Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

tóm tắt ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÍ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ ĐĂNG KÍ BIẾN ĐỘNG VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.63 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÍ CẤP GIẤY CHỨNG
NHẬN VÀ ĐĂNG KÍ BIẾN ĐỘNG VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH
PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành:................
Mã ngành: .......................
Lớp:........ Khoá:.............
Hệ đào tạo: Chính quy

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hằng
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Hoàng Thị Phương Thảo

Hà Nội, năm 2014


`

1

LỜI CẢM ƠN
Đồ án tốt nghiệp là cột mốc đánh giá quan trọng về độ sâu, độ dày kiến thức,
trình độ nhận thức, khả năng vận dụng bài vở học tập trên giảng đường vào thực tiễn.
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội, được sự nhiệt tình giảng dạy của các Thầy, các Cô trong trường nói
chung và Khoa Quản lý Đất đai nói riêng em đã được trang bị những kiến thức cơ bản
về chuyên môn cũng như lối sống, tạo cho em hành trang vững chắc giúp ích đến công


tác sau này.
Xuất phát từ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời
cám ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban chủ
nhiệm Khoa Quản lý Đất đai và toàn thể các quý thầy cô, đã giảng dạy, hướng dẫn em
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, em còn được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo – Th.s Hoàng
Thị Phương Thảo - người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Và em cũng
xin trân trọng gửi lời cám ơn tới toàn thể các anh, các chị tại Văn phòng ĐKQSDĐ
tỉnh Đồng Nai – CN Biên Hòa đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Khóa luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận
được sự đóng góp, chỉ bảo của các Thầy, các Cô và các bạn để khóa luận càng hoàn
thiện hơn, cũng như để em có thể vững bước hơn trong chuyên môn sau này.
Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các
Thầy, các Cô, các cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Đồng Nai – CN
Biên Hòa. Xin kính chúc các Thầy, các Cô và toàn thể các anh, chị tại Văn phòng
Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Đồng Nai – CN Biên Hòa mạnh khỏe, hạnh phúc và
đạt được nhiều thành công trong công tác cũng như trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Biên Hòa, ngày tháng năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng


`

2


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN........... 4
VÀ ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI .................................................................. 4
1.1 Cơ sở pháp lý........................................................................................................ 4
1.1.1 Trước khi có Luật đất đai 2003 ................................................................ 4
1.1.2 Sau khi có Luật đất đai 2003 .................................................................... 7
1.2 Một số quy định về đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu và đăng ký biến
động quyền sử dụng đất.................................................................................... 10
1.2.1 Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu ......................................................... 10
1.2.2 Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất ................................................. 12
1.3 Những quy định chung về Giấy chứng nhận ................................................. 15
1.3.1 Mẫu giấy chứng nhận ...................................................................................... 16
1.3.2 Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận ............................................... 19
1.3.3 Điều kiện cấp giấy chứng nhận ...................................................................... 20
1.3.4 Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận .................................................................... 22
1.3.5 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận .................................................................. 23
1.4 Kết quả đăng ký cấp Giấy chứng nhận của cả nước và tỉnh Đồng Nai ....... 24
1.4.1 Kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận của cả nước ................................. 24
1.4.2 Kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận của tỉnh Đồng Nai.............................. 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY
CHỨNGNHẬN VÀ ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA – TỈNH ĐỒNG NAI .................................................... 30
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................................................. 30



`

3

2.1.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 30
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................... 33
2.1.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất của thành phố Biên Hòa ...................... 40
2.1.4 Các thủ tục hành chính về đất đai............................................................ 50
2.2 Kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận tại thành phố Biên Hòa................... 51
2.2.1 Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký,cấp giấy chứng nhận lần đầu............ 51
2.2.2 Kết quả thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận lần đầu tại thành phố
Biên Hòa 57
2.3 Kết quả đăng ký biến động quyền sử dụng đất tại thành phố Biên Hòa
…………………………………………………………………………………75
2.3.1 Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký biến động .......................................... 75
2.3.2 Kết quả thực hiện đăng ký biến động quyền sử dụng đất tại thành phố
Biên Hòa ................................................................................................................... 81
2.4 Nhận xét chung ................................................................................................. 84
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ
ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA-TỈNH
ĐỒNG NAI .............................................................................................................. 85
3.1 Đánh giá chung .......................................................................................... 85
3.1.1 Thuận lợi ................................................................................................. 85
3.1.2 Khó khăn ................................................................................................. 85
3.1.3 Vướng mắc trong công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận và đăng ký biến
động quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Biên Hòa ...................................... 86
3.2 Đề xuất một số giải pháp ............................................................................ 90
3.2.1 Giải pháp chung ...................................................................................... 90

