Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Kinh tế biển Việt Nam thời kì đổi mới từ 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.26 KB, 52 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đối với mỗi một quốc gia dân tộc trên thế giới bất kể thời kì nào
đi chăng nữa thì việc phát triển nền kinh tế luôn luôn là một
trong những vấn đề mang tính sống còn của quốc gia dân tộc
đó, nó chi phối và quyết định đến những vấn đề khác như chính
trị, xã hôi, văn hóa và đối ngoại. Quốc gia nào tìm ra được một
ngành kinh tế có thế mạnh bền vững và xây dựng cho mình
được một ngành kinh tế “mũi nhọn” thì ắt hẳn không sớm thì
muộn nền kinh tế của quốc gia đó sẽ “cất cánh”. Ở Việt Nam kể
từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi,
nước Việt Nam hoàn toàn được thống nhất thì một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của cả dân tộc là khôi phục và phát triển
kinh tế. Cùng với đó là quá trình đổi mới đất nước kể từ năm
1986 nó đã ra một bước đệm, một bệ đỡ, dần định hình cho một
nền kinh tế chuyển từ “kín” sang “mở” ở Việt Nam.

Vậy đâu

sẽ là lối đi cho các nhà hoạch định kinh tế Việt ? đâu sẽ là
ngành kinh tế được xác định là “mũi nhọn” của Việt Nam trong
tương lai ? đâu là ngành kinh tế có nhiều yếu tố để có thể trở
thành một ngành kinh tế có thế mạnh bền vững ở Việt Nam thời
kì đổi mới? Bản thân tôi cho rằng đó chính là kinh tế biển. Bởi lẽ
Việt Nam có quá nhiều yếu tố thật lợi để có thể phát triển kinh
tế biển, mà thuận lợi đầu tiên nhìn thấy ngay được và quan
trọng hơn cả đó là Việt Nam có đường biên giới đất liền giáp
biển vô cùng dài, biển Việt Nam thuộc một bộ phận của biển
Đông, vùng biển giàu tiềm năng trên thế giới. Tại sao nói đó là
thế mạnh quan trọng nhất và là tiền đề để phát triển kinh tế
biển ở Việt Nam bởi vì sẽ chẳng có một quốc gia nào có thể
phát triển được kinh tế biển nếu như quốc gia đó không giáp


1


biển, không có biển. Như vậy trong bài viết này người viết xin
trình bày, phân tích và làm rõ một số khía cạnh về vấn đề kinh
tế biển ở Việt Nam trong thời kì đổi mới hi vọng sẽ cung cấp
được một số thông tin hữu ích và cái nhìn tích cực cũng như
hướng đi cho nền kinh tế việt Nam nói chung và kinh tế biển
Việt Nam trong thời kì đổi mới nói riêng.

2


Mục lục

3


1. Khái quát vấn đề.
1.1

. Diễn giải khái niệm kinh tế biển

Kinh tế biển là một đề tài cũng giống như bất kì đề tài nào khác,
để hiểu, để trình bày, để phân tích, để luận giải về nó thì việc
trước tiên ta cần tìm làm đó là diễn giải khái niệm, thuật ngữ về
nó mà cụ thể ở đây là thuật ngữ “kinh tế biển”.
Khái niệm kinh tế biển được đề cập và đưa ra nhiều cách diễn
giải khác nhau như “KINH TẾ BIỂN là hoạt động kinh tế có ba lợi
ích kinh tế phục vụ con người rõ ràng nhất là vận tải đường

biển, khai thác nguồn tài nguyên phong phú của biển và du lịch
viễn thông (1) hay còn cách diễn giải, định nghĩa kinh tế biển
khác như “ KINH TẾ BIỂN là sự kết hợp hữu cơ giữa các hoạt
động kinh tế trên biển với các hoạt động kinh tế trên đất liền,
trong đó biển chủ yếu đóng vai trò khai thác nguyên liệu, cho
hoạt động vận tải, hoạt động du lịch trên biển, hậu cần dịch vụ
phụ khai thác biển lại nằm trên đất liền. Sự phát triển mạnh mẽ
của cách mạng khoa học – kỹ thuật trong mấy thập kỷ gần đây
cho phép con người có thể khai thác, sử dụng nhiều loại tài
nguyên thiên nhiên của biển và đại dương” (2). Ngoài hai cách
định nghĩa như trên vẫn còn vô vàn các cách diễn giải, định
nghĩa khác tuy nhiên dù có diễn giải “kinh tế biển” ở góc độ nào
đi chăng nữa thì suy cho cùng vẫn đều nói đến việc khai thác,
sử dụng và phát triển các thế mạnh, nguồn lợi từ biển để từ đó
phát huy nền kinh tế của đất nước.

4


1.2. Giới thiệu sơ lược về hoạt động kinh tế biển ở Việt
Nam qua các thời kì lịch sử trước đổi mới
Hoạt động kinh tế biển ở Việt Nam không phải đến tận cuối thế
kỉ XIX mới có, mà ngay từ thời kì phong kiến nó đã được các nhà
nước phong kiến ở Việt Nam tiến hành song chủ yếu mới chỉ là
những hoạt động như khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên
sẵn có ở biển nhằm phục đời sống, ngoài ra có một số sản vật
biển dung để cống nạp, hay phục vụ hoạt động giao thương
buôn bán lúc bây giờ trong đó có cả giao thương đường biển.
Đồng thời việc phát triển các hoạt động kinh tế biển cũng góp
phần vào việc thắt chặt quan hệ bang giao, và củng cố, bảo vệ

