Tải bản đầy đủ (.pdf) (248 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.51 MB, 248 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH

-----------------------

PHÙNG XUÂN DŨNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

BẮC NINH – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH

-----------------------

PHÙNG XUÂN DŨNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ


HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Giáo dục thể chất

Mã số:

62140103

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS Nguyễn Xuân Sinh

2. PGS.TS Phạm Xuân Thành

BẮC NINH – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào

Tác giả luận án

Phùng Xuân Dũng



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Các chữ viết tắt
CĐSP
CNH
CP
CTĐT
ĐVHT
GDTC
GD&ĐT
GVCN
HĐH
NQ
PGS.TS

RLTT
TDTT
tc
TC
THCS
THPT
TW
TT
TTg
SPSS

Cao đẳng sư phạm
Cơng nghiệp hóa
Chính phủ
Chương trình đào tạo

Đơn vị học trình
Giáo dục thể chất
Giáo dục và Đào tạo
Giáo viên chủ nhiệm
Hiện đại hóa
Nghị quyết
Phó giáo sư, tiến sĩ
Quyết định
Rèn luyện thân thể
Thể dục thể thao
Tiêu chí
Tiêu chuẩn
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trung ương
Thông tư
Thủ tướng
Statistical Package for the Social Sciences

2. Đơn vị đo lường
cm
g
kg
m
s
p

Centimét
gam
Kilôgam

Mét
Giây
Phút


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Mục đích nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Giả thiết khoa học
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất trong nhà trường các
cấp
1.2
Định hướng phát triển giáo dục thể chất trong thời kỳ đổi mới và những
yêu cầu trong công tác đào tạo giáo viên
1.2.1
Định hướng phát triển giáo dục thể chất trong thời kỳ đổi mới
1.2.2
Những u cầu trong cơng tác địa tạo giáo viên
1.3
Giáo dục Thể chất trong Giáo dục và Đào tạo
1.3.1
Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong các trường Đại học, cáo
đẳng ở Việt Nam
1.3.2
Thể dục thể thao chính khóa(nội khóa) trong trường học các cấp
1.3.3
Thể dục thể thao ngoại khóa

1.3.3.1
Một số khái niệm liên quan
1.3.3.2
Vai trị và ngun tắc hoạt động ngoại khóa
1.3.3.3
Mục đích của tổ chức hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa trong
trường học
1.3.4
Một số yếu tố đảm bảo cho công tác tổ chức hoạt động TDTT ngoại
khóa
1.3.4.1
Đội ngũ giáo viên, người hướng dẫn và cơ sở vật chất, phục vụ hoạt
động TDTT ngoại khóa
1.3.4.2
Nội dung tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa
1.3.4.3
Các hình thức tập luyện Thể dục thể thao ngoại khóa trong trường học
1.3.4.4
Công tác tuyên truyền ý nghĩa hoạt động TDTT ngoại khóa và chính
sách ưu tiên
1.3.4.5
Hệ thống thi đấu giải TDTT trong nhà trường
1.4
Những cơng trình nghiên cứu có liên quan
1.4.1
Một số cơng trình nghiên cứu liên quan về TDTT ngoại khóa trong
trường học trên thế giới
1.4.2
Một số cơng trình nghiên cứu liên quan về TDTT ngoại khóa trong
trường học ở nước ta

Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1
Đối tượng nghiên cứu
2.2
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
2.2.2.
Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm

1
4
4
5
6
6
11
11
15
21
21
23
24
24
29
31

34
34

35
36
38
39
41
41
42
48
51
51
51
51
52


2.2.3.
Phương pháp chuyên gia
2.2.4.
Phương pháp quan sát sư phạm
2.2.5.
Phương pháp kiểm tra sư phạm
2.2.6.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
2.2.7.
Phương pháp toán học thống kê
2.3
Tổ chức nghiên cứu
2.3.1.
Phạm vi nghiên cứu
2.3.2.

Kế hoạch nghiên cứu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1
Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên trừơng Đại học
sư pham TDTT Hà Nội
3.1.1.
Thực trạng về tính chuyên cần tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh
viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội
3.1.2.
Thực trạng hình thức tập luyện tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh
viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội
Thực trạng tổ chức tập luyện ngoại khóa của sinh viên trường Đại học
3.1.3.
sư phạm TDTT Hà Nội
Thực trạng về hình thức tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh
3.1.3.1
viên trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội.
Thực trạng về thời lượng tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của
3.1.3.2
sinh viên.
Thực trạng về thời điểm tập luyện Thể dục thể thao ngoại khóa của sinh
3.1.3.3
viên.
Thực trạng về số buổi tập trong tuần
3.1.3.4
3.1.4
Thực trạng nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên trừơng
Đại học sư pham TDTT Hà Nội
3.1.5
Thực trạng các yếu tố đảm bảo cho hoạt động TDTT ngoại khóa

3.1.5.1
Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh
viên trừơng Đại học sư pham TDTT Hà Nội
3.1.5.2
Thực trạng đội ngũ giáo viên của trường Đại học sư phạm TDTT Hà
Nội
3.1.5.3
Thực trạng nhận thức của sinh viên về vai trò của tập luyện TDTT
ngoại khóa
Xác
định các nguyên nhân cơ bản làm hạn chế hiệu quả hoạt động Thể dục
3.1.6.
thể thao ngoại khóa của sinh viên trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao
Hà Nội

3.2

3.2.1

Nghiên cứu lựa chọn và xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học sư phạm TDTT
Hà Nội
Những căn cứ và nguyễn tắc lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động Thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học sư
phạm Thể dục thể thao Hà Nội.

