Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện thuỷ nguyên thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ LINH

PH¸T TRIÓN C¤NG NGHIÖP TR£N §ÞA BµN
HUYÖN THñY NGUY£N - THµNH PHè H¶I PHßNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ LINH

PH¸T TRIÓN C¤NG NGHIÖP TR£N §ÞA BµN
HUYÖN THñY NGUY£N - THµNH PHè H¶I PHßNG
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60.31.05.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TƢỜNG HUY

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là kết quả
nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu đƣợc trích dẫn trong
công trình này là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất
kì công trình nào đã đƣợc công bố trƣớc đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.

Tác giả

Nguyễn Thị Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
TS. Nguyễn Tường Huy, người thầy đã hết sức tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ em trong
suốt thời gian nghiên cứu từ việc xây dựng đề cương, tìm kiếm tài liệu cho đến lúc
hoàn thành luận văn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các quý thầy, cô trong khoa Địa lí - trường
Đại học Sư phạm Hà Nội đã dạy dỗ, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn Cục Thống kê Hải Phòng, Chi cục Thống kê, Phòng Công
thương, Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Thủy Nguyên đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình thu thập thông tin và tài liệu phục vụ cho luận văn này.
Xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, ủng hộ
và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù luận văn đã được hoàn thành, nhưng do hạn chế về thời gian và
trình độ bản thân nên luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì
vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp
để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Linh

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................2
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................3
5. Những đóng góp của đề tài .................................................................................8
6. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP..........9
1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................9
1.1.1. Khái niệm..................................................................................................9
1.1.2. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp .....................................................11
1.1.3. Phân loại ngành công nghiệp .................................................................15
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp ........16
1.1.5. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp vận dụng cho
nghiên cứu huyện Thủy Nguyên .......................................................................22
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển công nghiệp vận dụng cho cấp huyện ....23
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................26
1.2.1. Tổng quan phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc ............................................................................................................26
1.2.2. Tổng quan phát triển công nghiệp thành phố Hải Phòng ......................30

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................35
Chƣơng 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP HUYỆN THỦY NGUYÊN ........................................................................37
2.1. Vị trí địa lí .........................................................................................................37
2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................................38
2.2.1. Tài nguyên khoáng sản ...........................................................................39
2.2.2. Nguồn nước ............................................................................................40
2.2.3. Khí hậu ...................................................................................................40
2.2.4. Các nhân tố tự nhiên khác ......................................................................41

iii


2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................42
2.3.1. Dân cư và nguồn lao động .....................................................................42
2.3.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp..................44
2.3.3. Vốn đầu tư ..............................................................................................48
2.3.4. Thị trường ...............................................................................................49
2.3.5. Chính sách phát triển công nghiệp.........................................................49
2.3.6. Bối cảnh hội nhập trong nước và quốc tế ..............................................51
2.4. Đánh giá chung .................................................................................................52
2.4.1. Những thuận lợi cơ bản ..........................................................................52
2.4.2. Những khó khăn và thách thức ...............................................................52
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................55
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HUYỆN THỦY
NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015.................................................................................. 57
3.1. Khái quát chung ...............................................................................................57
3.1.1. Sơ lược về quá trình phát triển ...............................................................57
3.1.2. Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế .....................................58
3.1.3. Giá trị sản xuất công nghiệp và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất .....59

3.1.4. Lao động và năng suất lao động ............................................................60
3.2. Phát triển công nghiệp theo ngành .................................................................63
3.2.1. Khái quát chung .....................................................................................63
3.2.2. Các ngành công nghiệp chủ yếu.............................................................64
3.3. Phát triển công nghiệp theo thành phần kinh tế ...........................................72
3.3.1. Khái quát chung .....................................................................................72
3.3.2. Khu vực Nhà nước ..................................................................................72
3.3.3. Khu vực ngoài Nhà nước ........................................................................74
3.3.4. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ........................................................74
3.4. Phát triển công nghiệp theo lãnh thổ .............................................................76
3.4.1. Khái quát chung .....................................................................................76
3.4.2. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chủ yếu........................76
3.5. Đánh giá chung .................................................................................................80
3.5.1. Thành tựu................................................................................................80

iv


3.5.2. Hạn chế ...................................................................................................80
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................82
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2025 .............................................................. 84
4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển công nghiệp Thủy Nguyên .......84
4.1.1. Quan điểm ..............................................................................................84
4.1.2. Mục tiêu ..................................................................................................85
4.1.3. Định hướng .............................................................................................86
4.2. Các giải pháp để phát triển công nghiệp........................................................90
4.2.1. Nhóm giải pháp có tính chất đột phá .....................................................90
4.2.2. Nhóm giải pháp chủ yếu .........................................................................91
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4............................................................................................99