chủ quyền Quốc gia thời bấy giờ.
Cụ thể dưới thời nhà Lý biểu hiện của phát triển kinh tế biển
được thể hiện qua việc thành lập cảng Vân Đồn tháng 2 năm
1149 dưới thờ vua Lý Anh Tông “Kỷ Tị, năm thứ 10 (1149)
(Tống, Thiệu Hưng năm thứ 19). Mùa xuân, tháng 2, thuyền
buôn nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải Dông, xin ở lại bôn
bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo gọi là Vân Đồn” (3) . Vân
Đồn trở thành một thương cảng quan trọng, một đầu mối tập
kết hàng hóa từ các trung tâm sản xuất, làng nghề thủ công để
đưa ra trao đổi, buôn bán với thị trường nước ngoài đồng thời
đón nhận nguồn hàng hóa bên ngoài vào thị trường nội địa. Bên
cạnh đó còn được khẳng định quá các hoạt động giao thương
đường biển vừa mang tính chất kinh tế vừa mang tính chất
ngoại giao. Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Thời Lý, thuyền buôn
Java đến “triều cống”, buôn bán những năm 1066 và 1149”(4).
Dưới thời nhà Trần các vua triều trần cũng rất quan tâm đến
hoạt động kinh tê biển ngoài việc khai thác sản vật biển phục
vụ cho đời sống như đánh bắt cá, làm nước mắm, khai thác tổ
5


yến và các loài có than mềm có giá trị, nhà Trần cũng rất quan
tâm đến nghề làm muối và triều Trần còn đặt ra chức quan để
trông coi nghề muối, nó phần thể hiện vai trò quan trọng của
nghề này. Sang kỉ nhà Lê thương mại đường biển cũng khá phát
triển minh chứng bằng việc hang loạt các khu vực được quy
định cho người nước ngoài đến buôn bán như Vân Đồn, Vạn
Ninh, Cần Hải, Tam Kì…. Cho thấy lợi ích của của đất nước giáp
biển đối với việc phát triển kinh tế. bước sang thời kì nhà
Nguyễn hoạt động kinh tế biển cũng được nhà Nguyễn nhận

thức khá rõ nét, ngay từ thời Chúa Tiên giao thương đường biển
với người nước ngoài được chú trọng ở xứ Thuận Quảng đặc biệt
với người Hà Lan và Bồ Đào Nha, thương cảng quan trọng bấy
giờ là Hội An. Ngoài ra viêc phát triển kinh tế biển cũng là một
chiến lược nhằm bảo vệ an ninh chủ quyền dưới triều Nguyễn
và việc khai thác tài nguyên biển dưới triều Nguyễn không chỉ
dừng lại ở ven bờ, mà đã ra được những vùng biển ngoài khơi
xa, xa đến đâu thì không rõ nhưng ít nhất thông qua một số
thông tin khai thác qua châu bản chiều Nguyễn thì việc khai
thác tài nguyên biển thời ấy đã tới tận khu vực quần đảo Hoàng
Sa bây giờ. Tới thời kháng chiến chống Pháp sau đó là chống Mỹ
hoạt động kinh tế biển chủ yếu là đánh cá với sự hình thành của
các tập đoàn đánh cá như Hạ Long, Việt Trung… và các vùng
nông thôn ven biển nhân dân có nghề đánh cá cũng tâp hợp lại
thành các hợp tác xã đánh cá. Tóm lại trước thời kì đổi mới thì
hoạt động kinh tế biển Việt Nam đã có từ rất lâu đời và trải qua
nhiều thời kì khác nhau cùng với trình độ kĩ thuật ngày càng
tiến bộ hỗ trợ tốt hơn trong việc “chinh phục biển cả” thì các
hoạt động kinh tế biển ở Việt Nam ngày càng phát triển không
chỉ về chất lượng mà quy mô cũng được mở rộng tầm quan
6


trọng ngày càng được khẳng định. Bước sang thời kì đổi mới ở
Việt Nam cùng với xu thế hướng biển của thế giới, Việt Nam
cũng đã và đang dần có những chuyển hướng về mặt chiến lược
trong việc phát triển nền kinh tế trong đó đối tượng “sang giá”
hướng tới là kinh tế biển.
1.3. Đôi nét về đặc điểm kinh tế biển Việt nam trong thời
kì đổi mới

Từ sau năm 1986 cùng với việc đổi mới kinh tế song song với
đổi mới hành chính, chính trị, văn hóa, giáo dục… nước ta được
lột xác về mọi mặt nó đã góp phần thúc đẩy tiềm năng của đất
nươc đi lên, giải quyết được những vấn đề vĩ mô của đất nước,
bên cạnh đó những vấn đề vi mô cũng được hoàn thiện theo
hướng tích cực tạo tiền đề cho sự phát triển về kinh tế Việt Nam
nói chung và các ngành kinh tế Việt Nam nói riêng. Từ sau đổi
mới nhận thức của Đảng và Nhà nước về vấn đề phát triển Kinh
tế biển Việt Nam ngày càng rõ nét hơn, và được hoạch định rõ
ràng hơn về mặt chiến lược phát triển, đinh hình ra các lĩnh vực
cụ thể của một ngành kinh tế biển mang tính độc lập, tự chủ,
toàn diện và vững mạnh. Các lĩnh vực cụ thể của nghành kinh
tế biển được xác định như nghề cá( đánh bắt, nuôi trồng và chế
biến); khai thác khoáng sản; hàng hải( đóng tàu, chuyên chở,
xây dựng cảng); du lịch và giải trí biển… Ngoài ra còn một số
lĩnh vực khác trong ngành kinh tế biển tuy nhiên những lĩnh vực
như nghề cá, khai thác khoáng sản (dầu khí), hàng hải, và du
lịch biển là đóng vai trò then chốt trong cơ cấu ngành kinh tế
biển Việt Nam trong thời kì đổi mới.