53
54
54
58

59
60
60
61
63
63
63
65
67
67
70
71
72
73
75
75
79
82

86

88

88


3.2.1.1
3.2.1.2
3.2.2.
3.2.3.


3.2.3.1.
3.2.3.2.
3.2.3.3
3.3.
3.3.1
3.3.1.1
3.3.1.2
3.3.2
3.3.2.1
3.3.2.2
3.3.2.3
3.3.3
3.3.3.1
3.3.3.2

Căn cứ lựa chọn giải pháp
88
Nguyên tắc đề xuất các giải pháp
98
Lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho 101
sinh viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội
Xây dựng nội dung các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Thể dục
thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học sư phạm Thể dục thể 102
thao Hà Nội.
Giải pháp: Đổi mới hình thức tập luyện Thể dục thể thao ngoại khóa
102
Giải pháp: Đổi mới nội dung tập luyện Thể dục thể thao ngoại khóa
112
Giải pháp: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất

phục vụ công tác Thể dục thể thao ngoại khóa
121
Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các giải pháp đã lựa chọn trong thực
tiễn tập luyện Thể dục thể thao ngoại khóa.
129
Tổ chức ứng dụng các giải pháp
129
Hình thức tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa
130
Tổ chức thực nghiệm
135
Đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp
136
Kết quả thực hiện giải pháp đổi mới hình thức tập luyện TDTT ngoại
khóa
137
Kết quả thực hiện giải pháp đổi mới nội dung tập luyện TDTT ngoại
khóa
138
Kết quả thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên và cơ sở vật
chất phục vụ công tác Thể dục Thể thao ngoại khóa
138
Đánh giá hiệu quả ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
TDTT ngoại khóa
141
Đánh giá trước thực nghiệm sự tác động của tập luyện Thể dục thể thao
ngoại khóa đối với sinh viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội
141
Đánh giá sau thực nghiệm sự tác động của tập luyện Thể dục thể thao ngoại
148

khóa đối với sinh viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC KẾT QUẢ ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

159


TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng
Bảng 3.1. Thực trạng tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên

trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội.
Bảng 3.2. Thực trạng hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa của
sinh viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội
Bảng 3.3. Thực trạng công tác tổ chức tập luyện Thể dục thể thao
ngoại khóa của sinh viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội
Bảng 3.4. Thực trạng công tác tổ chức tập luyện Thể dục thể thao
ngoại khóa của sinh viên theo đặc điểm giới tính
Bảng 3.5. Thực trạng tập luyện Thể dục thể thao ngoại khóa của sinh
viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội.
Bảng 3.6 Thực trạng nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên
trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội theo giới tính và tổng thể.
Bảng 3.7. Phỏng vấn cán bộ giáo viên về thực trạng cơ sở vật chất
phục vụ hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá cho sinh viên trường
Đại học sư phạm TDTT Hà Nội (n=60)
Bảng 3.8. Phỏng vấn cán bộ quản lý về thực trạng cơ sở vật chất phục
vụ hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá cho sinh viên trường Đại
học sư phạm TDTT Hà Nội (n=30)
Bảng 3.9. Phỏng vấn tổng thể sinh viên về thực trạng cơ sở vật chất
phục vụ hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá cho sinh viên trường
Đại học sư phạm TDTT Hà Nội (n= 1860)
Bảng 3.10.Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy thực hành của trường
Đại học sư phạm TDTT Hà Nội
Bảng 3.11.Thực trạng đội ngũ giáo viên tham gia hướng dẫn công
tác TDTT ngoại khóa
Bảng 3.12. Nhận thức về vai trị hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh
viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội
Bảng 3.13. Nhận thức về vai trò hoạt động TDTT ngoại khóa của
sinh viên theo đặc điểm giới tính
Bảng 3.14. Kết quả phỏng vấn xác định các nguyên nhân cơ bản làm
hạn chế hiệu quả hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa

Bảng 3.15. Thực trạng tập luyện Thể dục thể thao ngoại khóa của
sinh viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội.
Bảng 3.16. Đánh giá tính cần thiết tập luyện Thể dục thể thao ngoại
khóa của sinh viên.

Trang
62
Sau trang
64
67
68
69
Sau trang
72
Sau trang
76
Sau trang
76
Sau trang
76
79
80
83
84
87
93
95


17

18
19
20
21
22
23
24

Bảng 3.17. Nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của tổng thể sinh viên.
Bảng 3.18. Nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của SV theo đặc
điểm giới tính
Bảng 3.19. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học sư
phạm TDTT Hà Nội.
Bảng 3.20. Nhu cầu hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh
viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội
Bảng 3.21. Nhu cầu hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh
viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội theo đặc điểm giới tính
Bảng 3.22. Kết quả phỏng vấn giáo viên về hình thức tập luyện TDTT
ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội
Bảng 3.23. Kết quả so sánh giữa thực trạng và nhu cầu về hình thức
tập luyện TDTT ngoại khóa
Bảng 3.24. Phỏng vấn chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên về tính
cấp thiết và tính khả thi của giải pháp đổi mới hình thức tập luyện TDTT
ngoại khóa (n= 30)

96
98
101
013

104
105
106
108

Bảng 3.25. Kết quả phỏng vấn chuyên gia, cán bộ quản lý về mối
25 tương quan giữa tính cấp thiêt và tính khả thi (n=30)
109
Bảng 3.26. Nhu cầu về nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa theo Sau trang
26 tổng thể và theo giới tính
112
27

Bảng 3.27. Kết quả phỏng vấn cán bộ giáo viên về lựa chọn các nội dung
tập luyện TDTT ngoại khóa cho sinh viên