3.2.2 Giải pháp cụ thể ...................................................................................... 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 95
1. Kết luận ................................................................................................................ 95
2. Kiến nghị .............................................................................................................. 96


`

4

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 98

DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BTC
CT
CN

Bộ tài chính
Chỉ thị
Chi nhánh

CP

Chính phủ

CMĐSDĐ

Chuyển mục đích sử dụng đất


CQ 1 phần

Chuyển quyền 1 phần thửa đất

CQ trọn

Chuyển quyền trọn thửa đất

ĐKĐĐ

Đăng ký đất đai

ĐKBĐ

Đăng ký biến động

LĐĐ

Luật đât đai

HG Đ - CN

Hộ gia đình – Cá nhân

HSĐC

Hồ sơ địa chính




Quyết định

TT

Thông tư

TTLT

Thông tư liên tịch

TC ĐC

Tổng cục địa chính

TTg

Thủ tướng

QLĐĐ

Quản lý đất đai

QLHS

Quản lý hồ sơ

QSDĐ

Quyền sử dụng đất


QSHNO
GCNQSDĐ

Quyền sở hữu nhà ở
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Uỷ ban nhân dân
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Văn phòng Đăng ký

GCN
UBND
Phòng TN&MT
VPĐK

Định nghĩa chữ viết tắt


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ngành của thành phố Biên Hòa ............ 34
Bảng 2.2. Cơ cấu các ngành kinh tế của thành phố Biên Hòa ................................. 35
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất sử dụng đất của
thành phố Biên Hòa năm 2013 ................................................................................. 45
Bảng 2.4: Biến động đất đai theo mục đích sử dụng năm 2008 và năm 2013......... 47
Bảng 2.5: Biến động theo đối tượng quản lý, sử dụng đất địa bànthành phố Biên
Hòa............................................................................................................................ 49
Bảng 2.6: Tình hình kê khai đăng ký cấp GCN QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân... 59

Bảng 2.7:Kết quả công táccấp GCN cho HGĐ -CN tính đến 31/12/2013 .............. 60
Bảng 2.8: Kết quả cấp GCN giai đoạn (2008-2013)................................................ 63
Bảng 2.9: Kết quả cấp GCN đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân tính đến
31/12/2013 ....................................................................................................... 65
Bảng 2.10: Kết quả cấp GCN đất ở cho hộ gia đình, cá nhân tính đến
31/12/2013 ................................................................................................................ 68
Bảng 2.11: Các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận chứng nhận
tại thành phố Biên Hòa tính đến 31/12/2013 ........................................................... 72
Bảng 2.12: Kết quả đăng ký động QSDĐ từ năm 2005 đến 31/12/2013 ................ 83
2.4 Nhận xét chung................................................................................................... 84


`

2

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1:Hình ảnh trang 1 và trang 4 của GCN ................................................. 19
Hình 1.2:Hình ảnh trang 2 và trang 3 của GCN ................................................. 19
Hình 2.2: Cơ cấu sử dụng các loại đất chính của thành phố Biên Hòa năm
2013 .......................................................................................................................... 44
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình cấp giấy chứng nhận tại thành phố Biên Hòa ........ 53
Hình 2.4: Kết quả cấp GCN cho HCĐ-CN tính đến 31/12/2013 ....................... 61
Hình 2.5: Kết quả cấp GCN giai đoạn 2008-2013 ............................................... 64
Hình 2.6: Kết quả cấp GCN đất nông nghiệp cho hộ gia đình, ......................... 66
cá nhân tính đến 31/12/2013 .................................................................................. 66
Hình 2.7: Kết quả cấp GCN đất ở cho hộ gia đình, cá nhân tính đến
31/12/2013 ................................................................................................................ 69



