiêu

mà chúng ta quan tâm, hoặc khi chúng ta cảm nhận mình bị đe dọa, về mặt thể

-

chất hoặc tâm lý.
Quản lý cảm xúc là khả năng hiểu và quản lý những cảm xúc của bạn và của cả

-

những người xung quanh.
Quản lý cảm xúc giận dữ là việc hiểu sự giận dữ của bạn và hiểu tại sao nó lại xảy
ra, thực hành những phương cách tốt để bộc lộ sự giận dữ, và biết làm thế nào để
ngăn chặn nó. Kiểm soát cơn giận là việc biết những hành động chớp nhoáng và
những dấu hiệu cảnh báo sớm của sự giận dữ, bình tĩnh và kiểm soát được tình

huống trước khi sự giận dữ rơi vào tình huống mất kiểm soát.
3. Hoạt động 3: Biểu hiện của giận dữ.
a. Mục tiêu:
- Giúp các em biết được những biểu hiện của cảm xúc giận dữ để các em biết cách
ứng phó khi mắc phải những tình huống dễ mắc phải giận dữ.
- Liệt kê được biểu hiện của giận dữ.
b. Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi
- GV hướng dẫn trò chơi.
+ Chia lớp thành hai nhóm.


+ Bắt đầu lần lượt thay phiên nhau nói những biểu hiện của cảm xúc giận dữ.
+Nếu nhóm này nói xong một biểu hiện mà nhóm còn lại nói biểu hiện bị từng
hoặc không có biểu hiện để đối lại thì nhóm kia sẽ thắng.


- Các nhóm bắt đầu chơi.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận.
c. Kết luận:
Gv cung cấp các kiến thức về biểu hiện của giận dữ.
Biểu hiện: Bực tức,nóng giận,cau có,khó chịu,nhăn nhó,...

4. Hoạt động 4: Tác hại của việc không quản lý cảm xúc giận dữ.
a. Mục tiêu:
- Giúp các em nắm được tác hại của việc không kiềm chế cảm xúc giận dữ.
b. Cách tiến hành:
- GV đưa ra những dẫn chứng cụ thể của việc không kiểm soát cảm xúc giận dữ,
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần của bản thân và những người

-

xung quanh.
GV yêu cầu học sinh tìm những câu chuyện đã từng nghe trong cuộc sống về việc
không kiểm soát được cảm xúc giận dữ đã ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần

của con người.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận.
c. Kết luận:
Với những câu chuyện, dẫn chứng từ thực tế, chúng ta thấy được mức độ ảnh
hưởng của việc không quản lý tốt cảm xúc giận dữ.
Nếu không quản lý tốt cảm xúc giận dữ thì con người phải chịu những tác hại vô
cùng nghiêm trọng về sức khỏe và tinh thần.

5. Hoạt động 5: Cách quản lý cảm xúc giận dữ.
a. Mục tiêu:

- Giúp học sinh biết được cách quản lý cảm xúc giận dữ khi bản thân mắc phải.
- Hình thành được kỹ năng giải quyết vấn đề.
b. Cách tiến hành:


- GV cung cấp kiến thức các cách để quản lý cảm xúc giận dữ.
- GV hỏi:
+ Ngoài những cách kiểm soát đã được nêu thì các em có những cách nào khác
để quản lý cảm xúc giận dữ không ?
+ Học sinh phát biểu.

- GV nhận xét và đưa ra kết luận.
c. Kết luận:
Việc trình bày xong những kến thức, cách xử lý các tình huống có cảm xúc giận dữ giúp
các em trang bị cho mình những kĩ năng cơ bản nhằm giải quyết được các tình huống đó.
Sâu hơn là giúp các em ứng phó tốt với những tình huống dễ dẫn đến giận dữ.
Bước 3: Thực hành/ Luyện tập.

6. Hoạt động 6: Thử tài diễn xuất.
a. Mục tiêu:
- Giúp các em học sinh thể hiện khả năng diễn xuất của mình thông qua những tình
-

huống có sẵn.
Giúp các em hình thành các kỹ năng trong việc giải quyết, kiểm soát, quản lý cảm

xúc giận dữ.
b. Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
- GV đưa ra hai tình huống, sau đó cho 2 nhóm thảo luận tình huống đã đưa.( Tình


-

huống được đính kèm ở phần phụ lục)
Sau 10 phút mời các nhóm lên diễn và đưa ra cách xử lý tình huống của nhóm

-

mình.
Sau khi xem xong nhóm bạn trình bày nhóm còn lại sẽ nhận xét.
GV nhận xét các nhóm thể hiện và trình bày qua cách giải quyết tình huống.

c. Kết luận:


Qua hoạt động đóng vai, giải quyết tình huống đã rèn luyện cho các em khả năng giải
quyết tình huống và quản lý cảm xúc giận dữ. Giúp các em có kỹ năng diễn xuất, kỹ năng
ra quyết định và kỹ năng làm việc hợp tác nhóm trong quá tình giải quyết tình huống.
Bước 4: Vận dụng.

