VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐỨC DÂN
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN
TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HÀ THỊ THƯ
HÀ NỘI, 2017
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội Việt
Nam
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Thư
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Khắc Bình
Luận văn được bảo vệ trước Hồi đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại:
Học viện Khoa học xã hội ngày tháng năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập mạnh mẽ với thế giới
trên nhiều phương diện và lĩnh vực như công cuộc phát triển kinh tế, xóa
đói giảm nghèo, đấu tranh chống lại bất bình đẳng xã hội, nâng cao chất
lượng cuộc sống cho mọi tầng lớp nhân dân và đặc biệt là sự chung tay
của cộng đồng trong lộ trình thúc đẩy hỗ trợ các dịch vụ đối với người
khuyết tật, góp phần tạo ra môi trường sống tốt hơn và an toàn hơn trong
bối cảnh người khuyết tật luôn phải đối mặt với nhiều sự thay đổi, các
mối quan hệ xã hội, sự tác động của môi trường sống và thiên nhiên. Điều
đó đòi hỏi phải có những dịch vụ tốt và hiệu quả để đáp ứng được những
nhu cầu của thực tiễn hiện nay.
Dịch vụ công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp cung cấp các
hoạt động hỗ trợ về tinh thần và vật chất cho những người gặp hoàn cảnh
khó khăn như người khuyết tật, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt, người già, người là nạn nhân của bạo lực..., hoặc những người có
nhu cầu hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội, trợ giúp pháp lý nhằm giảm thiểu
những rào cản, những bất công và bất bình đẳng trong xã hội.
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện một số
dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật.Tuy nhiên trong thời gian
qua, quá trình thực hiện dịch vụ công tác xã hội cho người khuyết tật còn
nhiều bất cập.Các quy định của pháp luật liên quan đến dịch vụ công tác
xã hội với người khuyết tật còn thiếu và chưa đồng bộ, không cụ thể và
chưa chú trọng nghiên cứu đề ra các biện pháp cụ thể trong việc tổ chức
thực hiện công tác xã hội.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu "Dịch
vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật vận động từ thực tiễn Trung
tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên" để làm đề tài luận văn thạc sỹ của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu về đề tài
1
Nghiên cứu lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu, các
đánh giá, bài viết tiêu biểu có liên quan đến đề tài. Tôi nhận thấy dịch vụ
công tác xã hội đối với người khuyết tật vận động đã được nhiều nhà khoa
học, nhà nghiên cứu, chuyên gia quan tâm tìm hiểu, phân tích, đánh giá
dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, tiếp cận từ góc nhìn dịch vụ công
tác xã hội đối với người khuyết tật còn hạn chế về số lượng và chất lượng,
một địa phương như Thái Nguyên có tỷ lệ khuyết tật tương đối cao thì cũng
chưa có công trình nghiên cứu chính thức về dịch vụ công tác xã hội đối
với người khuyết tật vận động được đề cập đến. Đây cũng là chính là do tôi
chọ thực hiện nghiên cứu về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Luân văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ
công tác xã hội đối với người khuyết tật vận động từ thực tiễn Trung tâm
Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên; từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với người khuyết tật vận động.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về người khuyết tật, dịch vụ
công tác xã hội đối với người khuyết tật vận động.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng dịch vụ công tác xã hội, các yếu tổ
ảnh hưởng đến hiệu quả dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật
vận động tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên.
Đề xuất một số giải pháp đảm bảo hiểu quả của dịch vụ công tác
xã hội đối với người khuyết tật vận động từ thực tiễn Trung tâm Công tác
xã hội tỉnh Thái Nguyên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật vận
động từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi về đối tượng nghiên cứu:
2
Đề tài chỉ tập trung làm sáng tỏ các nhiệm vụ cơ bản sau: dịch vụ
chăm sóc, nuôi dưỡng; dịch vụ kết nối huy động nguồn lực; dịch vụ
hướng nghiệp- dạy nghề tạo việc làm; dịch vụ giáo dục.
- Phạm vi về khách thể nghiên cứu:
Nghiên cứu 100 người khuyết tật vận động.
Nghiên cứu 16 khách thể là cán bộ, quản lý tại trung tâm.
- Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu từ 8/2016 - 3/2017 tại Trung
tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên.
5. Phương phát luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp luận.
Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá nhu
cầu của người khuyết tật, thực trạng của dịch vụ công tác xã hội đối đối
với người khuyết tật vận động nhằm phát triển các loại hình dịch vụ công
tác xã hội đối với người khuyết tật vận động tại Trung tâm công tác xã hội
tỉnh Thái Nguyên.
Nghiên cứu trên cơ sở duy vật lịch sử: đối tượng được nghiên cứu
đánh giá theo một trục thời gian nhất định và mang tính lịch sử. Như vậy
những vấn đề liên quan trong đề tài nghiên cứu có sự so sánh đối chiếu
theo lịch sử, đảm bảo tính sát thực và toàn vẹn trong trình bày kết quả
nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
5.1.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
5.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu.
5.1.4. Phương pháp quan sát.
5.2.5. Phương pháp thống kê toán học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
6.1. Ý nghĩa lý luận.