115

28

Bảng 3.28. Kết quả so sánh giữa thực trạng và nhu cầu Về nội dung
tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên.(n=1860)

116

29
30

Bảng 3.29. Phỏng vấn chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên về tính
cấp thiết và tính khả thi của giải pháp đổi mới nội dung tập luyện TDTT

ngoại khóa (n= 30)
Bảng 3.30. Kết quả phỏng vấn chuyên gia, cán bộ quản lý về mối tương
quan giữa tính cấp thiêt và tính khả thi (n=30)

32

Bảng 3.31. Phỏng vấn tổng thể sinh viên về giải pháp nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất phục vụ công tác Thể dục thể thao
ngoại khóa
Bảng 3.32. Phỏng vấn theo đặc điểm giới tính về giải pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất phục vụ công tác TDTT ngoại khóa

33

Bảng 3.33. Phỏng vấn cán bộ giáo viên về giải pháp nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất phục vụ cơng tác TDTT ngoại khóa

31

118
119
122
123
124


34
35

Bảng 3.34. Kết quả phỏng vấn chuyên gia, cán bộ quản lý và giáo viên về tính

cấp thiết và tính khả thi của giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
và cơ sở vật chất phục vụ công tác Thể dục thể thao ngoại khóa (n= 30)
Bảng 3.35. Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý về mối tương quan giữa tính
cấp thiêt và tính khả thi (n=30)

Bảng 3.36. Nhu cầu hình thức tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa
của sinh viên theo (tổng thể)
Bảng 3.37. Kết quả so sánh giữa thực trạng và nhu cầu về hình thức
37 tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa
38 Bảng 3.38. Thời lượng tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên.
Bảng 3.39. Lựa chọn số buổi tập luyện Thể dục thể thao ngoại khóa
39 trong tuần của sinh viên.
36

40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53

Bảng 3.40. Kết quả nâng cao đội ngũ giáo viên tham gia hướng dẫn cơng

tác TDTT ngoại khóa

Bảng 3.41. Phỏng vấn kết quả cải tạo cơ sở vật chất phục vụ tập thể
dục thể thao ngoại khoá cho sinh viên trường Đại học sư phạm TDTT
Hà Nội
Bảng 3.42. Kết quả đánh giá chuyên cần tập luyện của Nam và Nữ
sinh viên nhóm thực nghiệm và đối chiếu trước thực nghiệm
Bảng 3.43. So sánh thể lực của nam sinh viên trước thực nghiệm của
nhóm TN và Nhóm ĐC
Bảng 3.44. So sánh thể lực của nữ sinh viên trước thực nghiệm của
nhóm TN và Nhóm ĐC
Bảng 3.45. Kết quả học tập của SV nữ trước thực nghiệm nhóm ĐC và TN
Bảng 3.46. Kết quả học tập của SV nam trước thực nghiệm nhóm ĐC và TN
Bảng 3.47. Kết quả thi đẳng cấp của nhóm thực nghiệm và đối chiếu
trước thực nghiệm
Bảng 3.48. Kết quả đánh giá chuyên cần tập luyện của Nam và Nữ
sinh viên nhóm thực nghiệm và đối chiếu sau thực nghiệm.
Bảng 3.49. So sánh thể lực của nam sinh viên sau thực nghiệm của
nhóm TN và Nhóm ĐC
Bảng 3.50. So sánh thể lực của nữ sinh viên sau thực nghiệm của
nhóm TN và Nhóm ĐC
Bảng 3.51. Kết quả học tập của nữ sau thực nghiệm nhóm ĐC và TN
Bảng 3.52. Kết quả học tập của nam sau thực nghiệm nhóm ĐC và TN
Bảng 3.53. Kết quả thi đẳng cấp của nhóm thực nghiệm và đối chiếu
sau thực nghiệm

126
127
131
133

134
135
139
Sau trang
140
142
Sau trang
144
Sau trang
144
145
146
Sau trang
147
148
Sau trang
151
Sau trang
151
154
156
Sau trang
157


BIỂU ĐỒ
TT
Biểu đồ
1 Biểu đồ 3.1. So sánh các chỉ tiêu thể lực của nam và nữ sinh
viên nhóm thực nghiệm và đối chiếu

2 Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả học tập các môn lý thuyết của
nữ sinh viên nhóm thực nghiệm và đối chiếu
3 Biểu đồ 3.3. So sánh kết quả học tập các môn thực hành của
nữ sinh viên nhóm thực nghiệm và đối chiếu
4 Biểu đồ 3.4. So sánh kết quả học tập các môn lý thuyết của
nam sinh viên nhóm thực nghiệm và đối chiếu
5 Biểu đồ 3.5. So sánh kết quả học tập các mơn thực hành của
nam sinh viên nhóm thực nghiệm và đối chiếu
10 Biểu đồ 3.6. So sánh kết quả thi đẳng cấp của nữ SV nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chiếu
11 Biểu đồ 3.7. So sánh kết quả thi đẳng cấp của nam SV nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chiếu

Trang
Sau trang
151
Sau trang
154
Sau trang
154
Sau trang
155
Sau trang
155
Sau trang
157
Sau trang
157



