Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO VAI TRÒ của cán bộ BIÊN PHÒNG TĂNG CƯỜNG CHO các xã BIÊN GIỚI TỈNH LAI CHÂU TRONG xây DỰNG hệ THỐNG CHÍNH TRỊ cơ sở HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.56 KB, 79 trang )

1
“Vai trò của cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới tỉnh Lai
Châu trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở hiện nay”
Hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn biên giới có vị trí, vai trò rất quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Xây dựng HTCTCS ở các xã, phường biên giới vững mạnh toàn diện là vấn đề có
ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng nước ta, là cơ sở để củng cố lòng tin của
nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần giữ
vững ổn định chính trị, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, điều hành của cấp uỷ, chính
quyền và hoạt động của các tổ chức quần chúng ở địa phương, tạo nền tảng chính
trị - xã hội vững chắc để các xã, phường biên giới phát triển về kinh tế, văn hoá,
xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh. Xây dựng HTCTCS ở địa bàn biên giới
vững mạnh là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của cả HTCT, trong đó
BĐBP nói chung và cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới nói riêng
có vai trò quan trọng.
Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới, có nhiều dân tộc, tôn giáo ở phía Tây
Bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, văn hoá, xã hội và an
ninh, quốc phòng, song cũng là một trong những tỉnh nghèo và khó khăn nhất
trong cả nước. Những năm qua, quán triệt và thực hiện đường lối chủ trương của
Đảng, chính sách của Nhà nước, HTCTCS và nhân dân các dân tộc Lai Châu đã
nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, tích cực phát triển kinh tế - xã hội, giữ
vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh, cải thiện và từng bước
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới
của sự nghiệp cách mạng, HTCTCS tỉnh Lai Châu đặc biệt là HTCTCS ở địa bàn
biên giới còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế cả về tổ chức, nội dung và phương
thức hoạt động.
Là một bộ phận của lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, có quan hệ
gắn bó với Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân, BĐBP tỉnh Lai Châu có


2


trách nhiệm xây dựng HTCTCS nói riêng và xây dựng địa phương vững mạnh về
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh nói chung. Đó là sự thể
hiện bản chất, truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, là vinh dự và tình cảm
sâu nặng của cán bộ, chiến sĩ BĐBP với đồng bào các dân tộc của tỉnh, đồng thời
cũng là cơ sở để BĐBP tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh
biên giới quốc gia.
Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Bộ tư lệnh BĐBP và Tỉnh ủy, Ủy
ban nhân dân các tỉnh có biên giới về việc “cử cán bộ biên phòng tăng cường cho
các xã biên giới, hải đảo để trực tiếp giúp cấp ủy, chính quyền địa phương xây
dựng HTCTCS”, BĐBP tỉnh Lai Châu đã cử nhiều lượt cán bộ trực tiếp tham gia
xây dựng HTCTCS ở địa bàn biên giới của tỉnh. Trải qua hơn 8 năm tổ chức thực
hiện, cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới tỉnh Lai Châu về cơ bản
đã phát huy tốt vai trò của mình cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương góp
phần xây dựng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền
và các tổ chức quần chúng. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của cán bộ biên phòng
tăng cường cho các xã biên giới ở đây vẫn còn bộc lộ không ít hạn chế, bất cập.
Đó là những hạn chế về trách nhiệm, trình độ năng lực, kinh nghiệm xây dựng
HTCTCS của đội ngũ này; đó là những bất cập về cơ chế, chính sách, sự phối hợp
giữa các lực lượng liên quan để bảo đảm cho đội ngũ này hoạt động có hiệu quả…
Trước yêu cầu xây dựng HTCTCS vững mạnh ở địa bàn biên giới hiện nay đòi
hỏi phải tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ cán bộ biên phòng tăng
cường cho các xã biên giới nhằm xây dựng HTCTCS đủ sức hoàn thành nhiệm vụ
lãnh đạo, tổ chức xây dựng các xã biên giới vững về chính trị, mạnh về kinh tế,
bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA
CÁN BỘ BIÊN PHÒNG TĂNG CƯỜNG CHO CÁC XÃ BIÊN GIỚI
TỈNH LAI CHÂU TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ



3
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của cán bộ biên phòng
tăng cường cho các xã biên giới tỉnh Lai Châu trong xây dựng hệ thống
chính trị cơ sở
1.1.1. Quan niệm và đặc điểm hệ thống chính trị cơ sở ở các xã biên giới
tỉnh Lai Châu
HTCTCS là một cấp trong HTCT của đất nước, mang đầy đủ những đặc
điểm chung của HTCT đang vận hành ở nước ta. Nói đến HTCTCS là nói đến
hệ thống tổ chức, bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức
đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội của quần chúng
ở cơ sở (xã, phường, thị trấn). HTCTCS có vai trò rất quan trọng trong việc tổ
chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm
chủ của dân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức
cuộc sống của cộng đồng dân cư. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Về mặt
hành chính, cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính, cấp xã làm
được việc thì mọi công việc đều xong xuôi” [31, tr.371]. HTCTCS ở nước ta
vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ,
bảo đảm “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong
giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân” [18, tr. 19].
Xét về cấu trúc, HTCTCS là một chỉnh thể thống nhất bao gồm các
thiết chế chính trị như tổ chức cơ sở đảng, chính quyền cơ sở, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên
tắc nhất định và gắn bó hữu cơ với nhau. Mỗi thành tố hợp thành trong
HTCTCS có vị trí, vai trò, chức năng khác nhau, song đều vận hành theo cơ
chế đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân lao động làm chủ.
Lai Châu là tỉnh biên giới đa dân tộc, có nhiều tôn giáo nằm ở vị trí
chiến lược quan trọng phía Tây Bắc của Tổ quốc. Diện tích tự nhiên của tỉnh
là 9.059,4 km², phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam - nước Cộng hoà dân chủ



4
nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), phía Nam giáp tỉnh Sơn La, phía Đông
giáp với tỉnh Lào Cai, phía Đông Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây và phía
Tây Nam giáp tỉnh Điện Biên.
Là một tỉnh mới được chia tách từ tỉnh Lai Châu cũ (01/01/2004), dân số
tỉnh Lai Châu hiện nay vào khoảng hơn 371.000 người (theo kết quả điều tra
dân số, ngày 01/4/2009 dân số Lai Châu là 370.135 người); trong đó, khu vực
biên giới có khoảng 13.803 hộ/71.513 khẩu, gồm 10 dân tộc: Mông, Dao,
Thái, Kinh, Giáy, Mảng, La Hủ, Hà Nhì, Khơ Mú, Nhắng. Các dân tộc cư trú,
sinh sống đan xen, rải rác trên các triền núi cao, thung lũng và ven sông suối
theo phong tục, tập quán của từng dân tộc.
Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước đã dành nhiều sự quan
tâm, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhưng do những điều kiện đặc thù, Lai
Châu vẫn là một trong những tỉnh biên giới nghèo nhất của cả nước, đời sống
đồng bào các dân tộc trong tỉnh còn rất nhiều khó khăn, tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nhiều địa bàn của tỉnh đang diễn biến phức
tạp. HTCT các cấp của Lai Châu trong thời gian qua tuy đã được củng cố và
tăng cường nhưng nhìn chung chất lượng hoạt động chưa cao, việc xác định
vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các thành tố trong HTCT
các cấp nhất là ở cơ sở còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến quá trình thực hiện
các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh.
Đặc biệt, đối với địa bàn biên giới của tỉnh, nơi địa hình chủ yếu là núi cao,
rừng rậm, giao thông đi lại khó khăn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, dân cư
sinh sống phân tán, tỉ lệ đói nghèo, mù chữ cao, hoạt động của các loại tội
phạm phức tạp thì việc xây dựng, củng cố và phát huy vai trò của HTCTCS
nơi đây càng gặp nhiều khó khăn, bất cập.
HTCTCS ở các xã biên giới tỉnh Lai Châu là một bộ phận của HTCTCS
tỉnh; được cấu thành bởi các thành tố: tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận

Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cấp xã và mối quan hệ hữu cơ giữa các


5
thành tố ấy; hoạt động theo cơ chế đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân
dân các dân tộc biên giới làm chủ, hợp thành chỉnh thể lãnh đạo, quản lý và
tổ chức quần chúng nhân dân trên địa bàn biên giới thực hiện đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương, đồng thời phát huy vai trò
làm chủ của nhân dân ở địa bàn biên giới.
Cấu trúc HTCTCS ở các xã biên giới tỉnh Lai Châu bao gồm tổ chức cơ
sở đảng, chính quyền (hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân), Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. HTCTCS ở các xã biên giới tỉnh Lai
Châu là một chỉnh thể các thiết chế gắn liền với hệ thống các quan hệ, các lớp
quan hệ giữa tổ chức và con người. Vì vậy, các tổ chức của HTCTCS ở các xã
biên giới không chỉ có mối quan hệ với nhau mà còn có mối quan hệ giữa nó
với các bộ phận khác theo chiều dọc và chiều ngang, trong đó có các mối
quan hệ, tác động qua lại với các cấp của HTCT chung và quan hệ chặt chẽ
với tổ chức đảng, đoàn thể và cộng đồng tự quản ở khu vực biên giới.
Trong HTCTCS ở các xã biên giới tỉnh Lai Châu, tổ chức cơ sở đảng
(chi bộ, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là
“gốc rễ của Đảng” trực tiếp lãnh đạo HTCTCS. Các tổ chức cơ sở đảng thực
hiện sự lãnh đạo bằng việc đề ra chủ trương, nghị quyết; thông qua tổ chức và
cán bộ; bằng việc kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và
đề cao tính kỷ luật tự giác.
Chính quyền các xã biên giới thực hiện chức năng quản lý nhà nước
trong phạm vi địa giới hành chính. Chính quyền các xã biên giới tỉnh Lai
Châu là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích của nhân dân
các dân tộc anh em trên địa bàn biên giới; thực hiện chức năng quản lý nhà
nước ở địa phương, trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật, dưới sự lãnh đạo của tổ
chức cơ sở đảng; phản ánh bản chất của chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là

đồng bào các dân tộc trên địa bàn biên giới là người làm chủ.


6
Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội ở các xã biên giới là
cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã
hội ở các xã biên giới có vai trò đoàn kết nhân dân các dân tộc trên địa bàn,
chăm lo lợi ích của các thành viên, thực thi quyền và nghĩa vụ của công dân,
thắt chặt mối liên hệ giữa các tổ chức cơ sở đảng, chính quyền và nhân dân các
dân tộc ở biên giới.
Chức năng cơ bản của HTCTCS ở các xã biên giới tỉnh Lai Châu là phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân các dân tộc ở địa bàn
biên giới, trấn áp mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch
trên địa bàn và tham gia thực hiện tốt công tác đối ngoại. HTCTCS ở các xã
biên giới tỉnh Lai Châu vận hành theo nguyên tắc: tổ chức cơ sở đảng lãnh
đạo, chính quyền xã quản lý, nhân dân các dân tộc trên địa bàn làm chủ,
HTCTCS ở các xã biên giới tỉnh Lai Châu có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc tổ chức và vận động nhân dân địa phương thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của HTCT cấp trên,
tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của
cộng đồng dân cư trên địa bàn các xã biên giới.
* Đặc điểm hệ thống chính trị cơ sở ở các xã biên giới tỉnh Lai Châu
HTCTCS ở các xã biên giới tỉnh Lai Châu mang đầy đủ những đặc điểm
của HTCTCS song do đặc thù biên giới, vùng sâu, vùng xa với những nét
riêng của địa bàn biên giới tỉnh Lai Châu nên HTCTCS các xã biên giới nơi
đây mang những đặc điểm nổi bật đó là:
Một là, HTCTCS ở các xã biên giới tỉnh Lai Châu có nhiệm vụ nặng nề, vừa
giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, phát triển kinh



7
tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, vừa phải trực tiếp tham gia thực hiện công tác
đối ngoại nhằm xây dựng biên giới hòa bình ổn định và hữu nghị.
Với đặc thù của địa bàn biên giới lại thuộc một trong những tỉnh nghèo
của đất nước nên các xã biên giới của tỉnh Lai Châu đang gặp rất nhiều khó
khăn, thách thức trong quá trình phát triển đi lên. Trong bối cảnh đó,
HTCTCS các xã biên giới có nhiệm vụ rất nặng nề so với các địa phương
khác của tỉnh. HTCTCS các xã biên giới tỉnh Lai Châu không chỉ trực tiếp
lãnh đạo và tổ chức cho nhân dân địa phương giữ vững an ninh chính trị, bảo
vệ vững chắc chủ quyền biên giới mà còn phải tập trung phát triển kinh tế - xã
hội, thực hiện có hiệu quả các chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Những nhiệm vụ nêu trên càng trở nên nặng nề khi các xã biên giới chủ yếu
nằm ở địa hình đồi núi có độ dốc cao, cơ sở hạ thầng thấp kém, giao thông đi
lại khó khăn; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân còn nhiều thiếu thốn,
“tỷ lệ nghèo đói còn ở mức cao chiếm 68,9%, trình độ dân trí còn thấp, tình
trạng trẻ em bỏ học và tái mù chữ có chiều hướng gia tăng” [23, tr.1]. Trên
địa bàn, các tệ nạn xã hội và các loại tội phạm như vận chuyển, tàng trữ, sử
dụng các chất ma túy, lừa gạt buôn bán phụ nữ trẻ em qua biên giới, trộm cắp,
lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo truyên truyền đạo trái pháp luật… còn diễn biến
phức tạp ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trong địa bàn 23 xã biên giới của tỉnh có tới 10 dân tộc cùng sinh sống
với phong tục tập quán và các mối quan hệ dân tộc đa dạng, điều đó cũng đặt
ra cho HTCTCS ở đây nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp trong giải quyết vấn
đề dân tộc và thực hiện đại đoàn kết dân tộc cũng như trong tiến hành các
chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo. Biên giới mặc dù đã hoàn thiện việc
cắm mốc nhưng việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thuộc phạm vi của tỉnh vẫn là
nhiệm vụ thường trực và đang trở nên phức tạp với những vụ việc xâm canh,
xâm cư thường xuyên xảy ra. Đặc thù của địa bàn biên giới cũng đặt ra cho