Luận văn nghiên cứu và rõ một số lý luận về dịch vụ công tác xã
hội đối với người khuyết tật vận động từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã
hội tỉnh Thái Nguyên.
3
Đố với cá nhân nghiên cứu luận văn về dịch vụ công tác xã hội
đối với người khuyết tật vận động là mối quan tâm của người làm nghề
công tác xã hội và giúp cho bản thân có thêm và hiểu biết các kiến thức
kỹ năng làm việc với người khuyết tật vận động. Công trình nghiên cứu
cũng là cơ sở để nhân viên công tác xã hội thực hiện và đánh gia năng lực
bản thân trong quá trình thực hiện luận văn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp chúng ta một cách nhìn
tổng thể về các dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật góp phần
bổ sung các chế độ chính sách pháp luật đối với người khuyết tật của
Đảng và Nhà nước trong việc hoàn thiện khung pháp lý.
7. Cơ cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, phần nội dung của luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối
với người khuyết tật.
Chương 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người
khuyết tật vận động từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái
Nguyên.
Chương 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện dịch vụ
công tác xã hội đối với người khuyết tật vận động tại Trung tâm Công tác
xã hội tỉnh Thái Nguyên.
4
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1.1. Khái niệm và đặc điểm về người khuyết tật.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm.
* Khái nhiệm khuyết tật.
Định nghĩa khuyết tật theo cách tiếp cận khái niệm mới có thể
hiểu là: "Tình trạng thiếu hụt chức năng hay rối loạn chức năng so với
chuẩn sinh lý bình thường làm cho cá nhân bị trở ngại trong học tập, làm
việc, giao tiếp, vui chơi giải trí và sinh hoạt"
* Khái niệm Người khuyết tật.
Theo Luật người khuyết tật năm 2010, Người khuyết tật được
định nghĩa như sau: Người khuyết tật bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ
phận trên cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật
khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.
1.1.2. Phân loại khuyết tật.
Trên thế giới có rất nhiều cách phân loại về khuyết tật, tuy nhiên việc
phân loại khuyết tật ở Việt Nam đã được cụ thể hóa trong Luật Người khuyết
tật năm 2010.
Việc phân loại mức độ khuyết tật thường được dựa trên nhiều tiêu
chí khác nhau: dựa vào các dạng tật và dựa vào các mức độ khuyết tật.
Tại Nghị định số: 28/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật chia thành 3 mức độ khuyết
tật như sau:
Người khuyết tật đặc biệt nặng.
Người khuyết tật nặng.
Người khuyết tật nhẹ.
1.1.3. Đặc điểm tâm lý- nhu cầu của người khuyết tật.
Người khuyết tật thường có đời sống nội tâm, rất nhạy cảm và tế
nghị, họ dễ thông cảm với những khó khăn của người khác, nhưng họ
thường nhút nhát, rụt rè, ít nói, dễ tự ái.
5
Do bệnh tật, khó khăn đi lại hoặc giao tiếp nên hoạt động, lao
động, giao lưu hạn chế hơn người bình thường nếu không có sự hỗ trợ xã
hội thì phạm vi quan hệ xã hội của người khuyết tật bị thu hẹp.
Do thiếu hụt dẫn đến sự cản trở trong sinh hoạt, lao động nên
người khuyết tật thường bị ức chế dẫn đến bi quan, chán nản, tự ti, hay
cáu gắt, chán nản… người khuyết tật cần được chấp nhận, tôn trọng.
Cộng đồng và xã hội cần giáo dục mọi người tránh những cử chỉ, hành vi
miệt thị, xa lánh cần bỏ những tên gọi làm ảnh hưởng đến tâm lý người
khuyết tật như thằng què…
Cần động viên khuyến khích, phát huy những mặt tích cực của
người khuyết tật bên cạnh những khó khăn trên mà người khuyết tật phải
trải qua, nhưng họ lại là người rất giàu về nghị lực để vượt qua khó khăn
của tật nguyền.
1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết
tật.
1.2.1. Một số khái niệm.
* Khái niệm dịch vụ xã hội.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Dịch vụ xã hội là các
hoạt động cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm
người nhất định nhằm đảm bảo các giá trị và chuẩn mực.
Tác giả Bùi Thị Xuân Mai trong công trình nghiên cứu về “Thực
trạng mạng lưới dịch vụ xã hội ở Việt Nam - Những khuyến nghị giải
pháp".
Tác giả Hà Thị Thư có một cách tiếp cận khác khi nghiên cứu về
dịch vụ công tác xã hội.Trong báo cáo tham luận “Sự chuyên nghiệp trong
dịch vụ Công tác xã hội đối với các nhóm đối tượng yếu thế”.
* Khái niện công tác xã hội.
Theo Zastrow (1996) Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp
giúp đỡ cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục
tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều
kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ.
6
Công tác xã hội ở Việt Nam cũng được các tác giả xem xét từ
những khía cạnh khác nhau điển hình như Bùi Thị Xuân Mai cho rằng:
Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp
cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và
tăng cường chức năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về
chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng
đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an
sinh xã hội.