7


1.4. Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế biển
trong thời kì đổi mới
Phát triển kinh tế biển là một vấn đề nổi bật trong chính sánh
phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước ta, điều đó
được minh chứng và thể hiện rõ nhất qua một số nghị quyết của
Đảng trong thời kì đổi mới. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều
chủ trương, chính sách và biện pháp quan trọng nhằm đẩy

mạnh phát triển kinh tế biển. Nghị quyết 03 của Bộ chính trị
ngày 6-5-1993 về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong
những năm trước mắt, khẳng định phải đẩy mạnh phát triển
kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền
và lợi ích quốc gia. Song song với nhiệm vụ đó là bảo vệ tài
nguyên môi trường sinh thái biển, phán đấu đưa nước ta trở
thành một nước mạnh về biển vào năm 2020.
Nghị quyết số 03 của Bộ chính trị thể hiện rõ nhận thức của
Đảng về vị trí, vai trò của kinh tế biển trong tiến trình phát triển
của quốc gia. Tiếp đó, ngày 22-09-1997 Bộ chính trị ban hành
Chỉ thị số 20 CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo
hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và đưa ra một số quan
điểm phát triển kinh tế biển, khẳng định thực hiện công nghiệp
hóa hiện đại hóa kinh tế biển, hướng mạnh vào xuất khẩu dựa
trên những tiến bộ khoa học, công nghệ làm động lực, vừa thúc
đẩy nghiên cứu, quản lý, khai thác tiềm năng biển có hiệu quả
vừa tái tạo tài nguyên biển,bảo vệ môi trường, đào tạo nhân
lực. Quan điểm này được cụ thể hóa bằng giải pháp đầu tư thích
đáng cho khoa học, công nghệ, tăng cường năng lực điều tra
khảo sát, nghiên cứu khí tượng thủy văn và môi trường, thực
trạng tài nguyên và dự báo xu thế biến động trong những thập
kỷ tới, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học biển tìm
8


kiếm thăm dò dầu khí, khoáng sản biển, nguồn lợi hải sản và
năng lượng biển, nghiên cứu bảo vệ môi trường biển, tiếp tục
hiện đại hóa khí tượng thủy văn. Thực hiện chỉ thị của bộ chính
trị, một loạt các kế hoạch phát triển kinh tế biển được thông
qua như chiến lược phát triển thủy sản, chiến lược phát triển du

lịch, chiến lược phát triển giao thông vận tải… Hệ thống các giải
pháp tăng cường phát triển kinh tế biển được thực hiện có tác
động rất lớn tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề của kinh tế
biển. Kinh tế biển trở thành chiến lược quan trọng trong việc
phát triển – kinh tế xã hội quốc gia. Thực hiện mục tiêu trở
thành một quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển Đại hội IX
của Đảng (4/2001) khẳng định: “xây dựng chiến lược phát triển
kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của hơn 1
triệu km2 thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở
cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển. Đẩy mạnh
công tác nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản; thăm dò,
khai thác, chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu thuyền và vận
tải biển, mở mang du lịch; bảo vệ môi trường, tiến mạnh ra
biển, làm chủ vùng biển, phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven
biển; khai thác lợi thế của khu vực cửa biển hải cảng để tạo
thành vùng phát triển cao thúc đẩy các vùng khác. Xây dựng
căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi. Kết hợp chặt
chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển” (5)
Đại hội X của Đảng (4/2006) đưa ra quan điểm chỉ đạo phát
triển mạnh kinh tế biển đối với các thành phố ven biển và hải
đảo, các địa phương có tiểm năng, lợi thế chế biến nhăm “xây
dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện,
có trọng tâm, trọng điểm; sớm đưa nước ta trở thành quốc gia
mạnh về biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng an
9


ninh và hợp tác quốc tế. Phát triển hệ thống hải cảng biển, vận
tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, hải sản, du lịch biển; đẩy
nhanh các ngành công nghiệp đóng tàu biển và công nghiệp

khai thác, chế biến hải sản. Phát triển mạnh, đi trước một bước
một số vùng kinh tế biển và hải đảo” (6) Những chủ trương chủ
trương của Đảng về phát triển kinh tế biển được triển khai và
tạo ra bược phát triển mới cho kinh tế biển và vùng ven biển,
tuy nhiên xét về quy mô kinh tế biển nước ta chưa tương xứng
với tiềm năng vốn có, chính vì vậy Hội nghị lần thứ tư Ban chấp
hành Trung ương khóa X đã thông qua Nghị quyết về chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020. Nghị quyết số 09 NQ/TW ngày
9/2/2007 chỉ rõ “nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển ,
làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng biển, phát
triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện
đại, tạo ra tôc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với
tầm nhìn dài hạn” (7). Cùng với chiến lược biển Việt Nam, các
quy hoạch vành đai kinh tế ven biển cũng được xây dựng. Ngày
2-3-2009 Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển vành đai
kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ đến năm 2020, xác định mục tiêu
chung là phát triển vành đai kinh tế ven biển Vinh Bắc Bộ thành
khu vực kinh tế năng động, có sức thúc đẩy cả vùng Bắc Bộ và
trở thành động lực trong hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với
Trung Quốc và các nước ASEAN, bên cạnh đó kết hợp với các
vùng kinh tế ven biển trong cả nước tạo thành một vành đai
kinh tế ven biển thúc đẩy các khu vực ven biển nội địa phát
triển. Cùng với đó việc phát triển kinh tế biển cũng được đại hội
XI của Đảng(1/2011) một lần nữa nhấn mạnh “phát triển kinh tế
biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn
phát triển với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền
10


