1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Bùi Đức Tuyến
XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỦY NGUYÊN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – 2012
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Bùi Đức Tuyến
XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỦY NGUYÊN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Địa chính
Mã số: 60.44.80
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN ANH TUẤN
Hà Nội - 2012
3
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC HÌNH VẼ 7
DANH MỤC BIỂU BẢNG 8
DANH MỤC BIỂU BẢNG 8
MỞ ĐẦU 9
1. Tính cấp thiết đề tài 9
2. Mục tiêu nghiên cứu 10
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 10
4. Phạm vi nghiên cứu 10
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 10
5.1. Quan điểm nghiên cứu 10
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 11
6. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn 12
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI 13
1.1. Khái quát về xung đột và mâu thuẫn 13
1.1.1.Khái niệm 13
1.1.2.Đặc điểm của xung đột 13
1.1.3. Điểm khác biệt giữa xung đột và mâu thuẫn 13
1.2. Xung đột đất đai 15
1.2.1. Khái niệm 15
1.2.2. Nguyên nhân chính dẫn đến xung đột đất đai 16
1.3. Xung đột đất đai ở Việt Nam 18
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 21
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Thủy Nguyên 21
2.1.1. Vị trí địa lý 21
2.1.2. Khí hậu - thủy văn 23
2.1.3. Thổ nhưỡng 25
2.1.5. Tài nguyên rừng 30
2.1.6. Tài nguyên du lịch 30
2.1.7.Tài nguyên biển 30
4
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Thủy Nguyên 31
2.1.1. Dân số - lao động 31
2.1.2. Đặc điểm kinh tế huyện Thủy Nguyên 32
2.3. Tổng quan các dự án đầu tƣ của thành phố Hải Phòng 39
2.4. Khái quát các dự án đầu tƣ trên địa bàn huyện Thủy Nguyên 43
2.5. Thực trạng công tác bồi thƣờng GPMB trên địa bàn huyện Thủy Nguyên 45
2.5.1
.
Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư GPMB 45
2.5.2. Kết quả thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ, giải quyết việc làm, ổn định
đời sống cho người có đất bị thu hồi 46
2.5.3. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường, GPMB 50
2.5.4. Những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác bồi
thường, GPMB 51
2.6. Công tác cấp GCN 57
2.6.1. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất 57
2.6.2. Những khó khăn vướng mắc 61
2.7. Công tác quy hoạch sử dụng đất 63
2.7.1. Đất nông nghiệp 63
2.7.2. Đất phi nông nghiệp 64
2.7.3. Đất chưa sử dụng 66
2.8. Thực trạng xung đột đất đai trên địa bàn huyện Thủy Nguyên 67
2.8.1. Thực trạng xung đột đất đai 67
2.8.2.Thực trạng xung đột đất đai tại một số dự án điển hình 69
2.8.3. Phân tích ý kiến của người dân về xung đột đất đai 85
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC, GIẢM THIỂU
XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN THỦY NGUYÊN 87
3.1. Cơ chế, chính sách 87
3.2. Giá đất bồi thƣờng, hỗ trợ 87
3.3. Công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng 88
3.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách pháp luật
về bồi thường, giải phóng mặt bằng tại địa phương 88
5
3.3.2. Tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự tham gia của hệ
thống chính trị đối với công tác bồi thường, GPMB 89
3.3.3. Tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư, giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất 89
3.3.4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai 90
3.3.5.Tăng cường giải quyết chế độ chính sách và đào tạo nghề cho người có đất bị
thu hồi 90
3.3.6. Công tác bồi thường GPMB 91
3.4. Công tác kiểm tra, giám sát 92
3.5. Công tác cấp GCN 92
3.6. Công tác quy hoạch 93
3.7. Một số giải pháp khác 96
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1
BTHTTĐC
Bồi thƣờng hỗ trợ tái định cƣ
2
FDI
Vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài
3
GDP
Tổng sản phẩm nội địa
4
GPMB
Giải phóng mặt bằng
5
HĐ
Hội đồng
6
HĐND
Hội đồng nhân dân
7
HP
Hải Phòng
8
KCN
Khu Công nghiệp
9
KTXH
Kinh tế xã hội
10
NĐ – CP
Nghị định Chính phủ
11
QĐ-UBND
Quyết định - Ủy ban nhân dân
12
QLDA
Quản lý dự án
13
QSDĐ
Quyền sử dụng đất
14
TĐC
Tái định cƣ
15
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
16
UBND
Ủy ban nhân dân
7
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Các cấp độ của mâu thuẫn và xung đột 13
Hình 1.2. Chu trình phát triển của mâu thuẫn 14
Hình 1.3.Các nguyên nhân tranh chấp, khiếu nại, tố cáo 18
Hình 1.4. Các nguyên nhân khiếu nại hành chính về bồi thƣờng, hỗ trợ,
tái định cƣ 19
Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng 22
Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Thủy Nguyên 2010 28
Hình 2.3. Biểu đồ biến động dân số huyện thời kỳ 2000 - 2010 31
Hình 2.4. Biểu đồ biến động cơ cấu kinh tế huyện giai đoạn 2000 - 2010 33
Hình 2.5. Biểu đồ biến động cơ cấu trong ngành nông nghiệp
giai đoạn 2000 - 2010 33
Hình 2.6. Nhà máy xi măng ChinFon, Hải Phòng 40
Hình 2.7. Khu công nghiệp Nomura, Hải Phòng 41
Hình 2.8. Khu công nghiệp Đình Vũ 41
Hình 2.9. Khu đô thị mới ngã năm sân bay Cát Bi 42
Hình 2.10. Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng 43
Hình 2.11. Dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1, 2 44