Và như vậy ta có thể hiểu một cách chung nhất theo như định
nghĩa của Nguyễn Hồi Loan được thông qua tháng 7 năm 2014 tại Hội
thảo quốc tế của APASWE, Melbourne như sau: “Công tác xã hội là một
hoạt động thực tiễn xã hội, được thực hiện theo những nguyên tắc và
phương pháp nhất định và được vận hành trên cơ sở văn hóa truyền
thống của dân tộc, nhằm trợ giúp cá nhân của họ, vì phúc lợi và hạnh
phúc con người và tiến bộ xã hội”.
* Khái niệm dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật
Từ định nghĩa về dịch vụ công tác xã hội như trên thì có thể
hiểu:Dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật là hoạt động chuyên
nghiệp của nhân viên công tác xã hội giúp đỡ những người khuyết tật
tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ,
huy động nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để hỗ trợ người
khuyết tật, gia đình và cộng đồng triển khai hoạt động chăm sóc trợ giúp
họ một cách hiệu quả, vượt qua những rào cản, đảm bảo sự tham gia đầy
đủ vào các hoạt động xã hội trên nền tảng sự công bằng như những người
khác trong xã hội.
1.2.2. Nguyên tắc làm việc với người khuyết tật.
Nguyên tắc thứ nhất, lắng nghe người khuyết tật
Nguyên tắc thứ hai, tôn trọng người khuyết tật.
Nguyên tắc thứ ba, chấp nhận người khuyết tật.
Nguyên tắc thứ tư, trung thực với người khuyết tật.
7
Nguyên tắc thứ năm, nâng cao khả năng tự giải quyết của người
khuyết tật.
1.2.3. Các dịch vụ công tác xã hội với người khuyết tật.
* Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng.
Mục đích của dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật
nhằm trợ giúp cho bản thân người khuyết tật khắc phục những khó khăn
trong sinh hoạt và có thể tham gia hòa nhập xã hội.
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật gồm có các nội dung
sau: Chăm sóc về đời sống vật chất bao gồm việc cung cấp chỗ ở; xây
dựng và theo dõi chế độ dinh dưỡng; tư vấn về vấn đề sức khỏe;… Và
chăm sóc về đời sống tinh thần bao gồm việc trò chuyện, thường xuyên,
thăm hỏi, động viên người khuyết tật; tổ chức các hoạt động vui chơi giải
trí…
* Dịch vụ kết nối huy động nguồn lực.
Kết nối nguồn lực với người khuyết tật thể hiện ở 3 khía cạnh:
Thứ nhất, người khuyết tật được kết nối với các nguồn lực,
Thứ hai, Nhân viên công tác xã hội là cầu nối trung gian cho việc
liên kết các nguồn lực khác nhau lại để có những thỏa thuận hợp tác rõ
ràng như phân phối nguồn lực ra sao?
Thứ ba, Vận động và kết nối ngay chính nguồn lực trong cộng
đồng để hình thành nên một mạng lưới hỗ trợ cho người khuyết tật.
Vì thế, vai trò của nhân viên công tác xã hội rất lớn trong việc kết
nối nguồn lực trợ giúp cho người khuyết tật. Việc thực hiện vận động và
kết nối nguồn lực được thực hiện thông qua hình thức: trực tiếp hoặc gián
tiếp.
* Dịch vụ hướng hiệp- dạy nghề tạo việc làm.
Hướng nghiệp cho người khuyết tật là các hoạt động nhằm hỗ trợ
người khuyết tật chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp
nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường
lao động. Hoạt động hướng nghiệp phải hướng tới việc hỗ trợ người
8
khuyết tật có năng lực nghề nghiệp tốt, có chuyên môn đủ hoàn thành
công việc, có thể tự nuôi sống bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống.
* Dịch vụ giáo dục.
Hoạt động giáo dục đối với người khuyết tật là cung cấp các kiến
thức, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ bản thân, các kỹ năng xã hội… để giúp
cho người khuyết tật hiểu và tự tin, tự mình nhìn nhận vấn đề và phân
tích, tìm kiếm nguồn lực giải quyết vấn đề.
1.2.4. Các lý thuyết ứng dụng trong cung cấp dịch vụ công tác
xã hội đối với người khuyết tật
* Thuyết nhu cầu
Maslow (1908- 1970) nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học
thuyết về nhu cầu của con người vào năm 1943. Lý thuyết của ông nhằm giải
thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào
để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn
tinh thần.
* Thuyết hệ thống sinh thái
Thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng được
vận dụng. Khái niệm hệ thống “Là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại
hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm
thành một thể thống nhất”.
Dưới góc độ công tác xã hội “Hệ thống là một tập hợp các thành
tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất.
Con người phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường, xã hội nhằm đáp
ứng nhu cầu trực tiếp của mình trong cuộc sống”.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người
khuyết tật
1.3.1. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên công tác xã
hội
1.3.2. Đặc điểm của người khuyết tật
1.3.3. Nhận thức của lãnh đạo cơ quan/ đơn vị về hoạt động dịch
vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật
9
1.3.4. Kinh phí
1.4. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội đối với người
khuyết tật
1.4.1 Các cơ sở pháp về người khuyết tật
1.4.2.Các cơ sở pháp lý về công tác xã hội đối với ngườikhuyết
tật.