vùng biển” (8) đồng thời đai hội cũng đề ra nhiệm vụ cụ thể là

phải “phát triển nhanh một khu vực kinh tế, khu công nghiệp
ven biển, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp năng lượng,
đóng tàu, xi măng, chế biến thủy sản chất lượng cao… đẩy
nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển
mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các
ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao như
dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ
dầu khí...” (9) Có thể nói với hàng loạt các chủ trương, mục tiêu
nhằm phát triển kinh tế biển được Đảng và nhà nước ta đề ra
được thể hiện rất rõ ràng qua các văn kiện, Nghị quyết của
Đảng đã cho thấy sự quan tâm không hề nhỏ của Đảng và Nhà
nước ta đối với kinh tế biển Việt Nam, đồng thời nó cũng phản
ánh tầm quan trọng của kinh tế biển trong nền kinh tế nước ta
giai đoạn đổi mới hiện nay.
2. Tiềm năng kinh tế biển Việt Nam
2.1. Trữ lượng nguồn tài nguyên biển
2.1.1. Nguồn tài nguyên sinh vật
Vùng biển Việt Nam là một vùng biển có trữ lượng hải sản lớn,
hệ sinh thái biển đa dạng và phong phú, đa dạng số loài, có
nhiều nguồn gen quý hiếm và nguồn lợi sinh vật cao Trong vùng
biển nước ra đã phát hiện được “11.000 loài sinh vật cư trú
trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình và thuộc 6 vùng đa
dạng sinh học biển khác nhau”(10) trong tổng số các loài Việt
Nam phát hiện được gồm có khoảng “6.000 loài động vật đáy;
2.400 loài cá (trong đó có khoảng 130 loài cá kinh tế), 653 loài
rong biển, 657 loài động vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn,
225 loài tôm biển, 13 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú
11



biển, 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước. Trữ lượng cá ước tính
trong khoảng 3,1 – 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4 – 1,6
triệu tấn” (11). Hay theo một số tài liệu khác thống kê ở việt
nam có “10.089 loài sinh vật biển đã biết ở Việt Nam. Do có
nhiều loài chưa định được tên, nên có thể sinh vật biển ở nước
ta có khoảng 12.000 loài”(12). Trong sô đó nguồn lợi sinh vật
biển lớn được thống kê gồm có trai, ốc, tôm, cua, rong biển... Sự
đa dạng về loài sinh vật biển Việt Nam cũng được thể hiện như
sau
Cá biển có “110 loài cho sản lượng cao, thuộc 39 họ khác
nhau.... Tổng trữ lượng cá biển việt Nam khoảng trên 3.500.000
tấn trong đó cá nổi 1.730.000 tấn, cá đáy khoảng từ 1.75.306 –
1.365.306 tấn” (13)
Giáp xác “ hiện nay chúng ta đã xác định được 40 loài thuộc họ
tôm he( penaeidae) chín loài thuộc họ tôm rồng (palinuridae),
chín loài tôm vỗ (scyllaridae) và bốn loài tôm hùm (họ
nephropidae) là những loài tôm có giá trị kinh tế(14)
Thân mềm “hiện nay thống kê được khoảng 2500 loài thân
mềm ở biển việt nam. Trong đó có trên 100 loài có giá trị thương
phẩm và là loài quý hiếm” (15)
Rong biển: 662 loài rong biển đã tìm thấy ở biển Việt Nam.
Trong đó ngành rong đỏ có 309 loài, rong nâu 124 loài, rong lục
152 loài, rong làm chỉ có 77 loài.
Thực vật ngập mặn: 94 loài; nhóm cây ngập mặn chủ yếu: 35
loài thuộc 20 chi và 16 họ; nhóm loài gia nhập vào rừng ngập
mặn: 40 loài thuộc 35 chi và 37 họ; nhóm loài từ nội địa di
truyển tới; 17 loài thuộc 17 chi và 15 họ
12



Thực vật phù du: 537 loài thực vật phù du đã được công bố tại
biển Việt Nam. Trong đó tảo kim 2 loài (0,37%) tảo lam 3 loài
(0,56%), tảo giáp 184 loài (34,26%) và tảo Silic 348 loài
(64,80%).
Động vật phù du: 659 loài động vật phù du đã được xác định có
ở vùng biển Việt Nam, trong số này đã xác định 291 loài sống ở
ven bờ
Sinh vật đáy: khoảng 6.000 loài sinh vật đáy đã được thống kê
vào những năm 1994, trong đó khoảng 4.971 loài phân bố dải
ven bờ Việt Nam
San hô: đến nay đã phát hiện được ở vùng ven biển Việt Nam có
346 loài san hô cứng thuộc 74 giống, 16 họ. Trong đó khu vực
Vịnh Bắc Bộ 248 loài, Nam Trung Bộ 291 loài, Đông Nam Bộ 230
loài và Tây Nam Bộ 269 loài.
Chim biển, thú biển: chim biển 43 loài, trong đó có 6 loài ôn đới,
27 loài Ấn Độ- Mã Lai, 10 loài di cư trú đông. Thú biển và bò sát
20 loài trong đó có 15 loài rắn biển, 4 loài rùa biển, 1 loài cá
sấu. Thú biển 12 loài trong số đó có 5 loài cá heo, 2 loài cá nhà
tang, 4 loài cá voi, 1 loài bò biển.
2.1.2. Nguồn tài nguyên phi sinh vật
Bàn về tài nguyên phi sinh vật ở khu vực biển Việt Nam thì
không thể không bàn đến tài nguyên khoáng sản và tài nguyên
dầu khí đây là những nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn và đem
lại giá trị kinh tế cao.Về tài nguyên khoáng sản ở vùng bờ và
vùng khơi Việt Nam rất đa dạng và phong phú với hang trăm
mỏ khác nhau. Các tài nguyên khoáng sản quan trọng như than,
sắt, titan, cát thủy tinh, các loại vật liệu xây dựng… cụ thể như
sau
13