Hình 2.12. Dự án tổ hợp Resort Sông Giá 45
Hình 2.13. Thống kê tỷ lệ khiếu nại và tố cáo liên quan tới đất đai 69
Hình 2.14. Mức độ hài lòng của ngƣời dân về giá đền bù 86
Hình 2.15. Các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác đền bù
và giải phóng mặt bằng 86
8
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1. Trữ lƣợng các loại khoáng sản đang khai thác 29
Bảng 2.2. Tình hình dân số huyện Thuỷ Nguyên thời kỳ 2000 - 2010 31
Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế huyện Thuỷ Nguyên thời kỳ 1998 - 2005 32
Bảng 2.4. Giá trị sản xuất ngành nông lâm ngƣ nghiệp 33
Bảng 2.5. Kết quả cấp giấy chứng nhận QSDĐ, QSHN ở và tài sản khác
gắn liền với đất cho hộ gia đình cá nhân đến 30/6/2012 58
Bảng 2.6. Kết quả cấp giấy chứng nhận QSDĐ, QSHN ở và tài sản khác
gắn liền với đất cho tổ chức đến 30/6/2012 60
Bảng 2.7. Thực trạng xung đột đất đai huyện Thủy Nguyên 68
Bảng 2.8. Thống kê danh sách các xung đột đã xảy ra khi thực hiện đền bù
giải phóng mặt bằng Dự án Khu đô thị, công nghiệp
và dịch vụ VSIP Hải Phòng 72
Bảng 2.9. Thống kê danh sách các xung đột đã xảy ra khi thực hiện đền bù
giải phóng mặt bằng dự án xây dựng nhà máy
nhiệt điện Hải Phòng I và II 78
Bảng 2.10. Thống kê danh sách các xung đột đã xảy ra khi thực hiện đền bù
giải phóng mặt bằng dự án tổ hợp khu Resort Sông Giá 83
Bảng 2.11. Ý kiến của ngƣời dân về thông tin dự án đƣợc tuyên truyền 85
Bảng 2.12. Thống kê mức độ hài lòng của các hộ gia đình 85
Bảng 2.13. Những tác động tiêu cực do việc giá đền bù quá thấp 86
9
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Huyện Thuỷ Nguyên nằm ở phía bắc thành phố Hải Phòng, tiếp giáp với tỉnh
Quảng Ninh, tỉnh Hải Dƣơng, huyện An Dƣơng, quận Hồng Bàng và quận Ngô
Quyền, đồng thời tiếp giáp với cảng Hải Phòng về phía Đông - một trong những
cảng biển lớn và quan trọng nhất ở miền Bắc nƣớc ta. Huyện có tổng diện tích tự
nhiên 242,7 km
2
, với nhiều dạng địa hình nhƣ đồi núi đá vôi, đồi núi đất, đồng bằng
ven biển; Huyện Thủy Nguyên gồm 35 xã, 2 thị trấn, trong đó có 5 xã và 1 thị trấn
nằm trong quy hoạch phát triển đô thị thành phố Hải Phòng. Năm 2008, dân số toàn
huyện khoảng 302 nghìn ngƣời; trong đó dân số thuộc các thị trấn, thị tứ gần 35
nghìn ngƣời, mật độ dân số cao so với khu vực, đặc biệt tại thị trấn Minh Đức và
Núi Đèo. Với những đặc điểm nhƣ vậy, Thuỷ Nguyên có điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế - xã hội, tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và
thông tin, là thị trƣờng cung cấp nguồn lao động, hàng hoá nông thuỷ sản, tài
nguyên khoáng sản cho thành phố.
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của huyện liên tục phát triển, tốc độ
tăng trƣởng GDP cao gấp 3,5 lần bình quân toàn thành phố, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy sự chuyển dịch đất đai, theo
đó là những xung đột đất đai là không tránh khỏi.
Đứng trƣớc bài toán trên, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những định hƣớng, biện
pháp kịp thời và đúng đắn nhằm quản lý đất đai phù hợp, hiệu quả. Đề ra những cơ
chế, chính sách làm công cụ để quản lý và coi chính sách đất đai có tầm quan trọng
thiết yếu đối với tăng trƣởng bền vững, quản trị quốc gia hiệu quả, phúc lợi và các
cơ hội kinh tế. Trong giai đoạn vừa qua, huyện Thủy Nguyên đã đạt đƣợc những
hiệu quả nổi bật: Ổn định kinh tế - chính trị, giữ vững đƣợc biên giới chủ quyền,
mang lại những tác động sâu rộng từ những chuyển biến trong quan hệ ruộng đất,
nông nghiệp và phát triển nông thôn, sự ra đời của thị trƣờng bất động sản, coi đất
đai là nguồn vốn nội lực để thu hút vốn đầu tƣ;
Đối với huyện Thủy Nguyên do có hệ thống chính sách đất đai tƣơng đối đầy
đủ về mọi mặt nên những năm qua cũng đã cùng Thành phố phát huy và gặt hái
đƣợc nhiều thành tựu: Mở cửa và thu hút rất tốt các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có chất
lƣợng đến hợp tác liên doanh, phát triển mạnh thị trƣờng bất động sản, quy hoạch
phát triển có định hƣớng rõ ràng, đời sống nhân dân đƣợc nâng cao Tuy nhiên
10
cũng còn tồn tại nhiều vấn đề và nảy sinh nhiều xung đột đất đai nhƣ: Bố trí các nhà
máy chƣa phù hợp và xa nguồn nguyên nhiêu liệu, khu dân cƣ còn xen lẫn khu công
nghiệp dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng sống, công tác đền bù gặp nhiều khó khăn do
thói quen vùng và giá đền bù chƣa phù hợp, công tác cấp giấy chứng nhận còn
nhiều chậm trễ.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phƣơng, đề tài nghiên cứu đƣợc lựa
chọn với tiêu đề: “Xung đột đất đai trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, thành
phố Hải Phòng: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm ra những bất cập ở cơ chế,
chính sách của địa phƣơng dẫn đến hệ quả xung đột đất đai và những hệ lụy kèm
theo, đề xuất những giải pháp mang tính khoa học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất, nâng cao chất lƣợng công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập luận cứ khoa học về xung đột đất đai nhằm tìm ra những giải pháp
khắc phục những tác động tiêu cực, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích đặc điểm khu vực nghiên cứu về vị trí địa lý và đặc điểm điều kiện tự
nhiên, nghiên cứu đề xuất những chính sách để có hƣớng phát triển cho phù hợp.