`

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, đất nước ta trong thời kỳ mở cửa hội nhập với thị trường thế giới, tiến
dần đến công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nên nhu cầu về đất đai phục vụ cho
sản xuất là yêu cầu rất lớn. Bên cạnh đó, sự bùng nổ dân số làm cho nhu cầu sử dụng
đất vào các mục đích khác nhau thay đổi, dẫn đến thị trường đất đai càng trở nên sôi
động và phức tạp làm cho mối quan hệ giữa con người và đất đai trở nên căng thẳng
hơn. Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước luôn quan
tâm đến vấn đề đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nhằm quản lý đất đai,
điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế. Đầu tiên đó là Hiến
pháp 1992, tiếp đó là Luật đất đai các năm 1987, 1993, 2003, các Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật các năm 1998, 2001 cùng các văn bản pháp luật có liên quan.
Luật đất đai năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009 đã quy định 13 nội dung
quản lý Nhà nước về đất đai trong đó công tác đăng ký, cấp giấychứng nhận QSDĐ,
QSHNO và tài sản khác gắn liền với đất và đăng ký biến động QSDĐ là một trong
những nội dung hết sức quan trọng và cần thiết hiện nay khi Nhà nước giao đất ổn
định lâu dài cho các đối tượng sử dụng đất. Đây thực chất là một thủ tục hành chính
nhằm thiết lập một hệ thống thông tin đầy đủ, chặt chẽ, kịp thời giữa Nhà nước và đối
tượng sử dụng đất; là cơ sở để Nhà nước quản lý hiệu quả toàn bộ đất đai theo pháp
luật, để từ đó bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất, đảm bảo chế
độ quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, khoa
học và bền vững.
Thành phố Biên Hòa là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội và là một thành phố
phát triển nhất của tỉnh Đồng Nai kết hợp với các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, và
Trảng Bom tạo thành khu trung tâm công nghiệp của tỉnh, các hoạt động diễn ra sôi nổi,
nhu cầu sử dụng đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội ngày càng lớn. Người dân xem

đất đai như là tài sản quý giá để làm nơi cư trú và dùng đất đai để thực hiện các giao
dịch như: chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa, hợp thửa… Giấy
chứng nhận trở nên rất quan trọng, là căn cứ pháp lý để người dân sử dụng thực hiện các
quyền. Mặc dù công tác đăng ký, cấp GCN QSDĐ, QSHNO và tài sản khác gắn liền với
đất và đăng ký biến động đất đai đã được các cấp, các ngành quan tâm, song kết quả,


`

2

chất lượng còn gặp nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân tác động.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn, để nhìn nhận đầy đủ về công tác đăng ký
cấp GCN và đăng ký biến động về quyền sử dụng đất tại thành phố Biên Hòa, tôi xin
tiến hành thực hiện đề tài“Đánh giá thực trạng công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận
và đăng kí biến động về quyền sử dụng đất tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu kết quả công tác đăng ký cấp GCN chứng nhận về quyền sử dụng
đất lần đầu đối với hộ gia đình, cá nhân và đăng ký biến động quyền sử dụng đất trên
địa bàn thành phố Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu những quy định chung về công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận
và đăng ký biến động về quyền sử dụng đất.
- Tìm hiểu thực trạng công tác đăng ký cấp GCN chứng nhận về QSDĐ cho hộ
gia đình, cá nhân và ĐKBĐ QSDĐ trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
- Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
này tại địa bàn nghiên cứu.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của công tác đăng ký, cấp GCN và đăng ký biến động về
QSDĐ;

- Những quy định chung về đăng ký QSDĐ lần đầu và đăng ký biến động về
QSDĐ
- Những quy định chung về cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
- Kết quả đăng ký, cấp GCN QSDĐ của cả nước và của tỉnh Đồng Nai.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Biên Hòa;
- Kết quả đăng ký, cấp GCN tại thành phố Biên Hòa;
- Kết quả đăng ký biến động QSDĐ tại thành phố Biên Hòa;
- Đánh giá công tác đăng ký, cấp GCN và đăng ký biến động đất đai của thành
phố Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất giải pháp
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin số liệu, tài liệu