KẾT LUẬN ............................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................102

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCN

Cụm công nghiệp

CN

Công nghiệp

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

ĐCN

Điểm công nghiệp

FDI

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment)

GTSX


Giá trị sản xuất

GTVT

Giao thông vận tải

KCN

Khu công nghiệp

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KTTĐPB

Kinh tế trọng điểm phía Bắc

LLLĐ

Lực lƣợng lao động

TCLT

Tổ chức lãnh thổ

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp


VLXD

Vật liệu xây dựng

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. GTSX công nghiệp của vùng KTTĐPB giai đoạn 2005 - 2014.............29
Bảng 1.2. GTSX công nghiệp và tốc độ tăng trƣởng GTSX công nghiệp TP. Hải
Phòng giai đoạn 2005 - 2015 ..................................................................32
Bảng 1.3. Cơ cấu GTSX công nghiệp của Hải Phòng theo nhóm ngành giai đoạn
2005 - 2015 (giá thực tế) ........................................................................32
Bảng 2.1. Số dân, gia tăng dân số, mật độ dân số huyện Thủy Nguyên giai đoạn
2005 - 2015 .............................................................................................42
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về lao động Thủy Nguyên giai đoạn 2005 - 2015 .........44
Bảng 3.1. GTSXCN và tốc độ tăng trƣởng GTSXCN huyện Thủy Nguyên giai
đoạn 2010 – 2015 ...................................................................................60
Bảng 3.2. Lao động công nghiệp phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành
kinh tế giai đoạn 2010 - 2015 .................................................................61
Bảng 3.3. Năng suất lao động xã hội trung bình ngành công nghiệp huyện Thủy
Nguyên giai đoạn 2010 – 2015 ...............................................................62
Bảng 3.4. GTSXCN và cơ cấu GTSXCN giai đoạn 2010 - 2015 ...........................63
Bảng 3.5. Số cơ sở và số lao động trong ngành công nghiệp dệt may, da giày
huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2010 - 2015 ...........................................69

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.

Sơ đồ 2 giai đoạn sản xuất công nghiệp ..............................................14

Hình 1.2.

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng KTTĐPB năm
2005 và 2014 .......................................................................................28

Hình 1.3.

Cơ cấu GTSX công nghiệp phân theo thành phần kinh tế giai
đoạn 2005 - 2015 .................................................................................33

Hình 3.1.

Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2005 – 2015........59

Hình 3.2.

GTSX ngành sản xuất VLXD giai đoạn 2010 - 2015 .........................65

Hình 3.3.

GTSX ngành công nghiệp cơ khí giai đoạn 2010 - 2015 ....................66

Hình 3.4.

Cơ cấu GTSX công nghiệp phân theo thành phần kinh tế giai
đoạn 2010 – 2015 ................................................................................72


Hình 3.5.

GTSX công nghiệp khu vực Nhà nƣớc giai đoạn 2010 - 2015 ...........73

Hình 3.6.

GTSX công nghiệp khu vực ngoài Nhà nƣớc giai đoạn 2010 - 2015 ......74

Hình 3.7.

GTSX công nghiệp khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài giai đoạn
2010 - 2015 .........................................................................................75

viii


DANH MỤC BẢN ĐỒ
1.

Bản đồ hành chính huyện Thủy Nguyên ....................................................... 38

2.

Bản đồ các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển công nghiệp huyện
Thủy Nguyên ................................................................................................. 56

3.

Bản đồ thực trạng phát triển công nghiệp huyện Thủy Nguyên .................... 83


ix


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, tạo ra các công cụ lao động và hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu của xã hội.
Công nghiệp cũng đồng thời đóng vai trò chủ đạo, là động lực trong guồng máy sản
xuất xã hội, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội. Vì vậy, bất cứ quốc
gia nào muốn phát triển kinh tế đều phải đầu tƣ vào phát triển công nghiệp, dù ở các
mức độ khác nhau. Đó cũng là lý do khiến sự phát triển của công nghiệp trở thành
một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng trình độ phát triển của một nƣớc.
Phát triển đất nƣớc thông qua con đƣờng phát triển công nghiệp là lựa chọn
tối ƣu của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nƣớc mới công nghiệp hóa và các
nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại
hóa (CNH - HĐH) đất nƣớc có nội dung cốt lõi là phát triển công nghiệp. Do đó,
việc nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động sản xuất công nghiệp tại các địa phƣơng càng
trở nên thiết thực hơn.
Hải Phòng là thành phố có ngành công nghiệp phát triển khá lâu đời. Hiện
nay, Hải Phòng là một trong ba cực tam giác tăng trƣởng kinh tế của vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ (KTTĐBB) đồng thời là một trong hai trung tâm công nghiệp
quan trọng nhất khu vực phía Bắc. Đóng góp vào vị thế ấy phải kể đến vai trò của
ngành công nghiệp huyện Thủy Nguyên.
Thủy Nguyên là huyện nằm phía bắc của thành phố Hải Phòng, có vị trí địa
lý khá thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ... Huyện giáp
với các quận nội thành và cảng Hải Phòng, có quốc lộ 10 đi qua, nối liền Hải Phòng
với các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, giao cắt với quốc lộ 5. Do vậy, rất
thuận tiện cho việc giao thông vận chuyển hàng hóa qua đƣờng biển, đƣờng thủy
nội địa và đƣờng bộ. Mặt khác, diện tích đất tự nhiên của Thủy Nguyên khá lớn

