Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Chính sách tài khóa và tiền tệ các nước khu vực asean mô hình panel var

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 89 trang )

O
N

O
O
P HỒ

N

ÍM N

----------------------------

P

ÍN

M

Ị UY

N

S
ÓA
ỀN Ệ
N Ớ
U Ự ASEAN:
MÔ HÌNH PANEL VAR

LUẬN ĂN



N P Ố Ồ



N

Í M N - NĂM 2016


O
N

O
O
P Ồ

N

ÍM N

----------------------------

P

ÍN

M

Ị UY


N

S
ÓA
ỀN Ệ
N Ớ
U Ự ASEAN:
MÔ HÌNH PANEL VAR

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN ĂN



N

N

ỚN

ẪN

P S S N UYỄN

N P Ố Ồ

Í M N - NĂM 2016


OA

Ị L ÊN OA

:


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, không
sao chép từ bất kỳ một công trình nào khác với sự giúp đỡ của Giảng viên hướng dẫn
trên cơ sở tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước được liệt kê đầy đủ trong luận
văn. Các số liệu thống kê là trung thực được lấy từ các nguồn đáng tin cậy, nội dung
và kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn này chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nào cho đến hiện nay.

TP. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2016
Ngƣời thực hiện

Phạm Thị Tuyết Trinh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT

1. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1 Lý do nghiên cứu .................................................................................................. 1
1.2 Vấn đề và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.5 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ......................................................................... 4
2. KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM TRƢỚC ĐÂY .............................................................................................. 5
2.1 Khuôn khổ lý thuyết chính sách tài khoá ......................................................... 5
2.1.1 Thị trƣờng hàng hóa và đƣờng IS .............................................................. 6
2.1.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 6
2.1.1.2 Sự hình thành đường IS ........................................................................... 6
2.1.1.3 Sự dịch chuyển đường IS ......................................................................... 8
2.1.2 Tác động của chính sách tài khóa đến nền kinh tế ................................... 9


2.2 Khuôn khổ lý thuyết chính sách tiền tệ........................................................... 10
2.2.1 Thị trƣờng tiền tệ và đƣờng LM .............................................................. 11
2.2.1.1 Khái niệm ............................................................................................... 12
2.2.1.2 Sự hình thành đường LM ....................................................................... 12
2.2.1.3 Sự dịch chuyển đường LM .................................................................... 13
2.2.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ ................................................................ 15
2.2.2.1 Mục tiêu cuối cùng ............................................................................... 15
2.2.2.2 Mục tiêu trung gian............................................................................... 18
2.2.2.3 Mục tiêu hoạt động ............................................................................... 18
2.2.3 Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ ............................................ 18
2.2.3.1 Kênh lãi suất ......................................................................................... 19
2.2.3.2 Kênh giá cả tài sản ................................................................................ 19
2.2.4 Các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ............................................... 20

2.2.4.1 Nghiệp vụ thị trường mở ...................................................................... 20
2.2.4.2 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ............................................................................ 21
2.2.4.3 Lãi suất.................................................................................................. 21
2.2.4.4 Hạn mức tín dụng ................................................................................. 22
2.3 Mối quan hệ giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ ......................... 23
2.4 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây ....................................... 24
3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 33
3.1 Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 33
3.2 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................ 36


3.2.1 Mẫu dữ liệu nghiên cứu ............................................................................... 36
3.2.2 Các biến đo lường ........................................................................................ 36
3.2.3 Nguồn thu thập dữ liệu ................................................................................ 40
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 41
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 43
4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị ................................................................................... 43
4.2 Xác định độ trễ tối ưu ......................................................................................... 44
4.3 Kiểm định sự ổn định của mô hình PVAR ......................................................... 45
4.4 Kiểm định hiện tượng tự tương quan và nhân quả Granger ............................... 46
4.4.1 Kiểm định hiện tượng tự tương quan ........................................................... 46
4.4.2 Kiểm định nhân quả Granger ....................................................................... 47
4.5 Hàm phản ứng xung (IRF) .................................................................................. 50
4.6 Kết quả phân rã phương sai ................................................................................ 55
4.7 Kết quả mô hình PVAR ...................................................................................... 57
4.8 Thống kê mô tả dữ liệu ....................................................................................... 60
4.9 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ............................................................. 61
4.10 Tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính .............................................................. 62
5. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