Than đá: theo điều tra khảo sát than đá được phân bố ven bờ
Hòn Gai- Cẩm Phả và kéo dài ra các đảo. “Trữ lượng than đá ven
biển Quảng Ninh khoảng 3 tỷ tấn, cho phép khai thác hàng chục
triệu tấn/năm” (16) , tạo ra ngành công nghiệp chủ lực có tác
động lớn đến phát triển kinh tế- xã hội vùng bờ Đông Bắc của
Tổ quốc. Tại mỏ Kế Bào cũng phát hiện mỏ than lớn với trữ
lượng khoảng 120 triệu tấn.
Than nâu: “Phân bố ở độ sâu từ 300- 1.000 m thuộc đồng bằng
sông Hồng và kéo dài ra biển với trữ lượng hàng trăm tỷ tấn.
Trong một vài thập niên tới ta chưa đủ điều kiện khai thác,
nhưng đây là nguồn năng lượng dự trữ rất lớn của đất nước”
(17)
Than bùn phân bố rải rác “dọc ven bờ các tỉnh Thanh Hóa,
Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Cà
Mau…, đặc biệt tập trung lớn ở vùng U Minh với trữ lượng trên
100 triệu tấn, nhưng đang bị giảm sút nghiêm trọng do cháy
rừng và khai thác bừa bãi” (18)
Quặng sắt tại vùng bờ đã phát hiện hàng chục mỏ và điểm
quặng có quy mô khác nhau, trong đó quan trọng nhất là “mỏ
sắt Thạch Khê có trữ lượng 580 triệu tấn, chiếm 65% trữ lượng
quặng sắt của cả nước” (19)
Sa khoáng titan “phân bố rất phổ biến dọc bờ biển dọc bờ biển
với trữ lượng dự đoán khoảng 13 triệu tấn (trữ lượng cấp C1 +
C2 là 2,9 triệu tấn). Các khu vực tập trung Titian lớn là Bình
Ngọc, Sầm Sơn, Kỳ Anh, Cát Khánh và Hàm Tân. Hầu hết các mỏ
titan đều nằm lộ thiên ở những khu vực kinh tế tương đối phát
triển, nguồn lao động dồi dào, giao thông thuận tiện… nên có
nhiều điều kiện để phát triển khai thác. Hai mỏ titan lớn nhất là
14



Cát Khánh và Kỳ Anh có trữ lượng cấp C1 +C2 khoảng 2,7 triệu
tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, có khả năng cho hiệu quả
cao” (20)
Cát thủy tinh là một trong những khoáng sản có tiềm năng lớn
nhất ở vùng bờ với trữ lượng dự đoán hàng tram tỷ tấn. “Các mỏ
cát thủy tinh lớn và quan trọng là Vân Hải, Ba Bồn, Nam Ô, Thủy
Triều, Hòn Gốm… chất lượng hầu hết ở các mỏ khá cao, hàm
lượng SiO2 ở một số mỏ đạt tới 99,8%, có thể sử dụng làm
nguyên liệu để sản xuất các loại thủy tinh cao cấp và vật liệu
khác” (21)
Dầu khí: đây là nguồn tài nguyên được đánh giá là đem lại lợi
ích kinh tế cao nhất và theo nhiều ước tính khác nhau cho thấy
Biển Đông có trữ lượng dầu khí khổng lồ cụ thể “Trữ lượng dầu
khí tiềm năng ở Biển Đông theo báo cáo mới nhất của Cục Quản
lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) dự đoán Biển Đông nắm giữ trữ
lượng khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối khí đã
được chứng minh và ở dạng tiềm năng” (22) bên cạnh đó thì
“Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) từng ước
tính khu vực này nắm giữ khoảng 125 tỷ thùng dầu và 500
nghìn tỷ m3 khí tự nhiên chưa được khám phá”(23). Như vậy dù
vẫn chưa xác định được trữ lượng dầu khí chính xác trên biển
Đông là bao nhiêu tuy nhiên qua những số liệu dự đoán của
phía Trung Quốc và Mỹ thì ta thấy đó là những con số khổng lồ
cho thấy trữ lượng tài nguyên dầu khí ở biển Đông là rất lớn.
Dưới đây là bảng thống kê về ước tính trữ lượng dầu khí đã xác
định và tiềm năng ở Biển Đông của một số quốc gia. Những ước
lượng dưới đây dựa trên cơ sở quyền sở hữu các mỏ dầu của
quốc gia đó trên biển đông chứ chưa phải là ước lượng trữ lượng

dầu khí ở toàn bộ biển Đông.
15


Bảng 1: Giá trị trữ lượng ước tính dựa trên quyền sở hữu
các mỏ dầu
Trữ lượng dầu thô Trữ
Quốc gia



hóa

lỏng

lượng

khí

tự

(tỷ nhiên (nghìn tỷ feet

thùng)

khối)

Brunei

1,5


15

Trung Quốc

1,3

15

Indonesia

0,3

55

Malaysia

5,0

80

Philippines

0,2

4

Thái Lan

-


1

Việt Nam

3,0

20

Ghi chú: Trữ lượng không bao gồm trữ lượng trên cạn và ở vịnh
Thái Lan. (Nguồn: Báo cáo Biển Đông tháng 02/2013, EIA)
Ở Việt Nam từ “năm 1986 chúng ta mới khai thác tấn dầu thô
đâu tiên từ mỏ bạch hổ, đến nay đã khai thác được hơn 150
triệu tấn từ gần một chục mỏ khác nhau ở thềm lục địa phía
Nam và trở thành nước khai thác dầu khí lớn thứ 3 trong khu
vực( sau indonexia và malaixia) Năm 2003 sản lượng khai thác
dầu khí ở Việt Nam đạt 17,32 triệu tấn dầu thô và hơn 2 tỷ m3
khí đồng hành, cung cấp cho phát điện và các ngành công
nghiệp khác phục vụ kinh tế dân sinh” (24). Như vậy qua các số
liệu ước tính về trữ lượng dầu khí toàn biển Đông và trữ lược
dầu khí trong khu vực biển Việt Nam cùng với các hoạt động
khai thác dầu khí cụ thể của Việt Nam bắt đầu từ khi đổi mới
16