(242,7 km2), lại có trữ lƣợng đá vôi, silic, đất sét lớn phục vụ cho phát triển sản xuất
vật liệu xây dựng.

1


Trong những năm qua, ngành công nghiệp Thủy Nguyên đã có bƣớc phát
triển đáng ghi nhận, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện, thể hiện rõ qua quy
mô giá trị sản xuất công nghiệp không ngừng tăng lên; nhiều cơ sở sản xuất công
nghiệp đƣợc thành lập và đạt hiệu quả sản xuất cao; nhiều mặt hàng có giá trị xuất
khẩu; có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành
phần kinh tế. Sự chuyển dịch này đã làm thay đổi bộ mặt của kinh tế huyện theo
hƣớng tích cực hơn.
Tuy nhiên, công nghiệp Thủy Nguyên phát triển chƣa tƣơng xứng với vị thế,
tiềm năng, thế mạnh vốn có của huyện. Trong những năm tới, để xây dựng và phát
triển huyện ngày càng giàu đẹp, văn minh, cần nâng cao chất lƣợng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và đẩy mạnh đầu tƣ phát triển công nghiệp.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của địa phƣơng, là ngƣời con của huyện Thủy
Nguyên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển công nghiệp trên địa bàn
huyện Thủy Nguyên – thành phố Hải Phòng”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp,
mục tiêu của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển công
nghiệp và thực trạng phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Thủy
Nguyên, từ đó đƣa ra một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp
trên địa bàn huyện.
2.2. Nhiệm vụ
Với mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp để vận dụng

vào địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển công nghiệp huyện
Thủy Nguyên.
- Phân tích thực trạng phát triển ngành công nghiệp huyện Thủy Nguyên giai
đoạn 2010 - 2015.

2


- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển công nghiệp huyện Thủy
Nguyên trong thời gian tới.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển công nghiệp dƣới
góc độ địa lí học với một số nội dung:
+ Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển công nghiệp huyện Thủy
Nguyên (vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội).
+ Phân tích thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Thủy
Nguyên theo 3 khía cạnh: ngành, thành phần kinh tế và một số hình thức tổ chức
lãnh thổ chủ yếu (điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp).
- Về lãnh thổ: Đề tài chủ yếu nghiên cứu trên phạm vi toàn bộ huyện Thủy
Nguyên, bao gồm 2 thị trấn Núi Đèo, Minh Đức và 35 xã, trong đó chú ý đến mối
quan hệ giữa công nghiệp huyện Thủy Nguyên với các huyện khác trong thành phố
Hải Phòng.
- Về thời gian: Về cơ bản,do hạn chế về nguồn số liệu thống kê, đề tài phân
tích giới hạn trong giai đoạn 2010 - 2015, định hƣớng đến 2025. Tuy nhiên, một số
chỉ tiêu, nội dung thể hiện diễn biến sự phát triển của ngành công nghiệp nhƣ tốc độ
tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu, tác giả sử dụng số liệu từ 2005 - 2015.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, không một sự vật, hiện tƣợng
nào trong thế giới khách quan tồn tại một cách độc lập, riêng lẻ mà chúng có quá
trình hình thành và phát triển trong mối liên hệ đa chiều giữa bản thân các sự vật,
hiện tƣợng với nhau và giữa chúng với các sự vật, hiện tƣợng khác. Vì vậy, trong
nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học Địa lí nói riêng, nhất thiết phải sử dụng
quan điểm hệ thống.
Quan điểm hệ thống yêu cầu khi nghiên cứu phải xem xét các đối tƣợng địa lí