1

PHẦN MỞ ĐẦU
Mục tiêu của giáo dục nước ta là: Xây dựng con người Việt Nam phát
triển tồn diện, có lý tưởng, đạo đức, có tính tổ chức và kỷ luật, có ý thức
cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại, có tư duy sáng
tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp và có sức khoẻ, đáp ứng yêu
cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện mục tiêu đó, nhiệm vụ trọng
tâm chúng ta cần thực hiện gồm: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;
phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn trên cơ sở đảm bảo chất
lượng, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng; thực hiện công
bằng xã hội trong giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã
hội học tập. Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội
hóa, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an
ninh. Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay, giáo dục và đào tạo nước ta vẫn
còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Như Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Trong những năm vừa qua
lĩnh vực giáo dục và đào tạo vẫn cịn nhiều hạn chế và yếu kém”[2, tr.2].
Chính vì vậy, Đảng ta đã xác định cần phải có những đổi mới trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng, đào tạo ra đội ngũ tri thức,
lao động đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Nghị quyết
Đại hội cũng đã nêu rõ, một trong 5 nhiệm vụ để phát triển đất nước là “phát
triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân
lực”[2, tr.4]. Quan điểm đó đã được thể hiện cụ thể trong Nghị quyết
14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục
đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010” và hiện nay là Nghị quyết số 29
NQ/TW ngày 4/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [3,tr2]. Điều đó



2

cho thấy, giáo dục đóng một vai trị đặc biệt quan trọng trong chiến lược
phát triển của mỗi quốc gia, mà trong đó, đội ngũ giáo viên lại chính là lực
lượng nòng cốt biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết
định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Xu thế đổi mới giáo dục hiện nay đã
và đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực của người giáo
viên. Giáo viên trước hết phải là một nhà giáo dục có đủ năng lực hoạt động
nghề nghiệp, là một công dân gương mẫu, hăng hái tham gia vào sự phát
triển cộng đồng. Giáo viên khơng chỉ đóng vai trị truyền đạt các tri thức
khoa học kỹ thuật, mà đồng thời phải là người tổ chức và trực tiếp thực hiện
các hoạt động giáo dục.
Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận không thể thiếu trong hệ
thống giáo dục xã hội chủ nghĩa. Đó là phương tiện giáo dục, giáo dưỡng,
bồi dưỡng thế hệ trẻ cho tương lai phát triển toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ,
Lao động, nhằm xây dựng con người mới XHCN 161]. Đó là những con
người có khả năng cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh
thần, trong sáng về đạo đức. Đảng ta ln coi trọng vị trí của cơng tác giáo
dục nói chung, của giáo dục thể chất (GDTC) nói riêng và xem GDTC là
một mặt của cơng tác giáo dục tồn diện trong nhà trường XHCN. GDTC
trong nhà trường các cấp cịn giữ một vị trí quan trọng, then chốt trong chiến
lược phát triển sự nghiệp TDTT, nhất là trong các trường phổ thông. Thực
hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội
đã và đang đào tạo sinh viên chuyên ngành GDTC với mục tiêu: Sinh viên sau
khi tốt nghiệp “ Biết nhiều môn và giỏi một mơn thể thao” và có đầy đủ kiến
thức, kỹ năng, thái độ, có khả năng đảm nhiệm tốt việc giảng dạy TDTT, tổ
chức hoạt động trọng tài, thi đấu và các hoạt động ngoại khóa ở các trường từ
bậc Đại học đến Tiểu học, đóng góp một phần vào sự nghiệp giáo dục, phát
triển kinh tế, văn hóa xã hội của nước nhà.



3

Tuy nhiên, do điều kiện thực tế của nhà trường về các yếu tố cơ sở vật chất,
nguồn nhân lực…và một số điều kiện khách quan nên chất lượng của các giờ học
chính khóa vẫn cịn nhiều hạn chế, chỉ đáp ứng được việc tiếp thu kỹ thuật cơ bản.
Muốn đáp ứng mục tiêu đào tạo hiện nay của nhà trường, địi hỏi ngồi giờ học
chính khóa, việc tổ chức tập luyện thêm ngoại khóa là hết sức cần thiết.
Trong thực tế công tác giảng dạy cho sinh viên trường Đại học sư phạm
TDTT Hà Nội cũng cho thấy, ngoài các giờ học nội khóa, thì các em sinh viên
có nhu cầu hoạt động TDTT ngoại khóa rất lớn, đây là khoảng thời gian các
em được vui chơi, giao lưu, được rèn luyện thêm về thể lực, kỹ năng vận
động. Trong những năm qua, hoạt động TDTT ngoại khóa mới chỉ hoạt động
theo mơ hình đơn lẻ, các mơn thể thao chưa phong phú, đa dạng, vấn đề tổ
chức quản lý hoạt động chưa được chặt chẽ, chưa có các giải pháp đảm bảo
tính khoa học và chưa lơi cuốn được nhiều sinh viên tham gia,.
Hiểu rõ tầm quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu này, nhiều nhà khoa
học giáo dục đã quan tâm nghiên cứu, các đề tài tiêu biểu có thể đề cập đến
như: Nguyễn Văn Hịa (2004), Hồng Cơng Dân (2006), Lê Hồng Cường
(2006), Nguyễn Hùng Vĩ(2007), Nguyễn Ngọc Việt (2008),” Trần Kim
Cương (2008), Huỳnh Tiến Dũng (2008), Nguyễn Văn Hạ(2009), Nguyễn
Quang Huy (2010), Lê Văn Long (2010), Nguyễn Thị Mai Thoan (2011), Vũ
Việt Hùng (2012), Lê Trường Sơn Trấn Hải (2012), Trần Hữu Hùng (2013),
Nguyễn Đức Thành (2013), Vũ Đức Văn (2014),Trần Vũ Phương (2016). Tuy
nhiên, các đề tài nghiên cứu theo hướng nghiên cứu các giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên chun ngành GDTC cịn
rất ít, chủ yếu các đề tài tập trung các giải pháp nâng cao hoạt đơng TDTT
ngoại khóa cho sinh viên khơng thuộc chun ngành GDTC, hoặc học sinh
THPT, đặc biệt dành cho đối tượng sinh viên trường sư phạm TDTT thì chưa

có đề tài nào đề cập tới [12]; [13]; [19]; [21]; [27]; [28]; [29]; [30].