đất nước ta thấy đây là một nguồn tài nguyên vô cùng có ý
nghĩa và triển vọng trong việc phát triển kinh tế đất nước.
2.2. Thế mạnh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và khí
hậu
Việt Nam có một điều kiện địa lý đặc thù nằm trong khu vực

Châu Á- Thái Bình Dương, Việt Nam là một trong những khu vực
phát triển năng động nhất thế giới, nằm trên các tuyến giao
thông quốc tế quan trọng, có nhiều cửa ngõ thông ra biển và
qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc và Tây Nam. Cùng với đó là
Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3.200 km, tạo ra lợi thế kinh
tế tổng hợp như mở rộng kinh tế đối ngoại , thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, phát triển thương mại và dịch vụ hàng hải, du lịch
nghỉ ngơi giải trí.
Việt Nam nằm ở rìa Biển Đông, vùng biển có vị trí địa kinh tế,
chính trị đặc biệt quan trọng và từ lâu đã là nhân tố không thể
thiếu trong Chiến lược phát triển không chỉ của các nước xung
quanh Biển Đông mà còn của một số cường quốc hàng hải khác
trên thế giới. Biển Đông được bao bọc bởi 10 nước và vùng lãnh
thổ là Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Brunây,
Malaixia, Sinhgapo, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan. Theo ước
tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của
khoảng 300 triệu dân của các nước. Biển Đông được coi là con
đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thông
ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Hầu hết
các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều có các
hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông. Trong
tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có
5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông.
17


Biển Đông (trong đó có vùng biển Việt Nam) có vị trí địa kinh tế
và chính trị quan trọng như vậy, nên từ lâu đã là nhân tố không
thể thiếu trong Chiến lược phát triển không chỉ của các nước

xung quanh Biển Đông mà còn của một số cường quốc hàng hải
khác trên thế giới. Đó cũng là lý do quan trọng dẫn đến những
tranh chấp ở vùng biển này. Vùng biển và ven biển Việt Nam
nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch
thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu
Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong
khu vực. Biển Đông đóng vai trò là chiếc ‘’cầu nối’’ cực kỳ quan
trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và
hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là với
các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực phát
triển kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh tế lớn của
thế giới. Biển và vùng ven biển là cửa mở lớn, là “mặt tiền’’
quan trọng của đất nước để thông ra Thái Bình Dương và mở
cửa mạnh mẽ ra nước ngoài
Hiện nay, nhiều nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore... có nền kinh
tế hầu như phụ thuộc sống còn vào con đường Biển Đông. Hàng
năm, có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và 45%
hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản, khoảng 60% khối lượng hàng
hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc... được vận chuyển bằng
con đường này. Đặc biệt, nền kinh tế Singapore hầu như phụ
thuộc hoàn toàn vào Biển Đông.
Việt Nam có lợi thế là vùng biển nằm ngay trên một số tuyến
hàng hải chính của quốc tế qua Biển Đông, trong đó có tuyến đi
qua eo biển Malacca, là một trong những tuyến có lượng tàu bè
qua lại nhiều nhất thế giới. Bờ biển Việt Nam lại rất gần các
18


tuyến hàng hải đó nên rất thuận lợi trong việc phát triển giao

thương quốc tế. Hiện nay, hầu hết khối lượng hàng hóa xuất
nhập khẩu và một phần giao lưu nội địa của nước ta được vận
chuyển bằng đường biển trên Biển Đông. Trong một vài thập kỷ
tới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của các nước trong khu
vực, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Biển Đông sẽ tăng
gấp hai, ba lần hiện nay, khi đó Biển Đông nói chung và vùng
biển Việt Nam nói riêng càng có vai trò to lớn
2.3. Thế mạnh về con người
Nếu trước đây sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc vào
nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn thì ngày nay quan
niệm đó đã thay đổi. Theo các lý thuyết gần đây, một nền kinh
tế muốn tăng trưởng nhanh và bền vững cần dựa vào ba yếu tố
cơ bản là áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng
hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó yếu
tố và cũng là động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh
tế bền vững chính là con người. Trong giai đoạn hiện nay, chúng
ta ngày càng nhận thức rõ vai trò quyết định của nguồn nhân
lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng
đối với sự phát triển lực lượng sản xuất và tốc độ tăng trưởng
kinh tế để kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững và hội
nhập thành công vào nền kinh tế quốc tế. Một trong những ưu
thế rõ rệt của lao động Việt Nam hiện nay là nguồn nhân lực dồi
dào. Việt Nam được thế giới đánh giá là có lợi thế về dân số
đông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ
tuổi lao động khá dồi dào. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng
để đất nước ta thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh
tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được Đại hội Đảng XI thông
qua ngày 16/2/2011.
19