Chương 2
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI
KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CÔNG
TÁC XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu
Là một tỉnh miền núi, Thái Nguyên có độ cao trung bình so với
mặt biển khoảng 200 - 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông.tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân
Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1.592m.
Ngày 12/5/2011 Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên có Quyết
định 1190/QĐ-UBND về việc Thành lập Trung tâm công tác xã hội trẻ
em tỉnh Thái Nguyên đến ngày 01/4/2014 Ủy ban nhân dân tỉnh Thái
Nguyên có Quyết định số 628/QĐ-UBND về việc đổ tên bổ sung chức
năng nhiệm vụ Trung tâm Công tác xã hội trẻ em thành Trung tâm Công
tác xã hội tỉnh Thái Nguyên.
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên có diện tích rộng
1.600m2, một căn nhà 5 tầng với diện tích 330m2 một tầng, phòng làm
việc, phòng tiếp khách, phòng vật lý trị liệu, phòng y tế, khu dạy nghề;
10
khu nhà ăn; khu vui chơi; khu nhà ở tạn lánh, Nhìn chung, với cơ sở vật
chất – trang thiết bị Trung tâm có thể hỗ trợ các dịch vụ công tác xã hội
đối với người khuyết tật có nhu cầu.
2.1.2. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu
2.1.2.1. Đặc điểm của người khuyết tật
Trong quá trình khảo sát người khuyết tật cho ta thấy 200 người
khuyết tật trong đó được phân chi theo các dạng khuyết tật khác nhau
như: Khuyết tật vận động 100 người chiến 50%; khuyết tật nghe, nói 17
người chiếm 8,5%; khuyết tật nhìn 15 người chiếm 7,5%; khuyết tật trí
tuệ, thần kinh 68 người 34%. Với số lượng đối tượng người khuyết tật
vận động chiếm 50% vì vậy Trung tâm công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên
triển khai một số dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật vận động tại Trung tâm
và cộng đồng.
2.1.2.2. Đặc điểm nhân viên làm việc với người khuyết tật
Trung tâm công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên từ khi thành lập đến
nay luôn xác định vị trí tầm quan trọng trong việc triển khai phát triển
nghề công tác xã hội trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên
nói riêng. Căn cứ vào đề án vị trí việc làm, trình độ, năng lực, chuyên
môn của cán bộ làm nghề công tác xã hội. Trình độ học vấn có 100% cán
bộ nhân viên có trình độ đại học trở lên.
2.2. Thực trạng thực hiện dịch vụ công tác xã hội đối với
người khuyết tật
2.2.1. Thực trạng thực hiện dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng
Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đối với người khuyết tật là trách
nhiệm của cá nhân, gia đình, xã hội, các cơ sở bảo trợ xã hội và của toàn
xã hội.
11
2.2.2. Dịch vụ kết nối huy động nguồn lực
Qua nghiên cứu dịch vụ huy động nguồn lực tại Trung tâm công
tác xã hội tỉnh Thái Nguyên cho ta thấy những tác động ảnh hưởng đến
việc các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức cá nhân để
trợ giúp người khuyết tật vươn lên trong điều kiện kinh tế thị trường như
hiện nay là còn nhiều hạn chế và gặp khó khăn trong phương thức huy
động.
Từ thực tế hộ ông Nông Chính Thụy bị khuyết tật vận động, đi lại
khó khăn những đã mạnh dạn hưởng ứng chương trình và đăng ký căn
nuôi lợn và đã được hỗ trợ 4 lợn giống trị giá 2 triệu đồng từ mô hình hỗ
trợ sinh kế của Trung tâm Công tác xã hội Thái Nguyên sau 10 tháng ông
Thụy đã bán và cho thu hoạch được 16 triệu đồng, trừ giống, thức năm
cho đàn lợn ông đã lãi được 8 triệu đồng và tiếp tục mua giống chăn nuôi.
Ông Thụy chia sẻ trước kia tôi cứ nghĩ mình bị tàn tật thế này thì làm
được gì đâu từ khi nhân viên Công tác xã hội của Trung tâm đến điều tra,
khảo sát tôi xem tôi có khả năng làm được gì không và được nhân viên
công tác xã hội tư vấn tôi mới nhận ra mình còn có ích cho gia đình và xã
hội từ đó tôi có động lực vươn lên trong cuộc sống và phát triển kinh tế
hộ gia đình và cũng rất may mắn cho tôi đã được nhân viên tư vấn kết nối
hỗ trợ cho tôi và cố gắng chăn nuôi sinh lời hiệu quả. Đây chỉ là một
trong số 10 hộ chăn nuôi phát triển kinh tế từ mô hình hỗ trợ sinh kế cho
người khuyết tật.
Tóm lại: Dịch vụ kết nối và huy động nguồn lực cho người
khuyết tật vận động của Trung tâm công tác xã hội mới chỉ đạt được một
phần rất nhỏ để hỗ trợ người khuyết tật vận động phát triển kinh tế như hỗ
trợ giống, vốn trong chăn nuôi, hỗ trợ kỹ thuật cho người người khuyết tật
12
có kiến thức trong việc giải quyết vấn đề của mình. Do nhận thức của
người khuyết tật chư cao, nhà tài trợ còn chưa tin tưởng vào người khuyết
tật vận động cho nên việc huy động nguồn để hỗ sinh kế cho người
khuyết tật vận đạt hiệu quả chưa cao.