`

3

Điều tra thu thập thông tin, số liệu về đăng ký, cấp GCN và đăng ký biến động
QSDĐ trên địa thành phố Biên Hòa; số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và
công tác khác có liên quan đến công tác đăng ký, cấp GCN và đăng ký biến động
QSDĐ trên địa bàn thành phố.
b. Phương pháp phân tích tổng hợp
Từ các số liệu, tài liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Trên cơ sở
đó tiến hành phân tích tổng hợp và xử lý chọn lọc những số liệu cần thiết để khái quát
kết quả đăng ký, cấp GCN và đăng ký biến động QSDĐ trên địa bàn thành phố.
c. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Dựa trên kết quả phân tích các yếu tố đặc trưng của công tác đăng ký cấp GCN
và đăng ký biến động QSDĐ để so sánh, đối chiếu tình hình đăng ký cấp giấy chứng
nhận, đăng ký biến động trước khi có luật đất đai và kết quả cấp giấy qua các năm.Từ

đó đưa ra những nhận định đánh giá về công tác đăng ký, cấp GCN và đăng ký biến
động QSDĐ.
d. Phương pháp kế thừa
Kế thừa những số liệu, tài liệu đã có sẵn dùng để phân tích tổng hợp hoặc tham khảo.
e. Phương pháp đồ thị hóa
Đây là phương pháp dùng biểu đồ, đồ thị để biểu diễn sự tương quan giữa các
đại lượng so sánh, hoặc các yếu tố đặc trưng, từ đó làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đăng ký cấp Giấy chứng nhận và đăng ký biến động
đất đai
Chương 2: Thực trạng công tác đăng ký ,cấp Giấy chứng nhận và đăng ký biến
động quyền sử dụng đất tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Đánh giá và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
đăng ký cấp Giấy chứng nhận và đăng ký biến động quyền sử dụng đất tại thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.


`

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
VÀ ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI

1.1 Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý của công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận và đăng ký biến động
quyền sử dụng đất là những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, Bộ
Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành cơ quan liên quan, các cá nhân có thẩm
quyền ban hành; quy định về công tác đăng ký, cấp GCN và ĐKBĐ đất đai và các vấn

để có liên quan.
1.1.1 Trước khi có Luật đất đai 2003
Trong các thời kỳ khác nhau, Nhà nước ta đã ban hành hệ thống văn bản pháp
luật phù hợp với hoàn cảnh thực tế đất nước để đảm bảo tính chặt chẽ, cơ sở pháp lý
cho công tác đăng ký, cấp GCN đất đai. Cho đến nay, hệ thống văn bản pháp luật về
công tác đăng ký, cấp GCN và ĐKBĐ đất đai đang ngày càng được hoàn thiện giúp
cho cơ quan quản lý đất đai và người sử dụng đất có điều kiện tốt để thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
được thành lập và ban hành các văn bản pháp luật về thống nhất quản lý đất đai, các
văn bản trước đây đều bị bãi bỏ. Tháng 11/1953, Hội nghị ban chấp hành Trung ương
Đảng lần thứ V đã nhất trí thông qua Cương lĩnh cải cách ruộng đất. Tháng 12/1953,
Quốc hội thông qua “Luật cải cách ruộng đất”, xoá bỏ chế độ phong kiến, thực hiện
khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
Hiến pháp năm 1959 quy định 3 hình thức sở hữu về ruộng đất là: Sở hữu Nhà
nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Chính sách đất đai thời kỳ này chú trọng việc
khuyến khích nhân dân khai hoang mở rộng, bảo vệ và cải tạo đất đai. Tháng 4/1975,
đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1976, Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đã ban hành các văn bản pháp luật để điều
chỉnh mối quan hệ đất đai, trong đó có nội dung tổ chức thực hiện kiểm kê, thống kê
đất đai trong cả nước. Ngày 20/6/1977, Chính Phủ ban hành Quyết định số 169/QĐCP để thực hiện nội dung trên.