- Thu thập đƣa ra những luận cứ về cơ chế, chính sách thực tiễn đã và đang thực
hiện.
- Nêu và phân tích một số những xung đột của cơ chế chính sách đất đai.
- Điều tra, khảo sát một số xung đột đất đai đã xảy ra trên địa bàn huyện Thủy
Nguyên.
- Đánh giá, phân tích việc thực thi chính sách đất đai của cơ quan quản lý nhà nƣớc
về đất đai và sự chấp hành của ngƣời dân, làm rõ những nguyên nhân vƣớng mắc,
bất cập đang gặp phải.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống chính sách đất đai nhằm
giảm thiểu những xung đột đất đai.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2002 đến nay
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
11
5.1.1. Quan điểm phát triển bền vững: Phân tích đánh giá các vấn đề cung đột cần
đƣợc tiến hành trên quan điểm phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi
trƣờng đƣợc bảo vệ, gìn giữ hay nói cách khác là phải dung hòa 3 lĩnh vực chính:
kinh tế - xã hội - môi trƣờng
5.1.2. Quan điểm hệ thống: Xem xét các đối tƣợng, vấn đề một cách toàn diện,
nhiều mặt, nhiều mối quan hệ trong trạng thái vận động và phát triển, trong những
hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và các quy luật
5.1.3. Quan điểm tổng hợp: Xem xét các yếu tố và hiện tƣợng của sự việc không
phải độc lập mà là một tổ hợp, giữa chúng có mối qua lại với nhau.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
a) Phƣơng pháp điều tra thu thập tài liệu số liệu: Sử dụng để thu thập thông tin tƣ
liệu về vị trí địa lý khu vực nghiên cứu, công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và
tái định cƣ và các tài liệu liên quan về quy hoạch sử dụng đất phục vụ cho mục đích
đánh giá.
b) Phƣơng pháp thống kê: Sử dụng để thống kê các số liệu về giá đất bồi thƣờng,
nhà và tài sản trên đất, số liệu về hỗ trợ và nhà tái định cƣ; Mật độ và sự phân bổ
dân cƣ; Số vụ xung đột hàng năm phục vụ cho mục đích nghiên cứu, phân tích.
c) Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp: Thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá
trình giao tiếp bằng lời nói nhằm làm sáng tỏ một vấn đề để đạt đƣợc mục đích đặt
ra. Trong cuộc phỏng vấn, ngƣời phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chƣơng
trình đƣợc định sẵn dựa trên cơ sở luật số lớn của toán học.
d) Các phƣơng pháp phân tích mâu thuẫn để nhằm tìm hiểu và xác định “sự thật”
hoặc “bản chất” của mâu thuẫn từ các quan điểm khác nhau. Giúp:
• Hiểu đƣợc lịch sử và các thông tin nền về các sự kiện đang xảy ra
• Xác định các nhóm liên quan tham gia vào mẫu thuẫn (nhóm tham gia trực tiếp và
gián tiếp)
• Hiểu đƣợc nhận thức của các nhóm trong mâu thuẫn và chúng có mối liên hệ với
nhau nhƣ thế nào.
• Hiểu đƣợc các nhân tố và xu hƣớng của mâu thuẫn đánh giá làm rõ thực trạng
công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của dự án và đề xuất các giải
pháp có tính khoa học và phù hợp với thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện việc thực
12
hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ, nâng cao đời sống của ngƣời dân
có đất bị thu hồi đất.
6. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn
- Luật đất đai 2003 và các văn bản dƣới luật chính sách đất đai, về bồi thƣờng, hỗ
trợ, tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020
của Thủ Tƣớng;
- Khái niệm về xung đột đất đai ở Việt Nam;
- Các báo cáo của các cấp: Thành phố, Huyện Thủy Nguyên, các xã có liên quan
đến đất đai trên địa bàn huyện Thủy Nguyên;
- Dựa vào đề án, một số dự án đã và đang đƣợc triển khai trên địa bàn huyện Thủy
Nguyên;
- Tài liệu chuyên ngành của các chuyên gia;
- Thu thập thông tin từ việc điều tra thực tế tại địa phƣơng;
- Thông tin, bài viết từ một số bài báo, hoặc thông tin đại chúng thời gian qua…
- Những Bộ luật, Nghị định, Thông tƣ, Chỉ thị, Hƣớng dẫn triển khai, Quyết định cụ
thể.
13
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI
1.1. Khái quát về xung đột và mâu thuẫn
1.1.1.Khái niệm
Phép biện chứng duy vật của học thuyết Mác - Lênin đã chỉ rõ, mâu thuẫn tồn
tại khách quan trong mọi sự vật, hiện tƣợng, trong suốt quá trình phát triển của mỗi
sự vật và hiện tƣợng. Không có sự vật hiện tƣợng nào không có mâu thuẫn và chính
bản thân sự vận động cũng đã là một mâu thuẫn.
Một khái niệm khác mâu thuẫn là một hiện tƣợng xã hội, trong đó có sự tham
gia (ít nhất) của 2 đối tƣợng (2 bên). Mâu thuẫn bắt nguồn từ những điều kiện xã
hội khác nhau hoặc lợi ích khác nhau (Imbusch 1999).
1.1.2.Đặc điểm của xung đột
Ngƣời ta nhận thấy rằng, mâu thuẫn là điều không thể tránh đƣợc và mang
tính khách quan. Sự tiềm ẩn xung đột đƣợc tìm thấy ở mọi nơi. Xung đột cũng nhƣ
mâu thuẫn có thể xảy ra ở nhiều cấp độ từ nhỏ tới lớn.
Mâu thuận không phải luôn luôn phá hủy (cái gì đó). Không phải luôn luôn
mang ý nghĩa tiêu cực.
Thay vào đó, mâu thuẫn thƣờng dẫn tới:
- Sự thay đổi
- Sự thống nhất
- Hòa giải (Hình 1.1)
Hình 1.1. Các cấp độ của mâu thuẫn và xung đột
1.1.3. Điểm khác biệt giữa xung đột và mâu thuẫn
Mâu thuẫn là sự bất đồng ngắn hạn và thƣờng dễ giải quyết
Xung đột là sự bất đồng dài hạn, khó giải quyết và khó thƣơng thảo (Burton
1990).
