Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ QUẢN lý HOẠT ĐỘNG xã hội hóa GIÁO dục ở các TRƯỜNG TRUNG học cơ sở HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ hà nội HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.5 KB, 115 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Ban chấp hành trung ương
Cán bộ quản lý
Cha mẹ học sinh
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục trung học cơ sở
Lực lượng xã hội
Quản lý giáo dục
Trung học cơ sở
Xã hội hóa
Xã hội hóa giáo dục

Chữ viết tắt
BCHTW
CBQL
CMHS
GD&ĐT
GDTHCS
LLXH
QLGD
THCS
XHH
XHHGD

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang
3



Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ

1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2. Nội dung quản lý xã hội hoá giáo dục ở các trường Trung học cơ sở
1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục
ở các trường Trung học cơ sở
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HOÁ
GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÝ

2.1. Khái quát về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của huyện
Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
2.2. Thực trạng hoạt động xã hội hoá giáo dục và quản lý hoạt
động xã hội hoá giáo dục ở các trường Trung học cơ sở
Huyện Thanh Trì, Hà Nội
2.3. Nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động xã hội hóa giáo
dục ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Trì, Hà Nội
Chương 3. YỀU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
3.1. Yêu cầu đề xuất biện pháp quản lý hoạt động xã hội hoá giáo
dục ở các trường trung học cơ sở huyện Thanh Trì, Hà Nội
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động xã hội hoá giáo dục ở các
trường Trung học cơ sở huyện Thanh Trì, Hà Nội trong giai
đoạn hiện nay
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

14
14
26
30

33
33

36
52

55
55

58
75
82
85
89

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là vấn đề đang được mọi quốc gia, mọi dân tộc đặc biệt quan

tâm. Một xã hội muốn phát triển đòi hỏi phải coi trọng giáo dục, vì giáo dục có
ảnh hưởng mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực của đời sống, nhất là với sự hình
thành và phát triển con người, động lực của mọi sự phát triển kinh tế - xã hội.
Để phát triển sự nghiệp giáo dục cần phải có sự quan tâm, đầu tư đồng bộ của
Nhà nước và toàn xã hội. Điều này đã được Đảng ta khẳng định: “Giáo dục là
sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Xây dựng xã hội học tập, tạo
điều kiện cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên,
học suốt đời. Đẩy mạnh XHHGD, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để
toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục” [13, tr.8]. Đồng thời Đảng ta cũng
đã chỉ ra giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ này là: “Đẩy mạnh XHHGD,
coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân” [12, tr.176]. Đây là giải pháp cơ bản
nhằm phát huy sức mạnh của toàn xã hội vào xây dựng và phát triển giáo dục.
Xã hội hóa giáo dục là một tư tưởng chiến lược lớn của Đảng và Nhà
nước ta. Tư tưởng đó được đúc kết từ bài học kinh nghiệm xây dựng nền giáo
dục cách mạng và truyền thống hiếu học, đề cao sự học và chăm lo sự học hành
của nhân dân ta suốt hàng ngàn năm lịch sử phát triển của dân tộc. Tư tưởng đó
còn là sự tiếp thu sáng tạo kinh nghiệm XHHGD xây dựng và phát triển giáo
dục đào tạo của các nước tiên tiến trên thế giới. Chủ trương XHHGD chính
thức được đề cập tại Hội nghị lần thứ Tư BCHTW Đảng khóa VII. Sau đó
tiếp tục được chỉ đạo thực hiện ở Hội nghị lần thứ Hai BCH TW Đảng khóa
VIII. Đến Hội nghị lần thứ Sáu BCHTW Đảng khóa IX và Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X, lần thứ XI, XII Đảng ta vẫn tiếp tục khẳng định XHHGD
là một tư tưởng chiến lược, một đường lối phát triển giáo dục của Đảng ta và
chỉ có con đường XHHGD mới mong phát triển giáo dục cả về quy mô và
chất lượng, sớm sánh kịp với các cường quốc trên thế giới.

3


GDTHCS có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục hiện

nay. THCS là cấp học đang được phổ cập ở hầu hết các địa phương của
Việt Nam. Bậc học THCS cung cấp cho học sinh học vấn phổ thông, giúp
học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và các kĩ năng cơ bản
nhằm phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo. THCS còn
cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp
để thực hiện phân luồng sau THCS, tạo điều kiện để học sinh tiếp tục học
tập học lên Trung học phổ thông, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta đã nhận rõ việc phổ cập
giáo dục và XHHGD THCS là điều cần thiết và cấp bách trong giai đoạn
đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Bởi vậy chiến lược
phát triển giáo dục của Việt Nam từ năm 2011 - 2020 là thực hiện phổ cập
giáo dục THCS và tiếp tục thực hiện xã hội hóa giáo dục.
Trong những năm qua, thực hiện quan điểm XHHGD của Đảng, các
trường THCS trên địa bàn huyện Thanh trì, Hà Nội đã có nhiều chủ trương,
giải pháp thực hiện XHHGD và đã đạt được những kết quả nhất định, góp
phần nâng đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục THCS. Tuy nhiên, trong
quá trình tổ chức thực hiện, công tác XHHGD ở các trường THCS huyện
Thanh Trì, Hà Nội còn tồn tại còn nhiều thiếu sót trong nhận thức và thực
hiện XHHGD. Có quan điểm cho rằng XHHGD THCS chỉ đơn thuần là sự
đa dạng hoá các hình thức đóng góp của nhân dân và xã hội mà ít chú trọng
tới nâng mức hưởng thụ giáo dục của người dân. Vì vậy, có nơi công tác
XHHGD THCS chỉ đơn thuần là huy động cơ sở vật chất, Nhà nước khoán
giáo dục cho dân, ít quan tâm đến sức dân. Trái lại có nơi lại thụ động trông
chờ vào sự bao cấp chủ yếu của Nhà nước...một trong những nguyên nhân
của hạn chế trên là do công tác quản lý hoạt động XHHGD ở các trường
THCS vẫn còn nhiều bất cập, từ mục tiêu, nội dung đến đến hình thức, mô
hình, biện pháp, quản lý hoạt động XHHGD….