HTCTCS các xã biên giới những yêu cầu, đòi hỏi cao trong việc quán triệt và
thực hiện tốt quan điểm, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước nhằm


8
giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân trong địa bàn tỉnh
với chính quyền và nhân dân nước bạn, qua đó góp phần xây dựng biên giới
hòa bình, ổn định và hữu nghị.
Hai là, số lượng đảng viên còn ít, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ
đảng, chính quyền và chất lượng của HTCTCS ở địa bàn biên giới còn thấp.
Trên địa bàn các xã biên giới tỉnh Lai Châu hiện có 22 Đảng bộ, 277 chi
bộ trực thuộc với 1941 đảng viên. Trong đó, có 337 đảng viên nữ, 1581 đảng
viên là người dân tộc thiểu số [phụ lục 2]. Nhìn chung, trình độ, năng lực của
đội ngũ cán bộ đảng, chính quyền và chất lượng của các tổ chức đoàn thể trên
địa bàn biên giới của tỉnh còn nhiều hạn chế. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp
tới việc phát huy vai trò của HTCTCS ở đây trong thực hiện các nhiệm vụ
chính trị nhất là trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền an ninh
biên giới quốc gia. Hiện nay, ở địa bàn biên giới tỉnh Lai Châu vẫn còn 5 bản
chưa có đảng viên, 25 bản chưa đủ đảng viên để thành lập chi bộ.
Đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các xã biên giới tỉnh Lai Châu không chỉ
thiếu về số lượng mà còn có nhiều hạn chế về trình độ và năng lực công tác,
chất lượng thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ này cũng chưa đồng đều ngay
trong HTCTCS từng địa phương và giữa các địa phương trong địa bàn biên
giới. Trong đó, một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện thiếu trách nhiệm, bản
lĩnh chính trị chưa vững vàng, đôi khi còn bị lôi kéo tham gia các hoạt động
vi phạm pháp luật và tệ nạn nạn xã hội, như: truyền đạo trái pháp luật; xuất
nhập cảnh trái phép; vi phạm luật hôn nhân và gia đình; đánh bạc... Số liệu
tổng kết công tác vận động quần chúng năm 2012 của BĐBP tỉnh Lai Châu
cho thấy, đến cuối năm 2012 số lượng cán bộ, đảng viên theo đạo trên địa bàn
biên giới tỉnh vẫn còn khá nhiều. Cụ thể: Đảng viên 20 người, cán bộ chuyên

trách xã và công chức xã 27 người, cán bộ không chuyên trách và cán bộ cấp
thôn, bản 43 người [4, tr.2]. Thực tế đó đã ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín, năng
lực lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương đối với quần
chúng nhân dân trên địa bàn.


9
Mặt khác trong điều kiện còn nhiều hạn chế về trình độ, năng lực của
đội ngũ cán bộ nhất là những cán bộ chủ chốt, chất lượng hoạt động của
HTCTCS ở địa bàn biên giới cũng tồn tại rất nhiều bất cập, một số tổ chức
đoàn thể ở một số xã biên giới của tỉnh còn hoạt động mang tính hình thức,
thiếu nề nếp. Đánh giá tổng kết chất lượng hoạt động của chính quyền và các
đoàn thể quần chúng ở 22 xã biên giới năm 2012 (hiện nay là 23 xã, thêm 01
xã mới được chia tách đầu năm 2013) cho thấy: Đối với chất lượng hoạt động
của cơ quan công an vẫn còn tới 10/22 xã có chất lượng hoạt động ở mức
trung bình và 01/22 xã ở mức yếu; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc xã còn 10/22 xã ở mức trung bình; chất lượng hoạt động của tổ chức
Đoàn thanh niên cấp xã ở mức trung bình vẫn còn tới 16/22 xã [phụ lục 3,4].
Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch và bọn tội
phạm triệt để lợi dụng để tuyên truyền hạ thấp uy tín của HTCTCS địa
phương; kích động, mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo quần chúng tham gia các hoạt
động gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn biên giới.
Ba là, HTCTCS ở các xã biên giới tỉnh Lai Châu hoạt động trong điều
kiện khó khăn khi tình hình dân tộc, tôn giáo, an ninh trật tự, vấn đề xâm
canh, xâm cư và các loại tội phạm ở khu vực biên giới diễn biến phức tạp.
Là một tỉnh biên giới có vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh phía
Tây Bắc của Tổ quốc, vì vậy quá trình tổ chức và hoạt động của HTCTCS
tỉnh Lai Châu luôn bị các thế lực thù địch chống phá quyết liệt. Trước hết,
chúng tập trung lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động “bản sắc riêng” của các
dân tộc trên địa bàn, tuyên truyền, xuyên tạc về thành phần dân tộc trong cơ

cấu, nhân sự cán bộ của HTCTCS, tìm cách phá hoại và ngăn không cho nhân
dân tham gia các đoàn thể ở địa phương, cắt đứt mối liên hệ giữa nhân dân
với HTCTCS.
Bên cạnh đó, chúng tập trung mua chuộc, lôi kéo nhân dân địa phương
đặc biệt là những cán bộ người dân tộc thiểu số tham gia truyền đạo trái pháp


10
luật gây ra tình hình phức tạp về tôn giáo trên địa bàn, ảnh hưởng trực tiếp tới
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Theo số liệu
thống kê đến ngày 15/3/2010, ở khu vực biên giới tỉnh Lai Châu có tổng số
1.190 hộ/7.288 khẩu theo đạo Tin lành trái pháp luật, tập trung ở 10 xã/52 bản
với 34 điểm tổ chức sinh hoạt đạo và 37 đối tượng cầm đầu tích cực; 81
hộ/377 khẩu (chủ yếu là dân tộc Mông) di dịch cư trái phép sang Trung Quốc,
Lào và miền Trung - Tây Nguyên nước ta theo luận điệu tuyên truyền của các
thế lực thù địch nhằm thành lập “Vương quốc Mông tự trị”. Tình hình trên đã
và đang gây nhiều khó khăn, phức tạp cho hoạt động của HTCTCS trên địa
bàn nhất là trong việc giữ vững ổn định chính trị, tạo sự đồng thuận của nhân
dân đối với quá trình thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Cùng với những phức tạp về tình hình hoạt động tôn giáo, dưới sự tác
động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, quá trình hội nhập, toàn cầu
hoá... tình hình an ninh trật tự ở địa bàn biên giới tỉnh Lai Châu cũng đang có
nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt, tội phạm về ma tuý và các loại tội phạm
như: giết người, cố ý gây thương tích, mua bán người, bắt cóc chiếm đoạt trẻ
em, lưu hành tiền giả và các tệ nạn xã hội... có xu hướng phát triển đã ảnh
hưởng tiêu cực đến sự ổn định ở khu vực biên giới; các vụ việc xâm canh,
xâm cư phức tạp xảy ra gần đây cũng đang đặt ra những yêu cầu mới đối với
công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện để đấu tranh, xử lý có hiệu quả
nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Đặc điểm trên
đặt ra nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi HTCTCS các xã biên giới tỉnh Lai Châu

phải giải quyết trong quá trình hoạt động của mình nhằm thực hiện thắng lợi
các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
1.1.2. Vai trò của cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới
tỉnh Lai Châu trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở hiện nay
BĐBP tỉnh Lai Châu là lực lượng nòng cốt cùng nhân dân Lai Châu bảo
vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia với 273 km đường biên
giới và 70 mốc quốc giới (từ M16 đến M85). BĐBP tỉnh Lai Châu hiện nay
được biên chế gồm 01 tiểu đoàn huấn luyện, 13 đồn biên phòng đứng chân