3


một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong sự vận động và phát triển,
trong hoàn cảnh nhất định để tìm ra bản chất và các quy luật vận động của đối tƣợng.
Ngành công nghiệp Thủy Nguyên là một bộ phận trong hệ thống công
nghiệp của thành phố Hải Phòng, vùng Đồng bằng sông Hồng và Việt Nam. Sự
hình thành và phát triển công nghiệp huyện Thủy Nguyên luôn chịu tác động của
các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội, trong đó bao gồm cả những thay đổi trong
sự phát triển công nghiệp của thành phố Hải Phòng, vùng Đồng bằng sông Hồng và
cả nƣớc. Do đó, khi nghiên cứu cần xem xét sự phát triển công nghiệp huyện Thủy
Nguyên trong mối liên hệ mật thiết với bối cảnh chung của nền công nghiệp thành
phố, vùng KTTĐPB và cả nƣớc. Mặt khác, bản thân công nghiệp huyện Thủy
Nguyên cũng là một hệ thống gồm nhiều ngành, một số hình thức tổ chức và có mối
quan hệ chặt chẽ với các ngành kinh tế khác trong huyện nhƣ nông nghiệp, dịch vụ.
Vì vậy, để quá trình nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp huyện Thủy
Nguyên đƣợc khách quan, khoa học nhất thiết cũng phải gắn với sự phát triển kinh
tế chung của toàn huyện.
4.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Đây là quan điểm truyền thống của Địa lí học nói chung và Địa lí kinh tế - xã
hội nói riêng. Theo quan điểm này thì bất kì một hiện tƣợng địa lí nào cũng gắn liền
với không gian lãnh thổ nhất định. Ở đó luôn có sự phân hóa và thống nhất nội tại,

đồng thời có mối quan hệ lãnh thổ với những vùng xung quanh. Việc vận dụng quan
điểm này trong nghiên cứu các hiện tƣợng Địa lí, giúp nhà nghiên cứu có cách nhìn
nhận khách quan về thực tiễn quản lí, khai thác và sử dụng hợp lí, bền vững lãnh thổ.
Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội không đồng nhất trong không gian mà
có sự khác biệt giữa lãnh thổ này và lãnh thổ khác. Khi nghiên cứu quá trình phát triển
công nghiệp huyện Thủy Nguyên cần tìm ra sự khác biệt, nét riêng độc đáo của huyện
so với các huyện khác trong thành phố Hải Phòng. Đồng thời, cần đặt mục tiêu của
phát triển công nghiệp Thủy Nguyên trong mục tiêu chung của thành phố.
4.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Mỗi một hiện tƣợng địa lí kinh tế - xã hội đều tồn tại trong một thời gian

4


nhất định. Các hiện tƣợng này đều có quá trình phát sinh, phát triển và suy vong.
Công nghiệp là một hiện tƣợng kinh tế - xã hội, một thực thể có đời sống phát triển
liên tục và biến động theo thời gian. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu, khi xem
xét hay đánh giá vấn đề cần phải đứng trên quan điểm lịch sử - viễn cảnh.
Quan điểm này đòi hỏi phải nghiên cứu, xem xét sự phát triển công nghiệp
Thủy Nguyên trong một quá trình, một không gian cụ thể, trong lịch sử phát triển của
huyện, thành phố, vùng Đồng bằng sông Hồng và trong cả nƣớc để có những lí giải
nhất định cho hiện tại, cũng nhƣ những đánh giá về mặt đƣợc và chƣa đƣợc để từ đó
đƣa ra những kiến nghị cho sự phát triển công nghiệp của huyện trong tƣơng lai.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại mà không ảnh
hƣởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai. Nói
cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã
hội công bằng và môi trƣờng đƣợc bảo vệ, gìn giữ. Quan điểm phát triển bền vững
đặt đối tƣợng nghiên cứu trong mối liên hệ kinh tế, xã hội, môi trƣờng.
Việc vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu sự phát triển công nghiệp

huyện Thủy Nguyên là rất cần thiết. Nhƣng để đảm bảo sự phát triển công nghiệp
huyện Thủy Nguyên bền vững đòi hỏi phải đảm bảo sự bền vững ở cả ba mặt: tăng
trƣởng, hiệu quả và ổn định trong công nghiệp nói riêng và nền kinh tế toàn huyện
nói chung; cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân; ngăn chặn sự ô nhiễm và xuống
cấp của môi trƣờng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
Đây là phƣơng pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình nghiên
cứu các hiện tƣợng địa lí kinh tế - xã hội. Khoa học không thể phát triển nếu thiếu
tính kế thừa, thiếu sự tích lũy những thành tựu của quá khứ.
Để đánh giá đúng đắn và đầy đủ nhân tố ảnh hƣởng và thực trạng phát triển
công nghiệp huyện Thủy Nguyên trong giai đoạn 2010 – 2015, tác giả đã thu thập
và xử lí số liệu từ các nguồn tài liệu tƣơng đối đa dạng và phong phú, bao gồm các