4



Quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề XHHGD và vận
dụng vào địa bàn Huyện Thanh Trì có thể giúp phát triển đồng bộ sự
nghiệp giáo dục và đào tạo, đặc biệt là bậc học THCS nhằm hạn chế, tháo gỡ
những vướng mắc tồn tại, phát huy tiềm năng của xã hội trong sự nghiệp giáo
dục của địa phương. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn: “Quản lý hoạt động
xã hội hoá giáo dục ở các trường Trung học cơ sở Huyện Thanh Trì, Thành Phố
Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu .
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Tư tưởng xã hội hóa giáo dục
Trên thế giới, các nước phương Tây đều khẳng định giáo dục là “chìa khoá
vạn năng” để mở cánh cửa tương lai. Các Quốc gia trên thế giới đều coi
GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là vấn đề sống còn đối với sự phát triển đất
nước. Vì vậy, công tác xã hội hóa giáo dục là một vấn đề được quan tâm sâu sắc.
Những năm 90 của thế kỷ 20, các quốc gia thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương đã có nhiều hội thảo về sự tham gia của cộng đồng vào giáo dục. Điển hình là
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan. Hiệp hội cha mẹ học sinh và giáo viên phát
triển rất đa dạng. Tại Đài Loan, chính quyền đã cho thành lập “Hội giáo dục” ở cả 3
cấp tỉnh thành, huyện thị, phường xã. Nhiệm vụ của “Hội giáo dục” là huy động mọi
lực lượng tham gia vào các hoạt động giáo dục. Đây là tổ chức tư vấn cho chính
quyền vận động nhân dân và các lực lượng xã hội làm giáo dục.
Ở Việt Nam, XHHGD bắt nguồn từ truyền thống hiếu học, tôn sư trọng
đạo của dân tộc. XHHGD xét về thực chất không phải là vấn đề hoàn toàn
mới. Người Việt Nam quan niệm cái gốc của ý thức đổi đời, tạo lập cuộc sống
tốt đẹp hơn chính là sự học. Hầu hết các bậc cha mẹ dù khó khăn đến đâu
cũng cho con “kiếm dăm ba chữ để làm người”. Dưới thời phong kiến và
Pháp thuộc, tuy nhà nước mở rất ít trường dành cho con em quí tộc phong
kiến, nhà giàu, nhưng đa số nhân dân lao động đều tự lo liệu việc học bằng
các hình thức trường tư (Thầy đồ tự mở lớp) hoặc dân tự tổ chức mời thầy
dạy (dân lập), việc đóng góp với thầy là tự nguyện.


5


Nh võy, vn hc tp, nõng cao dõn trớ, nhõn lc, nhõn ti t xa
a c chỳ trng va tr thanh truyờn thụng tụt ep mang õm ban sc vn
hoa Viờt Nam.
Cỏch mng thỏng Tỏm thnh cụng l tin tiờn quyt ng ta thc
hin cỏc quan im giỏo dc là sự nghiệp của quần chúng. Ngay từ những ngày
đầu của nớc Việt Nam độc lập, Ch tch H Chớ Minh ó phỏt ng chin dch
chng nn mự ch trong nhõn dõn. Mt phong tro hc tp sụi ni rng khp t
thnh th n nụng thụn, ngi ngi i hc, nh nh i hc, cỏc lp hc xúa
mự ch, bỡnh dõn hc v c t chc di mi hỡnh thc, khp mi ni vi
khu hiu "ngi bit ch dy ngi cha bit ch. T tng giỏo dc "ai
cng c hc hnh" ca H Chớ Minh ó thực sự i vo cuc sng.
Vi ng li i mi, yờu cu phỏt trin KT - XH trong giai đoạn mới
của cách mạng ũi hi nn giỏo dc Vit Nam phi phỏt trin vi mt trỡnh
mi, với những thun li, thi c v thỏch thc mi. Bi hc lch s ca s a
dng hoỏ phỏt trin giỏo dc, c khi dy v nõng cao lờn mt tm mi.
Đảng ta đã khng nh "xó hi hoỏ" l mt trong nhng quan im hoch
nh h thng cỏc chớnh sỏch xó hi. Ngh quyt Hi ngh ln th 2 Ban Chp
hnh Trung ng ng khoỏ VIII (thỏng 12-1996) chỉ rõ: "giỏo dc v o to
l s nghip ca ng, ca Nh nc v ca ton dõn" [11, tr.30]. Ch trng
ca ng là "huy ng ton xó hi lm giỏo dc, ng viờn cỏc tng lp nhõn
dõn cựng gúp sc xõy dng nn giỏo dc quc phũng ton dõn di s qun lý
ca Nh nc" [11, tr.13]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
cũng đặt ra yờu cuy mnh xó hi húa giỏo dc... i mi c ch chớnh
sỏch, c ch ti chớnh, huy ng v s dng cú hiu qu mi ngun lc lc xó
hi cho phỏt trin GD&T [14, tr.117].
Cỏc cụng trỡnh nghiờn cu v XHHGD v qun lý hot ng XHHGD

Trong nhng nm qua, cụng tỏc XHHGD ó cú nhng bc tin khi u
quan trng, tuy nhiờn, vic nghiờn cu XHHGDMN vo thc t cuc sng cng

6


hết sức hạn chế. Trong 2 năm 1999-2000, Ban nghiên cứu Mầm non - Viện
nghiên cứu phát triển giáo dục có đề tài “Nghiên cứu các giải pháp phát triển
giáo dục mầm non nông thôn” [1, tr.65], trong đó XHHGD được các tác giả coi
là một chủ trương đúng đắn của đảng và nhà nước, cần nghiên cứu một cách sâu
rộng và toàn diện, công trình cũng đã đề cập những vấn đề cốt lõi của XHHGD,
tuy nhiên công trình chỉ được đề cập XHHGD như là một trong những giải pháp
của hệ thống, chưa đi sâu nghiên cứu riêng giải pháp XHHGDMN.
Công trình “Xã hội hóa công tác giáo dục” [49] của Viện Khoa học giáo
dục năm 2001 đã đề cập toàn diện những vấn đề cơ bản của XHHGD như bản
chất, đặc trưng, xu hướng, các loại hình XHHGD, công trình đề cập một cách
khái quát một số điểm có tính định hướng XHHGD các bậc học phổ thông, trong
đó chú trọng vào việc vận dụng XHH trong bậc học mầm non và tiểu học. Công
trình cũng chỉ ra XHHGD có mục tiêu chủ yếu là: huy động sức mạnh của toàn
xã hội, tạo ra nhiều nguồn lực đa dạng thúc đẩy sự phát triển giáo dục. Cần khắc
phục nhận thức chưa đầy đủ về bản chất và nội dung XHHGD. “Có người cho
rằng xã hội hóa có nội dung chủ yếu là huy động tiền của trong nhân dân, giảm
bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Quan điểm phiến diện, lệch lạc này
cùng với sự buông lỏng trong quản lý đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực
làm cho người dân hiểu là xã hội hóa đồng nhất với việc thu tiền, làm giảm đi sự
tâm huyết với giáo dục trong việc thực hiện công tác xã hội hóa. Lại có người
cho rằng: Xã hội hóa có nghĩa là: Nhà nước và nhân dân cùng làm. Hiểu như vậy
là vô tình hạ thấp vai trò quản lý của Nhà nước, dẫn tới việc chưa thấy được vai
trò chủ đạo và thống nhất trong quản lý của Nhà nước. Hoặc một số ý kiến chưa
thấy hết tầm quan trọng của sự phối hợp liên thông, liên ngành dẫn tới tư tưởng

cục bộ, hay địa phương chủ nghĩa trong giáo dục” [49, tr.76]
Thấy rõ được yêu cầu của công tác XHHGD, nhiều nhà khoa học, nhà
quản lý giáo dục đó bàn luận nhiều về công tác này, tác giả Phạm Minh
Hạc trong công trình “xã hội hóa giáo dục” [16] đã chỉ rõ: Xã hội hóa công