ADF

Kiểm định Dickey-Fuller tăng cường

AD

Tổng cầu

AIC

Tiêu chuẩn cho việc xác định độ trễ trong các mô hình

BRICs

Nền kinh tế thị trường mới nổi

DGDP

Chỉ số giảm phát

DM


Cầu tiền tệ

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GMM

Generalized method of moments

GOV

Chi tiêu chính phủ

IRF

Hàm phản ứng xung

IR

Lãi suất ngân hàng trung ương

M2

Lượng cung tiền

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất


PP

Kiểm định Phillips Person

PVAR

Panel Vector Auto Regressive

SM

Cung tiền tệ

USIR

Lãi suất của Mỹ

VAR

Mô hình tự hồi quy vector


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây .............................................. 31
Bảng 3.1: Các biến trong mô hình nghiên cứu ........................................................ 40
Bảng 4.1: Kiểm định nghiệm đơn vị ....................................................................... 44
Bảng 4.2: Độ trễ tối ưu của mô hình nghiên cứu .................................................... 45
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định nhân quả Granger ..................................................... 47
Bảng 4.4: Bảng phân rã phương sai với cú sốc dương lãi suất ............................... 55
Bảng 4.5: Bảng phân rã phương sai với cú sốc dương chi tiêu chính phủ .............. 56
Bảng 4.6: Bảng kết quả mô hình PVAR .................................................................. 57

Bảng 4.7: Bảng thống kê mô tả dữ liệu ................................................................... 60
Bảng 4.8: Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến ........................................ 61


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sự hình thành đường IS ............................................................................. 7
Hình 2.2: Sự dịch chuyển đường IS .......................................................................... 8
Hình 2.3: Sự hình thành đường LM ........................................................................ 13
Hình 2.4: Sự dịch chuyển đường LM sang phải...................................................... 14
Hình 2.5: Sự dịch chuyển đường LM sang trái ....................................................... 15
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu mô hình PVAR ..................................... 42
Hình 4.1: Kiểm định sự ổn định mô hình PVAR .................................................... 46
Hình 4.2: Hàm phản ứng xung cú sốc dương lãi suất ............................................. 51
Hình 4.3: Hàm phản ứng xung cú sốc dương chi tiêu chính phủ ............................ 53


TÓM TẮT
Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ là hai công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô
được sử dụng hầu hết tại các quốc gia trên thế giới hiện nay. Chính sách tài khoá với
mục tiêu là kiểm soát thu chi ngân sách do những khoản thu chi này có tác động trực
tiếp đến sản lượng thực tế, lạm phát và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Một chính sách
tài khoá vững mạnh sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm cơ sở để các doanh nghiệp
đưa ra các quyết định đầu tư lớn. Trong khi đó, chính sách tiền tệ là công cụ của ngân
hàng trung ương để điều tiết quá trình cung ứng tiền, lãi suất và tín dụng, kết quả là chi
phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền để đạt mục tiêu chính sách đề ra. Chính
vì lẽ đó, chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ là hai bộ phận trọng yếu trong hệ
thống chính sách kinh tế vĩ mô, hai chính sách này có mối quan hệ chặt chẽ đan xen và
ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình hoạch định và thực thi. Để đảm bảo hiệu quả phối
hợp giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ, cần có sự thống nhất trong các
chính sách nhằm đảm bảo mục tiêu chung, đồng thời cân nhắc tác động trái chiều của

các chính sách để thực thi các biện pháp chính sách một cách có hiệu quả và kịp thời.
Các nghiên cứu trước đây về chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ đã được
thực hiện. Tuy nhiên, những kết luận này còn gây nhiều tranh cãi cụ thể là: Hiệu quả
của chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát và gia tăng sản lượng? Đối với
chính sách tài khoá, không có sự đồng thuận về những ảnh hưởng kinh tế vĩ mô của
nó: Thâm hụt ngân sách lớn có thể chèn lấn chi tiêu cá nhân hay kích thích chi tiêu
chính phủ có thể thúc đẩy phục hồi kinh tế?. Do vậy, bài nghiên cứu này được thực
hiện nhằm một lần nữa kiểm định các tác động kinh tế vĩ mô của chính sách tài khoá
và tiền tệ các nước khu vực Asean, trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2015. Kết
quả nghiên cứu cho thấy với một cú sốc về lãi suất của ngân hàng trung ương thì: (i) có
tác động tiêu cực trên GDP thực tế; (ii) dẫn đến sự sụt giảm trong chỉ số giảm phát;
(iii) lượng cung tiền M2 giảm làm siết chặt các điều kiện thanh khoản thị trường. Với


một cú sốc chi tiêu chính phủ thì: (i) có tác động tích cực trên GDP thực tế, (ii) chỉ số
giảm phát có xu hướng gia tăng; (iii) lượng cung tiền M2 giảm với mức độ nhỏ hoặc
gần như không thay đổi nhiều. Kết quả này là phù hợp với nền tảng lý thuyết về chính
sách tài khoá và tiền tệ, cũng như các công trình nghiên cứu trước đây.