4

Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng, tính bức thiết của vấn đề căn
cứ vào các yêu cầu thực tiễn địi hỏi nêu trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Thể dục thể thao ngoại
khóa cho sinh viên trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội”.
Mục đích nghiên cứu: Thơng qua việc đánh giá thực trạng cơng tác
thể dục thao ngoại khóa, luận án nghiên cứu lựa chọn các giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa một cách phù hợp, nhằm đẩy mạnh
phong trào hoạt động tập luyện TDTT NK cho sinh viên trường ĐHSP TDTT
Hà Nội, từ đó nâng cao thể lực và kết quả học tập cho đối tượng nghiên cứu.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Với mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài luận án xác định giải quyết
các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng hoạt động Thể dục thể thao ngoại
khóa của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội.
Để giải quyết nhiệm vụ 1, đề tài giải quyết các nội dung sau:
Thực trạng công tác TDTT ngoại khóa của sinh viên trường Đại học sư
phạm TDTT Hà Nội
Thực trạng về nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên
trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội.
Thực trạng về hình thức tập luyện Thể dục thể thao Ngoại khóa
Thực trạng về nội tập luyện Thể dục thể thao Ngoại khóa
Thực trạng về số lượng, chất lượng giáo viên, người hướng dẫn tập
luyện TDTT ngoại khóa.
Thực trạng về cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ, phục vụ hoạt động Thể
dục thể thao Ngoại khóa

Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu Lựa chọn và xây dựng giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học
Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội.


5

Để giải quyết nhiệm vụ 2, đề tài giải quyết các nội dung sau:
Giải pháp 1: Đổi mới hình thức tập luyện Thể dục thể thao Ngoại khóa
Giải pháp 2: Đổi mới nội dung tập luyện Thể dục thể thao Ngoại khóa
Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng đối với giáo viên hướng dẫn và cải
tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, phục vụ hoạt động Thể dục thể thao Ngoại khóa
Nhiệm vụ 3: Ứng dụng và đánh giá kết quả các giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học
sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội.
Để giải quyết nhiệm vụ 3 đề tài giải quyết các nội dung sau:
Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các giải pháp đã nghiên cứu
Đánh giá sự tác động của các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
TDTT ngoại khóa đối với phong trào tập luyện.
Đánh giá sự tác động của các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
TDTT ngoại khóa đối với sinh viên về thể lực.
Đánh giá sự tác động của các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
TDTT ngoại khóa đối với sinh viên về kết quả học tập.
3. Giả thiết khoa học
Hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên đã được BGD &
ĐT ban hành theo chương trình chung của mơn học Giáo dục thể chất từ rất
lâu. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân mà ít trường Đại học thực hiện một
cách nghiêm túc điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo
của nhà trường. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp có đủ cơ
sở khoa học, được kiểm chứng trong thực tế phù hợp với điều kiện hoạt động

TDTT ngoại khóa của sinh viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội, là
nhân tố thu hút đông đảo sinh viên tham gia tập luyện, từ đó nâng cao được
thể lực cũng như kết quả học tập của sinh viên trong nhà trường.


6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất trong
nhà trường các cấp
Hơn nửa thế kỷ qua, kể từ khi khai sinh nền thể thao cách mạng Việt
Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh viết :” Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục “ lời kêu
gọi của Người như ánh dương toả chiếu, soi sáng, định hướng cho sự hình
thành và phát triển của một nền thể thao mới do Người sáng lập. Từ “ Tự tơi
ngày nào cũng tập” đến “Khoẻ vì nước” (năm 1946) và nay là :
“Cuộc vận động toàn dân RLTT gương Bác Hồ vĩ đại” đã trở thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về TDTT Việt Nam”. Tư tưởng Hồ Chí Minh Trong việc
đặt nền tảng xây dựng sự nghiệp TDTT của nước ta là: khẳng định rõ, TDTT
là một trong những công tác cách mạng, vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi, vừa
là nghĩa vụ của quần chúng, một sự nghiệp của tồn dân, do dân và vì dân.
Mục tiêu của TDTT là tăng cường sức khoẻ của nhân dân, góp phần cải tạo
nịi giống Việt Nam, làm cho dân cường, nước thịnh. Tiêu biểu cho điều
mong muốn thiết tha của Bác, là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục [5]
“ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng
cần đến sức khoẻ mới thành công, mỗi một người dân yếu ớt là làm cho cả
nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân khoẻ mạnh là góp phần làm cho cả
nước khoẻ mạnh.Vậy rèn luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của
mỗi người dân yêu nước’’. Bác Hồ rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển
TDTT vì sức khoẻ nhân dân, vì rằng việc gì cũng cần tới sức khoẻ mới thành
cơng. Bác kêu gọi tồn dân thường xuyên RLTT nhằm giữ gìn sức khoẻ, nâng

cao thể lực cho con người, tin yêu thế hệ trẻ.
Thực hiện tâm nguyện của Người, trong những năm qua, Đảng ta với
chủ trương: “Để đảm bảo cho sự nghiệp TDTT của nước ta phát triển vững
chắc,đem lại những hiệu quả thiết thực, từng bước xây dựng nền TDTT xã hội
chủ nghĩa phát triển cân đối, có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân’’
“Công tác TDTT cần coi trọng,