5


tài liệu đã đƣợc xuất bản của các nhà khoa học trong nƣớc và thế giới về phát triển
công nghiệp nói chung, phát triển công nghiệp Việt Nam, thành phố Hải Phòng và
huyện Thủy Nguyên nói riêng; các nghị quyết, quy hoạch về phát triển công nghiệp
của huyện Thủy Nguyên đến năm 2020, định hƣớng 2025; các công trình nghiên
cứu về sự phát triển công nghiệp của các học viên khóa trƣớc; tài liệu các sở, ban,
ngành, địa phƣơng và tài liệu thu thập đƣợc từ các trang Web.
Trên cơ sở những tài liệu thu thập đƣợc, tác giả tiến hành xử lí, tổng hợp, đối
chiếu, so sánh để có các tài liệu tin cậy, đồng bộ hóa và cập nhật tƣ liệu nhằm đƣa ra
những đánh giá chính xác về thực trạng phát triển công nghiệp của huyện Thủy
Nguyên cũng nhƣ dự báo xu thế phát triển của ngành này trong tƣơng lai.
4.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Số liệu thống kê là cơ sở, nền tảng để đƣa ra những đánh giá, nhận xét về vấn
đề nghiên cứu. Các số liệu thống kê đƣợc sử dụng trong luận văn phải đƣợc lấy từ

các nguồn tin cậy, đƣợc chuẩn hóa để từ đó tiến hành phân tích, tổng hợp bằng
phƣơng pháp định lƣợng, định tính, biến chúng thành cơ sở cho những nhận định
hay kết luận của công trình nghiên cứu. Các số liệu liên quan đƣợc phân tích, tổng
hợp nhằm làm nổi bật điểm khác biệt về sự phát triển và phân bố ngành công
nghiệp Thủy Nguyên trong mối liên hệ, so sánh với sự phát triển công nghiệp nói
chung của thành phố Hải Phòng.
4.2.3. Phương pháp bản đồ và ứng dụng công nghệ GIS
Phƣơng pháp bản đồ và ứng dụng công nghệ GIS là phƣơng pháp đặc trƣng
trong nghiên cứu địa lí nói chung và địa lí kinh tế - xã hội nói riêng. Sử dụng
phƣơng pháp này sẽ góp phần giải quyết nhiều nội dung nghiên cứu.
Trên cơ sở các tài liệu thống kê đã thu thập đƣợc, ngƣời nghiên cứu tiến
hành xây dựng, thành lập các bản đồ nhằm thể hiện đối tƣợng nghiên cứu một
cách khoa học và trực quan nhất. Đối với đề tài, tác giả thành lập các bản đồ:
Bản đồ hành chính huyện Thủy Nguyên, Bản đồ các nhân tố ảnh hƣởng đến sự
phát triển và phân bố công nghiệp, Bản đồ hiện trạng phát triển công nghiệp
huyện Thủy Nguyên,…

6


4.2.4. Phương pháp điều tra thực địa
Thực địa là phƣơng pháp đặc trƣng mang lại hiệu quả cao nhất trong học tập
và nghiên cứu khoa học, là nơi cung cấp nguồn tài liệu cập nhật, có độ tin cậy cao.
Do đó, để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của đề tài, tác giả đã tiến hành khảo
sát thực tế hoạt động sản xuất công nghiệp và các địa điểm phân bố ngành, điểm,
cụm, khu công nghiệp chính trên địa bàn huyện Thủy Nguyên nhằm đối chiếu tƣ
liệu thu thập đƣợc và bổ sung những thông tin từ kết quả nghiên cứu.
4.2.5. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dự kiến sử dụng phƣơng pháp chuyên
gia: xin ý kiến của một số giảng viên trong Tổ Địa lí Kinh tế - Xã hội của Khoa Địa

lí – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, các cán bộ của Cục Thống kê Hải Phòng,
Phòng Thống kê huyện Thủy Nguyên, Phòng Công thƣơng Thủy Nguyên … để
tăng tính khoa học và thực tiễn của đề tài, củng cố những nhận định trong luận văn.
4.2.6. Phương pháp dự báo
Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra
trong tƣơng lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập đƣợc. Khi
tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lí số liệu trong quá khứ và hiện tại
để xác định xu hƣớng vận động của các hiện tƣợng trong tƣơng lai nhờ vào một số
mô hình toán học. Dự báo cũng có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về
tƣơng lai của một nhóm nhà nghiên cứu trên cơ sở những hiểu biết về đối tƣợng
(định tính). Trong thời đại công nghệ thông tin và toàn cầu hóa, dự báo ngày càng
đóng vai trò quan trọng hơn trong đời sống kinh tế - xã hội cũng nhƣ trong nghiên
cứu khoa học. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã dụng phƣơng pháp dự
báo nhằm đƣa ra những dự báo về tình hình phát triển, phƣơng hƣớng cũng nhƣ các
giải pháp cho sự phát triển công nghiệp huyện Thủy Nguyên.
Trong quá trình nghiên cứu, các quan điểm và phƣơng pháp trên đƣợc sử
dụng một cách tổng hợp, mỗi quan điểm và phƣơng pháp đƣợc đề cao và đóng vai
trò chủ yếu trong từng tình huống cụ thể.