7


tác giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối phát
triển giáo dục nước ta, tác giả khẳng định “sự nghiệp giáo dục không phải
chỉ là của Nhà nước, mà là của toàn xã hội, mọi người cùng làm giáo dục,
Nhà nước và xã hội, Trung ương và địa phương cùng làm giáo dục, tạo nên
một cao trào học tập trong toàn dân” [16, tr.22]. Tác giả cũng nhấn mạnh,
XHHGD tạo điều kiện cho các lực lượng xã hội, gia đình và cộng đồng phát
huy tinh thần làm chủ, tham gia thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp
chăm sóc giáo dục, quản lý giáo dục trẻ em. Các lực lượng tham gia phát triển
giáo dục phổ thông không chỉ có ngành giáo dục mà nó trở nên đông đảo, rộng
khắp trong toàn xã hội. XHHGD sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước, phát huy truyền thống giáo dục của dân tộc, tạo ra sự chỉ đạo hành động
thống nhất toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Tác giả Phạm Tất Dong trong lời giới thiệu cuốn sách “Những nhân tố
mới về giáo dục trong công cuộc đổi mới” cũng đó nhấn mạnh “phát triển giáo
dục theo tinh thần xã hội hóa” và đề cao việc huy động toàn dân vào sự
nghiệp cách mạng, coi đó là tư tưởng chiến lược của Đảng, tư tưởng đó được
tổng kết lại khụng chỉ là một bài học kinh nghiệm tầm cỡ lịch sử, mà trở
thành một nguyên lý của cách mạng Việt Nam
Các nhà nghiên cứu khác cũng có những bài viết về XHHGD như nhóm
tác giả Bùi Gia Thịnh, Võ Tấn Quang, Nguyễn Thanh Bình trong công trình
“Xã hội hóa giáo dục, nhận thức và hành động” [39] đã đề cập đến nhiều nội
dung về XHHGD, trong đó các tác giả nhấn mạnh thực chất nội dung XHHGD

là quá trình vận động quần chúng nâng cao tính tích cực và tự giác, phát huy
sức mạnh của quần chúng vì sự nghiệp giáo dục. Đây cũng là quá trình đổi mới
sự lãnh đạo của Đảng và cơ chế quản lý của Nhà nước để đa dạng hóa các hình
thức hoạt động giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có "Đề án xã hội hóa giáo dục và đào tạo" đã
đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp XHHGD ở tầm vĩ mô, nhằm tạo

8


ra những chuyển biến căn bản trong GD - ĐT [5]. Viện Khoa học giáo dục đã
tiến hành hệ thống đề tài nghiên cứu về XHHGD, tổng kết kinh nghiệm, phát
triển lý luận và đề xuất cơ chế XHHGD nhằm hoàn thiện nhận thức về lý luận,
ban hành một số văn bản hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục thực
hiện công tác XHHGD.
Công trình của dịch giả Nguyễn Thanh Lê về “Xã hội học giáo dục và
giáo dục học”[22] đã đề cập khá toàn diện và sâu sắc về các vấn đề xã hội
học và giáo dục học, trong chương VI, đề cập đến vấn đề xã hội hóa giáo dục,
tác giả cho rằng XHHGD là quá trình giáo dục gia nhập và hòa nhập vào
cộng đồng; đồng thời xã hội tiếp nhận giáo dục như là một công việc chung
mà mọi cá nhân, đoàn thể, tổ chức, bộ máy đều có trách nhiệm tham gia.
XHHGD có tác dụng tích cực đến quá trình xã hội hóa con người, xã hội hóa
cá nhân. Thực hiện xã hội hóa giáo dục là duy trì mối liên hệ phổ biến có tính
quy luật giữa cộng đồng và xã hội, làm cho giáo dục phát triển phù hợp với
sự vận động của xã hội. Nội dung quy luật này là ở chỗ: Mọi người phải làm
giáo dục để giáo dục cho mọi người. Nghĩa là xã hội hóa giáo dục có hai
phương diện: Mọi người có trách nhiệm, nghĩa vụ chăm lo phát triển giáo dục
và giáo dục là nhằm mục đích phục vụ cho mọi người, tạo điều kiện để mọi
người ở mọi độ tuổi, ở mọi vùng được học tập, học thường xuyên, học suốt
đời nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Hai phương diện trên đã nêu rõ hai

yêu cầu cơ bản thuộc về bản chất giáo dục là: xã hội hóa trách nhiệm, nghĩa
vụ của mọi người đối với giáo dục và xã hội hóa về quyền lợi giáo dục nghĩa
là mọi người có quyền được thụ hưởng mọi thành quả của giáo dục. Hai yêu
cầu này có quan hệ chặt chẽ và có sự tác động lẫn nhau, trong đó xã hội hóa
quyền lợi giáo dục là mục tiêu, cốt lõi của xã hội hóa giáo dục, làm sao mọi
người đều được học tập.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về hoạt động XHHGD còn có các công
trình là luận văn, luận án, đề tài khoa học nghiên cứu về quản lý hoạt động

9


XHHGD, tiêu biểu có các công trình như: Vũ Thị Năm (2012) với đề tài “Một
số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non tỉnh
Hải Dương” [27]; tác giả Nguyễn Thị Thu (2011) với đề tài “Các biện pháp quản
lý tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục bậc tiểu học ở tỉnh Hải Dương trong
giai đoạn hiện nay” [40]; tác giả Cao Văn Hạnh (2009) với đề tài “Một số biện
pháp thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục ở trường THPT, thị xã Hà Đông,
tỉnh Hà Tây” [17]; công trình của tác giả Nguyên thị Kim Bé (2010) về “Quản lý
công tác XHHGDMN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 đến 2015”
[4]...Những công trình trên đề cập đến các vấn đề cơ bản về quản lý XHHGD
như bản chất, chức năng, cấu trúc, nội dung của quản lý XHHGD, các công trình
đều khẳng định: Quản lý XHHGD là một bộ phận trong hoạt động quản lý xã
hội. Nội dung quản lý XHHGD là quản lý và chỉ đạo các hoạt động dạy học và
giáo dục học sinh; phối hợp các lực lượng xã hội trong địa bàn nhằm huy động
mọi nguồn lực phục vụ cho phát triển giáo dục phổ thông; Quản lí công tác
XHHGD là làm cho giáo dục ngày càng được cả xã hội quan tâm và đáp ứng tốt
nhất yêu cầu của xã hội. Các công trình cũng đã đề xuất một số giải pháp quản lý
XHHGD cho các bậc học khác nhau.
Tóm lại, Những công trình trên đã tạo ra một nhận thức chung về hoạt động