Tranh chấp
Mâu thuẫn
Thủ địch
14
Trong nhiều trƣờng hợp mâu thuẫn và xung đột khó có sự phân biệt rạch ròi cả
về ý nghĩa cũng nhƣ mức độ phức tạp.
a) Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn/tranh chấp
Pfetsch and Rohloff (2000:3) xác định có 9 vấn đề thƣờng xảy ra mâu thuẫn và
tranh chấp:
• Lãnh thổ (biên giới)
• Ly khai
• Phi thực dân hóa
• Quyền tự chủ
• Hệ thống (tƣ tƣởng)
• Nội lực quốc gia
• Vai trò của vùng (so với vùng khác)
• Ngoại lực
• Tài nguyên
• Khác
Trong những mâu thuẫn nêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu những xung đột
và mâu thuẫn xảy ra đối với việc sử dụng tài nguyên đất trên địa bàn huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng.
b) Chu trình của mâu thuẫn
Chu trình phát triển của mâu thuẫn bao gồm các giai đoạn: 1) mâu thuẫn tiềm ẩn, 2)
xuất hiện mâu thuẫn, 3) mâu thuẫn leo thang, 4) mâu thuẫn bế tắc, 5) mâu thuẫn
giảm thông qua đàm phán, 6) mâu thuẫn chuyển thành tranh chấp, 7) hậu mâu thuẫn
(mâu thuẫn có thể gia tăng hoặc phát sinh mâu thuẫn mới) hoặc mâu thuẫn đƣợc
giải quyết (“hòa bình” lập lại) (Hình 1.2).
Hình 1.2. Chu trình phát triển của mâu thuẫn
Nhìn chung, tất cả các bên tham gia vào mâu thuẫn đều ý thức đƣợc tác hại và
hậu quả của mâu thuẫn đem lại. Các bên tham gia đều muốn giải quyết triệt để mâu
thuẫn nhƣng thƣờng giữ nguyên quan điểm của mình. Chính vì vậy, mâu thuẫn trở
15
thành quá trình xung đột kéo dài và nhiều trƣờng hợp đi vào bế tắc hoặc phát sinh
thêm nhiều mâu thuẫn mới.
1.2. Xung đột đất đai
1.2.1. Khái niệm
Xung đột đất đai là một hiện tƣợng xã hội với sự tham gia (ít nhất) của 2 đối
tƣợng, bắt nguồn từ những khác biệt về lợi ích liên quan tới quyền (lợi) trên đất đai
- Quyền: sử dụng, quản lý, thu lợi, loại trừ (các quyền hoặc đối tƣợng khác), chuyển
nhƣợng và bồi thƣờng trên (mảnh) đất (đai). Vì vậy, xung đột đất đai thƣờng đƣợc
hiểu là: Sử dụng sai hoặc Hạn chế hoặc Tranh chấp về quyền sử dụng đất
a) Đặc điểm
Nhiều lớp, nhiều chiều và thƣờng nằm trong một xung đột lớn hơn
Đƣợc lý giải tốt nhất nếu đặt trong các “khung cảnh” liên quan đến Lịch sử, xã
hội, môi trƣờng, kinh tế và chính trị
Thay đổi theo thời gian
Xung đột đất đai có thể đƣợc xem là một thực thể với lịch sử của vấn đề, quá
trình phát triển và các giải pháp (có thể).
b) Hình thức
Dựa vào đối tƣợng tham gia xung đột có thể xuất hiện giữa:
Cá nhân >< Cá nhân
Nhà nƣớc >< Cộng đồng địa phƣơng
Nhà nƣớc >< Cá nhân/nhóm cá nhân
Quốc gia >< Quốc gia
Dựa vào quyền về đất đai
Ví dụ về xung đột “quyền sở hữu tƣ nhân” về đất đai:
- Nhà nƣớc thu hồi đất đai mà không đền bù hoặc đền bù không thỏa đáng
- Bán quyền sở hữu đất đai cho cá nhân khác
- Thuê/cho thuê quyền sở hữu
- Tƣớc quyền sở hữu trái phép
- Mâu thuẫn do thực hiện “Cải cách ruộng đất”
- Sử dụng đất trái phép hoặc không đúng mục đích
- Xung đột trong gia đình liên quan đến quyền thừa kế, quyền sử dụng đất đai
16
Ví dụ về xung đột đất thuộc cộng đồng:
- Cạnh tranh về quyền sử dụng đất công giữa các cá nhân
- Sử dụng trái phép hoặc sai mục đích
- Bán khi chƣa đƣợc phép hoặc trái phép
Ví dụ về xung đột đất thuộc Nhà nƣớc:
- Sử dụng trái phép hoặc sai mục đích
- Tranh chấp quyền sử dụng đất công
- Tích lũy đất bất hợp pháp
- Buôn bán trái phép
- Cho thuê trái phép
- Chuyển đổi mục đích sử dụng trái phép
1.2.2. Nguyên nhân chính dẫn đến xung đột đất đai
a) Sở hữu đất đai
Ngƣời dân với tình trạng sở hữu đất đai không đảm bảo thƣờng bị buộc phải từ
bỏ mảnh đất của họ. Ở nhiều quốc gia, nông dân thƣờng bị buộc phải từ bỏ đất đai
của mình với những khoản đền bù không thỏa đáng hoặc bắt buộc phải di chuyển
(Nguồn: USAID (2005). Land and conflict: A toolkit for intervention)
Thực hiện chiến lƣợc phát triển của quốc gia: toàn bộ ngƣời dân trong khu vực
quy hoạch xây dựng đập Tam Hiệp, Trung Quốc phải di chuyển với mức đền bù
không thỏa đáng.