1

1.

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1

Lý do nghiên cứu
Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ là hai công cụ quản lý kinh tế vĩ mô vô


cùng quan trọng của bất cứ quốc gia nào. Hai chính sách này có sự phụ thuộc lẫn nhau,
việc thay đổi của mỗi một chính sách sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách kia.
Mỗi một chính sách đều có mục tiêu riêng nhưng chung quy lại đều cùng theo đuổi
mục tiêu của quản lý kinh tế vĩ mô là tăng trưởng kinh tế bền vững, kiểm soát lạm phát
và đảm bảo công ăn việc làm. Do vậy, quá trình thực thi hai chính sách này cần sự phối
hợp chặt chẽ với nhau, vừa thực hiện hiệu quả các quyết định chính sách nhằm đạt
được mục tiêu đề ra của các chính sách để đảm bảo tính bền vững. Từ lâu, vấn đề xem
xét tác động của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế thị trường
trong việc ra các quyết định kinh tế và chính trị là đề tài nghiên cứu của nhiều học giả
kinh tế. Trong nhiều đề tài nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng hỗ trợ tồn tại mối quan
hệ giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng đã
cho thấy chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ có thể được xem là các công cụ có
ảnh hưởng để điều hành nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia.
Mối quan hệ giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ cũng đã được chứng
minh qua mô hình IS –LM. Theo mô hình này, tăng chi tiêu của chính phủ có tác động
làm tăng cung tiền, làm giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ. Ngược lại, tăng thu thuế có
tác động làm tăng lãi suất vì khi đó cung tiền giảm. Mô hình IS – LM giúp các nhà
hoạch định chính sách điều chỉnh chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ, để có tác
động thích hợp lên tổng cầu và lãi suất trong nền kinh tế.
Các nghiên cứu trước đây, cũng đã tìm thấy mối quan hệ giữa chính sách tài khoá và
chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Các nghiên cứu thực nghiệm
được thực hiện với các mẫu khác nhau cho các thời kỳ khác nhau. Do vậy, kết quả
nghiên cứu giúp nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định kinh tế và chính trị
phù hợp với từng bối cảnh cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây không vì thế


2

mà mất đi tính giá trị mà cung cấp đa dạng hơn về phương pháp tiếp cận và cách thức

nghiên cứu.
Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ là hai bộ phận trọng yếu trong hệ
thống chính sách kinh tế vĩ mô, hai chính sách này có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen và
ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình hoạch định và thực thi. Hiểu được tầm quan trọng
của hai chính sách này đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia như là công cụ ổn định
kinh tế vĩ mô quan trọng của các nhà hoạch định chính sách. Chính vì lý do trên, tác
giả quyết định lựa chọn thực hiện đề tài “ Chính sách tài khóa và tiền tệ các nước khu
vực Asean: Mô hình Panel Var” cho đề tài nghiên cứu của mình.
Vấn đề và phạm vi nghiên cứu

1.2

Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu các cú sốc tác động đến chính
sách tài khoá và chính sách tiền tệ các nước khu vực Asean giai đoạn 2001 – 2015 cho
sáu nền kinh tế đại diện: Việt Nam, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Singapore,
Malaysia. Từ đó tiến hành kiểm định mối quan hệ của chính sách tài khoá và chính
sách tiền tệ nhằm rút ra kết luận và những vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn khi phối
hợp thực hiện hai chính sách này.
1.3

Mục tiêu nghiên cứu
Dựa vào những nghiên cứu trước đây, đặc biệt là nghiên cứu của Fredj Jawadi ,

Sushanta K. Mallick , Ricardo M. Sousa (2015). Mục tiêu cụ thể của bài nghiên cứu
như sau:
-

Xem xét ảnh hưởng của cú sốc dương về chi tiêu chính phủ tác động đến chính
sách tài khóa các nền kinh tế trong khu vực Asean giai đoạn 2001 – 2015.


-

Xem xét ảnh hưởng của cú sốc dương về lãi suất tác động đến chính sách tiền tệ
các nền kinh tế trong khu vực Asean giai đoạn 2001 – 2015.


3

-

Tìm mối quan hệ giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong quá trình
phối hợp hai chính sách này của các nền kinh tế trong khu vực Asean giai đoạn
2001 – 2015.