quản lý hoạt động XHHGD các trường THCS cho đội ngũ CBQLGD nói chung
và cho hiệu trưởng các nhà trường nói riêng, đặc biệt giúp cấp ủy, chính quyền
địa phương nhận rõ thêm và khẳng định được rằng công tác quản lý hoạt động
XHHGD các trường THCS huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội hiện nay là hết
sức cần thiết và cấp bách. Các công trình khoa học đó đã đề cập và luận giải
nhiều khía cạnh của vấn đề XHHGD như bản chất, đặc trưng, nội dung, nguyên
tắc, định hướng phát triển giáo dục. Đồng thời, đưa ra những giải pháp XHHGD
các trường phổ thông, các giải pháp quản lý hoạt động XHHGD các trường phổ
thông. Tuy nhiên những công trình trên đây chủ yếu đề cập XHHGD ở bậc mầm
non, tiểu học, hoặc dừng lại ở nhận xét, nhận định có tính chất chung nhất, chưa

10


nêu rõ các đặc điểm, nguyên nhân, cách thức triển khai công tác quản lý hoạt
động XHHGD các trường THCS một cách bài bản, có kế hoạch, có hệ thống,
mang tính hiệu quả và tính bền vững. Do đó, nghiên cứu: “Quản lý hoạt động
XHHGD các trường THCS huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội” là vấn đề có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động XHHGD ở
các trường THCS, đề tài đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động XHHGD
các trường THCS huyện Thanh Trì, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay nhằm góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường THCS, đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động XHHGD ở các
trường THCS
Đánh giá thực trạng hoạt động XHHGD và quản lý hoạt động XHHGD ở

các trường THCS huyện Thanh Trì, Hà Nội hiện nay
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động XHHGD ở các trường THCS
huyện Thanh Trì, Hà Nội hiện nay
4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Hoạt động XHHGD ở các trường THCS huyện Thanh Trì, thành phố Hà
Nội trong giai đoạn hiện nay.
* Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động XHHGD ở các trường THCS huyện Thanh Trì, Hà Nội
hiện nay
* Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nội dung: Đề tài nghiêu cứu quản lý hoạt động XHHGD ở
các trường THCS huyện Thanh Trì, Hà Nội

11


Về phạm vi khảo sát: Đề tài nghiên cứu quản lý hoạt động XHHGD ở
các trường THCS huyện Thanh Trì, Hà Nội. Số liệu điều tra, khảo sát từ năm
2011 đến năm 2015
5. Giả thuyết khoa học
Kết quả hoạt động XHHGD ở các trường THCS huyện Thanh Trì, Hà Nội,
phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan xác định, nếu nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của chủ thể; xây dựng kế hoạch phát triển GDTHCS; xây dựng
cơ chế quản lý, phối hợp, huy động các LLXH tham gia công tác XHHGD THCS;
nâng cao hiệu quả hoạt động của 3 môi trường giáo dục: Nhà trường - gia đình xã hội; tổ chức kiêm tra đánh giá hoạt động XHHGD trong nhà trường....thì hoạt
động quản lý hoạt động XHHGD ở các trường THCS huyện Thanh Trì, Hà Nội sẽ
đi vào nền nếp, khắc phục những hạn chế và yếu kém trong thời gian qua, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THCS hiện nay.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin; quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và
các quan điểm của Đảng về xã hội hóa giáo dục. Trong quá trình nghiên cứu,
tác giả tiếp cận vấn đề theo quan điểm hệ thống - cấu trúc; quan điểm lịch sử lô gíc; quan điểm thực tiễn.
* Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ
thống hóa các nguồn tài liệu liên quan đến XHHGD và quản lý XHHGD, đặc
biệt là chỉ thị, nghị quyết, thông tư hướng dẫn về hoạt động XHHGD; các tạp
chí, thông tin, sách báo, công trình, khoa học về tình hình XHHGD ở các nhà
trường phổ thông hiện nay.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các văn bản, báo cáo tổng kết hoạt
động XHHGD của các trường THCS huyện Thanh Trì, Hà Nội

12


- Quan sát sư phạm: tiến hành quan sát các hoạt động XHHGD của các
trường THCS huyện Thanh Trì, Hà Nội hiện nay.
- Điều tra xã hội học: Xây dựng bộ phiếu điều tra, khảo sát với các đối
tượng một số đồng chí cán bộ huyện Thanh Trì; CBQL phòng giáo dục, ban
giám hiệu các trường THCS, giáo viên các trường THCS huyện Thanh Trì,
Hà Nội và các tổ chức đoàn thể, hội cha mẹ học sinh trên địa bàn huyện
Thanh Trì
- Tọa đàm trao đổi: Xây dựng mẫu hỏi và tổ chức tọa đàm, trao đổi với
CBQL phòng giáo dục, ban giám hiệu các trường THCS, giáo viên các trường
THCS huyện Thanh Trì, Hà Nội và các tổ chức đoàn thể, hội cha mẹ học sinh
trên địa bàn huyện Thanh Trì.

- Khảo nghiệm: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khảo nghiệm
tại các trường THCS huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Nhóm phương pháp hỗ trợ:
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên
gia giáo dục và giáo viên có uy tín, kinh nghiệm.
- Phương pháp toán học: xử lý số liệu thống kê
7. Ý nghĩa của đề tài
Bổ sung, làm rõ những vấn đề lý luận về XHHGD; quản lý hoạt động
XHHGD. Đồng thời, đề xuất các biện pháp có tính đồng bộ, khả thi góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động XHHGD ở các trường THCS huyện
Thanh Trì, Hà Nội hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể cung cấp
những cứ liệu, luận cứ xác đáng cho Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì, Hà
Nội, các trường THCS huyện Thanh Trì, trong chỉ đạo, thực hiện XHHGD trên
cơ sở khoa học và thực tiễn.
8. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương, (8 tiết) kết luận và kiến nghị
danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục.