Sở hữu đất đai là nguồn gốc của hàng loạt xung đột, bạo loạn ở các quốc gia châu
Phi
b) Cạnh tranh trong việc sử dụng đất đai:
Một số cấp độ của mâu thuẫn do cạnh tranh trong việc sử dụng đất đai. Trong
nhiều trƣờng hợp, việc tuyên bố quyền sở hữu đất đai (hoặc quyền sử dụng đất đai)
đƣợc quy định bởi nhiều hệ thống: 1) chính thống (thông qua nhà nƣớc); 2) không
chính thống (lệ). Đối tƣợng sử dụng đất trong trƣờng hợp này thƣờng là một nhóm
đối tƣợng sử dụng đất. Vì vậy, xung đột thƣờng có nguy cơ xảy ra trên diện rộng và
ở cấp độ nguy hiểm hơn.
- Đất thuộc quyền sử dụng của cộng đồng địa phƣơng dẫn đến mẫu thuẫn lợi ích với
nhà nƣớc hoặc cấp chính quyền cao hơn
- Mâu thuẫn giữa các cá nhân trong cộng đồng về việc sử dụng đất công.
c) Chiếm giữ đất đai không bình đẳng
17
Xung đột/mâu thuẫn đất đai có xu hƣớng gia tăng khi việc chiếm giữ đất đai
thiếu bình đẳng: đất đai tập trung vào một số lƣợng nhỏ chủ đất. Việc thiếu bình
đẳng trong chiếm giữ đất đai là nguyên nhân chính dẫn đến những xung đột/mâu
thuẫn trong đất đai.
Các quốc gia điển hình về thiếu bình đẳng trong chiếm giữ đất đai nhƣ
Zimbabwe, Brazil, Nepal, Guatemala, and Venezuela;
d) Các vấn đề hậu xung đột/mâu thuẫn:
Ở các quốc gia xảy ra xung đột quân sự, các mâu thuẫn về đất đai có thể xảy
ra bao gồm:
Mâu thuẫn điển hình xuất hiện khi chủ đất quay về (sau khi đi tị nạn) và đất có
ngƣời khác sử dụng (ví dụ: Rwanda, Burundi). Trong những trƣờng hợp này, chủ
đất cũ có thể bị buộc phải chuyển sang những mảnh đất khác và nó chính là
nguồn gốc cho xung đột mới về đất đai khi số lƣợng dân cƣ quay trở về ngày
càng tăng.
Ở một số quốc gia (ví dụ: Bosnia-Herzegovina) sổ đăng ký đất đai và nhiều tài
liệu liên quan bị phá hủy do chiến tranh dẫn đến thiếu căn cứ pháp lý để chứng
minh quyền sở hữu‡ xung đột/mâu thuẫn xảy ra.
e) Một số vấn đề về hậu xung đột:
Chồng chéo về quyền sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên
Thiếu hệ thống chính sách đất đai phù hợp trong điều kiện xã hội thay đổi nhanh
chóng
Hệ thống quản lý đất đai thiếu năng lực
Hệ thống tài liệu đất đai bị phá hủy hoặc mất
Chiếm hữu đất đai bất hợp pháp
Năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc không đủ mạnh.
Thiếu chủ hộ gia đình (đàn ông) sau chiến tranh
Chính sách tập trung vào vấn đề ngoài đất đai.
f) Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân trực tiếp gây ra xung đột đất đai, một số
nguyên nhân khác nhƣ:
18
• Chính trị
• Kinh tế
• Xã hội
• Văn hóa
• Dân số
• Luật pháp
• Hành chính
• Kỹ thuật/công nghệ
• Sinh thái/môi trƣờng/Biến đổi khí hậu
• Tâm lý
1.3. Xung đột đất đai ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê năm 2005, nhiều năm qua ở Việt Nam các tranh chấp,
khiếu nại hành chính và tố cáo về đất đai chiếm tới 70% tổng các khiếu kiện của
dân, trong đó khiếu nại về giá đất lại chiếm 70% tranh chấp, khiếu nại hành chính
và tố cáo về đất đai. Tổng lƣợng khiếu nại có xu hƣớng tăng lên mà chƣa có dấu
hiệu giảm đi. Đến năm 2010, nhiều địa phƣơng cho rằng lƣợng khiếu nại hành
chính về giá đất để tính bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đang chiếm tới 90% tổng số
lƣợng khiếu kiện của dân.
Nhƣ đã nói ở trên, năm 2005, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã cho triển khai
kiểm tra việc thực thi Luật Đất đai tại tất cả các địa phƣơng. Các đoàn kiểm tra đã
nhận hết đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của dân tại tất cả các địa phƣơng và phân
tích các nguyên nhân. Kết quả tổng hợp cho thấy 70% tổng số đơn là khiếu nại hành
chính về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất; 10% là tố cáo về
vi phạm pháp luật của cơ quan và cán bộ quản lý đât đai; 9% là khiếu nại về quyết
định hành chính đối với giải quyết tranh chấp đất đai; 7% là đòi lại đất cũ mà ngƣời
khác đang sử dụng; 4% là các trƣờng hợp khiếu nại, tố cáo khác.
Hình 1.3.Các nguyên nhân tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
4%
7%
9%
10%
70%
Các trường hợp khác 4%
Đòi lại đất cũ 7%
Khiếu nại về quyết định hành
chính 9%
Tố cáo hành vi vi phạm PL của cán
bộ 10%
Khiếu nại hành chính về bồi
thường 70%
19
Trong số đơn khiếu nại hành chính về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà
nƣớc thu hồi đất, có 70% là khiếu nại về giá đất tính bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ
thấp hơn giá đất trên thị trƣờng; 20% đã nhận bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ theo
quy định của pháp luật trƣớc đây, nay đòi thêm theo quy định hiện hành của pháp
luật; 6% đòi bồi thƣờng đối với đất bị Nhà nƣớc thu hồi trong thời kỳ kinh tế bao
cấp (lúc đó không đƣợc bồi thƣờng); 3% khiếu nại về việc chƣa đƣợc giải quyết tái
định cƣ; 1% khiếu nại, tố cáo về tình trạng bất công trong giải quyết bồi thƣờng, hỗ
trợ, tái định cƣ.