1.4

Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được bài nghiên cứu, tác giả thu thập dữ liệu của sáu nền kinh tế

trong khu vực Asean: Việt Nam, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Singapore,
Malaysia, thời gian thu thập dữ liệu từ năm 2001 – 2015 theo quý. Phương pháp nghiên
cứu được sử dụng là mô hình Panel Vector Auto Regression (PVAR).
1.5

Nội dung nghiên cứu
Cấu trúc của bài nghiên cứu gồm các phần sau:

Phần 1: Phần mở đầu. Phần này trình bày lý do nghiên cứu, vấn đề và phạm vi nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Phần 2: Khuôn khổ lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây.

Phần này trình bày trình bày khuôn khổ lý thuyết mà bài nghiên cứu dựa vào. Bên cạnh
đó sơ lược các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến chính sách tài khóa và
chính sách tiền tệ.
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu. Phần này trình bày về dữ liệu nghiên cứu, mô hình
sử dụng và phương pháp nghiên cứu.
Phần 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Phần này trình bày kết quả hồi quy đạt được,
phân tích tác động các cú sốc chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ của các nước
khu vực Asean giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2015.
Phần 5: Kết luận các kết quả chính tìm thấy từ bài nghiên cứu. Trình bày những hạn
chế và đề xuất các hướng nghiên cứu mới.
1.6

Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu


4

Nghiên cứu tác động của cú sốc dương chi tiêu chính phủ đến chính sách tài
khoá và cú sốc dương lãi suất đến chính sách tiền tệ các nước khu vực Asean giai đoạn
2001 – 2015, cụ thể là sáu nền kinh tế đại diện Việt Nam, Indonesia, Philippines, Thái
Lan, Singapore, Malaysia, giúp cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết
định về kinh tế và chính trị cho quốc gia của mình. Chính sách tài khoá và chính sách
tiền tệ được xem như là các công cụ dùng để ổn định nền kinh tế vĩ mô của mỗi quốc
gia. Do đó, việc phối hợp hiệu quả hai chính sách này là cần thiết để đạt được mục tiêu
quản lý kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia.


5

2.


KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

THỰC NGHIỆM TRƢỚC ĐÂY
2.1

Khuôn khổ lý thuyết chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa trong kinh tế học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ thuế

và đầu tư công cộng để tác động đến nền kinh tế.
Các trường phái kinh tế học Keynes cho rằng chính sách tài khóa có hiệu quả to lớn
trong chống chu kỳ kinh tế. Sử dụng mô hình IS - LM để phân tích cho thấy chính sách
tài khóa phát huy tác dụng thông qua sự dịch chuyển của đường IS và John Maynard
Keynes đề cao chính sách tài khóa thông qua công cụ chi tiêu chính phủ.
Tuy nhiên, phân tích IS – LM cho thấy chính sách tài khóa phát huy tác dụng hoàn toàn
khi đường IS dốc xuống phía phải cắt đường LM ở đoạn nằm ngang và phát huy tác
dụng không hoàn toàn khi đường IS cắt đường LM ở đoạn dốc lên phía phải. Còn khi
đường IS cắt đường LM ở đoạn thẳng đứng, chính sách tài khóa không hề có tác dụng.
Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, đường IS sẽ dịch song song sang phía phải và
khi thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt thì đường IS dịch chuyển song song qua trái.
Trong khi đó, Robert Barro cho rằng, nhà nước thực hiện chính sách tài khóa mở rộng
bằng cách tăng chi tiêu chính phủ, nhưng để có nguồn tài chính cho các khoản chi tiêu
đó thì nhà nước lại phát hành công trái và trái phiếu. Do vậy, trong tương lai nhà nước
sẽ tăng thuế để có tiền trả nợ nên sẽ giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm hôm nay để tương
lai có tiền nộp thuế. Như thế, tuy nhà nước tăng tiêu dùng của mình, nhưng lại làm
giảm tiêu dùng cá nhân, nên hiệu quả của chính sách tài khóa mở rộng sẽ không cao
như nhà nước mong đợi.
Ngoài việc phân tích chính sách tài khóa theo mô hình IS – LM của trường phái kinh tế
học Keyness trong nền kinh tế đóng thì Robert Mundell và John Marcus Fleming đã
phát triển mô hình này dựa trên các lý luận của trường phái Keyness truyền thống bằng