2.2.3. Thực trạng dịch vụ hướng nghiệp – dạy nghề tạo việc làm
Dịch vụ này hướng tới cho người khuyết tật vận động có cơ hội
được tiếp cận các lớp đào tạo nghề dành riêng cho người khuyết tật từ đó
người khuyết tật vận động có cơ hội tìm được viên làm tại các doanh
nghiệp hặc có thể mở cửa hàng kinh doanh nhỏ tại gia đình làm động lực
cho người khuyết tật hướng tới một xã hội công bằng.
Anh Long (khuyết tật vận động, chân đi lại khó khăn) chia sẻ:
“anh được các nhân viên công tác xã hội cho anh xem rất nhiều ảnh về
các nghề khác nhau từ đó anh Long đã chọn cho mình một nghề phù hợp
đó là làm mành, nhẹ nhàng, dễ làm, dễ bán, thu nhập ổn định) Do vậy,
nhân viên công tác xã hội có thể giúp người khuyết tật chọn được nghề
phù hợp với mức độ khuyết tật của mình đem lại hiệu quả trong sảng
xuất.
2.2.4. Thực trạng dịch vụ hỗ trợ giáo dục
Hiện nay dịch vụ hỗ trợ giáo dục là rất quan trọng đối với người
khuyết tật, rất nhiều người khuyết tật không được đến trường do nhận
thức của người khuyết tật, gia đình có người khuyết tật còn hạn chế nên
số lượng người khuyết tật được đi học là rất ít.
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên đã cung cấp dịch vụ
công tác xã hội đối với người khuyết tật tới các trường như: kết nối với
các trường xây dựng tuyến đường dành riêng cho người khuyết tật, trang
bị xe lăn, vận động hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập, phối hợp với các cơ
13
quan chức năng miễn giảm học phí, mua trăng thiết bị phục vụ học tập đối
với người khuyết tật, đồng thời trang bị kiến thức kỹ năng chăm sóc
người khuyết tật giúp cho cá nhân, cộng đồng hướng tới hỗ trợ người
khuyết tật trong cuộc sống hàng ngày.
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã
hội đối với người khuyết tật vận động
Dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái
Nguyên có được thực hiện tốt hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố
khác nhau, các yếu tố này có thể ảnh hưởng tích cực, giúp cho dịch vụ
công tác xã hội được triển khai một cách rộng rãi và đạt hiệu quả cao,
nhưng cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực, tác động làm cho dịch vụ công tác
xã hội đối với người khuyết tật bị trì trệ.Có thể nói rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến dịch vụ công tác xã hội: như cơ sở vật chất, trình độ, các chế
độ chính sách được thay đổi thường xuyên.
2.3.1. Yếu tố thuộc về đặc điểm của người khuyết tật
Người khuyết tật vận động là một trong những nhóm đối
tượng yếu thế cần được trợ giúp nhưng do đặc điểm của người khuyết tật
cũng có phần ảnh hưởng đến việc thụ hưởng các dịch vụ công tác xã hội.
2.3.2. Yếu tố thuộc về đặc điểm của nhân viên xã hội
Những yếu tố ảnh hưởng đến nhân viên công tác xã hội của
Trung tâm trong việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội đối với
người khuyết tật vận động tại cộng đồng được thể hiện qua biểu sau:
Nhân viên công tác xã hội thực hiện các hoạt động dịch vụ
công tác xã hội đối với người khuyết tật cần được yêu cầu có trình độ
và được trang bị một cách đầy đủ kiến thức về công tác xã hội, tâm lý
học giáo dục, luật cũng như những chuyên ngành cần thiết khác. Tham
14
gia các khóa tập huấn, lớp bồi dưỡng kiến thức về công tác xã hội
ngắn hạn, dài hạn chương trình do Bộ Lao động- TBXH ban hành và
nhân viên công tác xã hội cần sử dụng các kỹ năng lắng nghe, quan
sát, giao tiếp, tham vấn, tư vấn...Khi làm dịch vụ công tác xã hội với
người khuyết tật thì ngoài các kỹ năng trên thì cần thêm kỹ năng tiếp
cận và thiết lập mối quan hệ với người khuyết tật và gia đình người
khuyết tật.
2.3.3. Nhận thức của lãnh đạo cơ quanvề dịch vụ công tác xã
hội đối với người khuyết tật
Việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết
tật vận động đạt hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều vào sự nhận
thức của lãnh đạo cơ quan. Ở các hoạt động nói chung đặc biệt hơn là
hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội cũng cần đến sự quan tâm chỉ
đạo, tạo điều kiện của lãnh đạo cơ quan thì thực sự các hoạt động mới có
thể đạt hiệu quả.