Hình 1.4. Các nguyên nhân khiếu nại hành chính
về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ
Luật khiếu nại, tố cáo của Việt Nam đƣợc Quốc hội thông qua vào năm 1998,
trong đó đã quy định khá cụ thể về trình tự thực hiện, số lƣợng thủ tục, thời gian
tiến hành, nội dung giải quyết. Luật đất đai 2003 cũng đã có những quy định khá chi
tiết về giải quyết các tranh chấp đất đai, giải quyết các khiếu nại về quyết định hành
chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai mà cơ chế giải quyết có khác với
các quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Sau 6 năm thực hiện Luật Khiếu nại, tố
cáo, Quốc hội Việt Nam đã quyết định sửa đổi, bổ sung Luật này năm 2004 và
2005. Mặc dù đã sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo 2 lần trong 2 năm liền,
Luật Đất đai đã đƣợc Quốc hội thông 3 lần nhƣng vẫn chƣa tạo đƣợc tính thống
nhất. Trên thực tế, hiện nay vẫn đang tồn tại quá nhiều bất cập so với yêu cầu của
cuộc sống thực tế. Tình trạng không giải quyết khiếu nại hoặc có giải quyết khiếu
nại nhƣng quá chậm là hiện tƣợng phổ biến ở hầu hết các địa phƣơng. Khiếu nại cũ
không giảm đƣợc mà khiếu nại mới lại tăng lên nhiều hơn.
3%, 6%
1%
20%
70%
Khiếu nại về tình trạng bất
công trong giải quyết bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư
1%
Khiếu nại vì chưa được giải
quyết tái định cư 3%
Đòi bồi thường với đất bị
thu hồi thời kỳ bao cấp 6%
Đòi hỗ trợ thêm theo quy
định mới 20%
Giá đất bồi thường 70%
20
1.4. Thực trạng xung đột đất đai trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Tổng số đơn khiếu nại, tố cáo hàng năm các cơ quan hành chính nhà nƣớc
nhận đƣợc có khoảng 70% là đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; Tính chất
và quy mô phức tạp của đơn thƣ khiếu nại, tố cáo ngày càng tăng, khiếu kiện đông
ngƣời, khiếu kiện kéo dài, phức tạp xuất hiện ngày càng nhiều, năm sau cao hơn
năm trƣớc, đặc biệt tập trung vào những địa bàn trọng điểm liên quan đến việc bồi
thƣờng, giải phóng mặt bằng và tái định cƣ, các Quận mới và Huyện giáp nội thành
do tốc độ đo thị hóa cao, đất đai có giá trị (Theo Báo cáo số 73/BC-UBND ngày
07/5/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng).
Từ 1/7/2004 đến năm 2011, trong lĩnh vực đất đai, tổng số công dân đến khiếu
nại tố cáo là 5926 lƣợt ngƣời, các cơ quan hành chính Nhà nƣớc đã tiếp 4660 lƣợt
công dân, nhận 712 đơn (đơn khiếu nại: 408, đơn tốc cáo 304); Số đơ thuộc thẩm
quyền là 371 đơn (đơn khiếu nại: 253, đơn tố cáo: 118); Kiết quả giải đã quyết 310
đơn (khiếu nại: 220, tố cáo 90); đơn còn tồn đọng là 61 đơn ( đơn khiếu nại: 33, tố
cáo 28). Qua giải quyết đã đem lại quyền lợi cho nhà nƣớc và công dân số tiền là
3,219 tỷ đồng và 36.201 m
2
đất, kiến nghị xử lý hành chính 23 ngƣời, chuyển cơ
quan điều tra 8 vụ.
Năm tháng đầu năm 2012, các cơ quan hành chính thành phố đã tiếp 2.316
lƣợt ngƣời, tăng 47% so với cùng kỳ năm trƣớc, có 88 đoàn đông ngƣời; Toàn
thành phố nhận 1.413 đơn thƣ tố cáo liên quan đến đất đai, tăng 43%. Trong đó
khiếu nại là 185, tố cáo là 155, kiến nghị, phản ánh là 1.073 đơn. Trong đó 817 đơn
thuộc thẩm quyền, tăng 34%, đã giải quyết đƣợc 516 đơn, đạt 63% (Theo báo cáo
số 32/BC-TTrTP ngày 22/5/2012 của Thanh tra thành phố Hải phòng).
21
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Thủy Nguyên
2.1.1. Vị trí địa lý
Thuỷ Nguyên nằm ở phía Bắc Thành phố Hải Phòng, có giới hạn toạ độ địa lý
trong khoảng 20°51’53” đến 21°01’18” vĩ độ Bắc. 106°33’09” đến 106°46’08” kinh
độ Đông, với các vị trí tiếp giáp nhƣ sau:
- Phía Bắc và phía Đông giáp với tỉnh Quảng Ninh qua sông Đá Bạc và sông Bạch
Đằng.
- Phía Tây tiếp giáp huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dƣơng qua sông Hàn và sông Kinh
Thầy.
- Phía Nam giáp huyện An Dƣơng, quận Hồng Bàng và quận Ngô Quyền qua sông
Cửa Cấm.
Huyện Thuỷ Nguyên có 35 xã và 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là
24.279,9 ha, chiếm 15,6% diện tích Thành phố Hải Phòng.
Là cửa ngõ phía Bắc Thành phố, đồng thời là cầu nối giữa vùng công nghiệp
than Quảng Ninh với Thành phố Hải Phòng và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Có
các trục giao thông bộ, thuỷ quan trọng chạy qua nhƣ quốc lộ 10 (nối các tỉnh duyên
hải Bắc bộ nhƣ Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh…), sông Cửa Cấm,
sông Bạch Đằng…Từ Thuỷ Nguyên có thể toả đi tới các tỉnh Đồng bằng sông
Hồng, các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, các tỉnh phía Nam và các nƣớc trong
khu vực tƣơng đối dễ dàng. Ngay sát huyện có cảng biển Hải Phòng - một trong
những cảng biển lớn và quan trọng nhất ở phía Bắc nƣớc ta.