Về số lượng nguồn lao động: Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân
lực khá dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay, nước ta có trên 49,2 triệu người trong độ tuổi lao động
trên tổng số 90,59 triệu người (chiếm 57,3%), đứng thứ 3 ở
Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin) và đứng thứ 13
trên thế giới về quy mô dân số. Số người trong độ tuổi từ 20 đến
39 khoảng 30 triệu người, chiếm 35% tổng dân số và chiếm
61% lực lượng lao động, đây là lực lượng có thể tham gia xuất
khẩu lao động. Sức trẻ là đặc điểm nổi trội, là tiềm năng nguồn
nhân lực Việt Nam
Nguồn nhân lực nước ta còn có lợi thế là được tiếp thu truyền
thống lịch sử của đất nước: Truyền thống cần cù, siêng năng,
chịu khó, yêu lao động. Người lao động Việt Nam được đánh giá
là thong minh, cần cù, khéo léo, có trình độ dân trí, học vấn khá
cao so với mức thu nhập quốc dân, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa
học kỹ thuật và công nghệ của thế giới. Đây là lợi thế so sánh
có ý nghĩa đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình
tham gia hội nhập.
Như vậy có thể thấy với một đất nước có nguồn nhân lực dồi
dào và có nhiều lợi thế như Việt Nam đó chính là một nhân tố
không nhỏ góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển
thành công ngành kinh tế biển trong thời kì đổi mới hiện nay
3. Thực trạng ngành kinh tế biển Việt Nam thời kì đổi
mới
3.1. Lĩnh vực du lịch biển
Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km, hàng trăm bãi biển
kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên, trong đó có khu vực biển Đà
20



Nẵng, Phú Quốc, Vịnh Hạ Long, Vịnh Lăng Cô, Vịnh Nha Trang…
được công nhận là bãi biển, vịnh đẹp nhất hành tinh, bên cạnh
đó cảnh quan của trên 40 vũng, đầm phá; hệ sinh thái của 8
khối dự trữ sinh quyển thế giới và 15 vườn quốc gia phân bố ở
vùng ven biển và đảo ven bờ, cùng các di tích lịch sử văn hóa
được hình thành qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước ở
vùng ven biển và đảo ven bờ, đã tạo nên nhiều giá trị du lịch
đặc sắc vùng biển không chỉ về yếu tố cảnh đẹp mà còn mang
tính văn hóa. Cùng với lợi thế về điều kiện tự nhiên Việt Nam
trong tương lai hoàn toàn có khả năng trở thành một cường
quốc về du lịch biển nếu như chúng ta biết đầu tư và phát huy
những lợi thế sẵn có ấy. Du lịch biển ở Việt Nam những năm trở
lại đây đang dần có bước tiến bộ rõ nét được thể hiện qua
những góc độ như cơ sở phục vụ nghỉ dưỡng cho ngành du lịch
biển “Nếu như năm 1977, cả nước mới có một khách sạn nghỉ
dưỡng (resort) biển 5 sao thì đến năm 2010, chúng ta đã có gần
100 resort từ 3-5 sao, trong đó có những resort quy mô đứng
đầu Đông Nam Á” (20). như vậy cùng với thời gian thì hàng loạt
các resort được triển khai suốt dọc bờ biển Việt Nam đặc biệt
khu vực biển miền Trung từ Đà Nẵng cho tới Vũng Tàu, thể hiện
sự thay đổi từng ngày của bộ mặt du lịch biển Việt Nam mà biểu
hiện rõ nhất đó chính là cơ sở hạ tầng phục vụ ngành du lịch.
Không chỉ những vùng biển có tiềm năng mới được đầu tư xây
dựng cơ sở phục vụ du lịch mà ngay cả những vùng trước đây
được biết đến là vùng cát trắng khô cằn như Bình Thuận nay đã
được mệnh danh là thủ đô của resort. Đảo Phú Quốc mới đây
cũng được Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển
thành khu nghỉ dưỡng biển cao cấp. Côn Đảo một nhà tù lịch sử
nay cũng chuyển mình thành điểm du lịch biển và văn hóa.

21


Về doanh thu của du lịch biển so với tổng doanh thu của ngành
du lịch cũng phần nào thể hiện sức hấp dẫn của du lịch biển
Việt Nam. Những năm vừa qua du lịch biển đảo thu hút khoảng
2,7-3 triệu (chiếm 70%) lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
và khoảng 15 triệu (chiếm 50%) lượt khách du lịch nội địa,
khoảng 65% lực lượng lao động trong toàn ngành, 50% lượng
buồng phòng, trong đo khoảng 80% đạt 3-5 sao. Thu nhập từ
hoạt động du lịch biển chiếm khoảng 60% tổng thu nhập du
lịch, với ¾ khu du lịch chuyên đề và 10/11 khu đô thị du lịch
trong cả nước. bên cạnh đó xu hướng khách quốc tế du lịch tới
Việt Nam không ngừng tang lên “năm 2005 Việt Nam đón
3.467.754 lượt khách Quốc tế tới Việt Nam thì tới năm 2011,
Việt nam đã đón nhận tiếp 6.014.031 lượt khách quốc tế (tăng
73%, trung bình mỗi năm tăng 12%). Trong số lượt khách quốc
tế tới Việt Nam thì số lượt khách đến Việt Nam vì mục đích du
lịch biển chiếm tỷ trọng lớn, trung bình 60% (trong giai đoạn
2005-2011)” (N). Tuy với những số liệu khả quan cho ngành du
lịch Việt Nam song với những gì mà du lịch biển biển thể hiện
vẫn chưa tương xứng với tiềm năng kì vọng của đất nước như
vấn đề quy hoạch và quản lí quy hoạch phát triển du lịch biển
vẫn còn nhiều hạn chế cụ thể như năm 1995, Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010 đã được thủ
tướng chính phủ phê duyệt , trong đó có đề cập những khu vực
phát triển du lịch biển đảo , nhưng chưa có quy hoạch riêng cho
phát triển du lịch biển Việt Nam. Một số tài nguyên du lịch biển
đã nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, sau đó lại
được quy hoạch cho các ngành khác như đóng tàu, xây dựng