13


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA
GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1. Xã hội hóa giáo dục
XHH là một khái niệm của nhân học, xã hội học và tâm lý học nhân cách
được định nghĩa là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời, qua đó cá
nhân phát triển các năng lực của con người và học hỏi các mẫu văn hoá trong
cộng đồng. Nói một cách khác, đó chính là quá trình con người liên tục tiếp thu

nền văn hoá xã hội hình thành và phát triển nhân cách của mình để sống trong xã
hội như là một thành viên. XHH là quá trình con người hoà nhập vào môi trường
xã hội thông qua hoạt động, giao tiếp, giáo dục và tự giáo dục. Trong quá trình đó
xã hội chuyển giao và cá nhân nhập tâm các chuẩn mực, giá trị, nhân cách được
hình thành và phát triển. XHH cũng được dùng để chỉ sự quan tâm cũng như
đóng góp của toàn xã hội vào một ngành, một hoạt động, dịch vụ có ý nghĩa
sống còn với sự phát triển như XHHGD và XHH y tế.
Trong nhiều văn bản gần đây, XHH là thuật ngữ được quy ước để chỉ
cách làm, cách thực hiện một hoạt động xã hội nào đó bằng con đường giác
ngộ, tổ chức huy động tổng sức mạnh toàn dân, làm cho hoạt động này không
chỉ được thực hiện ở một ngành, một đoàn thể hay một tổ chức xã hội nào đó,
mà được tất cả các ngành, các giới, các lực lượng xã hội cũng như mỗi người
dân đều nhận thấy đó là nhiệm vụ của chính mình nên tự nguyện và tích cực
phối hợp hành động thực hiện, đồng thời chính họ là người được hưởng thụ mọi
thành quả do hoạt động đó đem lại. Về mặt câu chữ, cụm từ “xã hội hoá” được
dùng chính thức từ Đại hội Đảng khoá VIII. Xuất phát từ nhận thức chăm lo cho
con người, cho cộng đồng xã hội là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn
xã hội, Đảng ta chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội theo tinh thần XHH,
trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời khai thác mọi tiềm năng của

14


nhân dân, của địa phương, của các hội, đoàn thể, tranh thủ các nguồn viện trợ từ
nước ngoài và sử dụng có hiệu quả để chăm lo cho con người và xã hội.
Đối với giáo dục, có thể hiểu xã hội hóa giáo dục là huy động toàn xã
hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền
giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước. Đây là tư tưởng chiến lược,
coi sức mạnh của toàn xã hội là điều kiện không thể thiếu để phát triển có
chất lượng và hiệu quả sự nghiệp giáo dục, có giá trị chỉ đạo quá trình phát

triển giáo dục một cách lâu dài, không phải là một ý đồ chiến thuật được vận
dụng một cách nhất thời cho một giải pháp tình thế. Đây được xem là con
đường, là biện pháp tiên quyết để thực hiện trọn vẹn, lâu dài chức năng, nhiệm
vụ của giáo dục theo đúng mục tiêu xác định. XHHGD tạo ra nhiều nguồn để
làm giáo dục, mở ra một con đường để chúng ta làm giáo dục không thuần tuý ở
trong nhà trường, phá thế đơn độc của nhà trường, thực hiện việc kết hợp giáo
dục trong nhà trường và ngoài nhà trường, kết hợp các lực lượng giáo dục: nhà
trường, gia đính, xã hội, tạo ra môi trường giáo dục tốt, thuận lợi cho việc thực
hiện các mục tiêu giáo dục. XHH các hoạt động giáo dục đòi hỏi phải huy động
mọi nguồn lực của xã hội tham gia giải quyết các vấn đề của giáo dục.
Bản chất của XHHGD là giáo dục cho tất cả mọi người; tất cả mọi người
cho sự nghiệp giáo dục. Đây là một sự gắn kết giữa giáo dục với xã hội, với
cộng đồng và giáo dục phục vụ cho mục tiêu xã hội, phục vụ cộng đồng.
Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục là động lực phát triển KT-XH. Vì
vậy, XHHGD là thực hiện mối liên hệ phổ biến có tính quy luật giữa giáo dục
và cộng đồng xã hội. Do đó, mọi người phải làm giáo dục và cùng làm giáo
dục để giáo dục cho mọi người. Nói cách khác, XHHGD phải đảm bảo hai vế:
Mọi người có nghĩa vụ chăm lo cho giáo dục để giáo dục phục vụ cho mọi
người. Hai vế trên đã nêu rõ hai yêu cầu XHHGD là XHH trách nhiệm, nghĩa
vụ đối với giáo dục và XHH quyền lợi về giáo dục. Hai yêu cầu đó có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau. Yêu cầu thứ hai là hệ quả và là

15


biện pháp thúc đẩy yêu cầu thứ nhất. Yêu cầu thứ hai là đỉnh điểm cao của
XHHGD để mọi người được hưởng quyền lợi từ xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, chủ trương XHHGD hoàn toàn không phải là ý
đồ chiến thuật, được vận dụng một cách nhất thời như một giải pháp tình thế,
mà là một chủ trương chiến lược có tính lâu dài kể cả khi đất nước trong giai

đoạn thịnh vượng. Huy động mọi lực lượng XH tham gia giải quyết những
vấn đề về giáo dục là điều kiện không thể thiếu để phát triển nguồn nhân lực
đủ sức thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới XHCN.
Thực tiễn hoạt động giáo dục cần làm rõ tính chất xã hội của giáo dục và
XHHGD. Lâu nay vẫn còn một số người dân và ít cán bộ hiểu một cách đơn
giản và phiến diện về XHHGD là huy động sự đóng góp bằng tiền của dân
vào sự nghiệp giáo dục, là tăng mức học phí ở các cấp học, bậc học, là đa
dạng hoá loại hình trường vv… Điều này đã khiến cho nhiều cuộc vận động
góp sức cho sự nghiệp giáo dục đã bị lệch hướng. Vì vậy, việc trình bày lại
một cách có hệ thống và toàn diện nội dung của thuật ngữ thường bị hiểu sai
lệch này là cần thiết. Điều 12, Luật giáo dục sữa đổi, bổ sung năm 2009 có
ghi: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà
nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự
nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường và các hình
thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân
tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân
có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực
hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng mội trường giáo lành mạnh và an toàn”
[34, tr.18]. Luật đã xác định rõ vai trò của Nhà nước là vai trò chủ đạo, còn
XH là bộ phận tham gia, trong đó ngành giáo dục mà cụ thể là nhà trường
có vai trò chủ động. Từ đó cho thấy XHHGD tạo ra sự kết hợp giữa ba yếu
tố nhà nước, xã hội và giáo dục trong hoạt động của sự nghiệp giáo dục.
XHHGD có các đặc điểm cơ bản là:

16


Như vậy, XHHGD không chỉ là công việc của ngành giáo dục mà là sự
nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức KT-XH dưới sự lãnh đạo của Đảng và
quản lý của Nhà nước. XHHGD không là một giải pháp ngắn hạn trong lúc

ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục còn hạn hẹp mà là một giải pháp lâu
dài, mang tính chiến lược. XHHGD nhằm đến thực hiện công bằng XH trong
giáo dục, nhằm làm cho không chỉ thế hệ trẻ mà là mọi người dân được
hưởng quyền lợi mà giáo dục đem đến, đồng thời khuyến khích và tạo điều
kiện cho mọi người dân, mọi tổ chức chính trị-kinh tế-văn hoá-xã hội phát
huy cao nhất trách nhiệm và năng lực của mình đóng góp cho sự nghiệp giáo
dục. XHHGD còn nhằm đến mục tiêu xây dựng xã hội học tập, hình thành
thói quen học suốt đời đối với mọi người.
1.1.2. Xã hội hóa giáo dục ở các trường Trung học cơ sở
THCS là cấp học nối liền bậc THCS và bậc trung học phổ thông. Học sinh
ở lứa tuổi THCS được quy định từ 11 đến 15 tuổi và có từ lớp 6 đến lớp 9, với
đặc điểm tâm lý cơ bản là đang vươn lên làm người lớn. Đây là đặc điểm khiến
cho những người làm công tác giáo dục ở bậc THCS phải có những phẩm chất
năng lực riêng biệt. Trường THCS gắn liền với địa bàn dân cư xã (thị trấn) và
được sự giúp đỡ tạo điều kiện của chính quyền địa phương.
Nhiệm vụ của giáo dục THCS là: Thực hiện các hoạt động giáo dục theo
mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành; Tổ chức
giáo dục lao động hướng nghiệp và chuẩn bị nghề cho học sinh; tổ chức cho giáo
viên và học sinh tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, phổ
biến khoa học, bảo vệ môi trường, tuyên truyền pháp luật, vận động nhân dân xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục; thực
hiện dạy chữ, dạy người, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Khi nói XHHGD trường THCS tức là chúng ta bàn đến nhà trường THCS
gắn với cộng đồng (Phường, Xã) nơi trường đóng. Nói cách khác, phải bàn đến
mối quan hệ giữa nhà trường THCS và cấp (đơn vị) hành chính mà nó thuộc

17


phạm vi quản lý về mặt lãnh thổ. Vì vậy, XHHGD các trường THCS phải được

xem xét trong mối quan hệ giữa trường THCS và đơn vị phường, xã. Các trường
THCS trở thành bộ phận gắn bó chặt chẽ với xã, phường vì xã phường là cấp
quản lý theo lãnh thổ các trường đóng trên địa bàn của mình; trong đó có các
trường THCS. Như vậy XHHGD trường THCS chỉ thực hiện trong mối quan hệ
phối hợp xây dựng môi trường giáo dục; các thành phần, lực lượng, tổ chức chính
trị xã hội trong từng phường, xã không chỉ trực tiếp tham gia XHHGD, mà còn là
phải xem các trường THCS trở thành một đơn vị của xã, phường. Ủy ban nhân
dân xã, phường phối hợp các tổ chức đoàn thể tổ chức thực hiện Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân xã, phường về xã hội hóa giáo dục.
Theo các nhà hoạch định thì nhà trường trong tương lai là một hệ mở; có
nghĩa nhà trường nói chung, THCS nói riêng mất đi vai trò độc quyền thực hiện
vai trò thiết chế dạy học và giáo dục - mọi hoạt động của nhà trường luôn gắn bó
chặt chẽ với thực tiễn sinh động của địa phương (xã, phường; quận, huyện..) nơi
trường đóng, và cộng đồng "xắn tay" tham gia mọi hoạt động của quá trình dạy
học và giáo dục. Thực chất, đó là mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục và xã
hội, giữa chức năng xã hội của giáo dục (Chức năng kinh tế- sản xuất, văn hóa- tư
tưởng, chính trị- xã hội) trong từng đơn vị cơ sở. Mối quan hệ này ở tầm vĩ mô
(quốc gia) hay tầm vi mô (phạm vi hành chính một phường, xã) vẫn mang tính
qui luật tất yếu- Cơ sở khoa học về xã hội của giáo dục; phổ biến và tất yếu.
Từ cách hiểu trên, chúng tôi quan niệm, XHHGD trường THCS là quá
trình gắn mọi hoạt động giáo dục, dạy học của nhà trường với sự tham gia tích
cực của cộng đồng, các lực lượng trên địa bàn trường đứng chân, hướng tới
nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện mục tiêu giáo dục THCS, góp phần
nâng cao dân trí, chuẩn bị nguồn nhân lực để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
cho địa phương, cho đất nước.
Mục đích của XHHGD trường THCS một mặt xóa bỏ tính khép kín của
nhà trường; mặt khác tạo điều kiện cho mọi người, mọi tổ chức, lực lượng

18



trong cộng đồng phường, xã thực hiện quyền làm chủ của mình đối với sự
nghiệp giáo dục.
Nội dung của hoạt động XHHGD các trường THCS bao gồm: Thường
xuyên nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội về vai trò của giáo
dục đối với sự phát triển của đất nước và của bản thân; giáo dục đào tạo
nguồn nhân lực có chất lượng cao là cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Trên phạm vi vĩ mô, phải coi giáo dục là công việc hàng đầu mà
mỗi cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, UBND xã, phường, các đoàn thể phải
làm; có sự liên kết giữa các lực lượng xã hội trong giáo dục, xây dựng cộng
đồng trách nhiệm của từng người dân, từng gia đình và các tổ chức Đảng,
chính quyền, đoàn thể; XHHGD các trường THCS là sự huy động các nguồn
vốn cho giáo dục (đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước; đầu tư nguồn ngân sách
địa phương và đầu tư các nguồn vốn khác) và XHHGD các trường THCS cần
có sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, sự quản lý của Nhà nước mà vai trò nòng
cốt là ngành giáo dục
Các điều kiện thực hiện XHHGD ở các trường THCS. XHHGD thực
chất là nhằm xóa bỏ mọi hình thức áp đặt của cơ chế tập trung, quan liêu bao
cấp, khơi dậy tính năng động, sáng tạo, khơi dậy nguồn nội lực to lớn tiềm
tàng trong mọi tầng lớp nhân dân để đẩy mạnh sự phát triển của giáo dục đào tạo trong thời kỳ mới. Vì vậy XHHGD là con đường rộng mở, linh hoạt
và sáng tạo. Các điều kiện để thực hiện XHHGD các trường THCS bao gồm:
Dân chủ hóa quá trình tổ chức và quản lý; Đa dạng hóa Giáo dục - Đào tạo;
Xây dựng và phát triển các tổ chức khuyến học; xây dựng và đẩy mạnh hoạt
động của 3 môi trường giáo dục; tổ chức Đại hội giáo dục các cấp và củng cố
hoạt động của Hội cha mẹ học sinh trong trường học
XHHGD các trường THCS có các đặc trưng cơ bản sau:
THCS là cấp học trung gian trong giáo dục phổ thông của hệ thống
giáo dục quốc dân, là sự nối tiếp việc hình thành và phát triển thể chất, tình