6

cách sử dụng mô hình IS – LM để phân tích chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở
cửa. Dù rằng mô hình lý thuyết Mundell Fleming ra đời đã lâu nhưng mô hình này vẫn
giữ nguyên được vai trò quan trọng trong việc phân tích các chính sách của nền kinh tế
vĩ mô.
2.1.1 Thị trƣờng hàng hóa và đƣờng IS
2.1.1.1 Khái niệm
Đường IS phản ánh những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất (i) với sản lượng (Y)
mà tại đó thị trường hàng hóa cân bằng (Y = AD). Thị trường hàng hóa đạt trạng thái
cân bằng khi tổng cầu bằng thu nhập thực tế.
2.1.1.2 Sự hình thành đƣờng IS
Hàm tổng cầu hàng hoá có dạng: AD = C + I + G + NX
Trong đó, AD là tổng cầu, C là chi tiêu hộ gia đình, I là chi tiêu đầu tư có kế hoạch,
NX là xuất khẩu ròng (NX = Xuất khẩu – Nhập khẩu)
Tại mức lãi suất i1: AD1 = C + I1 +G + NX1
Tại mức lãi suất i2: AD2 = C + I2 + G + NX2
Tại mức lãi suất thấp là i1(i1khẩu ròng NX1, do vậy hàm tổng cầu cao nhất là AD1 tương ứng với mức sản lượng
Y1. Nếu lãi suất tăng lên i2 thì chi tiêu đầu tư có kế hoạch giảm xuống I2 và xuất khẩu
ròng NX2, do vậy hàm tổng cầu là AD2, tương ứng với mức sản lượng Y2. Đường nối
liền hai điểm A (i1, Y1) và B (i2, Y2) là đường IS, chỉ ra sự kết hợp của lãi suất và tổng
sản lượng cân bằng. Do vậy, tổng sản phẩm được sản xuất ra bằng tổng cầu. Đường IS
nằm nghiêng dốc xuống chỉ ra rằng với mức lãi suất cao hơn đưa đến kết quả là chi đầu
tư và xuất khẩu ròng thấp hơn, từ đó sản lượng cân bằng thấp hơn.


7


AD2 = C + I2 + G + NX2
AD1 = C + I1 + G + NX1

450
Y2

Y1

B

i2

D
A

i1

IS

C

Y2

Y1

Hình 2.1 Sự dịch hình thành đƣờng IS
Đường IS vạch ra những điểm mà theo đó tổng lượng hàng hóa sản xuất ra bằng
với tổng lượng hàng hóa được yêu cầu. Đường IS tập hợp tất cả những điểm mà theo
đó thị trường hàng hóa là cân bằng. Với mỗi mức lãi suất đã cho, đường IS cho biết

tổng sản phẩm cần để đạt được trên thị trường hàng hóa. Vì lãi suất tăng làm cho chi
đầu tư và xuất khẩu ròng giảm, điều này làm giảm tổng cầu.
Đường cong IS là một khái niệm hữu dụng, bởi vì sản phẩm có xu hướng vận
động đến các điểm trên đường cong để thỏa mãn sự thăng bằng của thị trường hàng
hóa. Nếu nền kinh tế được đặt tại vùng bên phải của đường IS như tại điểm D thì có


8

một sự cung hàng hóa quá mức. Phần cung hàng hóa vượt quá này làm dư hàng tồn
kho, làm cho sản phẩm tụt xuống theo đường cong IS. Sự tụt xuống chấm dứt khi sản
phẩm đạt mức thăng bằng trên đường cong IS. Ngược lại, nều nền kinh tế nằm tại vùng
bên trái của đường cong IS như tại điểm C thì cầu hàng hóa quá mức đưa đến kết quả
là một sự giảm xuống không được kế hoạch trong tồn kho làm cho sản phẩm tăng theo
đường cong IS và chất dứt khi tổng sản phẩm đạt được mức cân bằng trên đường cong
IS.
2.1.1.3 Sự dịch chuyển đƣờng IS
Đường IS dịch chuyển bất kỳ lúc nào khi có sự thay đổi của các nhân tố trong
tổng cầu và do vậy ảnh hưởng đến mức sản lượng cân bằng. Ở góc độ bài nghiên cứu
xem xét sự thay đổi trong chi tiêu chính phủ, cụ thể là một sự tăng lên trong chi tiêu
chính phủ sẽ làm cho hàm số tổng cầu tại bất kỳ lãi suất nào đã cho di chuyển lên trên.
Do vậy, mức thăng bằng của tổng sản phẩm tăng với bất kỳ lãi suất đã cho và đường IS
dịch chuyển qua phải. Ngược lại, một sự giảm xuống trong chi tiêu chính phủ di
chuyển hàm số tổng cầu xuống và mức thăng bằng của sản phẩm giảm xuống, di
chuyển đường IS sang trái.
Hình 2.2 Sự dịch chuyển đƣờng IS