Với vị trí nhƣ vậy, Thuỷ Nguyên có điều kiện rất thuận lợi để hoà nhập với
đời sống kinh tế - xã hội đô thị, tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công
nghệ và thông tin, là thị trƣờng cung cấp nguồn lao động và hàng hoá nông thuỷ sản
cho Thành phố. Hiện nay huyện Thuỷ Nguyên đã đƣợc xác định là một trong những
khu vực phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch lớn của Thành phố Hải Phòng,
ngoài ra trên địa bàn huyện sẽ hình thành khu đô thị mới của Thành Phố trong
tƣơng lai. Đây là một yếu tố quan trọng để tạo điều kiện cho Thuỷ Nguyên phát
triển mạnh từ nay đến năm 2020.
Vị trí của huyện Thuỷ Nguyên còn rất quan trọng trong chiến lƣợc phòng thủ
an ninh quốc phòng của thành phố và khu vực.
22
Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
23
2.1.2. Địa chất - địa hình
Về địa hình Thuỷ Nguyên ở vào vị trí chuyển tiếp của hai vùng địa lý tự nhiên
lớn là Châu thổ sông Hồng và vùng đồi núi Đông Bắc. Một số xã ở phía Bắc và Đông
Bắc của huyện có địa hình cấu tạo là những dãy núi đá vôi, đồi núi đất thấp xen kẽ
với các thung lũng, địa hình không bằng phẳng mang đặc điểm của vùng bán sơn địa,
các xã phía Nam có địa hình bằng phẳng hơn mang đặc điểm của vùng đồng bằng.
Toàn bộ lãnh thổ của huyện đƣợc phân thành 3 vùng địa hình chính:
- Vùng núi đá vôi xen kẽ: Là vùng nằm kẹp giữa sông Đá Bạc, sông Bạch Đằng và
hồ Sông Giá với diện tích khoảng 7.034,0 ha. Trong vùng rải rác có những ngọn núi
đá vôi nằm xen kẽ với đồng ruộng và khu dân cƣ, trong đó tập trung nhiều ở thị trấn
Minh Đức, Minh Tân, Liên Khê, Lại Xuân, chân các dãy núi đá vôi có nhiều đầm,
ruộng trũng hay bị ngập úng trong mùa mƣa, bão.
- Vùng đồi núi đất xen kẽ đồng bằng: Là vùng chạy dọc theo tỉnh lộ 352 và quốc lộ
10 kéo dài từ An Sơn, Phù Ninh qua Kỳ Sơn, Chính Mỹ, Kênh Giang đến Hoà
Bình, Thuỷ Đƣờng, Trung Hà, Ngũ Lão có diện tích khoảng 6.560,0 ha. Các núi đất
có độ dốc trên 8°, cao trung bình từ 30 -100 m, cao nhất là đỉnh Sơn Đào 146,8 m
nằm ở trung tâm huyện. Các khu đồng bằng có độ cao trung bình từ 1- 2,5 m.
- Vùng đồng bằng ven biển: Là toàn bộ các xã phía Nam còn lại của huyện bám
theo sông Cửa Cấm và cửa sông Bạch Đằng. Độ cao trung bình dao động từ 0,4 -
2,5m, toàn vùng bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông ngòi, khu vực cửa sông Cấm và
sông Bạch Đằng còn nhiều đồng ruộng trũng thƣờng bị ngập nƣớc quanh năm, các
chất phèn tích đọng ảnh hƣởng xấu đến quá trình sinh trƣởng của cây trồng.
Huyện Thuỷ Nguyên nằm trong vùng có nền địa chất công trình thuộc loại
yếu. Cấu tạo địa chất công trình thuộc loại xấu của Thành phố Hải Phòng. Cấu tạo
địa chất điển hình là lớp trầm tích sông lắng đọng trên đá già. Khu vực đồng bằng
cấu tạo của đất trẻ, chủ yếu là bụi, sét, bùn, cát, cƣờng độ chịu tải từ 0,3 - 0,5
kg/cm
2
, khu vực đồi núi có nền địa chất trung bình với sự chịu tải từ 0,7 - 0,8
kg/cm
2
. Nhìn chung, việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng nhƣ xây dựng các công trình
khác ở Thuỷ Nguyên không đƣợc thuận lợi do phải đầu tƣ, gia cố nền móng làm
tăng giá thành công trình.
2.1.2. Khí hậu - thủy văn
Khí hậu của Thuỷ Nguyên mang nét đặc trƣng về khí hậu nhiệt đới gió mùa,
có mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều; Mùa đông lạnh, ít mƣa và chịu ảnh hƣởng của khí
hậu chuyển tiếp giữa vùng khí hậu vùng đồng bằng ven biển và khí hậu vùng đồi
núi Đông Bắc.
* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 23°C: Nóng nhất vào tháng 6 - 7 và đầu
tháng 8, nhiệt độ tối cao tuyệt đối tới 41,5°C; Lạnh nhất vào tháng 1 và đầu tháng 2,
24
tối thấp tuyệt đối 4,5°C. Biên độ trung bình giữa ngày và đêm và giữa các mùa
khoảng 6,2- 6,3°C. Tổng nhiệt độ năm khoảng 8.300°C.
* Mưa: Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1.878 mm, nhƣng trong mùa hè vũ lƣợng
chiếm tới 85% so với cả năm. Lƣợng mƣa cực đại trong một ngày đêm (24 giờ) ở
mùa hè cũng lớn hơn rất nhiều so với mùa đông, cá biệt có ngày mƣa tới 500 mm,
trong mùa đông nhiều tháng mƣa ít. Chính vì vậy về mùa hè nơi có địa hình cao, đất
bị rửa trôi xói mòn keo sét cùng các chất dinh dƣỡng, nơi trũng thấp bị úng. Về mùa
đông nƣớc trong đất bị bốc hơi mạnh, vùng đất mặn, đất phèn mặt đất bị nứt nẻ, các
chất phèn, chất muối bốc lên tầng đất mặt gây hại cho cây trồng, nhiều nơi các tầng
dƣới đã có hiện tƣợng tích lũy tƣơng đối và tuyệt đối sắt nhôm, điển hình là kết von
giả hình ống.