7. Hoạt động 7: Xem video về bài học giận dữ.
a. Mục tiêu:
- Giúp các em nắm vững hơn về kiến thức và áp dụng những kiến thức đó vào trong
-

cuộc sống.
Định hình lại qua việc giải quyết tình huống quản lý cảm xúc giận dữ thì kỹ năng
đạt được bao gồm: kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản

lý cảm xúc giận dữ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn…

b. Cách tiến hành:
- GV mở video cho học sinh xem.
- Sau khi xem xong video, GV hỏi mời các em bày tỏ những suy nghĩ của mình và
bài học cho bản thân.
- GV nhận xét và kết luận.
c. Kết luận:
Qua hoạt động xem video, các em sẽ tổng hợp lại những kiến thức đã học, cách kiểm
soát, quản lý cảm xúc giận dữ để vận dụng vào trong cuộc sống hằng ngày.
Giúp các em rút ra được những ảnh hưởng tiêu cực khi không kiểm soát được cảm xúc
giận dữ và rút ra bài học cho bản thân mỗi học sinh.

VII. Tổng kết.
• GV cho học sinh thực hiện:
- Học sinh viết bài thu hoạch: Thông qua những hoạt động được tổ chức các em đã
-

học được gì và rút ra bài học kinh ngiệm nào cho bản thân.
Kiến thức các em cần nắm vững qua buổi giáo dục rèn luyện kỹ năng đó là những

-

kiến thức nào.
Cách quản lý cảm xúc giận dữ như thế nào là đúng và hợp lý.


Thông qua những hoạt động trải nghiệm, bản thân học sinh hình thành cho mình
những kỹ năng cơ bản nhằm giúp các em vận dụng vào trong cuộc sống để vượt qua
những lúc căng thẳng, bức xúc.
Bên cạnh đó, các em rèn luyện thêm cho mình nhân cách đối xử với người khác một
cách lịch sự và luôn bình tĩnh để giải quyết mọi vấn đề.

Ngoài ra chủ đề “ Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc giận dữ cho học sinh trung học
cơ sở”còn giúp các em biết quý trọng bản thân mình, tôn trọng người khác và thích nghi
với mọi hoàn cảnh.
PHẦN KẾT LUẬN
Mỗi chúng ta đều có lúc nóng giận, không ai là không trải qua cảm xúc đó. Nhưng quan
trọng là bản thân mình có kiềm chế và xử lý nó một cách bình tĩnh mà không làm tổn
thương đến bản thân hoặc gây ảnh hưởng đến người khác.
Biết cách quản lý cảm xúc cho bản thân là bạn đã biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân
của chính mình. Giận dữ đúng hay không đúng thời điểm, cũng phải kiềm chế mà tìm ra
cách ứng xử phù hợp chứ không được vội vã, hấp tấp mà dẫn đến nhiều việc không hay
xảy ra. Đặc biệt là các mối quan hệ bi rạn nứt.
“ Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc giận dữ cho học sinh trung học cơ sở” không
những cần thiết mà nó còn có ý nghĩa to lớn giúp cá nhân các em trang bị nhiều kỹ năng
và hình thành nhân cách tốt. Do đó, việc các em học cách kiểm soát, quản lý cảm xúc
giận dữ là nhằm tăng khả năng giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn và tạo được quan
hệ hợp tác với người khác.
PHỤ LỤC
Tình huống sắm vai:
Tình huống 1 : Hạnh và Cúc là bạn bè thân thiết với nhau từ nhỏ, trải qua 8 năm rồi hai
bạn vẫn còn thân với nhau. Hiện tại, cả hai học lớp 9 và học cùng lớp. Chuẩn bị tới sinh


nhật Hạnh, cả hai dự tính sẽ đi chơi ở khu vui chơi giải trí mới mở. Đến ngày sinh nhật
Hạnh, Cúc đến nhà chờ Hạnh để cùng đi. Thấy Cúc đến, Hạnh nói: “ Xin lỗi mầy nha,
tao phải ở nhà trông nhà cho ba mẹ về quê, đến tối ba mẹ tao mới về, thôi để mai mình đi
nha.”Cúc nghe vậy đồng ý để mai đi. Đến trưa, khi Cúc đi nhà sách thì thấy Hạnh đang ở
quán kem với ba nhỏ bạn trong lớp rất vui vẻ. Cúc thấy vậy vô cùng buồn và tức giận vì
Hạnh đã nói dối mình. Nếu là Cúc em sẽ xử lý như thế nào trong tình huống này .
Tình huống 2: Hùng đang học bài trong nhà. Nghe tiếng gọi: “ Hùng ơi” của thằng bạn
trong lớp Hùng chạy ra thì thấy Vinh. Hùng nói “ Gì thế mày “. Vinh trả lời “ Đi chơi