Như vậy có thể thấy rằng nhận thức của lãnh đạo cơ quan là yếu
tố ảnh hưởng khá lớn đến các hoạt động cung cấp các dịch vụ công tác xã
hội đối với người khuyết tật nói riêng và các đối tượng khác nói chung,
trong đó, sự quan tâm thăm hỏi, động viên người khuyết tật có ảnh hưởng
rất lớn. Vì lẽ đó nhân viên công tác xã hội triển khai các hoạt động nào
liên quan đến người khuyết tật mà nhận được sự tham gia, giúp đỡ, ủng
hộ nhiệt tình của lãnh đạo cơ quan thì nhất định hoạt động ấy sẽ thành
công và mang lại hiệu quả cao và ngược lại.
2.3.4. Kinh phí hỗ trợ hoạt động
Trung tâm công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên được thành lập năm
2011 đến nay đã hoạt động được 6 năm trên cơ sở chức năng cung cấp kết
15
nối các dịch vụ xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và được sự quan tâm
chỉ đạo của Sở Lao động- TBXH về thực hiện chức trách được giao.
Như vậy nguồn kinh phí để triển khai mô hình cung cấp các dịch
vụ công tác đối với người khuyết tật vẫn còn hạn chế, cần phải có kinh
phí để tiếp tục triển khai tới toàn thể người khuyết tật để được thụ hương
dịch vụ công tác xã hội góp phần an sinh xã hội
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CUNG CẤP DỊCH VỤ
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN
ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI
TỈNH THÁI NGUYÊN
Trung tâm công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên thành lập mục đích trợ
giúp các cá nhân, cộng đồng yếu thế tiếp cận đến các dịch vụ công tác xã
hội, như người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có vấn đề
sức khỏe tâm thần… đặc biệt hỗ trợ các đối tượng trong đó đối với người
người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống, khắc phục những khó khăn
trước mắt, tiếp cận đến các dịch vụ xã hội và hòa nhập cộng đồng.
Trong 6 năm qua, Trung tâm Công tác xã hội đã tổ chức triển khai
nhiều dịch vụ công tác xã hội cho người khuyết tật như: cung cấp kết
nối học nghề,kết nối với các nguồn lực trong xã hội, hỗ trợ sinh kế,
dịch vụ giáo dục dạy nghề, dịch vụ y tế... Tuy nhiên, trong quá trình tổ
chức, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật
vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, để có thể nâng cao
hiệu quả hiệu các dịch vụ công tác xã hội tác giả đề xuất một số giải
pháp như sau:
16
3.1. Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư
3.1.1.Nội dung các biện pháp thực hiện
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng
đồng trên nhiều phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện về dịch vụ
công tác xã hội đối với người khuyết tật nói chung và đối với khuyết tật
vận động nói riêng.
3.1.2.Cách thức tổ chức thực hiện tại cộng đồng
+ Xác định địa bàn truyền thông: Lưa chọn địa bàn truyền thông
phù hợp với khả năng, nhu cầu của người khuyết tật và người dân tại cộng
đồng đặc biệt là cộng đồng vùng sâu, vùng xa ít tiếp cận đến các phương
tiện thông tin đại chúng.
+ Xác định đối tượng truyền thông: Người khuyết tật, gia đình có
người khuyết tật, ông, bà, bố, mẹ, vợ, chồng… các đơn vị liên quan chăm
sóc người khuyết tật.
+ Phương thức truyền thông:
3.1.3. Điều kiện tổ chức thực hiện.
- Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ tuyên truyền viên từ cấp
tỉnh đến cấp cơ sở, lựa chọn nhân viên công tác xã hội phù hợp với các
buổi tuyên truyền đối với người khuyết tật.
- Mời chuyên gia như bác sỹ, tâm lý giáo dục…hỗ trợ kỹ thuật cho
nhân viên công tác xã hội, biên soạn các nội dung tuyên truyền phù hợp
với từng nhóm đối tượng.
- Nguồn kinh phí để tổ chức các buổi truyền thông nâng cao nhận
tức cho cộng đồng dân cư và các đối tượng thụ hưởng các dịch vụ công
tác xã hội.
17
3.2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác xã hội
3.2.1. Nội dung, các biện pháp thực hiện nâng cao năng lực cho
nhân viên công tác xã hội
Dịch vụ Công tác xã hội là hoạt động chịu ảnh hưởng, tác động rất
nhiều của mối quan hệ tương tác với con người, để thực hiện tốt nghề
công tác xã hội đều phụ thuộc vào trình độ của nhân viên công tác xã hội.
Với lý do đó việc nâng cao năng lực, trình độ cho nhân viên công tác xã
hội là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng.
Một là, Cần phải tiếp tục đào tạo bồi dưỡng nâng cao nhiệp vụ
chuyên môn, phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật cho nhân viên
công tác xã hội từ đó mới có thể đáp ứng các yêu cầuthực hiện và
phát triển nghề công tác xã hội.
Hai là, Cần tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ từng chuyên ngành
cụ thể dành cho nhân viên công tác xã hội thấy được vai trò trách nhiệm
của làm nghề công tác xã hội. Từ đó cung cấp các dịch vụ công tác xã hội
đối với các đối tượng nói chung, người khuyết tật nói riêng đạt hiệu quả
như mong muốn.
Để thực hiện tốt điều này thì nhân viên công tác xã hội phải tự mình
học hỏi trau dồi kiến thức mới có thể nâng các trình độ nghiệp vụ về
công tác xã hội để có thể trợ giúp đối tượng một cách tốt nhất và đáp ứng
được các yêu cầu ngày càng cao của ngành nghề công tác xã hội.