11
trên 4 huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Nậm Nhùn (mới chia tách năm
2012), quản lý 23 xã biên giới với 224 bản và khu dân cư.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của mình, BĐBP
tỉnh Lai Châu luôn xác định rõ: tham gia củng cố cơ sở chính trị, phát triển kinh
tế - xã hội ở các xã biên giới là một yêu cầu khách quan và có ý nghĩa chiến lược
lâu dài nhằm góp phần xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh.
Trên cơ sở quán triệt Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 28/3/1998 của Thủ
tướng Chính phủ về “Tăng cường chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội, củng cố quốc phòng - an ninh ở các xã biên giới, hải đảo”; Nghị quyết số
150/ĐUQSTW ngày 08/8/1998 của Đảng ủy Quân sự Trung ương “Nghị
quyết về việc Quân đội tham gia lao động sản xuất, làm kinh tế, phát huy vai
trò nòng cốt tham gia xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc
phòng an ninh trên các địa bàn chiến lược” và Đề án số 3531/QP ngày
09/11/1998 của Bộ Quốc phòng về việc “Bộ đội Biên phòng tham gia chương
trình phát triển văn hóa ở các xã, phường biên giới, hải đảo”, Đảng ủy BĐBP
đã ra Nghị quyết 24/NQ-ĐU ngày 20/12/1998, Nghị quyết chuyên đề về việc
“BĐBP tham gia lao động sản xuất làm kinh tế và tham gia xây dựng, phát
triển kinh tế - xã hội ở các xã, phường biên giới, hải đảo”. Quán triệt và thực
hiện nghị quyết trên, BĐBP tỉnh Lai Châu đã phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban

nhân dân tỉnh Lai Châu tích cực triển khai công tác cử cán bộ biên phòng tăng
cường cho các xã biên giới đặc biệt khó khăn trong tỉnh.
Việc tăng cường cán bộ biên phòng cho các xã biên giới là nhằm góp
phần xây dựng, củng cố làng, bản, xã biên giới vững mạnh toàn diện khắc
phục tình trạng “không có đảng viên” ở các thôn, bản trên khu vực biên giới,
đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, xây dựng và nâng cao đời sống nhân dân...
tạo chỗ dựa vững chắc cho BĐBP tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, quản
lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Đến nay, BĐBP tỉnh Lai Châu đã cử được nhiều đợt cán bộ tăng cường
cho các xã biên giới và hiện đang có 21 cán bộ trực tiếp đảm nhiệm các chức


12
danh chủ chốt và tham gia xây dựng HTCTCS của 21 xã biên giới, trong đó
có 01 đồng chí giữ chức danh Bí thư Đảng ủy xã, 15 đồng chí giữ chức danh
Phó bí thư và 05 đồng chí tăng cường trực tiếp giúp nâng cao hiệu quả hoạt
động của tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể của 05 xã.
Cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới tỉnh Lai Châu là
những quân nhân chuyên nghiệp, là đảng viên của các đồn biên phòng thuộc
biên chế của BĐBP tỉnh có đủ phẩm chất, năng lực theo yêu cầu, được địa
phương tín nhiệm; được Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lai Châu
và cấp ủy Đảng, chính quyền cấp trên lựa chọn, quyết định bố trí tham gia
vào HTCTCS nhằm xây dựng khu vực biên giới tỉnh Lai Châu vững mạnh.
Cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới tỉnh Lai Châu hiện
nay đều là những đồng chí đã có thời gian công tác nhất định trên địa bàn, am
hiểu địa phương, có kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ tăng cường cắm
xã. Nhiều đồng chí đã trực tiếp tham gia công tác tăng cường cắm xã từ năm
2005, thông qua thực tiễn thực hiện nhiệm vụ được nhân dân các xã biên giới
và cấp trên tín nhiệm bố trí vào các chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã.
Việc bố trí đội ngũ cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới của

tỉnh hiện nay chủ yếu xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của địa bàn biên giới. Căn
cứ vào tình hình cụ thể của các xã biên giới và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ
của từng cán bộ biên phòng tăng cường, Huyện ủy các huyện có biên giới và
Bộ Chỉ Huy BĐBP tỉnh thường xuyên có sự điều chỉnh, luân chuyển, bổ sung
hoặc thay thế trong đội ngũ cán bộ biên phòng tăng cường cho phù hợp với
tình hình thực tế và yêu cầu, đòi hỏi của các xã biên giới.
Vai trò của đội ngũ cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới
tỉnh Lai Châu trước hết được xác định dựa theo quy định số 27/QĐ-BTL ngày
09/4/1999 của Bộ tư lệnh BĐBP về Quy định tạm thời chức năng, nhiệm vụ mối quan hệ công tác của cán bộ tăng cường các xã biên giới, hải đảo. Quy
định 27 chỉ rõ: Cán bộ tăng cường phải nắm chắc tình hình mọi mặt ở địa bàn
và những chủ trương, kế hoạch công tác địa phương để đề xuất với ban chỉ


13
huy đồn biên phòng làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây
dựng, củng cố cơ sở chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở xã. Những
vấn đề cụ thể và cấp bách xảy ra trên địa bàn, chủ động trực tiếp làm tham
mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết, đồng thời báo
cáo lại với ban chỉ huy đồn biết để tham mưu cho địa phương. Khi được tăng
cường cho các xã, người cán bộ biên phòng tăng cường xã có thể làm tham
mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương trong xây dựng quy hoạch dân cư,
quy hoạch xây dựng các trung tâm xã; gắn phát triển kinh tế - xã hội với quốc
phòng và an ninh. Theo dõi nắm chắc tình hình thực hiện các dự án phát triển
kinh tế - xã hội ở xã. Cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền vận
động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới, bảo vệ vững chắc biên giới quốc
gia. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã biên giới xây dựng, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ xã, thôn, bản, công an, dân quân, hoặc trực tiếp tham gia xóa mù
chữ, phổ cập giáo dục tiểu học; tham gia các tổ đội tuyên truyền văn hóa...