7


5. Những đóng góp của đề tài
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp để vận dụng
vào địa bàn nghiên cứu là huyện Thủy Nguyên.
- Đánh giá đƣợc các thế mạnh và hạn chế của các nhân tố ảnh hƣởng đến sự
phát triển công nghiệp ở huyện Thủy Nguyên.
- Làm rõ đƣợc thực trạng phát triển công nghiệp huyện Thủy Nguyên giai
đoạn 2010 - 2015.
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của

huyện Thủy Nguyên.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm 4 chƣơng:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp
- Chương 2: Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển công nghiệp huyện
Thủy Nguyên
- Chương 3: Thực trạng phát triển công nghiệp huyện Thủy Nguyên giai
đoạn 2010 - 2015
- Chương 4: Định hƣớng và giải pháp phát triển công nghiệp ở huyện Thủy
Nguyên đến năm 2025.

8


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm
- Công nghiệp (CN):
Công nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh
tế quốc dân. Nó tạo ta tƣ liệu sản xuất, tiến hành khai thác tài nguyên thiên nhiên và
chế biến chúng thành sản phẩm phục vụ cho sản xuất và đời sống của con ngƣời. Cho
đến nay đã có rất nhiều các quan niệm khác nhau về công nghiệp. Trong đó, cách
hiểu phổ biến và thông dụng nhất hiện nay là theo quan niệm của Liên Hợp Quốc.
Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc, “Công nghiệp là một tập hợp các hoạt
động sản xuất với những đặc điểm riêng biệt nhất định thông qua các quá trình
công nghệ để tạo ra sản phẩm. Hoạt động công nghiệp bao gồm cả ba loại hình:
công nghiệp khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến và các dịch vụ sản xuất
theo sau nó” [18].

Từ khái niệm này, có thể thấy công nghiệp là một bộ phận quan trọng của
nền kinh tế bao gồm 3 loại hình có quan hệ chặt chẽ với nhau: khai thác là cơ sở cho
chế biến và dịch vụ thực hiện vai trò bổ trợ cho hai loại hình còn lại.
- Cơ cấu công nghiệp:
Sự phát triển của phân công lao động xã hội dẫn đến sự phân chia công
nghiệp thành các bộ phận nhỏ và hình thành các ngành công nghiệp chuyên môn
hóa. Giữa các ngành công nghiệp có sự liên quan với nhau và tác động lẫn nhau
theo những quan hệ định lƣợng nhất định để đảm bảo tính thống nhất trong quá
trình sản xuất công nghiệp. Sự phân chia và kết hợp quá trình sản xuất công nghiệp
làm hình thành cơ cấu công nghiệp.
“Cơ cấu công nghiệp là những bộ phận hợp thành quá trình sản xuất công
nghiệp và mối liên hệ sản xuất giữa các bộ phận đó biểu thị bằng tỷ trọng của từng
bộ phận so với toàn bộ sản phẩm công nghiệp tính theo tổng giá trị sản xuất” [19].

9


Các khía cạnh biểu hiện của cơ cấu công nghiệp bao gồm: cơ cấu công
nghiệp theo ngành, cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ và cơ cấu công nghiệp theo
thành phần kinh tế.
Cơ cấu công nghiệp phản ánh trình độ phát triển công nghiệp, khả năng trang
bị kĩ thuật cũng nhƣ khả năng nâng cao năng suất lao động trong nền kinh tế của
mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. Cơ cấu công nghiệp thay đổi do ảnh hƣởng của
các yếu tố kinh tế - xã hội, lịch sử, tiến bộ khoa học kĩ thuật, trình độ phát triển của
sự hợp tác quốc tế, sự phân công lao động quốc tế… Do vậy không có cơ cấu công
nghiệp chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới, cũng nhƣ không có cơ cấu công
nghiệp bất biến trong lịch sử phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia.
- Giá trị sản xuất (GTSX) công nghiệp:
Là giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến,
sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nƣớc tính cho một thời kì nhất định, bao gồm:

doanh thu công nghiệp (doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ công nghiệp, bán phế liệu,
phế phẩm và doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị có kèm ngƣời điều khiển), chênh
lệch cuối kì, đầu kì, thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, sản phẩm dở dang [19].
- Sản phẩm công nghiệp:
Là chỉ tiêu phản ánh kết quả trực tiếp của hoạt động sản xuất công nghiệp
tạo ra trong một thời kì nhất định, bao gồm sản phẩm vật chất, sản phẩm dịch vụ
công nghiệp [19].
Sản phẩm vật chất công nghiệp là sản phẩm công nghiệp đƣợc tạo ra do tác
động của công cụ lao động lên đối tƣợng lao động làm thay đổi hình thái ban đầu
của nguyên, vật liệu để tạo ra sản phẩm có giá trị sử dụng mới hoặc sản phẩm khai
thác từ các mỏ.
Sản phẩm dịch vụ công nghiệp là một loại sản phẩm công nghiệp biểu hiện
dƣới hình thức gia công hoặc làm tăng thêm giá trị sử dụng của sản phẩm công
nghiệp nhƣng không làm thay đổi hình thái giá trị sử dụng ban đầu của sản phẩm.
- Công nghiệp hóa:
Tất cả các nƣớc thế giới thứ ba muốn đạt đƣợc trình độ một nƣớc phát triển

10


đều phải trải qua quá trình công nghiệp hóa. Hiểu một cách khác, công nghiệp hóa
là xu thế tất yếu của các nƣớc trong quá trình phát triển của mình. Trong những giai
đoạn khác nhau của lịch sử phát triển xã hội loài ngƣời, giữa các nƣớc có sự khác
nhau về mô hình và thời gian thực hiện công nghiệp hóa, từ đó dẫn đến sự khác
nhau về ảnh hƣởng của công nghiệp hóa đến phát triển kinh tế cũng nhƣ hình thành
các quan điểm khác nhau về công nghiệp hóa.
Theo tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO), “Công
nghiệp hóa là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận
ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu
kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kĩ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế

này có bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và
hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ
cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ về kinh tế - xã hội” [19].
Chủ trƣơng công nghiệp hóa ở nƣớc ta đã đƣợc đề ra từ những năm 1960
trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ III và liên tục đƣợc thực hiện cho đến nay. Tại
hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VII đã xác định: “Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa là một quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công
là chính sang sử dụng một cách phổ biến lao động cùng với công nghệ, phương tiện
và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ
khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.
Nhƣ vậy, trong bối cảnh của nƣớc ta, quá trình công nghiệp hóa đƣợc tiến
hành đồng thời với quá trình hiện đại hóa. Công nghiệp hóa ở nƣớc ta không chỉ là
sự tăng thêm một cách đơn giản về tốc độ và tỉ trọng của sản xuất công nghiệp, mà
là cả quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với đổi mới công nghệ, tạo nền tảng
cho sự tăng trƣởng kinh tế bền vững và phát triển theo chiều sâu.
1.1.2. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp
1.1.2.1. Vai trò của công nghiệp
Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng trong quá trình phát triển

11


kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa ở các nƣớc
đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
a. Công nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, cung cấp tư liệu sản
xuất cho toàn bộ nền kinh tế.
Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất làm ra các máy móc, thiết bị, tƣ liệu
sản xuất cho các ngành kinh tế mà không ngành nào có thể thay thế đƣợc cũng nhƣ
các công cụ và đồ dùng sinh hoạt phục vụ đời sống của con ngƣời. Do đó, công

nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy nhịp độ
tăng trƣởng chung của cả nền kinh tế [18].
b. Công nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ theo
hướng CNH, HĐH
Công nghiệp có tác động trực tiếp và là động lực để thúc đẩy các ngành kinh
tế khác nhƣ nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thƣơng mại, dịch vụ
phát triển.
Đối với các nƣớc đang phát triển, công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng
để thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn. Công nghiệp vừa tạo ra thị
trƣờng, vừa tạo ra những điều kiện cần thiết cho nông nghiệp phát triển thể hiện:
Công nghiệp cung cấp cho nền nông nghiệp các yếu tố đầu vào quan trọng
nhƣ phân hóa học, thuốc trừ sâu bệnh, thức ăn gia súc, máy móc, cơ khí nhỏ đến cơ
giới lớn, … góp phần nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất, nhờ đó làm tăng
năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Công nghiệp trực tiếp chế biến sản phẩm nông nghiệp, qua đó làm tăng giá
trị sản phẩm, tăng khả năng tích trữ, vận chuyển sản phẩm nông nghiệp, làm cho
sản phẩm nông nghiệp đa dạng về chủng loại, nâng cao giá trị và mở ra nhiều khả
năng tiêu thụ các sản phẩm này trong nƣớc và xuất khẩu. Công nghiệp có vai trò
trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông
thôn mới [18].
c. Công nghiệp tạo ra hình mẫu ngày càng hoàn thiện về tổ chức sản xuất
Công nghiệp là một ngành hết sức nhạy cảm với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nó

12


không chỉ sử dụng trang thiết bị hiện đại mà còn có các phƣơng pháp tổ chức, quản lí
sản xuất tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao, giá thành hạ thông qua các
dây chuyền sản xuất hàng loạt. Nhiều ngành kinh tế khác đã áp dụng phƣơng pháp tổ
chức, quản lí sản xuất kiểu công nghiệp và đều đạt đƣợc kết quả cao.