7

nâng cao chất lượng GDTC trong trường học, tổ chức hướng dẫn và vận động
đông đảo nhân dân RLTT hàng ngày’’[6], [8],[9]
Để đảm bảo cho TDTT phát triển đúng hướng, cần tạo sự quản lý thống
nhất của nhà nước và xúc tiến q trình xã hội hố TDTT trong các tổ chức và
cơ sở hoạt động. Đánh giá công tác TDTT trong những năm qua, chỉ thị 36
CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về cơng tác TDTT trong giai đoạn
mới đã chỉ rõ, những năm gần đây, công tác TDTT đã có nhiều tiến bộ, phong
trào TDTT ở một số địa phương và ngành đã được chú ý nâng cấp đầu tư, xây
dựng mới. Tuy nhiên, TDTT nước ta cịn ở trình độ thấp, số người thường
xun luyện tập thể dục thể thao cịn rất ít, đặc biệt là thanh niên chưa tích
cực tham gia tập luyện. Hiệu quả GDTC trong trường học và trong các lực
lượng vũ trang còn rất thấp. Đội ngũ cán bộ TDTT còn thiếu và yếu về nhiều
mặt. Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém là do nhiều cấp uỷ Đảng,
chính quyền chưa nhận thức được đầy đủ và còn xem nhẹ vai trò của TDTT
trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, chưa thực
sự coi TDTT là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an
ninh - quốc phịng, chưa có chế độ phù hợp với yêu cầu phát triển của TDTT.
Quản lý của ngành còn kém hiệu quả, chưa phát huy hết vai trị chủ động sáng
tạo của tồn xã hội để phát triển TDTT [5],[4].
Trước tình hình mới, định hướng của Đảng về sự nghiệp TDTT: Phát

triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế –xã
hội của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người.
Công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ thể lực, giáo dục
nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hoá,
tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu
của các lực lượng vũ trang.
Pháp lệnh TDTT đã được uỷ ban thường vụ quốc hội khoá X tham
gia và ban hành: TDTT là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân. Để
phát triển sự nghiệp TDTT, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về


8

TDTT nhằm nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực tồn dân, góp phần hình
thành và bồi dưỡng nhân cách con người Việt Nam, phục vụ công cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để
mọi người tham gia hoạt động TDTT và hưởng thụ giá trị TDTT; phát
triển TDTT thành tích cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, giữ gìn và
phát triển thể thao dân tộc. Kết hợp với phát triển thể thao hiện đại phù
hợp với bản sắc văn hoá Việt Nam [2],[5] .
Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp TDTT nước nhà,
Thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị 133/TTg về quy hoạch phát triển ngành
TDTT . Trong đó đã nêu: “Ngành TDTT phải xây dựng định hướng phát triển
có tính chiến lược, trong đó quy định rõ các mơn thể thao và các hình thức
hoạt động mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi, tạo thành phong
trào tập luyện rộng rãi của quần chúng; Bộ giáo dục - Đào tạo cần đặc biệt coi
trọng việc GDTC trong nhà trường. Cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội
khoá, ngoại khoá, quy định tiêu chuẩn RLTT cho học sinh ở các cấp học, quy
chế bắt buộc ở các trường. Nhất là trường đại học phải có sân bãi, phịng tập
TDTT, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và đảm bảo đủ giáo viên, giảng viên

TDTT đáp ứng nhu cầu ở tất cả các cấp học” [4, tr2].
Cụ thể: Ngày 29 tháng 11 năm 2006, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật thể dục thể thao – luật số 77.2006/QH
1, trong đó các điều 20, 21, 22 có quy định rõ:
“Điều 20. Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường
Giáo dục thể chất là mơn học chính khố thuộc chương trình giáo dục,
nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thơng qua các
bài tập và trị chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người
học, được tổ chức theo phương thức ngoại khố phù hợp với sở thích, giới
tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền
vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao.


9

Điều 21. Trách nhiệm của Nhà nước đối với giáo dục thể chất và thể
thao trong nhà trường
Nhà nước có chính sách dành đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
cho giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, bảo đảm đủ giáo viên,
giảng viên thể dục thể thao cho các bậc học.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Uỷ ban Thể dục thể thao xây dựng chương trình giáo dục thể chất, đào tạo,
bồi dưỡng giáo viên, giảng viên thể dục thể thao, hướng dẫn nội dung hoạt
động thể thao ngoại khoá trong nhà trường.
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo,
tổ chức thực hiện việc xây dựng cơ sở vật chất, bố trí giáo viên, giảng viên thể
dục thể thao cho các trường thuộc phạm vi quản lý của mình.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm sau đây:

Quy hoạch đất đai, xây dựng cơ sở vật chất, nhà tập đa năng, bảo đảm
trang thiết bị, dụng cụ thể thao, chỉ tiêu biên chế giáo viên, giảng viên thể dục
thể thao cho các trường công lập thuộc địa phương;
Thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai theo quy định của pháp luật đối
với trường tư thục, trường dân lập để các trường này có điều kiện xây dựng cơ
sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường.
Điều 22. Trách nhiệm của nhà trường
Tổ chức thực hiện chương trình môn học giáo dục thể chất theo quy
định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường.
Tổ chức cho người học tham gia các hoạt động thể thao ngoại khố.
Bảo đảm an tồn cho người dạy và người học trong các hoạt động thể
dục, thể thao.
Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu thể thao.”