`

5

Năm 1980, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời quy
định tại điều 19: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, Tài nguyên thiên nhiên trong
lòng đất, ở vùng biển, thềm lục địa, các xí nghiệp…cùng các tài sản khác mà pháp luật

quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”. Giai đoạn này công tác
ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ
đạo thông qua hệ thống các văn bản pháp luật sau:
Ngày 01/7/1980, Chính phủ ra Quyết định số 201/QĐ-CP về việc thống nhất
quản lý ruộng đất theo quy hoạch và kế hoạch chung trong cả nước;
Ngày 10/11/1980, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 299-TTg với nội dung đo
đạc và phân hạng đất, đăng ký thống kê đất đai trong cả nước;
Ngày 05/11/1981, Tổng cục Quản lý Ruộng đất ban hành Quyết định số
56/QĐ-ĐKTK quy định về trình tự, thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ;
Ngày 08/01/1988, Luật Đất đai đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ra đời. Tại điều 9 nêu rõ: “ĐKĐĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý
các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp GCNQSDĐ”. Đây là một trong 7
nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Cùng ngày, Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính
Phủ) ra chỉ thị số 67/CT về một số việc cần triển khai để thi hành Luật Đất đai năm
1988. Trong khoản 2, điều 6 nêu rõ: “Chỉ đạo hoàn thành việc đo đạc, phân hạng và
đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất”;
Ngày 23/3/1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 30/HĐ về việc thi
hành Luật Đất đai, tại điều 4, chương I có nêu: “Người đang sử dụng đất hợp pháp là
người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”;
Tổng cục quản lý ruộng đất ban hành Quyết định số 201/QĐ-ĐKTK ngày
24/7/1989, về ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ, Thông tư số 302/TT-ĐKTK này 28/10/1989
hướng dẫn thi hành Quyết định 201/QĐ-ĐKTK;
Để phù hợp hơn với nền kinh tế, xã hội trong hoàn cảnh mới, Hiến pháp năm
1992 được ban hành và trong đó một lần nữa khẳng định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ,
nguồn nước…cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều
thuộc sở hữu toàn dân”. Trên cơ sở đó, Luật Đất đai 1993 đã được Quốc hội khoá IX
thông qua ngày 14/7/1993. Trong đó khẳng định công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ là



`

6

một trong 7 nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Sau đó,
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản dưới luật nhằm tăng cường công tác quản lý, sử
dụng đất, giao đất ổn định lâu dài cho người sử dụng, cấp GCNQSDĐ:
- Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông
nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất
nông nghiệp;
- Công văn 434/CV-ĐC tháng 7/1993 của Tổng cục Quản lý ruộng đất ban
hành tạm thời mẫu sổ sách hồ sơ địa chính;
- Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ quy định việc giao đất
lâm nghiệp cho tổ chức; hộ gia đình, cá nhân vào mục đích lâm nghiệp;
- Nghị định số 60/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất ở đô thị;
- Quyết định số 499/QĐ-ĐC ngày 27/7/1995 của Tổng cục Địa chính quy định
mẫu sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCNQSDĐ, sổ theo dõi biến động đất đai;
- Công văn số 1427/CV-ĐC của Tổng cục địa chính ban hành ngày 13/10/1995
hướng dẫn xử lý một số vấn đề đất đai để cấp GCNQSDĐ;
- Chỉ thị số 45/CP ngày 03/8/1996 của Chính phủ bổ sung điều 10 cho Nghị
định 60/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng
đất ở đô thị;
- Thông tư số 346/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục Địa chính hướng
dẫn thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính;
- Chỉ thị số 10/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/02/1998 về đẩy
mạnh và hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ nông nghiệp;
- Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 01/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện
pháp đẩy mạnh hoàn thành cấp GCNQSDĐ nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở nông thôn;
- Công văn số 776/CV-NN ngày 28/7/1999 của Chính phủ về việc cấp

GCNQSDĐ và sở hữu nhà ở đô thị;
- Công văn số 830/CP-NN ngày 10/8/1999 của Chính phủ về việc tiếp tục thực
hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 01/7/1999;
- Nghị định 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của Chính phủ quy định về lệ
phí trước bạ;
- Thông tư liên tịch số 1442/TTLT-TCĐC-BTC ngày 21/9/1999 của Bộ Tài