i1

i2


i2

i1

IS1

IS2
IS1
0

Y1

Y2

a. Tăng chi tiêu chính phủ

IS2
0

Y2

Y1

b. Giảm chi tiêu chính phủ


9

2.1.2 Tác động của chính sách tài khóa đến nền kinh tế

Chính sách tài khóa và nền kinh tế có mối quan hệ khăng khít. Chính sách tài
khóa là công cụ hữu hiệu để điều tiết nền kinh tế, ngược lại nền kinh tế lại là môi
trường chứa đựng các yếu tố ảnh hưởng đến thu chi ngân sách nhà nước. Một chính
sách tài khóa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của quốc gia trong từng giai đoạn
thì có thể nâng cao tác dụng từ đó phát triển nền kinh tế xã hội một cách tốt hơn.
Xét trên góc độ kinh tế vĩ mô thì chính sách tài khóa với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ
mô ngắn hạn bao gồm: ổn định sản lượng quốc gia, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất
nghiệp và lạm phát thấp trong dài hạn, đồng thời đảm bảo công bằng trong phần phối
thu nhập quốc dân. Tất cả các mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản này về nguyên tắc đều
đồng thời chịu sự điều tiết của nền kinh tế thị trường, lại vừa có thể chịu sự tác động có
chủ đích, có định hướng của Nhà nước thông qua các hoạt động thu chi ngân sách nhà
nước. Bằng các công cụ chính sách liên quan đến ngân sách nhà nước, Nhà nước có thể
phối hợp sự điều tiết của thị trường và chủ đích của mình để đưa nền kinh tế thị trường
về trạng thái mong muốn.
Ở giai đoạn suy thoái kinh tế nền kinh tế nằm cách xa trạng thái toàn dụng được đặc
trưng bởi việc thu hẹp sản xuất và tỷ lệ việc làm, trong khi tốc độ lạm phát có xu
hướng giảm đi. Khi đó, Nhà nước thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng cách
giảm thuế hoặc tăng chi tiêu chính phủ, hoặc vừa tăng chi tiêu chính phủ vừa giảm thuế
là biện pháp hữu hiệu và khả thi nhằm làm tăng GDP thực tế, tăng tỷ lệ việc làm.
Ngược lại, trong giai đoạn kinh tế phát triển nóng, lạm phát tăng cao do dư thừa tổng
cầu được đặc trưng bởi tỷ lệ lạm phát tăng cao, Nhà nước cần thực hiện chính sách tài
khóa thắt chặt bao gồm: giảm chi ngân sách nhà nước hoặc tăng thu ngân sách từ thuế,
hoặc tiến hành đồng thời cả hai biện pháp này. Các biện pháp này đều đưa đến kết quả
là kích thích giảm tổng cầu từ đó gây tác động làm giảm tốc độ lạm phát.


10

Trong các nền kinh tế hiện đại đều có những cơ chế làm giảm bớt sự biến động của nền
kinh tế trước các cú sốc được gọi là các nhân tố tự ổn định. Thuế thu nhập luỹ tiến và

trợ cấp thất nghiệp là những nhân tố tự ổn định quan trọng nhất.
Chính sách tài khoá mà chính phủ chủ động sử dụng để ổn định nền kinh tế ảnh
hưởng trực tiếp đến ngân sách chính phủ. Khi Chính sách tài khoá mở rộng làm tăng
thâm hụt ngân sách chính phủ. Ngược lại, chính sách tài khoá thắt chặt làm giảm thâm
hụt ngân sách chính phủ. Điều này không có nghĩa là chính phủ phụ thuộc hoàn toàn
vào chính sách tài khoá chủ động. Sự vận động theo chu kỳ của nền kinh tế thị trường
cũng không ảnh hưởng đến trạng thái của cán cân ngân sách. Với những mức thuế suất
và chi tiêu nhất định của Chính phủ, ngân sách sẽ bị thâm hụt lớn hơn trong suy thoái
khi thu nhập thấp so với trong thời kỳ phồn thịnh khi thu nhập cao.
2.2

Khuôn khổ lý thuyết chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là quá trình kiểm soát lượng cung tiền của nền kinh tế để đạt

được những mục đích như kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái hướng tới toàn
dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ nhằm vào hai mục tiêu là lãi
suất và mức cung tiền. Thông thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này.
Nếu nhằm mục tiêu điều tiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng bình thường thì mục tiêu lãi
suất được lựa chọn. Khi nền kinh tế quá nóng hoặc suy thoái thì chính sách tiền tệ
nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn là lượng cung tiền. Để ổn định kinh tế vĩ mô, nguyên
lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ là thực hiện thông qua các công cụ: thay đổi
lãi suất chiết khấu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các nghiệp vụ thị trường mở.
Trong khuôn khổ phân tích chính sách tiền tệ theo mô hình IS – LM, cho thấy chính
sách tiền tệ phát huy tác dụng thông qua sự dịch chuyển đường LM. Một vài nghiên
cứu trước đây có liên quan đến chính sách tiền tệ.