10

Để đưa công tác GDTC trong nhà trường trở thành một khâu quan trọng,
cũng như xác định nhận thức đúng về vị trí GDTC trong nhà trường các cấp,
phải được triển khai đồng bộ với các mặt giáo dục tri thức và nhân cách từ tuổi
thơ cho đến Đại học. Bộ giáo dục và Đào tạo đã có văn bản quyết định ban hành
quy chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp. Trong đó, đã khẳng định:
“GDTC được thực hiện trong hệ thống nhà trường từ mầm non đến đại học, góp
phần đào tạo những cơng dân phát triển toàn diện. GDTC là một bộ phận hữu cơ
của mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức: Thể chất
– sức khoẻ tốt là nhân tố quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Cũng như khẳng định GDTC trong nhà trường các cấp nhằm

từng bước nâng cao trình độ văn hoá thể chất và thể thao của học sinh, sinh viên.
Góp phần phát triển sự nghiệp TDTT của đất nước đáp ứng nhiệm vụ giao tiếp
của học sinh, sinh viên Việt Nam và Quốc tế.
Nhà trường có trách nhiệm thực hiện chương trình GDTC cho người
học. Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá, xây dựng cơ sở vật chất cần thiết
đáp ứng việc giảng dạy và hoạt động TDTT trong nhà trường” .
Trong các trường Đại học, GDTC có tác dụng tích cực trong việc hồn
thiện cá tính, nhân cách, những phẩm chất cần thiết và hoàn thiện thể chất cho
sinh viên. Việc tiến hành GDTC nhằm giữ gìn sức khoẻ và phát triển thể lực,
tiếp thu những kiến thức và kỹ năng vận động cơ bản, cịn có tác dụng chuẩn
bị tốt về mặt tâm lý và tinh thần của người cán bộ tương lai [1]
Trong hơn 10 năm qua, kể từ buổi lễ phát động “Toàn dân RLTT theo
gương Bác Hồ vĩ đại” (26/3/2000). Công tác GDTC và hoạt động thể thao
trong trường học đã có nhiều khởi sắc. Liên bộ đã phối hợp xây dựng pháp
lệnh TDTT và đã được Tổng cục TDTT và Bộ Y tế đã phối hợp xây dựng quy
chế về GDTC và y tế trường học được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo duyệt
ký và ban hành [8].


11

Quy chế GDTC và y tế trường học có ý nghĩa quan trọng tạo điều kiện
để nhà trường các cấp và các địa phương triển khai tốt công tác GDTC trong
giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên. Hai ngành đã và đang nghiên cứu
cải tiến nội dung chương trình và sách hướng dẫn GDTC, các hoạt động vui
chơi trong ngày học, định hướng giảm tải và nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong quy chế có quy định rõ trách nhiệm của học sinh, sinh viên.
“Học sinh, sinh viên có trách nhiệm hồn thành tốt nhiệm vụ học tập
mơn thể dục và môn sức khoẻ. Sinh viên các trường Cao đẳng và Đại học
phải có chứng chỉ GDTC, mới đủ điều kiện thi tốt nghiệp.

Học sinh, sinh viên phải thường xuyên tham gia luyện tập và kiểm tra
tiêu chuẩn RLTT (đối với học sinh phổ thông) và tiêu chuẩn đánh giá thể lực
(đối với sinh viên, học sinh đại học và chuyên nghiệp). Học sinh, sinh viên
đạt tiêu chuẩn được cấp giấy chứng nhận”[6];[9] .
1.2. Định hướng phát triển giáo dục thể chất trong thời kỳ đổi mới
và những yêu cầu trong công tác đào tạo giáo viên
1.2.1. Định hướng phát triển giáo dục thể chất trong thời kỳ đổi mới
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cơng nghệ trên thê giới
đã và đang có những bước chuyển biến vĩ đại, đó là thời đại của "cuộc cách
mạng đại công nghệ ", "thời đại nhân văn ", "thời đại của giáo dục đào tạo ".
Trước những sự chuyển biến lớn lao về đời sống xã hội và sự phát triển như vũ
bão của khoa học công nghệ, tất cả những thay đổi đó, địi hỏi người làm việc
trong nền sản xuất hiện đại phải có năng lực cả về thể chất, lẫn tinh thần ngày
càng hoàn thiện hơn. Để đáp ứng những yêu cầu của đất nước trong tình hình
mới, sự nghiệp thể dục thể thao cần được phát triển đúng hướng theo quan
điểm: “Phát triển thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong chính sách
phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy
nhân tố con người. Cơng tác thể dục thể thao phải góp phần tích cực nâng cao


12

sức khoẻ thể dục, giáo dục nhân cách đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong
phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, nâng cao chất lượng lao
động xã hội và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang" [4, tr.5]
Đảng và Chính phủ rất coi trọng cơng tác thể dục thể thao và coi đó là
một cơng tác cách mạng. Thể dục thể thao có ý nghĩa và vị trí to lớn trong xây
dựng con người phát triển tồn diện, xây dựng đời sống mới, góp phần thiết
thực thực hiện tốt các nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng của đất nước. Từ tư tưởng chỉ đạo đó, Đảng - Nhà nước ta luôn