`

7

chính và Tổng cục Địa chính hướng dẫn cấp GCNQSDĐ theo Chỉ thị số 18/1999/CTTTg ngày 01/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ;
- Nghị số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/01/2000 của Chính phủ quy định về điều
kiện được cấp xét và không được cấp GCNQSDĐ;
Nhằm đưa công tác quản lý đất đai chặt chẽ và phù hợp với thực tiễn mới, Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1993 được Quốc hội khoá IX thông
qua, tại kỳ họp thứ 4, ngày 02/12/1998 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
Đất đai năm 1993 (đã sửa đổi bổ sung năm 1998), được Quốc hội khoá X thông qua tại
kỳ họp thứ 9, ngày 29/6/2001.
Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địa chính
hướng dẫn các thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính thay thế cho
Thông tư số 346/TT-TCĐC ngày 16/03/1998.
Thông tư 93/2002/TT-BTC ngày 21/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ
thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí địa chính đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
1.1.2 Sau khi có Luật đất đai 2003
Luật Đất đai năm 1993, trong quá trình thực hiện đã xuất hiện nhiều vấn đề mới
không phù hợp và có nhiều vấn đề chưa được đề cập tới. Tuy đã được sửa đổi bổ sung
vào các năm 1998 và năm 2001, nhưng vẫn có nhiều bất cập, gây khó khăn cho quá
trình quản lý và sử dụng đất. Vì vậy, ngày 26/11/2003, Luật Đất đai 2003 được Quốc

hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua thay thế cho Luật Đất đai 1993 và Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Luật Đất đai 1993 năm 1998 và năm 2001. Luật Đất đai 2003
quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” và nêu
lên 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó ghi rõ: “Đăng ký quyền sử dụng
đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ” là quyền lợi và nghĩa vụ của các
chủ sử dụng đất và các cơ quan Nhà nước làm công tác quản lý đất đai.
Từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời, để nhanh chóng áp dụng Luật Đất đai vào thực
tế đảm bảo có hiệu quả, các cơ quan Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn
thi hành Luật:
a. Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền của Chính
phủ, Thủ tướng ban hành:
- Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 29/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
việc các địa phương phải hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ trong năm 2005;


`

8

- Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc khắc phục những yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật Đất
đai; trong đó chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh để hoàn thành cơ bản việc cấp
GCNQSDĐ trong năm 2006;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng
dẫn thi hành Luật Đất đai 2003;
- Nghị định 84/NĐ – CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ
tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại, tố
cáo về đất đai – Năm 2007;
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền

sử dụng đất, trong đó có quy định về cụ thể hoá Luật Đất đai, về việc thu tiền sử dụng
đất khi cấp GCNQSDĐ;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy Thông tư
số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn
một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Chỉ thị 1474/CT-TTg năm 2011 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để
chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
b. Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ,
ngành, trung ương, ban ngành ở địa phương ban hành:
- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về GCNQSDĐ;
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất;
- Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn


`

9

và tổ chức của VPĐKQSDĐ và tổ chức phát triển quỹ đất;
- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày

29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai;
- Thông tư số 30/2005/TT-BTC-BTNMT ngày 18/4/2005 của liên Bộ Tài
chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người
sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính;
- Thông tư số 04/2005/TT-BTNMT ngày 18/7/2005 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng đất sau khi sắp xếp,
đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh. Trong đó, có hướng dẫn việc
rà soát, cấp GCNQSDĐ cho các nông, lâm trường quốc doanh sau khi sắp xếp lại;
- Thông tư số 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn
các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ;
- Thông tư số 70/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn,
sửa đổi bổ sung Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ
về thu tiền sử dụng đất;
- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về GCNQSDĐ thay thế cho Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT
ngày 01/11/2004.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP;
- Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Bộ
Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn một số điều của Nghị định số
84/2007/NĐ-CP;
- Thông tư 17/2009/TT- BTNMT ngày 21/10/2009 quy định về giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 quy định bổ sung về giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/5/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến lĩnh vực đất đai;
- Quyết định số 09/ 2012/QĐ – UBND ngày 20/02/2012 của UBND tỉnh Đồng




×