Đặc điểm sản xuất công nghiệp đã hình thành nên đội ngũ lao động có tác
phong riêng - tác phong công nghiệp, có trình độ chuyên môn, ý thức tổ chức kỉ luật
cao… khác hẳn với nông nghiệp. Điều đó làm cho lực lƣợng sản xuất ngày càng
phát triển, quan hệ sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn. Chính sự hoàn thiện hơn về
các mô hình tổ chức sản xuất làm cho sản xuất công nghiệp trở thành một hình mẫu
về kĩ thuật sản xuất hiện đại, phƣơng pháp quản lí tiên tiến, ngƣời lao động có ý
thức tổ chức kỉ luật [18].
d. Công nghiệp sản xuất và cung cấp hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu và
nâng cao đời sống nhân dân
Cùng với sự tiến bộ về khoa học công nghệ, danh mục các sản phẩm do công
nghiệp tạo ra ngày càng phong phú và đa dạng, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng
cho đời sống nhân dân. Mọi sản phẩm tiêu dùng trong sinh hoạt của con ngƣời từ
ăn, mặc, đi lại, vui chơi, giải trí đều là sản phẩm của công nghiệp. Sự phát triển của
công nghiệp đƣợc coi là điều kiện thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng của con ngƣời,
trực tiếp góp phần vào việc nâng cao đời sống dân cƣ.
Công nghiệp phát triển đã tạo ra các mặt hàng mới, sản phẩm công nghiệp mới
với tính năng ƣu việt hơn, giúp ngƣời tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, cho thấy công
nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu mà còn hƣớng dẫn tiêu dùng cho con ngƣời [18].
e. Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về
trình độ phát triển giữa các vùng
Công nghiệp phát triển tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tài nguyên ở khắp
mọi nơi trên Trái đất. Danh mục các điều kiện tự nhiên trở thành tài nguyên thiên
nhiên phục vụ công nghiệp ngày càng nhiều nhờ vào khả năng thực hiện tốt công
tác thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên thiên nhiên.

13


Công nghiệp làm thay đổi sự phân công lao động xã hội vì dƣới tác động của

nó, không gian kinh tế đã bị biến đổi sâu sắc. Nơi diễn ra hoạt động công nghiệp
cần có các hoạt động dịch vụ phục vụ cho nó nhƣ giao thông vận tải, cơ sở chế
biến,… Công nghiệp cũng tạo điều kiện hình thành các đô thị hoặc chuyển hóa chức
năng của chúng, đồng thời là hạt nhân phát triển các không gian kinh tế.
Công nghiệp đã góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế
giữa các vùng, làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn, làm cho nông thôn nhanh
chóng bắt kịp với đời sống đô thị, dẫn đến giảm bớt chênh lệch trình độ phát triển
giữa thành thị với nông thôn.
Nhƣ vậy công nghiệp là ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
quốc dân, tạo khả năng tích lũy của nền kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Sự
phát triển của công nghiệp là thƣớc đo trình độ phát triển, biểu thị sự vững mạnh
nền kinh tế của một quốc gia. Do đó, công nghiệp hóa là con đƣờng tất yếu mà bất
kỳ một quốc gia nào muốn phát triển đều phải trải qua, nhất là đối với các nƣớc
đang phát triển nhƣ Việt Nam, để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc
hậu. Phát triển công nghiệp ở nƣớc ta chính là điều kiện quyết định để thực hiện
thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH [18].
1.1.2.2. Đặc điểm ngành công nghiệp
a. Tính chất hai giai đoạn của quá trình sản xuất công nghiệp
Quá trình sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn chính: giai đoạn tác
động vào đối tƣợng lao động và chế biến nguyên liệu. Tính chất hai giai đoạn của
quá trình sản xuất là do đối tƣợng lao động của nó đa phần không phải là sinh vật
sống, mà là các vật thể của tự nhiên. Con ngƣời phải khai thác chúng để tạo ra
nguyên liệu, rồi chế biến nguyên liệu đó để tạo nên sản phẩm.

Hình 1.1. Sơ đồ 2 giai đoạn sản xuất công nghiệp

14



×