19



cảm, trí tuệ, thẩm mỹ từ bậc THCS. Việc chăm lo, phát triển GDPT nói chung
và cấp THCS nói riêng là trách nhiệm cao cả của các cấp chính quyền, mọi tổ
chức chính trị - xã hội, mọi gia đình và toàn XH dưới sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý của Nhà nước.
Đối với quá trình XHHGD thì XHHGD THCS là giai đoạn xã hội hoá
thứ ba sau GDMN, GDTH, sau khi đã được hình thành ở mức ban đầu các
chuẩn mực, giá trị xã hội dưới sự hướng dẫn của giáo viên và những người
xung quanh ở Mầm non, và THCS. XHHGD THCS gắn với nhiệm vụ của
giáo dục THCS là: Thực hiện các hoạt động giáo dục theo mục tiêu, chương
trình, kế hoạch giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành; tổ chức giáo dục lao động
hướng nghiệp và chuẩn bị nghề cho học sinh; tổ chức cho giáo viên và học sinh
tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, phổ biến khoa
học, bảo vệ môi trường, tuyên truyền pháp luật, vận động nhân dân xây dựng
môi trường giáo dục lành mạnh góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. Thực
hiện dạy chữ, dạy người, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
GDTHCS là cấp học chuyển tiếp giữa Tiểu học và THPT, là hệ thống
các trường lớp trực thuộc UBND các xã, huyện do phòng GD&ĐT các huyện,
thành phố trực tiếp quản lý. Cho nên sự tồn tại và phát triển phụ thuộc rất
nhiều vào sự quan tâm của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và nhận thức
của nhân dân. Chính vì vậy, để thực hiện có hiệu quả XHHGD THCS cần
quán triệt các vấn đề sau: Cộng đồng hoá trách nhiệm; đa dạng hoá các loại
hình giáo dục THCS; đa phương hoá thu hút các nguồn lực cho GD THCS và
thể chế hoá các quy định, chế tài đối với nghĩa vụ, trách nhiệm đối với các
LLXH đối với việc tham gia vào giáo dục THCS.
Tinh thần XHHGD Trung học cơ sở còn thể hiện trong việc áp dụng
chương trình giáo dục, phương thức giáo dục chính quy hoặc không chính
quy đó là nếu người học không thể tham gia chương trình THCS theo phương
thức giáo dục chính quy có thể học chương trình bổ túc THCS theo phương


20


thức không chính quy. Trách nhiệm thực hiện phổ cập giáo dục THCS đó là
phối hợp với chính quyền, gia đình, tổ chức và các cá nhân vận động học sinh
đến trường, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình.
1.1.3. Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các trường Trung học cơ sở
Quản lý theo cách tiếp cận hệ thống là sự tác động của chủ thể quản lý
đến khách thể quản lý (hay đối tượng quản lý) nhằm tổ chức phối hợp hoạt
động của con người trong các quá trình sản xuất xã hội để đạt được mục đích
đã định. H.Fayol – Pháp cho rằng: "Quản lý là sự dự đoán và lập kế hoạch, tổ
chức, điều khiển, phối hợp và cuối cùng là kiểm tra". Tác giả Maxwber – Đức
thì xem xét hoạt động quản lý là một khoa học tuân thủ theo những quy luật;
đồng thời còn xem xét quá trình này là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã
hội. Tác giả Trần Kiểm cho rằng quản lý là một khái niệm rất chung, tổng
quát bao gồm cả quá trình quản lý xã hội (xí nghiệp, trường học, đoàn thể...),
quản lý giới vô sinh (hầm mỏ, máy móc...). Mục tiêu của quản lý là hình
thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích
của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Quản
lý đúng tức là con người nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và
sẽ đạt được những thành công to lớn.
Với những cách diễn đạt khác nhau, song trong các quan niệm của các
nhà nghiên cứu đều thể hiện: quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của quá
trình lao động xã hội; là một hoạt động được tiến hành trong một tổ chức hay
một nhóm người trong xã hội. Yếu tố con người giữ vai trò trung tâm của hoạt
động quản lý. Chính vì vậy, trong hoạt động quản lý, chủ thể quản lý phải hết
sức sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo để chỉ đạo hoạt động của tổ chức đi tới đích.
Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã
hội. là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổi những mục đích

của mình. Với cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu
đã đưa ra các các khái niệm quản lý giáo dục như sau:

21


Tác giải Trần Kiểm cho rằng: "Quản lý giáo dục là tác động có hệ
thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các
cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ Giáo dục đến nhà
trường) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ
trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện" [20, tr.50].
Tác giả Đặng Quốc Bảo quan niệm: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng
quát là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy
công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội..
Tác giả Bùi Minh Hiền quan niệm: “Quản lý giáo dục là quản lý trường
học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của
mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới
mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và
từng học sinh” [18, tr.26].
Như vậy, tùy thuộc vào cách thức tiếp cận, khái niệm quản lý giáo dục
được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách khái
quát quản lý giáo dục bao gồm hai cấp độ chủ yếu, đó là vĩ mô và vi mô. Ở
cấp độ vi mô, quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động có mục
đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau vào quá trình GD,
ĐT của cơ sở đào tạo nhằm hình thành, phát triển các phẩm chất nhân cách
của người học theo mục tiêu giáo dục. Quản lý giáo dục phải có chủ thể và
đối tượng quản lý, đồng thời phải có hệ thống tác động quản lý theo một nội
dung, kế hoạch thống nhất từ trên xuống nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
trong mỗi giai đoạn cụ thể của xã hội cùng với hệ thống cơ sở vật chất,
phương tiện kỹ thuật tương ứng.

Xét từ phương diện quản lý giáo dục theo hướng xã hội hóa thì có thể hiểu
đây chính là quản lý công tác xã hội hóa giáo dục. Quản lý công tác XHHGD
trước hết là xây dựng cơ chế vận hành của hoạt động XHH, tạo hành lang để hoạt
động XHH đi đúng quỹ đạo, theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra.