mày, cuối tuần mà học bài gì lắm thế “. Hùng nói “ Đi thì đi chờ chút”.Mới chạy vô nhà
định mặc đồ rồi đi thì thấy bố đang đứng đó. Bố hỏi “ Đi đâu thế Hùng ?”. Hùng trả lời “
Con đi chơi bố ạ”, bố Hùng bảo “ Ở nhà học bài đi, sắp thi cử đến nơi rồi mà còn chơi
với bời gì nữa.”Nói sông bố Hùng đi ra sau nhà. Hùng lầm lì, chạy ra nói với Vinh “ Tao
không đi nữa , bố tao không cho đi” , Vinh bảo “ Đúng là thằng nhát ké , đi chơi một chút
mà cũng xin bố”. Hùng nghe vậy, bèn chạy vào nhà mặc đồ rồi đi với Vinh mà không
được sự đồng ý từ bố mình. Khi đi xong về nhà thấy bố ngồi đó Hùng nói: “ Con mới đi
chơi về ạ”, bố Hùng quát to “ Đã nói là không được đi chơi , mà mày vẫn đi là sao”. Nét
mặt của bố Hùng lúc này cực kỳ giận dữ và khó chịu. Nếu là Hùng em sẽ xử lý như thế
nào.
Một số tranh ảnh biểu hiện của cảm xúc giận dữ:




Xem video: Link video
/>Để tạo cho mình kỹ năng kiềm chế sự tức giận, các bạn nên thực hiện theo các bước
sau đây:
1. Rèn luyện nguyên tắc kiểm soát bản thân tránh xung đột mọi lúc, mọi nơi:
- Nuôi dưỡng tư duy cảm xúc tâm hồn.
- Trau dồi ngôn ngữ giao tiếp tích cực.
- Rèn luyện khả năng chịu áp lực cao.
2. Bản thân tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đối diện để nó không có cơ hội bùng lên
mạnh hơn bằng một trong các cách:
- Uống nước lạnh từng miếng nhỏ.
- Phân tán tầm nhìn sang quan sát cảnh, vật tại các nơi khác xung quanh.
- Vò giấy trong tay hoặc xé giấy thành các miếng nhỏ.
- Hãy đến nơi nào đó vắng hoặc vào phòng bật thật to ti vi và hét cho đến khi thấy nhẹ
người.
- Hãy nhắm mắt và xoa tay vào nhau 1 cách chậm rãi, và thở thật đều.

- Hãy nói trong tiềm thức "Chuyện này đối với mình quá nhỏ, không thèm chấp".
- Nắm chặt tay kiềm chế hành động tiêu cực.
- Tập trung năng lượng làm việc hoặc hít thở thật sâu.
- Tự phân tích và tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự tức giận trong tiềm thức.


KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC GIẬN DỮ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.
Thời gian: 1 tháng.

STT

1

Thời
gian,
Đối tượng
địa
điểm
Tuần
Học sinh
1( 3
THCS
buổi) tại
trường
học

Tuần
2(2buổi
) tại

trường
học

Học sinh
THCS

Học sinh
THCS

3

Tuần
3(2buổi
) tại
trường
học

4

Tuần 4 ( Học sinh
3 buổi) THCS
tại
trường
học.

2

Nhiệm vụ
-GV cung cấp kiến thức cơ bản, từ đó học sinh lĩnh hội.
-GV đưa ra những dẫn chứng , chứng minh cụ thể có liên

quan đến chủ đề, từ đó học sinh xem, nhận xét, phân tích
và rút ra bài học kinh nghiệm.
-Hs cho ví dụ và nhận định về những biểu hiện của việc
quản lý cảm xúc giận dữ  học sinh tự kết luận và viết bài
thu hoạch.
-HS thực hành :
+ GV cho tình huống.
+ HS thảo luận theo nhóm và nêu cách xử lý, kiểm soát
của bản thân về tình huống đó.
+ GV nhận xét, kết luận.
-HS tự cho tình huống và nêu cách giải quyết tình huống
đó. HS khác nếu trong trường hợp đó sẽ xủ lý như thế nào.
 GV kết luận. HS rút ra bài học kinh nghiệm và viết bài
thu hoạch.
-HS thực hành đóng vai, giải quyết tình huống.
- Các học sinh khác nhận xét về quá trình đóng vai và xử
lý tình huống.
-GV nhận xét, kết luận, rút ra ý nghĩa của chủ đề. HS rút ra
bài học kinh nghiệm và viết bài thu hoach.
-GV cho học sinh xem video về chủ đề từ đó học sinh bày
tỏ cảm xúc, suy nghĩ khi xem video.
-HS nhận định, rút ra bài học kinh nghiệm, viết bài thu
hoạch.
-Kết thúc chủ đề.
+ GV khảo sát lại lần nữa thông qua quá trình đối thoại
giữa GV và HS. Giúp hiểu hơn các em và hiểu cách suy


nghĩ của các em về chủ đề này.
+Các HS cho ý kiến về chủ đề: Chủ đề có ý nghĩa gì

không, bản thân học được gì và vận dụng như thế nào
trong cuộc sống thông qua chủ đề được học.
+ Các em hình thành được kỹ năng gì qua việc tham gia
chủ đề trong khoảng thời gian thực hiện kế hoạch.



×