* Độ ẩm: Độ ẩm trung bình nhiều năm biến động từ 82 - 85%, nhìn chung các tháng
trong đầu mùa đông ẩm độ thấp hơn và đặc biệt độ ẩm tối thấp tuyệt đối thấp hơn
nhiều so với mùa hè gây nên sự bốc hơi nƣớc khá lớn trong khi lƣợng mƣa lại thấp,
chỉ số khô hạn thƣờng nhỏ hơn 1 gây nên hạn hán cho cây trồng.
* Gió: Gió thay đổi theo từng mùa, mùa Đông gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 năm
trƣớc đến tháng 3 năm sau, xen giữa các đợt gió mùa này có gió mùa Đông Nam
gây ra mƣa phùn và sƣơng mù. Mùa hè thịnh hành là gió Đông và Đông Nam, thỉnh
thoảng có gió Bắc và gió Tây Bắc cho nên có những ngày mát mẻ. Là một huyện
ven biển nên vấn đề gió bão ảnh hƣởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Một năm
Thuỷ Nguyên chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ 2 - 3 cơn bão và gián tiếp khoảng 4 - 5
cơn bão.
* Bức xạ: Tổng bức xạ mặt trời đạt trên 100 kcal/cm
2
/
năm, cao nhất có thể lên tới
150 kcal/cm
2
/
năm.
Với nền nhiệt cao, lƣợng mƣa nhiều, độ ẩm lớn khí hậu của huyện Thuỷ
Nguyên hết sức thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là cây lúa và các loại rau
thực phẩm.
* Thuỷ văn: Thuỷ Nguyên có mật độ sông 0,8 - 1,0 km/km
2
, thuộc vùng có mật độ
sông lớn nhất trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hƣớng chảy chủ yếu là Tây Bắc -
Đông Nam, sông uốn khúc nhiều, lƣu lƣợng dòng chảy không lớn và lƣợng phù sa
cũng ít.
Những sông chính gồm có sông Cửa Cấm, chảy theo ranh giới phía Nam của
huyện, là hợp lƣu của sông Kinh Môn và sông Kinh Thầy, đoạn qua huyện dài 21,5
25
km, rộng 400 - 500 m, sâu 6 - 8 m, lƣu lƣợng dòng chảy Qmax = 5.215 m
3
/s, khi
triều lên Qmax = 2.240 m
3
/s. Sông Đá Bạc chảy theo ranh giới phía Bắc của huyện,
đoạn qua huyện dài 15,5 km, rộng 250 - 600 m. Phía Đông của huyện có sông Bạch
Đằng, sau khi hợp lƣu với sông Giá lòng sông đƣợc mở rộng chuyển hƣớng Nam
chảy ra biển tại cửa Nam Triệu, đoạn qua huyện dài 12,5 km, rộng từ 800 - 2.000 m,
sâu từ 8 - 13 m. Giữa huyện có sông Giá là nhánh lớn của sông Đá Bạc, bắt nguồn
từ xã Lại Xuân chạy theo lãnh thổ huyện đổ ra sông Bạch Đằng tại Minh Đức với
chiều dài khoảng 18 km, rộng 150 - 370 m. Hiện nay sông Giá đã đƣợc ngăn tạo
thành hồ chứa nƣớc lớn nhất của huyện. Phía Tây của huyện có sông Kinh Thầy,
chảy theo ranh giới với huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dƣơng, đoạn chảy qua huyện
khoảng 6 km, rộng 100 - 250 m.
Mạng lƣới sông ngòi khá dày đặc là điều kiện thuận lợi để phát triển giao
thông đƣờng thuỷ của huyện, nhƣng lại ảnh hƣởng lớn tới giao thông bộ. Về mùa
đông khi nƣớc trong các sông cạn kiệt, thuỷ triều lên đẩy nƣớc mặn thâm nhập sâu
vào trong các sông sâu đến 40 km làm nhiễm mặn nƣớc trong các sông và nƣớc
mạch ngầm, khiến cho việc sử dụng nƣớc ở các sông để tƣới rất hạn chế và đất
trong đồng có khả năng bị nhiễm mặn bởi nƣớc mạch ngầm.
2.1.3. Thổ nhưỡng
Huyện Thuỷ Nguyên có 10 loại đất chủ yếu sau:
- Đất mặn sú, vẹt, đước (Mm): Diện tích khoảng 351,0 ha, đây là các bãi bồi ngoài
đê nằm ở gần cửa sông Cửa Cấm và sông Bạch Đằng, thuộc địa bàn các xã Dƣơng
Quan, Lập Lễ, Phả Lễ, Phục Lễ, Tam Hƣng và Trung Hà. Đất đƣợc hình thành
trong điều kiện bồi lắng phù sa và ngập mặn, có nhiều cây sú vẹt mọc nên tích luỹ
nhiều xác hữu cơ. Đất có phản ứng trung tính và rất mặn, khi triều cƣờng hầu hết
khu vực thấp bị ngập mặn. Mùn vào loại trung bình, đạm tổng số giàu, chất hữu cơ
bị phân giải kiệt, lân tổng số và lân dễ tiêu trung bình, kali tổng số giàu. Thành phần
cơ giới thịt nặng hoặc sét. Đất này đang đƣợc sử dụng nuôi trồng thuỷ sản hoặc
trồng rừng ngập mặn phòng hộ, một số do ngập triều chƣa khai thác đƣa vào sử
dụng.
- Đất mặn ít (Mi): Diện tích khoảng 716,0 ha, phân bố tập trung ở các xã: Gia Minh,
Minh Tân, Gia Đức, Minh Đức, Tam Hƣng, một số ít nằm rải rác ở các xã An Sơn,
Lập Lễ, Phả Lễ, Phục Lễ, Hoàng Động, Lâm Động, … Đất đƣợc hình thành do phù
sa sông lắng đọng, hiện nay chỉ còn lại một số diện tích ở Minh Tân và Minh Đức
còn bị ảnh hƣởng của mặn tràn, còn lại chỉ bị ảnh hƣởng nƣớc mặn và lƣợng muối