3.2.2. Tổ chức thực hiện
Đào tạo nâng cao nâng lực chúng ta hướng tới đến một trong các
nhóm sau:
+ Nhóm nhân viên công tác xã hội đang làm việc trong các cơ sở
bảo trợ xã hội, bệnh viên, trường học và Trung tâm Công tác xã hội tỉnh
18
Thái Nguyên. Đối với nhóm này cần đào tạo chuyên sâu hơn những kiến
thức, kỹ năng chăm sóc người khuyết tật, trị liệu, phục hồi chức năng cho
người khuyết tật. Thái Nguyên đã trú trọng tới công tác bồi dưỡng nâng
cao nghiệp vụ của nhân viên công tác xã hội bằng nhiều hình thức khác
nhau như cử nhân viên CTXH tham gia khóa đào tạo cấp chứng chỉ nghề
CTXH, sau đại học chuyên nghành CTXH…
Nhóm người dân ở cộng đồng và nhóm người khuyết tật vận động
trong các gia đình thường xuyên gặp phải những vấn đề xã hội bị xa lánh,
kỳ thị… Đối với các nhóm này có thể tổ chức các buổi tập huấn và sinh
hoạt thường xuyên để trang bị kiến thức và kỹ năng phòng ngừa những
những vấn đề không mong muốn xảy ra.
Nhóm Cộng tác viên y tế thôn bản, nhên viên y tế làm việc tại trạm
y tế cấp xã, phường, nhóm đối tượng này thường xuyên tiếp cận và làm
việc với người khuyết tật cần ưu tiên đào tạo bồi dưỡng kiến thức liên kỹ
năng trợ giúp người khuyết tật.
Nhóm người khuyết tật và gia đình chăm sóc người khuyết tật. Đối
với người khuyết tật và gia đình người khuyết tật tiếp cận được các dịch
vụ, các chương trình chế độ chính sách trợ giúp người khuyết tật là còn
hạn chế. Cũng như những đối tượng khác trong xã hội, Người khuyết tật
có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của một công dân. Nhưng trong
thực tế do những khiếm khuyết không mong muốn về cơ thể nên người
khuyết tật gặp nhiều khó khăn, rào cản xã hội, đồng thời người khuyết tật
hạn chế trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Do vậy người chăm sóc nuôi
dưỡng hay thành viên trong gia đình là rất quan trọng, người khuyết tật
mong muốn có người hiểu mình, biết chia sẻ và hướng họ đến những
chương trình chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ.
19
3.3. Củng cố và phát triển các mô hình dịch vụ công tác xã hội
đối với người khuyết tật vận động
Nghiên cứu xây dựng và đề xuất các mô hình dịch vụ công tác xã hội
trong việc hỗ trợ các đối tượng khuyết tật vận động tại cồng đồng nhằm trợ
giúp các đối tượng phát triển tại cộng đồng
Trong khuôn khổ đề tài này, qua thực tiễn tại Trung tâm, tôi đề xuất
xây dựng quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết
tật vận động.
Quy trình hỗ trợ người khuyết tật
Bước 1: Khảo sát, đánh giá nhu cầu của người khuyết tật vận động
tại cộng đồng.
Bước 2: Lựa chọn, phân loại các nhu cầu cần hỗ trợ của người
khuyết tật vận động.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch hỗ trợ người khuyết tật.
Bước 4: Hỗ trợ giống vốn cho người khuyết tật vận động phát triển
kinh tế gia đình tại cộng đồng.
Bước 5: Giám sát hỗ trợ kỹ thuật cho người khuyết tật.
Bước 6: Lượng giá kết thúc.
Trong tiến trình hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người khuyết
tật vận động gặp khó khăn về học tập, việc làm, hôn nhân, kỳ thị, phân
biệt đối xử... Để có thể tiếp cận với nhu cầu và giải quyết những khó khăn
người khuyết tật, các mô hình Câu lạc bộ người khuyết tật vận đồng;
thành lập các mô hình nhóm nhỏ... từ các mô hình như vậy Trung tâm
Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên triển khai các dịch vụ công tác xã hội
đối với người khuyết tật vận động đạt hiệu quả.
20
+ Mô hình Câu lạc bộ người khuyết tật vận động mục tiêu để người
khuyết tật vận động tham gia các chương trình, dịch vụ công tác xã hội
của Trung tâm công tác xã hội từ đó các đối tượng người khuyết tật có
điều kiện chia sẻ kinh trong cuộc sống cũng như phát triển kinh tế hộ gia
đình. Vấn đề lớn nhất mà người khuyết tật luôn mong muốn hướng đến
chính là sự độc lập. Qua đó, hoạt động tự lực của người khuyết tật chính là
quá trình tự vận động, tự tạo sức mạnh, tự đáp ứng và tự phát triển nhân
cách cá nhân của chính các thành viên. Vai trò của nhân viên CTXH là
người điều phối hỗ trợ bên ngoài mặc dù vậy nhưng nhân viên CTXH cũng
có thể là thành viên của câu lạc bộ. Nhân viên công tác xã hội có vai trò
trong quá trình tham gia và điều hành hoạt động của câu lạc bộ.