11

Hank (2008) đã đo lường ảnh hưởng của chính sách tiền tệ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bằng kỹ

thuật mô hình VAR tác giả tìm thấy khi thắt chặt tiền tệ có ảnh hưởng tạm thời lên sản
lượng nhưng ảnh hưởng lâu dài lên giá cả.
Borys và Horváth (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ ở Séc. Sử dụng
kỹ thuật mô hình VAR, bài nghiên cứu tìm thấy giá cả và sản lượng suy giảm trong
khoảng một năm sau cú sốc thắt chặt chính sách tiền tệ, điều này phù hợp với mục tiêu
của ngân hàng trung ương nước này. Nghiên cứu cũng chỉ ra phản ứng của giá hàng
hóa thương mại đối với cú sốc thắt chặt tiền
Lê Việt Hùng & Wade Pfau (2008) nghiên cứu chủ đề này. Lê Việt Hùng và Wade
Pfau (2008) phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở VN bằng cách sử dụng mô
hình VAR thể rút gọn và tập trung vào các mối quan hệ giữa cung tiền, sản lượng thực
tế, mức giá, lãi suất thực, tỷ giá thực và tín dụng. Kết quả cho thấy chính sách tiền tệ có
thể ảnh hưởng đến sản lượng và giá cả. Mức độ và tác động của cú sốc chính sách tiền
tệ đối với sản lượng mạnh nhất sau bốn quý nhưng tác động đối với giá cả thì kéo dài
từ quý thứ 3 đến quý thứ 9. Tuy nhiên mức ý nghĩa thống kê của từng kênh rất yếu, chỉ
có kênh tín dụng và kênh tỷ giá hối đoái có ý nghĩa thống kê nhiều hơn.
Deepak Mohanty (2012) nghiên cứu về kênh truyền dẫn lãi suất ở Ấn Độ. Bằng cách
sử dụng mô hình SVAR, nghiên cứu tìm thấy bằng chứng chính sách tăng lãi suất có
ảnh hưởng trái chiều đến tăng trưởng sản lượng với độ trễ 2 quý và tác động giảm nhẹ
lạm phát với độ trễ 3 quý. Thời gian đạt trạng thái cân bằng kéo dài khoảng 8-10 quý.
Rokon Bhuiyan (2012) nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ ở nền kinh tế mở
Canada tiếp cận theo mô hình BSVAR. Kết quả cho thấy cả sản lượng và lạm phát đều
có phản ứng giảm đối với cú sốc thắt chặt chính sách tiền tệ nhưng phản ứng giảm của
lạm phát chậm hơn sản lượng. Lạm phát thật sự giảm sau 6 kỳ và tăng trở lại sau kỳ
thứ 12.
2.2.1 Thị trƣờng tiền tệ và đƣờng LM