cảng biển, nuôi trồng thủy hải sản. Nhiều địa phương ven biển
chưa có quy hoạch phát triển du lịch, một số địa phương có quy
22


hoạch nhưng chất lượng quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu phát
triển và vấn đề quản lí quy hoạch còn nhiều hạn chế. Vì thế dẫn
tới tình trạng chồng chéo, tràn lan trong quy hoạch và sức cạnh
tranh của du lịch biển Việt Nam biểu hiện minh chứng cho điều
đó là việc cho phép xây dựng các dự án công nghiệp, thủy sản
ngay bên cạnh các khu du lịch, làm mất mĩ quan cho du lịch
biển Việt Nam.
Thứ hai là vấn đê bảo vệ môi trường du lịch biển còn nhiều hạn
chế cụ thể như đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm, suy
thoái môi trường, đặc biển là môi trường nước biển ven bờ do
những tác động do hệ quả của của khâu quản lí doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp gây ra như vụ xả nước thải của fomosa
trực tiếp ra biển, hay những tác động từ vận tải biển, cảng biển,
và khu dân cư ven biển gây ra. Cùng với ô nhiễm môi trường là
sự suy giảm đa dạng sinh học biển do những tác động từ khai
thác thủy hải sản bằng phương pháp hủy diệt, tận diện cũng
làm cho du lịch biển việt Nam bị ảnh hưởng không hề nhỏ.
Ngoài ra những vấn đề như sự cố tràn dầu, suy thoái nguồn
nước ven biển, nước biển dâng, xâm nhập mặn cũng là những
vấn đề mà du lịch biển phải đối mặt. Bên cạnh đó phát triển du
lịch biển Việt Nam cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định tới
môi trường. Việc tập trung một số lượng lớn khách du lịch trong
những thời gian nhất định, cùng với ý thức kém của khách du
lịch cũng như của cộng đồng dân cư địa phương đã làm cho
lượng rác thải tăng đột biến, những bất cập trong việc thu gom

xử lí rác thải của chính quyền địa phương đã làm cho môi
trường du lịch biển trở thành vấn đề nhức nhối. Nhiều khách sạn
nhà hàng chưa có hệ thống xử lí nước thải mà thải trực tiếp ra
biển làm ô nhiểm nguồn nước biển, hay việc phát triển du lịch
23


cũng dân tới ảnh hướng tiêu cực cho xã hội như xuất hiện nam
mại dâm, chèo kéo khách du lịch, “chặt chém khách du lịch”…
Du lịch biển Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập như
ngày nay bên cạnh những thuận lợi có được thì cũng không ít
những vấn đề bất cập và hạn chế cần phải giải quyết để hướng
tới sự phát triển “cường quốc du lịch biên” tăng tính cạnh tranh
về du lịch biển trong khu vực và quốc tế thì việc nghiên cứu và
đề ra chiến lược phát triển, giải pháp thích hợp và hướng đi
đúng đắng là một điều bức thiết. Nếu chỉ dựa trên những thế
mạnh “trời phú” của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên đem lại cho
du lịch Việt Nam thì vẫn chưa đủ mà cần có “bàn tay thép” và
“khối óc vĩ đại” của những nhà hoạch định kinh tế đất nước mới
có thể thực hiện được giấc mơ “ cường quốc du lịch biển Việt
Nam”
3.2. Lĩnh vực khai thác khoáng sản
Trọng tâm trong lĩnh vực khai thác khoán sản chính là khai thác
dầu khí, một lĩnh vực đóng vai trò then chốt và đem lại hiệu quả
kinh tế cao góp phần vào phát triển kinh tế Việt Nam nói chung
và ngành kinh tế biển nói riêng.
Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày
3/9/1975 tính đến nay đã trải qua chặng đường phát triển hơn
40 năm, bên cạnh việc đóng góp vào sự phát triển của nền kinh
tế đất nước Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam cũng có đóng

góp tích cực vào công tác bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo,
phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan kịp thời đấu tranh
bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt
Nam trên biển Đông.

24


Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập như ngày hôm nay ngành
dầu khí Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu đóng
góp cho sự phát triển của kinh tế đất nước bên cạnh đó cũng
gặp nhiều khó khăn thách thức và những hạn chế nhất định
được thể hiện cụ thể như sau:
Hiện trạng hoạt động và phát triển của ngành dầu khí Việt Nam
đã đạt được những thành tựu thể hiện qua những mặt như công
tác tìm kiếm thăm dò, công tác phát triển mỏ và khai thác dầu
khí, công tác chế biến , vận chuyển dầu khí…
Vê công tác tìm kiếm thăm dò tính đến tháng 9 năm 2010, Tập
đoàn dầu khí quốc gia đã có 89 hợp đồng dầu khí đã được ký
kết, hiện tại có 60 hợp đồng đang còn hiệu lực, trong đó có 46
hợp đồng PSC, 10 hợp đồng JOC, 3 hợp đồng POC và 1 hợp đồng
BCC. Bên cạnh đó là một số thỏa thuận giữa hai bên, ba bên
giữa Việt Nam và các nước láng giềng.
Các hợp đồng dầu khí được phân bố theo bể trầm tích gồm:
Bể Sông Hồng 13 hợp đồng
Bể Phú Khánh: 5 hợp đồng
Bể Tư Chính - Vũng Mây: 2 hợp đồng
Bể Nam Côn Sơn 17 hợp đồng
Bể Cửu Long 16 hợp đồng
Bể Malay – Thổ Chu 7 hợp đồng

Trong giai đoạn 2006- 2010, Tập đoan Dầu khí quốc gia đã khảo
sát được khoảng 113.000 km tuyến địa chấn 2D và khoảng
23.000 km2 địa chấn 3D. Ngoài khảo sát theo các hợp đồng dầu

25


×