Vai trò của đội ngũ cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới
tỉnh Lai Châu còn được chỉ rõ trong Quy chế số 113 - QC/PH ngày 04/6/2007
của Đảng ủy BĐBP tỉnh Lai Châu và Huyện ủy Phong Thổ - Sìn Hồ - Mường
Tè Về phối hợp công tác giữa Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh với Huyện ủy
Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Tè; Nghị quyết số 14A/NQ-ĐU ngày 15/01/2008
của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu Về Bộ đội biên phòng tỉnh
tham gia xây dựng, củng cố cơ sở chính trị, thực hiện mô hình giúp dân phát
triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, Quy định số 155/QĐ-ĐU, ngày 28/8/2009 của
Đảng ủy BĐBP tỉnh Lai Châu về Nhiệm vụ, mối quan hệ công tác, chế độ báo
cáo của cán bộ BĐBP tỉnh tăng cường, giữ chức danh Phó Bí thư Đảng bộ xã
biên giới đã nêu rõ: Nhiệm vụ của cán bộ BĐBP tỉnh tăng cường giữ chức
danh Phó Bí thư Đảng bộ xã biên giới là: Giúp Bí thư Đảng bộ xã thực hiện
công tác lãnh đạo của cấp ủy, của Đảng bộ; Tham mưu cho Ban chấp hành và


14
trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể quần chúng, thực hiện chỉ đạo các mặt
công tác dân vận của Đảng; Tham mưu cho Đảng ủy thực hiện kế hoạch phát
triển đảng; Giải quyết công việc hành chính Đảng khi Bí thư đi vắng; Trực
tiếp chỉ đạo Ủy ban kiểm tra Đảng ủy xã thực hiện tốt các chương trình kế
hoạch kiểm tra, giám sát của cấp ủy, Ủy ban kiểm tra Đảng định kỳ, đột xuất,
kiểm tra giám sát chuyên đề theo chỉ đạo của cấp trên [25, tr.1,2].
Trên cơ sở các văn bản nêu trên, từ thực tiễn việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới tỉnh Lai
Châu thời gian qua, có thể khái quát vai trò của cán bộ biên phòng tăng cường
cho các xã biên giới tỉnh Lai Châu trong xây dựng HTCTCS trên những nội
dung cơ bản như sau:
Thứ nhất, cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới tỉnh Lai
Châu là một lực lượng trực tiếp tham mưu, hướng dẫn, tham gia cùng

HTCTCS lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương,
trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, bảo vệ vững chắc biên giới và thực hiện công tác đối ngoại.
Là những cán bộ được tuyển chọn trong lực lượng BĐBP tỉnh, cán bộ
biên phòng tăng cường cho các xã biên giới của tỉnh Lai châu là lực lượng
trực tiếp tham mưu, hướng dẫn, tham gia cùng cấp ủy, chính quyền địa
phương lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của các xã biên giới.
Những cán bộ tăng cường giữ chức danh Bí thư, Phó Bí thư thường trực Đảng
ủy xã là người trực tiếp chuẩn bị dự thảo nghị quyết hoặc tham gia cùng Đảng
bộ các xã biên giới xây dựng nghị quyết lãnh đạo và cùng Đảng ủy xã lãnh
đạo tổ chức thực hiện những nội dung nghị quyết đề ra. Trong điều kiện tình
hình kinh tế - xã hội của các xã biên giới trong tỉnh còn nhiều khó khăn, an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp, cán bộ biên phòng
tăng cường cho các xã biên giới có trách nhiệm cùng HTCTCS tập trung lãnh
đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm


15
nghèo ở địa phương; phối hợp với đồn biên phòng đóng quân trên địa bàn
tham gia bảo vệ vững chắc biên giới và hướng dẫn nhân dân giải quyết tốt
mối quan hệ với chính quyền và nhân dân nước láng giềng.
Trên cơ sở những ưu thế về kiến thức, trình độ so với đội ngũ cán bộ địa
phương nhất là kiến thức về quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội, cán bộ biên
phòng tăng cường cho các xã biên giới phải đi đầu trong việc nắm bắt, quán
triệt các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng
- an ninh của tỉnh, huyện, trực tiếp tham mưu, hướng dẫn cho chính quyền,
các ban ngành ở địa phương xây dựng các kế hoach tổ chức thực hiện cho phù
hợp với đặc điểm của địa phương mình. Cán bộ biên phòng tăng cường cho
các xã biên giới còn thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, phối
hợp với các lực lượng khác nhất là đội vận động quần chúng của đồn biên

phòng tuyên truyền vận động để đồng bào các dân tộc trên địa bàn hiểu rõ về
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước; các
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh của địa
phương, qua đó động viên họ cùng HTCTCS chung sức chung lòng thực hiện
có hiệu quả các mục tiêu, kế hoạch mà địa phương đề ra.
Thứ hai, cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới tỉnh Lai
Châu là một lực lượng trực tiếp tham mưu, hướng dẫn, tham gia xây dựng và
nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức trong HTCTCS.
Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng ủy BĐBP tỉnh Lai Châu: “Việc
tham gia củng cố cơ sở chính trị, xây dựng mô hình giúp dân phát triển kinh
tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách
vừa có tính cơ bản lâu dài nhằm góp phần xây dựng nền biên phòng toàn dân
vững mạnh” [23, tr. 2], đội ngũ cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên
giới tỉnh Lai Châu là một lực lượng trực tiếp tham mưu, hướng dẫn, tham gia


16
xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức trong HTCTCS
trên địa bàn biên giới.
Cán bộ biên phòng tăng cường phải trực tiếp tham gia xây dựng Đảng ủy
xã, tham mưu, hướng dẫn việc xây dựng các tổ chức đảng ở địa phương vững
mạnh. Thông qua quá trình công tác của mình, cán bộ biên phòng tăng cường
nhất là những đồng chí giữ chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã có trách
nhiệm cùng Đảng ủy xã tổ chức quán triệt, học tập các chỉ thị, nghị quyết của
tổ chức Đảng cấp trên cho các đảng viên; tập trung nâng cao chất lượng xây
dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng bộ xã; duy trì nề nếp chế độ
sinh hoạt đảng; tham mưu cho Đảng ủy thực hiện kế hoạch phát triển đảng;
cùng Đảng bộ xã xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ địa phương; trực tiếp chỉ đạo, tham mưu, hướng dẫn Ủy ban
kiểm tra Đảng ủy xã thực hiện các chương trình, kế hoạch kiểm tra giám sát

về Đảng; Chỉ đạo và hướng dẫn việc xây dựng các chi bộ đảng ở địa phương
nhất là các chi bộ thôn bản, chi bộ các nhà trường vững mạnh...
Cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới tỉnh Lai Châu có
trách nhiệm tham mưu và tham gia xây dựng Ủy ban nhân dân, Hội đồng
nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành của xã; tổ chức hướng dẫn, phối
hợp với các lực lượng cấp trên giúp các cơ quan, ban ngành trong chính
quyền xã hoạt động có quy củ, nề nếp và từng bước hoàn thành chức năng,
nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ biên phòng tăng cường còn có trách
nhiệm tham mưu nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, tạo
cơ sở để tập hợp và phát huy sức mạnh của đồng bào các dân tộc sinh sống
trong địa bàn nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương;
tham mưu, hướng dẫn và chỉ đạo việc xây dựng, củng cố các tổ chức đoàn thể
quần chúng như: Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh


17
xã... để các tổ chức này đi vào hoạt động có nề nếp, hiệu quả và phát huy vai
trò của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của địa phương.
Thứ ba, cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới tỉnh Lai
Châu là một lực lượng trực tiếp bồi dưỡng trình độ chính trị, nâng cao năng
lực công tác cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong HTCTCS.
Đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ chủ chốt trong
HTCTCS các xã biên giới chính là những hạt nhân nền tảng để xây dựng và
nâng cao chất lượng hoạt động của HTCTCS ở địa bàn biên giới. Vì vậy,
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, cán bộ biên phòng tăng
cường cho các xã biên giới tỉnh Lai Châu phải phát huy vai trò là một lực
lượng trực tiếp bồi dưỡng trình độ chính trị, nâng cao năng lực công tác
cho đội ngũ này. Phát huy những ưu thế về kiến thức, trình độ và năng lực
của bản thân, lực lượng cán bộ biên phòng tăng cường có trách nhiệm trực
tiếp bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên trong HTCTCS

các xã biên giới về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật
Nhà nước; về vai trò, chức năng của HTCTCS, về kiến thức quốc phòng,
an ninh và đối ngoại...
Cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới tỉnh Lai Châu còn có
trách nhiệm phối hợp với các ban ngành của Huyện và cấp trên tiến hành bồi
dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao năng lực làm việc, quản lý, điều hành của cán
bộ, đảng viên trong chính quyền và các ban ngành đoàn thể xã; tổ chức bồi
dưỡng, hướng dẫn đội ngũ cán bộ, đảng viên trong HTCTCS các xã biên giới
hiểu rõ về vai trò, nhiệm vụ của từng tổ chức trong HTCTCS, tầm quan trọng
của công tác phối kết hợp giữa các ban ngành, lực lượng trong thực hiện
nhiệm vụ chính trị của địa phương, từ đó giúp nâng cao hiệu quả công tác
phối kết hợp trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên trong HTCTCS
trên địa bàn biên giới.


18
1.1.3. Những nhân tố bảo đảm cho việc phát huy vai trò của cán bộ
biên phòng tăng cường cho các xã biên giới tỉnh Lai Châu trong xây dựng
hệ thống chính trị cơ sở
Việc phát huy vai trò của cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên
giới tỉnh Lai Châu trong xây dựng HTCTCS phụ thuộc vào các nhân tố cơ
bản sau:
Một là, phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ biên phòng tăng cường.
Phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ biên phòng tăng cường là
nhân tố trực tiếp, quyết định nhất nhằm bảo đảm phát huy vai trò của đội ngũ
này trong xây dựng HTCTCS. Người cán bộ biên phòng tăng cường cho các
xã biên giới tỉnh Lai Châu cần phải có những yêu cầu về phẩm chất và năng
lực trước hết là theo đúng tiêu chuẩn của cán bộ BĐBP cụ thể là: “Bản lĩnh
chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh,
phương pháp xem xét khách quan, khoa học, nhạy bén với tình hình, sâu sát

cơ sở, có tín nhiệm. Nắm được và biết vận dụng đúng đắn những quan điểm
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính
trị, quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, văn hóa, xã hội của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ Quân đội, nắm vững chỉ thị, nghị
quyết của cấp trên và cấp mình vào thực hiện nhiệm vụ. Nắm vững nguyên
tắc, chế độ, nội dung công tác đảng, công tác chính trị; có năng lực nghiên
cứu tổng hợp công tác vận động quần chúng, tuyên truyền đặc biệt. Nắm được
công tác quân sự cấp chiến thuật, chiến dịch có liên quan; chức năng, nhiệm
vụ, biện pháp tổ chức, quản lý, bảo vệ bảo vệ biên giới của BĐBP”
[36, tr.226, 227]. Mặt khác, đặc thù nhiệm vụ riêng còn đòi hỏi cán bộ biên
phòng tăng cường cho các xã biên giới tỉnh Lai Châu phải có trình độ kiến thức
toàn diện nhất là kiến thức về xây dựng và tổ chức hoạt động của HTCT; kiến
thức về kinh tế, dân tộc, tôn giáo, pháp luật, quản lý, về cách thức xây dựng các
điểm sáng kinh tế, văn hoá và tổ chức đời sống văn hoá mới cho đồng bào, về
quan điểm vận động quần chúng của Đảng trong tình hình mới…


19
Phẩm chất và năng lực công tác tốt chính là cơ sở để người cán bộ biên
phòng tăng cường phát huy nội lực hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được
giao. Phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống tốt đẹp, lành mạnh giúp người
cán bộ biên phòng có ý thức tự giác, đề cao vai trò, trách nhiệm của bản thân,
kiên trì với công việc, biết bám sát nhân dân, bám sát địa bàn, khắc phục khó
khăn để phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Năng lực công tác tốt giúp
người cán bộ biên phòng tăng cường có được sự chủ động và tính khoa học
trong công việc, tham gia có hiệu quả vào công tác xây dựng đảng, chính
quyền, các đoàn thể quần chúng và việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội
ngũ cán bộ ở địa phương. Nếu không có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ, người cán bộ biên phòng tăng cường không thể đảm đương tốt
các cương vị, chức trách được phân công, theo đó kết quả tham gia phối hợp

với các lực lượng khác trong củng cố cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn cũng không cao. Điều đó không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến
việc phát huy vai trò của cán bộ biên phòng tăng cường trong xây dựng
HTCTCS mà còn làm suy giảm niềm tin, sự tín nhiệm của cán bộ và nhân dân
địa phương đối với cán bộ biên phòng tăng cường.
Hai là, quy chế, cơ chế để cán bộ biên phòng tăng cường thực hiện tốt
chức trách, nhiệm vụ được giao.
Hiện nay cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới tỉnh Lai
Châu thực hiện nhiệm vụ của mình theo quy chế, cơ chế chung áp dụng cho
lực lượng cán bộ biên phòng tăng cường trong cả nước, đó là quy định số
27/QĐ-BTL ngày 09/4/1999 của Bộ tư lệnh về Quy định tạm thời chức năng,
nhiệm vụ - mối quan hệ công tác của cán bộ tăng cường các xã biên giới, hải
đảo. Bên cạnh đó cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới tỉnh Lai
Châu còn căn cứ vào quy chế phối hợp số 12 - QC/PH ngày 10/7/2006 giữa
Đảng ủy BĐBP với Tỉnh ủy Lai Châu; Quy chế số 113 - QC/PH ngày 04/6/
2007 của Đảng ủy BĐBP tỉnh ủy Lai Châu và Huyện ủy Phong Thổ - Sìn Hồ Mường Tè Về phối hợp công tác giữa Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh với