+ Mô hình trao quyền cho người khuyết tật: Mô hình này được dựa
trên sự trao quyền trong nhóm qua việc thúc đẩy các mối liên kết trợ giúp,
các mối quan hệ liên cá nhân, và những nỗ lực của người khuyết tật để tạo
ra sự thay đổi nhận thức của người khuyết tật và cộng đồng. Ở mô hình
như thế này Trung tâm Công tác xã hội hay nhân viên công tác xã hội là
người điều phối các hoạt động dựa trên trao quyền cho người khuyết tật
nhăm thúc đẩy người khuyết tật tham gia phát triển toàn diện cá nhân của
mình.
+ Mô hình dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật. Các cở sở
dạy nghề cho người khuyết tật để đạt được mục tiêu đó người khuyết tật
phải tự minh vươn lên và khẳng định mình đứng vữ trên mọi lĩnh vực,
công việc của mình. Mô hình nay sẽ làm động lực chuyển biến tíc cực
trong học nghề, tạo viện làm cho người khuyết tật.
Nhân viên CTXH ở các mô hình đóng vai trò quan trọng trong việc
xác định các vấn đề, nhu cầu của người khuyết tật vận động, đánh giá về
21
các khía cạnh của người khuyết tật, và trợ giúp các thành viên của mô
hình lập kế hoạch và thực hiện các hành động nhằm giải quyết các vấn đề
đó. Vai trò của Trung tâm Công tác xã hội và nhân viên CTXH rất đa
dạng, từ khía cạnh người chủ động mọi công việc, người tổ chức hướng
sang người bị động hay người tư vấn và tạo nguồn lực cho người khuyết
tật.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây Trung tâm công tác xã hội tỉnh Thái
Nguyên đã thực hiện nhiều chính sách, dịch vụ công tác xã hội đối với
người khuyết tật nói chung, khuyết tật vận động nói riêng nhằm hỗ trợ các
đối tượng tiếp cận được các dịch vụ công tác xã hội về phục hồi chức
năng, nâng cao nhận về gia đình cộng đồng để cuộc sống phát triển hòa
nhập cộng đồng góp phần xa sinh xã hội.
Nói như vậy Thái Nguyên thực hiện đề án 32 của Thủ tướng Chính
phủ về phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam từ lý do đó Trung tâm
Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên được thành lập từ thành lập từ tháng
5/2011 và đi vào hoạt động nên việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội
đối với người khuyết tật gặp nhiều khó khăn như đội ngũ nhân viên công
tác xã hội thiếu về số lượng hạn chế về chất lượng. Nhìn nhận từ các vấn
đề trên tác giả đã lựa chọn đề tài: "Dịch vụ công tác xã hội đối với người
khuyết tật vận động từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái
Nguyên"
Tác giả đã đưa ra một nội dung dịch vụ công tác xã hội đối với
người khuyết tật CTXH đối với NKT là hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng;
22
hoạt động kết nối nguồn lực; hoạt động hướng nghiệp - việc làm và hoạt
động giáo dục. Đề tài cũng xây dựng được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động CTXH đối với NKT: là yếu tố đặc điểm của NKT; yếu tố về năng
lực, trình độ chuyên môn của nhân viên CTXH; yếu tố về nhận thức của
lãnh đạo cơ quan và yếu tố về kinh phí. Đây là nền tảng lý thuyết quan
trọng để tác giả tiến hành nghiên cứu.
Trong phần thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết
tật vận động tại Trung tâm công tác xã hội, đề tài làm rõ thực trạng của
các hoạt động như: thực trạng thực hiệndịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng;
thực trạng dịch vụ kết nối huy động nguồn lực; thực trạng dịch vụ hướng
nghiệp – dạy nghề tạo việc làm và thực trạng dịch vụ hỗ trợ giáo dục.
Qua nghiên cứu thực trạng dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm công tác
xã hội cho thấy các dịch vụ có những kết quả nhất định nhưng vẫn còn
nhiều hạn chế chưa phát huy hiệu quả cao như dịch vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng, còn chưa đảm bảo chế độ y tế, dinh dưỡn, đảm bảo sức khỏe cho
NKT vận động; dịch vụ hướng nghiệp - dạy nghề tạo việc làm chưa đa
dạng các loại hình nghề nghiệp để NKT vận động có thể lựa chọn theo
mong muốn của mình; dịch vụ hỗ trợ giáo dục còn hạnh chế do người
khuyết tật vận động ở tại cộng đồng, phương tiện đi lại khó khăn cho nên
tiếp cận được giáo dục là rất hạn chế… Trong các hoạt động diễn ra tại
Trung tâm thì dịch vụ hướng nghiệp - dạy nghề tạo việc làm có khả thi.
Từ đó phân tích, làm rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng dịch vụ
công tác xã hội đối với người khuyế tật vận động đó là yếu tố đặc điểm
của người khuyết tật; yếu tố về năng lực, trình độ chuyên môn của nhân
viên công tác xã hội; yếu tố về nhận thức của lãnh đạo cơ quan và yếu tố
về kinh phí. Trong đó, yếu tố về đặc điểm của người khuyết tật vận động
23