quan tâm đến công tác thể dục thể thao trong từng giai đoạn lịch sử của cách
mạng Việt Nam.
Hai ngành thể dục thể thao và giáo dục đào tạo phối hợp với nhau lập
ra một dự án chương trình, có mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục thể chất
trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm tác động tích cực đến việc bảo vệ,
tăng cường sức khoẻ, phát triển thể lực, nâng cao tính tích cực vận động cũng
như phát triển các mặt nhân cách con người mới cho các thế hệ học sinh Phổ
thông và Cao đẳng, Đại học. Chương trình tăng cường sức khoẻ, phát triển thể
lực, cải tạo giống nòi và xây dựng lối sống văn hoá thể chất lành mạnh cho
thanh thiếu niên nước ta khơng chỉ có ý nghĩa nhân đạo, xã hội mà cịn có ý
nghĩa chiến lược về kinh tế[5],[8].
Đó là q trình làm phát triển tài năng, tinh thần và thể lực của con người.
Tạo cho họ những năng lực lao động để sản xuất có chất lượng và hiệu quả.
Chỉ thị 112 CT của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng yêu cầu các cấp các
ngành thực hiện tốt các nhiệm vụ "Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho
học sinh các trường học, duy trì và phát triển phong trào thể dục thể thao trong
các lực lượng vũ trang, trong công nhân viên chức và nhân dân" [2] Bước sang
thời kỳ đổi mới, khi đất nước được hoàn toàn thống nhất, Đại hội Đảng cộng sản
Việt Nam lần thứ VI đã mở đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước về thể


13

dục thể thao. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề cập đến các vấn đề mở
rộng, nâng cao chất lượng trong các lĩnh vực thể dục thể thao quần chúng, thể
thao thành tích cao, giáo dục thể chất trong trường học và phát triển lực lượng
vận động viên trẻ. Nghị quyết ghi rõ "Mở rộng và nâng cao chất lượng phong
trào thể dục thể thao quần chúng, từng bước đưa việc rèn luyện thân thể thành
thói quen hàng ngày của đông đảo nhân dân ta, trước hết là thế hệ trẻ, nâng cao
chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học "

Giáo dục thể chất còn là nội dung bắt buộc đã được khẳng định trong
hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hiến pháp năm 1992 đã
ghi rõ: "Việc dạy và học thể dục thể thao trong trường học là bắt buộc" [6]
Gần đây, Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996
đã khẳng định "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải
thực sự trở thành quốc sách hàng đầu.
Để khẳng định vai trò tất yếu của thể dục thể thao đối với toàn xã hội,
cũng như nhằm thúc đẩy nhanh, mạnh hơn nữa phong trào thể dục thể thao
quần chúng và phong trào giáo dục thể chất học đường, Đảng ta ln ln có
những chỉ thị, Nghị quyết kịp thời đề ra chủ trương, đường lối, đẩy mạnh tiến
trình phát triển theo từng giai đoạn cách mạng tương ứng với những yêu cầu
tình hình và nhiệm vụ cụ thể của đất nước. Đảng ta đã ban hành nhiều chỉ thị,
nghị quyết để chỉ đạo công tác thể dục thể thao và giáo dục thể chất.
Tại hội nghị giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thơng tồn quốc
tại Hải Phịng tháng 8/1986, phó Thủ tướng Nguyễn Khánh cũng đã nói "Ước
vọng của chúng ta là mỗi thanh niên Việt Nam cả nam lẫn nữ, đều có cơ thể
cường tráng cùng với tâm hồn trong sáng và trí tuệ phát triển "
Vì vậy, giáo dục thể chất trường học là bộ phận hữu cơ của mục tiêu
giáo dục đào tạo cùng với thể thao thành tích cao, giáo dục thể chất trường
học, đã góp phần đảm bảo cho nền thể dục thể thao nước nhà phát triển cân
đối và đồng bộ.


14

Bộ giáo dục và đào tạo đã thực hiện chủ trương, đường lối về cơng
tác thể dục thể thao nói chung và cơng tác giáo dục thể chất nói riêng bằng rất
nhiều văn bản pháp qui như:
Thông tư liên tịch số 08 TBDN/TDTT ngày 24/02/1986 về công tác
thể dục thể thao trong các trường dạy nghề và sư phạm.

Thông tư số 11/TT giáo dục thể chất ngày 1/8/1994 về việc hướng
dẫn thực hiện chỉ thị 36 TC/TW.
Chỉ thị số 8127/giáo dục thể chất ngày 31/8/2000 hướng dẫn thực hiện công
tác giáo dục thể chất, sức khoẻ, y tế trường học năm học 2000 - 2001 với nhiệm vụ
chung: Tiếp tục quán triệt quan điểm cơ bản của Nội quyết TW 2 (khố 8) đặc biệt
là mục tiêu giáo dục tồn diện trong nhà trường, nghiêm chỉnh thi hành luật giáo
dục, luật chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ trẻ em, luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, các quy
chế văn bản dưới luật về công tác giáo dục thể chất, sức khoẻ, y tê" [8]
Qui hoạch công tác phát triển giáo dục thể chất ngành giáo dục đào tạo
năm 1996 - 2000 và định hướng đến năm 2005 của Bộ giáo dục đào tạo. Giáo
dục con người phát triển toàn diện "Sự kết hợp hài hoà sự phong phú về tinh
thần, trong sáng về đạo đức, cường tráng về thể chất" là nhu cầu của bản thân
con người, đồng thời là vốn quí, tạo ra sản phẩm trí tuệ và vật chất cho xã hội.
Vì vậy, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội. Đó
chính là mục tiêu cơ bản, quan trọng của chế độ xã hội của nước ta hiện nay.
Để thực hiện tốt chỉ thị, nghị quyết của trung ương Đảng về công tác
giáo dục thể chất và thể dục thể thao trường học. Bộ Giáo dục đào tạo đưa ra
mục tiêu cụ thể:
“Tạo bước phát triển mới về phong trào thể dục thể thao quần chúng
trong lực lượng thanh, thiếu niên học sinh, sinh viên đạt 60% trường học các
cấp thực hiện giáo dục thể chất có nề nếp và 15% số trường có hoạt động thể
dục thể thao ngoại khố thường xuyên.


×