20
Huyện ủy Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Tè; kế hoạch phối hợp thực hiện nhiệm vụ
hàng năm giữa Đảng bộ BĐBP tỉnh Lai Châu với các huyện có đường biên giới
trong tỉnh. Đặc biệt trong tham gia xây dựng HTCTCS hiện nay, đội ngũ cán bộ
biên phòng tăng cường cho các xã biên giới tỉnh Lai Châu còn thực hiện nhiệm
vụ dựa theo quy định số 155 - QĐ/ĐU ngày 28/8/2009 của Đảng ủy BĐBP tỉnh
quy định về Nhiệm vụ, mối quan hệ công tác, chế độ báo cáo của cán bộ BĐBP
tỉnh tăng cường, giữ chức danh Phó Bí thư Đảng bộ xã biên giới.
Việc xây dựng và hoàn thiện các quy chế, cơ chế trên không chỉ tạo ra cơ
sở pháp lý mà còn tạo điều kiện giúp cán bộ biên phòng tăng cường cho các
xã biên giới có “điểm tựa” để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Quy chế, cơ chế thực hiện công tác tăng cường cán bộ biên phòng cho các xã

biên giới giúp cán bộ biên phòng tăng cường xác định rõ trách nhiệm, quyền
hạn của mình trong thực hiện cương vị, chức trách được phân công; nhận thức
được mối quan hệ của bản thân với các lực lượng khác trong tỉnh nhất là với
BĐBP tỉnh, các huyện có biên giới, các đồn biên phòng và cấp ủy, chính
quyền địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tăng cường.
Là văn bản pháp lý trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác tăng
cường cán bộ biên phòng cho các xã biên giới, quy chế, cơ chế còn giúp cán
bộ biên phòng tăng cường nắm được phương hướng phối kết hợp với các lực
lượng khác trong tham gia củng cố cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở
địa bàn công tác, quán triệt và thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo với cấp
trên, tham gia sơ, tổng kết định kỳ với các lực lượng có liên quan theo quy
định. Quy chế, cơ chế cũng tạo ra điều kiện thuận lợi cho phép đội ngũ cán bộ
biên phòng tăng cường phát huy tính chủ động, sáng tạo của bản thân trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ ở từng địa bàn cụ thể, là cơ sở để thống nhất
nhận thức trong các cấp, các ngành, trong cấp ủy và chính quyền địa phương
đối với công tác cử cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới, đối
với các cương vị, chức danh mà cán bộ biên phòng được phân công, từ đó tạo
ra môi trường công tác thuận lợi cho đội ngũ cán bộ biên phòng tăng cường.


21
Ba là, trách nhiệm và sự phối kết hợp giữa HTCT các cấp và BĐBP tỉnh
Lai Châu trong xây dựng HTCTCS ở các xã biên giới.
Trách nhiệm và sự phối kết hợp giữa HTCT các cấp và BĐBP tỉnh Lai
Châu trong xây dựng HTCTCS ở các xã biên giới là nhân tố quan trọng bảo
đảm cho việc phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ biên phòng tăng cường
trong thực hiện các cương vị, chức danh được phân công, từ đó ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả tham gia xây dựng HTCTCS của đội ngũ này.
Nói đến trách nhiệm và sự phối kết hợp giữa HTCT các cấp và BĐBP
tỉnh Lai Châu trong xây dựng HTCTCS trước hết là nói đến trách nhiệm và sự

phối kết hợp giữa Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, các cơ quan, ban ngành của tỉnh
với Đảng ủy, Bộ chỉ huy và các cơ quan của BĐBP tỉnh. Đó còn là trách
nhiệm và sự phối kết hợp giữa các huyện, các xã biên giới với các đồn biên
phòng. Nội dung phối kết hợp các lực lượng nêu trên tập trung vào những vấn
đề chủ yếu là: phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ xây dựng HTCTCS các xã biên giới; tổ chức bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ, đảng viên trong HTCTCS, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ biên phòng
tăng cường; theo dõi kiểm tra kết quả tham gia xây dựng HTCTCS trên địa
bàn biên giới của các lực lượng thuộc quyền quản lý...
Do đặc thù cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới là quân
nhân của BĐBP tỉnh, trực tiếp chịu sự quản lý, chỉ huy của các đồn biên
phòng, đồng thời thực hiện nhiệm vụ ở các xã biên giới dưới sự lãnh đạo, chỉ
đạo của Huyện ủy các huyện có biên giới và Đảng ủy địa phương nên việc
phát huy trách nhiệm và sự phối kết hợp giữa các lực lượng có liên quan càng
có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tham gia xây dựng HTCTCS của cán bộ
biên phòng tăng cường. Phát huy tốt trách nhiệm và sự phối kết hợp giữa
HTCT các cấp và BĐBP tỉnh là cơ sở thống nhất nhận thức và hành động
giữa các lực lượng, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để cán bộ biên phòng
tăng cường phát huy phẩm chất, năng lực của bản thân, phối hợp có hiệu quả


22
với HTCT các cấp và các cơ quan, đơn vị của BĐBP tỉnh trong xây dựng
HTCTCS trên địa bàn biên giới.
Bốn là, chính sách bảo đảm đối với cán bộ biên phòng tăng cường cho
các xã biên giới tỉnh Lai Châu.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ biên phòng tăng cường cho các
xã biên giới tỉnh Lai Châu trong thời gian qua cho thấy rằng vấn đề chính sách
bảo đảm là nhân tố rất quan trọng tác động trực tiếp tới hiệu quả thực hiện
nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ biên phòng tăng cường trong xây dựng HTCTCS.

Chính sách bảo đảm thiết thực, phù hợp, chính là “đòn bẩy” để động viên, cổ
vũ tích tích cực, năng động sáng tạo của cán bộ biên phòng tăng cường giúp
đội ngũ này vượt qua khó khăn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.
Chính sách bảo đảm đối với cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã
biên giới tỉnh Lai Châu bao gồm những chính sách bảo đảm chung về vật chất
và tinh thần của Đảng và Nhà nước áp dụng cho cán bộ công tác ở địa bàn
biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của đất nước; những
chính sách của Quân đội và BĐBP về chế độ lương, phụ cấp, trần quân hàm,
khen thưởng, kỷ luật, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chính sách hậu phương
quân đội. Ngoài ra, tỉnh Lai Châu, BĐBP tỉnh và các huyện có biên giới cũng
có một số chính sách ưu tiên, hỗ trợ riêng dành cho cán bộ biên phòng tăng
cường công tác ở địa bàn biên giới của tỉnh như chính sách hỗ trợ tập huấn,
công tác phí…
Việc thực hiện đầy đủ và không ngừng bổ sung, hoàn thiện chính sách
bảo đảm cho cán bộ biên phòng tăng cường có ý nghĩa cả về vật chất và tinh
thần to lớn. Nó một mặt thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện và sự ghi nhận
của các cấp, các ngành đối với những đóng góp của đội ngũ cán bộ biên
phòng tăng cường trong tham gia xây dựng địa bàn biên giới. Mặt khác, nó
cũng là động lực, là sự cổ vũ, động viên giúp đội ngũ cán bộ biên phòng tăng
cường nói chung và cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới tỉnh
Lai Châu nói riêng yên tâm công tác, phát huy tốt phẩm chất, năng lực của