22


Quản lý hoạt động XHHGD có những cách làm khác nhau, cũng giúp
cho hoạt động quản lý có những phương pháp linh hoạt và thích hợp với từng
điều kiện, từng hoàn cảnh cụ thể. Nếu quản lý theo phương pháp máy móc,
cứng nhắc sẽ rơi vào tình trạng hành chính hóa, làm thui chột tính năng động
của hoạt động XHH. Nếu quản lý nghiêng về phương pháp dễ dãi, giản đơn sẽ
đẩy hoạt động XHH vào những sai lầm, nhất là huy động các nguồn thu. Do
vậy, quản lý hoạt động XHHGD đòi hỏi phương pháp mềm dẻo, linh hoạt, tạo
được phong trào, định hướng được phong trào, phát huy dân chủ trong nhân
dân, tăng cường nguồn lực của xã hội và cộng đồng cho Giáo dục - Đào tạo.
Quản lý công tác XHHGD không hoàn toàn là công việc của ngành
GD&ĐT. Với chức năng nhà nước của mình, ngành GD&ĐT tạo chủ yếu làm
công tác tham mưu, vận động, tuyên truyền để xã hội nhận thức đầy đủ hơn
về giáo dục, chia xẻ khó khăn với giáo dục, cộng đồng trách nhiệm và tham
gia vào quá trình phát triển GD&ĐT. Tuy nhiên trong một chừng mực nhất
định, ngành GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo và quản lý hoạt động XHH trong các
nhà trường, giúp cho công tác XHH đi đúng hướng và có kết quả cao.
Từ cách hiểu trên, chúng tôi quan niệm, quản lý hoạt động XHHGD ở
trường THCS là sự tác động liên tục, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể
quản lý đến toàn bộ quá trình XHHGD nhằm gắn kết mọi hoạt động giáo dục,
dạy học của nhà trường với sự tham gia tích cực của cộng đồng và các tổ chức,
đoàn thể xã hội ở địa phương hướng tới nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện
mục tiêu giáo dục trung học cơ sở, góp phần nâng cao dân trí, chuẩn bị nguồn

nhân lực để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho địa phương, cho đất nước.
Thực chất quản lý hoạt động XHHGD, đó là nhà trường THCS thực
hiện vai trò chủ đạo của mình trong quản lý và phối hợp quản lý Nhà nước
thực hiện XHHGD. Như vậy, quản lý Nhà nước trong việc thực hiện
XHHGD trường THCS phải đóng vài trò chủ đạo trong việc phổ biến toàn
cộng đồng (phường, xã) nhận thức đúng vị trí, vai trò, đặc điểm, bản chất của

23


XHHGD, trong đó có XHHGD các trường THCS; trên cơ sở đó quản lý việc
thực hiện (Tham gia) trực tiếp hoặc gián tiếp công tác XHHGD của nhà
trường THCS và kiểm tra- đánh giá việc thực hiện, hiệu quả thực hiện
XHHGD của nhà trường.
Mục đích của quản lý hoạt động XHHGD THCS: Góp phần nâng cao
chất lượng GDTHCS, đồng thời huy động được các nguồn lực, tiềm năng của
xã hội, khắc phục khó khăn của quá trình phát triển GDTHCS, đặc biệt là
quản lý hoạt động XHHGD THCS góp phần tạo ra sự công bằng, dân chủ
trong hưởng thụ và trách nhiệm phát triển giáo dục và nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước về giáo dục. Quản lý hoạt động XHHGD THCS không những có
tác động mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình nâng cao mặt bằng dân trí, tạo nguồn
lực lao động có chất lượng cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, mà còn tạo ra
sự chuyển biến có tính cách mạng trong các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị
trí của sự nghiệp GDTHCS đối với tương lai của đất nước. Từ nhận thức đến
hành động, việc huy động các LLXH tham gia vào sự nghiệp GD góp phần
tạo nên những chuyển biến căn bản về chất lượng giáo dục.
Chủ thể quản lý hoạt động XHHGD ở các trường THCS gồm nhiều lực
lượng, có chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, có chủ thể trực tiếp quản lý,
chủ thể thực hiện..., trong đó: Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo là cấp ủy, chính
quyền địa phương (cấp huyện và xã); Chủ thể hướng dẫn, chỉ đạo là Phòng

GD&ĐT huyện Thanh Trì có chức năng tham mưu, đề xuất với cấp trên và
hướng dẫn các trường THCS trong thực hiện XHHGD; Chủ thể quản lý trực
tiếp hoạt động XHHGD là cấp ủy, ban giám hiệu các trường THCS. Đây chính
là lực lượng trực tiếp quản lý, thực hiện kế hoạch XHHGD, liên kết các nguồn
lực phục vụ cho XHHGD. Sự tác động quản lý của cấp ủy, ban giám hiệu các
trường THCS mà đứng đầu người Hiệu trưởng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng và kết quả XHHGD. Ngoài ra, chủ thể quản lý hoạt động XHHGD ở các
trường THCS còn là các tổ chức đoàn thể khác như MTTQ huyện, xã; Công

24


đoàn cơ sở ngành giáo dục, đoàn thanh niên; Hội CMHS…Các chủ thể quản lý
có sự phối hợp và quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành hệ thống tổ chức lãnh
đạo, chỉ huy, điều hành để quá trình XHHGD được quản lý có chất lượng.
Đối tượng quản lý hoạt động XHHGD các trường THCS huyện Thanh
Trì, Hà Nội, chịu sự tác động, điều khiển của các chủ thể quản lý trong quá
trình thực hiện XHHGD. Tuy nhiên, các trường THCS vừa là khách thể quản
lý, đồng thời vừa là chủ thể tự quản lý, tự tổ chức quá trình XHHGD của
mình. Do vậy nhận thức, năng lực, trách nhiệm của người đứng đầu các nhà
trường này là yếu tố rất quan trọng tác động đến kết quả XHHGD.
Nội dung quản lý hoạt động XHHGD các trường THCS bao gồm nhiều
khâu, nhiều mặt, nhiều nội dung trong đó tập trung vào việc xây dựng và chỉ
đạo thực hiện chủ trương, kế hoạch XHHGD; ban hành và tổ chức thực hiện
các văn bản quy phạm về XHHGD; xây dựng cơ chế, quy định nghĩa vụ, trách
nhiệm, quyền hạn của các ngành, các cấp, các tổ chức KT-XH, các cá nhân
tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình giáo dục và giám sát, đôn đốc,
kiểm tra việc triển khai và thực hiện XHHGD.
Phương pháp, hình thức quản lý hoạt động XHHGD các trường THCS
trên cơ sở sử dụng kết hợp các phương pháp cơ bản của khoa học QLGD gồm

phương pháp hành chính, phương pháp giáo dục - tâm lý và phương pháp
kích thích, thông qua cộng đồng hóa trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể
trong XHHGD THCS; Đa dạng hóa các loại hình GDTHCS; đa phương hóa
thu hút các nguồn lực cho GDTHCS từ: Nhà nước, nhân dân, Trung ương, địa
phương, trong ngành giáo dục, các ngành hữu quan, nguồn lực trong nước và
ngoài nước và thể chế hóa các qui định, chế tài đối với quyền lợi, nghĩa vụ,
trách nhiệm của các lực lượng xã hội đối với việc tham gia vào GDTHCS.
Kết quả quản lý hoạt động XHHGD ở các trường THCS chính là góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện mục tiêu GDTHCS, đặc biệt là
tạo ra sự công bằng, dân chủ trong hưởng thụ và trách nhiệm phát triển giáo
dục của các tổ chức và lực lượng.

25


×