12

2.2.1.1 Khái niệm

Đường LM là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa lãi suất (i) và sản lượng (Y) mà
tại đó thị trường tiền tệ cân bằng, tương ứng với mức cung tiền tệ thực không đổi.
2.2.1.2 Sự hình thành đƣờng LM
Thuyết ưa thích tiền mặt của Keyness quy định cầu tiền tệ theo giá trị thực tế
(DM/P) phụ thuộc vào thu nhập (Y) và lãi suất (i). Cầu tiền tệ tỷ lệ thuận với thu nhập
vì hai lý do: Thứ nhất, một sự tăng trong thu nhập làm tăng mức các giao dịch trong
nền kinh tế, làm tăng cầu tiền tệ. Thứ hai, một sự gia tăng trong thu nhập dẫn đến tăng
cầu tiền tệ vì làm tăng của cải của những cá nhân muốn tiết kiệm tiền nhiều hơn.
Chi phí cơ hội cho việc giữ tiền là cái lợi bị hy sinh đi bằng cách không giữ những tài
sản khác thay cho tiền. Vì lãi suất tăng, chi phí cơ hội của việc giữ tiền tăng và cầu tiền
tệ giảm. Theo thuyết ưa thích tiền mặt, cầu tiền tệ tỷ lệ thuận với thu nhập và tỷ lệ
nghịch với lãi suất.
Keyness phân tích rằng mức lãi suất được xác định bởi sự cân bằng của thị trường tiền
tệ, tại đó cầu tiền tệ (DM) bằng lượng cung tiền tệ (SM). Khi tổng sản phẩm là Y1 thì
cầu tiền tệ DM1 (Y1) nghiêng xuống vì một lãi suất thấp hơn có nghĩa là chi phí cơ hội
về giữ tiền là thấp hơn, do vậy lượng tiền được yêu cầu cao hơn. Thị trường tiền tệ đạt
được mức cân bằng tại lãi suất i1. Khi tổng sản phẩm ở mức cao hơn Y2, đường cầu
tiền di chuyển đến DM2(Y2), tại bất kỳ một lãi suất nào thì lượng cầu tiền cũng cao hơn.
Do vậy, cân bằng trên thị trường tiền tệ tại mức lãi suất i2. . Đường nối liền hai điểm A
(i1, Y1) và B (i2, Y2) là đường LM, chỉ ra sự kết hợp của lãi suất và sản lượng.


13

SM
DM2

LM

DM1


i2

E2

B

i2
i1

E1

A

i1

MS/P

Y1

Y2

Hình 2.3 Sự hình thành đƣờng LM
Nếu nền kinh tế nằm bên trái của đường LM thì cung tiền tệ vượt quá cầu tiền tệ
(SM > DM), lãi suất cao hơn lãi suất cân bằng do dân chúng nắm giữ nhiều tiền hơn là
họ muốn. Để loại bỏ số tiền dư vượt quá, người dân sẽ mua trái khoán, làm cho giá trị
trái khoán tăng lên và lãi suất giảm xuống. Khi vẫn còn tồn tại cung tiền tệ vượt quá thì
lãi suất sẽ giảm xuống cho đến khi nó nằm trên đường cong LM.
Nếu nền kinh tế nằm bên phải của đường LM thì cầu tiền tệ vượt quá cung tiền
tệ (SM < DM), lãi suất nằm dưới mức lãi suất cân bằng, khi đó dân chúng muốn giữ tiền

nhiều hơn là bình thường. Để có tiền người dân sẽ bán trái khoán, làm cho giá trái
khoán giảm xuống và lãi suất trái khoán tăng lên. Quá trình này sẽ chấm dứt khi lãi
suất tăng lên đến điểm cân bằng nằm trên đường LM.
2.2.1.3 Sự dịch chuyển đƣờng LM
Đường LM mô tả những điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ, thể hiện sự kết
hợp của tổng sản phẩm với lãi suất mà theo đó lượng cầu tiền (DM) bằng với lượng
cung tiền (SM). Hai nhân tố làm cho đường LM dịch chuyển là sự thay đổi trong cầu


14

tiền tệ và sự thay đổi trong cung tiền tệ. Ở góc độ bài nghiên cứu xem xét sự thay đổi
của cung tiền tác động đến sự dịch chuyển của đường LM.
Giả sử thị trường tiền tệ ban đầu cân bằng tại mức lãi suất i1 tại điểm cắt nhau của
đường cung tiền tệ SM1 và đường cầu tiền DM. Việc tăng lượng cung tiền tệ di chuyển
đường cung tiền sang SM2 và giữa sản phẩm không thay đổi tại mức sản lượng Y1, lãi
suất cân bằng giảm xuống i2. Sự tụt xuống của lãi suất cân bằng từ i1 sang i2 dẫn đến sự
dịch chuyển từ điểm A sang điểm B. Do vậy, với việc cung tiền tệ tăng thì đường LM
dịch chuyển sang phải từ LM1 đến LM2 làm cho lãi suất cân bằng giảm xuống từ điểm
A đến điểm B.
SM1

SM2

LM2
A

A

i1


i2

i1

B

B

i2

DM(Y1)

Y1

Hình 2.4 Sự dịch chuyển đƣờng LM sang phải
Ngược lại, một sự giảm xuống trong cung tiền tệ sẽ dịch chuyển đường LM sang trái.
Sự giảm xuống trong cung tiền tệ dẫn đến tình trạng thiếu tiền tại những điểm trên
đường LM ban đầu với mức cầu tiền không đổi ban đầu thì làm cho lãi suất tăng lên.
Lãi suất tăng lên cho đến khi lượng cầu tiền tệ giảm xuống cho đến khi bằng với lượng
cung tiền thì thị trường tiền tệ cân bằng.


×