23
bản thân, chủ động vượt qua khó khăn tham gia xây dựng HTCTCS ở địa bàn
biên giới vững mạnh.
1.2. Những vấn đề thực tiễn về vai trò của cán bộ biên phòng tăng
cường cho các xã biên giới tỉnh Lai Châu trong xây dựng hệ thống chính
trị cơ sở
1.2.1. Đánh giá vai trò của cán bộ bộ biên phòng tăng cường cho các

xã biên giới tỉnh Lai Châu trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở
* Những ưu điểm:
Một là, cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới tỉnh Lai
Châu đã trực tiếp tham mưu, hướng dẫn, tham gia cùng HTCTCS lãnh đạo,
tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới và bước
đầu cùng HTCTCS thực hiện có hiệu quả một số chương trình phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương.
Trên cơ sở nắm chắc những kiến thức về quốc phòng, an ninh và nghiệp vụ
biên phòng, cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới trong tỉnh đã tiến
hành tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên trong HTCTCS và
nhân dân trên địa bàn về vị trí chiến lược của địa bàn biên giới, yêu cầu, nhiệm
vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong thời kỳ mới hiện nay, từ đó
tạo ra những chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của các lực lượng
trong quá trình tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Chỉ tính riêng trong năm 2012, cán bộ biên phòng tăng cường đã tham
mưu cho cấp ủy chính quyền các địa phương trên địa bàn biên giới tỉnh phối
hợp với các đồn biên phòng và các ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền
được 792 buổi với 40.702 lượt người nghe về các nội dung: đường lối, chủ
trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; luật biên giới quốc gia;
luật cư trú; luật hình sự, các Hiệp định, hiệp nghị, quy chế khu vực biên giới,
cửa khẩu, nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới Việt - Trung; tuyên
truyền đồng bào các dân tộc không tin, không nghe theo các luận điệu xuyên
tạc của các thế lực thù địch, các luận điệu mua chuộc, lôi kéo di cư tự do và


24
theo đạo trái pháp luật, thành lập “Vương Quốc Mông”... Chính những hoạt
động tuyên truyền trực tiếp và hoạt động tham mưu có hiệu quả của cán bộ
biên phòng tăng cường đã tạo cơ sở vững chắc để thống nhất nhận thức, phát
huy vai trò, trách nhiệm của HTCTCS và nhân dân trên địa bàn biên giới

trong thực hiện các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng tạo môi trường thuận lợi để
thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Cán bộ biên phòng tăng cường cũng đã tham mưu đúng cho cấp ủy đảng
địa phương trong xây dựng các nghị quyết chuyên đề lãnh đạo nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh trên địa bàn; trực tiếp hướng dẫn, cùng chính quyền, các đoàn
thể và nhân dân địa phương phối hợp có hiệu quả với các đồn biên phòng bảo
vệ vững chắc đường biên, mốc giới trong phạm vi quản lý của địa phương.
Thời gian qua, mặc dù những hoạt động như kè sông lấn đất, xâm canh xâm
cư... của phía đối diện vẫn thường xuyên xảy ra nhưng HTCTCS trên địa bàn
biên giới tỉnh đã tích cực, chủ động phối hợp với BĐBP và các lực lượng có
liên quan tiến hành đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả. Cán bộ biên phòng tăng
cường cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã phối hợp chặt chẽ với các đồn
biên phòng để tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia cùng
với BĐBP tuần tra, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Những cán bộ biên phòng tăng cường giữ chức danh Bí thư, Phó Bí thư
Đảng ủy các xã biên giới đã thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao,
trực tiếp soạn thảo dự thảo và tham gia xây dựng nghị quyết lãnh đạo thực
hiện các nhiệm vụ của các xã biên giới trong đó có nhiệm vụ bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới của tỉnh cũng đã chủ
động nắm chắc tình hình mọi mặt của địa phương, kịp thời báo cáo và tham
mưu với cấp trên nhằm tháo gỡ những vướng mắc, qua đó từng bước nâng
cao chất lượng thực hiện các nhiệm vụ của HTCTCS. Trong những năm vừa
qua, cán bộ biên phòng tăng cường đã tham mưu có hiệu quả cho chính quyền
chỉ đạo lực lượng dân quân, công an xã phối hợp với các đồn biên phòng giải


25
quyết có hiệu quả các vụ việc gây mất an ninh, trật tự ở địa bàn nhất là các vụ
việc liên quan đến tranh chấp đất đai, tuyên truyền đạo trái pháp luật, tàng trữ,

vận chuyển và sử dụng trái phép chất ma túy, vượt biên trái phép, buôn bán
phụ nữ và trẻ em qua biên giới... Trong 2 năm từ 2011 đến 2012, HTCTCS đã
phối hợp với các đồn biên phòng tổ chức giáo dục răn đe và đưa ra kiểm điểm
trước dân 06 đối tượng tham gia hoạt động tuyên truyền về cái gọi là “Vương
Quốc Mông”; vận động nhân dân giao nộp được 07 thanh kiếm tự rèn, 187
khẩu súng kíp, 48 nòng súng. Riêng trong năm 2012, HTCTCS vận động
nhân dân đấu tranh tố giác tội phạm 52 vụ/ 81 đối tượng...
Với sự tham mưu có hiệu quả của cán bộ biên phòng tăng cường,
HTCTCS trên địa bàn biên giới tỉnh Lai Châu những năm qua cũng đã phối
hợp khá tốt với BĐBP và các lực lượng có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ
phòng, chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân
dân địa phương. Cán bộ biên phòng tăng cường đã tham mưu cho cấp ủy,
chính quyền địa phương nắm chắc tình hình địa bàn, tình hình nhân dân, đặc
biệt là diễn biến của khí hậu, thời tiết để triển khai cho nhân dân chằng, néo
nhà cửa, phòng chống gió lốc, mưa đá; tích cực tuyên truyền nhân dân các
dân tộc phòng chống bão lũ, cháy rừng, sạt lở đất; có phương án di dời dân
đến nơi an toàn khi có tình huống xảy ra. Trong năm 2012, cấp ủy, chính
quyền và nhân dân xã Mù Sang cùng với xã Huổi Luông (huyện Phong Thổ)
đã cùng lực lượng biên phòng ở những địa bàn này huy động 1.766 ngày công
tham gia khắc phục hậu quả do bão lốc gây ra tại xã Mù Sang cho 49 nhà, 08
lớp học; Giúp dân di chuyển nhà ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở tại bản U Gia,
xã Huổi Luông với 67 hộ/349 khẩu [4, tr.5].
Cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới tỉnh Lai Châu đã
bước đầu tham mưu giúp HTCTCS thực hiện có hiệu quả một số chương trình
phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo ở địa phương, như: Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội
các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (Chương trình



×